Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Lưu hành kháng thể kháng H. pylori, CagA, VacA ở các bệnh nhân có bệnh dạ dày - tá tràng và người bình thường không triệu chứng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.09 KB, 5 trang )

TCNCYH 23 (3) 2003
Lu hành kháng thể kháng H. pylori, CagA, VacA
ở các bệnh nhân có bệnh dạ dày - tá tràng
và ngời bình thờng không triệu chứng

Nguyễn Thái Sơn
1
, Phùng Đắc Cam
2
,
sa Ljungh
3
1
Học viện quân y
2
Viện vệ sinh dịch tễ trung ơng
3
Khoa vi khuẩn học, Đại học Lund, Thụy Điển

Xét nghiệm 110 mẫu huyết thanh bệnh nhân có bệnh dạ dày-tá tràng và 31 mẫu từ ngời bình
thờng bằng kỹ thuật immunoblot cho thấy, tỷ lệ nhiễm H. pylori cao ở cả hai nhóm. Tỷ lệ H. pylori
dơng tính ở các bệnh nhân loét dạ dày, loét tá tràng và viêm dạ dày lần lợt là 76,5; 95,8 và 73%.
Tỷ lệ huyết thanh học dơng tính với H. pylori ở ngời lành là 64,5%. Tỷ lệ kháng thể kháng cagA
và VacA là 86.2% và 60.6% ở ngời bệnh và 70% và 40.0% ở ngời lành.

i. Đặt vấn đề
Sự phát hiện ra Helicobacter pylori (H.
pylori) và vai trò của nó trong các bệnh về dạ
dày - tá tràng là một trong những phát hiện có
ý nghĩa nhất trong lĩnh vực vi khuẩn học và hệ
thống tiêu hóa cuối thế kỷ 20. Tiếp sau phát


hiện của Marshall và Warren năm 1983 [8], rất
nhiều nghiên cứu đã đợc công bố. Ngày nay
H. pylori đã đợc thừa nhận là nguyên nhân
chủ yếu gây viêm, loét dạ dày - tá tràng, có vai
trò quan trọng trong bệnh sinh của ung th dạ
dày [9]. Khả năng gây bệnh của H. pylori có
liên quan đến hai yếu tố độc tính quan trọng
của chúng là CagA và VacA [5]. Mức độ lu
hành của H. pylori qua các nghiên cứu cho thấy
khác nhau giữa các quốc gia, khu vực và sắc
tộc [10]. Nhìn chung, tỉ lệ nhiễm H. pylori ở
các nớc đang phát triển cao hơn hẳn ở các
nớc phát triển [10]. Việt Nam là một nớc
đang phát triển, tỉ lệ nhiễm H. pylori tơng đối
cao qua một số nghiên cứu đợc công bố [1];
tuy nhiên các yếu tố CagA và VacA vẫn cha
đợc nghiên cứu nhiều. Đề tài này nhằm mục
tiêu tìm hiểu thêm về tỉ lệ lu hành kháng thể
kháng H. pylori, và tỉ lệ mang CagA, VacA ở
các bệnh nhân có bệnh dạ dày tá tràng và
ngời bình thờng không triệu chứng bằng kỹ
thuật Immunoblot.
ii. Vật liệu và phơng pháp
nghiên cứu
1. Đối tợng
1.1. Bệnh nhân
110 bệnh nhân (tuổi từ 15 đến 70, trung
bình 39) có viêm hoặc loét dạ dày, tá tràng
đợc chẩn đoán qua nội soi tại Bệnh viện 103,
Học viện quân y từ 3/1998 đến 6/2000, gồm:

- Loét dạ dày: 17 bệnh nhân
- Loét tá tràng: 24 bệnh nhân
- Loét dạ dày kèm loét tá tràng: 20 bệnh
nhân
- Viêm dạ dày: 26 bệnh nhân

