Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN đề KINH tế CHÍNH TRỊ QUÁ TRÌNH sản XUẤT tư bản CHỦ NGHĨA là QUÁ TRÌNH sản XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG dư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.34 KB, 20 trang )

2
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA LÀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ
TRỊ THẶNG DƯ
LỜI NĨI ĐẦU

Học thuyết giá trị thặng dư là một trong hai phát kiến vĩ đại của Mác. Trên
cơ sở lý luận giá trị, Mác đã phân tích một cách khách quan khoa học, dưới chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, q trình sản xuất hàng hố
là quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư và tích lũy tư bản. Nguồn gốc duy nhất của
giá trị thặng dư là do lao động làm thuê của người công nhân làm ra, việc thu được
ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên
giai cấp tư sản đã tìm mọi cách, mọi thủ đoạn, mọi phương tiện để đạt mục đích ấy.
Khi mục đích đạt được thì càng có điều kiện để sử dụng thủ đoạn, phương tiện,
cách thức tốt hơn và do đó khả năng tích lũy tư bản ngày càng tăng, đời sống của
người lao động ngày càng bị giảm sút, bần cùng hố giai cấp cơng nhân ngày càng
trở nên phổ biến.
Hiểu rõ vấn đề này nhằm giúp người học củng cố, nâng cao kiến thức,
xây dựng lập trường bản chất giai cấp công nhân và xây dựng niềm tin vào sự
nghiệp đổi mới của Đảng ta.
1. SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN VÀ SỨC LAO ĐỘNG
TRỞ THÀNH HÀNG HỐ

1.1. Sự chuyển hố của tiền thành tư bản

- Công thức chung của tư bản
Tiền là sản phẩm của lưu thơng hàng hố, đồng thời cũng là hình thức
biểu hiện đầu tiên của tư bản. Trên thị trường, tư bản lúc đầu đều biểu hiện
bằng một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản.
Sự vận động của tiền trong lưu thơng hàng hố giản đơn được xác định
theo cơng thức H-T-H (1). Tức là người sản xuất hàng hoá mang hàng hoá sản
xuất được ra thị trường bán thu tiền về và dùng tiền đó để mua những hàng


hố khác theo nhu cầu (cũng có thể là nhu cầu tiêu dùng hoặc là nhu cầu sản
xuất và giá trị không thay đổi).
Để tiền chuyển hố thành tư bản thì phải vận động theo công thức:
T − H − T ' (2). Tức là người chủ tiền mua hàng hoá, rồi bán hàng hố đó để thu

về với số tiền lớn hơn (giá trị đã thay đổi). Công thức (2) được gọi là công


3

thức chung của tư bản vì đối với mọi tư bản (tư bản sản xuất, tư bản thương
nghiệp, tư bản tiền tệ) đều là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
So sánh giữa hai công thức (1) và (2) có những điểm giống và khác nhau.
Điểm giống nhau thể hiện ở chỗ, đều cấu thành bởi hai nhân tố hàng và tiền; đều
chứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua và bán; đều biểu hiện quan hệ kinh tế
giữa người mua và người bán. Nhưng, giữa hai hình thức lưu thơng này có
những điểm khác nhau về chất. Có thể biểu hiện ở bảng so sánh như sau:
So sánh
Cơng thức (1)
Về trình tự sự Bắt đầu bằng hành vi bán, kết
vận động
thúc bằng hành vi mua. Hàng
hoá vừa là điểm bắt đầu, vừa
là điểm kết thúc. Còn Tiền tệ
là mơi giới trung gian.
Về mục đích sự Người mua những thứ hàng
vận động
hoá theo nhu cầu sử dụng nên
mục đích là giá trị sử dụng.


Cơng thức (2)
Bắt đầu bằng hành vi mua, kết
thúc bằng hành vi bán. Tiền tệ
vừa là điểm bắt đầu, vừa là điểm
kết thúc. Còn Hàng hố là mơi
gới trung gian.
Mục đích khơng phải là giá trị sử
dụng mà lá giá trị và là giá trị lớn
hơn giá trị ban đầu. Phần giá trị lớn
hơn đó, Mác gọi là giá trị thặng dư.
Tiền lúc này trở thành tư bản.
Như vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư
Giới hạn của sự Có giới hạn, tức là khi mua Khơng có giới hạn, bởi vì mục
vận động
được hàng hố cần sử dụng đích của nhà tư bản là giá trị
thi sự vận động sẽ kết thúc
thặng dư và là giá trị thặng dư
ngày càng nhiều.

Với tính cách là tư bản, cơng thức vận động T-H-T’; trong đó T’=T+t;
với t là lượng tiền dơi ra so với T ban đầu, gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu
bằng m.
- Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
Nhìn vào cơng thức chung của tư bản (T-H-T’), dường như giá trị
không chỉ được tạo ra trong lao động sản xuất mà cả trong lưu thơng, đây
chính là mâu thuẫn trong cơng thức chung của tư bản. Vậy, lưu thơng có tạo
ra giá trị và làm tăng thêm giá trị hay không?
C.Mác viết: “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không
thể xuất hiện ngồi lưu thơng. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời
không phải trong lưu thông”1

Vậy phải chăng lưu thông cũng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Mác
khẳng định lưu thông trong mọi trường hợp đều khơng tạo ra giá trị và do đó
cũng khơng tạo ra giá trị thặng dư.
1

C.Mác và Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, tr 294.


