Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

sản phẩm tương tự trong quy định của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.02 KB, 15 trang )

1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Lớp thứ 2 ca 2

Giảng viên : Bùi Thị Hằng Phương
Nhóm 6 :
Nguyễn Thị Phương Thảo

17a4050373

Lê Thị Nga

17a4050338

Phạm Thị Hạnh

17a4050065

Phạm Thị Loan

17a4050135

Trần Thị Ngọc Tú

17a4050230


Đặng Thị Huyền

17a4050105

Nguyễn Thị Thương

17a4050211

Hà Nội-2016


2

Danh mục viết tắt :
ADA: Hiệp định về chống bán phá giá
DOC: Bộ thương mại Hoa Kỳ
GATT: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
DSB: Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
SPS,TBT: Các hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của WTO
MFN: Tối huệ quốc
NT: Đãi ngộ quốc gia
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
ITC: Trung tâm Thương mại Quốc tế
EC: Cộng đồng châu Âu
EU: Liên minh châu Âu


3

PHN 1: Khỏi quỏt chung liờn quan n "sn phm tng t".

1.1 Khỏi nim
- Sn phm tng t khụng cú mt nh ngha chớnh thc theo WTO, ch c em
ra xem xột trong tng tranh chp c th, vi tng quy nh ỏp dng c th.
- Theo nh ngha ti iu 2.6 ADA, sn phm tng t c hiu l sản phẩm
giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang đợc xem
xét, hoặc trong trờng hợp không có sản phẩm nào nh vậy thì là sản phẩm khác mặc dù
không giống ở mọi đặc tính nhng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đợc xem
xét.
1.2. Vai trũ ca vic xỏc nh sn phm tng t
- Xỏc nh giỏ tr thụng thng ca sn phm b iu tra
- Theo quy nh ca WTO, vic ỏp dng cỏc bin phỏp chng bỏn phỏ giỏ, chng tr
cp, t v ch cú th thc hin nu c quan cú thm quyn ca nc nhp khu, sau
khi ó tin hnh iu tra v ra kt lun khng nh s tn ti ng thi 3 yu t trong
ú cú 1 yu t l : Ngnh sn xut sn phm tng t ca nc nhp khu b thit hi
ỏng k hoc b e da thit hi ỏng k hoc ngn cn ỏng k s hỡnh thnh ca
ngnh sn xut trong nc


4

1.3. Một số tiêu chí chính thường được lấy làm căn cứ xác định sản phẩm
tương tự:
1. Tính chất vật lí của hàng hóa: kích thước, máu sắc, thành phần hóa học, tính
bền...những sản phẩm nào càng có nhiều điểm tương đồng về đặc tính vật lí thì càng
có khả năng cao để thay thế cho nhau.
VD: Nicken do Anh và Nga sản xuất cùng có hàm lượng Nicken cao hơn 99% nên
có thể coi là giống nhau và thay thế được cho nhau. Trong khi đó Nicken của Hy Lạp
có hàm lượng Nicken thấp hơn nên nên không được coi là sản phẩm tương tự.
2. Công dụng cuối cùng của sản phẩm: chức năng và mục đích sử dụng như nhau.
Nếu chỉ có một phần nhỏ giống nhau thì vẫn không được coi là sản phẩm tương tự.

VD: trong vụ kiện 141, có tranh cãi xem sản phẩm khăn trải giường loại cotton mà
cộng đồng Châu Âu (EC) sản xuất với loại khăn lanh mà Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan
xuất sang EC chúng có công dụng cuối cùng là khác nhau. Họ cho rằng loại khăn tẩy
trắng mà EC sản xuất chủ yếu được sử dụng trong bệnh viện hay khách sạn là khác
với các loại khăn trải giường nhuộm hay in màu.
3. Thị hiếu và thói quen người tiêu dùng: nhận thức và cách đối xử của người tiêu
dùng với các sản phẩm này là phương tiện thay thế được cho nhau để thỏa mãn một
nhu cầu cụ thể.
4. Mã số hải quan của sản phẩm (HS code): hàng hóa là đối tượng của thương mại
quốc tế được sắp xếp một cách có hệ thống trong danh mục theo các phần, các
chương.
Ngoài 4 tiêu chí thường được lấy làm căn cứ xác định đặc tính của sản phẩm tương
tự, thì mỗi quốc gia lại áp dụng những tiêu chuẩn khác nhau để xác định sản phẩm
tương tự bao gồm:


