Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tuyển chọn giống lúa kháng rầy lưng trắng và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở thừa thiên huế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.42 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ HOÀNG ĐÔNG

TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG
VÀ XÁC ĐỊNH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC
PHÙ HỢP Ở THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 62 62 01 10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2017


2

Công trình hoàn thành tại: Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRẦN ĐĂNG HÒA
2. TS. NGUYỄN ĐÌNH THI

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:



Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại:
Vào hồi ......, ngày ....... tháng ...... năm 201.....

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện quốc gia Việt Nam;
Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Huế.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng nhất nuôi sống con người, khoảng 3/4 dân số
thế giới và 3 tỷ người ở Châu Á sống chủ yếu dựa vào lúa gạo. Trung bình mỗi năm lượng
khách hàng tiêu thụ lúa gạo trên thế giới tăng thêm 50 triệu người, theo dự báo năm 2025 nhu
cầu lúa gạo sẽ tăng 40% so với năm 2005 (Khush, 2006).
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu toàn cầu đã tác động trực tiếp đến sản xuất lúa gạo
và ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực toàn cầu. Cùng với những hiện tượng xâm nhập
mặn, hạn hán, lũ lụt thì dịch hại cũng là trở ngại lớn cho quá trình sản xuất lúa trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong các loài dịch hại trên lúa, rầy được xem là đối tượng
dịch hại nghiêm trọng hàng đầu ở các quốc gia trồng lúa châu Á (Sun và cs, 2005; Brar và cs,
2009; Catindig và cs, 2009). Rầy không chỉ gây hại trực tiếp mà còn là môi giới truyền nhiều
loại bệnh do virus gây ra trên cây lúa. Sự gây hại của rầy trên đồng ruộng có thể làm tổn thất
đến 60% năng suất lúa (Lang và cs, 2003).
Nhiều thập kỷ qua, để diệt rầy hại lúa biện pháp hóa học được xem là một biện pháp hữu
hiệu vì nó mang lại hiệu quả nhanh nên phù hợp với tâm lý của người dân. Tuy nhiên, sử dụng
thuốc hóa học liên tục trên đồng ruộng đã hình thành nên các chủng rầy kháng thuốc, dẫn đến
hiện tượng tái phát dịch hại (Kenmore, FAO, 2011), tiêu diệt nhiều kẻ thù tự nhiên và hủy hoại
sinh thái ruộng lúa (Sogawa, 2004). Ngoài ra, dư lượng thuốc hóa học còn tác động đến sức

khỏe con người và các loài sinh vật khác. Vì vậy, không thể xem biện pháp hóa học là tối ưu
mà cần có sự kết hợp hài hòa các biện pháp trong quản lý rầy hại lúa.
Quản lý tổng hợp rầy hại lúa là biện pháp tin cậy, hiệu quả và phù hợp với xu hướng phát
triển nông nghiệp bền vững (Sun và cs, 2005; Gurr, 2009). Trong đó, sử dụng giống lúa kháng
rầy được xem là biện pháp chủ động và thân thiện với môi trường (Padmarathi và cs, 2007). Vì
vậy, nghiên cứu giống lúa kháng rầy nhiệm vụ cấp thiết được đặt lên hàng đầu với những nhà
chọn giống không chỉ ở Việt Nam mà của nhiều quốc gia trồng lúa trên Thế giới. Thêm vào đó,
nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp cũng là
việc làm cần quan tâm để sản xuất các giống kháng rầy bền vững trên đồng ruộng.
Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) là sâu hại lúa quan trọng ở các vùng trồng lúa
trên cả nước. Ngoài gây hại trực tiếp là chích hút dịch làm cho cây lúa sinh trưởng phát triển kém,
làm chậm quá trình đẻ nhánh, gây vàng lá, cây lúa còi cọc, RLT còn là môi giới truyền bệnh virus
lùn sọc đen (Hà Viết Cường và cs, 2010; Đào Nguyên, 2010; Trịnh Thạch Lam, 2011). Năm
2009, sự bùng phát RLT trên đồng ruộng kéo theo sự xuất hiện của bệnh lùn sọc đen phương
Nam hại lúa ở các tỉnh từ Bình Định đến Đồng bằng sông Hồng đã làm cho đối tượng này trở
nên nguy hiểm hơn. Trước thực trạng đó, thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về quy định phòng, trừ bệnh lùn sọc đen trên lúa đã ban hành và
xác định để phòng trừ bệnh lúa lùn sọc đen thì chủ yếu dựa vào việc quản lý môi giới truyền bệnh
là RLT hại lúa. Từ năm 2007 đến 2010, RLT đã trở thành dịch hại chiếm ưu thế trên đồng ruộng
và dần dần thay thế rầy nâu (Hà Viết Cường và cs, 2010).
Tại Thừa Thiên Huế, từ năm 2010 - 2013, diện tích lúa nhiễm rầy có xu hướng tăng
dần và RLT ngày càng chiếm ưu thế trên đồng ruộng. Năm 2010, toàn tỉnh có 2.014 ha lúa
nhiễm rầy (RLT chiếm 37,5%); đến năm 2013, diện tích lúa nhiễm rầy là 14.699,8 ha, chiếm
53,7% diện tích trồng lúa của tỉnh và RLT chiếm đến 46%, đặc biệt có đến 3.051 ha nhiễm
nặng và 14 ha lúa bị mất trắng. Trong khi đó, các giống lúa gieo trồng phổ biến hiện nay tại
địa phương như Khang dân, Xi21, Xi23, IR38, HT1, TH5, BT7, HC4, HT6 đều bị nhiễm rầy
ở mức nhẹ đến trung bình, với mật độ rầy gây hại phổ biến từ 750 - 1.500 con/m2, cục bộ gây
hại với mật độ >10.000 con/m2 (Cái Văn Thám, 2014). Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu



2

về giống lúa kháng RLT và các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy ở Thừa Thiên
Huế còn rất hạn chế.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Tuyển chọn
giống lúa kháng rầy lưng trắng và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở Thừa
Thiên Huế.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung: Tuyển chọn giống lúa kháng RLT phù hợp với điều kiện sinh thái ở
Thừa Thiên Huế nhằm hạn chế phun thuốc trừ rầy trên đồng ruộng, đảm bảo sản xuất lúa
gạo an toàn, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững tại địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tuyển chọn được 1 - 2 giống lúa có khả năng kháng RLT có thời gian sinh trưởng ngắn, ít
nhiễm sâu bệnh hại khác, năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Thừa
Thiên Huế.
- Xác định được lượng giống gieo sạ thích hợp cho giống lúa kháng RLT được tuyển chọn;
- Xác định được tổ hợp phân bón hiệu quả cho giống lúa kháng RLT được tuyển chọn;
- Xây dựng được mô hình sản xuất lúa kháng RLT theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp tại
Thừa Thiên Huế.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ýnghĩa khoa học
- Khẳng định vai trò của giống lúa kháng rầy trong quản lý tổng hợp rầy hại lúa;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho việc nghiên cứu tuyển chọn giống lúa kháng RLT, cung
cấp nguồn vật liệu phục vụ công tác chọn giống lúa kháng RLT;
- Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật là cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện quy
trình sản xuất lúa kháng RLT tại Thừa Thiên Huế.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giới thiệu và cung cấp các giống lúa kháng RLT để đa dạng hóa cơ cấu giống lúa trên đồng
ruộng cho một số vùng nhiễm rầy tại địa bàn Thừa Thiên Huế. Hạn chế thiệt hại do rầy gây ra,
giảm thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường;