4

Lưu thơng là q trình trong đó diễn ra các hành vi mua và bán. Trong
trường hợp trao đổi ngang giá, tức là giá cả bằng giá trị. Chỉ thay đổi hình thái
giá trị là hàng hố thành tiền tệ, hoặc tiền tệ thành hàng hố. Cịn tổng số giá
trị cũng như phần giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn
khơng thay đổi.
Ví dụ:
1 kg thịt có giá trị 30.000đ thì:
Khi là người bán: bán 1kg thịt thì thu về 30.000đ
Khi là người mua: mua 1kg thịt thì bỏ ra 30.000đ
Số tiền mà người bán thu về và người mua bỏ ra là như nhau.
Tổng giá trị khơng có gì thay đổi.
Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, tức trao đổi với giá cả cao
hơn hoặc thấp hơn giá trị, nếu hàng hoá được bán cao hơn giá trị thì người
bán sẽ được thêm một số tiền, nếu hàng hoá bán thấp hơn giá trị thì người
mua sẽ được thêm một số tiền.
Nhưng trong nền kinh tế hàng hoá, người sản xuất hàng hoá vừa là
người mua vừa là người bán. Không thể chỉ có người bán mà khơng mua hoặc
ngược lại. Vì vậy, cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua.
Nên tổng giá trị cũng không thay đổi.
Ví dụ:

A là người bán thịt và B là người mua thịt. Giả sử giá trị 1kg thịt
là 30.000đ, nhưng khi bán chỉ là 28.000đ thì A mất 2000đ, còn B
được 2000đ. Được và mất là như nhau nên tổng giá trị không
thay đổi.
Trong trường hợp với người chuyên mua rẻ bán đắt thì tổng giá trị tồn
xã hội cũng khơng hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà những người này thu được
chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác.
Ví dụ:
Giá trị 1 tấn thóc là 4.000.000đ
Khi họ mua của A thấp hơn giá trị với giá 3.900.000đ
Khi họ bán cho B cao hơn giá trị với giá 4.100.000đ
Như vậy, họ được 200.000đ. Còn A và B mất 200.000đ.
Được và mất là như nhau, tổng giá trị khơng có gì thay đổi.


5

Tóm lại, lưu thơng hay trao đổi khơng hề tạo ra giá trị và do đó khơng
tạo ra giá trị thặng dư. Nhưng mặt khác, nếu khơng có lưu thơng thì cũng
khơng thu được giá trị thặng dư. Bởi vì nhờ lưu thông mà nhà tư bản mua
được thứ hàng hố đặc biệt, mà khi sử dụng nó thì nó tạo ra giá trị lớn hơn giá
trị chính bản thân nó. Phần giá trị lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Và
hàng hố đặc biệt đó chính là hàng hoá sức lao động.
Như vậy, giá trị thặng dư vừa sinh ra trong q trình lưu thơng, lại vừa
khơng thể sinh ra trong q trình ấy. Đó chính là mâu thuẫn trong công thức
chung của tư bản. C.Mác là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn
đó bằng lý luận về hàng hoá sức lao động.
1.2. Hàng hoá Sức lao động

- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hố

Sức lao động là tồn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong
một con người và được người đó sử dụng để sản xuất của cải vật chất.
Như vậy, để có của cải vật chất phục vụ nhu cầu cuộc sống thì trước hết cần
phải có sức lao động. Song khơng phải sức lao động lúc nào cũng là hàng hoá.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hố khi có những điều kiện sau đây:
Một là, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, nghĩa là
người có sức lao động có khả năng chi phối sức lao động ấy, kể cả tự do bán
sức lao động của mình.
Hai là, người có sức lao động khơng có những tư liệu sản xuất cần thiết
để tự mình đảm bảo cuộc sống nên họ phải bán sức lao động của mình cho
người khác sử dụng.
Quá trình lịch sử tách hàng loạt những người sản xuất nhỏ khỏi tư liệu
sản xuất bằng bạo lực là khởi điểm của sự thiết lập phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Việc sức lao động trở thành hàng hoá đánh dấu một bước ngoặt
cách mạng trong phương thức kết hợp người lao động với tư liệu sản xuất, là
một bước tiến lịch sử so với chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Sự
cưỡng bức lao động bằng biện pháp phi kinh tế đã được thay bằng việc ký kết
hợp đồng mua và bán giữa hai người bình đẳng về hình thức: giữa người sở
hữu sức lao động với người sở hữu tư liệu sản xuất. Sự bình đẳng về hình thức
ấy che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chế độ bóc lột được xây dựng
trên sự đối kháng lợi ích kinh tế giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột.


6

- Hai thuộc tính của hàng hố sức lao động
Cũng như mọi hàng hoá, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính:
giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là cơng dụng của hàng hố
sức lao động, thể hiện trong qúa trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hố sức lao

động để sản xuất ra hàng hố.
Tính chất đặc biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động ở chỗ
khi sử dụng thì nó tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó. Phần giá trị
lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư bị nhà tư bản chiếm đoạt.
Giá trị của hàng hoá sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động được thực hiện thông qua tiêu dùng của công nhân. Bởi vậy, giá trị hàng
hố sức lao động là tồn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất ra sức lao động, để duy trì đời sống của cơng nhân làm th, gia đình
họ và những chi phí đào tạo cần thiết theo yêu cầu sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Là hàng hoá đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hố
thơng thường ở chỗ là nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử. Nhu
cầu của cơng nhân khơng chỉ có những nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả nhu
cầu về tinh thần (giải trí, sách báo, đào tạo …). Nhu cầu đó cịn phụ thuộc vào
hồn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, trình độ văn minh, vào điều kiện
lịch sử hình thành giai cấp cơng nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu.
Nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì một mặt nhu cầu về lao
động phức tạp ngày càng tăng, chi phí đào tạo càng lớn; mặt khác, nhu cầu về
hàng hoá và dịch vụ mới cũng sẽ tăng theo sự tiến bộ của sản xuất, do đó bản
thân giá trị sức lao động cũng tăng theo. Nhưng theo đà phát triển của năng
suất lao động, giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ lại có xu hướng giảm.
Như vậy giá trị hàng hoá sức lao động vận động theo hai xu hướng đối lập
nhau. Để xác định giá trị sức lao động ở một thời điểm nào đó cần phân tích
cụ thể sự vận động của hai xu hướng này.
Tóm lại, tư bản xuất hiện trong lưu thông để mua được hàng hoá sức
lao động, nhưng tiêu dùng sức lao động lại ở trong q trình sản xuất, chính
trong lĩnh vực này giá trị và giá trị thặng dư được tạo ra đồng thời với việc tạo
ra những giá trị sử dụng.