5


Mức độ hoán đổi của sản phầm trong thương mại (commercial

interchangeability)

Nguyên vật liệu tương đồng trong sản xuất

Phương pháp và công nghệ sản xuất

Quy cách, phẩm chất của sản phẩm
1.4. Một số lưu ý khi xác định sản phẩm tương tự và lệ án :
+Khi xem xét tính chất có thể thay thế nhau của các sản phẩm tương tự cần lưu ý đến

cả cách thức các sản phẩm này được quảng cáo và tiêu thụ/sử dụng (Án lệ WTO
Vụ “Nhật Bản - Thuế đối với đồ uống có cồn”);
+ Những sản phẩm có dây chuyền sản xuất tương tự nhau hoặc được sản xuất bởi
các chủ thể có cùng lợi ích kinh tế không nhất thiết là sản phẩm tương tự (Án lệ
WTO Vụ “Hoa Kỳ - Đèn”)
1.5. Kết luận
Nhìn chung các hiệpđịnh MFN,ADA,NT,SCM trong WTO đều có cách hiểu và
đưa ra những khái niệm tương tự nhau về sản phẩm tương tự .Do đó việc áp dụng
vào trong các tình huống cụ thể đều có tính đồng nhất .Bên cạnh đó cũng giải quyết
được những vấn đề riêng biệt cho từng trường hợp của tối huệ quốc ,đãi ngộ quốc gia
,đối xử quốc gia ,trợ cấp và biện pháp đối kháng một cách công bằng, đảm bảo lợi ích
chung cho tất cả các quốc gia.

PHẦN 2: Quy định 1 số quốc gia liên quan đến xác định "sản phẩm tương
tự".
2.1. Việt Nam
Việc nêu cụ thể hàng hóa/ dịch vụ đóng vai trò cốt yếu trong việc xác định sự
tương tự trong việc thẩm định nhãn hiệu tại Việt Nam. Các dấu hiệu trùng hoặc
tương tự vẫn có thể được bảo hộ nếu sản phẩm/dịch vụ trong danh mục không


6

liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của nhãn hiệu đối chứng. Việc tra cứu không chỉ
thực hiện để xác định sự tương tự của các dấu hiệu mà còn xác định sự tương tự
của các sản phẩm/dịch vụ liên quan.
Tiêu chuẩn thẩm định nhãn hiệu của từng nước có khác nhau và quyết định cuối
cùng tùy thuộc vào quyết định của thẩm định viên.
Ví dụ: Đây là một mẫu hồ sơ cần cung cấp khi gửi đơn kiện của Việt Nam
Những điểm tương đồng/khác biệt giữa hàng hóa tương tự sản xuất trong nước và

hàng hóa nhập khẩu
Người yêu cầu cần cung cấp các thông tin so sánh theo bảng sau:
STT

Tiêu chí so sánh

Điểm tương đồng

Điểm khác biệt

1 Tên gọi
2 Chủng loại/kiểu
3

Mã sản phẩm theo biểu
thuế nhập khẩu hiện hành

4 Các đặc tính cơ bản
5 Mục đích sử dụng chính
6 Mô tả quy trình sản xuất
7 Các tiêu chí so sánh khác

2.2 . Trung Quốc
Tại điều 5 “Sản phẩm tương tự” sẽ được hiểu là sản phẩm giống hay được cấu tạo
bởi các vật liệu tương tự và có cùng đặc điểm hay đặc tính giống sản phẩm nhập khẩu
đang bị điều tra. Mặc dù có những khác biệt trong việc đóng gói hay hình thức bên