- Bổ sung một số giải pháp kỹ thuật canh tác lúa theo hướng an toàn và thân thiện với môi
trường; phục vụ hoàn thiện quy trình quản lý rầy hại lúa theo hướng bền vững tại địa phương;
- Góp phần nâng cao nhận thức cho người nông dân trồng lúa tại Thừa Thiên Huế về quản lý
tổng hợp rầy hại lúa.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế;
1.4.2. Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2013 - 2016;
1.4.3. Phạm vi về nội dung
- Đề tài tập trung nghiên cứu tập đoàn 30 giống lúa được thu thập từ các Công ty giống cây
trồng trên địa bàn miền Trung, Viện và Trung tâm nghiên cứu giống lúa nhằm tuyển chọn
được giống lúa kháng RLT có triển vọng cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm liên quan đến tính kháng RLT của các giống lúa
trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo và ngoài đồng ruộng; nghiên cứu các đặc điểm nông học,
khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của các giống lúa kháng RLT có triển
vọng phù hợp với điều kiện sinh thái ở Thừa Thiên Huế;
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bao gồm lượng giống gieo sạ, tổ hợp phân bón cho
một số giống lúa kháng RLT được tuyển chọn, làm cơ sở xây dựng mô hình sản xuất giống
lúa kháng rầy theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp tại Thừa Thiên Huế.
- Các thí nghiệm trong phòng và nhà lưới được tiến hành tại Khoa Nông học, trường Đại học
Nông Lâm, Đại học Huế từ tháng 4/2013 - 5/2014. Các thí nghiệm trên đồng ruộng và mô hình


3

được tiến hành tại phường Hương An và phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế từ vụ Hè Thu 2014 đến vụ Đông Xuân 2015 - 2016.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
(1) Tuyển chọn được 01 giống lúa kháng rầy lưng trắng là HP10;
(2) Xác định được lượng giống gieo sạ cho giống lúa HP10 tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 80 kg/ha;
(3) Xác định được tổ hợp phân bón cho giống lúa HP10 tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 80kg N +

80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 - 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nghiên cứu giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu
1.1.2. Phân loại, phân bố và kí chủ của rầy lưng trắng
1.1.3. Triệu chứng gây hại và tác hại của rầy lưng trắng
1.1.4. Cơ chế kháng rầy của giống lúa
1.1.5. Nguyên nhân bùng phát của rầy lưng trắng hại lúa trên đồng ruộng
1.1.6. Những biện pháp hạn chế sự gây hại của rầy lưng trắng trên đồng ruộng
1.1.7. Nghiên cứu về giảm lượng giống và phân bón cho lúa
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Sự gây hại của rầy lưng trắng trên thế giới
1.2.2. Sự gây hại của rầy lưng trắng ở Việt Nam
1.2.3. Sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế và tình hình gây hại của rầy lưng trắng
1.3. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI
1.3.1. Nghiên cứu về rầy lưng trắng hại lúa trên thế giới và Việt Nam
1.3.2. Nghiên cứu và sử dụng giống lúa kháng rầy lưng trắng trên thế giới và ở Việt Nam
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Giống lúa: Đề tài sử dụng tập đoàn 30 giống lúa làm vật liệu nghiên cứu bao gồm: 29
giống lúa đang được trồng ở địa bàn các tỉnh miền Trung, thu thập từ các Công ty giống cây
trồng và Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng trên địa bàn miền Trung bao gồm AS996,
BM125, BT7, CH207, ĐT34, ĐV108, HP10, HT1, HT18, KD18, KR1, ML48, ML49, ML68,
NX30, OM5154, OM4900, OM7347, OM9915, PC6, Q.Nam1, Q.Nam2, Q.Nam6, Q5, QR2,
X21, Xi23, XT27, X33 giống chuẩn nhiễm rầy TN1 được nhập nội từ Viện nghiên cứu lúa
quốc tế (IRRI) làm đối chứng.
2.1.2. Quần thể rầy lưng trắng: Quần thể rầy lưng trắng sử dụng trong nghiên cứu này được
thu thập tại các vùng trồng lúa có nhiễm rầy ở phường Hương An và phường Hương Xuân,
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.3. Phân bón

- Phân vô cơ: Sử dụng các loại phân hóa học đơn gồm: phân đạm Urê (hàm lượng N là 46%);
phân lân Văn Điển (hàm lượng P2O5 là 16%); phân Kali clorua/KCl (hàm lượng K2O là 60%)
và vôi bột.
- Phân hữu cơ: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Hương.
2.1.4. Đất thí nghiệm: Nghiên cứu được tiến hành trên đất phù sa trồng lúa có lịch sử nhiễm
rầy tại phường Hương Xuân và phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tuyển chọn giống lúa kháng rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế
2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa kháng rầy lưng trắng theo hướng
quản lý cây trồng tổng hợp


4

2.2.3. Xây dựng mô hình sản xuất lúa kháng rầy lưng trắng theo hướng quản lý cây trồng tổng
hợp tại Thừa Thiên Huế
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp thu thập và nhân nuôi quần thể rầy lưng trắng: Thu thập RLT trên
ruộng lúa ở Thừa Thiên Huế. Đưa rầy về phòng thí nghiệm và nhân nuôi trên giống lúa TN1.
Gieo lúa vào trong khay nhựa (35cm x 20cm x 3cm), khi cây mạ được 10 - 15 ngày, cho khay
mạ vào lồng nuôi sâu (45cm x 30cm x 25cm), thả rầy thu thập được vào lồng nuôi sâu để nuôi
quần thể. Kiểm tra hằng ngày và thay thức ăn cho rầy khi khay mạ héo. Sử dụng rầy sau khi
nuôi liên tiếp 2 - 3 thế hệ để tiến hành thí nghiệm lây nhiễm.
2.3.2. Phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm
2.3.2.1. Thanh lọc tính kháng rầy lưng trắng của tập đoàn giống trong phòng thí nghiệm
- Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 4 - tháng 10/2013 tại phòng thí nghiệm
côn trùng, bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
Thí nghiệm gồm 30 công thức tương ứng với 30 giống lúa, được bố trí theo kiểu hoàn toàn
ngẫu nhiên (RCD), 3 lần nhắc lại với phương pháp hộp mạ và 10 lần nhắc lại với phương
pháp ống nghiệm.

- Tính kháng RLT của các giống lúa được đánh giá theo 2 phương pháp: Phương pháp ống
nghiệm (đánh giá riêng lẻ/không có sự lựa chọn thức ăn) theo Tanaka và Matsumura (2000)
và phương pháp hộp mạ (đánh giá chung cho tất cả các giống trong khay mạ/có sự lựa chọn
thức ăn) theo IRRI năm 1996. Sau 5 - 10 ngày lây nhiễm, quan sát thấy giống TN1 chết hoàn
toàn tiến hành đánh giá và ghi nhận kết quả. Mức độ kháng của các giống lúa được đánh giá
qua mức độ thiệt hại từ cấp 0 (cây khỏe) đến cấp 9 (cây chết) dựa trên bảng phân cấp hại theo
triệu chứng của cây mạ và mức độ kháng rầy của IRRI, 1996.
2.3.2.2. Đánh giá khả năng chống chịu rầy lưng trắng của các giống lúa trong nhà lưới
- Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ tháng 12/2013 - tháng 5/2014 tại nhà lưới bộ
môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Thí nghiệm
gồm 11 công thức tương ứng với các giống lúa (KR1, PC6, ĐT34, BM125, XT27, OM7347,
OM4900, HP10, OM5154, HT1) và giống chuẩn nhiễm TN1 làm đối chứng. Thí nghiệm
trong chậu được bố trí theo kiểu RCD, 3 lần lặp lại. Sử dụng mạ 21 ngày tuổi, cấy 3 cây/khóm
và 1 khóm/chậu (kích thước chậu 30 x 30cm). Lây nhiễm RLT được tiến hành 20 ngày sau
cấy với 3 con/cây. Mỗi công thức đều có đối chứng là các chậu không lây nhiễm.
- Điều tra diễn biến mật độ RLT trên tất cả các giống lúa sau lây nhiễm 10 - 60 ngày sau lây
nhiễm, định kì 10 ngày/lần. Đánh giá ảnh hưởng của RLT đến năng suất và tỷ lệ giảm năng
suất, mức độ chống chịu rầy được đánh giá thông qua tỷ lệ giảm năng suất (Theo Panda và
Henrich (1983), các giống lúa có tỷ lệ giảm năng suất ≤ 40% đều là giống chống chịu rầy.
2.3.2.3. Khảo nghiệm cơ bản giống lúa kháng rầy lưng trắng trên đồng ruộng
- Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Hè Thu 2014 và vụ Đông Xuân 2014 - 2015 tại phường
Hương Xuân và phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm gồm
8 công thức tương ứng với 8 giống lúa (KR1, OM4900, OM7347, HP10, ĐT34, PC6) với hai
giống đối chứng là TN1 (giống chuẩn nhiễm rầy/đối chứng 1) để so sánh mức độ nhiễm rầy
của các giống lúa và HT1 (giống lúa chất lượng sử dụng phổ biến tại Thừa Thiên Huế/đối
chứng 2) để so sánh năng suất và chất lượng của các giống lúa. Bố trí theo kiểu RCB, 3 lần
lặp lại theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT.
- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT, QCVN
01-166:2014/BNNPTNT, SES năm 2002, TCVN 8373: 2010.
2.3.2.4. Nghiên cứu xác định lượng giống gieo sạ thích hợp cho giống lúa kháng rầy lưng

