Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Tiểu luận Lê nin phát triển lý luận về chính đảng của giai cấp công nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.74 KB, 52 trang )

Học viện báo chí và tuyên truyền
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
-----š&š---

LẠI VĂN NAM

LÊ NIN BẢO VỆ , PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CNXH KHOA HỌC VỀ CHÍNH
ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN(QUA NGHIÊN CỨU CÁC TÁC
PHẨM : “LÀM GÌ ?” “ MỘT BƯỚC TIẾN, HAI BƯỚC LÙI”, CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI VÀ TÔN GIÁO” VÀ “ BỆNH ẤU TRĨ TẢ KHUYNH TRONG
PHONG TRÀO CỘNG SẢN” ).

TIỂU LUẬN MÔN HỌC : GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC
PHẨM CỦA LÊ NIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Hà Nội ngày 1/5/2014


Học viện báo chí và tuyên truyền
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
-----š&š--

LÊ NIN BẢO VỆ , PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CNXH KHOA HỌC VỀ CHÍNH
ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN(QUA NGHIÊN CỨU CÁC TÁC
PHẨM : “ LÀM GÌ ,MỘT BƯỚC TIẾN, HAI BƯỚC LÙI”, CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI VÀ TÔN GIÁO” VÀ “ BỆNH ẤU TRĨ TẢ KHUYNH TRONG PHONG
TRÀO CỘNG SẢN” ).

Sinh viên: Lại Văn Nam

Giảng viên hướng dẫn:



Mã số SV:31.02.029

PGS.TS :ĐÔ CÔNG TUẤN

Hà Nội ngày 1/5/2014

LỜI CAM ĐOAN


TÔI CAM ĐOAN TIỂU LUẬN NÀY DO CHÍNH TÔI THỰC HIỆN , CÁC
LUẬN ĐIỂM TRÍCH DẪN TRONG TIỂU LUẬN LÀ TRUNG THỰC, TOÀN
HOÀN TOÀN CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ LỜI CAM ĐOAN !


Lại Văn Nam

QUY ĐỊNH VIẾT TẮT


CMXHCN
CNCS
CNTB
CNXH
ĐCS
ĐCSVN
GCCN
GCTS
GCVS
TBCN

XHCN

Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa xã hội
Đảng Cộng Sản
Đảng Cộng Sản Việt Nam
Giai cấp công nhân
Giai cấp tư sản
Giai cấp vô sản
Tư Bản Chủ Nghĩa
Xã Hội Chủ Nghĩa

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : Chủ nghĩa Mác về đảng của giai cấp công nhân và vấn đề đặt ra
trong giai đoạn mới


1.1 Một số quan điểm của Mác về Đảng của giai cấp công nhân trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
1.2 Vấn đề đặt ra trong điều kiện mới
CHƯƠNG 2 : Lê nin bảo vệ và phát triển học thuyết Mác về Đảng của giai cấp
công nhân qua các tác phẩm : “ Làm gì ?”, “Một bước tiến hai bước lùi”, “Chủ
nghĩa xã hội và tôn giáo”, “ Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản”.
2.1

Những luận điểm của Lê


nin về quy luật ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản.
2.2
Những luận điểm của Lê
nin về đặc điểm của Đảng Cộng sản.
2.3

Những luận điểm của Lê

nin về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
CHƯƠNG 3 : Ý nghĩa của sự bảo vệ và phát triển của Lê nin đối với lý luận về
đảng kiểu mới và sự vận dụng của đảng cộng sản Việt Nam
3.1 Ý nghĩa việc nghiên cứu lý luận về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản trong các
tác phẩm của Lê-nin đối với Việt Nam
3.2 Sự vận dụng, phát triển của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lý luận về đảng kiểu
mới của GCVS
3.3 Sự vận dụng, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lý luận về đảng
kiểu mới của GCVS
KẾT LUẬN

MỞ ĐẦU: ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA TIỂU LUẬN.
1 .Lý do tính cấp thiết


Những lý luận về Đảng của GCCN là những nội dung cơ bản và quan trọng của
CNXHKH. Thông qua việc nghiên cứu sự phát triển của xã hội, Lê nin đã kế thừa
và phát triển sang tạo những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về lý luận.Các
ông đã luận giải chứng minh xã hội loài người trải quan nhiều đấu tranh để thoát
khỏi áp bức bóc lột, nên cần phải có một tổ chức lãnh đạo.Trong giai đoạn đấu
tranh giai cấp tư sản, đã có nhiều nhà kinh điểm nghiên cứu và đưa ra Đảng cộng
sản.Sau cách mạng Tháng Mười Nga (1917) Đảng cộng sản Nga( Bôn sê vích)

chính thức khai sinh.Đảng Cộng sản Nga là kết quả đấu tranh vũ tranh với các “kẻ
thù giai cấp” mà thành, và trong quá trình duy trì sự tồn tại của Đảng , Đảng có
một kỷ luật nghiêm minh đối với mọi đảng viên của mình, Đảng trấn áp những kẻ
phá hoại Đảng bằng bạo lực. Đảng lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917
dẫn đến sự lật đổ chính phủ lâm thời Nga thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu
tiên trên thế giới. Đảng giữ vai trò trung tâm do hiến pháp quy định, Đảng kiểm
soát toàn bộ cấp bậc chính phủ tại Liên Xô.
Đảng cũng là động lực của Quốc tế cộng sản, duy trì các liên kết tổ chức và hỗ trợ
các phong trào cộng sản ở Đông Âu. Châu Á và châu Phi. Đảng chấm dứt sự tồn
tại với thất bại của cuộc đảo chính Xô viết năm 1991 và được kế thừa bởi Đảng
Cộng sản Liêng bang Nga tại Nga và các Đảng cộng sản của các nước cộng hòa cũ
hiện đã được độc lập.
Trong bối cảnh hiện nay, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng gay gắt
trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực tư tưởng, đặc biệt là sau sự
sụp đổ của các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, chúng làm xuyên tạc và bóp
méo chủ nghĩa Mác Lê nin , mà sâu xa hơn là phá bỏ hệ tư tưởng của GCCN nói
chung và học thuyết Chủ nghĩa Mác Lê nin về chính Đảng của GCCN .
Nước ta hiện nay, đang thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, và áp dụng Đảng kiểu mới của Lê nin để làm
cơ sở lý luận và kim chỉ nam soi đường trong những bước đi của nước ta trong


quá trình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trong thời kỳ mới của công cuộc đổi mới.Vì
vậy các quốc gia tuyên bố theo chủ nghĩa xã hội mà không nghiên cứu chủ nghĩa
Mác – Lê nin thì coi như chủ nghĩa Mác là một thất bại.
Là sinh viên chuyên nghành chủ nghĩa xã hội khoa học, việc nghiên cứu vấn đề
này là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, hơn nữa
nghiên cứu Đảng là cần thiết cho việc bổ sung tích lũy kiến thức cho bản thân.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “ Lê nin bảo vệ và phát triển lý luận CNXH khoa
học về chính Đảng của giai cấp công nhân( qua nghiên cứu các tác phẩm: “Làm gì?