7


ngoài, nhưng những sản phẩm được cấu tạo bởi các vật liệu giống với vật liệu cấu tạo
nên sản phẩm nhập khẩu đang bị điều tra cũng được coi là sản phẩm tương tự.
Tại điều 7 Người khiếu kiện yêu cầu áp đặt thuế chống bán phá giá và thuế chống
trợ cấp đối với hàng nhập khẩu phải đệ trình đơn yêu cầu bao gồm những nội
dung sau đây cho MOF( Bộ tài chính) cùng với các chứng cứ cần thiết
(1) mô tả sản phẩm, chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, công dụng, mã số thuế hay mã
HS và các đặc tính khác
(2) tên, chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, công dụng, mã số thuế hay mã HS và các
đặc tính khác của sản phẩm tương tự.
2.3 Hàn Quốc
Thuật ngữ " sản phẩm tương tự" , được sử dụng trong Điều 59 , khoản 2 của Nghị
định là một sản phẩm giống hệt nhau trong tất cả các khía cạnh, kể cả đặc điểm vật
lý, chất lượng, công nhận bởi người sử dụng, vv , ( bao gồm cả các sản phẩm bị thay
đổi không đáng kể trong xuất hiện) , hoặc trong trường hợp không có một sản phẩm
như vậy, mà trong đó có các chức năng , đặc điểm và các bộ phận cấu thành gần
giống với một sản phẩm nhập khẩu như vậy.
2.4 EU
Thuật ngữ “sản phẩm tương tự” được giải thích là một sản phẩm giống hệt , đó là
để nói , cũng như trong tất cả các khía cạnh, để các sản phẩm đang được xem xét ,
hoặc trong trường hợp không có một sản phẩm như vậy , sản phẩm khác mà mặc dù
không giống ở mọi khía cạnh, có đặc điểm gần giống với các sản phẩm đang được
xem xét.


8

2.5 Kết Luận
Quy định về sản phẩm tương tự của các nước trong khối WTO cơ bản là được xây
dựng dựa trên nguyên tắc cơ bản của WTO. Vì vậy khi có vụ kiên nào liên quan tới
sản phẩm tương tự hầu hết các nước đều dựa vào quy định chung này.


PHẦN 3: Các case study tham khảo
4.1. Case-study 1:
Vụ kiện : EU điều tra chống bán phá giá đối với khăn lạnh trải giường loại cotton
Nước điều tra : Cộng đồng Châu Âu (EC)
Sản phẩm bị điều tra : Khăn lạnh trải giường loại cotton
Nước có sản phẩm bị điều tra : Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập
Nội dung
Uỷ ban đã phải tiến hành kiểm tra xem khăn lạnh trải giường loại cotton mà EC
sản xuất và bán trên thị trường EC có phải là sản phẩm tương tự với khăn lanh trải
giường loại cotton xuất xứ tại Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan và xuất sang thị trường EC
hay không.
Đại diện của một số bên liên quan đã cho rằng khăn lạnh trải giường tẩy trắng cần
được loại khỏi phạm vi sản phẩm bị điều tra vì đây không thể xem là sản phẩm tương
tự. Họ lập luận rằng khăn lạnh trải giường tẩy trắng khác loại khăn lạnh trải giường
nhuộm hay in cả về kỹ thuật lẫn đối tượng sử dụng cuối cùng (khăn trải giường
nhuộm trắng chủ yếu sử dụng trong các bệnh viện và khách sạn).
Sản phẩm tương tự


9

Trong vụ khăn lạnh trải giường này, Uỷ ban thấy rằng EC có sản xuất sản phẩm
khăn lạnh trải giường tẩy trắng và một số sản phẩm loại này không phải chỉ được sử
dụng bởi một nhóm đối tượng riêng biệt. Do đó, Uỷ ban đã đi đến kết luận rằng mặc
dù có sự khác biệt nhất định giữa nhóm sản phẩm sản xuất tại EC và nhóm sản phẩm
được xuất sang EC hoặc bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu nhưng không có sự
khác biệt về các đặc tính cơ bản và cách thức sử dụng giữa các sản phẩm khăn lanh
trải giường thuộc các loại và chất lượng khác nhau. Vì vậy các sản phẩm sản xuất và
xuất khẩu bởi các nước bị điều tra và sản phẩm sản xuất và bán tại EC được xem là

sản phẩm tương tự theo cách hiểu tại Điều 1.4 Quy định về chống bán phá giá của
EC.
Tiêu chuẩn xác định : Đặc tính cơ bản và cách thức sử dụng.
Nguồn: />4.2. Case-study 2:
Vụ kiện : Canada khởi kiện Pháp vì các biện pháp liên quan đến Amiăng và sản
phẩm có chứa Amiăng
Nước điều tra :

Canada

Nước có sản phẩm bị điều tra :