trắng


5

- Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015 tại phường
Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm gồm 2 giống lúa (HP10
và ĐT34) và 5 lượng giống gieo sạ khác nhau M1: 60 kg/ha, M2: 80 kg/ha; M3: 100 kg/ha
(Đ/c); M4: 120 kg/ha; M5: 140 kg/ha. Bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên RCB, 3 lần nhắc lại
theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT.
- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT, QCVN
01-166:2014/BNNPTNT, SES năm 2002.
2.3.2.5. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón hiệu quả cho giống lúa kháng rầy lưng trắng
- Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015 tại phường
Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm gồm 2 giống lúa (HP10 và
ĐT34) và 6 tổ hợp phân bón khác nhau P0 (Đ/c 1 không bón phân), P1 (Đ/c 2 Quy trình khuyến
cáo gồm 120N, 60 P2O5, 60 K2O, 1tấn HCVS, 500 kg vôi), P2 (100N, 60 P2O5, 60 K2O, 2tấn
HCVS, 500 kg vôi), P3 (100N, 80 P2O5, 60 K2O, 2tấn HCVS, 500 kg vôi), P4 (120N, 80 P2O5,
80 K2O, 1tấn HCVS, 500 kg vôi), P5 (80N, 80 P2O5, 80 K2O, 2tấn HCVS, 500 kg vôi). Thí
nghiệm được bố trí kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên RCB, 3 lần nhắc lại theo QCVN 0155:2011/BNNPTNT.
- Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu theo QCVN 01-55:2011/BNNPTNT, QCVN
01-166:2014/BNNPTNT, SES năm 2002.
Tất cả các thí nghiệm không phun thuốc trừ sâu và trừ rầy trong suốt vụ, chỉ sử dụng
thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Sofit 300EC phun thời điểm 01 ngày sau sạ và phun Tilt-super
300EC để phòng bệnh lem lép hạt giai đoạn trước lúa trỗ 5 - 7 ngày.
2.3.2.6. Phương pháp xây dựng mô hình sản xuất giống lúa kháng rầy lưng trắng
- Mô hình được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại phường Hương Xuân và
phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mô hình sản xuất 03 giống lúa
gồm 02 giống kháng RLT là HP10, ĐT34 và giống đối chứng HT1. Quy mô mô hình là 01
ha/giống. Người dân địa phương tham gia sản xuất mô hình giống đối chứng HT1.

- Quy trình kỹ thuật áp dụng trong mô hình: Giống lúa HP10 và ĐT34 áp dụng theo quy trình
từ kết quả nghiên cứu của đề tài. Trong đó, giống HP10 sạ 80 kg/ha, bón phân bón 80kg N +
80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi giống lúa ĐT34 sạ 100kg/ha và bón phân
100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg, mô hình có sử dụng chế phẩm Nấm
xanh trừ sâu cuốn lá nhỏ. Giống đối chứng HT1 sạ 100kg/ha và áp dụng quy trình canh tác của
địa phương.
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Xử lý trung bình, t-Test và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel 2010;
- So sánh sai khác theo phân tích ANOVA bằng phần mềm Statistix 10.0.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG Ở THỪA THIÊN HUẾ
3.1.1. Thanh lọc tính kháng rầy lưng trắng của tập đoàn giống lúa nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm
Tiến hành đánh giá mức độ kháng của tập đoàn 30 giống lúa với quần thể RLT ở Thừa
Thiên Huế sau 10 ngày lây nhiễm chúng tôi ghi nhận được kết quả ở Bảng 3.1.
Kết quả ở Bảng 3.1 cho thấy các giống lúa trong nghiên cứu này biểu hiện ở mức độ
kháng đến nhiễm vừa đối với quần thể RLT ở Thừa Thiên Huế. Trong đó, có 12 giống bao
gồm HP10, XT27, OM4900, OM7347, OM5451, BM125, KR1, OM9915, ĐT34, PC6, KD18,
CH207 là những giống có biểu hiện kháng đến kháng vừa để tiếp tục nghiên cứu trong nhà lưới.


6

Bảng 3.1. Cấp hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy lưng
trắng ở Thừa Thiên Huế
Phương pháp ống nghiệm
Phương pháp hộp mạ
STT
Giống lúa
Cấp hại (TB ± SE)

MĐK
Cấp hại (TB ± SE)
MĐK
1
AS996
4,67 ± 0,10
NV
3,67 ± 0,28
KV
2
BM125
3,00 ± 0,05
K
2,40 ± 0,24
K
3
BT7
6,20 ± 0,18
N
5,13 ± 0,30
NV
4
CH207
3,53 ± 0,18
KV
3,07 ± 0,22
K
5
ĐT34
3,73 ± 0,24

KV
2,60 ± 0,22
K
6
ĐV108
3,60 ± 0,20
KV
3,20 ± 0,23
KV
7
HP10
2,53 ± 0,19
K
2,00 ± 0,29
K
8
HT1
4, 73 ± 0,11
NV
5,00 ± 0,21
NV
9
HT18
3,47 ± 0,20
KV
3,20 ± 0,31
KV
10
KD18
3,80 ± 0,18

KV
2,73 ± 0,18
K
11
2,80 ± 0,07
KR1
K
2,40 ± 0,30
K
12
ML48
3,73 ± 0,17
KV
3,40 ± 0,30
KV
13
ML49
4,60 ± 0,16
NV
3,60 ± 0,28
KV
14
ML68
4,40 ± 0,20
KV
3,53 ± 0,23
KV
15
NX30
4,20 ± 0,28

KV
4,00 ± 0,29
KV
16
2,33 ± 0,46
K
OM5154
2,80 ± 0,24
K
17
2,13 ± 0,24
K
OM4900
2,63 ± 0,13
K
18
2,20 ± 0,30
K
OM7347
3,07± 0,12
K
19
OM9915
3,33 ± 0,10
KV
2,47 ± 0,10
K
20
PC6
2,20 ± 0,18

K
2,60 ± 0,18
K
21
Q.Nam1
5,53 ± 0,34
NV
3,87 ± 0,33
KV
22
Q.Nam2
5,00 ± 0,29
NV
4,07 ± 0,35
KV
23
Q.Nam6
4,73 ± 0,23
NV
3,87 ± 0,33
KV
24
Q5
3,80 ± 0,18
KV
3,80 ± 0,40
KV
25
QR2
4,13 ± 0,24

KV
3,60 ± 0,19
KV
26
X21
4,00 ± 0,21
KV
3,73 ± 0,40
KV
27
Xi23
4,20 ± 0,27
KV
3,33 ± 0,24
KV
28
XT27
2,53 ± 0,17
K
2,13 ± 0,33
K
29
X33
3,80 ± 0,27
KV
3,40 ± 0,35
KV
30
TN1 (Đ/c)
9,00 ± 0,00

