Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Sinh hoạt làng xã ở huyện Từ Liêm trong cuộc cải lương hương chính giai đoạn 1921 1945 (qua hương ước) (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG

SINH HOẠT LÀNG XÃ Ở HUYỆN TỪ LIÊM
TRONG CUỘC CẢI LƯƠNG HƯƠNG CHÍNH
GIAI ĐOẠN 1921-1945
(QUA HƯƠNG ƯỚC)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LỊCH SỬ
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHÓA HỌC : QH-2013-X

HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗∗

NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG

SINH HOẠT LÀNG XÃ Ở HUYỆN TỪ LIÊM
TRONG CUỘC CẢI LƯƠNG HƯƠNG CHÍNH
GIAI ĐOẠN 1921-1945
(QUA HƯƠNG ƯỚC)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH LỊCH SỬ
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHÓA HỌC : QH-2013-X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐINH THỊ THÙY HIÊN

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản khóa luận này là công trình khoa học của riêng
tôi. Tên đề tài khóa luận không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được
công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận án được trích dẫn trung
thực, khách quan và rõ ràng về xuất xứ.

Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2017
Nguyễn Thị Kiều Trang


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn tận tình của các Thầy Cô, sự giúp đỡ của bạn bè, cũng
như sự động viện, hỗ trợ của người thân.
Lời đầu tiên xin cho phép tôi được bày tỏ sự trân trọng và biết ơn sâu
sắc tới TS. Đinh Thị Thùy Hiên, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, tạo mọi
điều kiện thuận lợi và động viện tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận.
Xin ghi ơn tới các Thầy Cô giáo đã bồi đắp cho tôi khối lượng kiến
thức rất quý giá trong suốt bốn năm học đại học.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các phòng ban của các trung tâm
nghiên cứu, đã tạo điều kiện để tôi tiếp cận khối tài liệu liên quan đến khóa
luận.
Gia đình, những người thân đã luôn ở bên cạnh là nguồn động viên và
chỗ dựa vững chắc để tôi không ngừng cố gắng trong quá trình thực hiện
khóa luận.
Mặc dù, đã cố gắng hết sức nhưng bài khóa luận vẫn không tránh khỏi
được những thiếu sót, kính mong các Thầy Cô đóng góp để khóa luận được
hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý đo chọn đề tài .....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..5
4. Các nguồn sử liệu ....................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................6
6. Bố cục, nhiệm vụ của khóa luận .............................................................7
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ HUYỆN TỪ LIÊM
VÀ HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG TỪ LIÊM GIAI ĐOẠN 1921-1945...8
1. Vài nét về huyện Từ Liêm........................................................................8
2. Hương ước cải lương huyện Từ Liêm giai đoạn 1921-1945..................16
Tiểu kết chương 1.................................................................................30
CHƯƠNG 2: SINH HOẠT CHÍNH TRỊ LÀNG XÃ TỪ LIÊM QUA
HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG GIAI ĐOẠN 1921-1945..........................31
2.1. Thiết chế quản lý làng xã.....................................................................31
2.1.1.

Hội đồng tộc biểu ...............................................................31


2.1.2.

Hội đồng kỳ mục.................................................................37

2.1.3.

Chức dịch............................................................................40

2.2. Vấn đề quản lý công làng xã ...............................................................46
2.2.1.

Ngân sách làng xã...............................................................46

2.2.2.

Vấn đề sưu thuế...................................................................49

2.2.3.

Quản lý trật tự trị an làng xã...............................................50

2.2.4.

Quản lý dân ngụ cư.............................................................55

2.2.5.

Quản lý nếp sống.................................................................56


2.2.6.

Bảo vệ sản xuất nông nghiệp .............................................61

Tiểu kết chương 2.....................................................................82
CHƯƠNG 3: SINH HOẠT VĂN HÓA - XÃ HỘI LÀNG XÃ TỪ
LIÊM QUA HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG GIAI ĐOẠN 1921-1945....83


3.1. Sinh hoạt văn hóa làng xã Từ Liêm qua hương ước cải lương giai
đoạn 1921-1945.................................................................................83
3.1.1.

Hôn lễ..................................................................................83

3.1.2.

Tang lễ.................................................................................64

3.1.3.

Tế lễ.....................................................................................65

3.2. Sinh hoạt xã hội làng xã Từ Liêm qua hương ước cải lương giai đoạn
1921-1945.........................................................................................68
3.2.1.

Thứ vị trong làng.................................................................68

3.2.1.1. Chỗ ngồi chốn đình trung....................................................68

3.2.1.2. Mua danh ............................................................................70
3.2.1.3. Khao vọng...........................................................................71
3.2.2.

