Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.29 KB, 22 trang )

đại học quốc gia hà nội
khoa luật

CAO ĐĂNG VINH

những quy định đặc thù
trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
: 60 38 50

tóm tắt luận văn thạc sĩ luật học

hà nội 2009


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NHỮNG QUY

8

ĐỊNH ĐẶC THÙ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT PHÁ


SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG

1.1.

Tổng quan về hoạt động của tổ chức tín dụng

8

1.1.1.

Khái niệm và phân loại tổ chức tín dụng

8

1.1.2.

Hoạt động của tổ chức tín dụng

10

1.1.2.1.

Hoạt động huy động vốn

10

1.1.2.2.

Hoạt động cấp tín dụng


11

1.1.2.3.

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

12

1.1.2.4.

Các hoạt động kinh doanh khác

13

1.2.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng những quy định

13

đặc thù trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng
1.2.1.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của các tổ chức tín dụng trong

14

việc duy trì sự ổn định và phát triển của nền tài chính quốc gia
1.2.2.


Xuất phát từ tính chất rủi ro cao trong hoạt động của các tổ

16

chức tín dụng
1.2.3.

Xuất phát từ sự ảnh hưởng của việc phá sản tổ chức tín dụng

18

đối với hệ thống tài chính quốc gia
1.2.4.

Xuất phát từ tính chất đặc thù trong nghiệp vụ thanh toán của các

20


tổ chức tín dụng
1.2.5.

Xuất phát từ tính chất đặc thù về chủ nợ và con nợ trong hoạt

22

động của tổ chức tín dụng
1.2.6.

Xuất phát từ sự chi phối lớn của Nhà nước đối với hoạt động


23

của tổ chức tín dụng
1.3.

Tổng quan pháp luật các nước trong việc xử lý tổ chức tín

24

dụng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán
1.3.1.

Kinh nghiệm của một số nước trong việc xử lý tổ chức tín

24

dụng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán
1.3.1.1.

Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tin dụng của Hoa Kỳ

24

1.3.1.2.

Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tin dụng của Cộng hòa

27


Liên bang Nga
1.3.1.3.

Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tín dụng của Cộng hòa

29

Pháp
1.3.1.4.

Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tín dụng của Cộng hòa

30

Armenia
1.3.1.5.

Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tín dụng của Cộng hòa

32

Estonia
1.3.1.6.

Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tín dụng của Cộng hòa

33

Latvia
1.3.2.


Một vài nhận định rút ra từ việc nghiên cứu pháp luật các

34

nước về giải quyết tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất
khả năng thanh toán
1.3.2.1.

Cơ sở pháp luật điều chỉnh đối với việc giải quyết phá sản tổ

34

chức tín dụng là không giống nhau
1.3.2.2.

Tính chất của thủ tục giải quyết phá sản tổ chức tín dụng ở

35

các quốc gia là khác nhau
1.3.2.3.

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
được quy định một cách chặt chẽ so với các loại hình kinh

36


doanh khác, đồng thời thừa nhận quyền của Ngân hàng Trung

ương và tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
1.3.2.4.

Vai trò can thiệp, hỗ trợ mạnh mẽ của cơ quan quản lý hoạt

37

động tổ chức tín dụng và tổ chức bảo hiểm tiền gửi vào quá
trình giải quyết phá sản các tổ chức tín dụng
1.3.2.5.

Thủ tục phục hồi tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả

39

năng thanh toán được tiến hành sớm; việc Tòa án mở thủ tục
phá sản thường đồng nghĩa với việc mở thủ tục thanh lý tài sản
của tổ chức tín dụng
1.3.2.6.

Pháp luật các nước chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của

39

người gửi tiền khi tổ chức tín dụng bị phá sả
1.3.2.7.

Việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng ưu tiên thực hiện với


40

phương thức chuyển giao nguyên trạng tổ chức tín dụng thông
qua các hình thức sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng
khác
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TỔ CHỨC

42

TÍN DỤNG LÂM VÀO TÌNH TRẠNG MẤT KHẢ NĂNG
THANH TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.

Tổng quan pháp luật về giải quyết tổ chức tín dụng lâm vào

42

tình trạng mất khả năng thanh toán
2.1.1.

Thủ tục kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng có nguy

43

cơ mất khả năng thanh toán
2.1.1.1.

Các trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào trong tình trạng


44

kiểm soát đặc biệt
2.1.1.2.

Thẩm quyền quyết định đặt tổ chức tin dụng vào tình trạng

45

kiểm soát đặc biệt
2.1.1.3.

Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

46

2.1.1.4.

Nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám

48


đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
2.1.1.5.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

49


2.1.2.

Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức tín dụng

50

tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán
2.2.

Nhận định về việc áp dụng pháp luật phá sản hiện hành đối với

52

tổ chức tín dụng
2.2.1.

Vấn đề xác định dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản đối với
các tổ chức tín dụng - một loại hình doanh nghiệp đặc thù

53

trong nền kinh tế quốc dân
2.2.2.

Vấn đề thực hiện nghĩa vụ nộp đơn của con nợ khi lâm vào
tình trạng phá sản

55


2.2.3.

Về việc thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
của các chủ nợ

56

2.2.4.

Về việc áp dụng quy định về trách nhiệm thông báo doanh

58

nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
2.2.5.

Vấn đề áp dụng các loại thủ tục sau khi Toà án ra quyết định

58

mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng
2.2.6.

Về thứ tự phân chia tài sản phá sản của tổ chức tín dụng

61

Chương 3: KIẾN NGHỊ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

62


PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÂM
VÀO TÌNH TRẠNG MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN

3.1.

Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tổ chức tín dụng
lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán

62

3.1.1.

Việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng cần được thực hiện
một cách thận trọng

62

3.1.2.

Hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của việc phá sản tổ chức tín
dụng đến hệ thống tài chính quốc gia

63

3.1.3.

Việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng cần có cơ chế đặc

63


biệt bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền


3.1.4.

Việc xử lý phá sản tổ chức tín dụng cần được tiến hành một
cách hiệu quả và nhanh chóng

64

3.1.5.

Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật khi

64

xử lý tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản
3.1.6.

Tạo cơ chế khuyến khích và tăng cường tính chủ động của

65

các chủ nợ và các tổ chức, cá nhân khác trong việc giải quyết
phá sản tổ chức tín dụng
3.2.

Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tổ chức


65

tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán
3.2.1.

Cần làm rõ mối quan hệ giữa quy chế kiểm soát đặc biệt và thủ

66

tục phá sản cũng như bước chuyển từ tình trạng kiểm soát
đặc biệt sang tình trạng phá sản
3.2.2.

