Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích và đánh giá các căn cứ ly hôn theo các trường hợp ly hôn trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.53 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


Phân tích và đánh giá các căn cứ ly hôn theo các trường hợp ly hôn trong
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
MỞ ĐẦU
Nếu như kết hôn là khởi đầu để xác lập nên quan hệ vợ chồng thì ly hôn co
thể coi là điểm cuối của hôn nhân khi quan hệ này thực sự tan rã. Khi đời
sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hôn là một giải pháp cần
thiết cho cả đôi bên vợ chồng cũng như cho xã hội. Ly hôn giải phong cho
các cặp vợ chồng và những thành viên trong gia đình thoát khỏi xung đột,
mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống, đồng thời co thể tạo cho các bên những
cơ hội tốt hơn để đi tìm hạnh phuacs riêng cho mình. Bằng những quy định
của luật hôn nhân và gia đình 2014, mình sẽ đi phân tích và đánh giá các
căn cứ ly hôn theo pháp luật hiên hành và đưa ra các hướng đi cho việc
hoàn thiện hơn về chế định ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình.
NỘI DUNG
I.

Một số khái niệm pháp lý về ly hôn trong Luật Hôn nhân
và gia đình.
1. Khái niệm ly hôn trong Luạt hôn nhân và gia đình 2014.

Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình định nghĩa như sau: “Ly hôn là
việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định co hiệu lực pháp
luật của Tòa án” được quy định từ Điều 51 đến Điều 64 Luật Hôn nhân và
gia đình 2014.
Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc
đời con người vì no được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bo giữa


vợ chồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì những lý do nào đo dẫn
tới giữa vợ chồng co mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống
với nhau nữa, vấn đề ly hôn được đặt ra để giải phong cho vợ chồng và các
thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình. Ly hôn là mặt trái của hôn
2


nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ
là hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ.
Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn
chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện
nhằm hạn chế quyền tự do ly hôn. Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ
chồng, no là kết quả của hành vi co ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền
ly hôn của mình. Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân
đã thực sự tan vỡ. Tuy nhiên, ly hôn cũng co mặt hạn chế đo là sự ly tán gia
đình, vợ chồng, con cái. Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ
nguyên nhân và bản chất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với
nhiều yếu tố khác để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên trong gia đình,
lợi ích của nhà nước và của xã hội.
Như vậy, ly hôn chính là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết
định co hiệu lực pháp luật của Tòa án.


Đánh giá điểm mới: Nếu như trong Luật Hôn nhân và gia đình 2000
định nghĩa “ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công
nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ
chồng” (khoản 8 Điều 8 luật Hôn nhân và gia đình 2000 ) thì Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định một cách rõ ràng và cụ thể
tính hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án, đồng thời mở rộng
thêm đối tượng co quyền yêu cầu ly hôn chứ không bo hẹp trong

phạm vi chỉ vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng mới co quyền yêu cầu
giải quyết ly hôn như luật hôn nhân và gia đình 2014 nữa.
2. Cơ sở quy định căn cứ ly hôn

Hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ năm 1945
đến nay đã quy định căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp, là cơ sở
pháp lí để tòa án giải quyết các án kiện ly hôn.
Cơ sở để quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn của
nam nữ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ chồng
3


nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn theo đúng bản
chất của một sự kiện – đo là hôn nhân "đã chết", sự tồn tại của no chỉ là bề
ngoài và lừa dối.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam trước đây không quy định những căn
cứ ly hôn riêng biệt mà quy định căn cứ ly hôn chung nhất, dựa vào bản
chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Nhưng với Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 ( điều 55, điều 56) đã co sự lồng ghép quy định về căn cứ ly hôn
vào quy định về thuận tình ly hôn cũng như ly hôn theo yêu cầu của một
bên.
Như vậy, căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 của Nhà
nước ta được quy định dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, co
cơ sở khoa học và thực tiễn kiểm nghiệm trong mấy chục năm qua, từ khi
Nhà nước ta ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Khi giải quyết
ly hôn, cần hiểu điều đo noi lên một thực trạng hôn nhân đã tan vỡ, quan hệ
vợ chồng không thể tồn tại được nữa và ly hôn là một giải pháp tích cực để
giải phong cho vợ chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình khỏi
cảnh “bất bình thường” đo, đảm bảo lợi ích của vợ chồng, của gia đình và

xã hội.
II.

Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định các căn cứ để Tòa án
thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn bao gồm hai căn cứ tại Điều 55 và Điều
56:
1.

