Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tình huống và tóm tắt diễ biến vụ án hồ sơ lao động 02 Ông Thắng đã có đơn khởi kiện Công ty XDHK tại TAND quận Tân Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.03 KB, 5 trang )

Diễn biến vụ án hồ sơ
lao động 02
Ngày

sự
kiện


điều
29/12/2003
động
CB

chủ thể

hình thức

nội dung

Cty xăng
dầu
Hàng
không

văn bản, ký
tên đóng
dấu

điều ôNG
Thắng về
làm việc tại


VPĐD cty
XDHK
Tp.HCM

(Gđ đại
diện ký)

số
249/XDHKTCCB

từ 1/1/2004

hợp đồng
lao động số
04

đđ làm việc:
VPĐD tại
TP.HCM

hợp đồng k
thời hạn

từ 1/7/2004

Cty
XDHL và
01/07/2004 HĐLĐ
ông
Thắng


đơn
26/04/2006 nghỉ
phép

27/04/2006

Báo
cáo

ô. Thắng

ô. Thắng

nghỉ phép
thăm bố mẹ
văn bản
vợ ở Nam
Định
Gửi GĐ và
từ 4/5 đến
P.TCCB Cty hết phép
XDHK
2006

văn bản

gửi GĐ và
BCH công
đoàn Cty


luật
điều
chỉnh

Căn cứ, tài
liệu

BLLĐ
2002
Điều lệ; Qđ
1694/HĐQT;
QĐ số 88
BLLĐ
2002

bllđ
2002

chứng cứ

chứng minh


NỘI DUNG VỤ ÁN
Ông Trần Ngọc Thắng làm việc trong ngành Hàng không từ năm 1984 đến năm 1991 chuyển sang Công ty Xăng
dầu Hàng Không (XDHK). Ngày 01/7/1999, giữa ông và Công ty XDHK có ký hợp đồng lao động không xác định
thời hạn.
Đến tháng 4/2001, ông làm đơn xin nghỉ 1/2 phép năm 2001 và tiếp tục xin nghỉ không hưởng lương vì lý do chăm
sóc mẹ bị bệnh. Việc xin nghỉ phép năm cũng như nghỉ không hưởng lương, ông có làm đơn gởi Văn phòng Công

ty phía Nam nơi ông đang làm việc cũng như cho Tổng Công ty ngoài Bắc. Ông Thắng cho rằng việc ông nghỉ là
có lý do chính đáng nên mặc dù Công ty không chấp thuận, ông vẫn tự ý nghỉ việc từ ngày 7/5/2001 đến ngày
20/7/2001.
Khi tiến hành họp xử lý kỷ luật ông Thắng, Công ty đã gửi GIẤY MỜI lần 1 với nội dung “đúng 8 giờ ngày
11/7/2001 có mặt để lập biên bản về việc tự ý bỏ việc”. Ông Thắng không đến. Công ty tiếp tục gởi văn bản
THÔNG BÁO với nội dung “đúng 14 giờ ngày 12/7/2001 phải có mặt để lập biên bản về việc tự ý bỏ việc”. Ông
Thắng cũng không đến. Công ty lại gởi tiếp THÔNG BÁO lần 3 với nội dung như vậy và còn nhắc rất cụ thể: “Yêu
cầu ông Thắng (đương sự) có mặt đúng giờ tại địa điểm trên, nếu không đến được hoặc thay đổi thời gian nói trên
thì phải có lý do và báo cáo”. Song, ông Thắng vẫn không đến và cũng không nói rõ lý do gì cả. Sau ba lần mời và
thông báo, Công ty mới lập Biên bản vào lúc 10 giờ ngày 16/7/2001 xác định rõ: “Cả ba lần thông báo ông Thắng
đều không có mặt theo giấy báo mà ông Thắng đã nhận được, nhưng ông Thắng không báo lại lý do vắng mặt của
ông Thắng”. Vì vậy, Giám đốc Công ty XDHK đã ra Quyết định số 182/XDHK-TCCB ngày 3/8/2001 quyết định
kỷ luật ông Trần Ngọc Thắng với hình thức sa thải.
Ông Thắng đã có đơn khởi kiện Công ty XDHK tại TAND quận Tân Bình với yêu cầu hủy Quyết định số 182 nói
trên và khôi phục quyền lợi cho ông.
QUÁ TRÌNH XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN


Sau khi thụ lý đơn kiện của ông Thắng, TAND quận Tân Bình đã tiến hành điều tra, lấy lời khai, thu thập chứng
cứ, tiến hành hòa giải theo đúng quy định của Pháp lệnh TTGQCVALĐ và đưa ra xét xử công khai. Bản án số
01/LĐST ngày 27/12/2001 của TAND quận Tân Bình đã nhận định: Việc ông Thắng tự nghỉ liên tục từ 7/5/2001 –
20/7/2001 là vi phạm kỷ luật lao động… Qua ba lần thông báo đến lập biên bản tự ý bỏ việc ông Thắng đều không
có mặt, mặc dù ông Thắng đã nhận được các thông báo này…
Phía Công ty XDHK căn cứ vào Điều 85 BLLĐ, Điều 11 Chương II Nghị định 41/CP ngày 6/7/1995 của Chính
phủ, đã thông báo hợp lệ ba lần có lập biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động với thành phần đầy đủ do pháp luật
quy định. Phía Công ty XDHK đã làm đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật để thi hành hình thức kỷ luật “sa
thải”. Việc xử lý kỷ luật của Công ty XDHK là có cơ sở và đúng pháp luật. Từ nhận định đó, Bản án sơ thẩm đã
quyết định bác đơn khởi kiện của ông Trần Ngọc Thắng. Ông Thắng kháng cáo trong hạn luật định.
Bản án phúc thẩm số 46/LĐPT ngày 22/3/2002 của TAND TP. HCM nhận định: “Xét theo các tài liệu chứng cứ có
trong hồ sơ và lời khai xác nhận của ông Trần Ngọc Thắng và của đại diện Công ty XDHK Việt Nam thì ông Trần

Ngọc Thắng đã tự ý bỏ việc từ ngày 07/5/2001 đến ngày 20/7/2001 không được sự chấp thuận của cấp có thẩm
quyền”.
Về lý do nghỉ việc của ông Thắng, bản án phúc thẩm nhận định: “Xét theo lời khai của ông Thắng ngày 21/2/2002
tại TAND TP. HCM thì cha mẹ ông Thắng có 05 người con, trong đó có hai người ở Hàm Tân, Bình Thuận và 01
người con Út ở chung với cha mẹ tại Hàm Tân, Bình Thuận. Còn cha mẹ vợ ông Thắng cũng có 05 người con,
trong đó có 02 người con ở nước ngoài, còn 03 người con trong đó có vợ ông Thắng sống ở TP. HCM. Như vậy,
việc chăm sóc cha mẹ không phải chỉ có một mình vợ ông Thắng nên không thể chấp nhận việc ông Thắng phải
nghỉ để chăm sóc cha mẹ vợ là bất khả kháng.
Theo Điều 79 BLLĐ thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương
nên ông Thắng nghỉ không được sự chấp thuận của Công ty là có lỗi. Do đó, có cơ sở để xác định việc ông Thắng
tự ý bỏ việc từ ngày 07/5/2001 – 20/7/2001 là vi phạm Điều 79; điểm c, khoản 1 Điều 85 BLLĐ… Luật sư bảo vệ
quyền lợi cho ông Trần Ngọc Thắng thừa nhận việc ông Thắng tự ý nghỉ việc khi chưa được sự chấp thuận của cấp