Về xác định tình trạng mất khả năng thanh toán làm căn cứ

68

mở thủ tục phá sản
3.2.3.

Về trách nhiệm thông báo tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng

70

phá sản
3.2.4.

Về việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức

72


tín dụng
3.2.5.

Về vai trò đại diện của chủ nợ tham gia thủ tục phá sản

74

3.2.6.

Về việc áp dụng thủ tục phục hồi khi giải quyết phá sản tổ

75

chức tín dụng
3.2.7.

Về hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng sau khi có quyết

78

định mở thủ tục phá sản
3.2.8.

Về quản lý tài sản của tổ chức tín dụng sau khi mở thủ tục phá

80

sản
3.2.9.


Về xử lý các khoản nợ của tổ chức tín dụng lâm vào tình

82

trạng phá sản
3.2.10.

Nghiên cứu xác định thời điểm, tư cách pháp lý của tổ chức
bảo hiểm tiền gửi khi tham gia vào quan hệ phá sản tổ chức tín

82


dụng
3.2.11.

Về việc khai báo nợ của các chủ nợ đối với tổ chức tín dụng

84

3.2.12.

Về thứ tự ưu tiên thanh toán từ tài sản phá sản của tổ chức tín

84

dụng
KẾT LUẬN


86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

88

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 trước đây và Luật Phá sản 2004 đều quy định giao cho Chính phủ thẩm
quyền quy định áp dụng Luật đối với các loại doanh nghiệp đặc biệt, trong đó có tổ chức tín dụng (TCTD).
Trong thời gian vừa qua, đã có một số lượng nhất định các vụ phá sản doanh nghiệp được Toà án giải quyết
nhưng trong số đó, Toà án chưa tiến hành thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với ngân hàng,
TCTD nào. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một nguyên nhân quan trọng là chúng
ta vẫn chưa đưa ra được một khuôn khổ pháp lý phù hợp cho việc phá sản loại hình doanh nghiệp đặc thù như
TCTD. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng đang khẩn trương nghiên cứu tìm kiếm một
mô hình pháp lý phù hợp cho việc giải quyết phá sản TCTD để có thể áp dụng hiệu quả ở Việt Nam đáp ứng
yêu cầu cấp thiết của thực tiễn.
Trong hoàn cảnh như vậy, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề đặc thù trong việc áp dụng thủ tục
phá sản đối với TCTD là một vấn đề hết sức cần thiết, có tính thực tiễn. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề
tài "Những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản đối với tổ chức tín dụng" làm Luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề pháp luật phá sản, có thể nói, không còn là vấn đề hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Xung quanh vấn đề
này, đã có nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu do các nhà khoa học pháp lý, người làm công tác thực tiễn của
Việt Nam thực hiện. Trong những năm gần đây, khi việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường được
thực hiện thì pháp luật phá sản, một bộ phận không thể thiếu của hệ thống pháp luật kinh doanh cũng được chú
trọng nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về pháp luật phá sản được thực hiện dưới nhiều hình thức với nhiều
cấp độ khác nhau. Trong đó, có công trình nghiên cứu toàn diện về các vấn đề liên quan đến pháp luật phá sản
nhưng cũng có công trình chỉ nghiên cứu một khía cạnh nhất định liên quan đến pháp luật phá sản.
Có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: Báo cáo phúc trình Đề tài "Đánh giá thực trạng, thực hiện

nghiên cứu, phân tích để khuyến nghị hoàn thiện Luật Phá sản doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên
quan", Dự án VIE/98-001, 2002; Công trình nghiên cứu "Pháp luật phá sản của Việt Nam", của PGS.TS
Dương Đăng Huệ, Nxb Tư pháp, 2005 v.v... Ngoài ra, có thể kể đến những bài viết, công trình nghiên cứu
đăng trên các tạp chí có nghiên cứu bàn về nhiều khía cạnh khác nhau của pháp luật phá sản: Trần Khắc
Hoàng: "Một số vấn đề về thực tiễn phá sản doanh nghiệp", Tạp chí Tòa án nhân dân số 6/2002; TS. Dương


Đăng Huệ: "Về thực trạng pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/2003;
Hà Thị Thanh Bình: "Tài sản phá sản và phân chia tài sản của con nợ bị phá sản", Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 5/2003; Trương Hồng Hải: "Đặc điểm của Quy chế xác định tài sản doanh nghiệp phá sản doanh
nghiệp của Việt Nam và những đề xuất sửa đổi", Tạp chí Luật học, số 1/2004; v.v...
Về vấn đề giải quyết phá sản đối với TCTD, có thể kể đến một số công trình như: Nguyễn Văn Vân:
"Định hướng xây dựng pháp luật phá sản các tổ chức tín dụng", Tạp chí Khoa học pháp lý, số 8/2002; Đặng
Thanh Bình: "Áp dụng pháp luật về phá sản doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng", Khóa luận tốt nghiệp,
Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, 2003; Viên Thế Giang: "Một số vấn đề về áp dụng Luật phá sản năm
2004 đối với các tổ chức tín dụng", Tạp chí Ngân hàng, số 2/2005; v.v... Trong số các công trình nghiên cứu
trên, Khóa luận tốt nghiệp năm 2003 của Đặng Thanh Bình là một công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về
vấn đề này, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này mới chỉ là nghiên cứu bước đầu, được thực hiện trong bối cảnh của
Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 nên cũng còn hạn chế về nội dung.
Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu những đặc thù trong việc giải quyết phá sản đối với TCTD vẫn chưa được
nhiều nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc. Nhiều
vấn đề xung quanh việc giải quyết phá sản TCTD còn chưa được làm rõ, và có phương án xử lý phù hợp. Vì vậy,
trong khi pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn nhiều hạn chế, chưa có quy định cụ thể, phù hợp làm ảnh hưởng
không nhỏ đến thực tiễn giải quyết TCTD lâm vào tình trạng phá sản thì việc tiếp tục nghiên cứu đề tài là cần thiết
nhằm phân tích một cách đầy đủ, toàn diện về những đặc thù của việc giải quyết phá sản TCTD. Việc nghiên cứu
đề tài này lại càng có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh Nhà nước ta dự kiến xây dựng Luật Giám sát an toàn
hoạt động ngân hàng, Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và tiến hành sửa đổi Luật Ngân hàng nhà nước
(NHNN), Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài sẽ tập trung vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đòi hỏi phải có những quy định