NN
9,00 ± 0,00
NN
Ghi chú: MĐK = Mức độ kháng; TB = Trung bình; SE = Sai số chuẩn; K = Kháng; KV
= Kháng vừa; N = Nhiễm; NV = Nhiễm vừa; NN = Nhiễm nặng.
3.1.2. Khả năng chống chịu rầy lưng trắng của các giống lúa trong điều kiện lây nhiễm nhân
tạo ở nhà lưới
3.1.2.1. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa thí nghiệm sau lây nhiễm
Kết quả theo dõi mật độ RLT trên các giống lúa sau lây nhiễm 10, 20, 30, 40, 50 và 60
ngày được thể hiện ở Bảng 3.2. Kết quả cho thấy: Mật độ RLT trên các giống lúa biến động


7

theo chiều hướng tăng dần trong thời gian từ 10 đến 50 ngày sau lây nhiễm. Phần lớn các
giống lúa đều có cao điểm mật độ RLT ở giai đoạn 40 - 50 ngày sau lây nhiễm vì đây là giai
đoạn lúa làm đòng - trỗ của các giống nên thức ăn thích hợp cho RLT. Sau đó, mật độ RLT
trên các giống lúa giảm dần ở giai đoạn 60 ngày sau lây nhiễm là do về cuối giai đoạn sinh
trưởng của giống, cây lúa đã già (lúa giai đoạn chín sữa - chín hoàn toàn), lá vàng đi, cây cứng
hơn nên thức ăn không phù hợp cho RLT. Trong các giống lúa nghiên cứu thì đối chứng TN1
là giống có mật độ RLT cao nhất qua các kì điều tra. Các giống HT1, XT27 và BM125 có
mật độ RLT cao hơn các giống còn lại. Các giống HP10, ĐT34, KR1, OM4900, PC6,
OM7347, OM5154 là những giống kháng RLT có mật độ RLT thấp hơn các giống trên ở các
kì điều tra.
Bảng 3.2. Mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa sau lây nhiễm ở nhà lưới
Đơn vị tính: Con/dảnh
Ngày sau lây nhiễm
Giống lúa
10
20

30
40
50
60
c
cde
e
e
e
KR1
2,2
1,4
2,9
3,9
2,1
1,5fg
PC6
1,9cd
1,9cd
3,7be
5,2cde
3,0e
2,1ef
ĐT34
1,9cd
1,5cde
3,6de
4,4de
2,0e
1,4fg

BM125
2,3c
1,8cd
4,7cd
6,1cd
6,2cd
3,7cd
XT27
2,1cd
2,0c
5,6c
6,7c
6,9c
4,3bc
OM7347
2,3c
2,0c
5,0c
6,0cd
5,0d
2,7e
OM4900

2,1cd

1,7cde

4,7cd

4,9cde


3,0e

1,6fg

HP10

1,4d

1,1e

3,5e

4,4de

1,9e

0,7g

OM5451
1,9cd
1,3de
5,2c
6,0cd
4,9d
2,8de
HT1
3,4b
3,1b
7,5b

8,8b
9,5b
5,2b
TN1 (Đ/c)
4,8a
3,9a
12,2a
11,7a
20,7a
10,3a
Ghi chú: Đ/c: Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý
nghĩa theo phân tích ANOVA.
3.1.2.2. Ảnh hưởng của rầy lưng trắng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, hình
thái và năng suất của các giống lúa thí nghiệm
Nghiên cứu ảnh hưởng của RLT đến các giống lúa trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo
ở nhà lưới chúng tôi ghi nhận được kết quả ở Bảng 3.3 và Bảng 3.4.
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và hình thái của các giống lúa trong điều
kiện lây nhiễm rầy lưng trắng ở nhà lưới
Chiều cao cây
Tham số
Chiều dài bông
Tham số
cuối cùng (cm)
thống kê
(cm)
thống kê
Không
Không
Giống lúa
Lây

Lây
lây
t
P
lây
t
P
nhiễm
nhiễm
nhiễm
nhiễm
a
a
KR1
94,2
91,6
2,11
0,10
22,5a
20,6a
2,62
0,06
PC6

107,0a

102,6a

2,58


0,06

20,0b

15,3a

4,57

0,01

ĐT34

110,0a

107,6a

2,47

0,07

20,6a

20,6a

0,04

0,97

BM125


105,8a

104,1a

2,51

0,07

20,4a

19,8a

1,38

0,24

XT27

108,7a

105,3a

1,04

0,36

20,8b

17,6a


5,65

0,005


8

OM7347
OM4900

103,7a
104,1a

99,8a
100,7a

2,22
1,34

0,09
0,25

21,3a
21,3a

18,9a
18,6a

2,65
2,85


0,06
0,05

HP10

103,6a

101,4a

1,40

0,23

21,9a

21,3a

1,16

0,31

OM5451
105,7b
101,4a 3,19
0,03
21,5a
18,4a
2,27
0,09

b
a
a
a
HT1
103,6
101,5
3,30
0,03
20,5
18,1
2,78
0,05
f
f
abc
cd
TN1 (Đ/c)
89,8
85,5
2,77
0,03
21,1
18,3
1,45
0,23
Ghi chú: Các giá trị trung bình có chữ cái khác nhau trên cùng một hàng chỉ sự sai khác có
ý nghĩa bằng so sánh t-Test.
Chiều cao cây cuối cùng: Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy trong điều kiện lây nhiễm rầy
nhân tạo, chiều cao cây cuối cùng của các giống lúa dao động từ 94,2 - 107,5cm tương ứng

với giống KR1 và ĐT34.
Chiều dài bông: Bảng 3.3 cho thấy chiều dài bông của các giống lúa ở điều kiện lây nhiễm
RLT dao động từ 17,03cm (giống PC6) đến 21,31cm (giống HP10), thấp hơn nhiều so với chiều
dài bông ở điều kiện không lây nhiễm RLT là 19,96cm (giống PC6) đến 22,50cm (giống KR1).
Số bông/chậu: Kết quả Bảng 3.4cho thấy ở điều kiện không lây nhiễm RLT, số
bông/chậu của các giống lúa dao động từ 9,7 - 12,7 bông, trong đó giống BM125 có số bông
thấp nhất và cao nhất là giống OM4900 và đối chứng TN1.
Bảng 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong điều kiện lây nhiễm rầy
lưng trắng ở nhà lưới

Giống
lúa

Số bông/chậu Hạt chắc/bông Khối lượng
(bông)
(hạt)
1000 hạt (gam)

Năng suất
(gam/chậu)

Tỷ lệ
giảm
NS
(%)

KR1
PC6

Không

Không
Không
Không
Lây
Lây
Lây
Lây
lây
lây
lây
lây
nhiễm
nhiễm
nhiễm
nhiễm
nhiễm
nhiễm
nhiễm
nhiễm
abc
ab
bc
ab
de
ab
11,3
10,0
93,1
81,8 22,20 21,77 23,88bcd 17,69ab 22,88c
11,0abc 8,3cd 81,8c 68,1bc 21,91ef 20,73b 19,54d 11,75cd 39,39bc