“Một bước tiến hai bước lùi”, “ chủ nghĩa xã hội và tôn giáo” và “Bệnh ấu trĩ tả
khuynh trong phong trào cộng sản”) ”.làm đề tài nghiên cứu cũng như điều kiện để
kết thúc học phần.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Đảng của GCCN không phải là vấn đề mới,nhưng luôn mang tính thời sự và mang
những ý nghĩa hết sức quan trọng, chính vì vậy vấn đề này đã thu hút được khá
nhiều sự quan tâm nghiên cứu từ các nhà khoa học không những trong nước mà
còn cả các nhà khoa học nước ngoài, không chỉ những nhà khoa học chuyên
nghành mà cả những nhà tri thức , hay những em sinh viên quan tâm tới nó, chúng
ta phải khẳng định rằng có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài khoa học
đã đạt các giải khoa học về vấn đề này, không chỉ bảo vệ phát triển lý luận chủ
nghĩa Mác – Lê nin mà còn tạo điểu kiện trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước
ta trong thời đại ngày nay.
Trong đó có thể kể một số công trình tiêu biểu sau:
Đề cương bài giảng giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của V.I.Lê nin về
CNXH KH của phó giáo sư tiến sĩ Đỗ Công Tuấn( chủ biên) Khoa Chủ nghĩa xã
hội khoa học- Học viện báo chí tuyên truyền tháng 2/ 2009. Cuốn sách chuyên
nghành này, đề cập một cách toàn vẹn về những nguyên lý của CNXH KH trong


đó có để cập đến những lý luận về đảng của giai cấp công nhân. Đây là nguồn tài
liệu chủ yếu để tác giả thực hiện đề tài này.
Cuốn sách chuyên nghành này trang bị cho sinh viên chuyên nghành những kiến
thức cơ bản nhất về những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học , trong đó có
cả những lý luận về Đảng kiểu mới, tuy nhiên ngoài lý luận về đảng kiểu mới ra
còn những lý luận những nguyên lý, những phạm trù nghiên cứu khác nữa của
chủ nghĩa xã hội khoa học , và do mục đích nghiên cứu , giới hạn nghiên cứu có
sự khác nhau nên còn thiếu những nội dung chi tiết về sự bảo vệ và phát triển lý
luận về đảng của giai cấp công nhân cho nên đề tài của tôi cần bổ sung thêm và
phát triển.

- Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học – Khoa chủ nghĩa xã hội – Học viện báo chí
Tuyên Truyền- Lưu hành nội bộ- Hà nội 2009, Cuốn giáo trình này đã trình bày
một cách trọn vẹn những lý luận cấu thành CNXH, trong đó có trinhg bày về lý
luận các luận điểm về Đảng.
Đây cũng là một trong những cuốn giáo trình nghiên cứu những vấn đề đảng của
giai cấp công nhân một cách tổng quát nhất, đã trang bị khá đầy đủ những nguyên
lý của chủ nghĩa xã hội khoa học cho các sinh viên chuyên nghành cũng như sinh
viên không chuyên, tuy nhiên vì đối tượng, mục đích nghiên cứu khác nhau, cho
nên công trình này cũng chưa cho thấy được sự kế thừa và bảo vệ phát triển lý luận
về đảng của giai cấp công nhân một cách sâu sắc nhất, điều đó cũng đặt ra cho đề
tài của tôi cần bổ sung và phát triển.
- Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và lý luận con đường phát triển xã hội
chủ nghĩa ở nước ta của tiến sĩ Phạm Văn Chung – Nxb CTQG- Hà nội , 2005.
Cuốn sách này cũng viết về hình thái kinh tế -xã hội ở phương diện khái quát
chung, nhằm đem đến cho bạn đọc cái nhìn chung nhất về các luận điểm về Đảng.


-Đề cương bài giảng: Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của C.Mác và Ănghen
về CNXHKH, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của TS. Nguyễn Thọ KhangKhoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện báo chí Tuyên Truyền.
Công trình này là một công trình nghiên cứu khá hoàn thiện về các nguyên lý của
chủ nghĩa Mác, Ăngghen, tuy nghiên do đối tiện nhiệm vụ, và mục đích nghiên
cứu khác nhau , nên phần lớn tác giả chỉ nghiên cứu về những lý luận của Mác và
ăngghen nói chung , và lý luận về đảng kiểu mới mà Các Mác và Ph.Ănghghen
đưa ra, mà chưa tập chung vào sự phát triển lý luận của Lê nin, điều đó cũng đặt ra
cho tôi nhiệm vụ để bổ sung và phát triển vào đề tài của mình.
Bên cạnh những sách báo , tạp chí, thông tin trên Internet, với tư cách là sinh viên
chuyên nghành Chủ nghĩa xã hội khoa học, tôi còn được tiếp cận được học tập
nghiên cứu những tài liệu , và trao đổi với các giảng viên cũng như các bạn sinh
viên về những vấn đề có liên quan đến đề tài Đảng của giai cấp công nhân.
Có thể nhận định rằng các tác phẩm , các bài viết, bài báo trên mới chỉ để cập đến

một khía cạnh nhất định mà đề tài cần nghiên cứu. Chính vì vậy tôi hy vọng với đề
tài :V.I.Lê nin bảo vệ phát triển lý luận CNXH KH về chính Đảng của giai cấp
công nhân (Qua nghiên cứu các tác phẩm : “Một bước tiến Hai bước lùi” Chủ
nghĩa xã hội và tôn giáo” và “ Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng
sản”).tôi sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về những lý luận về Đảng mà các nhà kinh
điểm Mác Lê nin đã đưa ra.
3. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Với đề tài Lê nin bảo vệ và phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học về chính
Đảng của giai cấp công nhân, cần phải làm rõ những luận điểm quan điểm của Lê
nin về đảng kiểu mới, từ đó thấy được sự bảo vệ và sự phát triển của Lê nin về
Đảng kiểu mới.