Giáo dục..............................................................................76

Tiểu kết chương 3......................................................................................77
KẾT LUẬN ...............................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU ...........................................................................80
PHỤ LỤC………………………………………………………………..86



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, làng xã luôn đóng vai trò quan
trọng trong mọi mặt đời sống xã hội, là cơ sở, là nền tảng của văn hóa, văn
minh Việt Nam. Các sinh hoạt trong làng xã là thành tố góp phần tạo nên
bản sắc văn hóa riêng của từng làng. Khi nghiên cứu về làng xã, một nguồn
sử liệu rất quan trọng, được nhiều người sử dụng đó là hương ước.
Hương ước được hiểu là tất cả những tục lệ liên quan đến cộng đồng
làng xã được văn bản hóa, gồm những quy định thành văn của các cộng
đồng trong làng. Hương ước biến đổi theo thời gian và thường xuyên có sự
điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh nhất định. Đến thời kì Pháp thuộc,
thực dân Pháp có những chủ trương cải cách can thiệp vào bộ máy quản lý
cấp làng xã Việt Nam nhằm quản lý chặt chẽ, phục vụ mục tiêu thực dân
của mình. Chính quyền thực dân đã can thiệp vào việc biên soạn và quản lý
hương ước thông qua việc ban hành một mẫu hương ước với những nội
dung định sẵn và các làng có nhiệm vụ điền thêm thông tin vào mẫu.
Những bản hương ước được lập ra trong thời kì này gọi là hương ước cải

lương.
Chúng tôi chọn huyện Từ Liêm để nghiên cứu sinh hoạt làng xã qua
các bản hương ước cải lương, bởi huyện Từ Liêm nằm ở cửa ngõ phía Tây
của kinh thành Thăng Long, hiện nay là khu vực đô thị hóa nên làng xã ở
Từ Liêm mang đặc điểm làng xã vùng ven đô, có sự qua lại giữa khu vực
đô thị với khu vực nông thôn, giữa làng xã với phố phường. Đến thời kì
Pháp thuộc, Từ Liêm là một huyện của tỉnh Hà Đông giáp ngay với Hà
Nội, một trong những tỉnh được chính quyền thuộc địa chọn làm nơi thử
nghiệm cải lương hương chính và cũng là nơi thực hiện khá thành công.
Cho nên, sinh hoạt làng xã ở huyện Từ Liêm có những điểm chung và riêng
so với các khu vực khác. Nghiên cứu sinh hoạt làng xã ở huyện Từ Liêm đã

1


được đề cập trong một số công trình nhưng cho đến nay chưa có ai nghiên
cứu về vấn đề này.
Với tất cả các ý nghĩa trên, việc tìm hiểu đời sống làng xã ở khu vực
ven đô dưới tác động của cuộc cải lương hương chinh là rất cần thiết.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: Sinh hoạt làng xã ở huyện Từ
Liêm trong cuộc cải lương hương chính giai đoạn 1921 - 1945 (qua
hương ước).
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những công trình nghiên cứu về đời sống sinh hoạt làng xã thời cận
đại:
Cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp vào Việt Nam giữa thế kỉ
XIX, nhu cầu tìm hiểu làng xã của một nước thuộc địa đã được học giả
người Pháp quan tâm từ đầu thế kỉ XIX. Cuốn Les paysans du detta
tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ) của Pierre Gourou, xuất bản
năm 1936, năm 2003 được Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Viễn

Đông bác cổ Pháp và NXB Trẻ phối hợp xuất bản bằng tiếng Việt. Bản
dịch do Nguyễn Khắc Đạm, Đào Hùng, Nguyễn Hoàng Oanh thực hiện, GS
Đào Thế Tuấn hiệu đính. Công trình này trình bày một cách tổng quát về
châu thổ Bắc Kỳ từ môi trường vật chất, cư dân nông thôn đến phương tiện
sống của nông dân Bắc Kỳ. Tuy công trình không đề cập trực tiếp đến cuộc
cải lương hương chính ở Bắc Kỳ, nhưng đã giúp chúng tôi có cái nhìn tổng
quan về làng xã, về đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ở
Bắc Kỳ đầu thế kỉ XX.
Năm 1959, tác giả Nguyễn Hồng Phong đã công bố công trình Xã
thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Văn Sử Địa. Trong công trình này, tác giả đã
trình bày một cách có hệ thống với sự phân tích sâu sắc về chế độ đẳng cấp
và bộ máy quản lý xã thôn từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc nước ta.
Đồng thời, tác giả cũng phân tích về bản chất của bộ máy cai trị xã thôn
trên cơ sở 3 lần chính quyền Pháp ban hành về cải lương hương chính“dù

2


thay đổi thế nào thì bọn cường hào, địa chủ vẫn giữ một vai trò quyết định
trong các hội đồng”[36;142]. Trên cơ sở nghiên cứu những thay đổi trong
bộ máy quản trị làng xã trước và sau cuộc cải lương của chính quyền Pháp,
tác giả cũng đưa ra nhận xét về bộ máy tự trị ở xã thôn căn bản đều nằm
trong tay giai cấp địa chủ phong kiến ở nông thôn [36;147]. Mặc dù, các
công trình này không đề cập trực tiếp đến toàn bộ huyện Từ Liêm nhưng
giúp cho tôi có phông nền để tìm hiểu về một làng xã cụ thể.
Công trình Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám năm 1945: góp phần tìm hiểu cơ sở lịch sử - xã hội Việt Nam thời kỳ
thực dân Pháp thống trị của tác giả Dương Kinh Quốc xuất bản năm 2005.
Đây là công trình nghiên cứu toàn diện về cơ cấu tổ chức của chính quyền
thuộc địa tại Việt Nam, từ cấp cao nhất là Chính quyền liên bang Đông