Pháp

Sản phẩm bị điều tra : Amiang và các sản phẩm có chứa amiang
Nội dung
Ngày 28 tháng 5 năm 1998, Canada yêu cầu tham vấn với Cộng đồng châu Âu liên
quan tới những biện pháp mà Pháp ban hành trong Nghị định ngày 24 tháng 12 năm
1996, cấm amiăng và các sản phẩm có chứa amiăng, bao gồm cả việc cấm nhập khẩu


10

những sản phẩm này. Canada cáo buộc rằng những biện pháp này đã vi phạm các
điều 2, 3 và 5 của Hiệp định SPS, Điều 2 Hiệp định TBT, Điều III, XI và XIII của
GATT 1994. Canada cũng khiếu nại về những tổn hại đối với các lợi ích của nước
này do các hiệp định nêu trên mang lại.
Theo yêu cầu của Canada, DSB đã quyết định thành lập Ban Hội thẩm trong cuộc
họp ngày 25 tháng 11 năm 1998. Báo cáo của Ban hội thẩm được ban hành tới các
thành viên ngày 18 tháng 9 năm 2000. Theo đó, Ban hội thẩm kết luận:

-

sợi amiăng trắng và các loại sợi có thể thay thế cho loại sợi này là các

sản phẩm tương tự theo định nghĩa trong điều III:4 của GATT 1994
các sản phẩm amiăng xi măng và fibrô xi măng với đầy đủ thông tin
được đệ trình lên Ban hội thẩm là những sản phẩm tương tự như định nghĩa tại
điều III:4 của GATT 1994;
với những sản phẩm được kết luận là sản phẩm tương tự, Nghị định của
Pháp đã vi phạm điều III:4 của GATT 1994;
Ngày 23 tháng 10 năm 2000, Canada thông báo lên DSB quyết định kháng nghị lại
một số vấn đề về luật và diễn giải pháp lý trong báo cáo của Ban hội thẩm.
Sản phẩm tương tự
Ngày 12 tháng 3 năm 2001, báo cáo của Cơ quan Phúc Thẩm được ban hành tới các
thành viên. Theo đó, Cơ quan Phúc Thẩm:
- Phán quyết rằng Nghị định của Pháp cấm amiăng và các sản phẩm chứa amiăng
không vi phạm các nghĩa vụ của Cộng đồng châu Âu theo các Hiệp định của WTO;
-

Bác bỏ những kết luận của Ban hội thẩm về “sản phẩm tương tự” căn cứ

theo điều III:4 của GATT 1994. Cơ quan Phúc thẩm phán quyết rằng Ban hội


11

thẩm đã sai lầm khi bỏ qua sự nguy hại đến sức khỏe của amiăng trong việc
xác định tính “tương tự”;
Bác bỏ kết luận của Ban hội thẩm cho rằng biện pháp của Pháp đã vi
phạm điều III:4 của GATT 1994. Cơ quan Phúc thẩm đã tự thẩm tra khiếu nại

của Canada theo điều III:4 của GATT 1994 và phán quyết rằng Canada đã
không chứng minh được sự tồn tại của sản phẩm tương tự
Giữ nguyên kết luận của Ban hội thẩm rằng Nghị định của Pháp là “cần
thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người”, theo điều XX(b) của
GATT 1994.
Tiêu chuẩn xác định : tính gây hại đến sức khỏe của 2 nước là khác nhau
Nguồn:

( />
chap-so-ds135).
4.3. Case-study 3
Vụ kiện: Chống bán phá giá và Chống trợ cấp đối với ống thép Việt Nam tại Hoa Kỳ
Nước điều tra : Hoa Kỳ
Nước có sản phẩm bị điều tra : Việt Nam, Ấn Độ, Oman và các tiểu vương quốc Ả
Rập thống nhất
Sản phẩm bị điều tra : ống thép
Nội dung
Ngày 26/10/2011, Công ty Allied Tube and Conduit, JMC Steel Group, Wheatland
Tube, và Tập đoàn Thép Hoa Kỳ (United States Steel Corporation) đã đệ đơn lên
DOC yêu cầu cơ quan này khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối
với các sản phẩm ổng thép nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Oman và Các Tiểu Vương
Quốc Ả Rập.