7
2. SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA LÀ SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

2.1. Qúa trình sản xuất giá trị thặng dư

Mục đích của sản xuất hàng hố tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị
thặng dư. Nhưng, để sản xuất giá trị thặng dư, trước hết nhà tư bản phải tổ
chức sản xuất ra những hàng hố có giá trị sử dụng, vì giá trị sử dụng là nội
dung vật chất của hàng hoá, là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Đây cũng
chính là quá trình tiêu dùng hàng hố sức lao động và tư liệu sản xuất để sản
xuất ra giá trị thặng dư. Trong đó, tư liệu sản xuất là của nhà tư bản, công
nhân là những người làm thuê, nên đặc điểm của qúa trình sản xuất hàng hố
tư bản chủ nghĩa là cơng nhân làm việc dưới sự kiểm sốt của nhà tư bản, sản
phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Để hiểu rõ quá trình sản xuất giá trị thặng dư, ta lấy qúa trình kéo bơng
thành sợi để làm ví dụ.
Giả định: Nhà tư bản mua sức lao động của người công nhân là
60.000đ để làm việc trong 10 giờ. Cứ 5 giờ thì người cơng nhân kéo được 1kg
bông thành 1 kg sợi và mỗi giờ, giá trị sử dụng của sức lao động tạo ra được
12.000đ. Hao mịn máy móc để kéo 1 kg bơng thành 1kg sợi là 10.000đ, giá
trị 1kg bông là 60.000đ. Vậy giá trị 1kg sợi là:
Tiền mua 1 kg bông
Tiền hao mịn máy móc để kéo 1kg bơng thành 1
kg sợi
Giá trị do giá trị sử dụng của sức lao động tạo ra
trong q trình kéo 1kg bơng thành 1kg sợi
Tổng

60.000đ
10.000đ

60.000đ
130.000đ

Nhà tư bản mua sức lao động của người công nhân là để làm việc trong
thời gian 10 giờ chứ không phải làm trong 5 giờ. Nên người công nhân phải
tiếp tục làm việc trong 5 giờ còn lại và cũng kéo được 1kg bông thành 1kg sợi
và giá trị của 1kg sợi lúc này là 130.000đ. Giá trị 2kg sợi mà nhà tư bản thu
về là: 2 × 130.000đ = 260.000đ
Nhưng số tiến mà nhà tư bản chi ra để sản xuất được 2 kg sợi là:


8

Tiền mua 2 kg bơng
Tiền hao mịn máy móc để sản xuất 2 kg sợi

2 × 60.000đ = 120.000đ
2 × 10.000đ = 20.000đ

Tiền mua sức lao động để sản xuất 2 kg sợi
Tổng

60.000đ
200.000đ

So sánh giữa thu (260.000đ) và chi (200.000đ) thì nhà tư bản thu về
được một khoản dơi ra là 60.000đ. Sở dĩ có khoản dơi ra này là do giá trị sử
dụng sức lao động của người công nhân tạo ra không được trả công mà bị nhà
tư bản chiếm đoạt bỏ túi. Phần giá trị đó gọi là giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là giá trị mới do lao động của người công nhân tạo ra

ngoài giá trị sức lao động, là kết quả lao động khơng cơng của cơng nhân cho
nhà tư bản.
Vì vậy, C.Mác viết: “Bí quyết của sự tăng thêm giá trị của tư bản quy
lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất
định của người khác”1. Bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản là ở đó. Sở dĩ
nhà tư bản chi phối được số lao động khơng cơng ấy vì nhà tư bản là người
chiếm hữu tư liệu sản xuất. Do điều kiện này mà nền sản xuất trở thành nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Tư bản bất biến, tư bản khả biến
Để có giá trị thặng dư, nhà tư bản ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất
và sức lao động. Số tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động gọi là tư bản.
Vai trò của tư liệu sản xuất và sức lao động trong qúa trình tạo ra giá trị thặng
dư là khác nhau. Nên trong qúa trình nghiên cứu, C.Mác đã phân chia tư bản
thành 2 bộ phận, tư bản bất biến, ký hiệu là c và tư bản khả biến, ký hiệu là v.
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản
xuất. Trong quá trình sản xuất, giá trị của các tư liệu sản xuất được chuyển
hoá, bảo tồn và tái hiện trong giá trị của sản phẩm mới. Tức là giá trị của các
tư liệu sản xuất không lớn lên và cũng không mất đi.
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động. Sau quá
trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người cơng nhân tạo ra một
giá trị mới không những đủ bù đắp lại giá trị sức lao động do nhà tư bản đã trả
cho cơng nhân, mà cịn có bộ phận giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Và do vậy,
1