Dương cho đến cơ quan thấp nhất là làng xã trước năm 1945. Trong công
trình của mình, tác giả đã phản ánh khá chi tiết và cụ thể về tổ chức làng xã
Việt Nam thời kì thuộc địa, mà trọng tâm của nó là sự biến đổi trước những
tác động của cuộc cải lương hương chính.
Tác giả Nguyễn Lan Dung với đề tài Luận án Tiến sĩ Sử học (2015)
Bộ máy chính quyền tỉnh Hà Đông thời Cận đại, Học Viện Khoa học xã hội
(Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Trong luận án này, tác giả đã
phục dựng lại bộ máy chính quyền tỉnh Hà Đông từ năm 1902 đến năm
1928 trên các phương diện: cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tiễn, tái hiện
lại bộ máy chính quyền tỉnh Hà Đông trong giai đoạn 1902-1928 theo quan
điểm lịch sử và logic.
Cũng nghiên cứu về Hà Đông, Luận án Tiến sĩ Lịch Sử Tác động của
chính sách cải lương hương chính đến đời sống làng xã ở tỉnh Hà Đông
trong thời kì Pháp thuộc của tác giả Nguyễn Thị Lệ Hà (2015), Học viện
Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Công trình
này đã lí giải vì sao chính quyền Pháp chọn tỉnh Hà Đông làm thì nghiệm
cải lương hương chính và làm rõ mức độ tác động của chính sách cải lương
3


hương chính đến bộ máy quản lý, ngân sách, kinh tế văn hóa xã hội tỉnh Hà
Đông thời kì Pháp thuộc. Qua đó, tác giả bước đầu đánh giá thành công và
thất bại về chính sách cải lương hương chính ở Bắc Kỳ nói chung và Hà
Đông nói riêng.
Những công trình nghiên cứu về sinh hoạt làng xã ở Thăng Long Hà
Nội:
Tác giả Nguyễn Thế Long (2000), đã xuất bản công trình Hà Nội xưa
qua hương ước trên cơ sở các bản hương ước trước năm 1945, mà phần lớn
là hương ước cổ và hương ước cải lương, phác họa lại diện mạo cuộc sống
sinh hoạt làng xã Hà Nội trước thời điểm mở rộng năm 2008. Dù dung

lượng tương đối khiêm tốn, nhưng đây vẫn là công trình nghiên cứu có ý
nghĩa tương đồi về đời sống làng xã Hà Nội xưa trong đó có một số làng ở
huyện Từ Liêm2 như làng Tây Mỗ, làng Đông Ngạc,...
Khóa luận tốt nghiệp Sinh hoạt làng xã huyện Hoàn Long, tỉnh Hà
Đông trong cuộc cải lương hương chính giai đoạn 1915-1945 qua hương
ước (Nguyễn Lan Dung, Khóa luận tốt nghiệp, 2003, Khoa Lịch Sử) cũng
mô tả lại đời sống làng xã thông qua các bản hương trong một giai đoạn từ
1915-1945. Khảo sát những nội dung thuộc các vấn đề làng xã như bộ máy
quản lý làng xã, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán phán ánh trong 21
bản hương ước cải lương trên địa bàn huyện Hoàn Long giai đoạn 19151938. Trên cơ sở đó, tác giả so sánh, đời sống thực tế sinh hoạt xã thôn với
những nội dung được phản ánh trong hương ước. Đây là nghiên cứu khác
phạm vi không gian nhưng có khả năng giúp đem lại cái nhìn so sánh sự tác
động của hương ước cải lương giữa khu vực Hoàn Long khu vực Từ Liêm.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử về Một số biến đổi ở làng xã châu thổ sông
Hồng từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỉ XX (Qua trường hợp làng Mễ Trì)
của tác giả Kim Jong Ouk năm 2009 đã phân tích sự biến đổi điều kiện tự
nhiên và môi trường sinh thái, sự biến đổi của bộ máy quản lí qua cải lương

4


hương chính, sự biến đổi về tình hình sở hữu ruộng đất và cải cách giáo
dục ở làng Mễ Trì huyện Từ Liêm từ đầu thế kỉ XIX đến giữa thể kỉ XX.
Đây là các công trình nghiên cứu trực tiếp gần gũi nhất với đề tài khóa
luận.
Cho đến nay, đề tài về sinh hoạt làng xã cũng như cải lương hương
ước đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước dưới góc độ khác nhau và đã gặt hái được nhiều thành công. Mặc dù
trong cái nhìn tổng quan về tỉnh Hà Đông trong hai Luận án tiến sĩ Tác
động của chính sách cải lương hương chính đến đời sống làng xã ở tỉnh