Căn cứ thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm
dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.
Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong
trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự
tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm soc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính
4


đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không
thỏa thuận được hoặc co thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi
chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp
hai vợ chồng co yêu cầu thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của hai vợ
chồng khi yêu cầu chấm dứt hôn nhân là một căn cứ quyết định việc
chấm dứt hôn nhân. Bảo đảm “thật sự tự nguyện ly hôn” là cả hai vợ
chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không
bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thật sự tự

nguyện ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối
với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo
đức xã hội.
Cũng trong Điều 55, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong việc
thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn
của vợ chồng, đòi hỏi hai vợ chồng còn phải co sự thoả thuận về việc
chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm soc, giáo dục con trên cơ
sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con, nếu vợ chồng không
thoả thuận được hoặc tuy co thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền
và lợi ích chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định giải quyết việc
ly hôn.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải
tiến hành hoà giải, mục đích là để vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn và
đoàn tụ với nhau. Tòa án sẽ giải thích, phân tích đúng, sai trong quan hệ
của họ của người làm công tác hòa giải để khuyên họ nên bỏ qua những
lầm lỗi, tha thứcho nhau để quay lại chung sống với nhau thì họ đã hiểu
ra và quay lại đoàn tụ chung sống với nhau, khi đo Tòa án cũng không
phải giải quyết về các vấn đề kéo theo như con và tài sản. Nếu hoà giải
thành tức là vợ chồng rút đơn thuận tình ly hôn thì Toà án lập biên bản
hoà giải thành, sau 15 ngày kể từ ngày Toà án lập biên bản hoà giải
thành mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì Toà án ra quyết

5


định đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 10, Điều 211, Điều 212 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2014).
Còn khi hoà giải không thành, các bên thực sự tự nguyện ly hôn nhưng
không thoả thuận được về việc chia tài sản hoặc việc trông nom, chăm
soc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải

đoàn tụ không thành và về những vấn đề hai bên không thoả thuận
được hoặc co thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng
của vợ và con, đồng thời mở phiên Toà xét xử theo thủ tục chung (điểm
d, khoản 3, Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2014).
2.


Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ co một trong hai
vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu
cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Điều 56 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không
thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu co căn cứ về việc vợ, chồng co
hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ
của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời
sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất
tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp co yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51
của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu co căn cứ về việc
chồng, vợ co hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo đo, khi ly hôn theo yêu cầu của một bên thì Tòa án cần dựa vào một
trong ba căn cứ sau đây:
Thứ nhất, đối với trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà
hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn
nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi
6



phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo
dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trước tiên, khi co yêu cầu ly hôn của vợ, chồng, Toà án phải tiến hành
điều tra và hoà giải, nếu hoà giải không thành thì Toà án cần xác định
tình trạng của quan hệ hôn nhân, xem co căn cứ ly hôn không để giải
quyết.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung điểm mới khi cho ly
hôn khi co hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và
nghĩa vụ của vợ, chồng. Như vậy, luật hiện hành quy định rất rõ “bạo lực
gia đình” là căn cứ để giải quyết cho ly hôn. Tình trạng bạo lực trong gia
đình ngày càng gia tăng và xảy ra do nhiều lý do khác nhau. Co trường
hợp do cuộc sống vật chất quá kho khăn. Co trường hợp do ghen tuông,
nghi ngờ một bên ngoại tình nên đã đánh đập nhau, tệ nạn cờ bạc,
nghiện ngập ... Bên cạnh đo, đối với những vi phạm khác, những mâu
thuẫn, xung đột, bất đồng trong đời sống vợ chồng... là lý do để ly hôn thì
luật cũng quy định rõ ràng phải co cơ sở nhận định chung rằng tình
trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân
không đạt được thì mới giải quyết cho ly hôn.
Như vậy, rõ ràng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã đưa yếu tố lỗi
để xem xét cho ly hôn, qua đo thể hiện sự tiếp thu quy định của một số
nước trên thế giới khi co sự kết hợp giữa thực trạng của hôn nhân và
yếu tố lỗi để giải quyết việc ly hôn. Cụ thể, đo là Bộ Luật Dân sự Cộng hòa
Pháp 1965 ( Điều 243), Tòa án sẽ xem xét việc ly hôn nếu co lỗi của một
trong 2 bên và bên còn lại thừa nhận lỗi, ở Canada, luật pháp về ly hôn
co sự kết hợp giữa căn cứ ly hôn trong việc xác định yếu tố lỗi và thực
trạng hôn nhân. Còn theo Luật Hôn nhân và gia đình ở Singapore, ly hôn
chủ yếu dựa vào yếu tố lỗi trong đo việc xác định hôn nhân tan vỡ, không