đặc thù trong việc giải quyết phá sản TCTD; xác định những đặc thù trong việc giải quyết phá sản TCTD so
với thủ tục phá sản chung. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị xây dựng mô hình và quy định
những đặc thù trong thủ tục giải quyết phá sản TCTD ở Việt Nam.
Nội dung luận văn không đi sâu vào việc phân tích lý luận về khái niệm TCTD và các hoạt động của TCTD
cũng như cơ chế giám sát, khắc phục rủi ro trong hoạt động của TCTD. Đề tài nhận diện, đánh giá rủi ro trong hoạt
động của TCTD là một chủ đề cần được nghiên cứu chuyên sâu ở một công trình khác.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được tiến hành trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà cụ thể là
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Các phương pháp cụ thể được vận dụng khi viết luận văn là phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng
minh và đặc biệt là phương pháp luật học so sánh. Bằng cách so sánh các quy định pháp luật phá sản của các
hệ thống pháp luật trên thế giới nhằm tìm ra những mô hình pháp lý điển hình áp dụng cho việc giải quyết
TCTD lâm vào tình trạng phá sản. Luận văn cũng tiến hành tổng hợp và phân tích các quy định trong các
văn bản pháp luật Việt Nam về phá sản và văn bản pháp luật có liên quan để đánh giá thực trạng, những
vướng mắc, khó khăn cho việc giải quyết TCTD lâm vào tình trạng phá sản. Trên cơ sở phân tích, so sánh
đó, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị về việc xây dựng một mô hình trong việc giải quyết TCTD lâm vào
tình trạng phá sản phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng cũng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Sự vận


dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp nghiên cứu cụ thể nêu trên sẽ góp phần đưa đến thành công
của luận văn.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ thực trạng pháp luật hiện hành về phá sản và yêu cầu
đặc thù trong hoạt động của các TCTD, luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất cơ chế, quy
định đặc thù nhằm giải quyết một cách có hiệu quả các TCTD lâm vào tình trạng phá sản. Cụ thể, luận văn sẽ
có những đóng góp mới sau đây:
- Nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng cơ chế riêng cho việc giải
quyết TCTD lâm vào tình trạng phá sản;
- Nhận diện và trình bày những mô hình pháp lý áp dụng cho việc giải quyết TCTD lâm vào tình trạng
phá sản trên thế giới;

- Xác định những điểm đặc thù của việc giải quyết TCTD lâm vào tình trạng phá sản so với so với giải
quyết phá sản các loại hình doanh nghiệp kinh doanh thông thường;
- Đánh giá thực trạng pháp luật phá sản và pháp luật có liên quan của Việt Nam và khả năng áp dụng cho
việc giải quyết TCTD lâm vào tình trạng phá sản. Thông qua đó, xác định những vướng mắc, khó khăn của
việc áp dụng pháp luật phá sản đối với các TCTD trong thời gian vừa qua;
- Kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết TCTD lâm vào tình trạng phá sản và
các quy định pháp luật có liên quan nhằm xây dựng các quy định phù hợp, có hiệu quả cho việc giải quyết phá sản
TCTD.
6. ý nghÜa lý luËn vµ thùc tiÔn cña luËn văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn trong việc giải quyết phá sản TCTD. Những kiến nghị từ kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp
phần trực tiếp vào việc hoàn thiện pháp luật phá sản của Việt Nam liên quan đến việc giải quyết phá sản
TCTD.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín
dụng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tổ chức tín dụng lâm vào tình
trạng mất khả năng thanh toán ở Việt Nam.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA NHỮNG QUY ĐỊNH ĐẶC THÙ TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.1. Tổng quan về hoạt động của tổ chức tín dụng


1.1.1. Khái niệm và phân loại tổ chức tín dụng
TCTD cũng là một loại hình doanh nghiệp nhưng TCTD có những đặc điểm riêng mà dựa vào đó, có thể nhận biết

và phân biệt chúng với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành, nghề khác trong nền kinh tế. Cụ
thể:
- TCTD là một loại doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ, một loại hàng hoá đặc biệt
trong nền kinh tế.
- TCTD là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề
nghiệp là hoạt động ngân hàng. Nội dung kinh doanh chủ yếu của TCTD là nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi
để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
- TCTD là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý nhà nước của NHNN.
Các TCTD được thành lập và tồn tại theo các hình thức pháp lý do pháp luật quy định. Mỗi loại hình TCTD
được tổ chức theo từng phương thức có đặc điểm riêng và thực hiện hoạt động kinh doanh trong phạm vi được pháp
luật quy định.
1.1.2. Hoạt động của tổ chức tín dụng
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hoạt động của các TCTD bao gồm các hoạt động chủ yếu sau
đây:
- Hoạt động huy động vốn;
- Hoạt động cấp tín dụng;
- Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;
- Các hoạt động kinh doanh khác.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá
sản tổ chức tín dụng
Việc cần thiết có quy định xử lý đặc thù đối với TCTD lâm vào tình trạng phá sản có thể được lý giải bởi
chính những yếu tố đặc thù trong hoạt động của các TCTD như sau:
- Xuất phát từ vai trò quan trọng của các TCTD trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của nền tài
chính quốc gia.
- Xuất phát từ tính chất rủi ro cao trong hoạt động của các TCTD.
- Xuất phát từ sự ảnh hưởng của việc phá sản TCTD đối với hệ thống tài chính quốc gia
- Xuất phát từ tính chất đặc thù trong nghiệp vụ thanh toán của các TCTD.
- Xuất phát từ tính chất đặc thù về chủ nợ và con nợ trong hoạt động của TCTD.
- Xuất phát từ sự chi phối lớn của Nhà nước đối với hoạt động của TCTD.
1.3. Tổng quan pháp luật các nước trong việc xử lý tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả

năng thanh toán
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trong việc xử lý tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán
1.3.1.1. Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tín dụng của Hoa Kỳ
Việc giải quyết ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản không thuộc sự điều chỉnh của pháp luật phá sản
chung mà được điều chỉnh bởi Luật BHTG. Các cơ quan chính phủ thường cố gắng không để các ngân hàng


