Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.96 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

1


A. LỜI NÓI ĐẦU
Pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cần thiết trong
đời sống của chúng ta hiện nay. Do đó, có rất nhiều bộ luật, luật, văn bản pháp
luật về mọi lĩnh vực trong đời sống đã được soạn thảo nhằm đáp ứng nhu cầu
điều chỉnh đó. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa như
hiện nay, nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngày càng gia tăng, bên cạnh đó
việc tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh
nghiệp cũng là những vấn đề rất quan trọng. Một thống kê đã chỉ ra rằng, cả
nước ta hiện đang có khoảng 400.000 doanh nghiệp hoạt động – một số lượng
không hề nhỏ. Chính vì vậy, Luật Doanh nghiệp với những hệ thống quy tắc,
quy định mà Nhà nước đặt ra đối với các doanh nghiệp trong hoạt động của
mình ra đời là một nhu cầu thiết yếu. Trải qua một quá trình dài xây dựng
cũng như hoàn thiện, Luật Doanh nghiệp 2014 đã đáp ứng được phần nào cơ
bản những yêu cầu của tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay.
Trong số những loại công ty đang hoạt động ở nước ta, không thể
không nhắc đến số lượng lớn các công ty cổ phần. Đây là một mô hình công
ty đối vốn đặc trưng và rất phổ biến. Cổ đông của công ty cổ phần có khá
nhiều quyền và một trong những quyền cơ bản đó chính là những người nắm
giữ cổ phần của công ty có thể chuyển nhượng một số loại cổ phần mà mình
nắm giữ. Để có cái nhìn sâu hơn, đầy đủ hơn về chuyển nhượng cổ phần trong
công ty cổ phần em xin chọn đề tài “Phân tích các quy định pháp luật về
chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần” để phân tích, tìm hiểu.
B. NỘI DUNG
I. Cổ phần

Cổ phần



là phần

chia

nhỏ nhất

vốn điều lệ

của công ty,

được thể hiện dưới

hình thức cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết
định và ghi vào cổ phiếu.
Cổ phần của công ty cổ phần có thể tồn tại dưới hai loại là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu
đãi.

2


Cổ phần phổ thông: là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần.
Cổ phần ưu đãi: là cổ phần có một số quyền được ưu đãi hơn so với cổ phần phổ thông. Cổ phần ưu đãi
chia thành các loại như sau:

-

Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là loại cổ phần có số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ
thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định.


-

Cổ phần ưu đãi cổ tức: là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức hàng
năm gồm có cổ tức cố định và cổ tức thưởng.

-

Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần sẽ được công ty hoàn vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu
của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

-

Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ti quy định.

II. Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần.

1. Chuyển nhượng cổ phần phổ thông.
Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông của công ty cổ
phần.
Cổ đông phổ thông có quyền chuyển nhượng toàn bộ cổ phần phổ
thông của mình cho người khác theo điểm d khoản 1 điều 114 quy định quyền
của cổ đông phổ thông: “Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của
Luật này.”
Khoản 1, điều 126 quy định: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có
quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy
định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực
khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”
Tại khoản 3 điều 119 quy định: “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày

công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập
có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác
và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không
phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

3


Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền
biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.”
Như vậy, đối với cổ đông phổ thông (không phải là cổ đông sáng lập)
thì họ hoàn toàn có thể chuyển nhượng số cổ phần phổ thông của mình cho
bất kì ai vào bất kì thời gian nào mà họ muốn. Riêng đối với cổ đông phổ
thông đồng thời là cổ đông sáng lập của công ty, trong thời hạn 3 năm đầu kể
từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu không có
quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần trong điều lệ công ty thì họ có
thể chuyển nhượng số cổ phần phổ thông cho người là cổ đông sáng lập khác
mà không bị hạn chế. Trong trường hợp nếu cổ đông sáng lập muốn chuyển
cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập của
công ty thì cần phải thông qua sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông và bản
thân người muốn chuyển nhượng không được phép biểu quyết. Hết thời hạn 3
năm, việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập không còn bị pháp
luật hạn chế theo quy định của pháp luật tại khoản 4 điều 119: “Các hạn chế
đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03
năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông
sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ
đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập
của công ty.
Việc pháp luật quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông

sáng lập là nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của các cổ đông sáng lập còn lại
trong trường hợp một hoặc một số cổ đông sáng lập khác có ý định chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác không phải là cổ đông sáng lập, đề
cao ý nghĩa của cổ đông sáng lập – người tham gia “khởi xướng” cho sự ra
đời của công ty. Mặt khác, điều này cũng nhằm mang đến tính ổn định cho
công ty cổ phần mới thành lập trong khoảng thời gian ba năm đầu. Quyền tự
do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông là một trong những quyền quan trọng
4


và cơ bản nhất của cổ đông, do vậy sau thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ đông sáng lập hoàn toàn
có thể tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình.
2. Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi.
2.1. Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết được gọi là cổ đông ưu đãi
biểu quyết. Tuy vậy chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng
lập mới được quyền sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Khoản 2 và khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:
a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển
nhượng cổ phần đó cho người khác.”
Như vậy, cổ đông ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng
các cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình cho bất kì ai vào bất kì thời gian nào.
Tuy nhiên thì không hẳn các cổ đông ưu đãi biểu quyết không thể chuyển
nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình cho người khác mà ta có thể

chuyển đổi cổ phần ưu đãi biểu quyết thành cổ phần phổ thông và từ đó có thể
chuyển nhượng.
Theo khoản 3 Điều 113: “Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ
có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông
sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.” Như vậy, cổ đông ưu đãi biểu
quyết có thể đợi hết thời hạn 3 năm để số cổ phần ưu đãi biểu quyết của mình

5


chuyển thành cổ phần phổ thông rồi sau đó chuyển nhượng cổ phần phổ
thông.
Theo khoản 6 Điều 113: “Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi
thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ
thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông”. Dựa vào quy định này, cổ
phần ưu đãi biểu quyết của các cổ đông ưu đãi biểu quyết sẽ được chuyển
thành cổ phần phổ thông nếu được thông qua bởi nghị quyết của Đại hội đồng
cổ đông.Và sau khi tất cả các cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển thành cổ
phần phổ thông, ta áp dụng tất cả các nguyên tắc và giải quyết việc chuyển
nhượng như đã trình bày ở phần Đối với việc chuyển nhượng Cổ phần phổ
thông.
Việc các nhà làm luật quy định cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu
quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác là một quy định
rất hợp lý. Bởi lẽ, nếu cổ phần ưu đãi biểu quyết được tự do chuyển nhượng
có thể dẫn tới tình trạng một người hoặc 1 số ít người nắm giữ rất nhiều cổ
phần ưu đãi biểu quyết, những người này sẽ có rất nhiều quyền biểu quyết đối
với các công việc trong công ty, có thể lợi dụng quyền lực đấy để tư lợi cá
nhân, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của công ty.
2.2. Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức.

Với quy định tại điểm c, khoản 2, điều 117 Luật Doanh Nghiệp 2014
thì việc chuyển nhượng của cổ phần ưu đãi cổ tức giống như cổ phần phổ
thông tức là được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp Điều lệ công ty có
quy định khác về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Như vậy, những cổ
đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có thể tự do chuyển nhượng cổ phần ưu
đãi cổ tức trong bất kì thời gian nào cho bất kì ai mà họ muốn nếu trong điều
lệ công ty không có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần ưu đãi
cổ tức.

6


Có thể nhận thấy sự khác nhau rõ ràng giữa việc chuyển nhượng của cổ
phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi biểu quyết. Có sự khác nhau trên bởi cổ
phần ưu đãi cổ tức chỉ mang giá trị về mặt vật chất, tức là được nhận nhiều cổ
tức hơn so với các cổ phần khác, nó không mang tính ảnh hưởng lớn đến hoạt
động của công ty bởi cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền
biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị
và Ban kiểm soát (khoản 3, điều 117 Luật Doanh Nghiệp 2014), trong khi đó,
cổ phần ưu đãi biểu quyết giúp người nắm giữ có quyền quyết định cao hơn
so với những người nắm giữ cùng lượng cổ phần nhưng loại khác, chính
quyền quyết định ấy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, nhất là trong
giai đoạn đầu đi vào hoạt động.
2.3. Chuyển nhượng cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Giống như cổ phần cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại cũng
được tự do chuyển nhượng trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần (khoản 2, điều 118, Luật Doanh
nghiệp 2014). Như vậy, những cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có thể
tự do chuyển nhượng cổ phần ưu đãi hoàn lại trong bất kì thời gian nào cho
bất kì ai mà họ muốn nếu trong điều lệ công ty không có quy định về việc hạn

