Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tình hình sức khỏe của người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.68 KB, 19 trang )

Bài 3

TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
PGS TS Nguyễn Văn Tập
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ 10
2. Trình bày được đặc điểm sức khỏe, mô hình bệnh tật của người dân ở Việt
Nam
3. Trình bày được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân
I. PHÂN LOẠI QUỐC TẾ VỀ BỆNH TẬT(ICD 10)
1.1 Phân loại Quốc tế về bệnh tật làn thức 10 ( ICD 10)
Việt Nam là nước ở châu Á, tình trạng sức khoẻ chung của người dân Việt Nam
tốt hơn so với các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp như Việt nam. Đây là
kết quả của một nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đầu tư nguồn lực
đáng kể vào việc xây dựng mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong cả nước và
thực hiện các chương trình mục tiêu y tế có hiệu quả để giải quyết các vấn đề y tế ưu
tiên đã góp phần nâng cao sức khoẻ và cải thiện tình trạng bệnh tật của nhân dân
Mô hình bệnh tật là kết cấu phần trăm các nhóm bệnh của các bệnh. Như vậy
mô hình bệnh tật của một khu vực trong một giai đoạn chính là kết cấu phần trăm của
các nhóm bệnh tật, các bệnh của khu vực trong giai đoạn đó.
Từ mô hình bệnh tật người ta có thể xác định được các bệnh phổ biến nhất để
định hướng chiến lược và kế hoạch phòng chống bệnh tật trong từng khu vực cụ thể.
ICD 10 được Tổ chức y tế thế giới WHO xây dựng tháng 9 / 1983. Toàn bộ
danh mục được xếp thành 21 chương bệnh ký hiệu từ I đến XXI. Bộ mã từng bệnh
gồm 4 ký tự đầu tiên là chữ cái từ A - Z, tiếp đến là 3 ký tự số. Về nguyên tắc bộ mã
ICD 10 có cấu trúc từ A00.0 đến Z99.9. ICD cho biết mã hoá khá chi tiết và đầy đủ
các loại bệnh tật.
Chương
- Chương I
- Chương II
- Chương III


- Chương IV
- Chương V
- Chương VI
- Chương VII
- Chương VIII
- Chương IX
- Chương X
- Chương XI
- Chương XII
- Chương XIII
- Chương XIV
- Chương XV
- Chương XVI

Nội dung
Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật
Khối u
Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan cơ chế miễn dịch.
Bệnh nội tiết , dinh dưỡng và chuyển hoá.
Rối loạn tâm thần và hành vi.
Bệnh của hệ thần kinh.
Bệnh mắt và các phần phụ thuộc.
Bệnh tai và xương chũm
Bệnh hệ tuần hoàn
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tiêu hoá.
Bệnh da và mô dưới da.
Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết.
Bệnh hệ nội tiết và sinh dục.
Chửa đẻ và sau đẻ

Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh
1


- Chương XVII
-Chương XVIII
- Chương XIX
- Chương XX
- Chương XXI

Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường nhiễm sắc thể.
Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường
không phân loại ở nơi khác.
Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài.
Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong
Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tật bệnh tật, sức khoẻ và việc tiếp xúc với cơ quan
y tế.

1.2. Các yếu tố tác động đến mô hình bệnh tật
Đó chính là các yếu tố tác động đến sức khoẻ. Dahlgren và Whitehead chia
chúng thành các yếu tố có thể biến đổi và không thể biến đổi .
Những yếu tố không thể biến đổi gồm: tuổi, giới tính và yếu tố di truyền.
Những yếu tố có thể biến đổi gồm:
- Các yếu tố cấu trúc thấp: Hoà bình, ổn định chính trị, phát triển kinh tế và công
bằng
- Các yếu tố cấu trúc cao: Khẩu phần ăn, nước sạch, nhà cửa, y tế, giáo dục.
- Các yếu tố thuộc về lối sống: thuốc lá, rượu, tình dục, ma tuý, lạm dụng thuốc.
1.2.1 Tuổi, giới tính và các yếu tố di truyền
Tuổi và giới tính là một trong những yếu tố quyết định về cơ cấu dân số của một
khu vực. Về mặt bệnh tật, từng nhóm tuổi có những đặc thù riêng. Sơ sinh với những

bệnh lý đặc thù như uốn ván rốn, nhiễm trùng sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng, ngạt sau
sinh… Người già với các bệnh lý đặc thù như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh
mạch vành…và các bệnh lý ung thư thường gia tăng theo tuổi. Các biến chứng chửa,
đẻ và sau đẻ là bệnh lý đặc trưng của phụ nữ tuổi sinh đẻ, trong khi nhồi máu cơ tim
thường chỉ xảy ra ở phụ nữ tuổi mãn kinh. Như vậy, cấu trúc dân số khác nhau giữa
các khu vực là một trong những yếu tố làm khác biệt về mô hình bệnh tật và tử vong
giữa các khu vực đó.
Yếu tố di truyền, hay nói rộng ra là chủng tộc và nòi giống cũng có tác động đến
cơ cấu bệnh tật. Ngày nay người ta phát hiện rất nhiều loại bệnh có liên quan ít nhiều
đến yếu tố di truyền như : tăng huyết áp, đái đường, béo phì.
1.2.2 Các yếu tố cấu trúc thấp
Hoà bình, ổn định chính trị góp phần phát triển kinh tế, làm giảm đi đói nghèo,
từ đó làm giảm đi các bệnh tật đặc trưng của đói nghèo như suy dinh dưỡng, các bệnh
nhiễm khuẩn ( tiêu chảy, lao). Phát triển kinh tế, mặt khác, còn gây biến đổi về môi
trường (do tăng tốc độ đô thị hoá) làm gia tăng các bệnh do ô nhiễm như bệnh đường
hô hấp, bệnh nghề nghiệp, các sang chấn về tâm thần kinh...
Tăng công bằng giúp người nghèo có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ
y tế, làm giảm đi chỉ số bệnh tật và tử vong ở nhóm người này.
1.2.3 Các yếu tố cấu trúc cao
Khẩu phần ăn khác nhau cũng góp phần liên quan đến các bệnh tật đặc trưng khác
nhau. Khẩu phần ăn ít đường ở người Eskimo có liên quan đến chỉ số bệnh về răng
miệng rất thấp ở giống người này. Khẩu phần ăn nhiều chất béo, nhiều đạm gia tăng tỷ
lệ béo phì, là nền tảng các bệnh rối loạn về chuyển hoá lipid, bệnh xơ vữa động mạch
và các bệnh tim mạch khác.
Nước sạch và nhà cửa có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu bệnh tật, các bệnh
nhiễm khuẩn như ỉa chảy, lỵ, thương hàn, lao, sốt xuất huyết. Mạng lưới y tế cơ sở
2


phát triển giúp chăm sóc sức khoẻ toàn dân tốt hơn và đặc biệt hạn chế tỷ lệ mắc các