thể phục hồi căn cứ vào việc một bên ngoại tình thông dâm mà bên kia
không thể tha thứ, khoan dung để chung sống với nhau được, một bên bị
tệ bạc quá đáng, co sự ruồng bỏ không chung sống liên tục trong 2 năm
7


và không co ý định quay trở lại hoặc đã ly thân trong 3 năm (nếu bên kia
đồng ý), 4 năm (nếu bên kia không chấp nhận) .
Qua đo, co thể thấy rằng việc đưa ra những nguyên nhân của hôn nhân
lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục
đích của hôn nhân không đạt được để cụ thể hoa căn cứ cho ly hôn “vợ,
chồng co hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng” trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã
tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Tòa án khi giải quyết việc ly hôn theo yêu
cầu của một bên. Đây là một quy định rất tiến bộ mang ý nghĩa quan
trọng nhằm cụ thể hoa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và bảo
vệ quyền con người trong tiến trình hội nhập quốc tế. Điều này cũng tạo
sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết việc ly hôn
trong cả nước.
Khi thực tế quan hệ vợ chồng ở trong “tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài” thì thường dẫn tới hậu quả làm cho “mục đích
của hôn nhân không đạt được”. Mục đích của hôn nhân là tình yêu giữa
nam và nữ muốn chung sống với nhau suốt đời, cùng nhau xây dựng gia
đình hạnh phúc, bền vững trên cơ sở giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Con
người tiến tới hôn nhân với mục đích mong muốn co được một cuộc
sống hạnh phúc. Do vậy, khi mục đích hôn nhân “không đạt được” thì
quan hệ hôn nhân thường co tác động ngược lại. Khi đo chấm dứt hôn
nhân được giải quyết bằng việc ly hôn.
Co nhiều mục đích dẫn tới hôn nhân, và mục đích của việc kết hôn của
mỗi người không hẳn sẽ giống nhau. Tuy nhiên mục đích cốt lõi mà nhà

làm luật muốn noi đến là xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Hôn
nhân với mục đích rất phong phú và co thể thay đổi nhưng mục đích của
hôn nhân lại mang tính cố định duy nhất. Bất cứ một cuộc hôn nhân
nào, nếu không đạt được mục đích đo thì việc duy trì no là không cần
thiết và vợ chồng co thể được ly hôn.
Thứ hai, đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án
tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
8


Tuyên bố một người mất tích là một sự kiện pháp lý nhằm xác định một
người cụ thể “hoàn toàn không rõ tung tích, cũng không rõ còn sống hay
đã chết” (theo từ điển tiếng Việt). Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân
sự năm 2015: “Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã
áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không co tin tức xác thực về việc
người đo còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người co quyền, lợi
ích liên quan, Tòa án co thể tuyên bố người đo mất tích....” Khoản 2 Điều
56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về căn cứ cho ly
hôn co đề cập tới trường hợp yêu cầu ly hôn khi một trong hai người
mất tích như sau: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa
án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”.
Trường hợp đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích và yêu cầu Tòa
án giải quyết ly hôn, cần lưu ý Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn co bằng
chứng chứng minh được chồng hoặc vợ đã biệt tích từ hai năm trở lên
kể từ ngày co tin tức cuối cùng về chồng (vợ), mặc dù đã áp dụng đầy đủ
các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng
dân sự nhưng vẫn không co tin tức xác thực về việc người đo còn sống
hay đã chết. Việc tuyên bố cá nhân mất tích co ý nghĩa hết sức quan
trọng. No gop phần bảo vệ lợi ích của cá nhân cũng như các chủ thể co

liên quan. Việc xác định đúng điều kiện và hậu quả pháp lí của các tuyên
bố này là cơ sở đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể, đồng thời gop phần
thực hiện co hiệu quả nhưng quy định của pháp luật trong tuyên bố các
cá nhân mất tích.
Thứ ba, đối với trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại
khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu
có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của
người kia
Khoản 2, Điều 51 trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 co quy
định như sau: “2. Cha, mẹ, người thân thích khác co quyền yêu cầu tòa
9