có thẩm quyền của Công ty là cũng có lỗi nhưng cho rằng lý do ông Thắng nghỉ là chính đáng và chưa đến mức xử
lý kỷ luật sa thải là không thể chấp nhận được”.
Tuy nhiên, bản án phúc thẩm đã cho rằng, phía Công ty XDHK đã không làm đúng thủ tục xử lý kỷ luật lao động
vì cả ba lần mời ông Thắng chỉ là để “lập biên bản tự ý bỏ việc” chứ không phải mời “để xét xử lý kỷ luật lao
động”.
Vì sai sót đó nên bản án đã quyết định “chấp nhận đơn kháng cáo của ông Thắng, xử hủy bản án sơ thẩm số 01 và
giao toàn bộ hồ sơ vụ án về TAND quận Tân Bình để điều tra xét xử lại theo trình tự sơ thẩm theo hướng đã nhận
định trên”.
Bản án sơ thẩm (lần 2) số 01/LĐST ngày 10/01/2003 của TAND quận Tân Bình cũng nhận định: “Việc chăm sóc
cha mẹ không phải có một mình vợ chồng ông Thắng nên không thể chấp nhận việc ông Thắng phải nghỉ để chăm
sóc cha mẹ vợ là bất khả kháng và theo Điều 79 BLLĐ, việc ông Thắng nghỉ không có sự chấp thuận của Công ty
là có lỗi. Do đó, có cơ sở xác định việc ông Thắng tự ý bỏ việc từ ngày 07/5/2001 đến ngày 20/7/2001 là vi phạm
Điều 79, điểm c khoản 1 Điều 85 BLLĐ và khoản 26.40 Điều 26 Nội quy Công ty XDHK Việt Nam”.
Về thủ tục, bản án cho rằng cả ba lần Công ty mời ông Thắng đến để “lập biên bản tự ý bỏ việc” chứ không phải
mời “để xét xử lý kỷ luật lao động” là không đúng thủ tục quy định tại theo Điều 87 và Nghị định số 41/CP ngày
06/7/1995 của Chính phủ.

Từ nhận định đó, bản án sơ thẩm quyết định hủy Quyết định số 182/XDHK-TCCB ngày 03/08/2001 của Công ty
XDHK về việc xử lý kỷ luật hình thức sa thải đối với ông Trần Ngọc Thắng; Buộc Công ty XDHK phải nhận ông
Thắng trở lại làm việc ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật và buộc Công ty có trách nhiệm thanh toán cho ông
Thắng các khoản tiền thuộc quyền lợi của ông.
Công ty XDHK lại tiếp tục kháng cáo chờ xét xử phúc thẩm lần 2.


Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức “sa thải” trước hết phải căn cứ
vào mức độ lỗi của người vi phạm. Đây là điều kiện về nội dung. Tiếp theo là điều kiện về thủ tục: việc xử lý phải
bảo đảm đúng thủ tục để bảo đảm quyền tự bảo chữa của người vi phạm, tức là họ có quyền có mặt trong buổi họp
xét kỷ luật với tư cách đương sự. Hai điều kiện này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo căn cứ cho việc xét xử lý
kỷ luật được chặt chẽ, khách quan và công minh. Song, có thể nói, điều kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định hình
thức kỷ luật thế nào vẫn phải là vấn đề lỗi của người vi phạm.
Trong vụ án trên, nếu lấy điều kiện thủ tục làm yếu tố quyết định để đánh giá tính hợp pháp và công bằng của
quyết định sa thải thì một nghịch lý sẽ xảy ra: Người sử dụng lao động, do sơ suất nào đó về mặt thủ tục sẽ phải
nhận lại người lao động mà sự vi phạm của họ đã khiến bản thân họ xứng đáng bị sa thải. Lấy gì đảm bảo sau khi
được nhận lại, người vi phạm sẽ trở nên tốt hơn, tôn trọng người sử dụng lao động hơn khi chính mối quan hệ giữa
họ đã bị rạn nứt qua quá trình tố tụng tại tòa án?
Đây là một vấn đề cần nghiên cứu để có giải pháp có hiệu quả hơn trong việc giải quyết các tranh chấp lao động.
Nên chăng có thể cho phép Tòa án khi gặp phải các trường hợp này, có quyền hủy quyết định sa thải vi phạm thủ
tục và giành (hoặc buộc) cơ quan ra quyết định sa thải phải làm lại thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Có
như vậy mới bảo đảm sự công bằng trong giải quyết các tranh chấp lao động, đặc biệt là vấn đề kỷ luật sa thải.



×