bệnh nhờ vào tiêm chủng mở rộng. Chăm sóc thai sản tốt giúp hạn chế các tai biến
chửa đẻ và sau đẻ, phòng chống được suy dinh dưỡng bào thai. Phòng bệnh tốt giúp
hạn chế tỷ lệ mắc các bệnh sốt rét, các rối loạn do thiếu iod. Giáo dục tốt giúp nâng
cao dân trí, tăng khả năng hiểu biết về phòng chống bệnh tật cũng là một yếu tố quan
trọng góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do thiếu hiểu biết trong cộng đồng.
1.2.4 Các yếu tố thuộc về lối sống
Yếu tố này ngày càng được quan tâm vì những lợi ích của nó trong việc làm
giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong của nhiều bệnh. Thuốc lá được khẳng định là
nguyên nhân của các bệnh ung thư đường hô hấp, làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính, bệnh mạch vành. Rượu với số lượng thích hợp giúp cho tiêu hoá tốt, nhưng
ở số lượng vượt quá có thể dẫn đến bệnh gan do rượu, sa sút về tâm thần, và đặc biệt
còn là nguồn gốc của tai nạn giao thông. Lối sống buông thả về tình dục, nghiện ma
tuý là người bạn đường chung thuỷ của nhiễm HIV/AIDS, một đại dịch của thế giới
hiện nay, ngoài ra còn làm gia tăng các bệnh lây truyền nguy hiểm khác như viêm gan
siêu vi B, lậu, giang mai
Lạm dụng thuốc làm gia tăng các tai biến thuốc, và nghiêm trọng hơn là gia
tăng tính kháng thuốc của các chủng vi khuẩn, khiến cho việc điều trị các bệnh nhiễm
khuẩn càng khó khăn hơn.
Ngoài các yếu tố trên, đặc điểm bệnh lý và sinh thái của từng vùng cũng qui
định nên mô hình bệnh tật đặc trưng của từng vùng địa lý đó. Sốt rét, sốt xuất huyết
luôn là mối hiểm hoạ của các nước vùng nhiệt đới vì diệt tận gốc ổ bệnh và vectơ
truyền bệnh (muỗi) là điều cực kỳ khó khăn mà đến nay ta vẫn chưa làm được.
2.MÔ HÌNH SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT
2.1 Về mô hình sức khoẻ của các nước trên thế giới: được chia thành ba hình thái
sau đây
- Các nước chậm phát triển: Hình thái A.
- Các nước đang phát triển: Hình thái B.
- Các nước đã phát triển: Hình thái C.
Sự phân chia dựa vào 6 chỉ số sau:
Bảng 1. Các chỉ số về bệnh tật theo hình thái

Các chỉ số
1. Tăng trưởng dân số
2. Dân số 0-14 tuổi
3. Trạng thái tự nhiên
4. Tuổi thọ
5. Bệnh lây nhiễm
6. Hệ bệnh thoái triển

Hình thái A
Chậm
40 - 50%
Trẻ
30 tuổi
Cao
Thấp

Hình thái B
Nhanh
40 - 50 – 30%
Trẻ, trung gian
55-60 tuổi
Hạ dần
Cao dần

Hình thái C
Chậm
15 - 20%
Già
75 tuổi
Thấp

Chủ yếu

Mô hình bệnh tật trên thế giới ở mỗi nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của từng nước. Có 3 hình thái:
 Mô hình bệnh viện ở nước chậm phát triển: bệnh nhiễm trùng cao, bệnh mạn
tính không nhiễm trùng thấp.
 Mô hình bệnh tật ở các nước đang phát triển: bệnh nhiễm trùng thấp, bệnh
mạn tính không nhiễm trùng là chủ yếu.
3


Mô hình bệnh tật ở các nước phát triển: bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư,
bệnh nghề nghiệp, bệnh lý người cao tuổi là chủ yếu.
Năm 1995, báo cáo của WHO nhận định về sức khoẻ thế giới như sau: nguyên
nhân chính gây bệnh cao nhất là tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi, kể cả lỵ là 1,8 tỷ ca/ năm,
tiếp đến là các bệnh nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp dưới với 248 triệu ca/ năm .
Về tử vong, nguyên nhân chính là bệnh tim mạch, thiếu máu cục bộ với 4,2 triệu
ca/ năm, tiếp đến là nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp dưới ở trẻ dưới 5 tuổi 4,1 triệu ca/
năm, bệnh mạch máu não 3,8 triệu ca / năm, tiêu chảy dưới 5 tuổi 3 triệu ca/năm; bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính 2,8 triệu ca/ năm; lao 2,7 triệu ca/ năm, sốt rét 2 triệu ca/ năm
.
Một số đặc điểm về mô hình sức khoẻ bệnh tật trên thế giới.
Theo báo cáo TCYTT 6/2002. Dân số thế giới (2001) là 6,122 tỷ
Bảng 2. Tình hình tử vong theo nhóm bệnh bệnh


Tử vong
Bệnh lây
Bệnh không lây
Tai nạn chấn thương

Tử vong chung (2001)

n
18.379
33.077
5.103
56.554

Tỷ lệ %
32,5
58,5
9,0
100%

Bảng 3 . Tình hình 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao [78].

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Bệnh tật
Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
Bệnh tim mạch

U ác tính
Bệnh hô hấp không lây
Chấn thương
Bệnh nhiễm trùng hô hấp
HIV/AIDS
Bệnh lý chu sinh
Tiêm chủng
Lao
Nguồn World health report 2002. WHO

n (x 100)
10937
16.585
7115
6132
5103
3947
2866
2504
2001
1644

%
19,3
19,3
12,6
11,0
9,0
7,0
5,1

4,4
3,5
2,9

2.2 Tình hình sức khỏe, mô hình bệnh tật ở Việt Nam
Hiện nay mô hình bệnh tật ở nước ta đang xen giữa nhiễm trùng và không
nhiễm trùng, giữa bệnh cấp tính và mạn tính. Xu hướng bệnh không nhiễm trùng và
bệnh mạn tính ngày càng cao. Nguyên nhân là do sự phát triển đô thị hoá làm tăng các
tai nạn, nhất là tai nạn giao thông. Sự ô nhiễm môi trường làm tăng các bệnh ung thư,
bệnh ngộ độc do hoá chất bảo vệ thực vật, ngộ độc thực phẩm. Tuổi thọ ngày càng
cao, số người lớn tuổi ngày càng nhiều, tỉ lệ bệnh tim mạch tăng lên đáng kể. Mức
sống dân cư ngày càng tăng làm cho những người bệnh béo phì, tiểu đường, tăng
huyết áp... ngày càng phát triển.
2.2.1 Các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản của người Việt Nam
Tuổi thọ trung bình ở Việt nam trong 10 năm qua tăng từ 67,8 tuổi năm 2000
4


lên 73 năm 2010, vượt mục tiêu đề ra năm 2010 là 71 tuổi. Tuổi thọ trung bình của
Việt Nam cao hơn so với các nước có cùng tỷ lệ GDP bình quân đầu người.
Việt nam đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc giảm tỷ lệ tử vong
trẻ em dưới một tuổi và tỷ lệ tử vong dướ i 5 tuổi. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm
đáng kể từ 44.4 % năm 1990 xuống 15.8 % năm 2010. Tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi
giảm từ 58% năm 1990 đến 23.8% năm 2010. Với kết quả này V iệt nam sẽ hoàn
thành mục tiêu thiên niên kỷ về giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em trước năm 2015.
Bảng4. Tỷ lệ chết trẻ em giai đoạn 1990- 2010
Tuổi
<1 tuổi
<5 tuổi