- Khách thể nghiên cứu của đề tài này là : quá trình Lê nin bảo vệ và phát triển
về “ đảng kiểu mới”
- Đối tượng khảo sát của đề tài :các tác phẩm :Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,
Làm gì? Một bước tiến hai bước lùi, Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, Bệnh ấu
trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận này là : Làm rõ sự vận dụng phát triển của Lê
nin đối với chủ nghĩa Mác về lý luận về Đảng của giai cấp công nhân.Để thực hiện
mục tiêu ấy tác giả xác định nhiệm vụ :
- Tóm tắt thành tựu phát triển của Mác và Ăngghen và đặt ra trong hoàn cảnh
mới, cần bảo vệ phát triển lý luận ấy.
- Lược thuật và tổng hợp cơ bản những luận điểm của Lê nin trong ba tác
phẩm để làm rõ những tư tưởng cơ bản người và Đảng của giai cấp công
nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Bắt đầu chỉ ra ý nghĩa nghiên cứu vấn đề và chỉ ra sự phát triển của Đảng
Cộng sản Việt Nam
5.Ý nghĩa của việc nghiên cứu tiểu luận

- Nâng cao nhận thức của tác giả về Đảng của giai cấp công nhân để hoàn thiện
củng cố nhận thức về lý luận Đảng .
- Bước đầu hình thành kiến thức cơ bản vững chắc về vấn đề lý luận về Đảng của
giai cấp công nhân giúp sau này nghiên cứu CNXHKH.
- Là một sinh viên chuyên nghành CNXHKH , Tiểu luận này đã giúp tôi thấm
nhuần những tư tưởng quan điểm về CNXH và lý luận về Đảng của giai cấp công
nhân, của học thuyết Mác – Lê nin , thấy rõ được tầm quan trọng của việc nghiên
cứu vấn đề ày đối với con đường đi lên CNXH ở nước ta. Góp một phần trong việc
bảo vệ phát triển chuur nghĩa Mác – Lê nin về CNXH, và Đảng của giai cấp công
nhân.
6. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp luận của nghiên cứu tiểu luận : Lý luận của chủ nghĩa Mác về đấu
tranh của giai cấp công nhân trong CNTB.
Phương pháp chung :Sử dụng phương pháp lo gic và lịch sử, bám sát thực tiễn lịch
sử để hiểu rõ cơ sở khách quan hình thành Đảng.
Sử dụng phương pháp phân tích ,tổng hợp để từ những quan điểm từ các tác phẩm
với nhau để khái quát trình bày theo một hệ thống.
Sử dụng phương pháp tư duy để có cái nhìn đánh giá biện chứng trong Đảng.
7.Kết cấu nội dung tiểu luận
Ngoài phần mở đầu , kết luận, danh mục tài liệu tham khảo tiểu luận có kết cấu
gồm 3 chương và 8 tiết .
CHƯƠNG 1 : Chủ nghĩa Mác về đảng của giai cấp công nhân và vấn đề đặt
ra trong giai đoạn mới
1.1

Một số quan điểm của

Mác về Đảng của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Khi nhắc tới C.Mác và Ăng-ghen, người ta sẽ nghĩ ngay đến những người thầy
thiên tài của GCCN trên toàn thế giới. Các ông là những người sáng lập ra chủ
nghĩa Mác, là những người đầu tiên chỉ ra được sứ mệnh lịch sử to lớn của giai cấp
công nhân. Lý luận của chủ nghĩa Mác đã tồn tại qua gần 2 thế kỷ, tuy liên tục bị
kẻ thù chống phá về mọi mặt nhưng sự đúng đắn của nó đã được chứng minh bằng
sức sống bền bỉ và không ngừng phát triển, hoàn thiện qua từng thời kỳ lịch sử.
Trong hệ thống những quan điểm của C.Mác và Ăng-ghen, bên cạnh những luận
điểm quan trọng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về chuyên chính vô
sản, liên minh của GCCN với quảng đại quần chúng thì những tư tưởng về chính
đảng của GCCN cũng chiếm một vị trí quan trọng.
Trước hết, những lý luận của C.Mác và Ăng-ghen về đảng của GCCN tập trung
chủ yếu ở tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”.Bản Tuyên ngôn này là lời
“công khai trình bày trước toàn thế giới những quan điểm, ý đồ” của những người


cộng sản, đồng thời “đập lại một câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản" ở
châu Âu mà các thế lực chống đối rêu rao. Là một tác phẩm ý nghĩa lịch sử to lớn,
nó được coi là cột mốc đánh dấu sự hình thành về cơ bản lý luận của chủ nghĩa
Mác với sự hoàn bị của ba bộ phận hợp thành: Triết học, kinh tế chính trị học và
chủ nghĩa cộng sản khoa học. Đồng thời nó còn là cương lĩnh chính trị, kim chỉ
nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; là tác phẩm lý
luận tổng kết quá trình hình thành chủ nghĩa Mác, trình bày những quan điểm cơ
bản của chủ nghĩa Mác, thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản. Và như V.I.
Lê-nin đánh giá, cuốn sách nhỏ ấy có “giá trị bằng hàng bộ sách”, tinh thần của nó
đến bây giờ vẫn “cổ vũ và thúc đẩy toàn thể giai cấp vô sản có tổ chức và chiến
đấu trong thế giới văn minh”.
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của đảng cộng sản lần đầu tiên, C.Mác đã trình bày
một cách toàn diện những tư tưởng cơ bản về học thuyết xây dựng chính đảng vô
sản từ khái niệm đến sự hình thành và những đặc trưng của Đảng Cộng sản:
Đảng Cộng sản là đại biểu cho lợi ích của giai cấp vô sản và đại biểu lợi ích của

toàn dân tộc; Đảng Cộng sản do những người kiên quyết nhất, tiên tiến nhất trong
xã hội hợp thành. Họ luôn luôn đi đầu trong phong trào công nhân. “Về mặt thực
tiễn, những người cộng sản phải là bộ phận kiên quyết nhất trong các tổ chức công
nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên. Về mặt
lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều
kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”[ 11,614-615]
Mục đích trước mắt của tất cả các chính đảng là “tổ chức những người vô sản
thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền”
[11,615] giải phóng toàn xã hội khỏi mọi áp bức, bóc lột, thực hiện chủ nghĩa cộng
sản.
Tính tiền phong của ĐCS nói chung và những người cộng sản nói riêng không chỉ
được 2 ông khẳng định trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” mà tại tác