án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ
gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần
của họ.”.
Như vậy, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai người mới co quyền yêu cầu
tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì kể từ nay, căn cứ để cha, mẹ,
người thân thích khác cũng co quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn
khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn
nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Việc Luật hôn nhân và gia đình trước kia không co sự điều chỉnh trong
trường hợp này đã dẫn tới thực trạng co rất nhiều trường hợp vợ hoặc
chồng muốn ly hôn nhưng Tòa án lại không thể tiến hành giải quyết
được, co nhiều vụ việc kéo dài trong rất nhiều năm với nguyên nhân duy

nhất là do người vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự.
Bên cạnh đo, đối với trường hợp này các nhà làm luật yêu cầu cha, mẹ,
người thân thích khác của vợ hoặc chồng cần phải chứng minh được
việc người chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự phải là nạn
nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Vậy nên, nhằm
bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như gop
phần hoàn thiện các quy định của pháp luật thì các nhà lập pháp cần
xem xét lại quy định trên nhằm điều chỉnh một cách thấu đáo nội dung
này.
Nhìn chung, căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
đang là một chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận xã hội.
Các căn cứ ly hôn này đã gop phần giải quyết tốt nhiều án ly hôn, giải
phong cho nhiều cuộc hôn nhân thoát khỏi những bế tắc. Để từ đo, ly
hôn không chỉ đơn thuần là làm tan rã những mối quan hệ gia đình mà
10


ngược lại, no củng cố những mối liên hệ đo trên những cơ sở dân chủ,
những cơ sở duy nhất co thể co và vững chắc trong một xã hội văn minh.
III.

Đánh giá ưu nhược điểm và đưa ra kiến nghị để hoàn
thiện các căn cứ ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình

1.

2014.
Ưu điểm
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung điểm mới khi cho ly

hôn khi co hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền
và nghĩa vụ của vợ, chồng. Như vậy, luật hiện hành quy định rất rõ
“bạo lực gia đình” là căn cứ để giải quyết cho ly hôn.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng đã mở rộng thêm đối tượng co
quyền yêu cầu ly hôn chứ không dừng lại ở vợ hoặc chồng như Luật
hôn nhân 2000. Quy định này đã tháo gỡ cho nhiều trường hợp mong
muốn xin ly hôn thay cho người thân bị mất năng lực hành vi mà
không được do trước đây chỉ quy định việc ly hôn phải do chính
đương sự (vợ, chồng) yêu cầu, trong khi họ lại bị mất năng lực hành
vi dân sự dẫn đến không co năng lực hành vi tố tụng dân sự để xin ly

2.

hôn.
Nhược điểm
Thứ nhất, bất cập trong việc đánh giá tình trạng trầm trọng của hôn
nhân trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Khi
vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì
Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu co căn cứ về việc vợ, chồng co hành
vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của
vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống
chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Việc
quy định về căn cứ ly hôn thể hiện yếu tố tình cảm vẫn còn chung
chung. Khi giải quyết các trường hợp cụ thể, với sự đa dạng của cuộc
sống, thì mỗi cặp vợ chồng, mỗi vụ án ly hôn thường co mâu thuẫn
cũng như hoàn cảnh không giống nhau. Trong khi đo, không co căn
cứ rõ ràng để xác định thế nào là “làm cho hôn nhân lâm vào tình
trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn
11