chế chuyển nhượng cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi tính chất của cổ phần ưu đãi hoàn
lại cũng không khác so với cổ phần ưu đãi cổ tức bởi ngoài việc người sở hữu
sẽ có quyền yêu cầu hoàn lại vốn góp hoặc việc hoàn lại sẽ được thực hiện khi
đáp ứng các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại thì cổ
đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại cũng giống như cổ đông sở hữu cổ phần
ưu đãi cổ tức đó là không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông,
đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, tức là không mang tính
ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty.
3. Một số trường hợp khác trong chuyển nhượng cổ phần
7


Các trường hợp chuyển nhượng cổ phần sau: cổ phần của ngân hàng
thương mại cổ phần, cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có một số điểm khác
so với các trường hợp chuyển nhượng cổ phần thông thường như theo quy
định của Luật Doanh nghiệp 2014.
Đối với ngân hàng thương mại cổ phần:
Khoản 3, điều 36, nghị định 59/2009/ NĐ-CP quy định: “Cổ đông cá
nhân, cổ đông pháp nhân có người đại diện vốn góp là thành viên Hội đồng
quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc trong thời gian đảm
nhiệm chức danh và trong thời gian 01 năm, kể từ thời điểm không đảm
nhiệm chức danh, được chuyển nhượng cổ phần nhưng phải giữ lại tối thiểu
50% tổng số cổ phần mà mình sở hữu vào thời điểm được Đại hội đồng cổ
đông bầu hoặc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm và phải có văn bản báo cáo
Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần tối
thiểu 15 ngày làm việc đối với số cổ phần được phép chuyển nhượng.”
Mặt khác, tại khoản 5, điều 36 nghị định 59/2009/NĐ-CP quy định
trong thời gian đang xử lý các hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ
đông do trách nhiệm cá nhân, các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên

Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc không được chuyển nhượng cổ phần, trừ
trường hợp các thành viên này:
- Là đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia
tách, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật;
- Bị bắt buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án. Đồng thời,
phải có sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước nếu có sự chuyển nhượng cổ
phần của ngân hàng cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Như vậy, ngoài những quy định trong luật Doanh nghiệp 2014 và trong
khi nghị định 59/2009/ NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
ngân hàng thương mại vẫn đang có hiệu lực, yêu cầu về điều kiện chuyển
nhượng cổ phần đối với các cổ đông trong các ngân hàng thương mại có sự
chặt chẽ hơn so với những trường hợp chuyển nhượng cổ phần thông thường
8


khác.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
Theo khoản 5, điều 14, nghị định 01/2014/ NĐ-CP thì nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của
mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau
5 năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân
hàng Việt Nam ghi trong văn bản chấp thuận tại Ngân hàng Nhà nước. Đồng
thời tại khoản 6, điều 14, nghị định 01/2014/ NĐ-CP cũng có quy định nhà
đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu 10% vốn điều lệ tại một ngân hàng Việt
Nam chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ
chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 3 năm kể từ
khi sở hữu 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Đây chính là những
qui định chặt chẽ nhằm bảo vệ nhà đầu tư cũng như giữ vững được sự ổn định
của một hoạt động mang tính hệ thống và có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế như hoạt động ngân hàng. Đồng thời, các qui định trên cũng ràng buộc lợi

ích của thành viên sáng lập và đại diện pháp luật của ngân hàng với ngân
hàng.
III. Cách thức chuyển nhượng cổ phần

Theo quy định tại 2 điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014: “Việc chuyển
nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông
qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng
hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên
nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển
nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và
việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”
Như vậy cổ đông của công ty cổ phần có thể chuyển nhượng cổ phần của
mình bằng 1 trong 2 cách, đó là bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc
thông qua giao dịch trên sàn chứng khoán.
9