Hà Đông trong thời kì Pháp thuộc và Bộ máy chính quyền tỉnh Hà Đông
thời Cận đại có đề cập đến những khía cạnh nhất định nhưng chưa có ai
khảo sát riêng về sinh hoạt làng xã ở huyện Từ Liêm. Chính vì thế chúng
tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu về sinh hoạt làng xã ở huyện Từ Liêm
qua các bản hương ước cải lương. Những công trình gần gũi này là nguồn
tài liệu tham khảo rất hữu ích và phong phú để tôi có thể tham khảo.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Huyện Từ Liêm giai đoạn 1921-1945 tương
đương với phần lớn đất của 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm hiện
nay.
Phạm vi thời gian: Các nhà nghiên cứu đi trước đã chỉ ra cuộc cải
lương hương chính bắt đầu từ năm 1906 đến trước tháng 8 năm 1945.
Trong phạm vi không gian huyện Từ Liêm, số lượng hương ước trong giai
đoạn 1906-1921 rất ít, có 3 bản: hương ước làng Thụy Phương (1906)
[26;155]; hương ước xã Dương Liễu (1913); hương ước thôn Kim Hoàng
(1915) [40;41]. Tuy nhiên, khóa luận chỉ nghiên cứu các bản hương ước
bằng chữ Quốc ngữ nên chúng tôi chỉ khảo sát được sinh hoạt làng xã trong
giai đoạn 1921-1945.
Phạm vi nội dung: Sinh hoạt làng xã là một nội dung rộng và có thể
nhìn từ nhiều góc độ. Trong khóa luận của mình, chúng tôi tập trung phác
5


dựng lại một số khía cạnh của đời sống làng xã gồm chính trị, văn hóa, xã
hội,.. ở huyện Từ Liêm dưới tác động của cuộc cải lương hương chính qua
nguồn từ liệu hương ước giai đoạn 1921-1945.
4. Các nguồn sử liệu
Hương ước cải lương của các làng xã thuộc huyện Từ Liêm hiện có 52
bản hương ước gồm 15 bản chữ Quốc ngữ và 37 bản chữ Nôm.
Trong khóa luận này, do hạn chế về ngôn ngữ nên nguồn sử liệu cơ

bản là các bản hương ước bằng chữ Quốc ngữ chép tay được lưu tại Viện
thông tin Khoa học xã hội. Bên cạnh đó, 37 văn bản chữ Nôm được sử
dụng bổ sung khi cần thiết.
Những công trình đi trước về hương ước, về làng xã Việt Nam, về Từ
Liêm, về Thăng Long – Hà Nội là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng
giúp chúng tôi có cái nhìn so sánh dưới góc độ đồng đại và lịch đại.
Một nguồn tư liệu hết sức phong phú chính là những ghi chép đương
thời về cuộc cải lương hương chính và làng xã trong giai đoạn nay như
Nhân danh tạp chí, các bài báo trên tạp chí đương thời như Nam Phong tạp
chí,…Tư liệu này thực sự có giá trị trong việc chỉ ra khoảng cách giữa sinh
hoạt làng xã quy định trên giấy với tình hình thực tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Mục đích chính của khóa luận là tìm hiểu về sinh hoạt làng xã ở huyện
Từ Liêm trong cải lương hương chính thông qua các bản hương ước cải
lương, vì vậy phương pháp mô tả được sử dụng chủ yếu. Đây là một trong
những phương pháp nghiên cứu cơ bản trên cơ sở thu thập tài liệu, phác
dựng lại vấn đề, sự kiện hay nhân vật nào đó.
Bên cạnh đó, phương pháp so sánh được sử dụng để nhìn thấy sự biến
đổi của đời sống làng xã dưới tác động của cải lương hương chính, thấy
được nét tương đồng và dị biệt giữa Từ Liêm với các khu vực khác cũng
như mối quan hệ giữa quy định trong các văn bản hương ước với thực tế
đời sống sinh hoạt làng xã ở huyện Từ Liêm trong giai đoạn này.
6


Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số
liệu.
6. Bố cục, nhiệm vụ của khóa luận
a. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khóa luận được chia làm 3

chương.
Chương 1: Vài nét về huyện Từ Liêm và hương ước cải lương
Từ Liêm giai đoạn 1921-1945.
Chương 2: Sinh hoạt chính trị làng xã Từ Liêm qua hương ước
cải lương giai đoạn 1921-1945.
Chương 3: Sinh hoạt văn hóa – xã hội làng xã Từ Liêm qua
hương ước cải lương giai đoạn 1921-1945.
b. Nhiệm vụ của khóa luận
Khóa luận nhằm thực hiện nhiệm vụ khảo sát những nội dung
thuộc về sinh hoạt làng xã trên địa bàn huyện Từ Liêm trong cải
lương hương chính trên cơ sở các văn bản hương ước cải lương.

CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ HUYỆN TỪ LIÊM

7


VÀ HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở HUYỆN TỪ LIÊM GIAI ĐOẠN
1921-1945
1. Vài nét về huyện Từ Liêm
Trong hệ thống đơn vị hành chính thành phố Hà Nội hiện nay không
còn tồn tại “huyện Từ Liêm” mà chỉ có hai quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ
Liêm. Tuy nhiên, trong dấu ấn của nhiều người, Từ Liêm là một tên gọi
quen thuộc, gắn với một vùng đất cổ nằm ở vùng ven Thăng long – Hà Nội,
mà lịch sử của nó gắn liền với lịch sử Thăng Long Hà Nội.
Từ Liêm nằm trong vùng đồng bằng phù nhiêu, lưu vực của các dòng
sông Hồng, sông Nhuệ nên nơi đây là một trong những địa bàn sinh sống
của cư dân Văn Lang thời Âu Lạc.
Các di vật khảo cổ học cho thấy trên vùng đất Từ Liêm lúc đó đã có
một bộ phận cư dân sinh sống, cấu thành nhà nước Văn Lang của vua

Hùng, chủ nhân của nền văn minh sông Hồng rực rỡ.
Qua khai quật các di chỉ khảo cổ học ở thôn Ngọc Long (xã Minh
Khai) cho thấy những di chỉ này thuộc văn hóa Phùng Nguyên – đầu thời
đại đồng thau cách ngày nay khoảng 4000 - 3500 trước Công Nguyên.
Các di chỉ Đồng Dền, gò Chiền là tiêu biểu cho văn hóa Gò Mun.
Ngôi mộ cổ khai quật ở khu vực Cầu Giếng (Thụy Phương) có niên đại
khoảng 200 năm trước Công Nguyên. Những viên gạch ở Xuân Đỉnh được
tráng men nâu mỏng được xác định từ thế kỉ I đến thế III, cách ngày nay
khoảng 2000 năm. Nhiều ngôi mộ cổ được phát hiện dưới lòng đất làng
Chèm - Vẽ (Thụy Phương - Đông Ngạc) đó là khu mộ Hán có niên đại
từ thế kỉ I đến thế kỉ VI sau Công Nguyên thời nước ta thuộc Đông
Hán. Di vật trong lòng mộ gồm: kiếm sắt, kiếm đồng, nhẫn vàng, bạc,
tiền đồng, bình vò, cốc chén và cả mộ hình nhà, giếng nước, bếp lò
bằng ngạch nung. Những di vật này khằng định rằng huyện Từ Liêm
lúc đó đã có dân cư sinh sống.

8


Ngày nay, bên cạnh các cư dân bản địa còn có các cư dân từ khắp các
địa phương qua nhiều thời đại đến làm ăn sinh sống tạo điều kiện phát triển
kinh tế [17;11].
Từ Liêm nguyên là đất huyện Luy Lâu thời nhà Hán, sau thuộc huyện
Giao Chỉ. Đến thời nhà Đường, năm Vũ Đức thứ 4 (621), tách đặt huyện
Từ Liêm vì có hai sông là sông Từ, sông Liêm. Thời Minh thuộc phủ Giao
Châu. Nhà Lê đặt thuộc phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây. Năm Minh Mệnh thứ
12 (1831) do phủ Hoài Đức kiêm lý có 13 tổng với 87 xã thôn, sở [63;111].
Năm 1927, Từ Liêm có 13 tổng với 93 xã [34; 40]. Trải qua các triều đại
theo các thể chế quản lý Nhà nước khác nhau, địa giới hành chính của
huyện liên tục có sự thay đổi nhưng về cơ bản vẫn tồn tại và giữ nguyên địa

danh cho đến cách mạng Tháng Tám 1945.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội khóa II kì họp thứ hai phê chuẩn
Nghị quyết của Chính phủ mở rộng thành phố Hà Nội. Ngày 31 tháng 5
năm 1961, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về tổ chức hành chính của
thành phố Hà Nội, chia các khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố
thành 4 khu và 4 huyện, trong đó có huyện Từ Liêm. Huyện Từ Liêm được
tái lập trên đất trung tâm của huyện Từ Liêm bao với 26 xã: Thụy Phương,
Đức Thắng (Đông Ngạc), Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An,
Thái Đô (Nghĩa Đô), Xuân La, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; các xã Trung Thành
(Yên Lãng), Nhân Chính, Trung Hòa, Yên Hòa, Dịch Vọng, Mai Dịch, Hòa
Bình (Mỹ Đình), Mễ Trì; các xã Tân Dân (Thượng Cát), Tân Tiến (Liên
Mạc), Trung Kiên (Tây Tựu), Minh Khai, Trần Phú (huyện Đan Phượng)
và các xã Xuân Phương, Hữu Hưng (Tây Mỗ, Đại Mỗ), Cương Kiên
(Trung Văn) huyện Hoài Đức.
Đến năm 1973, xã Yên Lãng đưa về trực thuộc khu phố Đống Đa
quản lí (nay là quận Đống Đa). Năm 1982 thành lập 3 thị trấn: Cầu Giấy,
Cầu Diễn, Nghĩa Đô; đến năm 1990 thành lập thị trấn Mai Dịch; năm 1992
thành lập thị trấn Nghĩa Tân. Lúc này, Từ Liêm có 29 xã, thị trấn.
9