C.Mác và Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr.735


9

bộ phận tự bản dùng để mua sức lao động đã có sự biến đổi về lượng trong q

trình sản xuất. Sự biến đổi về lượng đó do tính đặc biệt của giá trị sử dụng hàng
hoá sức lao động. Sức lao động là hàng hố nên nó có 2 thuộc tính giá trị và giá
trị sử dụng. Tức là khi sử dụng sức lao động, giá trị sử dụng hàng hoá sức lao
động đã tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó. Từ đây, cơng thức giá trị
của hàng hoá được viết như sau:
G=c+v+m
Trong đời sống hiện thực, các xí nghiệp sử dụng máy móc và cơng
nghệ hiện đại thì năng suất lao động cao hơn và nhờ đó thu được lợi nhuận
nhiều hơn. Điều đó gây ra cảm tưởng sai lầm là máy móc cũng tạo ra giá trị
thặng dư. Cũng như mọi bộ phận cấu thành khác của tư bản bất biến, máy
móc khơng tạo ra giá trị mặc dù đó là một yếu tố khơng thể thiếu của bất cứ
q trình sản xuất hiện đại nào, yếu tố đó có vai trị ngày càng quan trọng đối
với sự tiến bộ của loài người. Mấu chốt để nhận thức đúng vấn đề này là học
thuyết về tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là lao động cụ thể
và lao động trừu tượng. Về phương diện lao động cụ thể, máy móc, cơng nghệ
mới là phương tiện để nâng cao sức sản xuất của lao động. Khi sức sản xuất
của lao động được nâng cao thì một mặt, giá trị cá biệt của một sản phẩm
được tạo ra sẽ thấp hơn giá trị xã hội của sản phẩm đó, và nhờ vậy, khi máy
móc chưa được áp dụng phổ biến, nhà tư bản thu được lợi nhuận siêu ngạch;
mặt khác, số lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ nhiều hơn, do đó, tổng khối lượng
lợi nhuận mà nhà tư bản thu được cũng lớn hơn trước. Máy móc dù hiện đại
như thế nào cũng chỉ là lao động chết. Nó phải được lao động sống “cải tử
hoàn sinh” để biến thành yếu tố của q trình lao động. Nó chỉ là phương tiện
– nhờ đó sức sản xuất của lao động tăng lên.
Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến giúp ta
hiểu sâu hơn về vai trò của từng bộ phận trong qúa trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Giá trị của tư liệu sản xuất và sức lao động là những bộ phận cấu thành
nên giá trị của hàng hố. Chỉ có sức lao động của người công nhân mới tạo ra
giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
- Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư



10

Sau khi vạch trần bản chất bóc lột của nhà tư bản đối với người cơng
nhân, C.Mác nghiên cứu trình độ và quy mơ của sự bóc lột. Tức là nghiên cứu
tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư (m) với
tư bản khả biến (v). Kí hiệu (m’).
m' =

m
×100%
v

Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh mức độ bóc lột của nhà tư bản đối
với người cơng nhân. Nó chỉ rõ, trong tổng số giá trị mới do sức lao động tạo
ra thì cơng nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu.
Đồng thời, tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao động, phần
thời gian lao động thặng dư (t’) mà công nhân làm cho nhà tư bản bằng bao
nhiêu phần trăm so với phần thời gian lao động tất yếu họ làm cho mình. Do
đó, cơng thức tỷ suất giá trị thặng dư cịn có dạng:
t'
m' = ×100%
t
Trong đó:

t: Thời gian lao động tất yếu
t’: Thời gian lao động thặng dư


Nếu chỉ xét dưới góc độ kinh tế thì (m’) chỉ là một chỉ tiêu nói lên hiệu
qủa sử dụng lao động sống. Sản xuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển, tiến bộ
khoa học, kỹ thuật càng được ứng dụng thì tỷ suất giá trị thặng dư càng tăng.
Nhưng, tỷ suất giá trị thặng dư chỉ mới phản ánh mức độ bóc lột chứ
chưa nói lên được quy mơ bóc lột. Phạm trù khối lượng giá trị thặng dư phản
ánh quy mô của sự bóc lột.
Khối lượng giá trị thặng dư (M) là số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản
thu được trong một thời gian sản xuất nhất định và được tính bằng cơng thức:
M =

m
× 100% × V = m'.V
v

Trong đó, V là tổng tư bản khả biến được sử dụng trong thời gian đó.
Khối lượng giá trị thặng dư tùy thuộc vào hai yếu tố (m’) và V. Điều đó
có nghĩa là khối lượng giá trị thặng dư phụ thuộc vào thời gian, cường độ lao
động của mỗi công nhân và số lượng công nhân mà nhà tư bản sử dụng.
- Giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối và siêu ngạch


11

Để có được khối lượng giá trị thặng dư ngày càng lớn, nhà tư bản sử
dụng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ theo điều kiện kinh tế - kỹ thuật trong
từng giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Có hai phương pháp cơ bản để
sản xuất giá trị thặng dư là tuyệt đối và tương đối.
Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày
lao động, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao
động tất yếu khơng thay đổi.

Trong đó, thời gian lao động tất yếu là thời gian mà lao động của người
công nhân đã được trả công. Ngày lao động là thời gian nhà tư bản đã thoả
thuận với người công nhân phải làm việc trong 1 ngày. Thời gian lao động
thặng dư là thời gian mà lao động của người công nhân khơng được trả cơng.
Ví dụ: Trong qúa trình kéo bông thành sợi ở mục (2.1), ngày lao động
là 10 giờ, thời gian lao động tất yếu là 5 giờ và thời gian lao động thặng dư là
5 giờ.
Và m' = m × 100% = 5 × 100% = 100%
v
5
Khi nhà tư bản sử dụng phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối,
kéo dài ngày lao động là 12 giờ thì thời gian lao động tất yếu vẫn là 5 giờ, còn
thời gian lao động thặng dư lúc này sẽ là 7 giờ.
Thời gian lao
động tất yếu

