Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Nghiên cứu về bệnh trầm cảm đối tượng Sinh viên tại Đại học y dược huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.14 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC HUÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN TẤT HÒA

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN ĐẾN TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ STRESS Ở
SINH VIÊN Y HỌC DỰ PHÒNG CHÍNH QUY
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

ḶN VĂN TỚT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA

Người hướng dẫn luận văn
TS. BS. NGUYỄN VĂN HÙNG

Huế, 2015

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


Lời cảm ơn
Để hồn thành luận văn của mình em
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Y tế công
cộng và các Giảng viên trường Đại học Y
dược Huế đã nhiệt tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
TS.BS. Nguyễn Văn Hùng, người trực tiếp


hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong
suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành
luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể sinh
viên các lớp Y học dự phòng năm học 20132014 đã hợp tác và nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong q trình thu thập số liệu.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn
gia đình, người thân, bạn bè của tôi đã tạo
điều kiện, động viên, khuyến khích tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thiện luận văn này.
Huế, tháng 5 năm
2015

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


Nguyễn Tất Hòa

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào khác.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tất Hòa


Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT
DASS: Depression Anxiety Stress Scales.
ĐHĐN: Đại Học Đà Nẵng.
ĐHSP: Đại Học Sư Phạm.
ĐHYD: Đại Học Y Dược.
LA: Lo âu.
SKTT: Sức Khỏe Tâm Thần.
TC: Trầm cảm.
TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh.
YHDP: Y Học Dự Phịng.
YTCC: Y Tế Cơng Cộng.

Nguyễn Tất Hịa – Preventive Medicine


MỤC LỤC
Trang

Trang

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine



8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 450 triệu người trên thế giới chịu đựng
các rối loạn về sức khỏe tâm thần và dự đoán những vấn đề về sức khỏe tâm thần,
đặc biệt là rối loạn trầm cảm sẽ là gánh nặng bệnh tật hàng đầu vào năm 2020 [52].
Tại Việt Nam theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì số người mắc các rối loạn
về sức khỏe tâm thần chiếm khoảng 10% dân số, tương đương 9 triệu người. Theo
thống kê dân số năm 2009, Việt Nam có khoảng 14,2% dân số tức hơn 12 triệu
người có độ tuổi (18-24 tuổi) [2], đây là độ tuổi rất dễ mắc phải các loại rối loạn sức
khỏe tâm thần mà sinh viên là đối tượng chính nằm trong độ tuổi này [4].
Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã chỉ ra rằng, giáo dục Y khoa từ lâu
được xem là một môi trường đầy áp lực có nhiều yếu tố nguy cơ cao gây ra các rối
loạn sức khỏe tâm thần ở sinh viên như: áp lực việc học quá căng thẳng, cường độ
học tập cao, chương trình học nặng nề, ngồi ra cịn có áp lực bởi sự kì vọng thái
q của cha mẹ, mâu thuẫn trong tình bạn tình yêu, lối sống thiếu khoa học hay sự
thay đổi của môi trường… Chính điều này đã dẫn tới tỷ lệ mắc các rối loạn về sức
khỏe tâm thần trong sinh viên Y khoa cao hơn so với sinh viên các chuyên ngành
khác và so với cộng đồng nói chung [47], [50]. Tình trạng này sẽ gây các hậu quả
nặng nề như ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập, kết quả học tập, khả năng
thực hành lâm sàng và trầm trọng hơn có thể dẫn tới các rối loạn tâm thần nặng như
trầm cảm, tâm thần phân liệt và một số hậu quả nặng nề như tự tử. Như kết quả của
cuộc Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 năm 2009
đã đưa ra những con số đáng báo động đó là tỷ lệ vị thành niên và thanh niên đã
từng tự gây thương tích và tìm cách tự tử tăng gấp hai lần so với kết quả điều tra lần
thứ 1 năm 2003 [4].
Vì vậy, nhận thức đúng đắn và xác định rõ ràng vấn đề sức khỏe tâm thần
trong đó có trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên có tầm quan trọng và ý nghĩa to

lớn trong cơng tác phịng ngừa, chăm sóc và điều trị.

Nguyễn Tất Hịa – Preventive Medicine


9

Ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu đồng thời về trầm cảm, lo âu và stress
được tiến hành ở sinh viên y khoa, đặc biệt là các nghiên cứu trên sinh viên Y học
dự phịng thì gần như chưa được nghiên cứu. Do đó, việc thực hiện các nghiên cứu
về tình trạng trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên Y học dự phịng là vơ cùng quan
trọng nhằm cung cấp những bằng chứng có giá trị cho Nhà trường, giảng viên và
sinh viên trong việc dự phịng và nâng cao sức khỏe sinh viên. Từ đó, giúp nâng cao
chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn cán bộ Y tế đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc
sức khỏe cộng đồng.
Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu
tố liên quan đến trầm cảm, lo âu và stress ở sinh viên Y học dự phịng chính
quy tại Trường Đại học Y Dược Huế ”
Nghiên cứu nhằm 02 mục tiêu sau đây:
1.