lớn phá sản. Trong trường hợp ngân hàng bị phá sản, FIDIC có thể thành lập "ngân hàng cầu nối" (bridge
bank) để sáp nhập các tài sản có và tài sản nợ khác của, mua các tài sản có của ngân hàng đã bị phá sản và
cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
1.3.1.2. Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tín dụng của Cộng hòa Liên bang Nga
Trong lĩnh vực ngân hàng, ngày 25/02/1999, Viện Đuma Quốc gia Cộng hòa Liên bang Nga thông qua
Luật Phá sản các tổ chức tín dụng, sau đó được sửa đổi bổ sung lần thứ nhất vào ngày 02/02/2000 và lần thứ
hai ngày 19/6/2004. Như vậy, tại thời điểm hiện nay trên lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Nga Nga, các quan hệ về
phá sản các TCTD chịu sự điều chỉnh bởi Luật Phá sản doanh nghiệp với tính chất là luật chung, vừa chịu sự điều
chỉnh của Luật Phá sản các tổ chức tín dụng với tính chất là luật chuyên ngành.
1.3.1.3. Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tín dụng của Cộng hòa Pháp
Các TCTD phải chịu sự kiểm tra, giám sát hết sức chặt chẽ của Uỷ ban ngân hàng là cơ quan trực thuộc
Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) Pháp. Thông qua các nguyên tắc quản lý hành chính, NHTƯ Pháp kiểm tra,
giám sát hoạt động của tất cả các ngân hàng ở Pháp nhằm phát hiện ngay những ngân hàng rơi vào tình trạng
khó khăn. Trong trường hợp cần thiết, NHTƯ có thể yêu cầu chỉ định một quản trị viên tạm thời đứng ra quản
lý ngân hàng nếu ngân hàng không tôn trọng các nguyên tắc hoạt động được đặt ra. Trong giai đoạn này, các
cơ quan toà án chưa can thiệp.
1.3.2.4. Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tín dụng của Cộng hòa Armenia
Việc giải quyết TCTD lâm vào tình trạng phá sản ở Armenia được quy định tập trung trong Luật Phá sản
các ngân hàng và TCTD, được ban hành năm 2001 (thay thế Luật Phá sản ngân hàng năm 1996). NHTƯ sẽ là
cơ quan duy nhất có thẩm quyền xác định một ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán; quyết
định của NHTƯ không bị xem xét lại bất kỳ một toà án nào. Việc Toà án quyết định mở thủ tục phá sản đồng
nghĩa với việc mở thủ tục thanh lý ngân hàng.

1.3.1.5. Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tín dụng của Cộng hòa Estonia
Theo Luật Tổ chức tín dụng của Cộng hòa Estonia thì việc giải quyết phá sản TCTD được thực hiện theo
Luật này và Luật Phá sản. Theo Luật này thì quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thực hiện bởi các
chủ nợ, nhân viên thanh lý hoặc bởi NHTƯ Estonia. TCTD mắc nợ chỉ được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản với sự đồng ý của NHTƯ. NHTƯ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD không phụ
thuộc Ngân hàng này có phải là chủ nợ của TCTD hay không.
1.3.1.6. Kinh nghiệm giải quyết phá sản tổ chức tín dụng của Cộng hòa Latvia
Việc xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán của các TCTD chịu sự điều chỉnh của Luật Tổ chức tín
dụng năm 1999 của Cộng hòa Latvia. Theo Luật này thì việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD
phải được sự chấp thuận của Ủy ban Thị trường vốn và tài chính. Việc mở thủ tục phá sản đồng nghĩa với
việc tiến hành thanh lý tài sản của TCTD để trả cho các chủ nợ.
1.3.2. Một vài nhận định rút ra từ việc nghiên cứu pháp luật các nước về giải quyết tổ chức tín dụng
lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán
1.3.2.1. Cơ sở pháp luật điều chỉnh đối với việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng là không giống nhau
Qua nghiên cứu cho thấy, hầu hết các nước đều có quy định đặc thù dành cho việc giải quyết TCTD lâm
vào tình trạng mất khả năng thanh toán, tuy nhiên, ở mỗi nước thì cơ sở pháp luật điều chỉnh vấn đề này lại
không giống nhau.


Thứ nhất, ở một số nước thì các quy định của Luật Phá sản không áp dụng cho TCTD; quy định những
đặc thù giải quyết TCTD lâm vào tình trạng phá sản được điều chỉnh trong Luật về tổ chức và hoạt động của
TCTD hoặc Luật về BHTG.
Thứ hai, ban hành Luật Phá sản áp dụng chung cho tất cả các loại hình kinh doanh, kể cả các TCTD lâm
vào tình trạng phá sản, đồng thời, có những quy định đặc thù dành cho việc giải quyết phá sản TCTD. Quy
định đặc thù về giải quyết phá sản TCTD có thể nằm trong văn bản hướng dẫn riêng hoặc nằm trong văn bản
pháp luật về hoạt động của TCTD trên cơ sở những nguyên tắc chung của Luật Phá sản.
Thứ ba, ban hành một đạo luật riêng về giải quyết phá sản TCTD bên cạnh đạo luật chung về phá sản. Mô
hình này có thể thấy ở các nước như Nga, Armenia,...
1.3.2.2. Tính chất của thủ tục giải quyết phá sản tổ chức tín dụng ở các quốc gia là khác nhau
Liên quan đến vấn đề giải quyết phá sản TCTD được thực hiện theo pháp luật phá sản chung hay áp dụng

các quy định đặc biệt theo pháp luật về TCTD mà tính chất của thủ tục này là khác nhau. Khi một TCTD lâm
vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thủ tục được áp dụng có thể là một thủ tục mang tính chất hành chính
được tiến hành bởi cơ quan quản lý hoạt động của TCTD hoặc là một thủ tục mang tính chất tư pháp được thực
hiện bởi Toà án và thường có sự hợp tác với cơ quan quản lý hoạt động của TCTD.
1.3.2.3. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được quy định một cách chặt chẽ so
với các loại hình kinh doanh khác, đồng thời thừa nhận quyền của Ngân hàng Trung ương và tổ chức bảo
hiểm tiền gửi trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng.
Pháp luật về phá sản TCTD các quốc gia trên thế giới quy định rõ ràng những chủ thể được quyền (nghĩa
vụ) nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, đáng lưu ý, bên cạnh chủ nợ và con nợ của TCTD thì
NHTƯ và tổ chức BHTG còn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD. Việc nộp đơn của
NHTƯ không phụ thuộc vào việc NHTƯ có phải là chủ nợ của TCTD hay không.
1.3.2.4. Vai trò can thiệp, hỗ trợ mạnh mẽ của cơ quan quản lý hoạt động tổ chức tín dụng và tổ chức bảo
hiểm tiền gửi vào quá trình giải quyết phá sản các tổ chức tín dụng
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, pháp luật cần trao cho NHTƯ thẩm quyền tiếm quyền các tổ chức bị
vỡ nợ hoặc các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ để ngăn chặn có hiệu quả việc thất thoát tài sản, bảo vệ
người gửi tiền. NHTƯ, tổ chức BHTG có thể đứng ra làm người cho vay cuối cùng, nghĩa là đảm bảo rằng
sẽ cho vay ngắn hạn đối với TCTD gặp khó khăn để họ có thể thanh toán cho người rút tiền (thuật ngữ báo
chí kinh tế gọi là "bơm tiền").
1.3.2.5. Thủ tục phục hồi tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán được tiến hành sớm;
việc Toà án mở thủ tục phá sản thường đồng nghĩa với việc mở thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng
Việc tái cơ cấu ngân TCTD thường được bắt đầu ở một thời điểm sớm hơn nhiều so với thủ tục phục hồi
doanh nghiệp thông thường. Việc toà án mở thủ tục phá sản TCTD thường đồng nghĩa với việc thực hiện thanh
lý TCTD vì thực sự đã không cứu vãn được khả năng tài chính sau khi áp dụng biện pháp của cơ quan quản lý
TCTD.
1.3.2.6. Pháp luật các nước chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền khi tổ chức tín dụng bị
phá sản