54
TCNCYH 23 (3) 2003
- Viêm dạ dày kèm viêm tá tràng: 23 bệnh
nhân
1.2. Ngời khoẻ mạnh
31 ngời bình thờng khoẻ mạnh (tuổi từ 19
đến 60, trung bình 32), không có tiền sử và
triệu chứng dạ dày- tá tràng tính đến thời điểm
nghiên cứu.
ắ Tất cả các đối tợng nghiên cứu đều
đợc lấy máu tĩnh mạch dùng cho xét nghiệm
H. pylori.
2. Vật liệu
- Kháng nguyên tách chiết bằng phơng
pháp glycine từ chủng chuẩn H. pylori CCUG
17874 (Lund University, Sweden).
- SDS - PAGE (sodium dodecylsulfate
polyacrylamide gel electrophoresis) với Precast
gradient gel 10- 20% Tris-HCl (catalog 345-
0045, Bio-Rad, CA, USA).
- Bộ điện di thấm (electroblotter equipment,
Ancos, Vig, Denmark).
- Màng PVDF (polyvinylidene difluoride,
Micron Separation Inc,Westborough, MA,

USA).
- Kháng thể kháng ngời gắn men [horse-
radish-peroxidase conjugated anti-IgG
antibodies (Dako, Glostrup, Denmark)].
3. Phơng pháp
Kháng nguyên của vi khuẩn H. pylori đợc
tách chiết bằng phơng pháp glycine axit từ
chủng chuẩn CCUG 17874 (Lund University,
Sweden). Các lớp protein kháng nguyên đợc
phân tách bằng điện di gradient trên gel SDS-
PAGE (Precast gradient gel 10-20% Tris-HCl,
catalog 345-0045, Bio - Rad, CA, USA) với bộ
điện di gel (Bio - Rad, Richmond, CA, USA).
Tiếp theo các kháng nguyên lại đợc điện di
chuyển sang màng PVDF. Sau khi điện di,
phần màng chứa các marker mẫu đợc cắt
riêng, nhuộm Amidoblack. Phần màng đã phủ
kháng nguyên đợc đánh dấu, cắt thành các dải
3mm chiều rộng, đặt vào khay ủ, phủ huyết
thanh bệnh nhân pha loãng 1:100, 1 ml/ dải, để
qua đêm ở 8
o
C. Hôm sau, các dải màng đợc
lấy ra rửa sạch huyết thanh thừa, rồi sau đó
đợc ủ tiếp với kháng thể kháng IgG ngời gắn
peroxidase (Dako, Glostrup, Denmark) pha
loãng 1/600, ủ trong 2 giờ, sau đó rửa sạch
kháng thể thừa. Các vị trí kết hợp đặc hiệu giữa
kháng nguyên và kháng thể trên màng đợc
phát hiện sau khi ủ 30 phút với đệm cơ chất

(gồm sodium acetate buffer, 1% 3-amino-9-
ethyl Carbazole, H
2
0
2
30%) [4].
Kết quả dơng tính khi có một trong ba dải
trọng lợng phân tử cao (120, 94 và 85 kDa)
kèm với hai trong bốn dải trọng lợng phân tử
thấp (33, 30, 29, 26 kDa) đặc hiệu của H.
pylori xuất hiện trên cột kháng nguyên [4].
iii. Kết quả
Trong 110 mẫu huyết thanh của bệnh nhân
có bệnh dạ dày - tá tràng và 31 mẫu huyết
thanh của ngời bình thờng không triệu
chứng, tỉ lệ H. pylori dơng tính, CagA, VacA
tìm đợc thể hiện trong bảng sau:

55
TCNCYH 23 (3) 2003

H. pylori CagA
*
VacA
*

Bệnh nhân:
Số mẫu
+ % + % + %
LDD 17 13 76,5 11 84,6 6 46,2

LTT 24 23 95,8 22 95,6 17 73,9
LDD + LTT 20 18 90,0 15 83,3 11 61,1
VDD 26 19 73,0 18 94,7 11 57,9
VDD + VTT 23 21 91,3 15 71,4 12 57,1
Tổng số
110 94 85,5 81 86,2 57 60,6
Ngời khỏe mạnh
31 20 64,5 14 70,0 8 40,0
LDD = Loét dạ dày LTT = Loét tá tràng
VDD = Viêm dạ dày VTT = Viêm tá tràng
* Tỉ lệ % của CagA và VacA đợc thống kê trong số trờng hợp dơng tính với H. pylori.
120 kDa

94 kDa
87 kDa



33 kDa
30 kDa
29 kDa
26 kDa

Các kháng nguyên đặc hiệu của H. pylori sau khi điện di gradient SDS - PAGE.