Tìm hiểu tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress theo các mức độ ở sinh viên Y học dự

phòng hệ chính quy tại Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên Y học
dự phòng hệ chính quy tại Trường Đại học Y Dược Huế.

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine



10

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.Vấn đề trầm cảm, lo âu, stress
1.1.1. Khái niệm chung
Năm 2003, Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm sức khỏe tâm
thần: “… là trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả
năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng thơng thường trong cuộc
sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả và có thể tham gia, góp phần
vào các hoạt động của cộng đồng” [53].
1.1.2. Trầm cảm
1.1.2.1. Khái niệm trầm cảm
Trầm cảm (TC) là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi nổi buồn, mất
hứng thú hoặc niềm vui, cảm giác tội lỗi hay đánh giá thấp giá trị bản thân, giấc ngủ
mắc quấy rầy hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung [54].
1.1.2.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của trầm cảm
Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng học
tập, làm việc và ứng phó với khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nghiêm trọng
nhất là trầm cảm có thể dẫn tới tự tử và hành vi tự tử. Khi mức độ trầm cảm là nhẹ
thì có thể điều trị mà khơng cần dùng tới thuốc nhưng khi trầm cảm là vừa hoặc
nặng thì cần phải kết hợp giữa điều trị thuốc và phương pháp tâm lý trị liệu [54].
Theo một nghiên cứu trên 8 trường ĐHYD tại Việt Nam năm 2014 cho thấy tỷ
lệ sinh viên xem xét về kế hoạch tự tử chiếm 8,7%, có 3,9% sinh viên đã lên kế
hoạch tự tử và 0,9% sinh viên đã cố gắng tự tử [26].

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine



11

1.1.3. Lo âu
1.1.3.1. Khái niệm lo âu
Lo âu (LA) là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự
có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng
có thể trở thành quá mức gây ra các biểu hiện run, khó thở, tim đập nhanh, vã mồ
hơi, cảm giác không thực... Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo
quá mức cần thiết cho phép, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm sốt lo âu
và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của họ [40].
1.1.3.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của lo âu
Theo Nguyễn Thị Hằng Phương có 4 nhóm nguyên nhân được sắp xếp theo
thứ tự từ cao tới thấp về mức độ ảnh hưởng như sau [10]:
-

Nhóm nguyên nhân liên quan đến học tập: kết quả học tập không tốt, tăng áp lực

-

học tập, thi cử, khối lượng bài tập nhiều...
Nhóm nguyên nhân liên quan đến bản thân học sinh: việc học tập thiếu phương

-

pháp và kế hoạch hợp lý, cảm giác sợ thua kém bạn bè, cảm giác sợ thất bại...
Nhóm nguyên nhân liên quan đến gia đình: lo lắng về kinh tế gia đình, bố mẹ bất

-

hịa hay có xung đột...

Nhóm ngun nhân liên quan đến các mối quan hệ xã hội: mẫu thuẫn với thầy cô,
bạn bè, người yêu...
Rối loạn lo âu khác với cảm giác của sự căng thẳng. Nếu khơng được điều trị
rối loạn lo âu có thể dẫn đến các tình huống trầm trọng hơn về triệu chứng. Những
người mắc rối loạn lo âu sẽ có nguy cơ cao mắc trầm cảm và họ dễ lạm dụng các
loại thức uống có cồn và các chất gây nghiện đề làm giảm nhẹ các triệu chứng mà
họ mắc phải. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập, làm viêc và các
hoạt động xã hội của chủ thể [25].

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


12

1.1.4. Stress
1.1.4.1. Khái niệm stress
Stress là một thuật ngữ bắt nguồn từ chữ La tinh stringi, có nghĩa là “bị kéo
căng ra”. Lúc đầu, thuật ngữ stress được dùng trong vật lý học để chỉ một sức nén
mà vật liệu phải chịu đựng. Đến thế kỷ thứ 17 stress từ nghĩa sức ép trên vật liệu
được chuyển sang dùng cho người với nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó
tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng. Hiện nay stress là một
thuật ngữ được dùng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều tác giả sử dụng với những sắc thái
khác nhau.
Theo Hans Selye: “Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể
trước những tình huống căng thẳng”. Theo J. Delay: “Stress là một trạng thái căng
thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với
một tình huống đang đe doạ”.
Năm 1914, Walter Cannon sử dụng thuật ngữ này trong Sinh lý học để chỉ các
stress cảm xúc.
Dưới góc độ Tâm Lý Học, Lazarus định nghĩa Stress như một quá trình tương

giao giữa con người và mơi trường, trong đó đương sự nhận định sự kiện từ mơi
trường là có tính chất đe dọa và có hại, và địi hỏi đương sự phải cố gắng sử dụng
các tiềm năng thích ứng của mình [38].
Nguyễn Hữu Thụ đã đưa ra khái niệm: Stress là sự tương tác đặc biệt giữa chủ
thể và môi trường sống trong đó chủ thể nhận thức, đánh giá sự kiện (kích thích) từ
mơi trường (có hại, nặng nhẹ, nguy hiểm, hẫng hụt,...) nhằm huy động các nguồn
lực ứng phó đảm bảo sự cân bằng, thích nghi với mơi trường ln thay đổi [13].
1.1.4.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của stress
Theo Nguyễn Hữu Thụ: nguyên nhân stress trong sinh viên được chia thành
nhóm ngun nhân bên trong và bên ngồi. Các nguyên nhân bên trong gồm 3
nhóm: đặc điểm cá nhân, đặc điểm tâm lý và khả năng ứng phó. Các ngun nhân
bên ngồi gồm 3 nhóm: mơi trường xã hội, mơi trường gia đình và mơi trường học
tập [13].