1990
44.4
58

2000
36.7
42

2010
15.8
23.8

Tỷ số chết mẹ giảm từ 95/100 000 năm 2000 đến 80/100 000 năm 2005 và 69
vào năm 2009. Nguyên nhân chính gây tử vong mẹ là những nguyên nhân trực tiếp
tr ong đó 5 tai biến sản khoa chiếm tỷ lệ cao. Có sự khác biệt lớn giữa tỷ số chết mẹ
ở vùng đồng bằng và vùng sâu, vùng xa. Giai đoạn 2006-2010, tỷ số chết mẹ hầu như
ít thay đổi do vậy đ ể đạt được mục tiêu thiên niên kỷ đến năm 2015 tỷ số chết mẹ
còn 58.3/100 000 thì Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được kết quả này.
Bên cạnh đó, những bệnh lây nhiễm như HIV/AIDS; STD gia tăng rõ rệt; sốt
rét, sốt xuất huyết diễn biến phức tạp. Hiện nay tỉ lệ bệnh không nhiễm trùng đã cao
hơn bệnh nhiễm trùng. Trong tương lai xu hướng mô hình bệnh tật nước ta vẫn theo
hướng của các nước đang phát triển nghĩa là bệnh nhiễm trùng giảm dần, bệnh không
nhiễm trùng tăng dần.

5


Nguồn: Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2010
Mười bệnh gây tử vong cao cũng là những bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng,
đến năm 1995 đã xuất hiện bệnh do tai nạn, chấn thương tai nạn giao thông, cao huyết

áp trong 10 bệnh gây tử vong cao nhất (đặc biệt tai nạn, chấn thương, ngộ độc đã là
nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 2 trong 19 nhóm bệnh ).

6


Bảng 6. Mười bệnh mắc cao nhất tại các Bệnh viện năm 2002
Đơn vị tính: 100.000 dân
Mắc
Tên bệnh
1. Thương tổn do chấn thương trong sọ
354,14
2. Tai biến mạch máu não, không xác định rõ chảy máu
298,40
hoặc do nhồi máu
3. Viêm họng và viêm amidan cấp
293,47
4. Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp
251,46
5. Gãy xương cổ, ngực, khung chậu
216,15
6. Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm
204,03
khuẩn
7. Tai nạn giao thông
162,47
8. Tăng huyết áp nguyên phát
119,06
9. Sẩy thai do can thiệp y tế
115,16

10. Viêm dạ dày và tá tràng
99,24
Nguồn: Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2002
Bảng 7. Mười bệnh chết cao nhất tại các bệnh viện năm 2002
Đơn vị tính: 100.000 dân
Tên bệnh
Chết
1. Các bệnh viêm phổi
2,46
2. Chảy máu não
1,98
3. Thương tổn do chấn thương trong sọ
1,69
4. Suy tim
1,48
5. Lao bộ máy hô hấp
1,47
6. Tai nạn giao thông
1,20
7. Tai biến mạch máu não, không xác định rõ chảy máu
0,90
hoặc do nhồi máu
8. Thai chậm phát triển,suy dinh dưỡng,rối loạn gắn liền
0,86
với thai nghén và cân nặng không đủ khi sinh
9. Nhồi máu cơ tim
0,71
10. Các tổn thương hô hấp đặc hiệu khác của thời kỳ chu
0,62
sinh

Nguồn:
Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2002

7


Nguồn:

Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2010

8


Nguồn:

Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2010

2.2.2 Tình hình bệnh tật tử vong
2.2.21 Tình hình bệnh tật tử vong chung
Mô hình bệnh tật tại Việt nam đang chuyển đổi từ mô hình tỷ lệ mắc các bệnh
lây nhiễm cao sang mô hình bệnh không lây nhiễm, các bệnh do tai nạn, ngộ độc
chấn thương có xu hướng gia tăng.
Bệnh viêm phổi và viêm đường hô hấp cấp đang là những bệnh phổ biến nhất.
Tỷ lệ chết do viêm phổi là một trong số mười bệnh chết cao nhất trong toàn quốc.
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là nguyên nhân gây mắc bệnh và tử
vong chính ở trẻ nhỏ. Ở hầu hết các nước, NKHHCTlà bệnh hay gặp nhất trong các
bệnh cấp tính, gồm cả tiêu chảy và các bệnh nhiệt đới. Tổ chức y tế thế giới ước tính
trong năm 1990 trên toàn cầu có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết do
NKHHCT, chiếm 1/3 tổng số trẻ tử vong ở độ tuổi này. Trong NKHHCT viêm phổi là
nguyên nhân gây tử vong chủ yếu. Những trường hợp tử vong do viêm phổi thường

gặp ở trẻ nhỏ và xảy ra rất nhanh.
Bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh nhiễm vi rút cấp
tính, gây dịch do muỗi truyền. Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có khí
hậu nhiệt đới. Vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Bệnh có tác hại đến
9


