Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Công nghệ mới trên Ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.61 KB, 19 trang )

Toyota Camry 2015: Nhiều đột phá bất
ngờ
Từng chi tiết bên trong cabin của Camry 2015 vẫn giữ nét quen thuộc: ghế
lái chỉnh điện 10 hướng, ghế lái phụ chỉnh điện tám hướng, tay lái bọc da
cao cấp tích hợp các nút điều chỉnh âm thanh, màn hình hiển thị đa thông
tin MID…
Bên cạnh những trang bị cao cấp như hệ thống mở khóa và khởi động
thông minh, hệ thống điều hòa hai vùng độc lập, rèm chắn nắng chỉnh điện
phía sau với vị trí “R” trên cần số… là những trang bị nổi bật đem đến sự
hài lòng cho người trải nghiệm. Những nâng cấp sang trọng thể hiện đặc
sắc hơn trên mẫu cao cấp nhất Camry 2.5Q là những yếu tố giúp mẫu xe
luôn là lựa chọn hàng đầu của giới doanh nhân.
Sự hiện diện của lẫy chuyển số trên vô-lăng, chức năng hỗ trợ ra vào xe,
điện thoại rãnh tay, ghế lái có thể nhớ hai vị trí khác nhau, điều hòa ba
vùng độc lập và vượt trội nhất là hệ thống điều chỉnh riêng biệt tại tay ghế
tạo cho người ngồi hàng ghế sau hoàn toàn tùy ý điều chỉnh về âm thanh,
điều hòa, ngả lưng ghế hay rèm chống nắng. Sạc điện thoại không dây
tương thích chuẩn Qi giúp thỏa mãn nhu cầu của người yêu thích công
nghệ.


Camry 2015
mang đến
cảm giác lái
nhẹ nhàng ở
tốc độ thấp,
đầm chắc ở
tốc độ cao
và hứng
khởi ở mọi
thời điểm


thông qua
tay lái trợ
lực điện
được tinh
chỉnh đạt
hiệu quả
cảm xúc cao
nhất cùng
hệ thống
treo với
năng lực
giảm xóc
được tối ưu
hóa

Nếu như phiên bản 2.5Q và 2.5G vẫn lưu giữ sức mạnh chinh phục với
động cơ 2AR-FE bốn xilanh Dual VVT-I công suất 178 mã lực thì trên
phiên bản Camry 2.0E, sự có mặt của động cơ hoàn toàn mới tạo nên một
điểm lôi cuốn về khả năng vận hành đầy hiệu quả bằng công nghệ hiện
đại.


Phiên bản Camry 2.0E được trang bị động cơ 6AR-FSE với hệ thống điều
phối van biến thiên thông minh mở rộng VVT-iW, phun xăng trực tiếp D-4S,
hệ thống tuần hoàn khí xả EGR được làm mát bằng dung dịch phối hợp
với hộp số tự động sáu cấp với ba công nghệ nổi bật: chế độ điều khiển
chuyển số cơ bản, khả năng hỗ trợ điều khiển chuyển số dựa vào điều
kiện đường và khả năng đoán trước ý định của người lái dựa vào thói
quen lái xe và điều kiện đường sá.
Không gian yên lặng lý tưởng bên trong cabin là yếu tố thể hiện bước cải

tiến đáng giá của Toyota khi nhiều vật liệu cách âm mới được bổ sung tại
nhiều vị trí trên xe. Những nâng cấp chi tiết về hệ thống phanh, hệ thống
VSC, hệ thống kiểm soát lực kéo TRC, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang
dốc và hệ thống camera và cảm biến lùi… giúp Camry tạo độ tin cậy cho
khách hàng.