phẩm “Nội chiến ở Pháp”, quan điểm này tiếp tục được nhấn mạnh : “Hội liên hiệp
của chúng ta chỉ là một liên minh quốc tế đoàn kết những công nhân tiên tiến nhất
của các nước trong thế giới văn minh lại” và “dù cuộc đấu tranh giai cấp biểu hiện
ra ở đâu và trong điều kiện nào, dù cuộc đấu tranh đó mang hình thức nào, đương
nhiên là các hội viên của Hội liên hiệp chúng ta cũng đều đứng ở hàng đầu”
[10;481] Có thể nói, quan điểm khẳng định tính tiền phong của Đảng cộng sản
chính là một trong những lý luận quan trọng nhất của C.Mác và Ăng-ghen khi bàn
về vấn đề Đảng của giai cấp vô sản. Dựa trên cơ sở này, trong các tác phẩm của
mình, Lê-nin đã luôn chú ý kế thừa và phát triển để nó ngày càng hoàn thiện hơn.
Dựa vào kinh nghiệm lịch sử xây dựng chính đảng của giai cấp vô sản, C.Mác và
Ph.Ăngghen còn chỉ ra:
“Sự tổ chức như vậy của những người vô sản thành chính đảng luôn luôn bị sự
cạnh tranh giữa công nhân với nhau phá vỡ. Nhưng nó luôn luôn được tái lập và
luôn luôn mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn, hùng mạnh hơn”[11,609]
Điều này chứng tỏ, phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa dù có thăng trầm như
sự sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô (1991), nhưng cuối cùng giai cấp công nhân dưới

sự lãnh đạo của chính đảng cách mạng, nhất định sẽ thực hiện được sứ mệnh lịch
sử của mình. Nghiên cứu chính đảng vô sản, trong Tuyên ngôn, chủ nghĩa Mác còn
chỉ rõ, chính đảng vô sản có những đặc điểm: Đảng mang tính giai cấp, đại diện
cho lợi ích giai cấp:
“Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào khác tách khỏi lợi ích của toàn thể giai
cấp vô sản”[11,646]; đảng phải có mục đích, nhiệm vụ rõ ràng; đảng phải có lý
luận soi đường.
Khi nói về vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Mác và ăngghen đã đưa ra quan
điểm :Không một phút nào Đảng cộng sản lại quên giáo dục cho công nhân một ý
thức hết sức rõ ràng về sự đối kháng kịch liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản, để khi có thời cơ thì công nhân Đức biết sử dụng những điều kiện chính trị và


xã hội do sự thống trị của GCTS tạo ra, như là vũ khí chống lại GCTS , để ngay
sau khi đánh đổ xong những giai cấp phản động ở Đức, là có thể tiến hành đấu
tranh chống lại chính GCTS. [11,645]
Mác ăngghen cũng đưa ra luận điểm:
“Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy
nhất là: xoá bỏ tư hữu”[11,616]. Nhưng xoá bỏ tư hữu như thế nào. Điều này chỉ ra
đảng phải có sách lược linh hoạt.
Những người cộng sản ở mọi nơi đều phấn đấu cho sự đoàn kết và sự liên hợp của
các đảng dân chủ ở tất cả các nước.[11, 646].
Có thể nói với luận điểm này C.Mác đã chỉ ra người cộng sản không chỉ có vai trò
lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước, mà còn có vai trò liên kết với phong
trào cách mạng quốc tế với các đảng anh em , cũng như những người vô sản ở tất
cả các nước trên thế giới.
Trong Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen còn dành riêng một chương để trình
bày sách lược của chính đảng vô sản. Trước hết là nguyên tắc sách lược chung cho
chính đảng: “Những người cộng sản chiến đấu cho những mục địch và lợi ích
trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng thời trong phong trào hiện tại, họ

cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào” [11,664] ,tức là của cả dân
tộc.
Khi nói về những người cộng sản ở Ba lan và ở Đức C.Mác Ăngghen đã viết :
Ở Ba Lan , những người cộng sản ủng hộ chính Đảng đã coi cách mạng ruộng đất
là điều kiện để giải phóng dân tộc, nghĩa là chính đảng đã làm cuộc khởi nghĩa
Cra- cốp năm 1846 [11, 645].
Ở Đức , đảng cộng sản đấu tranh chúng với GCTS mỗi khi giai cấp này hành động
cách mạng chống chế độ quân chủ chuyên chế, chống chế độ sở hữu ruộng đất
phong kiến và giai cấp tiểu tư sản phản động[11, 645].


Có thể nói rằng tuyên ngôn cuả Đảng cộng sản là tác phẩm quý giá của Mác và
Ănghen, đánh dấu sự khoa học của lý luận chủ nghĩa xã hội , trong tác phẩm này
các ông đã trình bày khá đầy đủ nội dung về Đảng của giai cấp công nhân, nhưng
tư tưởng mà tất cả các thời kỳ trước chưa có,tuy là chưa trình bày được một cách
sâu sắc nhất , vì do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ , nhưng nhìn chung những lý luận
về Đảng về cơ bản là rõ ràng và khoa học để sau này Lê nin kế thừa và phát triển lý
luận về Đảng một cách xuất sắc nhất.
1.2 Vấn đề đặt ra trong điều kiện mới
Học thuyết Mác do C.Mác và Ăng ghen sáng lập là một học thuyết khoa học và
luôn mở , có thể nói các ông là những thiên tài về tầm nhìn xa trông rộng, những
cống hiến những lý luận của các ông cho nhân loại là vô cùng quý giá, đặc biệt là
lý luận về đảng , là những người đầu tiên tìm ra được vai trò sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân, đột phá con đường và tìm ra đúng lực lượng lãnh đạo phong
trào cách mạng đóng góp cho những thành công của CNXHKH . Đặc biệt các ông
đã đưa ra những lý luận về xây dựng đảng kiểu mới đảng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động, đây cũng có thể coi là hạt nhân cho sự thành công của phong
trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.Việc đưa ra những lý luận về
đảng kiểu mới là thực sự xuất sắc và sáng suất, nó là một bước phát triển mới để
chủ nghĩa Mác ngày càng hoàn thiện .Tuy nhiên cũng có một vài yếu tố khiến các