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


13

Stress tích cực thúc đẩy sự hoạt động tăng cường của các dữ trữ chức năng cơ
thể, giúp con người thích ứng với tác nhân, hồn cảnh, điều kiện sống...[5]. Ngồi
ra theo Nguyễn Hữu Thụ stress nhẹ khơng ảnh hưởng đến học tập của sinh viên nên
không phải là bệnh lý [13].
Stress tiêu cực làm giảm hệ thống dữ trữ chức năng của cơ thể, giảm khả năng
miễn dịch, giảm hứng thú, kém thích ứng, dễ gây ra bệnh thực thể và tâm thể [5].
1.1.5. Công cụ đo mức độ trầm cảm, lo âu, stress
Thang đo tự đánh giá về trầm cảm, lo âu, stress trên đối tượng vị thành niên và
người trưởng thành được phát triển bởi Livibond and Livibond (1995) - Depression
Anxiety Stress Scales (DASS). Ngày nay, DASS được sử dụng ngày càng nhiều
trong chuẩn đoán sàng lọc các vấn đề về sức khỏe tâm thần tại cộng đồng, đặc biệt

là trong đối tượng sinh viên [29]. Hiện nay thang đo DASS có 2 phiên bản: phiên
bản gốc gồm 42 câu hỏi (DASS-42) và phiên bản rút ngắn 21 câu hỏi (DASS-21.
Tuy nhiên, thang đo 21 câu DASS-21 được sử dụng trong nghiên cứu này. Bởi vì
thang đo DASS-21 ngắn hơn DASS-42, trong khi độ tin cậy và giá trị của 2 phiên
bản là như nhau. Giá trị và độ tin cậy của thang đo DASS-21 cũng đã được chứng
minh trong các nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Văn Hùng [33], [35].
Ngồi ra cịn nhiều thang đo khác như thang đo đánh giá stress PSS (Perceived
Stress Scales), thang đánh giá trầm cảm CES-D (The Centre for Epidemiological
studies- Depression Scale), thang đo lo âu ZUNG, thang tự đánh giá trầm cảm của
Beck (Beck Depression Inventory). Việc sử dụng thang đo DASS sẽ rất hữu ích khi
đo lường tình trạng hiện tại cũng như biến đổi theo thời gian của 3 khía cạnh trầm
cảm, lo âu, stress. Sự phân biệt được 3 tình trạng liên quan này giúp các nhà nghiên
cứu nhận định được tính chất, nguyên nhân và cơ chế của các rối loạn SKTT. Bên
cạnh đó, thang đo DASS thích hợp để sàng lọc ở người bình thường và có thể sử
dụng bởi các bác sĩ khơng thuộc chun khoa tâm thần.

Nguyễn Tất Hịa – Preventive Medicine


14

1.2. Thực trạng các nghiên cứu về trầm cảm, lo âu, stress
1.2.1. Thực trạng nghiên cứu trầm cảm, lo âu, stress trên thế giới
Nghiên cứu cắt ngang trên 5249 học sinh và sinh viên độ tuổi 13- 26 tuổi tại
Wuhu, Trung Quốc. Sử dụng thang đo Self-Rating Anxiety Scale (SAS). Kết quả
cho thấy tỷ lệ lo âu là 14,1%. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về lo âu với giới
tính nữ nhiều hơn nam, yếu tố nguy cơ của lo âu là trầm cảm, người mắc trầm cảm
dễ mắc lo âu đến 8 lần, yếu tố bảo vệ lo âu là: ăn sáng đầy đủ, thời gian ngủ trung
bình 6h- 8h, bình tĩnh nhẹ nhành, có sự giúp đỡ hổ trợ của bạn bè. Áp lực trong học
tập là nguyên nhân chính gây căng thẳng trong sinh viên [37].