56
TCNCYH 23 (3) 2003
iv. Bàn luận
Trong nhóm các phơng pháp không xâm

phạm sử dụng huyết thanh học chẩn đoán H.
pylori, Immunoblot đợc coi là phơng pháp có
độ tin cậy cao với độ đặc hiệu gần nh 100%,
độ nhậy trên 90%. Ngoài ra, phơng pháp này
còn có thể phát hiện những marker gây bệnh
quan trọng nh CagA, VacA [2]. Những trờng
hợp dơng tính với H. pylori có thể đợc khẳng
định thông qua những vị trí kháng nguyên đặc
hiệu của H. pylori xuất hiện trên cột kháng
nguyên (ảnh). Để tránh những trờng hợp
dơng tính giả xảy ra sau khi H. pylori đã đợc
điều trị diệt trừ, kết quả dơng tính trong
Immunoblot đợc qui ớc khi có ít nhất một
dải kháng nguyên ở khu vực trọng lợng phân
tử cao kèm theo hai dải ở khu vực trọng lợng
phân tử thấp đặc hiệu của H. pylori xuất hiện
trên cột kháng nguyên [4]. Kết quả của
Immunoblot trên các đối tợng bệnh nhân và
ngời khoẻ mạnh trong nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy: Tỉ lệ dơng tính với H. pylori ở
nhóm bệnh nhân là 85,5%; ở nhóm ngời khoẻ
mạnh không triệu chứng là 64,5% (p < 0,05%).
Tỉ lệ H. pylori dơng tính phân bố giữa các thể
bệnh trong nhóm bệnh nhân cũng hoàn toàn
phù hợp với những nghiên cứu về H. pylori đã
đợc công bố trên thế giới và trong nớc [1],
[7]. Đặc biệt, hai marker gây bệnh quan trọng
của H. pylori là CagA và VacA có tỉ lệ cao
trong số các trờng hợp dơng tính với H.
pylori: CagA dơng tính 86,2% trong nhóm

bệnh và 70% trong nhóm ngời khoẻ không
triệu chứng nhiễm H. pylori. VacA dơng tính
60,6% trong nhóm bệnh nhân và 40% trong
nhóm ngời khoẻ mạnh không triệu chứng
nhiễm H. pylori qua nghiên cứu. Các nghiên
cứu về CagA và VacA trên thế giới cho biết tỉ
lệ dơng tính của hai marker này khoảng 40% -
70% trong các trờng hợp nhiễm H. pylori [3].
Một nghiên cứu trớc đây của các tác giả Hà
Văn Mạo và Tạ Long đã cho biết tỉ lệ CagA là
80% ở các bệnh nhân ngời Việt Nam bị loét tá
tràng có H. pylori dơng tính [6]. Nghiên cứu
của chúng tôi nếu tính riêng trong số bệnh
nhân loét tá tràng có H. pylori dơng tính thì
CagA là 95,8%, các thể bệnh còn lại cũng đều
ở mức cao (71,4% đến 95,6%). Còn về VacA,
trớc đây cha có nghiên cứu trong nớc thống
kê về marker này. Yếu tố VacA (liên quan trực
tiếp đến gây loét ở dạ dày - tá tràng) tới 60 % ở
nhóm bệnh, 40 % ở nhóm lành. Yếu tố CagA
làm tăng tính độc của VacA và còn liên quan
đến một số biểu hiện khác (ung th dạ dày, các
bệnh ngoài dạ dày), tới 86 % ở nhóm bệnh và
70 % ở nhóm lành trong những trờng hợp H.
pylori dơng tính. Nh vậy, nghiên cứu này
góp phần giúp thêm nhận định rằng, các bệnh
nhân ngời Việt Nam và cả ngời khỏe mạnh
không triệu chứng có tỉ lệ các marker CagA và
VacA ở mức cao trong số các trờng hợp
nhiễm H. pylori, đặc biệt là yếu tố CagA. Điều