ĐT34

11,3abc 9,3bc

90,9bc 79,3abc 22,64c 21,57ab 23,53bcd 15,57bc 33,25bc

BM125
9,7c
8,3cd 90,7bc 61,0c 22,30d 20,87b 19,30d 10,44d 43,35bc
ab
XT27
12,3
10,0ab 96,6bc 65,9bc 21,85f 21,40b 26,40abc 14,11bcd 45,88bc
OM7347 11,7ab 10,7a 96,1bc 67,0bc 21,80f 20,83b 24,36bcd 15,16bc 36,21bc
OM4900 12,7a 9,7ab 101,3ab 87,8a 22,21de 21,17b 29,10ab 18,34ab 35,16bc
HP10
11,3abc 10,0ab 117,2a 94,1a 23,47a 22,50a 31,02a 20,67a 33,09bc
OM5451 10,7bc 9,7ab 94,5bc 68,9bc 21,70f 20,60b 22,05cd 14,09bcd 37,07bc
HT1
11,0abc 8,0d 88,8bc 67,2bc 23,02b 21,40b 22,64cd 11,31cd 48,70b
TN1(Đ/c) 12,7a 4,7e
77,7c 29,3d 21,82f 11,89c 21,55cd 2,19e 89,44a
Ghi chú: NS = Năng suất; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có
ý nghĩa theo phân tích ANOVA.
Số hạt chắc/bông: Từ số liệu ở Bảng 3.4 cho thấy số hạt chắc/bông của các giống lúa ở
điều kiện lây nhiễm RLT biến thiên từ 29,3 - 94,1 hạt tương ứng với giống đối chứng TN1 và
HP10, trong khi đó ở điều kiện không lây nhiễm thì số hạt chắc/bông dao động từ 77,7 - 117,2
hạt cũng thấp nhất ở giống đối chứng TN1 và cao nhất trên giống HP10.
Khối lượng 1000 hạt: Với kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.4 cho thấy ở điều kiện không

lây nhiễm khối lượng 1000 hạt của các giống lúa dao động từ 21,70 - 23,47g, tương ứng với


9

giống OM5154 và giống HP10; ở điều kiện lây nhiễm RLT khối lượng 1000 hạt của các giống
lúa dao động từ 11,89 - 22,50g tương ứng với giống đối chứng TN1 và HP10.
Năng suất và tỷ lệ giảm năng suất: Kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy năng suất của các giống
lúa ở công thức không lây nhiễm RLT đều cao hơn nhiều so với công thức có lây nhiễm rầy.
Tỷ lệ giảm năng suất của các giống thí nghiệm dao động từ 22,48 - 48,70% tương ứng với giống
KR1 và HT1. Với tỷ lệ giảm năng suất < 37%, các giống lúa KR1, PC6, ĐT34, OM7347,
OM4900 và HP10 cho thấy có khả năng chống chịu tốt với RLT.
Như vậy, với các số liệu ở Bảng 3.2, Bảng 3.3 và Bảng 3.4 cho thấy rằng các giống lúa
KR1, PC6, ĐT34, OM7347, OM4900 và HP10 có khả năng chống chịu tốt với RLT ở Thừa
Thiên Huế thể hiện ở mật độ RLT sau lây nhiễm thấp hơn, năng suất cao hơn và tỷ lệ giảm năng
suất ít hơn so với các giống còn lại trong nghiên cứu (BM125, XT27, OM5451, HT1 và đối
chứng TN1).
3.1.3. Khảo nghiệm cơ bản các giống lúa kháng rầy lưng trắng trên đồng ruộng ở Thừa Thiên
Huế
3.1.3.1. Đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm ở các điểm nghiên cứu
Bảng 3.5. Một số đặc điểm sinh trưởng và hình thái của các giống lúa ở các điểm nghiên
cứu
Vụ Hè Thu 2014
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
Tổng
Chiều cao
Chiều
Tổng
Chiều cao
Chiều

Giống lúa
TGST
cây cuối
dài bông
TGST
cây cuối
dài bông
(ngày)
cùng (cm)
(cm)
(ngày) cùng (cm)
(cm)
Thí nghiệm tại Hương Xuân
KR1
98
87,0d
21,8c
112
89,2c
23,1d
OM4900
107
95,5b
21,8c
123
101,1b
23,7cd
OM7347
108
94,0b

22,8bc
123
101,6b
24,7bc
HP10
107
95,4b
23,2bc
121
99,6b
24,8bc
ĐT34
108
100,7a
26,3a
126
108,1a
27,5a
PC6
99
90,6c
22,7bc
118
92,7c
24,4cd
TN1 (Đ/c 1)
107
82,5e
19,0d
125

85,1d
19,1e
HT1 (Đ/c 2)
106
92,7bc
24,1b
122
102,1b
25,9b
Thí nghiệm tại Hương An
KR1
96
85,7d
21,4d
112
87,2de
22,1d
OM4900
105
94,1bc
22,0cd
121
92,2cd
22,8cd
OM7347
108
91,0c
22,6bcd
121
98,5ab

24,0bc
HP10
105
95,7ab
23,1bc
120
96,9bc
23,7c
ĐT34
106
98,6a
25,9a
121
104,1a
26,8a
PC6
98
91,3c
22,5bcd
115
91,1cd
23,7c
TN1 (Đ/c 1)
107
82,4e
18,3e
122
81,5e
18,3e
HT1 (Đ/c 2)

105
92,5c
23,8b
122
100,5ab
25,1b
Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TGST = Thời gian sinh trưởng; Các chữ cái khác nhau trong
cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.
Thời gian sinh trưởng: Kết quả về tổng TGST của các giống lúa thể hiện trong Bảng 3.5
cho thấy: Tại Thừa Thiên Huế, các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu thuộc nhóm giống ngắn
ngày (KR1 và PC6) và nhóm giống trung ngày (OM7347, OM4900, HP10; ĐT34, TN1 và đối
chứng HT1).


10

Chiều cao cây cuối cùng: Các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu này thuộc nhóm giống
bán lùn có chiều cao cây < 110cm (Bảng 3.5).
Chiều dài bông: Chiều dài bông giữa các giống lúa biến động theo thời vụ gieo sạ và địa
điểm thí nghiệm. Ở Hương Xuân, các giống lúa có chiều dài bông biến động từ 19 - 27,5cm.
Tại Hương An, chiều dài bông của các giống lúa dao động từ 18,3 - 26,8cm.
Khả năng đẻ nhánh: Tại Hương Xuân, số nhánh tối đa của các giống lúa dao động từ 19,7
- 31,1 nhánh/khóm tương ứng với giống HT1 và TN1, số nhánh hữu hiệu dao động từ 13,5 20,9 nhánh/khóm tương ứng với giống TN1 và HP10, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa
dao động từ 58,73 - 74,30%. Tại Hương An, số nhánh tối đa của các giống lúa dao động từ 20,5
- 27,5 nhánh/khóm tương ứng với giống HT1 và TN1, số nhánh hữu hiệu dao động từ 13,9 17,6 nhánh/khóm tương ứng với giống TN1 và HP10, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa
dao động từ 56,70- 75,87% (Bảng 3.6).
Bảng 3.6. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa ở các điểm nghiên cứu
Vụ Hè thu 2014

Vụ Đông xuân 2014 - 2015


Số nhánh
Tỷ lệ
Số nhánh
Số NHH
Số NHH
Tỷ lệ
tối đa
NHH
tối đa
(nhánh/khóm)
(nhánh/khóm) NHH(%)
(nhánh/khóm)
(%) (nhánh/khóm)
Thí nghiệm tại Hương Xuân
b
KR1
23,7
15,9ab
67,30a
25,4b
18,9ab
74,30ab
bc
a
a
bc
ab
OM4900
22,5

16,5
73,63
24,7
18,9
76,53ab
OM7347
20,4c
14,8abc
72,87a
22,5c
18,0b
79,73a
HP10
22,6bc
16,5a
73,00a
27,0b
20,9a
77,33ab
ĐT34
20,6c
14,1bc
68,70a
26,7b
19,6ab
73,4ab
PC6
22,3bc
15,1abc
67,70a

25,0bc
18,1b
72,40b
TN1 (Đ/c 1)
27,9a
16,4a
58,73b
31,1a
19,9ab
64,03c
HT1 (Đ/c 2)
19,7c
13,5c
68,53a
27,0b
20,3ab
75,10ab
Giống lúa

Thí nghiệm tại Hương An
KR1
OM4900

ab

23,1
20,9cd

16,9a
15,5ab


73,07a
74,27a

24,1ab
22,9bc

17,6a
17,1ab

73,20a
75,10a

OM7347

20,5d

15,1ab

73,43a

19,8c

15,0b

75,83a

HP10
ĐT34
PC6

TN1 (Đ/c 1)