Khi TCTD bị tuyên bố phá sản, tổ chức BHTG sẽ có trách nhiệm chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Một
số nước quy định, khoản nợ thanh toán cho người gửi tiền của TCTD bị phá sản được ưu tiên trước so với các

khoản nợ của các chủ nợ thông thường khá như Luật Tổ chức tín dụng năm 1999 của Cộng hòa Latvia.
1.3.2.7. Việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng ưu tiên thực hiện với phương thức chuyển giao nguyên
trạng tổ chức tín dụng thông qua các hình thức sáp nhập, hợp nhất với tổ chức tín dụng khác.
Do tính chất nhạy cảm cao của việc phá sản TCTD, tránh gây những tác động xấu mang tính dây
chuyền đối với nền kinh tế - xã hội thì việc lựa chọn một phương thức giải quyết TCTD lâm vào tình
trạng phá sản thông qua việc sáp nhập, hợp nhất với TCTD khác luôn được các quốc gia ưu tiên.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÂM VÀO TÌNH TRẠNG MẤT
KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tổng quan pháp luật về giải quyết tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán
2.1.1. Thủ tục kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán
Trong Luật các TCTD năm 1997 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2004) đã dành một Chương V (từ
Điều 91 đến Điều 100) để quy định về việc xử lý TCTD có nguy cơ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh
toán. Hướng dẫn thực hiện quy định này của Luật các TCTD, Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế kiểm soát
đặc biệt đối với các TCTD cổ phần Việt Nam kèm theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN5 ngày 23/6/1998.
Ngày 02/10/2002, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1071/2002/QÐ-NHNN sửa
đổi, bổ sung một điều Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD cổ phần Việt Nam nói trên.
Theo đó, một thủ tục kiểm soát đặc biệt sẽ được áp dụng đối với TCTD khi có nguy cơ mất khả năng
chi trả, mất khả năng thanh toán. Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, TCTD
phải báo cáo ngay với NHNN về thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến
áp dụng để khắc phục. NHNN có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ
mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
Việc các TCTD bị NHNN quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt là nhằm bảo đảm quyền lợi
hợp pháp của người gửi tiền, giúp các TCTD khắc phục những khó khăn về tài chính, duy trì khả năng chi
trả, khả năng thanh toán. Kiểm soát đặc biệt và cho vay đặc biệt đối với các TCTD chính là việc NHNN
thực hiện các biện pháp quản lý nghiệp vụ đặc biệt để kiểm soát, giám sát trực tiếp tình hình tổ chức và
hoạt động của các TCTD.
2.1.2. Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm

vào tình trạng mất khả năng thanh toán
Khi TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, hoạt động BHTG đóng vai trò quan trọng nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD, bảo đảm
sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Theo quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày
01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi thì các TCTD và tổ chức không phải là TCTD được phép


thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các TCTD có nhận tiền gửi của cá nhân phải
tham gia BHTG bắt buộc.
Khi TCTD tham gia BHTG có nguy cơ mất khả năng thanh toán thì tổ chức BHTG có thể hỗ trợ tài
chính cho tổ chức tham gia BHTG dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh, mua lại nợ và các hình thức khác
phù hợp với quy định của pháp luật. Khoản hỗ trợ tài chính này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các
khoản nợ khác của tổ chức tham gia BHTG.
Tổ chức BHTG trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG với số tiền bảo hiểm đã chi trả. Tổ chức
BHTG được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ
chức tham gia BHTG bị phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Tổ chức BHTG được quyền tham
gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật phá sản.
2.2. Nhận định về việc áp dụng pháp luật phá sản hiện hành đối với tổ chức tín dụng
2.2.1. Vấn đề xác định dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản đối với các tổ chức tín dụng - một loại
hình doanh nghiệp đặc thù trong nền kinh tế quốc dân
Các TCTD, trong đó nòng cốt là các ngân hàng, thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác có liên quan, bao gồm các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh
toán. Khi chủ nợ có yêu cầu TCTD thanh toán các khoản nợ đến hạn phát sinh từ quan hệ kinh tế này mà
TCTD không có khả năng thanh toán, thì TCTD có được coi là lâm vào tình trạng phá sản hay không? Vì
vậy, rất cần có một quy định đặc thù về tiêu chí xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản và có thể áp
dụng thủ tục phá sản để tránh tình trạng áp dụng thủ tục này một cách vội vã, gây ảnh hưởng xấu đến hệ
thống TCTD trong nền kinh tế.
2.2.2. Vấn đề thực hiện nghĩa vụ nộp đơn của con nợ khi lâm vào tình trạng phá sản
Theo quy định của Luật các TCTD thì khi ngay từ khi xuất hiện dấu hiệu có nguy cơ lâm vào tình

trạng mất khả năng thanh toán, TCTD đã phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo ngay với NHNN về thực trạng
tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng, dự kiến áp dụng để khắc phục. Trên cơ sở đó,
TCTD có thể bị áp dụng thủ tục kiểm soát đặc biệt, được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN do
có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Chỉ sau khi NHNN đã có văn bản về việc
không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD mà TCTD
đó vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thì mới có thể bị Toà án mở thủ tục phá sản theo quy định
của Luật Phá sản. Vì vậy, việc áp dụng quy định về nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối
với TCTD không thể hoàn toàn như quy định của Luật Phá sản mà cần được hướng dẫn một cách cụ thể
và phù hợp với các quy định của Luật các TCTD.
2.2.3. Về việc thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các chủ nợ
Theo Điều 13 của Luật Phá sản, khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì
chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Tuy nhiên, quy định này liệu có được áp dụng khi TCTD phải trải qua
thủ tục kiểm soát đặc biệt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN ngay từ khi có nguy cơ mất khả năng
thanh toán, mất khả năng chi trả.
2.2.4. Về việc áp dụng quy định về trách nhiệm thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản


Luật Phá sản 2004 đã quy định, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà nhận
thấy doanh nghiệp, hợp tác xã nào đó đã lâm vào tình trạng phá sản thì Toà án, Viện kiểm sát, Thanh tra
nhà nước, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà
không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những
người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản và các cơ quan này phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó. Tuy nhiên, vấn đề
đặt ra là NHNN, với tư cách là cơ quan giám sát hoạt động của các TCTD thì có phải thực hiện quy định
này không và nếu thực hiện thì thực hiện như thế nào? ở thời điểm nào là phù hợp?
2.2.5. Vấn đề áp dụng các loại thủ tục sau khi Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với tổ chức
tín dụng
Điều 5 Luật Phá sản 2004 đã đi theo hướng quy định nhiều loại thủ tục khác nhau đối với doanh

nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản, bao gồm: (1) thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, (2) thủ tục
thanh lý tài sản, (3) thủ tục tuyên bố phá sản. Vậy, vấn đề đặt ra là việc xử lý quan hệ giữa Luật Phá sản và
Luật các TCTD liên quan đến việc áp dụng thủ tục kiểm soát đặc biệt của NHNN như thế nào là hợp lý? Do
việc phá sản TCTD mang tính nhạy cảm cao thì cần được thực hiện với một thủ tục nhanh gọn thì việc áp
dụng cứng các quy định của Luật Phá sản có hợp lý không?
2.2.6. Về thứ tự phân chia tài sản phá sản của tổ chức tín dụng
Theo quy định tại Điều 96 Luật các TCTD thì khi TCTD bị mất khả năng thanh toán toán, khả năng chi
trả các khoản nợ đến hạn thì TCTD có thể được TCTD khác hoặc NHNN cho vay đặc biệt. Khoản vay đặc
biệt này được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ của TCTD. Quy định này là hợp lý những chưa
được thể hiện rõ trong Luật Phá sản năm 2004 về quyền ưu tiên thanh toán đối với các khoản nợ này khi
phân chia tài sản phá sản của TCTD.
Chương 3
KIẾN NGHỊ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TỔ CHỨC
TÍN DỤNG LÂM VÀO TÌNH TRẠNG MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả
năng thanh toán
3.1.1. Việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng cần được thực hiện một cách thận trọng
Các biện pháp can thiệp của các cơ quan giám sát an toàn hoạt động của của TCTD lâm vào tình trạng mất
khả năng thanh toán cần phải được tiến hành sớm nhằm cố gắng đến mức tối đa việc phục hồi hoạt động của
TCTD. Phá sản chỉ là giải pháp cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác; việc mở thủ tục phá sản chỉ áp
dụng khi không còn cách cứu vãn mà chỉ có thể thanh lý tài sản của TCTD.
3.1.2. Hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của việc phá sản tổ chức tín dụng đến hệ thống tài chính quốc
gia
Việc giải quyết TCTD lâm vào tình trạng phá sản cần được tiến hành thận trọng, hạn chế tối đa hậu quả
xấu và tránh sự ảnh hưởng dây chuyền trong hệ thống TCTD. Yêu cầu đối với chính sách tài chính của Nhà
nước là phải tạo lập được khuôn khổ pháp lý bảo đảm cho việc phá sản TCTD trong khuôn khổ pháp luật,
đồng thời cũng có những biện pháp để phòng những hậu quả xấu có thể xảy ra.


3.1.3. Việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng cần có cơ chế đặc biệt bảo vệ quyền lợi của người gửi

tiền
Việc phá sản TCTD có ảnh hưởng rất lớn đến những người gửi tiền, đặc biệt người gửi tiền cá nhân, với
số lượng đông đảo, do đó, có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của quốc gia. Như vậy, việc
phá sản các TCTD đòi hỏi phải có quy trình đặc biệt để đảm bảo được quyền lợi của công chúng, đảm bảo trật
tự an toàn xã hội.
3.1.4. Việc xử lý phá sản tổ chức tín dụng cần được tiến hành một cách hiệu quả và nhanh chóng
Trình tự, thủ tục phá sản TCTD cần được thực hiện nhanh gọn, không dây dưa, kéo dài nhằm tiết kiệm
thời gian, chi phí cũng như tránh ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ thống TCTD. Đối với TCTD đã thực sự
không thể phục hồi hoạt động kinh doanh thì cần sớm tiến hành thủ tục thanh lý tài sản, ngăn ngừa tình trạng
tẩu tán tài sản, hoặc làm xấu đi tình trạng tài chính của TCTD.
3.1.5. Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật khi xử lý tổ chức tín dụng lâm vào
tình trạng phá sản
Các quy định pháp luật về quản lý, giám sát hoạt động TCTD và xử lý khi TCTD lâm vào tình trạng phá
sản phải đồng bộ, thống nhất với pháp luật phá sản, tạo ra sự liên thông, rõ ràng khi xử lý TCTD lâm vào tình
trạng phá sản.
3.1.6. Tạo cơ chế khuyến khích và tăng cường tính chủ động của các chủ nợ và các tổ chức, cá nhân
khác trong việc giải quyết phá sản tổ chức tín dụng
Mặc dù, hoạt động của TCTD cần được sự giám sát, quản lý chặt chẽ của Nhà nước và Nhà nước có khả năng
áp dụng các biện pháp đủ mạnh để có thể ngăn chặn các hậu quả có thể phát sinh từ việc phá sản TCTD. Tuy nhiên,
các chính sách của Nhà nước cần tránh can thiệp bằng những biện pháp hành chính vào hoạt động của TCTD
trong chừng mực mà các chủ nợ và các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể tự thương lượng, thoả thuận được
với nhau.
3.2. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất
khả năng thanh toán
3.2.1. Cần làm rõ mối quan hệ giữa quy chế kiểm soát đặc biệt và thủ tục phá sản cũng như bước
chuyển từ tình trạng kiểm soát đặc biệt sang tình trạng phá sản
Kiểm soát đặc biệt là việc một TCTD được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN do có nguy cơ mất
khả năng thanh toán, mất khả năng chi trả. Giới hạn để xác định tình trạng kiểm soát đặc biệt là trước khi đến
hạn thanh toán, chi trả các khoản nợ, còn tình trạng phá sản là khi các khoản nợ đến hạn, chủ nợ có yêu cầu
nhưng TCTD không có khả năng thanh toán.