Năm 1995, lập quận Tây Hồ, huyện Từ Liêm bàn giao 5 xã về quận
Tây Hồ; cuối năm 1996 chuyển xã Nhân Chính về quận Thanh Xuân. Năm
1997 cắt 3 xã: Yên Hòa, Trung Hòa, Dịch Vọng và 4 thị trấn: Nghĩa Đô,
Nghĩa Tân, Mai Dịch, Cầu Giấy để thành lập quận Cầu Giấy.
Huyện Từ Liêm khi chưa tách thành hai quận có 16 đơn vị hành chính
gồm thị trấn Cầu Diễn và các xã: Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc Thụy
Phương, Liên Mạc, Thượng Cát, Tây Tựu, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ,
Trung Văn, Mễ Trì, Mĩ Đình, Phú Diễn, Minh Khai; có diện tích 75,32 km 2
và dân số là 409.665 người (năm 2013). Trên bản đồ địa lý, huyện Từ Liêm

năm ở phía Tây – Tây Bắc Thủ đô, ở vị trí 1060 kinh đông và 21010 vĩ độ
Bắc. Phía Bắc giáp huyện Đông Anh (bên tả ngạn Sông Hồng); phía Đông
giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ; phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Đan Phượng;
phía Nam giáp quận Thanh Xuân.
Theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính Phủ,
27/12/2013 huyện Từ Liêm được tách ra thành hai quận: Bắc Từ Liêm và
Nam Từ Liêm. Từ 16 đơn vị hành chính cơ sở (1 thị trấn, 15 xã) được lập
ra 23 phường, trong đó: quận Bắc Từ Liêm có 13 phường (phường Cổ
Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú
Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân
Tảo); quận Nam Từ Liêm có 10 phường (phường Trung Văn, Đại Mỗ, Tây
Mỗ, Mễ Trì, Phú Đô, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Cầu Diễn, Phương Canh,
Xuân Phương.
Với vị trí quan trọng là cửa ngõ phía Tây của Thăng Long - Hà Nội,
Từ Liêm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch. Từ xưa đã có đường giao
thông thuỷ bộ thuận tiện. Phía Bắc có sông Hồng và hai nhánh là sông Tô
và sông Nhuệ chạy dọc theo chiều dài của huyện, thuyền bè đi lại tấp nập.
Trên tuyến đê sông Hồng có các bến đò cổ: Chèm, Sù, Kẻ qua sông sang
xứ Kinh Bắc. Đường bộ quốc lộ 11 (nay là quốc lộ 32) nối kinh đô với xứ
Đoài (Sơn Tây) chạy ngang giữa huyện, đường 70 (Hà Đông - Thượng
10


Cát). Đầu thế kỉ XX có thêm các tuyến đường hàng tỉnh như đường 23
(Yên Phụ - Chèm), đường 65 (Nhật Tân – Ngã Tư Sở), đường 69 (Dịch
Vọng – Chèm). Hiện nay, có tuyến đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng –
Cầu Thăng Long đi sân bay quốc tế Nội Bài; đường 32 (Hồ Tùng Mậu –
Cầu Diễn) đi Hà Tây nối các tỉnh Tây Bắc, đường Láng Hòa Lạc (Trần
Duy Hưng) nối với đường Hồ Chí Minh, đường 6 đi Hòa Bình và đường đề
hữu ngạn sông Hồng đi Sơn Tây… Do đó, Từ Liêm trở thành địa bàn có ý

nghĩa chiến lược về mặt quân sự. Miền đất này vừa là vành đai, áo giáp,
hậu cứ bảo vệ Thủ đô, vừa là cửa ngõ từ miền trung du, trung tâm quân sự
Sơn Tây, căn cứ địa Việt Bắc xuống đồng bằng Bắc Bộ, tiến vào Thành
phố. Trong cao trào cách mạng 1939-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Từ
Liêm được Trung ương và Xứ ủy Bắc kì chọn làm An toàn khu. Đồng thời,
tạo điều kiện thuận lợi cho Từ Liêm phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa
với các địa phương khác [17;10].
Văn hóa Từ Liêm gắn liền với văn hóa Châu thổ sông Hồng và sông
Nhuệ. Nhiều làng có tiếng Kẻ như Kẻ Đại Cát, Kẻ Đông Ba, Kẻ Thượng
Cát. Từ Liêm có nhiều di tích lịch sử – văn hoá, kiến trúc tạo hình, gắn liền
với những danh nhân quê hương. Nhiều di tích lịch sử - văn hoá được Nhà
nước công nhận là những di tích cấp quốc gia và được coi là một trong
những huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá. Tiêu biểu là ngôi đình Chèm
được xây dựng từ thế kỷ IX thờ Lý Ông Trọng, người địa phương, một
nhân vật nổi tiếng từ trước Công nguyên. Các ngôi đình Thượng Cát, Đại
Cát thờ các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng; chùa Thánh Quang (Liên Mạc)
được lập từ thế kỷ XIII, chùa Linh Ứng, chùa Hương Đỗ (Xuân Phương),
chùa Thanh Lâm (Minh Khai)...
Gắn với đó là các hoạt động lễ hội được lưu truyền cho đến ngày nay.
Toàn huyện có trên 48 lễ hội với nội dung và hình thức phong phú… Nhìn
chung, các lễ hội vẫn giữ được phong tục cổ truyền cũ tuy nhiên có sự sàng
lọc, cải biến một số nghi lễ cho phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay. Có
11