CÔNG NGHỆ DỪNG XE KHI PHÁT HIỆN
NGƯỜI ĐI BỘ: THỰC TẾ KHÔNG NHƯ
QUẢNG CÁO
14/05/2015

Xuất hiện nhiều trên các mẫu xe sang, nhưng thực tế công nghệ dừng xe
khi gặp người đi bộ không phát huy tác dụng như quảng cáo.
Liên minh châu Âu cũng như nhiều cơ quan kiểm tra an toàn trên thế giới
càng ngày càng đưa ra những yêu cầu cao về độ an toàn trên xe hơi.
Chẳng hạn như, từ năm 2018, tất cả các mẫu xe sản xuất và bán ở thị
trường châu Âu phải trang bị công nghệ eCall, điện thoại cấp cứu tự động.
Trên lý thuyết, hầu như những hệ thống hỗ trợ an toàn trên ô tô đều sử
dụng cảm biến, radar để truyền tải thông tin, đọc, phân tích và đưa ra phản
ứng. Nhưng mới đây, một thử nghiệm thực tế tại Đức đã cho thấy, các
công nghệ này không phát huy công dụng như những gì mà các hãng vẫn
quảng cáo.


Auto Motor und Sport đã sử dụng một hình nộm người đi bộ được đặt trên
hệ thống thanh ray sát đất rồi kéo băng ngang đường, chắn ngang dòng xe
cộ. Các mẫu xe thử nghiệm đều thuộc thế hệ mới, kết quả vô cùng ngạc
nhiên khi ngay cả Mercedes C-class cũng không có phản ứng gì.

Mercedes C-class đã đâm thẳng vào người đi bộ

Nếu theo lý thuyết, các xe được tích hợp công nghệ tránh tai nạn với
người đi bộ khi phát hiện người đi bộ phải tự động kích hoạt phanh, dừng
xe để không xảy ra va chạm. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm lại không diễn
ra như vậy.
Kết quả thử nghiệm cho thấy khi phát hiện người đi bộ, Volkswagen Up! và
Nissan Qashqai có giảm tốc, nhưng không thể tránh được đối tượng. Hệ
thống của Up! chỉ kích hoạt khi vận tốc tới 30 km/h.
Duy nhất chỉ có Subaru Outback là vượt qua bài thử nghiệm. Mẫu xe này
đã dừng lại trước khi đâm vào người đi bộ. Tuy nhiên, đây lại là dòng xe
không phổ biến ở thị trường châu Âu, hơn nữa hãng xe Nhật vừa thông
báo thu hồi nhiều xe để sữa lỗi gói an toàn EyeSight.
Vậy lý do từ đâu mà những chiếc xe đắt tiền như Mercedes hay Mini lại
không thể vượt qua bài thử nghiệm? Theo autoevolution, do những công
nghệ này đều là những sản phẩm đặt hàng bên ngoài, do các hãng khác


cung cấp, ví dụ như Bosch. Những lỗi này, một phần là đến từ nhà cung
cấp, phần khác do các hãng xe không thử nghiệm công nghệ chính xác
hoặc cố ý phớt lờ.

10 công nghệ đỉnh nhất của
ô tô
10. Cột lái tự đổ 10 công nghệ đỉnh nhất của ô tô
Thật thú vị khi cột lái tự đổ trên thực tế được sử dụng cho dòng xe du lịch trước
cả xế đua Công thức 1. Từ năm 1968, chính phủ Mỹ đã yêu cầu tất cả các hãng xe
phải sử dụng cột lái tự đổ cho dòng sản phẩm 4 bánh của mình.
công nghệ an toàn,xe hơi,lịch sử,dân số
Trong khi đó, ban tổ chức giải đua Công thức 1 phải chờ đến năm 1994 mới bắt
đầu đưa cột lái tự đổ vào danh sách trang thiết bị bắt buộc. Điều này bắt nguồn từ
sau cái chết của tay đua Ayrton Senna huyền thoại.

9. Phanh đĩa
Hệ thống phanh hiện đại hoạt động rất hiệu quả. Ngay cả những mẫu xe bình dân
với trang thiết bị cơ bản nhất cũng sở hữu khả năng phanh tốt hơn tăng tốc.
công nghệ an toàn,xe hơi,lịch sử,dân số
Trước đây, dòng xe đời cũ không được trang bị phanh tản nhiệt. Trong khi đó, dòng
xe đời mới hiện nay phần lớn đều đi kèm hệ thống phanh thông khí với khả năng
tản nhiệt tốt hơn, từ đó tăng tuổi thọ cũng như độ an toàn.
8. Kính an toàn
công nghệ an toàn,xe hơi,lịch sử,dân số
Kính chắn gió trên dòng xe hiện đại ngày nay thường chỉ bị rạn chứ không vỡ ra
thành từng mảnh như trước. Nếu có bị vỡ, bạn cũng khó bị thương hơn.


7. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Thiên tài người Pháp, Gabriel Voisin, đã nảy ra ý tưởng phát triển hệ thống chống
bó cứng phanh ABS để ứng dụng cho máy bay. Sau đó, công nghệ tương tự đã
nhanh chóng lan sang ngành sản xuất ôtô.
công nghệ an toàn,xe hơi,lịch sử,dân số
Một chiếc xe an toàn phải được trang bị hệ thống phanh tốt. Tuy nhiên, nếu không
biết cách phanh, bạn vẫn hoàn toàn có thể gặp nguy hiểm. Đó là lúc hệ thống ABS
phát huy tác dụng.
6. Túi khí
công nghệ an toàn,xe hơi,lịch sử,dân số
Không phải ai cũng thích cảm giác túi khí đập vào mặt khi va chạm xảy ra. Tuy
nhiên, cảm giác đập mặt vào vô-lăng và bảng táp-lô cứng chắc chắn còn khó chịu
hơn nhiều.
5. Thép cường độ cao
10 công nghệ an toàn quan trọng nhất trong lịch sử ngành xe hơi
Những loại hợp kim mới, đặc biệt là thép cường độ cao, ngày càng được sử dụng
nhiều hơn trên dòng xe hiện đại. Nhờ đó, xe nhẹ và bền hơn. Không chỉ bảo vệ an

toàn cho bạn, xe còn tiết kiệm chi phí nhiên liệu đáng kể khi được trang bị thép
cường độ cao.
4. Lốp có bố tỏa tròn
Bạn có thể chưa bao giờ nghĩ lốp là một phần trong hệ thống an toàn trên xe. Tuy
nhiên, trên thực tế, lốp có bố tỏa tròn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng
cường độ an toàn của dòng xe hiện đại.
công nghệ an toàn,xe hơi,lịch sử,dân số
Có thể ví lốp bố chéo như những quả bóng rắn. Trong khi đó, lốp có bố tỏa tròn lại
đi kèm nhiều lớp lõi để tăng độ rắn và đáng tin cậy.
3. Khung an toàn


Thiết kế khung an toàn tái hiện hình ảnh của những chiếc xe với vùng dễ biến dạng
mềm ở hai đầu và lồng rắn chắc ở giữa. Trong đó, vùng dễ biến dạng sẽ hấp thụ lực
tác động. Khoang hành lý được đặt trong lồng rắn chắc ở giữa.
công nghệ an toàn,xe hơi,lịch sử,dân số
Mercedes-Benz là hãng đi tiên phong trong thiết kế khung an toàn. Hiện nay,
khung an toàn đã được sử dụng trên mọi dòng xe.
2. Nhiên liệu không chì
Chì rất độc hại cho cả sức khỏe con người lẫn không khí. Theo UN, nhờ nhiên liệu
không chì, có hơn 1 triệu trẻ tránh được nguy cơ chết yểu mỗi năm trên toàn thế
giới. Trong khi đó, Cục Nghiên cứu Kinh tế Mỹ khẳng định, chỉ số IQ trung bình
của người dân đã tăng vài điểm sau khi xăng chì biến mất.
công nghệ an toàn,xe hơi,lịch sử,dân số
General Motors là hãng đầu tiên sử dụng xăng có chì vào năm 1923. Trước khi
xăng được bán ra thị trường, đã có vài nhân viên của GM tử vong vì ngộ độc trogn
quá trình nghiên cứu.
1. Dây đai an toàn 3 điểm
10 công nghệ an toàn quan trọng nhất trong lịch sử ngành xe hơiHãng Volvo giới
thiệu dây đai an toàn 3 điểm vào năm 1959. Bao giờ xe cũng phải có dây an toàn 3

điểm. Sau đó mới đến túi khí, hệ thống chống bó cứng phanh ABS và điều chỉnh
lực bám. Đến nay, dây an toàn 3 điểm vẫn phát huy tác dụng.
Tại sao hộp số nhiều cấp tốt hơn hộp số ít cấp?
Đăng lúc: 6/5/2015, 10:16GMT+7