ông chưa thể làm rõ vai trò cũng như đặc điểm của đảng một cách toàn diện nhất ,
vì do yếu tố lịch sử lúc bấy giờ chi phối rất mạnh.Cùng nhìn lại lịch sử chúng ta có
thể thấy rằng đầu thế kỷ thứ XIX , thời kỳ mà chủ nghĩa Mác bắt đầu ra đời , khi
các ông viết những tác phẩm thể hiện những tư tưởng của mình, thì phong trào
công nhân trên thế giới chưa thực sự phát triển đến đỉnh cao, mà Đảng cộng sản lại
là sự kết hợp giữa phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác. Hai là thời kỳ của các
ông chủ nghĩa tư bản chưa phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, các mâu thuẫn gay
gắt nhất của các dân tộc bị áp bức với các nước đế quốc chưa xảy ra, cho nên


phong trào công nhân trên thế giới chưa thực sự chín muồi, mà Đảng cộng sản lại
là đội tiền phong của giai cấp công nhân, nên khi đưa ra những lý luận về đảng của
giai cấp công nhân, các ông mới chỉ ra được những quan điểm cơ bản và chung
nhất về đảng cộng sản , chưa làm rõ một cách sâu sắc nhất về vai trò lãnh đạo của
đảng cộng sản.Vì vậy để chủ nghĩa Mác- học thuyết về Đảng một cách toàn diện
và sâu sắc nhất chỉ có thể có được khi mà phong trào công nhân đã phát triển đến
giai đoạn đỉnh cao nhất , Bước vào giai đoạn mới để phù hợp với phong trào cách
mạng trên thế giới, chủ nghĩa Mác cần được bảo vệ trước những nhà phê phán nhà
thần học tư sản, và cần phải được bổ sung và phát triển lý luận, để phù hợp với
phong trào cách mạng ở mỗi nước và phong trào cách mạng thế giới với những
diễn biến mới đầy biến động và khó lường.
Trước hết về tình hình thế giới, một trong những vấn đề nổi bật nhất lúc này là
CNTB đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc. Dẫn tới sự thay đổi to lớn này, ta phải
nói đến sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất. Chỉ trong vòng ba mươi
năm cuối thế kỷ XIX, lịch sử sản xuất của xã hội có những bước chuyển biến quan
trọng. Loài người mở ra được một cuộc cách mạng trong nghành luyện kim, tạo cơ
sở vững chắc hơn cho sự nghiệp chinh phục thế giới. Con người cũng tìm ra những
nguồn năng lượng mới có ý nghĩa đặc biệt như dầu hỏa, sức nước….Nhiều nghành
công nghiệp mới phát triển mạnh mẽ như hóa học, điện hóa học, sản xuất ô tô…
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nhân loại cũng đạt được những

thành tựu to lớn về nghành giao thông vận tải. Số liệu đã tính toán rằng trong 40
năm, chiều dài đường sắt toàn thế giới tăng lên 4 lần. Sự phát triển mạnh mẽ về lực
lượng sản xuất đã tác động mạnh mẽ tới chủ nghĩa tư bản. Một mặt nó đã dẫn tới
sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia TBCN. Những đế quốc già như
Anh, Pháp dần đánh mất ảnh hưởng của mình, các nước đế quốc trẻ như Mĩ, Đức
nổi lên nhanh chóng, kèm theo đó là một số nước đế quốc phát triển theo sau là
Nga, Nhật. Sự không đồng đều về trình độ phát triển cùng với các nguồn lợi quan


trọng của vấn đề thuộc địa đã dẫn tới những cuộc xung đột, tranh giành giữa các
nước đế quốc. Đây là những nguyên nhân chủ yếu đẩy mâu thuẫn giữa các nước đế
quốc với nhau trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Mặt khác, lực lượng sản xuất phát
triển cũng dẫn tới xu hướng tập trung sản xuất và tích tụ tư bản. Một số ít xí nghiệp
lớn lên “nuốt chửng” những xí nghiệp nhỏ bé. Trong nhiều lĩnh vực, tự do cạnh
tranh dần được thay thế bởi những tổ chức lũng đoạn dưới nhiều hình thức như
cácten, xanhđica, tơrớt… Sự ra đời của các tổ chức lũng đoạn dẫn tới sự thúc đẩy
xâm chiếm thuộc địa. Giai đoạn này, thuộc địa là một nguồn lợi to lớn đối với bất
cứ quốc gia nào có được. Nó cung cấp nguyên vật liệu, nhân công giá rẻ đồng thời
lại là thị trường tiêu thụ chủ yếu hàng hóa cho chính quốc. Điều đó còn chưa kể tới
những vai trò về địa chính trị quân sự mà các nước đế quốc nhắm đến trong cuộc
đua tranh giành thuộc địa. Có thể tóm tắt cuộc đua này trong câu như sau :” Các đế
quốc “già” không chỉ muốn duy trì thuộc địa cũ mà còn muốn mở rộng thêm đất
đai. Các đế quốc “trẻ” thì đòi hỏi “một chỗ đứng dưới ánh mặt trời”, không chỉ
muốn chiếm vùng đất còn “trống” mà còn lăm le giành giật thuộc địa của kẻ khác”
[12;226]
Nói về tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX và đầu XX, Lê-nin đã nhận định : “ 1.
Những năm 60 và những năm 70, cạnh tranh tự do phát triển đến tột điểm. Các
công ti độc quyền chỉ là mầm mồng chưa rõ rệt lắm. 2. Sau cuộc khủng hoảng năm
1873 là thời kì những cácten phát triển rộng rãi, nhưng những cácten vẫn còn là
ngoại lệ. Chúng vẫn còn chưa được ổn định. Chúng vẫn còn là một hiện tượng nhất

thời. 3. Thời kì phồn vinh cuối thế kỉ XIX và cuộc khủng hoảng trong những năm
1900 – 1903 : những cácten trở thành một trong những cơ sở của toàn bộ đời sống
kinh tế. Chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa đế quốc”
Nước Nga, với tư cách cũng là một nước đế quốc nhưng lại là mắt xích yếu nhất
trong hệ thống TBCN nên chịu tác động không nhỏ từ tình hình thế giới tác động
lại. Nước Nga được gọi là đế quốc phong kiến quân phiệt do tại đây về mặt chính