Thời gian lao động
thặng dư

5 giờ

7 giờ

0 giờ

5 giờ

12 giờ

Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư: m' = m × 100% = 7 × 100% = 140%

v
5
Nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày lao động của người công nhân,
nhưng việc kéo dài đó khơng thể vượt qúa giới hạn sinh lý của người cơng
nhân. Vì họ cịn phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức
khỏe. Việc kéo dài thời gian ngày lao động sẽ gặp cịn bị sự phản kháng của
giai cấp cơng nhân.
Giai cấp tư sản muốn kéo dài ngày lao động, cịn giai cấp cơng nhân lại
muốn rút ngắn thời gian lao động. Do đó, độ dài ngày lao động có thể co giãn


12

và việc xác định độ dài ấy tùy thuộc vào so sánh lực lượng trong cuộc đấu
tranh giữa hai giai cấp nói trên. Điểm dừng của độ dài ngày lao động là điểm
mà ở đó lợi ích kinh tế của nhà tư bản và lợi ích kinh tế của người lao động
được thực hiện theo một thoả hiệp tạm thời.
Khi độ dài ngày lao động đã được xác định, nhà tư bản lại tìm cách
tăng cường độ lao động của cơng nhân. Tăng cường độ lao động có nghĩa là
chi phí nhiều sức lao động hơn trong một khoảng thời gian nhất định, nên về
thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động. Vì vậy, kéo dài thời gian
lao động và tăng cường độ lao động là hai biện pháp để sản xuất giá trị thặng
dư tuyệt đối.
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời
gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời
gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi.
Lấy qúa trình kéo bơng thành sợi ở mục 2.1 làm ví dụ.
Khi nhà tư bản sử dụng phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối
thì ngày lao động vẫn là 10 giờ, giả sử thời gian lao động tất yếu là 2 giờ. Thì
thời gian lao động thặng dư tăng lên tương ứng là 8 giờ.

Thời gian lao
động tất yếu

Thời gian lao động
thặng dư

2 giờ

0 giờ

8 giờ

2 giờ

5 giờ

10 giờ

Như vậy, m' = m × 100% = 8 × 100% = 400%
v

2

Thời gian lao động tất yếu là thời gian tạo ra một giá trị bằng giá trị sức
lao động. Giá trị sức lao động được quyết định bởi giá trị các tư liệu tiêu dùng
và dịch vụ để sản xuất, tái sản xuất ra sức lao động, nên muốn hạ thấp giá trị
sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho
người cơng nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng năng suất lao
động ở khu vực sản xuất tư liệu sinh hoạt, hoặc tăng năng suất lao động ở khu
vực sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt.



13

Khi năng suất lao động ở khu vực sản xuất tư liệu sinh hoạt tăng thì giá
trị các tư liệu sinh hoạt giảm xuống, thời gian để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt
cho một công nhân được rút ngắn. Hay nói cách khác, thời gian lao động tất
yếu giảm.
Cịn với khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh
hoạt, nếu tăng năng suất thì giá trị mỗi tư liệu sản xuất giảm xuống, nên giá trị
các tư liệu sinh hoạt do các tư liệu sản xuất đó sản xuất ra cũng giảm theo.
Nên thời gian để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt cho công nhân được rút ngắn.
Muốn tăng năng suất lao động phải tiến hành cải tiến sản xuất, đổi mới
công nghệ, mà điều này trước tiên thường chỉ có thể diễn ra ở một số xí
nghiệp nào đó, cịn số đơng các xí nghiệp khác thì chưa có điều kiện để tiến
hành. Từ đó xuất hiện giá trị thặng dư siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp
dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị
trường của nó. Khi số đơng các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và cơng nghệ
thì giá trị thặng dư siêu ngạch khơng cịn nữa. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu
ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối; vì giá trị thặng
dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất
lao động, chỉ khác nhau ở chỗ một bên là tăng năng suất lao động cá biệt và
một bên là tăng năng suất lao động xã hội.
Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm
thời, nhưng trong phạm vi xã hội thì nó lại thường xun tồn tại. Giá trị thặng dư
siêu ngạch là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để
tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ của mình trong cạnh tranh.
2.2. Sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa
tư bản


Tư bản là một quan hệ xã hội, là quan hệ sản xuất giữa giai cấp tư sản
và giai cấp công nhân làm thuê.
Nếu các quy luật của sản xuất hàng hoá giản đơn biểu hiện bản chất các
mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất nhỏ dựa trên lao động của
bản thân mình, thì các quy luật của sản xuất hàng hố tư bản chủ nghĩa dựa
trên cơ sở lao động làm thuê. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất tư bản chủ
nghĩa là quy luật giá trị thặng dư.


14

Sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản trên cơ sở
tăng cường bóc lột lao động làm thuê dựa vào việc mở rộng quy mô sản xuất,
cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ là nội dung của quy luật giá trị
thặng dư.
Quy luật giá trị thặng dư chỉ rõ, sản xuất giá trị thặng dư là mục đích, là
động lực của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nó phản ánh mối quan hệ cơ bản
trong xã hội tư bản: quan hệ giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, là quan hệ
giữa người bị bóc lột và kẻ đi bóc lột. Để xố bỏ áp bức, bất cơng, xóa bỏ chế
độ người bóc lột người thi giai cấp vơ sản, quần chúng nhân dân lao động
phải nhất tề đứng lên đấu tranh để thủ tiêu giai cấp tư sản và chế độ tư bản
chủ nghĩa. Không mơ hồ, ảo tưởng rằng chủ nghĩa tư bản sẽ tự tiêu vong, vô
sản và tư sản sẽ dung hợp, đến một mức độ nào đó quyền lợi sẽ như nhau,
như thuyết “hội tụ”, “xã hội hậu công nghiệp”, “Nhà nước phúc lợi chung”,
mà các học giả tư sản đã từng phô diễn.
Quy luật giá trị thặng dư quy định sự ra đời, tồn tại, phát triển và diệt
vong của chủ nghĩa tư bản. Lịch sử đã từng tồn tại các phương thức sản xuất
bóc lột: chiếm hữu nơ lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Song, chỉ dưới
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới có bóc lột giá trị thặng dư – là