Bước chuyển từ tình trạng kiểm soát đặc biệt sang tình trạng phá sản là sau khi NHNN đã có văn bản về
việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD mà TCTD
đó vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và đến đây, các chủ nợ mới có quyền nộp đơn yêu cầu
tuyên bố phá sản TCTD. NHNN với tư cách là người quản lý, định hướng sự phát triển của hệ thống tín dụng
thì việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sau khi có ý kiến của NHNN sẽ bảo đảm tính ổn định của hệ
thống tín dụng.
3.2.2. Về xác định tình trạng mất khả năng thanh toán làm căn cứ mở thủ tục phá sản


Nếu xác định thời điểm TCTD mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sớm như quy định tại
Luật Phá sản năm 2004, cần hướng dẫn cụ thể khái niệm nợ, các khoản nợ đến hạn, giới hạn các khoản
nợ cũng như trình tự xử lý các khoản nợ để khôi phục lại khả năng chi trả của TCTD cũng như các giải
pháp mà TCTD đã áp dụng để xác định dấu hiệu TCTD lâm vào tình trạng phá sản. Đồng thời, cần làm rõ
các khái niệm nợ có liên quan mang tính vốn có của TCTD như nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ khoanh chờ xử
lý... để cùng làm sáng tỏ bản chất của việc lâm vào tình trạng phá sản của TCTD có đúng với tình trạng tài
chính thực của chúng hay không.
Theo tinh thần của Luật Phá sản, khi doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được các khoản nợ
đến hạn cho các chủ nợ thì chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Áp dụng
Luật Phá sản đối với TCTD cần phải đặt ra giới hạn mức nợ đến hạn không có khả năng thanh toán để xác
định đúng khả năng tài chính của TCTD, là căn cứ để xác định TCTD có lâm vào tình trạng phá sản hay
không.
3.2.3. Về trách nhiệm thông báo tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản
- Do tính chất nhạy cảm của việc phá sản TCTD, nếu áp dụng quy định của Luật Phá sản về nghĩa vụ
thông báo tình trạng TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả cho các chủ nợ thì sẽ dễ gây xáo trộn, ảnh
hưởng xấu đến hoạt động của TCTD. Toà án, Viện kiểm soát và các cơ quan nhà nước trước hết cần phải
thông báo kịp thời cho NHNN về việc phát hiện TCTD lâm vào tình trạng phá sản. Nghĩa vụ thông báo cho
những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nên giao cho NHNN thực hiện và chỉ nên áp
dụng sau khi NHNN đã quyết định không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp kiểm soát đặc biệt
đối với TCTD.
- Cần qui định trách nhiệm của Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát

đặc biệt tại TCTD để xác định đúng khả năng phục hồi hay phá sản của TCTD, hoặc xử lý đối với những
hành vi cố tình báo cáo sai sự thật, che giấu tình trạng phá sản TCTD của Ban Kiểm soát đặc biệt.
- Cần làm rõ trách nhiệm của TCTD trong việc cung cấp thông tin về tình trạng phá sản của TCTD cho
các chủ nợ (sau khi NHNN đã có quyết định kết thúc thủ tục kiểm soát đặc biệt hoặc không áp dụng thủ tục
kiểm soát đặc biệt) để đảm bảo quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản của TCTD.
3.2.4. Về việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng
- Để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, pháp luật quy định giao cho NHNN và cơ quan BHTG có quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Hai cơ quan này là cơ quan giám sát hoạt động của các TCTD, thực hiện
áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với TCTD có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong trường
hợp TCTD đã áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt mà TCTD vẫn mất khả năng thanh toán thì hai cơ quan
này sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để bảo vệ lợi ích của các chủ nợ.
- Đối với con nợ, việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được coi là một nghĩa vụ của doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, đối với TCTD thì cần quy định rõ nghĩa vụ này
chỉ nên áp dụng sau khi đã có quyết định của NHNN về việc chấm dứt hoặc không áp dụng biện pháp kiểm
soát đặc biệt đối với TCTD.
- Đối với chủ nợ của TCTD (kể cả các cá nhân có quyền yêu cầu trả nợ theo hợp đồng tài khoản tiền
gửi và (hoặc) hợp đồng tài khoản thanh toán...) chỉ có thể nộp đơn đến Tòa án yêu cầu tuyên bố phá sản sau
khi thỏa mãn các điều kiện sau: a) đã có yêu cầu bằng văn bản cho NHNN để áp dụng các biện pháp phục
hồi hoặc thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của TCTD mắc nợ và b) khoản nợ phải lớn hơn một mức
nhất định nào đó chứ không phải tất cả các chủ nợ lớn nhỏ đều có quyền này.


3.2.5. Về vai trò đại diện của chủ nợ tham gia thủ tục phá sản
Đối với TCTD, số lượng chủ nợ là người gửi tiền tiết kiệm, mua trái phiếu có thể tói hàng vạn, hàng
triệu thì rất cần một cơ quan, tổ chức đứng ra làm đại diện cho họ. Hơn ai hết, đó là NHNN, với tư cách là một
cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng đã phải làm một giai đoạn là bác sĩ điều trị (kiểm soát đặc
biệt) và chính là một chủ nợ cho vay đặc biệt, thì NHNN có thể là đại diện cho người gửi tiền; hoặc tổ chức
BHTG, cũng có thể đại diện cho người gửi tiền, vì BHTG là người đứng ra chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
Vì vậy, trong trường hợp phá sản một TCTD, các quyền và nghĩa vụ của chủ nợ là người gửi tiền tại TCTD,
được giao cho NHNN (nếu NHNN đã cho TCTD vay đặc biệt để chi trả cho người gửi tiền) hoặc giao cho

BHTG là người đại diện.
3.2.6. Về việc áp dụng thủ tục phục hồi khi giải quyết phá sản tổ chức tín dụng
Đối với TCTD, cần phân biệt các trường hợp TCTD đã được NHNN áp dụng biện pháp kiểm soát đặc
biệt và trường hợp TCTD không được NHNN áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt:
* Trong trường hợp TCTD lâm vào tình trạng phá sản đã được NHNN áp dụng biện pháp kiểm soát
đặc biệt mà vẫn mất khả năng thanh toán thì cần áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản. Việc áp dụng cứng
nhắc quy định của Luật Phá sản về tổ chức Hội nghị chủ nợ để tiếp tục xây dựng phương án phục hồi sẽ
hoàn toàn không khoa học và xa rời thực tế
* Trong trường hợp NHNN không áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với TCTD thì cần thừa
nhận quyền của doanh nghiệp và chủ nợ trong việc tiến hành thủ tục phục hồi theo Luật Phá sản. Thủ tục
phục hồi trong Luật Phá sản là một thủ tục mang tính lựa chọn, thuộc quyền tự định đoạt của các chủ nợ;
thủ tục này khác với thủ tục áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt do NHNN áp dụng đối với tổ chức có
nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
3.2.7. Về hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
Cần quy định rõ những hoạt động TCTD được phép tiến hành, cũng như những hoạt động không được
phép tiến hành. Các hoạt động bị nghiêm cấm cần được quy định thật rõ ràng, cụ thể, từng trường hợp,
dấu hiệu nhận biết, phân biệt để thuận tiện trong việc thực hiện và kiểm tra, giám sát TCTD. Vì tính chất
an toàn của hệ thống, cần nghiên cứu sự cần thiết có sự tham gia của NHNN và BHTG trong việc giám sát,
kiểm tra hoạt động của TCTD sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản đối với TCTD thông qua việc tham
gia làm thành viên Tổ quản lý, thanh tài sản.
3.2.8. Về quản lý tài sản của tổ chức tín dụng sau khi mở thủ tục phá sản
Luật Phá sản 2004 đã quy định thành lập một Tổ duy nhất để thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ
quản lý và thanh toán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã gọi là Tổ quản lý, thanh lý tài sản (Điều 9).
Trong thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản như trên chưa hề thấy sự hiện diện của đại diện NHNN, tổ
chức BHTG là một điều cần phải xem xét lại. Cần quy định thành viên tổ thanh lý tài sản bắt buộc phải có
sự tham gia của tổ chức BHTG quốc gia, đại diện NHTƯ.
3.2.9. Về xử lý các khoản nợ của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản
Việc xử lý các khoản nợ từ hợp đồng tín dụng chưa đến hạn cần hết sức thận trọng, vì đây chính là
nguồn tài chính để TCTD bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đến hạn, là nguyên
nhân của việc TCTD lâm vào tình trạng phá sản.