(thegioioto) Các mẫu xe hiện đại có hộp số 6-7 cấp, thậm chí 9 cấp, nhưng xe giá rẻ chỉ khoảng 45 cấp số. Ai cũng biết hộp số càng nhiều cấp thì càng tốt, nhưng cụ thể tốt hơn như thế nào?
Mô men xoắn và công suất sinh ra từ động cơ để truyền được đến bánh dẫn động cần thông qua một hệ
truyền động gồm ly hợp, hộp số, các trục truyền động và cầu dẫn động. Trong đó, hộp số đóng vai trò
thay đổi tốc độ quay và biến đổi mô men xoắn trên các bánh dẫn động thông qua các cơ cấu bánh răng
giảm tốc (hoặc tăng tốc ở vài cấp số cao).


Có nhiều loại hộp số khác nhau. Ở đây chỉ đề cập đến loại hộp số cơ khí truyền thống với các bánh răng
ăn khớp ngoài. Hệ thống này thực chất là một cơ cấu gồm rất nhiều các bánh răng, trong đó mỗi cấp số
được đảm nhiệm bởi một bánh răng chủ đạo, tỷ số truyền của một cấp số cũng chính là tỷ số truyền của
cặp bánh răng tương ứng, như mô tả về nguyên lý ở hình dưới.

Theo đó, mô men xoắn từ động cơ được truyền đến hộp số, thông qua cặp bánh răng này thì tốc độ quay
và mô men xoắn trên trục ra được biến đổi tương ứng với tỷ số truyền do sự sai khác về số răng. Khi
nguồn mô men xoắn này được truyền đến bánh dẫn động thì mô men xoắn và tốc độ quay của bánh dẫn
động cũng biến đổi tương ứng với tỷ số truyền của hệ thống truyền động bánh răng này.
Lấy ví dụ, động cơ quay ở tốc độ 1.500 vòng/phút, sinh ra mô men xoắn 120Nm trên trục khuỷu, nguồn
động lực này được truyền qua hộp số đang ở một cấp số có tỷ số truyền 3:1 (đồng thời không có một cơ
cấu tăng giảm tốc nào khác trên đường truyền lực), bỏ qua tổn thất trên hệ truyền lực, thì bánh dẫn động
sẽ nhận được mô men xoắn là 360Nm, thắng các lực cản và giúp xe di chuyển. Giả sử nếu xe chỉ có một
cấp số với 1 tỷ số truyền duy nhất thì nghĩa là để tăng giảm tốc độ, người ta chỉ còn cách tăng giảm ga
để tăng giảm tốc độ quay của động cơ. Tuy nhiên, tốc độ quay của động cơ lớn thì xe sẽ rất tốn nhiên


nhiên. Đây là một lý do tại sao hộp số xe cần có nhiều cấp với các tỷ số truyền khác nhau để biến thiên

tốc độ quay và biến thiên mô men xoắn.

Một hộp số 4 cấp thông thường sẽ có 4 cặp bánh răng như vậy tương ứng với 4 tỷ số truyền khác nhau,
kèm theo các bánh răng cho số lùi. Tương tự, hộp số 6 cấp sẽ có 6 cặp bánh răng số tiến, kèm theo các
bánh răng cho cấp số lùi. Chênh lệch tỷ số truyền giữa các cấp số của hộp số nhiều cấp sẽ thấp hơn hộp
số ít cấp. Và việc chuyển số lúc này chỉ còn là việc lựa chọn cặp bánh răng nào được gài khớp qua bộ
đồng tốc để truyền động với một tỷ số truyền tương ứng.

Tác dụng thứ hai của bộ truyền động bánh răng bên trong hộp số như đã thấy đó là biến đổi mô men
xoắn. Mô men xoắn sinh ra trên trục khuỷu là 100Nm, sau khi đi qua hộp số đang ở cấp số có tỷ số
truyền 3:1 thì mô men xoắn sinh ra trên trục thứ cấp cấp là 300Nm, nghĩa là hộp số đã giảm tốc và tăng


mô men xoắn. Các cấp số thấp đóng vai trò giảm tốc và tăng mô men xoắn, điều này có ý nghĩa lớn giúp
xe khởi động, đề pa và tăng tốc từ trạng thái đứng yên, vì lúc này xe cần mô men xoắn lớn, nhưng các
cấp số này lại không giúp xe đạt tốc độ cao vì tác dụng giảm tốc của bánh răng.