khoảng 2,5tỷ người, đại dịch SD/SXHD bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX với số
mắc hằng năm khoảng 10 triệu người. Trong đó có hơn 90% trường hợp mắc ở độ tuổi
dưới 15. Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5% với khoảng 240.000 trường hợp mỗi năm.
Tại Hội đồng Tổ chức Y tế thế giới tháng 5/1998, bà Tổng Giám đốc Gro Harlem
Brrundtlan đã tuyên bố “ Thế kỷ 21 là thế kỷ phòng chống bệnh sốt xuất huyết”.
Việt Nam có số mắc và chết do SD/SXHD gia tăng kể từ năm 2000 trở lại đây.
Bệnh đã và đang còn là vấn đề y tế nghiêm trọng của nước ta.
Tiêu chảy cũng là một trong số các bệnh phổ biến. Dịch tả vẫn xảy ra tại một
số nơi chưa đảm bảo nước sạch và công trình vệ sinh. Năm 2010 trên toàn quốc có
301 trường hợp dương tính vớ i phẩy khuẩn tả ( tỷ lệ mắc 0.34/100 000 dân).
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em ở các nước đang
phát triển. Theo WHO ở những nước này hơn 1 tỷ trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh và có
tới hơn 4 triệu trẻ em bị tử vong.Tại những nơi bệnh tiêu chảy còn phổ biến thì 15%
thời gian sống của trẻ em gắn với bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy còn là nguyên nhân
hàng đầu gây suy dinh dưỡng. Người ta xác định 3 hội chứng lâm sàng khác nhau của
tiêu chảy thể hiện 3 cơ chế bệnh sinh khác nhau, do đó đòi hỏi các biện pháp điều trị
khác nhau
Bệnh sốt rét tại Việt nam đang được khống chế khá hiệu quả. Bệnh sốt rét hiện
nay là một trong những bệnh gây tử vong nhiều ở các nước chậm phát triển. Ơ nước ta
bệnh sốt rét đang là bệnh xã hội, nhất là các tỉnh hay huyện miền núi. Vì vậy, trên thế
giới và ở nước ta đã đề ra những chiến lược phòng chống sốt rét. Do tầm quan trọng
của bệnh sốt rét nên Chính phủ và Bộ Y tế đã coi trọng công tác phòng chống sốt rét,
đây là một chương trình y tế quốc gia ưu tiên hàng đầu. Theo báo cáo của nhiều

tỉnh/thành phố không có ca mắc sốt rét trong những năm gần đây. Tổng số ca dương
tính với ký sinh trùng sốt rét Số ngườ i chết do sốt rét cũng giảm dần từ 148
người năm 2000 xuống còn 21 năm 2010. Tỷ lệ mắc sốt rét và tỷ lệ chết do sốt rét tính
trên 100 000 dân giảm đáng kể trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2010.Bệnh sốt
rét mang tính địa phương cao, tập trung chủ yếu ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng
xa và vùng biên giới.
Việt Nam là một trong số ít nước sớm đạt được mục tiêu phòng chống Lao do
WHO đề ra. Chương trình Lao được Chính phủ đưa vào là một trong những chương
trình Y tế quốc gia. Từ năm 1999, chiến lược DOT được áp dụng tại 100% số huyện
trên cả nước. Số bệnh nhân lao được phát hiện tăng nhẹ từ 90 754 năm 2000 và 99
035 ca năm 2010,
Về HIV/AIDS là bệnh lây nhiễm có tỷ lệ mắc và chết cao. Việt nam đã đạt được
mục tiêu kiểm soát tỷ lệ hiện nhiễm HIV dưới 0,3%. Ước tính đến năm 2010 trên
cả nước khoảng 187 trên 100 000 dân hiện nhiễm HIV. Dịch HIV/AIDS đang có
diễn biến khá phức tạp xảy ra ở tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước, xảy ra ở các
tầng lớp dân cư của cộng đồng tập trung chủ yếu đối vớ i nhóm người tiêm chích
ma túy, phụ nữ hoạt động mại dâm và nam tình dục đồng giới có xu hướng tăng
chậm. Nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở lứa tuổi từ 20-39. Tình hình nhiễm
HIV/AIDS tăng nhanh những năm gần đây. Năm 1993 mới có trên 1.000 ca thì đến
năm 2010 số người mắc đã lên tới trên nghìn ca mắc, nghĩa là tăng gấp nhiều lần sau 5
năm.
Một số bệnh không do nhiễm trùng đang tăng dần theo thời gian:
- Bệnh tăng huyết áp ở thập niên 60 có tỷ lệ mắc là 1%, đến nay trên 15%.
- Bệnh nghề nghiệp xuất hiện nhiều vào năm 1996, trong đó chủ yếu bụi phổi
silic và điếc nghề nghiệp.
10


- Tai biến mạch máu não. Đối với các nước phát triển, tai biến mạch máu não
là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư và tim mạch. Tỷ lệ mắc

bệnh ở một số nước như sau : Hoa Kỳ : 794/100.000 dân (1991). Pháp : 65.000/52
triệu dân (1974). Năm 1976 tỷ lệ tai biến mạch máu não là 60/1000 dân. Năm 1984
mỗi năm có 140.000 trường hợp mới mắc. Nhật Bản tai biến mạch máu não ở trẻ em
chiếm 2,7% (1350 bệnh nhân) vào điều trị tại Trung tâm đột quỵ Osaka. Ấn độ tỷ lệ
mới mắc ở trẻ em chiếm 11-30% các trường hợp tai biến mạch máu não. Việt Nam,
theo Lê Văn Thành (1994) tỷ lệ mới mắc trung bình hàng năm là 52/100.000 dân, tỷ lệ
hiện mắc là 416/100.000 dân, tỷ lệ tử vong 36,5%. Công trình nghiên cứu của Trường
Đại học Y Hà Nội (1993-1994) điều tra 1.677.933 người tỷ lệ tử vong dao động vào
khoảng từ 16 đến 40/100.000 dân tuỳ theo tỉnh, thành. Tỷ lệ hiện mắc dao động vào
khoảng từ 70 đến 100/100.000 dân. Tỷ lệ mới mắc dao động từ 30 đến 50/100.000
dân.
- Bệnh ung thư đang ngày càng tăng, mặc dù chưa có số liệu thật chính xác
nhưng tình trạng qua tải giường bệnh ở Bệnh viện ung thư Hà Nội và Trung tâm ung
bướu thành phố Hồ Chí Minh đã chứng minh điều này.
So với một số nước như Thái Lan bệnh mắc nhiều nhất là tai nạn chấn thương,
tai biến sản khoa, bệnh về mắt, bệnh tiêu hoá. So với Malaysia (1996) mô hình bệnh
tật thể hiện: đẻ thường 19,84%, tai biến sản khoa 12,57%, tai nạn 10,98%, bệnh tim
mạch 6,94%, bệnh hô hấp 6,11%; nguyên nhân tử vong: bệnh tim mạch 16,39%, tai
nạn 10,14%, thai chu sinh 10,08%. So với Australia nguyên nhân tử vong cao nhất là
tim mạch (nam 41,2%; nữ 44,2%) sau đó là bệnh ung thư (nam 28,2%; nữ 27%) hô
hấp (nam 8,9%; nữ 7%) và thương tích (nam 6,8%; nữ 4%).
Nhìn chung, mô hình bệnh tật ở Việt Nam liên quan mật thiết đến đặc điểm địa
lý, khí hậu và vùng kinh tế xã hội. Về mặt dịch tễ, một số bệnh thể hiện rất rõ mối liên
quan này. Dựa vào nguyên nhân gây mắc bệnh và tử vong ở từng vùng để lưu ý đầu tư
cần thiết cho điều trị các loại bệnh có tỷ lệ mắc và chết cao. Với mô hình bệnh tật trên
thì chiến lược phát triển y tế vẫn là phát triển y tế phổ cập - nhưng đồng thời cần phát
triển y tế chuyên sâu.
2.2.2.2 Tình hình bệnh tật tử vong một số bệnh dịch nguy hiểm trong năm 2012
 Bệnh Tay chân miệng: cả năm ghi nhận 157.654 trường hợp mắc tại 63 địa
phương, trong đó đã có 45 trường hợp tử vong tại 15 tỉnh, thành phố. So với năm