Nghiên cứu trên 115 sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học y Melaka
Manipal, Ấn Độ. Sử dụng thang đo The General Health Questionnaire (GHQ). Kết
quả tỷ lệ stress là 37,3%. Các yếu tố chính gây stress từ mơi trường học tập là:
91,6% khó khăn trong việc tiếp nhận khối lượng thông tin được học hàng ngày,
76,6% cảm thấy áp lực học tập nặng nề, 64% cảm thấy khó khăn để thích nghi việc
thời gian học tập kéo dài. Các yếu tố chính gây stress từ mơi trường ngồi học tập
là: 56,6% khơng có thời gian để giải trí, 26,6% cảm thấy nhớ nhà, 25,8% khó khăn
trong việc hịa giải với người u, 14,16% khó khăn về tài chính, 11,6% khó khăn
trong việc kết bạn [21].
Nghiên cứu về stress trong sinh viên y khoa của Dr. Shah Navas P đã nhận
định rằng sinh viên Y Khoa dễ mắc stress hơn các sinh viên thuộc chuyên ngành
khác, môi trường giáo dục đại học có nhiều yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến stress, trong
đó yếu tố chính là mơi trường học tập gồm: khối lượng học tập, thành tích, các kì
thi. Ảnh hưởng tiêu cực của stress là làm giảm khả năng và thành tích học tập [47].
Nghiên cứu trên 120 sinh viên năm 1 Trường đại học Y Allama Iqbal, Lahore,
Pakistan, sử dụng thang đo Student Stress Scale. Kết quả là tỷ lệ mắc stress là 100%
trong đó: Stress ở mức độ thấp là 7,5%, mức độ vừa là 71,67% và nặng là 20,83%.
Có mối tương quan giữa stress với thành tích học tập, mức độ stress càng cao thì
thành tích học tập càng thấp. Cách đối phó với stress phổ biến là: truy cập Internet
chat, tâm sự với gia đình, tư vấn của anh chị lớp trên hoặc bác sĩ, chuyên gia. Cá

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


15

biệt nam giới ứng phó bằng cách hút thuốc, uống rượu là 35%, trong khi ở nữ giới
là 3% [51].
Nghiên cứu cắt ngang về TC, LA và stress của Ayat R. Abdallah trên 379 sinh
viên Y khoa năm thứ nhất, Trường đại học Menoufiya, Ai Cập, có sử dụng thang đo

DASS-21, kết quả là tỷ lệ TC, LA và stress lần lượt là: 63.6%,78,4% và 57,8%. Tỷ
lệ sinh viên chỉ mắc đơn độc 1 trong 3 rối loạn là 8,7%, mắc hỗn hợp 2 trong 3 rối
loạn là 46,9% và mắc đồng thời cả 3 rối loạn là 34,6%. Các yếu tố có mối liên quan
với TC là: nam giới, ở nơng thơn, sống một mình, khó khăn trong học tiếng anh có
nguy cơ cao, tâm sự với gia đình sẽ có nguy thấp mắc trầm cảm. Các yếu tố liên
quan với LA là: nữ giới, ở với gia đình, gia đình thiếu hỗ trợ, khó khăn trong học
tiếng anh có nguy cơ cao mắc lo âu. Các yếu tố liên quan với stress là: nữ giới, ở
nông thôn và sống một mình, thiếu phương pháp học tập có nguy cơ cao, tâm sự với
gia đình sẽ có nguy thấp mắc stress [27].
1.2.2. Thực trạng nghiên cứu trầm cảm, lo âu, stress tại Việt Nam
Trong báo cáo của WHO năm 2006 về chăm sóc SKTT ở Việt Nam, tác giả
Trudy Harpham và Trần Tuấn nhận định rằng “Ở Việt Nam, những bằng chứng về
gánh nặng bệnh tật do các vấn đề về sức khỏe tâm thần gây ra khá phức tạp và
những nghiên cứu trên lĩnh vực này chưa được phát triển” [32].
Một nghiên cứu về trầm cảm ở 4451 người trưởng thành tại Thái Nguyên, tỷ lệ
mắc TC là 4,3%, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc TC là điều kiện kinh tế khó khăn,
q tải trong cơng việc, tiền sử gia đình mắc trầm cảm. Nhưng nghiên cứu khơng
tìm được mối liên quan giữa TC với yếu tố: mất mát người thân, quá tải trong học
hành [3].
Một nghiên cứu về stress của sinh viên Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) của Bùi
Văn Vân cho thấy tỉ lệ sinh viên có biểu hiện stress là 76,9%, trong đó Đại học bách
khoa (81%), Đại học sư phạm (ĐHSP) (66%), Đại học kinh tế (77,7%), tỷ lệ lo âu là
53,5%, nguyên nhân về học tập gây ra stress cao nhất: áp lực học tập, thi cử, sự kì
vọng q lớn, khơng biết sắp xếp thời gian. Sự khác biệt có ý nghĩa thơng kê về giới
tính với tỷ lệ stress, theo đó nam giới có nguy cơ mắc stress cao hơn nữ giới [17].