trị, hầu như còn tồn tại nguyên vẹn bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến cũ.
Nga hoàng và các giai cấp quý tộc phong kiến khống chế toàn bộ cuộc sống chính
trị ở nước Nga. Chế độ chuyên chế này thường xuyên gây ra những cuộc chinh
phạt để xâm lược thuộc địa phục vụ lợi ích của mình. Về mặt kinh tế, sau khi Nga
Hoàng công bố Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nông nô vào năm 1861, CNTB được dọn
đường phát triển ở Nga tuy nhiên kết quả vẫn còn hết sức hạn chế, nền kinh tế còn
nhiều tàn dư của chế độ nông nô. Bên cạnh đó, do việc cho phép mở cửa nước
ngoài đầu tư một cách tràn lan đã khiến cho nền kinh tế Nga bị tư bản nước ngoài
chi phối và phải lệ thuộc chủ yếu vào phương Tây. Nước Nga tuy trên danh nghĩa
là một nước đế quốc, xâm chiếm nhiều thuộc địa nhưng lại không có địa vị vững
chắc trên quốc tế, là nước bị lệ thuộc và là thành viên không được quyền bình đẳng
trong hệ thống đế quốc. Chính bởi những đặc điểm đó nên mâu thuẫn giai cấp
trong nước Nga đặc biệt gay gắt và phức tạp. Ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa cả quần
chúng lao động với chế độ chuyên chế Nga hoàng thì còn tồn tại nhiều mâu thuẫn
khác như giữa GCVS với GCTS, nông dân với quý tộc phong kiến, mâu thuẫn giữa
các dân tộc thuộc địa với chế độ đô hộ Nga hoàng. Trong các giai tầng này đều có
những thái độ chính trị khác nhau nhưng tích cực nhất phải kể đến là GCVS Nga.
Họ là giai cấp chịu mọi sự bóc lột, áp bức tàn tệ của chế độ TBCN, không những bị
chính phủ Nga hoàng, GCTS trong nước bóc lột mà còn bị GCTS nước ngoài áp
bức. Việc bị vắt kiệt sức lao động trong một điều kiện làm việc tồi tệ chỉ với những
đồng lương rẻ mạt đã khiến cho phong trào đấu tranh của GCVS ở Nga phát triển
từ rất sớm. Tính đến năm 90 của thế kỉ XIX, GCVS Nga đã có hàng triệu người,

riêng công nhân cơ khí 1,5 triệu người. Với số lượng khá đông đảo, GCVS đã tiến
hành những cuộc đấu tranh của mình từ bước đầu là những phong trào tự phát như
đập phá máy móc, phá cửa hàng cho tới khi dần dần trong phong trào xuất hiện
những người công nhân giác ngộ. Họ hiểu rằng : muốn đấu tranh thắng lợi công
nhân phải có tổ chức và phải thông qua tổ chức. Có thể kế đến trong số đó là Ple-


kha- nốp, người sáng lập ra nhóm mác xít đầu tiên ở Nga vào năm 1833 với tên gọi
là “Nhóm giải phóng lao động”. Ông và tổ chức của mình đã có vai trò truyền bá
tích cực chủ nghĩa Mác vào nước Nga khiến phong trào dần chuyển từ tự phát sang
quỹ đạo tự giác.
Tuy nhiên công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân ở Nga
gặp nhiều khó khăn khi bản thân phong trào luôn bị ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều
tư tưởng xã hội chủ nghĩa khác nhau thậm chí là đối lập nhau. Điều đó đặt ra sự
cấp thiết cần phải có một lý luận đúng đắn và một tổ chức thống nhất để có thể
lãnh đạo phong trào đấu tranh của GCCN đi lên. Sự xuất hiện của Lê-nin đã hoàn
toàn giải quyết được vấn đề của phong trào khi Người đã hoạt động không ngừng
nghỉ để truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân cũng như tiến tới việc
xây dựng một chính đảng của GCVS. Lê-nin thành lập tổ chức “Hội liên hiệp đấu
tranh giải phóng giai cấp công nhân” – một tổ chức tiền thân của đảng cách mạng,
lấy nền tảng tư tưởng là lý luận của chủ nghĩa Mác rồi sau đó là tiến đến đại hội I
của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga vào 1898. Tuy nhiên,Đảng chính thức
được thành lập và hoạt động thì chỉ đến khi Đại hội đại biểu lần II 1903 được tổ
chức. Trong quá trình đi đến thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân
đồng thời thống nhất về mặt lý luận và tổ chức, phong trào đã phải trải qua rất
nhiều khó khăn. Trước hết đó là sự chống phá của những kẻ cơ hội, thỏa hiệp trong
chính phong trào công nhân Nga, chúng công khai xuyên tạc, bóp méo, đòi xét lại
những lý luận của chủ nghĩa Mác, đó là sự phân tán của Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga thành 2 phái Men-sê-vích và Bôn-xê-vích hoạt động đối lập lẫn nhau.
Trước tình hình vô cùng phức tạp và cam go ấy, Lê-nin đã đấu tranh không mệt
mỏi chống lại những phần tử cơ hội chủ nghĩa ở trong Đảng, kiên trì bảo vệ những

lý luận của chủ nghĩa Mác về đảng của GCVS đồng thời trong những điều kiện
lịch sử mới, Người đã bổ sung, phát triển thêm nhiều luận điểm về đảng kiểu mới
của GCVS. Vai trò to lớn của Lê-nin tiếp tục được thể hiện trong giai đoạn sau khi


nước Nga Xô Viết đã được thành lập, phong trào cách mạng thế giới phát triển
mạnh mẽ nhưng một số ĐCS và Đảng công nhân đã mắc sai lầm tả khuynh. Người
đã nghiên cứu, nhận thức và chỉ ra những lý luận sâu sắc về Đảng kiểu mới để
khắc phục căn bệnh tả khuynh, thông qua đó tăng cường, củng cố sự thống nhất về
tư tưởng cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Trong điều kiện khách quan là bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với
nhiều biến chuyển to lớn, Lê-nin đã kế thừa và bảo vệ thành công lý luận của chủ
nghĩa Mác trước đả kích của chủ nghĩa cơ hội cũng như sai lầm của phong trào
cách mạng thế giới. Không những thế, Người còn tiếp tục phát triển 1 cách sáng
tạo những lý luận ấy để tạo thành một học thuyết hoàn chỉnh về Đảng kiểu mới của
GCVS. Những luận điểm quý giá về Đảng kiểu mới của GCVS đó được tập trung
chủ yếu ở các tác phẩm: Làm gì ? một bước tiến, hai bước lùi, chủ nghĩa xã hội và
tôn giao, Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản để đấu tranh với chủ
nghĩa cơ hội, nhằm xây dựng một đảng cách mạng vô sản- đảng kiểu mới của giai
cấp công nhân.

CHƯƠNG 2: Lê nin bảo vệ và phát triển học thuyết Mác về Đảng của giai
cấp công nhân qua các tác phẩm : “ Làm gì ?” “Một bước tiến hai bước lùi”,
“Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo”, “ Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào
cộng sản”.
2.1 Những luận điểm của Lê nin về quy luật ra đời của Đảng.
Một đóng góp không nhỏ của Lê-nin vào lý luận Đảng GCVS của chủ nghĩa Mác
đó là việc Người đã khẳng định và chỉ ra tính quy luật ra đời, củng cố, phát triển
Đảng GCCN. Đây là cơ sở quan trọng để Lê-nin đấu tranh với chủ nghĩa cơ hội
cũng như là cơ sở để tiếp tục phát triển lý luận về sau.