hội 3 năm, 5 năm mới tổ chức một lần. Hội thề Đồng Cổ (Minh Khai) ngày
4/4, hội giao hiếu Phú Mỹ, Kiều Mai 7/1 và 10/2. Điều này chứng tỏ có sự
giao lưu văn hóa giữa các làng. Nhiều lễ hội mang tính văn hóa thể thao
gắn với luyện tập sức khỏe trên sông nước như lễ hội truyền thống làng
Đăm Tây Tựu ngày 10/3, hội đình Chèm (xã Thụy Phương) xưa cũng có thi

bơi:
“Ba dân mở hội tháng năm
Mười hai hạ chải, hôm rằm bơi thi”
Ba dân là ba làng: Làng Chèm - Thụy Phương, làng Hoàng Xá, làng
Hoàng Liên. Những cuộc thi bơi nhằm biểu dương sức mạnh của người Hà
Nội trong việc trị thủy sông Hồng, đắp đê phòng lũ lụt bảo vệ đời sống
nhân dân.
Từ Liêm, vùng đất có truyền thống hiếu học. Sử sách đã ghi lại từ thời
xa xưa đã sản sinh nhiều nhân vật học cao, biết rộng trong khoa cử, tiêu
biểu có 4 vùng:“Mỗ La Canh Cót tứ danh hương”. Trong 16 làng khoa
bảng ở Hà Nội thì Từ Liêm có 2 làng là Tây Mỗ và làng Vẽ (Đông Ngạc).
Làng Tây Mỗ có 8 người đỗ đại khoa (Tiến sĩ) và 75 người đỗ Cử nhân
thời phong kiến. Từ năm 1945- 1995 có 43 Tiến sĩ, Giáo sư, 840 Cử nhân
[32; 34-40].
Từ Liêm nằm trong vùng đồng bằng phì nhiêu, lưu vực của các dòng
sông Hồng, sông Nhuệ nên nơi đây rất thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp. Đây không chỉ là nguồn cung cấp nước dồi dào mà còn giúp đất đai
màu mỡ – một nhân tố rất quan trọng trong việc phát triển ngành trồng trọt
của huyện. Đồng thời, khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt là cơ
sở để dân cư mở rộng, đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt,
khí hậu mùa đông rất thích hợp với việc phát triển cây rau màu, cây thực
phẩm vụ đông để phục vụ sinh hoạt của nhân dân, nguyên liệu cho chăn
nuôi, chế biến rau…

12


Là một vùng giáp ranh với kinh đô Thăng Long, có nhiều làng xã nằm
ngay cửa ngõ, thông với nội thành Hà Nội nên trong quá trình phát triển Từ
Liêm và Thăng Long có sự giao lưu. Kinh tế Thăng Long có ảnh hưởng rõ

nét đến kinh tế Từ Liêm.
Trước năm 1930, Người dân Từ Liêm đã tạo ra những sản phẩm nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng:
“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng có gì ngon hơn”
Cùng với đó là những đặc sản nổi tiếng như: giò Chèm, nem Vẽ
(Đông Ngạc, Thụy Phương), bánh đúc làng Kẻ (Thượng Cát), bưởi Phú
Diễn, đào Nhật Tân …
Về tiểu thủ công nghiệp, nghề dệt thêu ren đạt kĩ nghệ tinh xảo ở
Miêu Nha (Tây Mỗ); làng Vẽ (Đông Ngạc), làng Dộc Cơ (Ngọc Trục) thạo
nghề hàng nan với các sản phẩm: đan mũ nan, đĩa mây. Đậu phụ ở làng Đại
Cát (Liên Mạc).
Khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Hà
Nội trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Nghề rèn ở
Hòe Thị (Xuân Phương) đã kéo ra phố Lò Rèn và các cửa ô để sản xuất
dao, kéo, lưỡi, liềm… phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Làng Thị
Cấm, Ngọc Mạch (Xuân Phương) có nghề tráng gương, thợ kim hoàn làm
vàng bạc và đồ trang sức [17;13].
Bước sang thời kì đổi mới, Từ Liêm có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều
ngành nghề cũ đã không còn phù hợp với nhu cầu thị trường, buộc phải
cách tân, phát triển và liên kết các nghề. Cho đến ngày nay, một số làng
nghề vẫn được duy trì và không ngừng phát triển.
Đồng thời, quá trình đô thị hóa là cơ hội thuận lợi để huyện đẩy nhanh
tốc độ chuyển đổi cơ cấu lao động từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang
lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ, cũng là điều kiện để huyện phát
triển nhanh kết cấu cơ sở hạ tầng thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa
13