Khi xe đã có đà và cần tiếp tục tăng tốc, đòi hỏi về mô men xoắn trên bánh dẫn động không lớn, thay vào
đó là yêu cầu về tốc độ quay, vì vậy hộp số cần phải được chuyển sang các cấp số cao hơn, vốn có tỷ số
truyền thấp hơn để tăng tốc độ quay của bánh xe. Ví dụ, Toyota Camry 2015 phiên bản 2.5L với hộp số 6
cấp có tỷ số truyền các cấp số lần lượt là 3,3:1 (số 1), 1,9:1 (số 2) – 1,42:1 (số 3) – 1:1 (số 4) – 0,713:1
(số 5) – 0,608:1 (số 6) và 4:148:1 (số lùi), tức các cấp số 1-2-3 có tác dụng giảm tốc, còn các số 5-6 có
tác dụng tăng tốc.
Nhu cầu về mô men xoắn trên bánh dẫn động và sự thay đổi cấp số trên ô tô cũng giống như một vận
động viên đi xe đạp địa hình với líp tầng nhiều cấp.


Tiến trình chuyển số của một mẫu xe số sàn 6 cấp điển hình trong điều kiện tăng tốc nhanh tối đa với
thao tác chuyển số hoàn hảo được mô tả như hình dưới. Ở đây cho thấy sự liên quan giữa tốc độ quay
của động cơ và tốc độ xe ứng với các cấp số khác nhau. Các tay đua F1 thường được đào tạo rất kỹ về

tiến trình chuyển số lý tưởng của chiếc xe mà họ điều khiển, để quyết định ở ngưỡng tốc độ quay nào
của động cơ và vận tốc xe bao nhiêu thì cần chuyển số, nhằm tăng tốc nhanh nhất có thể.

Trong một mối quan tâm khác không phải để giúp xe tăng tốc nhanh nhất có thể, mà để giúp xe tiết kiệm
nhiên liệu nhất có thể, tiến trình chuyển số của các loại hộp số tự động sẽ được nhà sản xuất lập trình


theo hướng hạn chế xe chạy ở các cấp số thấp trong thời gian dài với tốc độ quay của động cơ lớn. Tuy
nhiên, với các loại xe có hộp số ít cấp, thì để đảm bảo đà tăng tốc, chương trình điều khiển cơ chế sang
số trên xe số tự động buộc phải duy trì ga tại một cấp số trong một khoảng thời gian dài hơn trước khi
chuyển sang cấp số cao hơn. Hoặc trên các loại xe số sàn thì người lái cũng buộc phải duy trì ga lâu hơn
ở cấp số thấp, điều này khiến xe tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn. Đây lại là một lý do nữa khiến nhà sản
xuất thường cố gắng tạo ra các loại hộp số nhiều cấp hơn.

So với xe hộp số 6 cấp, các loại xe có hộp số 4 cấp thường phải duy trì một cấp số trong khoảng thời
gian lâu hơn với tốc độ vòng tua lớn hơn để đạt đà trước khi chuyển sang cấp số cao hơn.
Trong tiến trình này, mô men xoắn trên bánh dẫn động sẽ thay đổi giảm dần theo từng cấp số. Đây thực
chất là sự ghép nối của nhiều đồ thị mô men xoắn ở các cấp số khác nhau. Với xe có hộp số tự động 6
cấp thì đồ thị mô men xoắn trên bánh dẫn động chính là 6 đồ thị mô men xoắn ở 6 cấp số khác nhau. Tại
cấp số càng thấp thì mô men xoắn trên bánh dẫn động càng cao, tuy nhiên, xe không thể đạt tốc độ cao
ở các cấp số thấp này. Khi chuyển sang các cấp số cao hơn, mô men xoắn trên các bánh dẫn động giảm
nhưng tốc độ tăng lên.