3.2.10. Nghiên cứu xác định thời điểm, tư cách pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi tham gia
vào quan hệ phá sản tổ chức tín dụng


Với vai trò là một cơ quan giám sát trong mạng an toàn tài chính quốc gia (cùng với NHNN và Bộ Tài
chính), tổ chức BHTG phải có vai trò can

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Thị Thanh Bình (2003), "Tài sản phá sản và phân chia tài sản của con nợ bị
phá sản", Nghiên cứu lập pháp, (5).
2. Bộ Tư pháp (2002), Đánh giá thực trạng, thực hiện nghiên cứu, phân tích để
khuyến nghị hoàn thiện Luật Phá sản doanh nghiệp và các quy định pháp
luật có liên quan, Báo cáo phúc trình Đề tài, Dự án VIE/98-001.
3. Chính phủ (1999), Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9 về bảo hiểm tiền
gửi, Hà Nội.
4. Chính phủ (2005), Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 28/4 về sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 về bảo
hiểm tiền gửi, Hà Nội.
5. Chính phủ (2005), Nghị định số 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11 về chế độ tài
chính đối với các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7 hướng dẫn việc áp
dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động
của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Hà Nội.
7. Viên Thế Giang (2005), "Một số vấn đề về áp dụng Luật Phá sản năm 2004 đối
với các tổ chức tín dụng", Ngân hàng, (2).
8. Viên Thế Giang (2007), "Pháp luật về phá sản tổ chức tín dụng trong điều kiện
cạnh tranh và thực thi các cam kết quốc tế", Kỷ yếu Hội thảo: Hoàn thiện
Luật Ngân hàng - Những đòi hỏi từ hội nhập kinh tế quốc tế.
9. Trương Hồng Hải (2004), "Đặc điểm của Quy chế xác định tài sản doanh

nghiệp phá sản của Việt Nam và những đề xuất sửa đổi", Luật học, (1).
10. Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (2005), Hướng dẫn chung về xử lý ngân
hàng đổ vỡ, Bản dịch tiếng Việt của Ban Soạn thảo Luật Bảo hiểm tiền
gửi.


11. Dương Đăng Huệ (2005), Pháp luật phá sản của Việt Nam, (Sách chuyên
khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Lương (2007), "Các tổ chức tín dụng có cần có một luật phá sản
riêng?", Kỷ yếu Hội thảo: Hoàn thiện Luật Ngân hàng - Những đòi hỏi từ
hội nhập kinh tế quốc tế.
13. Ngân hàng Nhà nước (1998), Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN5 ngày 29/6
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế kiểm soát
đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam, Hà Nội.
14. Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định số 1071/2002/QÐ-NHNN ngày 02/10
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
Quy chế kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam
ban hành kèm theo Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN5 ngày 29/6/1998,
Hà Nội.
15. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về các tỷ
lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
16. Phạm Duy Nghĩa (2003), "Đi tìm triết lý của Luật Phá sản", Nghiên cứu lập
pháp, (11).
17. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2001), "Pháp luật về phá sản doanh nghiệp", Kỷ
yếu Hội thảo: Dự án Luật Phá sản (sửa đổi).
18. Quốc hội (1993), Luật Phá sản doanh nghiệp, Hà Nội.
19. Quốc hội (1997), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
20. Quốc hội (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
21. Quốc hội (2003), Luật Ngân hàng Nhà nước (Sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

22. Quốc hội (2004), Luật Các tổ chức tín dụng (Sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
23. Quốc hội (2004), Luật Phá sản, Hà Nội.


24. Đặng Văn Thanh (2004), "Dấu hiệu xác định doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản", Nghiên cứu lập pháp, (7).
25. Dương Quốc Thành (2004), "Căn cứ để xác định thời điểm doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản", Nhà nước và pháp luật, (1).
26. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 03/2005/NQ-TANDTC ngày
28/4 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi
hành một số quy định của Luật Phá sản, Hà Nội.
27. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Thông tin Khoa học xã
hội (2001), Sáp nhập - Một xu thế phổ biến trong điều kiện cạnh tranh
hiện nay, Hà Nội.
28. Trần Ngọc Tú (2006), "Phá sản ngân hàng và biện pháp kiểm soát đặc biệt của
ngân hàng nhà nước", Tạp chí Ngân hàng, (24).
29. Trịnh Bá Tửu (2003), "Các vấn đề đặc thù khi phá sản một tổ chức tín dụng",
Hội thảo khoa học: Góp ý dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi).
30. Vũ Thế Vậc (2003), "Luật Phá sản đối với việc phá sản các tổ chức tín dụng",
Hội thảo khoa học: Góp ý dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi).
31. Nguyễn Văn Vân (2002), "Định hướng xây dựng pháp luật phá sản các tổ chức
tín dụng", Khoa học pháp lý, (8).
TIẾNG ANH

32. Basel Committee on Banking Supervision (2002), Supervision Guidance on
Dealing with Weak Banks.
33. Republic of Armenia (2001), Law on Bankruptcy of banks and credit
institutions.
34. Republic of Estonia (1999), Credit institutions Act.
35. Republic of Latvia (1999), Credit institutions Act.



36. Russian Federation (1999), Act on Insolvency (Bankruptcy) of Credit
Institutions.
37. United Nations Commission on International Trade Law – UNCITRAL (2004),
Legislative Guide on Insolvency Law.
38. World Bank (2001), Principles and Guidelines for effective insolvency and
creditor rights systems.
39. World Bank (2005), Revised Draft Creditor Rights and Insolvency Standard.
TRANG WEB

40.
41.
42.
43.
44.



×