2011 (113.121 trường hợp mắc, 170 trường hợp tử vong), số mắc tăng 39,4%, số tử
vong giảm 73,5% (giảm 125 trường hợp tử vong), chết/ mắc giảm (5 lần) từ 0,15%
xuống còn 0,03%.
 Bệnh Sốt xuất huyết: ghi nhận 87.202 trường hợp mắc, 79 trường hợp tử vong.
So với năm 2011 (69.878 trường hợp mắc, 61 trường hợp tử vong) số mắc tăng
24,8%, tử vong tăng 18 trường hợp, chết/ mắc giảm 0,005%. So với trung bình giai
đoạn 5 năm 2006-2010 tỷ lệ mắc /100.000 dân giảm 24,1%; tỷ lệ chết/100.000 dân
giảm 23,3%, tỷ lệ chết/ mắc tăng 1,1%.
 Bệnh Cúm A (H1N1): từ tháng 5/2009 đến tháng 7/2010 tại 63 tỉnh, thành phố
trên cả nước ghi nhận 11.214 trường hợp mắc, trong đó có 58 trường hợp tử vong tại
11 tỉnh, thành phố. Năm 2011, 2012 không ghi nhận ổ dịch cúm tại cộng đồng.
 Bệnh Cúm A (H5N1): năm 2012 ghi nhận 04 trường hợp nhiễm cúm A (H5)
tại Kiên Giang, Sóc Trăng, Bình Dương, Đắk Lắk, trong đó đã có 02 trường hợp tử
vong tại Kiên Giang và Sóc Trăng. Số mắc cúm A (H5N1) giai đoạn từ 2007-2011
dao động từ 4 - 8 trường hợp mắc, chủ yếu tập trung tại miền Bắc, tỉ lệ chết/mắc trung
bình giai đoạn cao 60% (15/25).
11


 Bệnh Rubella: Năm 2011 ghi nhận 43.907 trường hợp mắc, các tỉnh có số mắc
cao là Phú Thọ, Thái Bình, Yên Bái, Hà Giang, Nghệ An, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc
Ninh, Hòa Bình, Hải Dương và Hải Phòng. Cả năm 2012 chỉ ghi nhận 100 trường hợp
mắc rubella, trong đó có 77 trường hợp mắc rubella bẩm sinh, không có tử vong.
 Bệnh Tả: Năm 2007 ghi nhận số mắc tả cao 1.907 trường hợp, năm 2008 ghi
nhận 886 trường hợp mắc, năm 2011 ghi nhận 2 trường hợp mắc. Năm 2012 không
ghi nhận trường hợp mắc nào.
 Bệnh Sốt rét: năm 2012 ghi nhận 35.637 trường hợp mắc, 6 trường hợp tử
vong, so với năm 2011 (37.396 trường hợp mắc, 12 trường hợp tử vong) số mắc giảm
4.7%, tử vong giảm 6 trường hợp. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đã xuất hiện tại
một số địa phương, đặc biệt tại Bình Phước.

 Bệnh Viêm não vi rút: năm 2012 ghi nhận 822 trường hợp mắc, 18 trường hợp
tử vong tại Điện Biên (6 trường hợp), Sơn La (4 trường hợp), Hà Nội (2 trường hợp),
Cần Thơ (2 trường hợp), Bạc Liêu (1 trường hợp), Lào Cai (1 trường hợp), Gia Lai (1
trường hợp), Phú Thọ (1 trường hợp). So với cùng kỳ năm 2011 (1.273 trường hợp
mắc, 30 trường hợp tử vong), số mắc giảm 35,4%, tử vong giảm 40%.
 Bệnh do não mô cầu: năm 2012 ghi nhận 125 trường hợp mắc, trong đó đã có
05 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2011 (247 trường hợp mắc, 6 trường hợp
tử vong) số mắc giảm 49,4%, tử vong giảm 01 trường hợp. Từ năm 2007-2011, số
mắc cả nước có xu hướng giảm đều, mỗi năm giảm từ 50-100 trường hợp/năm. Trung
bình giai đoạn 5 năm tỷ lệ mắc /100.000 dân là 0,49; tỷ lệ chết/100.000 dân là 0,004.
Khu vực miền Nam và miền Bắc chiếm phần lớn các trường hợp mắc của cả nước.
Các tỉnh/thành phố có số mắc cao liên tục là: Thái Bình, Bến Tre, Sơn La.
 Thương hàn: năm 2012 ghi nhận 617 trường hợp mắc, không có tử vong. So
với cùng kỳ năm 2011 (873 trường hợp mắc, không có tử vong), số mắc giảm 29,3%.
Số mắc giảm dần trong giai đoạn 2007-2011 từ 2.148 (năm 2007) còn 873 (năm
2011), tử vong duy trì 0-2 trường hợp/năm. Trung bình giai đoạn 5 năm tỷ lệ
mắc/100.000 dân là 1,806; tỷ lệ chết/100.000 dân là 0,001. Khu vực miền Nam chiếm
đa số (>60%), tập trung tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Kiên
Giang.
 Các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng: bảo vệ thành
quả thanh toán Bại liệt, duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh, các bệnh có vắc xin
dự phòng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (lao, bạch hầu, ho gà, uốn
ván, bại liệt, viêm gan B, sởi) tỷ lệ mắc giảm dần hàng năm.
 Bệnh lây truyền từ động vật sang người:
Bệnh dại: Năm 2012 ghi nhận 87 trường hợp tử vong xảy ra tại 22 tỉnh, thành phố.
Các trường hợp tử vong do bệnh dại vẫn tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc
chiếm 86,2% số trường hợp tử vong trên cả nước. Các tỉnh có số tử vong cao như Sơn
La (21 trường hợp), Phú Thọ (14 trường hợp), Yên Bái (10 trường hợp), Hà Giang (8
trường hợp), Tuyên Quang (7 trường hợp), Điện Biên (5 trường hợp), Nghệ An (5
trường hợp), Cao Bằng (2 trường hợp). So với năm 2011 (110 trường hợp tử vong), số

tử vong giảm 20,9%.
Bệnh than: Năm 2012 không ghi nhận trường hợp mắc, năm 2011 ghi nhận 191
trường hợp mắc, 1 trường hợp tử vong, tập trung tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và
Tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai.
Bệnh liên cầu lợn ở người: ghi nhận 34 trường hợp mắc, 02 tử vong. Năm 2011 ghi
nhận 52 trường hợp với 5 trường hợp tử vong.
Bệnh do vi rút Hanta: ghi nhận 01 trường hợp mắc, không có tử vong tại thành phố
Hồ Chí Minh.
12


Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác: Được giám sát và kiểm soát chặt chẽ, không
có dịch bệnh xảy ra, số mắc giảm dần qua từng năm.
 Tình hình mắc, chết do lao:
Mục tiêu: Đến năm 2015, giảm 50% số bệnh nhân hiện mắc so với ước tính năm 2000
(từ 375/100.000 dân xuống 187/100.000 dân) và Khống chế tỷ lệ lây truyền bệnh lao
kháng thuốc, tăng tỷ lệ tiếp cận với điều trị lao đa kháng thuốc từ 25% năm 2011 lên
55% vào năm 2015.
Kết quả: Trung bình mỗi năm ước tính có khoảng 18,000 ca tử vong do lao (không
tính những trường hợp lao/HIV+). Số hiện mắc lao khoảng 176.000 người; Mới mắc
lao trong năm khoảng 140.000 người. Như vậy Tỷ lệ mới mắc lao giảm 2,6%; Tỷ lệ
hiện mắc lao giảm 4,6% và Tỷ lệ tử vong do lao giảm 4,4%
- Tình hình HIV/AIDS
Tính đến 30/11/2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 208.866
trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 và 62.184 trường hợp tử
vong do AIDS. Riêng 11 tháng đầu năm 2013, cả nước phát hiện 11.102 trường hợp
nhiễm HIV, 3.716 bệnh nhân AIDS và 961 người tử vong do AIDS. Về địa bàn dịch
HIV/AIDS ghi nhận tăng lên 79.1% số xã/phường/thị trấn báo cáo có người nhiễm
HIV ở 98% quận/huyện trong cả nước.
Về hình thái dịch HIV tiếp tục ghi nhận có sự thay đổi, trong số người nhiễm

HIV báo cáo năm 2012 có 31,5% người nhiễm là nữ giới, cao hơn 0,5% so với năm
2011. Đường lây truyền HIV lần đầu tiên báo cáo ghi nhận số người nhiễm HIV bị lây
nhiễm qua quan hệ tình dục cao hơn lây truyền qua tiêm chích ma túy (45,5% so với
42,1%).
2.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
2.2.3.1 Các yếu tố dân số
Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009 cho thấy dân số
Việt nam là 85 789 573 người, trong đó 70% dân số sống ở vùng nông thôn. Tỷ lệ
phát triển dân số bình quân hằng năm giai đoạn 1999–2009 còn 1,2%, mức tăng thấp
nhất trong 50 năm qua. Q uy mô dân số lớn và tiếp tục tăng nên mật độ dân số Việt
Nam tăng từ 231 người/km2 năm 1999 lên 259 người/km2 năm 2009. Mật độ dân số
cao là yếu tố nguy cơ đối với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có các bệnh lây nhiễm
và tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân.Cơ cấu dân số biến động mạ nh: Theo
mô hình dân số của Liên hợp quốc, dân số nước ta đang thuộc “cơ cấu dân số vàng”
hay cơ cấu dân số tối ư u vì tỷ trọng người trong tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất lớn so
với tỷ trọng người trong tuổi phụ thuộc. Tuy nhiên, nhóm phụ nữ bước vào tuổi sinh
đẻ cũng rất lớn, sẽ ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh sản, và
nhi khoa trong nhữ ng năm tới.
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng nghiêm trọng. Tỷ số giới
tính khi sinh đã tăng lên trong 10 năm, rõ nét nhất là tro ng vòng 5 năm qua. Năm
1999, tỷ số này là 108 bé trai/100 bé gái, đến 2009 đã tăng lên 111 bé trai/100 bé gái.
Đây là chủ đề xã hội nóng bỏng đã được dư luận nước ta đặc biệt quan tâm.
Mặc dù tuổi thọ trung bình tăng, như ng chất lượng dân số còn hạn chế. Việt
Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có chỉ số phát triển con ngư ời (HDI) ở mức trung
bình. Số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước trên
thế giới vào năm 2009 [9].
2.2.3.2 Toàn cầu hóa, công nghiệ p hóa, đô thị hóa, di cư và thay đổi lối sống
Di cư ngày càng tăng gây áp lực cho vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
13



ở các thành phố lớn và tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ y tế. Di cư từ nông thôn ra
thành thị cũng nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đến nay đã có 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23,7% vào năm
1999. Đông Nam bộ là vùng có mức đô thị hóa cao nhất, dân số thành thị chiếm
57,1% (năm 1999 là 55,1%). Đồng bằng sông Hồng có mức đô thị hóa cũng tương
đối cao với 29,2% dân số thành thị (năm 1999 là 21,1%).
Đô thị hóa cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa còn tạo ra nhữ ng
thách thức lớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe. Ô nhiễm không khí, nước sạch do
tăng nhanh công suất sử dụng cơ sở hạ tầng đô thị cũng đang đe dọa đến sức khỏe
người dân. N goài ra, cơ sở hạ tầng xã hội không theo kịp với tốc độ tăng dân số, đặc
biệt cung ứ ng nước sạch, xử lý rác thải, nước cống, cơ sở y tế KCB, giáo dục, nhà ở,
v.v.
2.2.3.3. Biến đổi khí hậu
Việt Nam là một trong số các quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất do
biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam:
Về nhiệt độ: Từ năm 1951 đến năm 2000 nhiệt độ trung bình năm đã tăng
0,7oC, hậu quả làm thay đổi các hệ sinh thái; gia tăng sức ép nhiệt độ lên cơ thể và
tăng các bệnh nhiệt đới, truyền nhiễm.
Về lượng mưa: Trong nhữ ng năm gần đây, lượng mưa giảm đi trong tháng
7, 8 và tăng cao ở tháng 9, 10, 11. Mưa phùn ở Hà Nội giảm dần từ thập kỷ 19811990 và chỉ còn một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây. Từ năm 1958-2007,
lượng mưa hằng năm giảm 2%. Hậu quả là tác động rõ rệt đến sự hình thành và phát
triển của một số vật mang mầm bệnh.
Về nước biển dâng: Theo Tổng cục khí tư ợng Thủy văn: mực nước biển
mỗi năm dâng lên khoảng 3 mm. Do biến đổi khí hậu, gia tăng các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm, các bệnh do vật mang mầm bệnh, đe dọa tới sức khỏe con người
đặc biệt nhữ ng người nghèo và cận nghèo. Sự xuất hiện của bệnh S ARS, cúm
A(H5N1), và một số lượng lớn hiện tượng bất thường liên quan đến sốt xuất huyết
hiện đang xảy ra tại C hâu Á và dịch sốt xuất huyết quay trở lại ở Việt Nam trong
mấy năm gần đây có thể cho chúng ta thấy rõ sự ảnh hư ởng của biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, các loại thiên tai có ả nh hưởng rất lớn tới sức khỏe người dân do hậu
quả là mất nguồn nước sạch, thiếu ăn, tai nạn, chấn thư ơng, khó tiếp cận với dịch vụ
y tế. Mô hình cung ứng dịch vụ y tế ổn định, bảo đảm y tế công cộng khi thiên tai
xảy ra cần được xây dựng và bảo đảm.
2.2.3.4 Sức khỏe môi trường
Theo số liệu báo cáo sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009, đến
nay đã có 87% hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, 54% hộ sử dụng hố xí
hợp vệ sinh. Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh thấp
nhất (61,5%). Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh dư ới 50% ở các vùng Trung du miền
núi phía Bắc (26,1%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (47,3%), Tây Nguyên
(46,5%) và Đồng bằng sông Cửu Long (42,4%) [2].
Ô nhiễm không khí đô thị chủ yếu do giao thô ng (70%) do quá tải ô tô, xe máy
và do các thành phố đang xây dự ng, đô thị hoá một cách mạnh mẽ.
2.2.3.5 An toàn vệ sinh thực phẩm
Thức ăn không an toàn có thể gây ngộ độc thực phẩm, nhiều bệnh cấp tính và
mạn tính liên quan đến vi khuẩn, hóa chất và các công nghệ mới chưa được kiểm
14