hình thức bóc lột tinh vi; giá trị thặng dư trở thành nguồn thu nhập duy nhất
của giai cấp tư sản, là mục đích tối cao mà chủ nghĩa tư bản vươn tới nên nó
tìm mọi cách để đạt được mục đích đó. Cũng vì mục đích giá trị thặng dư mà
làm cho mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, cách mạng xã
hội sẽ là tất yếu để xoá bỏ chủ nghĩa tư bản nhằm hướng loài người vào xây
dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn.
Với nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng ta xác định nền kinh tế mà ta xây dựng là “Nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”, trong đó có kinh tế tư bản tư nhân – điều đó có
nghĩa là ta tạm thời chấp nhận có sự bóc lột. Nhưng điểm khác cơ bản so với
chủ nghĩa tư bản là quá trình bóc lột của các nhà tư bản phải đặt dưới sự kiểm
tra, kiểm soát của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hướng tới mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do vậy, bên
cạnh chính sách kinh tế, cịn có chính sách xã hội để thu hẹp khoảng cách thu
nhập giữa người nghèo và người giàu.


15
3. TÍCH LŨY TƯ BẢN

3.1. Giá trị thặng dư – nguồn gốc của tích lũy tư bản

Sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở
rộng do quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản và sự cạnh tranh quyết
liệt giữa các nhà tư bản quyết định. Muốn tái sản xuất mở rộng, cần phải tăng
thêm số tư bản ứng trước để mua thêm tư liệu sản xuất và sức lao động.
Trong tái sản xuất mở rộng, giá trị thặng dư được chia làm hai phần:
một phần dành vào mục đích tiêu dùng của nhà tư bản, một phần vào mục
đích tăng thêm tư bản ứng trước. Sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư trở

lại thành tư bản hay việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản được gọi là tích
lũy tư bản.

m
G1 = c + v + m 1
 m2
Trong đó: m1 là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sử dụng để tiêu dùng
m2 là giá trị thặng dư mà nhà tư bản dùng để mua c và v để

mở rộng quy mộ sản xuất.
Như vậy, quy mô sản xuất của chu kỳ sau sẽ là: G2 = c+c + v+v + m+m
Việc phân tích qúa trình sản xuất giá trị thặng dư đã chỉ ra nguồn gốc
giá trị thặng dư là lao động không được trả công của người công nhân bị nhà
tư bản chiếm đoạt. Việc phân tích q trình tích lũy tư bản giúp ta nhận thức
rõ tư bản sinh ra từ giá trị thặng dư như thế nào. Nói cách khác, toàn bộ của
cải của giai cấp tư sản đều do lao động của công nhân tạo ra, nên giai cấp
công nhân có quyền chiếm hữu số của cải do mình đã làm ra. Thế nhưng trên
thực tế không diễn ra, đây chính là mâu thuẫn trong xã hội tư bản.
3.2. Những nhân tố quyết định quy mơ tích lũy tư bản

Một là, trình độ bóc lột giá trị thặng dư.
Khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư C.Mác giả định rằng,
tiền công bằng giá trị sức lao động (vì trong thực tế có nhiều trường hợp tiền
cơng thấp hơn giá trị để tăng thêm tích lũy).
Muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy
móc, thiết bị và cơng nhân. Nhưng ở đây, nhà tư bản không tăng thêm công
nhân mà bắt số cơng nhân hiện có cung cấp thêm một lượng lao động bằng


16


cách tăng thời gian lao động và cường độ lao động; đồng thời, tận dụng một
cách triệt để công suất của số máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu
tương ứng. Cái lợi của nhà tư bản ở đây là không cần ứng thêm tư bản để thuê
thêm công nhân, mua thêm máy móc, thiết bị và máy móc được khấu hao
nhanh hơn, hao mịn vơ hình và chi phí bảo quản giảm được nhiều hơn.
Hai là, năng suất lao động.
Năng suất lao động xã hội tăng làm cho giá trị tư liệu sản xuất và tư
liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ qủa cho tích lũy: một là, với
khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần giành cho tích lũy có thể lấn sang
phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản khơng giảm mà vẫn có
thể bằng hoặc cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành
cho tích lũy cũng có thể chuyển hố thành một khối lượng tư liệu sản xuất và
sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước.
Như vậy, quy mơ tích lũy không chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá trị
thặng dư tích lũy được, mà cịn phụ thuộc vào khối lượng hiện vật do khối lượng
giá trị thặng dư đó chuyển hố thành. Cho nên, sự giàu có của xã hội và khả
năng không ngừng tái sản xuất mở rộng sự giàu có đó khơng phải chủ yếu do độ
dài lao động thặng dư mà chủ yếu do năng suất lao động thặng dư quyết định.
Ba là, chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động đều hoạt
động trong quá trình sản xuất như máy móc, nhà xưởng và những cơng cụ lao
động khác. Tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được
chuyển vào sản phẩm dưới dạng khấu hao. Do đó, tồn tại sự chênh lệch giữa
tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ
của lực lượng sản xuất. Sau khi trừ đi những tổn phí hàng ngày trong việc sử
dụng máy móc và cơng cụ lao động (nghĩa là sau khi trừ đi giá trị hao mòn
của chúng đã chuyển vào sản phẩm) nhà tư bản sử dụng những máy móc và
cơng cụ lao động đó mà khơng địi hỏi một chút chi phí nào khác.
Tư liệu lao động là những thứ được dùng để tạo ra sản phẩm, tuy được

sử dụng toàn bộ, nhưng chỉ chuyển từng phần của nó vào sản phẩm. Cho nên,
các tư liệu lao động có đặc tính là phục vụ không công giống như lực lượng tự
nhiên. Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản
tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của tư liệu lao động càng