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


16


Nghiên cứu của tác giả Đỗ Đình Quyên về trầm cảm và stress trong sinh viên
năm thứ nhât tại trường Đại học y dược TP Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM), sử

dụng thang đo CES-D, cho thấy tỷ lệ trầm cảm là 39,6%, có 4 nhóm tác nhân gây
stress. Chiếm tỉ lệ cao trong nhóm quan hệ giữa các cá nhân là yếu tố làm việc với
người không quen biết và sự thay đổi trong hoạt động xã hội. Nhóm tác nhân nội tại
thì các yếu tố chiếm tỉ lệ cao là khi bắt đầu học đại học, trách nhiệm mới khi vào đại
hoc. Chiếm tỉ lệ cao trong nhóm có nguồn gốc từ học tập là khối lượng học tập lớn
và học ở lớp thấp hơn dự định. Cuối cùng là nhóm các yếu tố mơi trường thì yếu tố
thay đổi môi trường sống chiếm tỉ lệ cao nhất. Các yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc
trầm cảm: sống trong kí túc xá, tình trạng tài chính thiếu thốn, khơng hài lịng trong
mối quan hệ với bố mẹ, bạn bè, đánh nhau với bạn, chờ đợi, tăng áp lực trong học
tập. Nghiên cứu khơng tìm được mối liên quan giữa tỷ lệ trầm cảm với giới tính và
biến cố mất người thân, bạn thân [44].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 401 sinh viên của 2 khoa Y tế công cộng và
Điều dưỡng tại trường ĐHYD TPHCM, Việt Nam, của tác giả Huỳnh Hồ Ngọc
Quỳnh, Michael Dunne, cho thấy sinh viên nữ có khuynh hướng lo âu nhiều hơn
nhưng lại ít trầm cảm hơn sinh viên nam. Những yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến
mức độ TC của sinh viên nam, trong khi những yếu tố liên quan đến mơi trường học
tập có mối liên hệ mạnh mẽ với mức độ TC của sinh viên nữ. Nghiên cứu cũng kết
luận rằng SKTT là vấn đề cần được ưu tiên trong chương trình y tế cơng cộng để có
thể làm tăng sự quan tâm và hỗ trợ của xã hội cho những dịch vụ tham vấn và các
chiến lược can thiệp sớm để cải thiện SKTT cho thế hệ tương lai của tổ quốc [11].
Nghiên cứu của Lê Thu Huyền về stress trên 182 sinh viên y tế công cộng
(YTCC) tại trường ĐHYD TPHCM có sử dụng thang đo Perceived Stress Scales và
bộ câu hỏi về tính cách hướng nội và hướng ngoại, cho thấy sinh viên mắc stress
bệnh lý chiếm tỉ lệ khá cao với 24,2%, trong đó 2,8% sinh viên mắc stress bệnh lý
nặng, sinh viên mắc stress có tính cách hướng nội cao gấp 2,5 lần tỉ lệ sinh viên mắc
stress bệnh lý có tính cách hướng ngoại, 80% sinh viên cảm thấy căng thẳng vì khối


Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


17

lượng bài tập nhiều, áp lực kì thi…Nhưng nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được mối
liên quan giữa stress với giới tính và các yếu tố trong mơi trường học tập [6].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về TC, LA và stress trên 483 sinh viên năm thứ 2,
Khoa y và răng hàm mặt trường ĐHYD TPHCM, sử dụng thang đo DASS-21, kết
quả cho thấy tỷ lệ TC, LA và stress mức độ vừa 11,2%, 13,2% và 42,5%. Có 52,8%
sinh viên có đồng thời 3 rối loạn. Sinh viên nữ có nguy mắc TC cao hơn nam, có
mối tương quan chặt chẽ giữa TC, LA và stress. Áp lực từ việc học tập và thi cử là
nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn SKTT, đặc biệt là stress. Không có sự khác
biệt giữa các mức độ lo âu và stress với giới tính [16].
Nghiên cứu về trầm cảm năm 2011 của Nguyễn Thị Bích Liên tại trường Đại
học Y Hà Nội, sử dụng thang đo CES-D, tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm là
47,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thơng kê giữa tỷ lệ trầm cảm với giới tính, theo đó
nữ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn nam. Các yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc
trầm cảm: việc khơng hài lịng trong mối quan hệ với gia đình, mất người thân, bạn
thân, tăng áp lực học hành, theo đó sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,2 lần
với những sinh viên có tăng áp lực học hành. Nghiên cứu khơng tìm thấy mối liên
quan giữa TC với các yếu tố: năm học và các biện pháp ứng phó với khó khăn [8].
Một nghiên cứu mới đây của tác giả Nguyễn Văn Hùng về mối liên quan giữa
chiến lược học tập tự điều chỉnh với thành tích học tập và sức khỏe tâm thần trên
1246 sinh viên Y khoa từ năm 1 đến năm 5 Trường Đại học y dược (ĐHYD) Huế,
có sử dụng thang đo DASS-21 và The Motivated Strategies for Learning
Questionnaire (MLSQ). Kết quả cho thấy tỷ lệ TC, LA và stress mức độ vừa trở lên
lần lượt là: 22,8%, 54,7% và 20,87%. Phương pháp học tập có ảnh hưởng tới SKTT
của sinh viên, cụ thể là việc áp dụng chiến lược học tập tự điều chỉnh giúp giảm

mức độ nghiêm trọng của TC, LA và stress trên sinh viên, từ đó góp phần nâng cao
thành tích học tập. Nghiên cứu cịn tìm được các yếu tố có mối liên quan với TC,
LA và stress là tài chính khó khăn, mất người thân và tiền sử gia đình. Nghiên cứu
khơng tìm được mối liên quan giữa TC với giới tính và khơng có mối liên quan giữa
TC, LA và stress với biến số dân tộc và có hay khơng có Internet [33].