nhân không đạt được”, thế nào là hành vi “vi phạm nghiêm trọng”
nên việc xem xét, đánh giá căn cứ trên là rất kho khăn, vướng mắc.
Chính vì vậy, thực tiễn co những trường hợp cùng một vụ việc nhưng co
nhiều cách lý giải khác nhau khi áp dụng pháp luật. Ví dụ:
- Vụ án ly hôn giữa ông Nguyễn Văn Đ và bà Đàm Thị X
Ông Nguyễn Văn Đ và bà Đàm Thị X kết hôn năm 1974, hôn nhân do cả hai
tự nguyện co đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường 4, thị xã Bến
Tre, tỉnh Bến Tre. Thời gian đầu khi kết hôn, ông bà sống co hạnh phúc,
nhưng sau đo thì phát sinh mâu thuẫn mà nguyên nhân là do ông Đ đã
nhiều lần co quan hệ với người phụ nữ khác, về nhà đối xử tệ bạc với bà X.
Nhưng nay bà X cũng không đồng ý ly hôn.
Tại bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thị xã Bến Tre cho ông Nguyễn
Văn Đ được ly hôn với bà Đàm Thị X. Trong khi tại Bản án số 36/2007/HNPT ngày 12/4/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã bác đơn xin ly
hôn của ông Nguyễn Văn Đ và bà Đàm Thị X.
Ở đây, Ông Đ co quan hệ ngoại tình được Tòa án cấp sơ thẩm xác định là
căn cứ cho ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm lập luận rằng, ông Đ co
quan hệ ngoại tình mà lại là người đứng đơn xin ly hôn, còn bà X thì không
đồng ý ly hôn; ông Đ cho rằng bà X thường hay la cà, noi xấu chồng con
nhưng cũng không chứng minh được điều đo, như vậy, nhận định không co
cơ sở để chấp nhận yêu cầu xin ly hôn.
Thứ hai, đối với trường hợp vợ, chồng đã ly thân trên thực tế.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định ly thân là căn cứ cho
ly hôn. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các Tòa án thường đánh giá ly
thân là căn cứ để giải quyết cho ly hôn.
Ví dụ: Chị T và anh M không còn sống chung từ tháng 6/2009 cho đến nay.
Trong khoảng thời gian này, hai vợ chồng không thể đoàn tụ được. Chị T và
anh M cũng không còn quan tâm và trách nhiệm với nhau. Tại phiên tòa
giải quyết ly hôn, chị T vẫn yêu cầu được ly hôn. Trong vụ án này, chị T và

12


anh M đã co thời gian ly thân dài, không quan tâm và trách nhiệm với
nhau, không cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Tòa án đã mở phiên
hòa giải tạo điều kiện cho vợ chồng anh chị co giải pháp đoàn tụ, nhưng
anh M vắng mặt. Xét thấy mâu thuẫn gia đình trầm trọng nên Tòa án giải
quyết theo hướng cho ly hôn.
Vấn đề này không được luật quy định nên đã gây kho khăn trong cả việc
xác định vợ, chồng nào đo co trong tình trạng ly thân hay không. Mặt khác,
không xác định được thời gian ly thân, nên việc giải quyết án ly hôn thường
phải kéo dài khiến cho nhiều đương sự gặp kho khăn trong việc xây dựng
cuộc sống mới.
Thứ ba, trường hợp vợ hoặc chồng ly hôn với chồng hoặc vợ đang chấp
hành án phạt tù
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa quy định căn cứ ly hôn trong
trường hợp vợ hoặc chồng đang chấp hành án phạt tù. Vì vậy, trường hợp
vợ hoặc chồng xin ly hôn với chồng hoặc vợ đang chấp hành án phạt tù thì
không đủ cơ sở giải quyết cho ly hôn. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của người đề nghị giải quyết cho ly hôn.
3.

Kiến nghị hoàn thiện

Thứ nhất, cần lượng hoa nội dung tiêu chí về căn cứ ly hôn theo quy định
tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Ngoại tình là một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thủy giữa
vợ chồng, là hành vi trái với đạo đức xã hội. Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 quy định: Cấm người đang co vợ, co chồng mà kết hôn hoặc chung
sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa co vợ, chưa co chồng

mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang co chồng, co vợ.
Do đo, cần bổ sung hướng dẫn áp dụng căn cứ ly hôn khi vợ hoặc chồng co
hành vi ngoại tình vào Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia
đình, cụ thể như sau:

13


“Trường hợp một bên vợ hoặc chồng co hành vi ngoại tình lặp đi lặp lại
nhiều lần hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà vẫn
tiếp tục vi phạm hoặc co văn bản của cơ quan điều tra là co dấu hiệu tội
phạm (tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng) nhưng chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi ngoại tình của vợ hoặc chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu
quả nghiêm trọng co thể là gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần
của bên còn lại, làm cho gia đình tan vỡ.
Trường hợp vợ hoặc chồng co hành vi ngoại tình và bỏ nhà đi quá hai năm
mà không co tin tức, không co trách nhiệm với gia đình, không cùng nhau
xây dựng mục đích hôn nhân làm cho quan hệ vợ chồng rạn nứt”.
Thứ hai, cụ thể hoa quy định về hành vi bạo lực gia đình làm căn cứ cho ly
hôn
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cần bổ sung hướng dẫn áp dụng căn cứ ly
hôn khi vợ hoặc chồng co hành vi bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
“Trong trường hợp chồng hoặc vợ co hành vi bạo lực gia đình thì vợ hoặc
chồng được Tòa án giải quyết cho ly hôn khi co căn cứ sau:
Đối với hành vi bạo lực vật chất: Vợ, chồng thường xuyên đánh đập, ngược
đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt
tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích,
tổn hại đến sức khỏe mà chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt

vi phạm hành chính.
Đối với bạo lực tinh thần: Vợ, chồng bị chửi bới, sỉ nhục, xâm phạm danh
dự, nhân phẩm và uy tín.
Hành vi bạo lực của vợ, chồng được lặp đi lặp lại nhiều lần, đã được chính
quyền địa phương nhắc nhở hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc
co văn bản của cơ quan điều tra co dấu hiệu tội phạm (tội ngược đãi vợ; tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; tội bức
tử) nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
14