12
-

Sản phẩm bị điều tra: Các loại ống và ống dẫn thép hàn cacbon có đường

kính không quá 406.4mm, bất kể độ dầy, bề mặt hay các thông số kỹ thuật,

thường được gọi là ống tiêu chuẩn, ống, ống dẫn hàng rào, ống nước và ống
xây dựng.
Các Doanh nghiệp Việt Nam có liên quan : Đơn kiện chống bán phá giá,
chống trợ cấp này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu
sản phẩm bị kiện sang Hoa Kỳ
Sản phẩm tương tự
Ngày 5/10/2012 DOC đã đưa ra kết luận chính thức: Các loại ống và ống dẫn thép
hàn cacbon nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Oman và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập
hay các loại ống thép được sản suất tại Hoa Kỳ là sản phẩm tương tự dựa trên sự
tương đồng về hàm lượng các thành phần và mục đích sử dụng.
Tiêu chuẩn xác định : Thành phần và mục đích sử dụng
4.4. Case-study 4:
Vụ kiện: hoa kỳ kiện việt năm về việc bán phá giá ca tra, cá basa
Nước điều tra : Hoa kỳ
Nước có sản phẩm bị điều tra : Việt nam
Sản phẩm bị điều tra: cá tra, cá basa của việt nam
Nội dung
Ngày 28/6/2002, CFA đệ đơn lên ITC kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá
giá cá tra, basa, trong đó phân tích chi tiết về tình hình thị trường cá nheo Mỹ, thị
phần cá da trơn filê đông lạnh của Việt Nam tại Mỹ cũng như ảnh hưởng của sản
phẩm “rẻ tiền” (theo cách gọi của CFA) đối với ngành sản xuất trong nước.


13

Sản phẩm tương tự
Cá tra, basa được các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ tung ra thị trường với nhãn hiệu là
catfish, và điều này gây ra mâu thuẫn nhạy cảm đối với các doanh nghiệp sản xuất cá
nheo nội địa ở Mỹ về vấn đề độc quyền cũng như giá cả.
Sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam và cá nheo do Mỹ nuôi là sản phẩm tương tự

dựa trên sự tương đồng về tính chất, mùi vị thịt của 2 họ cá này.Chúng đều là những
loại cá da trơn nước ngọt có ria gần miệng thuộc bộ Siluriformes.
Với giá thành thấp hơn rất nhiều, cá tra, basa đã trở thành một mối đe dọa đối với
ngành công nghiệp nuôi và chế biến cá nheo của Hoa Kỳ
Theo đó, ngày 7/8/2003, Bộ Thương mại Mỹ chính thức công bố áp đặt thuế chống
bán phá giá đối với 11 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng filê đông lạnh cá
tra, cá basa vào thị trường này.
Tiêu chuẩn xác định: đặc tính vật lí , phẩm chất của sản phẩm và tên gọi
Nguồn: “ />4.5. Case-study 5
Vụ kiện: vụ chống bán phá giá đối với chất para-cresol
Nước điều tra: Cộng đồng châu Âu(EC)
Nước có sản phẩm bị điều tra: Trung quốc
Sản phẩm bị điều tra: chất para-cresol
Nội dung :


14

Sản phẩm bị kiện bán phá giá là chất para-cresol với tỷ lệ chất đồng phân tối thiểu,
độ tinh khiết 97% tính trong trạng thái khô hoàn toàn xuất sứ Trung Quốc thuộc mã
CN ex 2907 1200
Ủy ban đã tiến hành xem xét và đi đến kết luận là tất cả các chất para-cresol đều
giống nhau bởi chúng có cùng tính chất vật lí, hóa học cơ bản và hầu hết có mục đích
sử dụng gần giống nhau.
Sản phẩm tương tự:
Ủy ban cho rằng sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc được bán nội địa cũng như
xuất khẩu sang EC, sản phẩm bán cho nội địa nước thứ 3 tương tự và sản phẩm do
ngành sản xuất EC sản xuất và bán tại thị trường EC về cơ bản có đặc tính vật lí và
hóa học giống nhau mục đích sử dụng như nhau.
Tiêu chuẩn xác định: tính chất vật lí, hóa học, mục đích sử dụng

Nguồn: />

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
/>2.
/>3.
/>4.
www.wto.org
5.
/>6.
/>7.
/>8.
/>9.
“ />10.
/>11.
Tài liệu học tập: Chính sách thương mại quốc tế - Học viện ngân hàng –
Khoa kinh doanh quốc tế



×