Sự biến đổi mô men xoắn trên các bánh dẫn động trong quá trình tăng tốc của một loại xe sử dụng hộp
số 6 cấp. Đây là sự ghép nối của 6 đồ thị mô men xoắn ở 6 cấp số khác nhau. Ở cấp số càng thấp thì mô
men xoắn trên bánh dẫn động càng cao, tuy nhiên, xe không thể đạt tốc độ cao ở các cấp số thấp này.

Sự biến đổi mô men xoắn trên các bánh dẫn động trong quá trình tăng tốc của một loại xe sử dụng hộp
số 4 cấp.

So sánh 2 loại xe hộp số 4 cấp và 6 cấp có thể thấy sự biến thiên mô men xoắn trên bánh dẫn động của
xe sử dụng hộp số nhiều cấp thường thấp hơn xe có hộp số ít cấp do ít có sự chênh lệch về tỷ số truyền
giữa các cấp số. Đồng thời, với các loại hộp số nhiều cấp thì nhờ nhiều cấp tỷ số truyền nên mỗi cấp số
có thể chỉ cần duy trì trong một ngưỡng tốc độ quay hẹp hơn so với hộp số ít cấp như đã nói, nên về mặt
tiện nghi, chúng góp phần làm cho xe vận hành mượt hơn, ít giật.


So sánh hai loại hộp số này có thể thấy sự biến thiên mô men xoắn trên bánh dẫn động của xe sử dụng
hộp số nhiều cấp thường ít hơn xe có hộp số ít cấp.
Xét về nhiều mặt, thì hộp số ít cấp và hộp số nhiều cấp cũng giống như hai người leo lên cầu thang có độ
dốc như nhau, nhưng các bậc thang có độ cao khác nhau, một cái có bậc thang nhỏ nhưng nhiều bậc
còn một cái ít bậc thang nhưng độ cao mỗi bậc lại lớn. Người leo cầu thang có bậc thang nhỏ phải bước
nhiều bước hơn, nhưng mỗi bước nhỏ hơn, ít phải vận sức cho từng bước, dao động của thân người khi
leo nhỏ hơn và sức rải ra đều hơn. Còn hộp số vô cấp lại giống như một cái dốc trơn có thể đẩy được xe
lăn.

Theo Xe & Đời sống

thegioioto.co

Tin TứcCông nghệ xe hơi
5/27/2015 9:54 AM GMT+7


Những công nghệ mới được trang bị trên ô tô hiện nay

(Banxeoto) - Trong khi nhiều sản phẩm khác cũng gây chú ý với những cách trợ
giúp tài xế an toàn hơn trên đường, các hãng xe như Infiniti đến Mercedes cũng
tiến gần hơn đến công nghệ xe tự lái.
Các hãng xe như Infiniti đến Mercedes đều tiến gần hơn đến công nghệ xe tự lái,

trong khi nhiều sản phẩm khác cũng gây chú ý với những cách trợ giúp tài xế an toàn
hơn trên đường.
Trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô tràn ngập những cái tiến làm thay đổi cách thức
các tài xế và hành khách tương tác với xe. Trước kia, chiếc cần quay tay là thiết bị
khởi động động cơ. Chân côn và cần sang số cũng dần được thay bằng hộp số tự
động. Những radio cổ lỗ thành máy cassette, đầu đĩa và hiện nay là màn hình thông
tin kỹ thuật số kết nối điện thoại thông minh.

Tuy nhiên, không phải tất cả các phát minh của các hãng sản xuất xe hơi đều thành
công. Chrysler từng có máy ghi phát gắn ở táp-lô vào năm 1956, hay Chevrolet với
tùy chọn "dây xích lốp dạng lỏng" vào năm 1969, thứ dùng để xịt vào bánh sau một
loại nhựa thông giúp xe bám đường trên băng tuyết.