22,3bcd
21,6bcd
20,5d
24,8a

16,7a
15,4ab
14,4b
13,9b

74,87a
71,13a
70,30a
56,10b

22,9bc
22,7bc
22,5bc
27,5a

17,4a
16,6ab
16,3ab
16,3ab

75,87a
72,93a
72,47a

59,07b

HT1 (Đ/c 2)

22,7bc

15,9ab

70,23a

24,5ab

17,4a

71,07a

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NHH = Nhánh hữu hiệu; Các chữ cái khác nhau trong cùng một
cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.
3.1.3.2. Mật độ rầy lưng trắng và mức độ nhiễm sâu, bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm
Kết quả theo dõi mật độ RLT trên các giống lúa thí nghiệm được chúng tôi ghi nhận trong
Bảng 3.7 cho thấy: Mật độ RLT trên các giống lúa khác nhau là khác nhau, thời vụ gieo sạ và
địa điểm nghiên cứu cũng có ảnh hưởng đến diễn biến RLT trên các giống lúa. Ở Hương Xuân,
RLT xuất hiện muộn hơn (giai đoạn đẻ nhánh) so với ở Hương An (giai đoạn mạ). Mật độ RLT
trên các giống lúa đều thấp hơn so với đối chứng TN1.
Từ kết quả điều tra về mật độ RLT trên các giống lúa tại cao điểm gây hại (giai đoạn lúa
làm đòng - trỗ) trong Bảng 3.7, dựa theo Quy chuẩn 01-166:2014/BNN&PTNT, chúng tôi


11


phân chia các giống lúa nghiên cứu thành 2 nhóm có phản ứng khác nhau với RLT ở Thừa
Thiên Huế trên đồng ruộng như sau:
(1) Nhóm giống nhiễm nặng đối với RLT chỉ có giống đối chứng TN1 với mật độ RLT
tương ứng là 2.028 - 2.185 con/m2 (tại Hương Xuân) và 2.952 - 3.488 con/m2 (tại Hương An);
(2) Nhóm giống không nhiễm RLT bao gồm các giống có mật độ RLT dưới 750 con/m2
là tất cả các giống nghiên cứu (KR1, OM7347, OM4900, HP10, PC6, ĐT34) và cả giống đối
chứng HT1.
Bảng 3.7. Mật độ rầy lưng trắng trên các giống lúa ở các điểm nghiên cứu
Đơn vị tính: Con/m2
Giai đoạn sinh trưởng

Mạ

Vụ Hè Thu 2014
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
Đẻ
Làm
Đẻ
Làm
Trỗ
Chín
Mạ
Trỗ Chín
nhánh
đòng
nhánh
đòng
Thí nghiệm tại Hương Xuân

KR1


0,0

79,3c

236,0c

361,0d

35,0b

0,0

OM4900

0,0

121,3c

298,7c

413,7d

60,0b

0,0

201,6cde 379,2cd 158,3d 13,3cd

OM7347


0,0

142,7bc

319,3c 434,7cd

60,0b

0,0

218,3cd 395,8cd 153,3d 27,5bcd

HP10

0,0

86,0c

263,3c

348,7d

48,33b

0,0

141,6ef

ĐT34


0,0

98,3c

248,3c

386,7d

76,67b

0,0

159,2def 345,8d 188,3d 32,5bc

PC6

0,0

156,0bc

347,0c

522,7c

96,6b

0,0

233,3c


TN1 (Đ/c 1)

0,0

578,3a

1640,0a 2185,0a 411,6a

0,0

901,7a 2028,3a 823,3a 136,6a

HT1 (Đ/c 2)

0,0

214,7b

552,0b

0,0

238,3b

Giống lúa

701,7b

113,3b


133,3f

321,7d 151,6d

0,0

295,8d 133,3d 13,3cd
472,5c 216,7c

0,0

630,8b 293,3b 45,0b

Thí nghiệm tại Hương An
KR1

48,7b 113,7cd
69,3b 157,7cd

100,0d

6,7b

150,7d

19,3b

b
128,3bc 15,0cd 91,0 140,3cd

b
60,0de 8,0d 57,0 104,3d
b
100,0cd 10,7cd 62,7 136,0cd

152,0d

20,0b

126,0d

22,7b

115,3d

26,7b

13,0b 45,3b

186,7c

144,0c

40,0e

48,0b

53,3de 14,0cd

OM4900


0,0

138,7c

133,3c

OM7347

0,0 117,3b 234,7c

224,0c

HP10

0,0

197,3c

122,7c

ĐT34

0,0 144,0b 288,0bc

256,0bc

PC6

0,0 157,3b 250,7c


240,0bc

TN1 (Đ/c 1) 90,0a 606,7a 3488,0a

1621,0a

HT1 (Đ/c 2)

384,0b

82,7b

0,0 178,7b 620,7c

7,6d

b
138,3bc 20,0bc 75,3 313,3c 300,0c 35,3b
a
350,0a 28,7ab 171,7 2952,0a 2371,0a 325,0a
b
176,7b 37,3a 100,0 621,7b 606,7b 73,3b

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác
có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.
Số liệu ở Bảng 3.8 cho thấy trên các giống lúa có xuất hiện 7 đối tượng sâu bệnh hại chủ
yếu là bệnh bạc lá, bệnh đốm nâu, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân.
Nhìn chung, mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của các giống lúa là khác nhau ở các địa điểm thí
nghiệm và thời vụ khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ở Hương Xuân, các giống lúa bị

nhiễm sâu, bệnh hại nặng hơn so với ở Hương An.


12

Bảng 3.8. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính trên các giống lúa ở các điểm nghiên cứu
Đơn vị tính: Điểm
Giống lúa

Bệnh
bạc lá

Vụ Hè Thu 2014
Vụ Đông Xuân 2014 – 2015
Bệnh Bệnh
Sâu
Sâu
Bệnh Bệnh Bệnh
Sâu
Sâu
đốm
Khô cuốn lá
đục
Đạo ôn Khô đốm cuốn lá
đục
nâu
vằn
nhỏ
thân cổ bông vằn nâu
nhỏ

thân
Thí nghiệm tại Hương Xuân

KR1

3

3

1

1

0

1

3

1

1

0

OM4900

0

1


1

1

0

1

1

1

1

1

OM7347

3

3

1

3

0

3


1

1

1

1

HP10

0

3

0

3

0

3

3

3

1

1


ĐT34

1

3

3

0

1

1

1

1

1

1

PC6

3

1

1


1

1

1

1

1

3

1

TN1 (Đ/c 1)

3

3

3

1

1

3

1


1

3

1

HT1 (Đ/c 2)

3

5

3

3

1

1

3

3

1

1

Thí nghiệm tại Hương An

KR1

1

1

0

1

0

0

0

3

1

0

OM4900

1

3

1


1

1

1

1

3

3

1

OM7347

1

5

1

3

1

3

1


3

3

1

HP10

1

3

1

3

1

1

1

3

3

0

ĐT34


1

1

0

1

3

1

0

1

1

1

PC6

1

1

1

1


1

1

0

1

1

1

TN1 (Đ/c 1)

3

1

1

1

3

3

1

1


1

3

HT1 (Đ/c 2)

1

5

1

1

3

1

1

3

1

1

Ghi chú: Kết quả đánh giá tại thời điểm các đối tượng sâu, bệnh hại phát sinh gây hại nặng nhất
3.1.3.3. Năng suất của các giống lúa thí nghiệm ở các điểm nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa nghiên
được chúng tôi ghi nhận ở Bảng 3.9a và Bảng 3.9b.