Trong tác phẩm Làm gì ? Lê nin đã đề cập và luận chứng cho một số luận điển cơ
bản về tính quy luật của sự ra đời, củng cố và phát triển đảng của giai cấp công
nhân.
Thứ nhất là phải nghĩ đến việc làm lại công tác lý luận là công tác chỉ vừa mới bắt
đầu được tiến hành trong thời kỳ chủ nghĩa Mác hợp pháp và nay thì những nhà
hoạt động bất hợp pháp phải đảm nhiệm lấy ; không có công tác ấy thì phong trào
không thể phát triển thắng lợi được.Thứ hai là cần tiến hành đấu tranh tích cực
chống “phái phê bình”hợp pháp, nó là làm trụy lạc đầu óc con người đến cùng
cực.Thứ ba là phải lên tiếng mạnh mẽ chống tình trạng lộn xộn và dao động trong
phong trào thực tế.[6,25]”
Nói về quy luật ra đời của Đảng, Lê-nin đã chỉ ra điều ấy xuất phát từ chính thực
tiễn phong trào đấu tranh của GCCN tuy diễn ra rất mạnh mẽ nhưng lại mang yếu
tố tự phát vì vậy nên thường thất bại. Điều ấy chỉ ra nhu cầu thực tiễn GCCN muốn
giành thắng lợi trước GCTS cần phải có một lý luận cách mạng khoa học và cách
mạng soi đường cho cuộc đấu tranh của mình. Nhưng những lý luận cách mạng
khoa học lại không thể tự sản sinh ở trong phong trào công nhân mà bắt buộc nó
phải được hình thành ở ngoài phong trào đó. “Công nhân trước đây không thể có ý
thức dân chủ - xã hội được. Ý thức này chỉ có thể là đưa từ bên ngoài vào. Lịch sử
tất cả các nước chứng thực rằng chỉ do lực lượng của độc bản thân mình thôi thì
giai cấp công nhân chỉ có thể đi đến ý thức công liên chủ nghĩa” [6;38]..
Muốn đem lại cho công nhân những tri thức chính trị, những người dân chủ -xã hội
phải đi vào tất cả các giai cấp trong dân cư, họ phải phái các đội ngũ trong đạo
quân của họ đi về tất cả các ngả”[6,101].
“Đối với những người dân chủ xã hội thì con người lý tưởng không phải người thư
ký hội công liên, mà là người phát ngôn của nhân dân biết đối phó với tất cả mọi
biểu hiện độc đoán, áp bức dù những biểu hiện này xảy ra ở đâu chẳng nữa , dù
nạn nhân của sự độc đoán, áp bức đó là giai cấp hay tầng lớp xã hội nào chăng nữa,



biết tổng hợp tất cả những sự việc ấy thành một bức họa tổng quát về sự tàn bạo
của cảnh sát và sự bóc lột của tư bản, biết sử dụng mọi cơ hội nhỏ nhất để trình bầy
trước tất cả mọi người những niềm tin xã hội chủ nghĩa và những yêu sách dân chủ
của mình, để giải thích cho tất cả mọi người hiểu ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của
cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản”[6,103]
“Nếu chúng ta không đảm nhiệm tổ chức một cuộc tố cáo toàn diện về chính trị thì
đối với chế độ quân chủ chuyên chế thì chúng ta sẽ không làm trọn được nhiệm vụ
của chúng ta là phát triển ý thức chính trị của công nhân đó sao[6,72]
“ Muốn trở thành người dân chủ xã hội, công nhân phải nhận thức rõ ràng được
bản chất kinh tế, bộ mặt chính trị xã hội của bọn địa chủ và giáo chủ, của bọn
quyền quý và của nông dân, của sinh viên và của tên du đãng biết được rõ chỗ
mạnh và chỗ yếu của họ, hiểu được những lời nói thông thường và những lời ngụy
biện đủ các loại mà mỗi giai cấp và tầng lớp xã hội thường dùng để che đậy những
mưa đồ ích kỷ và bản chất thực sự của họ; biết phân biệt được các thiết chế và các
đạo luật nào phản ánh những quyền lợi và phản ánh như thế nào” [6, 89].
Tính quy luật đó được bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn phải có một lý luận cách
mạng khoa học và cách mạng soi đường cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
chống lại giai cấp tư sản.Lý luận cách mạng và khoa học ấy là “ ý thức dân chủ xã hội” lại là sản phẩm lao động khoa học sáng tạo của các nhà lý luận chính trị vô
sản, nó được hình thành ngoài phong trào công nhân là mảnh đất hiện thực để các
nhà tư tưởng lý luận vô sản dựa vào đó mà tổng kết, khái quát phát triển và bổ sung
lý luận.Mảnh đất hiện thực ấy không thể tự nó nảy sinh ra lý luận cách mạng , ra ý
thức dân chủ xã hội được.[5, xem 37]
Lý luận cách mạng khoa học, ý thức xã hội- dân chủ ra đời còn là sản phẩm của sự
kế thừa một cách có phê phán chọn lọc các tư tưởng xã hội chủ nghĩa được sáng
tạo bởi nhiều thế hệ các nhà tư tưởng cách mạng của các thời đại khác nhau.Nó


được kế thừa từ các lý luận triết học , lịch sử kinh tế do những đại biểu có học thức
trong giai cấp tư sản , những nhà tri thức cách mạng cấp tiến xây nên.[5, xem 37]