1. Chuyển nhượng cổ phần theo cách thông thường bằng hợp đồng.
Có thể hiểu đây là một loại giao dịch dân sự mà đối tượng là giấy tờ có
giá, cơ sở hình thành đó là sự thỏa thuận từ hai bên. Vì thế thủ tục giao dịch
cũng do hai bên tự thỏa thuận theo quy định của Luật dân sự. Các hành vi
chuyển nhượng khác như tặng – cho, thừa kế cũng thuộc hình thức chuyển
nhượng này. Yêu cầu đối với trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng là
giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển
nhượng hoặc đại điện của họ ký (khoản 2, điều 126 Luật DN 2014).
2. Chuyển nhượng cổ phần thông qua giao dịch trên sàn chứng khoán.
Khoản 2, điều 126 Luật DN 2014 cũng quy định: “Trường hợp chuyển
nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và
việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”
Theo đó căn cứ vào Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010 thì

hiện nay có 2 cách thức để giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng
khoán đó là:
- Mua chứng khoán trực tiếp tại tổ chức phát hành. Nhà đầu tư phải đăng ký
mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này
rất bất cập, nhất là về mặt địa lý. Những người có nhu cầu có thể mua cổ phần
thông qua trung gian: Trung gian ở đây là các nhà đại lý hoặc các nhà bảo
lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và các ngân hàng
thương mại. Nếu mua chứng khoán của tổ chức phát hành chưa niêm yết trên
trung tâm giao dịch chứng khoán thì việc chuyển nhượng hoặc bán lại chứng
khoán đó cho người khác hiện nay gặp nhiều khó khăn vì không dễ tìm được
người mua. Hơn nữa, bên bán phải trực tiếp đến công ty (hoặc uỷ quyền) để
thực hiện chuyển nhượng cho người mua.
- Mua bán chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán:
Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được
đăng ký để mua bán tại trung tâm giao dịch chứng khoán, thường là các công
10


ty kinh doanh có hiệu quả phát hành, tình hình tài chính đã được kiểm toán và
thông tin về doanh nghiệp được công bố công khai cho mọi người biết.
Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại trung tâm giao dịch
chứng khoán đã được mô tả theo các bước:
Bước l: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán
tại một công ty chứng khoán.
Bước 2: Công ty chuyển lệnh mua hoặc bán chứng khoán cho đại diện của
công ty tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Người đại diện này sẽ nhập lệnh
vào hệ thống của trung tâm giao dịch chứng khoán.
Bước 3: Trung tâm gian dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo
kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán.
Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.

Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền
(nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3
ngày làm việc kể từ ngày mua bán.
Trong đó nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch mua bán chứng khoán thông qua
trung gian - công ty chứng khoán chứ không được giao dịch trực tiếp tại trung
tâm giao dịch chứng khoán hoặc trực tiếp với nhau.
C. KẾT LUẬN
Chuyển nhượng cổ phần là một vấn đề khá phức tạp. Qua quá trình
nghiên cứu và tìm hiểu, theo cá nhân em, các nhà làm luật nên soạn thảo
những văn bản hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn về chuyển nhượng cổ phần.
Điều này không chỉ giúp cho người dân nói chung, các nhà đầu tư nói riêng
có thề hiểu rõ, hiểu đúng Luật pháp. Tránh tình trạng những “hạt sạn” nhỏ lại
gây ảnh hưởng lớn đến cả một nền kinh tế. Vì mục đích cuối cùng của Luật là
hướng nền kinh tế đi lên trên con đường phát triển, chứ không phải kiềm hãm,
gây khó khăn trở ngại cho bản thân các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

11


Tài liệu tham khảo
1. Luật Doanh Nghiệp 2014
2. Giáo trình luật thương mại 1 – Trường ĐH Luật Hà Nội
3. Luật Doanh Nghiệp Việt Nam tình huống – dẫn giải – bình luận – Phạm
Hoài Huấn (chủ biên) – NXB Chính trị quốc gia.
4. Luật Doanh nghiệp 2005
5. Luật chứng khoán 2006
6. Nghị định số 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ
7. Nghị định 59/2009/ NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương
mại
8. Nghị định 01/2014/ NĐ-CP VỀ VIỆC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

MUA CỔ PHẦN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM.
9. Thông tư 06/2010/TT-NHNN HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ,
ĐIỀU HÀNH, VỐN ĐIỀU LỆ, CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN, BỔ SUNG,
SỬA ĐỔI GIẤY PHÉP, ĐIỀU LỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

12



×