Từ kết quả ghi nhận trong Bảng 3.9a và Bảng 3.9b cho thấy NSTT các giống lúa khác
nhau theo từng thời vụ và địa điểm nghiên cứu khác nhau. Hai giống HP10 và ĐT34 cho
NSTT cao nhất và cao hơn so với đối chứng HT1. Vụ Hè thu 2014, năng suất của giống ĐT34
đạt 4,95 tấn/ha (ở Hương An) và 5,01 tấn/ha (ở Hương Xuân); giống lúa HP10 cho NSTT dao
động từ 4,80 (ở Hương An) đến 4,81 tấn/ha (ở Hương Xuân). Vụ Đông Xuân 2014 - 2015,
NSTT của giống ĐT34 đạt 5,50 - 5,96 tấn/ha và NSTT của giống HP10 đạt 5,66 - 5,97 tấn/ha,
cao hơn nhiều so với NSTT của giống đối chứng HT1 (4,28 - 5,44 tấn/ha ở Hương Xuân và
4,35 - 4,80 tấn/ha ở Hương An).


13

Bảng 3.9a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ở Hương Xuân
Số bông/m2 Số hạt chắc/bông
P1000 hạt
NSLT
NSTT
Giống lúa
(bông)
(hạt)
(gam)
(tấn/ha) (tấn/ha)
Vụ Hè thu 2014
bc
KR1
321,3
92,7d
23,27d
6,95cd
4,84ab

OM4900
315,3bc
116,1b
24,77bc
9,11bc
4,71abc
OM7347
310,0c
116,3b
23,87cd
8,56bc
4,56abc
HP10
321,3bc
133,3bc
26,23a
9,53b
4,81ab
ĐT34
349,7ab
147,9a
25,37ab
13,15a
5,01a
c
ab
e
bc
PC6
309,7

135,3
21,13
8,83
4,37bc
TN1 (Đ/c 1)
376,0a
66,4e
19,40f
4,86d
2,92d
HT1 (Đ/c 2)
336,0bc
79,6de
23,40d
6,24d
4,28c
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
a
KR1
417,7
92,8cd
24,31d
9,43bcd
5,57a
ab
abc
b
ab
OM4900
412,0

125,1
25,10
12,90
5,74a
OM7347
375,7bc
103,8bc
23,01d
8,96cd
5,64a
HP10
406,3ab
108,8bc
26,13a
11,54abc
5,97a
c
ab
b
abc
ĐT34
341,3
135,5
25,50
11,76
5,96a
PC6
389,3ab
150,6a
23,17d

13,70a
5,61a
TN1
403,0ab
66,7d
22,09e
5,94d
3,83b
HT1
338,7c
108,5bc
23,47d
8,67cd
5,44a
Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = Năng suất lý thuyết; NSTT = Năng suất thực thu; Các chữ
cái khác
Bảng 3.9b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa ở Hương An
P1000 hạt
Số bông/m2
Số hạt
NSLT
NSTT
Giống lúa
(bông)
hắc/bông (hạt)
(gam)
(tấn/ha)
(tấn/ha)
Vụ Hè thu 2014
KR1

317,3ab
94,7cd
23,31b
6,99bc
4,87a
OM4900
317,0ab
111,3abc
23,95b
8,74b
4,70a
OM7347
310,7b
105,7bc
23,67b
7,81bc
4,52a
HP10
324,3ab
103,7c
25,25a
8,82b
4,80a
ĐT34
340,0a
127,3a
24,19a
10,98a
4,95a
PC6

305,0b
123,3ab
21,08c
7,94bc
4,32a
a
d
d
d
TN1 (Đ/c 1)
340,3
56,7
19,02
3,73
2,72b
HT1 (Đ/c 2)
330,7ab
95,7c
23,30b
7,39bc
4,35a
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
a
KR1
376,0
94,7c
23,98c
8,64cd
5,15ab
OM4900

373,7a
127,8ab
24,61b
11,73ab
5,43a
bc
bc
e
d
OM7347
338,0
104,0
22,66
7,97
5,34a
HP10
362,3a
115,7bc
25,74a
10,78abc
5,66a
ĐT34
329,3c
144,8a
25,04b
11,92ab
5,50a
PC6
358,3ab
154,6a

22,79de
12,72a
5,15ab
ab
d
f
e
TN1
358,3
61,2
20,83
4,57
3,31c
HT1
323,0c
127,8ab
23,22d
9,58bcd
4,80b
Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = năng suất lý thuyết; NSTT = năng suất thực thu; Các chữ
cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.


14

3.1.3.4. Chất lượng của các giống lúa thí nghiệm
Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy: Các giống lúa nghiên cứu đều có tỷ lệ gạo xay dao động
từ 70,00 - 78,00% tương đương với giống đối chứng HT1 (75,33%); Tỷ lệ gạo xát đạt từ 66,67
- 75,33%. Tỷ lệ gạo nguyên của các giống lúa biến động từ 48,67 - 70,67%.; ít bạc bụng (điểm
1 - 5); Hàm lượng protein cao dao động từ 8,19 - 9,59%; Hàm lượng amylose thấp từ 13,71

- 19,02 % và Chất lượng cơm từ trung bình đến khá. Đặc biệt, giống lúa HP10 có chất lượng
ngon tương đương đối chứng HT1.
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống lúa nghiên cứu
Chỉ tiêu chất lượng

Giống lúa
KR1

OM4900 OM7347 HP10 ĐT34 PC6 HT1 (Đ/c)

Chất lượng xay chà
Tỷ lệ gạo xay (%)
Tỷ lệ gạo xát (%)

78,00
74,67

72,00
69,33

70,00
66,67

76,00 74,00 74,67
75,33 70,00 71,33

75,33
72,67

Tỷ lệ gạo nguyên (%)


69,00

60,00

59,00

68,00 48,67 52,67

70,67

Dài hạt (mm)

7,43

6,81

6,46

6,99

6,28

6,18

6,31

Rộng hạt (mm)

1,93


2,09

1,97

2,09

2,03

2,17

2,02

Tỷ lệ dài/rộng
Dạng hạt

3,8
TD

3,3
TD

3,3
TD

3,4
TD

3,1
TD


2,9
Thon

3,1
TD

1

1

5

1

5

1

5

Chất lượng dinh dưỡng
Hàm lượng Protein (%)
Chất lượng ăn uống

8,27

8,46

8,63


8,69

9,33

9,59

8,19

Hàm lượng Amylose (%)

14,98

17,21

17,50

16,02 13,61 14,89

17,07

Mùi thơm (điểm)

3,0

2,3

2,0

3,0


2,0

3,0

4,5

Độ trắng (điểm)
Độ dẻo (điểm)
Vị ngon (điểm)

4,6
3,5
4,4

4,4
3,0
3,4

4,6
2,7
2,8

5,0
4,2
4,4

2,7
4,3
3,2


4,7
3,2
4,6

4,1
5,0
4,6

Xếp loại chất lượng cơm (điểm)

15,5

13,1

12,1

16,6

12,2

15,5

18,2

Chất lượng thương phẩm

Độ bạc bụng (điểm)

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TD = Thon dài; Mẫu lúa phân tích được lấy từ thí nghiệm ở

Hương Xuân vụ Đông Xuân 2014 - 2015; Phân tích được thực hiện tại phòng thí nghiệm bộ
môn Di truyền - Giống cây trồng, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
3.2. NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC GIỐNG LÚA KHÁNG
RẦY LƯNG TRẮNG Ở THỪA THIÊN HUẾ
3.2.1. Nghiên cứu xác định lượng giống gieo thích hợp đối với giống lúa HP10 và ĐT34
3.2.1.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến đặc điểm nông học của giống lúa HP10 và ĐT34
Từ kết quả phân tích ở Bảng 3.11 có thể thấy rằng lượng giống gieo từ 60 - 140 kg/ha
có ảnh hưởng đến TGST, chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh và chiều dài bông của giống lúa
HP10 và ĐT34. Trong đó, ở công thức 60 và 80 kg/ha có TGST ngắn hơn, chiều cao cây cuối
cùng cao hơn, số nhánh hữu hiệu nhiều hơn và bông lúa dài hơn so với các công thức 100,
120 và 140 kg/ha.