này cảnh báo rằng, các chủng H. pylori đang
lu hành ở Việt Nam có tiềm năng gây loét cao
và nguy cơ cao của các trờng hợp nhiễm H.
pylori với các bệnh lý của dạ dày- tá tràng (ung
th dạ dày, viêm dạ dày- tá tràng v.v.).
v. Kết luận
Tỉ lệ lu hành cao của nhiễm trùng H.
pylori ở cả hai nhóm bệnh nhân và ngời khỏe
mạnh: 85,5% trong nhóm bệnh dạ dày tá
tràng; 64,5% trong nhóm ngời khỏe mạnh
không triệu chứng.
Tỉ lệ xuất hiện CagA và VacA cao trong
những trờng hợp dơng tính với H. pylori:
86,2 % với CagA và 60,6 % với VacA ở nhóm
bệnh dạ dày tá tràng; 70 % với với CagA và
40 % với VacA ở nhóm ngời khỏe mạnh
không triệu chứng.
Tài liệu tham khảo
1. Tạ Long: Helicobacter pylori và bệnh
loét dạ dày tá tràng. Một số chuyên đề nội
khoa, Hội Nội khoa Việt Nam. 1999: 27- 34.

57
TCNCYH 23 (3) 2003
2. Bee Ling Ng, Han Chong Ng, Kee Tai
Goh, Bow Ho: Helicobacter pylori in familial
clusters based on antibody profile, FEMS
Immunology and Microbiology. 2001, 30: 139-
142.
3. Bruce E. Dunn, Hartley Cohen, and

Martin J. Blaser: Helicobacter pylori, Clinical
Microbiology Reviews. 1997: 720-741.
4. Ingrid Nilsson, Åsa Ljungh, Pär
Aleljungh, and Torkel Wadström: Immunoblot
Assay for Serodiagnosis of H. pylori
Infections, Journal of Clinical Microbiology.
1997: 427-432.
5. Leen-Jan van Doorn, Ceu Figueiredo,
and Wim Quint : Molecular Typing of
Helicobacter pylori, Helicobacter pylori:
Molecular and Cellular Biology, Horizon
Scientific Press. 2001: 293-310.
6. Mao H.V, Lak B.V, Long T et al :
Omeprazole or ranitidine bismuth citrate triple
therapy to treat H. pylori infection: a
randomized, controlled trial in Vietnamese
patients with duodenal ulcer”, Aliment
Pharmacol Ther. 1999, 13: 1 – 5.
7. Marshall BJ et al : Helicobacter pylori,
Am. J. Gastroenterol. 1994, 89(8): S116-S126.
8. Marshall BJ, Warren JR : Unidentified
curved bacilli in the stomach of patients with
gastritis and peptic ulceration, Lancet. 1984,
(1) : 1311 - 1315.
9. Military Medicine : Association of
Helicobacter pylori infection with gastric
cancer. 2000, 165-1(021) : 21-27.
10. Pradip K.Bardhan: Epidemiological
Features of Helicobacter pylori infection in
Developing countries, Clinical Infectious

Diseases. 1997, 25: 973-978.

Summary
Antibodies to Helicobacter pylori, CagA, VacA in the
patients with gastroenteropathy and in healthy persons
The results of study from the sera of 110 patients with gastro-duodenal diseases and 31 healthy
persons by Immunoblot assay show that: The prevalence of H. pylori infections is high level in both
patients and healthy persons. The proportion of H. pylori positive in patients with gastric ulcer,
duodenal ulcer and gastritis were found 76.5%, 95.8% and 73% respectively. H. pylori seropositive
was found 64.5% in healthy persons. The prevalence of anti-CagA and anti-VacA antibodies in
patients who have H. pylori positive were found 86.2% and 60.6% respectively. Those prevalence
were found 70% and 40.0% (respectively) in heathy persons with H. pylori seropositivity.


58

×