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


18

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên Bác Sĩ Y Học Dự Phịng (YHDP) hệ chính quy từ năm 1 đến năm 5,
Trường Đại học Y Dược Huế năm học 2013-2014.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn:

Sinh viên đồng ý tham gia vào nghiên cứu và có mặt vào thời điểm lấy số liệu
nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ:

Sinh viên không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc khơng có mặt vào thời điểm
lấy số liệu nghiên cứu.
Sinh viên các nhóm ngành khác, sinh viên khơng chính quy khơng nằm trong
mẫu nghiên cứu này.
Lý do không chọn sinh viên YHDP6: thời gian lấy số liệu là vào tháng 7/2014
lúc này sinh viên YHDP6 đã đi thực tập tại các Tỉnh nên không có mặt tại trường.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03/2014 – 05/2015
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Trường Đại học Y Dược Huế
Mô tả địa điểm nghiên cứu: Trường thuộc trung tâm thành phố Huế được
thành lập 1957. Hiện có hơn 6000 sinh viên học tập và nghiên cứu. Các đối tượng
được đào tạo gồm: hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm và sau đại học. Năm 2007
Trường bắt đầu đào tạo chuyên ngành Bác sỹ Y học dự phòng hệ 6 năm thuộc Khoa
Y tế Cơng Cộng.

Nguyễn Tất Hịa – Preventive Medicine


19

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang
2.2.2. Phương pháp tính cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể.
n=
Trong đó:
n: là cỡ mẫu tối thiểu.
p: Tỷ lệ ước đốn tham số của quần thể. Vì hiện tại chưa có các nghiên cứu
về trầm cảm, lo âu, stress ở sinh viên YHDP nên chọn p= 0,5.
α: Mức ý nghĩa thống kê với α= 0,05. Vậy Z(1-α/2) = 1,96.
d: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu nghiên cứu (p) và tỷ
lệ của quần thể (P), ở đây ta lấy d= 0,05.
Thay vào công thức trên, ta có:
1,96 2 × 0,5 × (1 − 0,5)

n=
= 384
(0,05) 2
Cộng thêm 10% có thể mất mẫu hoặc từ chối tham gia nghiên cứu, ta có :
Cỡ mẫu của nghiên cứu là :

n = 423

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tỷ lệ gồm 3 giai
đoạn:
Giai đoạn 1 : Phân tầng theo năm học.
Giai đoạn 2 : Phân tầng theo lớp.
Giai đoạn 3: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn theo tỷ lệ đối với từng lớp.

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


20

2.2.3.1. Tính tốn số mẫu phù hợp tỷ lệ cho mỗi tầng
Số mẫu phù hợp tỷ lệ cho mỗi tầng được tính tốn dựa trên cơng thức :

Trong đó:
ni: Cỡ mẫu của tầng i

Ni: Số lượng quần thể tầng i

n: Cỡ mẫu của tất cả các tầng


N: Số lượng của quần thể

Lớp YHDP1 có Ni 181 sinh viên. Cỡ mẫu của nghiên cứu n= 423, số lượng
sinh viên của 5 lớp YHDP là N= 721, thay vào công thức trên ta có:
n(YHDP1)= 423 × = 106 (sinh viên)
Tương tự như vậy ta sẽ có:
Bảng 2.1 Phân bố cỡ mẫu cho từng lớp
Stt
1
2
3
4
5
6

Lớp
YHDP1
YHDP2
YHDP3
YHDP4
YHDP5
Tổng

Sĩ số
181
132
183
147
78
721


Cỡ mẫu
106
77
107
86
47
423

2.2.3.2. Chọn số mẫu trong mỗi tầng.
Ta tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn bằng cách sử dụng phần
mềm Epi – Info 6.04 để lấy danh sách các số ngẫu nhiên phù hợp với số mẫu cần
lựa chọn và sĩ số của mỗi lớp.
2.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu
2.3.1. Công cụ thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn, bộ câu hỏi gồm 3 phần: Phần 1
thu thập thông tin về đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giới, năm học, dân tộc...); phần
2 thu thập thông tin về các yếu tố liên quan đến Trầm cảm, Lo âu, Stress; phần 3 hỏi
về sự tự nhận thức tình trạng sức khỏe tâm thần qua thang đo DASS-21.
Để đánh giá về trầm cảm, lo âu, stress của sinh viên, nghiên cứu sử dụng thang
đo DASS-21của Livibond và Livibond 1995 đã được chuẩn hóa qua nghiên cứu của
TS.BS. Nguyễn Văn Hùng tại Trường Đại học Y Dược Huế [33].