nông thôn. Cuối tháng 11- 2013, trên địa bàn huyện có 4 khu - cụm công

nghiệp: Phú Minh, Phú Diễn, Nam Thăng Long và cụm công nghiệp Minh
Khai - Xuân Phương.
Các thế hệ dân cư Từ Liêm luôn tự hào về truyền thống hào hùng của
mình. Từ Liêm - với các quận, đã đô thị hóa và phát triển văn minh và hiện
đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống dân tộc.

14


15


1.2.

Hương ước cải lương huyện Từ Liêm

Bảng 1.1 Thông tin chung về hương ước cải lương Từ Liêm giai đoạn
1921-1945.
STT

Tên
Hương ước

Tổng


La Khê Tây

Bái Ân


Tổng La Nội
Tổng
Xuân Tảo

3


Miêu Nha

Tổng
Phương Canh

4


Vạn Ngọc
Thôn Đình

1
2

5

Thời
Số
gian
điều
lập khoản
1921
87


Số
trang

Chữ viết

18

Quốc ngữ

1922

38

Nôm

1922

62

Nôm

1923

39

Nôm

Xã Nhân Mỹ
Tổng

Phương Canh

1923

40

Nôm

49

Nôm

6


Phú Gia

Tổng
Phú Gia

1924

7

Tổng
Tây Tựu
Xã Hạ Trì

1924


72

Nôm

8


Hạ Hội
Làng Hạ

1924

51

Nôm

9



Tổng

1926

48

Nôm

16


142

Đơn vị
hiện nay

Quận
Hà Đông
Làng Bái Â
Phường Ngh
Đô,
Quận
Cầu Giấy

Thôn
Miêu Nha
Phường
Tây Mỗ,
Quận Nam
Từ Liêm
Huyện
Hoài Đức
Thôn Đình
Phường
Mỹ Đình
Quận Nam
Từ Liêm

Phú Thượn
Quận Tây H
Huyện

Đan Phượn
Huyện
Đan Phượn
Thôn


Cổ Nhuế
Viên

Cổ Nhuế

10


DịchVọng

Tổng
Dịch Vọng

1927

55

Nôm

11


Dịch
VọngTiền


Tổng
Dịch Vọng

1932

40

Nôm

12

Thôn Thượng


Trung Kính
Tổng
Dịch Vọng

1932

42

Nôm

13

Làng
Tiên Thượng


Xã Nghĩa Đô
Tổng
Dịch Vọng

1932

55

Nôm

14

Làng Hạ


Trung Kính
Tổng
Dịch Vọng

1933

60

Nôm

15


Bá Dương
Nội

Làng

Tổng
Thượng Trì

1933

38

Nôm

Xã Nghĩa Lộ

1933

16

Nôm

16

17

Cổ Nhuế Vi
Phường
Cổ Nhuế
Quận Nam
Từ Liêm
Phường
Dịch Vọng

Quận
Cầu Giấy
Phường
Dịch Vọng
Quận
Cầu Giấy
Phường
Trung Hòa
Quận
Cầu Giấy

Làng
Tiên Thượn
Phường Ngh
Đô,
Quận
Cầu Giấy
Làng
Trung Kín
Hạ,
Phường
Trung Hòa
quận
Cầu Giấy
Xã Hồng H
Huyện
Đan Phượn




Yên Định

Tổng La Nội

17

Làng
Ngọc Mạch

1934

28

18

Xã Thượng
Cát

Thôn
Ngọc Mạch

Phương Canh
Tổng
Phương Canh
Tổng Hạ Trì

1934

61


19

Làng Đại Mỗ

Tổng Đại Mỗ

1936

60

42

20

Thôn Đỗ

Làng
Nhân Mỹ
Tổng
Phương Canh

1936

82

27

21

Thôn

Thị Cấm


Phương Canh
Tổng
Phương Canh

1936

114

24

18

Yên Nghĩa
Huyện
Hoài Đức
Nôm
Thôn
Ngọc Mạch
Phường
Xuân Phươn
Quận Nam
Từ Liêm
Nôm
Thôn
Đống Ba,
Phường
Thượng Cá

Quận Bắc
Từ Liêm
Quốc ngữ
Thôn
Đại Mỗ.
Phường
Đại Mỗ,
Quận Nam
Từ Liêm
Quốc ngữ
Thôn
Nhân Mỹ
Phường
Mỹ Đình
Quận Nam
Từ Liêm
Quốc ngữ

Thôn
Thị Cấm,
Phường
Xuân Phươn
Quận Nam
Từ Liêm


×