17

nhiều. Sự phục vụ khơng cơng đó của lao động quá khứ xảy ra là nhờ có lao
động sống nắm lấy và làm cho nó sống lại. Chúng cũng sẽ được tích lũy lại
cùng với quy mơ ngày càng tăng của tích lũy tư bản.
Có thể minh họa điều đó bằng biểu đồ máy dệt vải như sau:
Thế
hệ
máy
I
II
III

Giá trị
máy
(VNĐ)
10.000.00
0
14.000.00
0
18.000.00
0

Năng lực

sản xuất
(mét)

Chênh lệch
Khấu hao giữa tư bản sử
của 1 mét dụng và tư bản
vải(VNĐ)
tiêu dùng
(VNĐ)

Khả năng tích luỹ tăng so
với thế hệ máy I (VNĐ)

1.000.000

10

9.999.990

2.000.000

7

13.999.993 2.000.000(10-7)= 6.000.000

3.000.000

6

17.999.994 3000.000(10-6)=12.000.000


Bốn là, quy mô tư bản ứng trước
Trong công thức: M = m'.V , nếu (m’) khơng đổi thì khối lượng giá trị
thặng dư chỉ có thể tăng khi tổng tư bản khả biến tăng. Tất nhiên, tư bản bất
biến cũng phải tăng theo quan hệ tỷ lệ nhất định. Do đó, muốn tăng khối
lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản ứng trước.
Quy mô tư bản ứng trước càng lớn thì quy mơ sản xuất càng được mở
rộng theo chiều rộng và theo chiều sâu. Do đó, các nhân tố làm tăng quy mơ
tích lũy tư bản nói trên càng có điểu kiện để thực hiện.
3.3 Quy luật chung của tích lũy tư bản

- Q trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Sản xuất bao giờ cũng là sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức
lao động. Sự kết hợp của chúng dưới hình thái hiện vật gọi là cấu tạo kỹ thuật.
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với
số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó, biểu hiện dưới
các hình thức: số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một cơng nhân
sử dụng trong một thời gian nào đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất.
Ví dụ:
10 máy
200 kw
200 kg bơng
;
;
1 cơng nhân 1 công nhân 1 công nhân


18


Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất
biến và tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất. Cách tính theo cơng
thức:

c
v

Ví dụ: 1000K được phân thành 800 c và 200 v
Cấu tạo hữu cơ của tư bản lúc này sẽ là:

c 800 4
=
=
v 200 1

Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi. C.Mác
dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ để phán ánh mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ
của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và
phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạo
hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng. Sự
tăng lên đó biểu hiện ở chỗ: Bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận
tư bản khả biến.
Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư liệu
sản xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc, thiết bị là điều kiện để
tăng năng suất lao động, còn nguyên liệu tăng theo năng suất lao động. Điều
đó phản ánh quá trình tích lũy tư bản sử dụng nhiều máy móc để thay thế lao
động sống làm cho nhu cầu về lao động giảm hình thành nạn thất nghiệp
trong xã hội tư bản.
- Q trình tích lũy tư bản là q trình tích tụ và tập trung tư bản ngày

càng tăng.
Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích lũy của từng
nhà tư bản riêng lẻ, nó là kết qủa tất nhiên của tích lũy. Tích tụ tư bản, một
mặt, là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mặt
khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của
sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản.
Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá
biệt lớn. Đây là sự tập trung những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính
độc lập riêng biệt của chúng, là việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư bản
khác, là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành một số tư bản lớn.
Cạnh tranh và tín dụng là hai đòn bẩy mạnh nhất của tập trung tư bản.
Do cạnh tranh mà tập trung tư bản có thể diễn ra bằng biện pháp tự nguyện


19

hay cưỡng bức. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là một phương tiện để tập trung
những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội vào tay nhà tư bản.
Tích tụ và tập trung tư bản giống và khác nhau:
Giống nhau: Đều làm tăng quy mô tư bản cá biệt.
Khác nhau:
Nguồn gốc
Khả năng
Giới hạn
Phản ánh mối quan
hệ

Tích tụ tư bản

Tập trung tư bản

Từ quy mô các tư bản cá
Từ giá trị thặng dư
biệt
Làm tăng quy mô tư bản Chỉ tăng quy mô tư bản cá
cá biệt và tư bản xã hội
biệt
Phụ thuộc vào khối lượng
Trên phạm vi toàn xã hội
giá trị thặng dư
Giữa các nhà tư bản với
Giữa tư bản và lao động
nhau

Q trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa cũng ngày càng trở thành nền sản xuất xã hội hoá cao độ,
làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng sâu sắc thêm.
- Q trình tích lũy tư bản là q trình bần cùng hố giai cấp vơ sản
Chính sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho số cầu tương
đối về sức lao động cũng có xu hướng giảm, làm xuất hiện nạn nhân khẩu
thừa gây ra tình trạng thất nghiệp.
Thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên trong xã hội tư bản chủ nghĩa và
không sao khắc phục được. Và dẫn đến sự bần cùng hoá của giai cấp cơng nhân.
Q trình tích lũy tư bản là q trình tích lũy sự giàu có về phía giai
cấp tư sản, là q trình tích lũy sự nghèo khó, bần cùng về phía những người
lao động. Hai mặt này là tiền đề cho nhau. Tư bản càng có thêm của cải thì
càng có điều kiện để tăng cường bóc lột, cuộc sống càng xa hoa. Giai cấp
công nhân càng bần cùng thì càng phải chấp nhận bị bóc lột, cống nạp lao
động không công nhiều hơn cho nhà tư bản.
Bần cùng hố giai cấp vơ sản biểu hiện dưới hai dạng: bần cùng hoá
tuyệt đối và bần cùng hoá tương đối.