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


21

2.3.1.1. Thang đo mức độ Trầm cảm, Lo âu, Stress DASS-21 của Livibond
1995

Thang đo DASS-21 (Depression Anxiety Stress Scales) là công cụ được các
nhà nghiên cứu tâm lý sử dụng phổ biến trên thế giới [27], [28], [46] và các nghiên
cứu ở Việt Nam [16], [33] để đo lường sự tự nhận thức về trầm cảm, lo âu, stress.
Thang đo này gồm có 21 câu được đánh số thứ tự từ 1 tới 21, nhằm đo lường
mức độ trầm cảm, lo âu và stress mà chủ thể nhận thấy về cuộc sống của họ trong
tuần vừa qua. Thang đo được chia làm 3 phần mỗi phần 7 câu để hỏi về trầm cảm,
lo âu, stress. Mỗi câu sử dụng thang điểm Likert 4 mức độ từ 0-3 với thang đo được
mã hóa “Điều này tơi hồn tồn khơng gặp phải” (0), “Đúng với tơi một phần nào
đó hay đơi khi gặp phải” (1), “Tôi thường xuyên hoặc nhiều lần gặp phải” (2), “Rất
thường xảy ra với tôi hay hầu hết lúc nào cũng gặp” (3).
Bảng 2.2 Các câu hỏi đánh giá trầm cảm, lo âu, stress theo DASS-21
Đánh giá
Trầm cảm
Lo âu
Stress

Câu hỏi
3, 5, 10, 13, 16, 17, 21
2, 4, 7, 9, 15, 19, 20
1, 6, 8, 11, 12, 14, 18

Tổng số
7
7
7

Tổng điểm của mỗi phần là tổng điểm thành phần của 7 câu liên quan đến
phần đó. Vì vậy, điểm thấp nhất của mỗi phần là 0 điểm và cao nhất là 21 điểm.
Tổng điểm của mỗi phần sẽ được so sánh vào bảng thang điểm DASS-21 để
đưa ra mức độ trầm cảm, lo âu, stress của đối tượng nghiên cứu.

Bảng 2.3 Thang điểm phân chia mức độ trầm cảm, lo âu, stress theo
DASS-21
Đặc điểm
Trầm cảm
Lo âu
Stress

Bình thường
0-4
0-3
0-7

Nhẹ
5-6
4-5
8-9

Vừa
7-10
6-7
10-12

Nặng
11-13
8-9
13-16

Rất nặng
14+
10+

17+

(www2.psy.unsw.edu.au/group/dass)

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


22

2.3.1.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo DASS-21
Thang đo DASS-21 có hệ số Cronbach’s alpha của Trầm cảm, Lo âu Stress
lần lượt là 0.81, 0.75 và 0.78. Điều này đảm bảo tính nhất quán của thang đo khi hệ
số Cronbach’s alpha >0.7. Phân tích đường cong ROC (Receiver Operating
Characteristic) cho thấy độ nhạy (Se) và độ đặc hiệu (Sp) của TC lần lượt là 0.68 và
0.68, độ nhạy và độ đặc hiệu của LA lần lượt là 1.0 và 0.69 [33], [35].
2.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu
Sau khi hoàn thành bộ câu hỏi sẽ tiến hành điều tra thử trên sinh viên nhằm
kiểm tra tính logic, phù hợp của bộ câu hỏi trước khi chính thức thu thập số liệu
nghiên cứu.
Trước khi tiến hành công tác thu thập số liệu, các điều tra viên được tập huấn
về phương pháp và nội dung thu thập thông tin, giải thích thắc mắc liên quan đến
nghiên cứu, bộ câu hỏi và quy trình nghiên cứu.
Cơng tác thu thập số liệu được tiến hành trong tháng 7/2014.
Sau khi chọn sinh viên vào nghiên cứu, liên hệ phòng Đào tạo Đại học để xem
lịch học của sinh viên. Trên cơ sở lịch học, chọn thời điểm phù hợp ít ảnh hưởng
đến thời gian học tập của sinh viên để tiến hành thu thập số liệu.
Những sinh viên tham gia nghiên cứu sẽ được lên danh sách cho từng lớp cụ
thể, sau đó sẽ liên hệ với ban cán sự các lớp để gửi danh sách sinh viên tham gia
nghiên cứu, đồng thời thông báo địa điểm và thời gian cụ thể để các sinh viên có
mặt đúng thời điểm thu thập số liệu.

Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu được tổ chức điều tra theo lớp. Trong
trường hợp sinh viên có trong danh sách không tham gia nghiên cứu, điều tra viên
sẽ chọn sinh viên lớp đó ở danh sách dự phòng để tiếp tục điều tra tránh mất mẫu.