Lê nin đã kế thừa phát triển lý luận cách mạng khoa học ấy là chủ nghĩa Mác- nền
tảng cho sự hình thành ý thức dân chủ- xã hội cách mạng, cần phải được truyền bá
vào phong trào công nhân Nga.Điều đó lại chỉ có thể thực hiện được một khi giai
cấp công nhân phải được tổ chức thành chính Đảng, phải có chính đảng của mình.
“Bây giờ đây, chúng tôi chỉ muốn vạch ra rằng chỉ đảng nào được một lý luận tiền
phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”[6 ,32],
“trong tất cả các vị trí cho phép chúng ta nắm được những cơ cấu bên trong của bộ
máy nhà nước của chúng ta, chúng ta cần phải có những người của chúng ta,
những người dân chủ xã hội.Và chúng ta cần có những người như thế, không
những để làm công tác tuyên truyền, cổ động, mà còn và nhất là để làm công tác tổ
chức nữa”[6,112],
“Bất cứ ở đâu cũng vậy,những người dân chủ xã hội đều đi tiên phong, khêu gợi
sự bất bình chính trị trong mọi giai cấp , thức tỉnh, những người còn mơ ngủ thúc
giục những người lạc hậu, cung cấp tài liệu đầy đủ để nâng cao ý thức chính trị và
tính tích cực chính trị của giai cấp vô sản [6,125].
“Những chiến sĩ mới đã ra trận với một sự chuẩn bị và trang bị hết sức thô
sơ.Trong nhiều trường hợp, hầu như không được trang bị và tuyệt nhiên, không có
một sự chuẩn bị nào cả.Người ta ra trận khác nào những nông dân mới rời bỏ cái
cày, chỉ cầm trong tay một cái gậy.Một tiểu tổ sinh viên bắt liên lạc với công nhân ,
rồi bắt tay vào hành động mà không hề có một liên hệ nào với những tiểu tổ ở các
địa phương khác, hay thậm chí ở các khu phố khác, trong thành phố họ ở không có
một sự phối hợp nào với các bộ phận công tác cách mạng khác nhau , không hề có
một kế hoạch hoạt động nào có hệ thống trong một thời hạn khá dài.Tiểu tổ ấy phát
triển tuàn tự việc tuyên truyền, cổ động ngày càng mạnh, vì vậy chỉ riêng do hoạt
động của mình, tiểu tổ đó cũng đã gây được cảm tình trong các giới công nhân khá


rộng rãi,trong một bộ phận nào đó của giới có học thức, khiến cho ủy ban có được
tiền và có được tiền và có được nhiều nhóm thanh niên mới. Uỷ tín của ủy ban tăng
lên, phạm vi hoạt động của nó lớn thêm, và nó mở rộng sự hoạt động một cách

hoàn toàn tự phát.”[6,128]
“ Tổ chức của công nhân, trước hết phải có tính chất nghè nghiệp ; thứ hai phải
càng rộng càng tốt; thứ ba phải càng ít tính chất bí mật càng tốt.Trái lại tổ chức của
những người cách mạng bao gồm trước hết và chủ yếu những người lấy hoạt động
cách mạng làm nghề nghiệp.Do đặc điểm chung ấy của các thành viên của một tổ
chức như thế , mọi sự phân biệt giữa công nhân và trí thức đều phải được hoàn
toàn xóa bỏ, huống hồ mọi sự phân biệt giữa các nghề nghiệp khác nhau của những
người này và những người kia.Tất nhiên tổ chức ấy không được quá rộng và nó
phải càng bí mật càng tốt.”[6,143].
“Những người ít bỏ lỡ cách mạng hơn hết thì chính là những người đã lấy công tác
cổ động chính trị trong toàn dân làm cơ sở cho cương lĩnh , sách lược và công tác
tổ chức của mình.”[6,224]
“ Cái tổ chức tự nó sẽ hình thành xung quanh tờ báo ấy, tổ chức của những cộng
tác viên của những tờ báo, sẽ sẵn sàng làm tất cả mọi việc: từ việc cứu vãn danh dự
, uy tín và tính kế tục của đảng, trong những lúc mà cuộc cách mạng bị “đàn áp” ác
liệt nhất, cho đến việc chuẩn bị, định đoạt và thực hiện cuộc nghĩa vũ tran của toàn
dân”[6,226].
Trong tác phẩm này Lê nin cũng kế thừa và phát triển sáng tạo nhiều luận điểm
Mác xít về đảng của giai cấp công nhân , đặt nền móng cho những lý luận về đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân. “ Nếu không có một tổ chức vững mạnh, thành
thực đấu tranh chính trị trong bất cứ hoàn cảnh nào,thời kỳ nào, thì không thể nói
đến một kế hoạch hoạt động có hệ thống, được soi sáng bằng những nguyên tắc
vững chắc và được thực hiện một cách triệt để, và chỉ có kế hoạch hoạt động như
thế mới đáng được gọi là sách lược”[ 6,59- 60].


Trước hết,V.I.Lê nin cho rằng , đảng của giai cấp công nhân là một tổ chức giác
ngộ là đại biểu trung thành cho lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp công nhân:là
giai cấp có sứ mệnh lich sử là thủ tiêu chủ nghĩa tư bản , xây dựng chủ nghĩa cộng
sản, tự giải phóng mình và đồng thời giải phóng nhân dân lao động, giải phóng xã

hội.[5, xem 37,38]
Đảng phải được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội khoa
học. Đảng là một tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo một hệ các nguyên tắc tổ chức
cách mạng khoa học, là tổ chức được xây dựng vận hành luôn đảm bảo mối quan
hệ mật thiết giữa đảng với giai cấp và toàn thể nhân dân lao động.Tổ chức đảng là
đại diện cho giai cấp công nhân nhưng là tổ chức cao nhất cách mạng nhất hoàn
toàn khác với tổ chức của giai cấp công nhân ra đời từ phong trào công nhân.Đó là
tổ chức của những nhà cách mạng ưu tú và chuyên nghiệp của giai cấp công nhân.
[5, xem 38].
Nhưng dù thế nào đi nữa , đảng phải luôn là tổ chức đại diện cho giai cấp công
nhân, Đảng phải luôn gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, với quảng đại quần
chúng lao động phi vô sản, phải luôn luôn là chiến sĩ tiên phong tiên tiến, phải luôn
luôn nâng trình độ giai cấp, trình độ quần chúng nhân dân lên ngang tầm trình độ
của ý thức xã hội – dân chủ cách mạng, tuyệt đối không được hạ thấp trình độ của
đảng xuống ngang trình độ của giai cấp công nhân. [5, xem 38]
Trong thời đại của chúng ta, chỉ có đảng nào tổ chức được những cuộc tố cáo thực
sự trước toàn dân mới có thể trở thành đội tiền phong của các lực lượng cách
mạng.Nhưng những từ “trước toàn dân” có một nội dung rất rộng.Tuyệt đại đa số
những người đứng ra tố cáo mà không thuộc giai cấp công nhân(vì muốn là đội
tiền phong, tất phải lôi cuốn được giai cấp khác) đều là những nhà chính trị sáng
suốt, là những người biết cân nhắc.Họ hoàn toàn biết rằng chỉ “kêu ca” thậm chí về
một viên chức nhỏ thôi cũng đủ nguy hiểm biết bao nhiêu rồi, huống chi kêu về cái
chính phủ Nga “ có quyền lực vạn năng”.Và họ chỉ kêu ca với chúng ta, khi nào họ


×