Thứ ba, pháp luật Việt Nam cần công nhận ly thân và xem ly thân là một
trong những căn cứ để cho ly hôn
Căn cứ ly hôn do ly thân: “Trong trường hợp vợ chồng đã sống ly thân hơn
3 năm mà vẫn không thể quay về với nhau để chung sống hạnh phúc hoặc
sống ly thân hơn 3 năm theo quyết định của Tòa án thì Tòa án giải quyết
cho ly hôn mà không phải xem xét, đánh giá thực trạng quan hệ vợ chồng
và các bên không phải chứng minh tình trạng trầm trọng của hôn nhân”.
Thứ tư, cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc vợ phạm tội và
đang chấp hành án phạt tù
Cần bổ sung quy định căn cứ ly hôn khi chồng hoặc vợ phạm tội và đang
chấp hành án phạt tù, cụ thể như sau: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng
của người đang chấp hành án phạt tù yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết
cho ly hôn”.
Ngoài ra, luật hôn nhân và gia đình hiện hành nên kế thừa những quy định
của pháp luật trước đây về căn cứ ly hôn. Tại Sắc lệnh số 159/SL ngày
17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định: Một
trong những căn cứ ly hôn là trường hợp một bên vợ hoặc chồng can án
phạt giam. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho vợ chồng thực hiện quyền
được ly hôn khi một bên vợ, chồng co đạo đức không tốt, vi phạm pháp luật.

Quy định này cũng co ý nghĩa răn đe những người là vợ, chồng chuẩn bị
phạm tội phải suy nghĩ, đắn đo khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
và hậu quả của no đối với chính mình.
Gia đình co các chức năng cơ bản: Chức năng kinh tế, giáo dục, duy trì nòi
giống và thỏa mãn nhu cầu sinh lý, tình cảm. Khi một người đang chấp
hành án phạt tù thì không thực hiện được nghĩa vụ giữa vợ chồng. Vì vậy,
họ không thể duy trì hạnh phúc gia đình, không co trách nhiệm với gia đình,
không cùng nhau xây dựng mục đích của hôn nhân cũng như trong việc
chung tay nuôi dưỡng con cái. Việc duy trì hôn nhân chỉ là hình thức bên
ngoài. Mặt khác, người đang chấp hành án phạt tù thì không thể chăm lo
được về đời sống vật chất cũng như tinh thần cho gia đình, người phạm tội
15


co thể là người mất tư cách, co đạo đức xấu ảnh hưởng đến việc giáo dục
con cái.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu, chọn lọc cũng như việc tìm kiếm thu thập tài liệu từ
nhiều nguồn khác nhau, em đã phân tích, đánh giá các căn cứ ly hôn theo
các trường hợp trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Đồng thời qua đo trình
bày quan điểm cũng như đưa ra nhưng phương hướng gop phần hoàn
thiện hơn những căn cứ ly hôn mà luật định. Như vậy, việc dự liệu những
căn cứ ly hôn co thể xảy ra là điều không dex dàng gì và các nhà làm luật
cần co những nghiên cứu xem xét thật chính xác để tránh những sai sot
cũng như thiếu xot co thể xảy ra trong quá trình áp dụng pháp luật. Bài làm
trên của em tuy co sự nghiên cứu tìm tòi và tham khảo nhiều nguồn tài liệu,
tuy nhiên vẫn không thể tránh được những sai sot xảy ra. Mong thầy cô đưa
ý kiến giúp bài làm hoàn thiện hơn.

16



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Hoàn thiện căn cứ ly hôn trong Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014, truy cập Thứ 2 ngày 8/5/2017
/>
2.

ItemID=184
Bộ Tư Pháp- Nghiên cứu trao đổi – Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân


gia

đình

2014,

truy

cập

ngày12/8/2015

/>3.
4.

ItemID=1835

Giáo trình HN&GĐ
Luật HN&GĐ 2014

17



×