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


23

2.4. Biến số nghiên cứu và cách lượng giá
Bảng 2.4 Biến số nghiên cứu
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17

Biến số

Diễn giải biến

Phân loại

ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC
Tuổi
Tuổi dương lịch
Biến rời rạc
Giới tính
Nam, Nữ
Biến nhị phân
Năm thứ
1, 2, 3, 4, 5
Biến thứ hạng
Dân tộc
Kinh, Thiểu số
Biến danh mục
Phật giáo, Thiên chúa
Tôn giáo

Biến danh mục
giáo, Không, khác.
Thành thị, Nông thôn,
Hộ khẩu thường trú
Biến danh mục
Vùng sâu, vùng xa
Nơi ở hiện nay
Gia đình, Trọ
Biến nhị phân
Có ở trọ với ai khơng
Có, Khơng
Biến nhị phân
Bạn cùng khối, Bạn khác
Ở trọ chung với ai
Biến danh mục
khối,Người quen
CÁC YÊU TỐ LIÊN QUAN ĐÊN TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS
Có máy vi tính khơng
Có, Khơng
Biến nhị phân
Có mạng internet phục vụ
Có, Khơng
Biến nhị phân
học tập khơng
Có việc làm thêm
Có, Khơng
Biến nhị phân
Làm mấy giờ/tuần
Giờ/tuần
Biến rời rạc

Đầy đủ, Vừa đủ, Thiếu,
Tình hình tài chính
Biến thứ hạng
Rất thiếu
Khoảng cách tới trường
... Km
Biến liên tục
Ơtơ, xe máy, Xe đạp, Đi
Phương tiện đi học
Biến danh mục
bộ, Khác
Bạn có bạn thân khơng
Có, Khơng
Biến nhị phân
Mối quan hệ của bạn với
Hài lịng, Khơng hài lịng
Biến nhị phân
bạn bè
Mối quan hệ của bạn với
Hài lịng, Khơng hài lịng
Biến nhị phân
gia đình
Mức độ thường xun của
Khơng bao giờ, Hiếm khi,
Biến thứ hạng
tập thể dục
Thỉnh thoảng...
Bạn thường làm gì lúc rãnh Đi chơi, Chơi thể thao,
Biến danh mục
rỗi

Ngủ, Đọc sách...
Bạn thường làm gì khi gặp
Tâm sự với bố mẹ, bạn
Biến danh mục
khó khăn
bè, rượu bia...
Bạn cảm thấy áp lực nặng
Có, Khơng
Biến nhị phân
nề trong học tập
Bạn khó khăn trong tìm
Có, Khơng
Biến nhị phân
phương pháp học tập
Gia đình có ai mắc rối loạn
Có, Khơng
Biến nhị phân
trầm cảm khơng?
Gia đình có ai mắc rối loạn
Có, Khơng
Biến nhị phân
lo âu khơng?

Phương pháp
thu thập
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


24

Gia đình có ai mắc RLTT
Có, Khơng
Biến nhị phân

Bộ câu hỏi
nào khác không?
Chấn thương cuộc sống gặp phải trong một năm qua
Mất người thân hoặc bạn
19
Có, Khơng
Biến nhị phân
Bộ câu hỏi
rất thân
20 Tình trạng bố mẹ
Cịn bố và mẹ, Mồ cơi
Biến danh mục
Bộ câu hỏi
Nếu cịn bố và mẹ thì tình
Sống hạnh phúc, Ly thân,
21
Biến danh mục
Bộ câu hỏi
trạng hiện tại
Ly dị
Hiện tại đang bất hịa với
22
Có, Khơng
Biến nhị phân
Bộ câu hỏi
người yêu
Sử dụng thang đo lường Trầm cảm, Lo
ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS
âu, Stress (DASS-21) của Livibond
1995

18

2.5. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được kiểm tra, làm sạch, mã hóa và nhập trên Microsoft Excel 2007.
Xử lý thống kê sử dụng phần mềm SPSS 11.5.
Phép kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể (T-test) ở mức ý nghĩa
α=0,05 được sử dụng để tìm sự khác biệt về điểm số trầm cảm, lo âu và stress giữa
các nhóm đặc điểm khác nhau.
Kết quả được trình bày thành biểu đồ và bảng phù hợp với mục đích nghiên
cứu.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học và các
phòng, ban liên quan.
Việc tham gia của sinh viên hoàn toàn trên cơ sở mong muốn tự nguyện tham
gia sau khi đã được giải thích rõ về mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu.
Thơng tin thu thập trung thực, khách quan.

Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


25

Chương 3
KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (N=423)
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Stt
1
2


Tuổi
Giới tính

Đặc điểm

3

Năm học

4

Dân tộc

5

Tơn giáo

6

Hộ khẩu thường trú

7

Hiện tại sống với ai

Nữ
Nam
Năm 1
Năm 2

Năm 3
Năm 4
Năm 5
Kinh
Thiểu số

Khơng
Thành thị
Nơng thơn
Vùng sâu, vùng xa
Với gia đình
Ở trọ một mình
Ở trọ với bạn bè
Ở trọ với người quen

Số lượng (n)
423
265
158
106
77
107
86
47
419
4
353
70
194
194

35
72
168
117
66

Tỷ lệ (%)
21,01±1,9
62,6
37,4
25,1
18,2
25,3
20,3
11,1
99,1
0,9
83,4
16,6
45,9
45,9
8,2
17
39,7
27,7
15,6

Nhận xét: Sinh viên có độ tuổi trung bình là 21,01. Sinh viên nữ chiếm đa số, gần
40% sinh viên ở trọ một mình. Phần lớn sinh viên là dân tộc kinh và không theo tôn
giáo nào. Trên 50% sinh viên sống ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa.


Nguyễn Tất Hòa – Preventive Medicine


×