nghiệm.
Tại nhiều quốc gia, trong vài thập niên qua, có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ mắc
bệnh liên quan vi khuẩn lây truyền qua thức ăn như Salmonella hoặc E. coli. Một số
nguy cơ mới đang nổi lên từ bệnh động vật sang ngư ời cũng tạo ra thách thức mới
cho an toàn thực phẩm.
Nguy cơ nhiễm hóa chất trong thực phẩm Hóa chất gây nhiễm thực phẩm
gồm các chất độc tự nhiên như loại nấm độc, hải sản độc, các chất ô nhiễm môi trư
ờng như thủy ngân và chì, và các chất tự nhiên trong thực vật. Các vi chất, hóa chất
đưa vào thực phẩm khi chế biến, hóa chất nông nghiệp và thuốc thú y được chủ động
sử dụng trong chuỗi sản xuất thực phẩm, như ng có thể có tác động tiêu cực tới sức
khỏe.

Tỷ lệ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam hiện còn ở mức cao. Theo số liệu từ
Chương trình mục tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm, hằng năm có khoảng 150 -250
vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo với từ 3500 đến 6500 người mắc, tử vong từ 37
đến 71 người một năm. Tuy nhiên trong thực tế con số này có thể cao hơn nhiều.
Tình hình ngộ độc thực phẩm tuy có giảm gần đây, nhưng diễn biến vẫn còn khá
phức tạp. Với ưự phát triển và công nghiệp hóa mạnh mẽ, nguy cơ ngộ độc thực
phẩm có thể tăng vì những bếp tập thể phục vụ hàng trăm ngư ời và những lô hàng
thực phẩm chế biến theo phương p háp công nghiệp được bán cho số người rất đông.
Ngộ độc thực phẩm xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó do vi sinh vật là 7,8%, do
hóa chất là 0,5%, do độc tố tự nhiên là 25,4%, và do các nguyên nhân không xác định
được là 66,3%. Số người mắc tập trung ở các vụ ngộ độc bếp ăn tập thể, thức ăn
đường phố, đám cưới/đám giỗ, số người chết tập trung ở các vụ ngộ độc thực phẩm
bếp ăn gia đình [15].
3.6. Lối sống
Hút thuốc lá: là yếu tố số một trong các yếu gây tử vong có thể phòng được. Chỉ
riêng đối với 3 bệnh nguy hiểm, thuốc lá là nguyên nhân của tỷ lệ mắc rất lớn: 90%
ca ung thư phổi, 75% ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và 25% ca bệnh tim
thiếu máu cục bộ.
Hút thuốc lá thụ động cũng có gây ra nhiều bệnh cho người k hông hút trực
tiếp. Hút thuốc lá thụ động có thể gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi,
các bệnh về tim mạch, nhiễm trùng đường hô hấp và đẻ non. Người không hút thuốc
b ị phơi nhiễm với khói thuốc thụ động b ị tăng nguy cơ bệnh về động mạch vành lên
25-30% và nguy cơ b ị ung thư phổi lên 20-30%. Ở trẻ em, hút thuốc lá thụ động có
thể gây viêm đường hô hấp, hen, v iêm tai giữa và hội chứng đột tử sơ sinh.
Tiêu thụ thuốc lá ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng: năm 1998, tỷ lệ
hút thuốc lá ở nam giới là 50%, năm 2002 tỷ lệ này là 56%. Tuy nhiên, Khảo sát mức
sống dân cư năm 2006, và gần đây nhất là kết quả điều tra sử dụng thuốc lá ở người
lớn năm 2010 (GATS2010) đều cho thấy xu hướng đang đi ngược lại, tỷ lệ người
trưởng thành hút thuốc xuống còn 47%. Ở nữ giới tỷ lệ hút thuốc chỉ chiếm 1,8%. Tỷ
lệ hút thuốc theo nhóm tuổi: cao nhất ở các nhóm tuổi 25-55 tuổi ở nam giới (tỷ lệ

hút từ 68% đến 72%) và 55-64 tuổi ở nữ giới (5,8%). Tại Việt Nam, ước tính mỗi
năm thuốc lá giết chết 40 000 người. Điều này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100người
tử vong vì những bệnh do hút thuốc gây nên. Ước tính con số này sẽ tăng lên
khoảng70 000 người/ năm vào năm 2030 .
Sử dụng rượu: Rượu là nguyên nhân của 3,7% tổng số tử vong và 4,4% gánh nặng
bệnh tật trong thế giới. Rượu gây ra gánh nặng bệnh tật cho nam giới cao hơn 4 lần so
15


với nữ giới. Nguyên nhân tử vong liên quan rượu lớn nhất là chấn thương không chủ
đ ịnh, bệnh tim mạch và ung thư. Đối với gánh nặng bệnh tật (DALY) thì rối loạn tâm
thần liên quan đến rượu là quan trọng nhất
Kết quả sơ bộ của một nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật của Viện Chiến lược
và Chính sách Y tế kết hợp với Trường Đại học Queensland, Úc, cho thấy rằng rối
loạn tâm thần do rượu là một trong 10 bệnh gây gánh nặng bệnh tật lớn nhất đối với
nam giới ở Việt Nam.
Theo Điều tra y tế quốc gia 2001-2002, tỷ lệ nam giới 15 tuổi trở lên uống
rượu là 46%. Tỷ lệ uống rượu cao ở nhóm có trình độ học vấn cao hơn: Nam giới có
trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống uống rượu khoảng 40%, trong khi
đó ở nhóm nam giới có trình độ trên trung học phổ thông, kể cả nông thôn, thành thị
là khoảng 60%.
Theo điều tra thanh thiếu niên Việt Nam tỷ lệ đã từng uống hết một cốc
rượu/bia trong độ tuổi 14-17 tuổi năm 2004 là 35% đến năm 2009 đã lên 47,5%, đối
với tuổi 18-21 năm 2004 là 57,9% đến năm 2009 đã lên 66,9%.
Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục:
Việt Nam vẫn đang phải đối phó với tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao. Hoạt
động thể lực vẫn chủ yếu do tính chất công việc lao động chân tay tiêu tốn calo. Vì
vậy, tỷ lệ thừa cân và béo phì còn ở mức thấp. Năm 2001-2002, theo ĐTYTQG, tỷ lệ
thừa cân ở trẻ em dưới 10 tuổi là dưới 2% và ở những người từ 16 tuổi trở lên chỉ ở
mức 12%, trong đó tỷ lệ ở mức béo phì rất thấp. Nói chung, chế độ ăn hiện nay của