Sự bần cùng hố tuyệt đối giai cấp vơ sản biểu hiện ở mức sống bị
giảm sút. Sự giảm sút này không chỉ trong trường hợp tiêu dùng cá nhân tụt
xuống một cách tuyệt đối mà cả khi tiêu dùng cá nhân tăng lên, nhưng mức
tăng đó chậm hơn mức tăng nhu cầu do chi phí sức lao động nhiều hơn.


20

Sự bần cùng hố tương đối giai cấp vơ sản biểu hiện ở tỷ lệ thu nhập
của giai cấp công nhân trong thu nhập quốc dân ngày càng giảm, còn tỷ lệ thu
nhập của giai cấp tư sản ngày càng tăng. Ở đây mức thu nhập tuyệt đối của
giai cấp cơng nhân có thể tăng hơn trước, nhưng mức thu nhập tuyệt đối của
giai cấp tư sản còn tăng hơn nhiều, nên thu nhập tương đối của giai cấp công
nhân lại giảm xuống.
Trước một số biến đổi trong quan hệ sở hữu, phân phối của chủ nghĩa
tư bản đương đại, có ý kiến cho rằng, ngày nay, ở các nước tư bản phát triển,
giai cấp cơng nhân khơng cịn bị bần cùng hố tuyệt đối nữa. Đó là sự đánh
giá không đúng. Để nhận thức rõ vấn đề này cần hiểu đúng về bần cùng hố
tuyệt đối giai cấp vơ sản. Không nên cho rằng mức sống của giai cấp công
nhân ở thời kỳ này, năm này dường như bị hạ thấp so với thời kỳ trước, năm
trước. Bởi vì, mức sống là một phạm trù lịch sử, phát triển theo sự phát triển
của nền văn minh. Người công nhân có mức sống cao hơn người nơng nơ và
người nơ lệ vì người cơng nhân ở vào giai đoạn phát triển cao hơn của lịch sử.
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cùng với sự phát triển
của lực lượng sản xuất xã hội, của mức sống chung của xã hội thì mức sống
của giai cấp cơng nhân không phải đứng im mà cũng tất yếu tăng lên, những
yếu tố hợp thành giá trị hàng hoá sức lao động cũng tất yếu phải thay đổi cả
về cơ cấu, số lượng, chất lượng. Tuy nhiên, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa
khơng phải mọi người đều có mức sống như nhau: có người sống ở mức cao,
có người sống ở mức thấp, khơng ít người sống dưới mức tối thiểu. Cái hố

ngăn cách người giàu và người nghèo trong xã hội ngày càng rộng hơn.
Cũng cần chú ý rằng, sự bần cùng hố tuyệt đối của giai cấp vơ sản chỉ
là một xu hướng, tuy là tất yếu nảy sinh, nhưng vẫn chỉ là một xu hướng.
Điều đó có nghĩa là, bên cạnh xu hướng đó cịn có những xu hướng khác cũng
có tính tất yếu, như xu hướng chống lại sự bần cùng hố tuyệt đối. Chính điều
này làm cho những biểu hiện của sự bần cùng hoá của giai cấp vô sản diễn ra
trong hiện thực cụ thể không đơn giản chút nào. Ở nơi này, lúc này, bộ phận
này sự bần cùng hoá biểu hiện ra một cách rõ rệt; trong khi đó, ở nơi khác, lúc
khác, bộ phận khác, sự bần cùng hố lại khơng rõ nét lắm. Chính cuộc đấu


21

tranh của giai cấp công nhân đã “đặt giới hạn cho sự chiếm đoạt bạo ngược
của tư bản”1.

1

C.Mác và Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.16, tr.199


22
KẾT LUẬN

Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là nền sản xuất ra giá trị thặng dư và giá trị
thặng dư ngày càng nhiều là mục đích, là nguồn thu nhập duy nhất cho giai cấp
tư sản. Điều đó nói lên giai cấp tư sản càng giàu có bao nhiêu thì giai cấp vơ sản
càng bị bóc lột nặng nề bấy nhiêu và mâu thuẫn vốn có trong lịng xã hội tư bản
ngày càng gay gắt. Vì lẽ đó, ngày nay nhằm xoa dịu mâu thuẫn, giai cấp tư sản
đã tìm mọi cách để biến đổi, thích nghi trên mọi yếu tố của hình thái kinh tế - xã

hội nhằm duy trì, kéo dài sự thống trị của giai cấp tư sản. Song sự biến đổi thích
nghi ấy nó khơng những khơng giải quyết được mâu thuẫn mà nó cịn làm cho
các mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn. Học thuyết giá trị thặng dư của Mác ra
đời là ngọn đuốc soi đường thức tỉnh giai cấp công nhân đứng dậy đấu tranh
để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Lịch sử đã trải qua bao biến cố thăng
trầm, phong trào cách mạng có lúc bị thối trào nhưng xu hướng chung của xã
hội lồi người vẫn là hịa bình, hợp tác và bình đẳng. Nội dung của thời đại
vẫn là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế
giới mở đầu bằng cách mạng Tháng mười Nga vĩ đại, do vậy, học thuyết giá
trị thặng dư trong thời đại ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.



×