Những trang bị mới sau này, như máy điều hòa, khóa điện và cửa sổ điện, hệ thống
điều khiển tích hợp trên vô-lăng hay thậm chí là kết nối Bluetooth không dây đã trở
thành trang bị tiêu chuẩn trên nhiều mẫu xe. Những tiện nghi như ghế và vô-lăng có
sưởi cũng trở nên thông dụng, trong khi các hệ thống "né" tai nạn như cảnh báo va
chạm phía trước, cảnh báo điểm mù hay thay đổi làn đường xuất hiện trên các sản
phẩm cao cấp cho tới các mẫu sedan cỡ trung và cỡ nhỏ.
Những cuộc cách mạng về công nghệ cũng đi kèm thách thức phải phát triển nhiều
hơn các đặc tính ấn tượng giúp sản phẩm trở nên khác biệt với số đông. Điều này lý
giải cho sự xuất hiện của những phụ kiện như tủ làm lạnh sâm panh trên Hyundai
Equus hay trần xe trên Rolls-Royce Phantom Coupe có thể phản chiếu như một bầu
trời sao nhờ 1.600 bóng đèn quang học cực nhỏ.
Các mẫu xe đời 2014 mang tới một loạt những tính năng và tiện nghi mới, như
Mercedes S-class như chỗ kê tay trên cánh cửa và giữa hai ghế đều có sưởi, máy tạo
mùi hương ở hàng ghế thứ hai. Hay Infiniti Q50 có các camera và cảm biến giúp quan
sát đường đi cũng như có thể tự động can thiệp vào vô-lăng để giữ xe đi đúng làn
đường.


Các công nghệ an toàn cho ôtô
Tai nạn giao thông là điều mà ai cũng lo sợ. Hiểu được điều này các
nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới đã ứng dụng những công nghệ
hiện đại nhất nhằm nâng cao tính năng an toàn cho xe và bảo vệ hành
khách trong mỗi chuyến đi.


Các công nghệ an toàn cho ôtô
Tai nạn giao thông là điều mà ai cũng lo sợ. Hiểu được điều này các nhà sản
xuất ô tô trên toàn thế giới đã ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất
nhằm nâng cao tính năng an toàn cho xe và bảo vệ hành khách trong mỗi
chuyến đi.


Các công nghệ an toàn ngày càng được những nhà sản xuất chú ý. Để giảm
tối đa hậu quả xảy ra khi gặp tai nạn, nhiều xe ô tô đã được đưa vào công
nghệ BAS rút ngắn quãng đường phanh.
Và gần đây nhất các kĩ sư đã chế tạo ra công nghệ phanh xe sau va chạm.
Với những công nghệ này, hy vọng trong tương lai hậu quả mà tai nạn giao
thông để lại là không lớn lắm. Sau đây autovip giới thiệu một vài công
nghệ mới để bảo vệ an toàn cho người và xe.
Công nghệ BAS rút ngắn quãng đường phanh
Trên cùng một quãng đường để phanh một chiếc xe đang chạy với vận tốc
100km/h cần quãng đường dài 73m đối với những xe được trang bị hệ
thống phanh truyền thống. Nếu xe ứng dụng công nghệ BAS thì chỉ cần
quãng đường phanh là 40m mà thôi.

Công nghệ mới: Ô tô nổ lốp vẫn có thể chạy
Công nghệ RunOnFlat mở ra thời đại của sự đi lại an toàn hơn.

Bạn không còn phải lo lắng về việc bị chơ vơ trên xa lộ hoặc đến
trễ một sự kiện quan trọng chỉ vì thủng lốp, hoặc tệ hơn là cú nổ
lốp có thể nguy hiểm đến tính mạng. Việc phải một mình thay lốp
xe trên xa lộ hoặc mỏi mòn chờ đợi dịch vụ cứu hộ sẽ là chuyện
của quá khứ.
Công nghệ RunOnFlat sẽ giúp xe bạn đi tiếp được 80km sau khi bị
thủng hoặc nổ lốp. Các vách bên được gia cường sẽ đỡ chịu an toàn
trọng tải của xe, ngay cà khi lốp đã hoàn toàn mất hơi.
Khi lốp xe thông thường xì hơi, sức nặng của xe sẽ đè nó bẹp xuống
vì, và để vành lốp bung khỏi mâm bánh và hông lốp bị quệt xuống mặt
đường. Áp lực sẽ làm hư hỏng lốp xe trong chỉ vài cây số. Với
RunOnFlat, mặt bên lốp được gia cường đặc biệt, giữ lốp xe nằm trên


mâm bánh và chống chịu sức nặng của xe thêm 80km dù lốp thủng và
mất hơi hoàn toàn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×