người Việt Nam chứa nhiều rau, quả, với lượng mỡ thấp là một yếu tố tốt để bảo vệ
cho sức khỏe. Tuy nhiên, tình hình này có thể thay đổi nhanh, đặc biệt đối với tầng
lớp giàu có, ở thành thị, nơi dễ dàng tiếp cận với những loại thực phẩm đem lại nhiều
năng lượng.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, gần 80% dân số làm nghề nông, lao động
chân tay vất vả. Hoạt động thể dục, thể thao chủ yếu là nhóm trẻ tuổi, người già và
một số người làm nghề tĩnh tại. Theo ĐTYTQG, tỷ lệ không hoạt động thể lực của
những người từ 15 tuổi trở lên là 65%, đối với những người làm nghề tĩnh là 57%.
Theo ĐTYTQG 2001–2002 cho thấy tỷ lệ những người từ 15 tuổi trở lên có tập thể
dục thể thao là 34,9%, trong đó một nửa là tập thường xuyên hằng tuần từ 5 lần trở
lên.
Ma tuý, mại dâm
Số người sử dụng ma tuý ở Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây,
đặc biệt là nhóm trẻ tuổi. HIV/AIDS có liên quan rất cao với sử dụng ma tuý, ước
tính có khoảng 56,9% người nhiễm HIV/AIDS trong cả nước là do tiêm chích ma
tuý.
3.7. Tai nạn, thương tích, bạo lực, giới
Tai nạn thươ ng tích đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao
nhất ở Việt Nam. Theo kết quả ĐTYTQG 2001-2002, tai nạn đứng thứ tư trong các
nguyên nhân gây tử vong.
Bạo lực đối với phụ nữ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần
phụ nữ. Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, trong số những phụ nữ
đã từng bị chồng đánh có khoảng 6% đã từng phải vào bệnh viện điều trị, 51,8% người
vợ đã bị sưng tím trong vài ngày.

16


3. NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN
Hệ thống cung ứng dịch vụ của Việt Nam là hệ thống công tư kết hợp trong đó

y tế công giữ vai trò chủ đạo, bao gồm 4 lĩnh vực : khám chữa bệnh, chăm sóc SKBĐ,
dự phòng và Dân số - KHHGĐ.Theo số liệu điều tra cơ sở và nhân lực y tế năm 2009,
Hệ thống khám chữa bệnh và CSSKBĐ với 13460 cơ sởNhà nước và gần
90000 cơ sở tư nhân trong đó khoảng 30000 bệnh viện & phòng khám y tư nhân và
60000 dược tư nhân.
Tổng số bệnh viện công trên toàn quốc là 1009 (trong đó 46 BV trung ương, 348 BV
tuyến tỉnh và 615 BV tuyến huyện). Bệnh viên y tư nhân chiếm 9% so với tổng số
bệnh viện trên toàn quốc. Số giường bệnh trên 10000 dân của Việt Nam là 21.5 (
giường bệnh công lập là 20.8/10 000
dân).98.7% xã có cơ sở trạm y tế.
Lĩnh vực Y tế dự phòng bao gồm mạng lưới từ trung ương đến địa phương bao
gồm công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm gây dịch, công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm, phòng chống tai nạn thương tích và các bệnh không lây nhiễm, HIV/AIDS và
các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai và hoạt động có hiệu quả. Phát
hiện dịch và dập tắt dịch sớm không để dịch lớn xảy ra. Lĩnh vực Dân số & KHHGĐ
mới chuyển sang sát nhập với Bộ Y tế và có mạng lưới bao phủ tại 63 tỉnh/thành phố.
3.1 Tình hình khám chữa bệnh của người dân
Bình quân lần khám bệnh trên đầu người dân biến động theo các năm, thấp nhất
là năm 1990 - 1991 (1 lần - 0,64 lần/người/năm) là thời kỳ bắt đầu thực hiện chính
sách thu viện phí.
Lúc đầu người dân chưa quen với viện phí số khám bệnh giảm đi, nhưng lại tăng
vào năm 1996 - 2002: 1,68 lần/người/năm.
1.8
1.6

1.58

1.5

1.4


1.68

1.69

1.3

1.2
1.05

1

0.93

0.8
0.6

0.64

0.4
0.2
0
1991

1992

1993

1994


1995

1997

2002

2010

Sơ đồ 1 . Bình quân lần khám chữa bệnh cho 1 người dân trong 1 năm.

17


3.2 Tình hình cơ sở khám chữa bệnh

Nguồn:
Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2010
Bảng 9. Giường bệnh qua các năm, so với các nước trong khu vực (năm 2002)
Nước
GB/1.000 dân
Brunei
28,0
Indonesia
0,6
Japan
13,3
Malaysia
1,6
Singapor
3,5


Sử dụng GB (%)
55,0
55,1
83,6
61,4
80,3

Ngày điều trị TB
5,0
6,0
36,8
4,0
5,3

e
Vietnam

1,4

88,0

8,3

- So với các nước trong khu vực thì tỉ lệ giường bệnh trên 1000 dân ở Indenosia
là thấp nhất (0,6), sau đó là Việt Nam và Philippine (1,4) cao nhất là Nhật Bản (13,3),
Singapore (13,5).
- Công suất sử dụng giường bệnh của Việt Nam lại cao nhất 88,0 %.
3.3 Tình hình nhân lực y tế


18


-

Nhân lực y tế: số lượng cán bộ y tế trên 10000 dân tăng từ 29.7( năm 2000) lên
40.5 ( năm 2010). Tỷ lệ y bác sĩ trên 10000 dân tang từ 6,23 năm 2006 Hiện nay
số BS/10 000 dân là 7.2, số DS/10000 dân là 1,74
----------------------------------------------------------------

Câu hỏi kiểm tra
1. Trình bày phân loại quốc tế về bệnh tật lần thứ 10
2. Trình bày đặc điểm mô hình bệnh tật trên thế giới và Việt Nam
3. Trình bày nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

19



×