15

Bảng 3.11. Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và hình thái của giống lúa HP10 và
ĐT34 ở các lượng giống gieo khác nhau
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
Lượng
Giống
giống gieo
lúa
TGST
(kg/ha)
(ngày)

HP10

ĐT34


CCC
cuối
cùng
(cm)

Vụ Hè Thu 2015

Chiều
CCC
Chiều
Số NHH
TGST
Số NHH
dài bông
cuối cùng
dài bông
(nhánh)
(ngày)
(nhánh)
(cm)
(cm)
(cm)

60

105

93,2cd

3,0bcd


24,2cde

92

89,8cde

2,5ab

23,4bcd

80

110

90,5de

2,6abc

23,5def

95

87,5def

2,6a

22,6de

100 (Đ/c)


112

90,6de

2,3bcd

23,5ef

98

85,1f

2,1bc

22,5de

120

112

90,5de

2,0de

22,6f

98

86,4ef


1,9cd

21,8e

140

112

89,4e

1,8e

22,7f

98

84,7f

1,6d

21,8e

60

105

100,3a

2,7ab


26,0a

92

98,0a

2,3abc

24,8a

80

107

97,2b

2,3bcd

25,5ab

94

94,3b

1,9cd

24,0ab

100 (Đ/c)


110

94,6bc

2,3bcd

24,5cd

96

90,8cd

1,9cd

23,7bc

120

110

94,7bc

2,2cde

24,9bc

96

92,3bc


1,6d

23,6bc

140

110

93,9c

1,9e

23,4ef

96

90,1cd

1,7d

22,9cd

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TGST = thời gian sinh trưởng; CCC = chiều cao cây; NHH = nhánh
hữu hiệu. Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân
tích ANOVA.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến diễn biến mật độ rầy lưng trắng và sâu bệnh
hại trên giống lúa HP10 và ĐT34
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng giống gieo đến diễn biến RLT trên các giống
lúa HP10 và ĐT34 được chúng tôi trình bày ở Bảng 3.15. Kết quả cho thấy, mật độ RLT ở các

công thức lượng giống gieo khác nhau là khác nhau theo từng giống lúa và theo thời vụ. Rầy
lưng trắng xuất hiện sớm trên các giống lúa từ giai đoạn mạ, tích lũy quần thể và đạt cao điểm
mật độ ở giai đoạn lúa làm đòng - trỗ. Kết quả còn cho thấy, cả hai giống lúa HP10 và ĐT34
đều có mật độ RLT cao nhất ở công thức 140 kg/ha (Bảng 3.12).
Bảng 3.12. Mật độ rầy lưng trắng trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các lượng giống gieo khác
nhau
Đơn vị tính: Con/m2
Lượng
Giai đoạn sinh trưởng
Giống lúa giống gieo
Mạ
Đẻ nhánh
Làm đòng
Trỗ
Chín
(kg/ha)
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
60
0,0d
7,0c
37,3b
25,0e
18,0a
80
0,3cd
8,0c
48,3ab
17,0e
20,7a
HP10

100 (Đ/c)
1,3bcd
9,0c
45,0ab
74,3b-e
25,3a
120
1,7bc
11,7bc
47,7ab
43,3de
38,7a
140
2,0b
15,0abc
64,0ab
102,7bcd
40,3a
60
0,0d
9,7c
55,7ab
60,7cde
19,0a
ĐT34
80
1,0bcd
12,0bc
49,7ab
103,3bcd

20,0a


16

100 (Đ/c)
120
140

1,3bcd
2,3b
4,3a

18,0ab
85,3a
118,3bc
26,7a
bc
ab
ab
11,3
68,7
137,7
17,7a
23,0a
71,0ab
200,0a
38,0a
Vụ Hè Thu 2015
c

60
3,0
25,3cd
55,7ab
30,3f
19,0a
80
2,7c
19,3d
49,7ab
37,3f
20,0a
HP10
100 (Đ/c)
7,0bc
34,3bcd
85,3a
76,0ef
26,7a
c
cd
ab
ef
120
4,0
29,3
68,7
74,0
17,7a
140

11,3ab
72,3a
71,0ab
149,3de
38,0a
60
4,7c
27,7cd
37,3b
166,7de
18,0a
80
5,3c
30,7bcd
48,3ab
204,3cd
20,7a
c
bcd
ab
bc
100 (Đ/c)
4,0
34,7
45,0
301,3
25,3a
ĐT34
120
12,0a

49,0abc
47,7ab
312,7ab
38,7a
140
13,7a
55,7ab
64,0ab
414,3a
40,3a
Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác
có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.
Kết quả về ảnh hưởng của lượng giống gieo đến mức độ nhiễm các đối tượng sâu, bệnh
hại chính của giống lúa HP10 và ĐT34 ở Bảng 3.13 cho thấy: Lượng giống gieo càng ít (mật
độ gieo sạ càng thưa) thì càng ít bị sâu, bệnh gây hại, Trong đó, ở các công thức 60, 80 và
100 kg/ha mức độ nhiễm các đối tượng đạo ôn cổ bông, khô vằn, đốm nâu, bạc lá, sâu CLN,
sâu đục thân không khác nhau và dao động từ điểm 0 - 1. Ở công thức 120 và 140 kg/ha, mức
độ nhiễm các đối tượng sâu, bệnh hại trên của cả hai giống đều cao hơn, dao động từ điểm 1
- 3 (giống lúa HP10) và điểm 3 - 5 (giống lúa ĐT34).
Bảng 3.13. Mức độ gây hại của sâu bệnh chính trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở lượng
giống gieo khác nhau
Đơn vị tính: Điểm
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
Lượng
Giống
giống gieo
lúa
(kg/ha)

HP10


ĐT34

60
80

Bệnh
đạo
ôn cổ
bông
1
1

100 (Đ/c)
120
140

Bệnh Bệnh
Sâu
khô đốm
CLN
vằn
nâu

Vụ Hè Thu 2015

Sâu
đục
thân


Bệnh Bệnh
Bệnh Sâu
khô đốm
bạc lá CLN
vằn
nâu

Sâu
đục
thân

0
0

1
1

1
1

0
0

1
1

1
1

0

0

1
1

0
1

1
3
3

0
1
1

1
1
3

1
1
3

0
1
1

1
3

3

3
3
3

0
1
1

1
1
3

1
1
3

60

1

1

1

1

0


1

1

0

1

1

80

1

1

1

1

0

1

3

0

1


1

100 (Đ/c)

1

1

1

3

1

3

3

1

1

1

120

3

3


3

3

1

3

3

1

3

3

140

5

3

5

3

1

5


3

1

5

3

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; CLN = Cuốn lá nhỏ; Kết quả đánh giá tại thời điểm sâu, bệnh
hại phát sinh gây hại nặng nhất.


17

3.2.1.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến năng suất của giống lúa HP10 và ĐT34
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của lượng giống gieo đến năng suất của hai giống lúa này
trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và Hè Thu 2015 được ghi nhận ở Bảng 3.14.
Bảng 3.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HP10 và ĐT34 ở
các lượng giống gieo khác nhau
Giống
lúa

HP10

ĐT34

HP10

ĐT34


Lượng
giống gieo
(kg/ha)
60
80
100 (Đ/c)
120
140
60
80
100 (Đ/c)
120
140
60
80
100 (Đ/c)
120
140
60
80
100 (Đ/c)
120
140

Số bông/m2
Số hạt
(bông)
chắc/bông (hạt)

P1000 hạt

(gam)

Vụ Đông xuân 2014 - 2015
399,7
120,5cd
25,94a
442,7cd
105,5de
25,40b
467,67bc
107,7de
25,41b
bc
de
483,7
107,0
24,46c
556,3a
79,0f
23,06d
f
a
307,0
181,7
25,49ab
360,0e
147,3b
25,14b
de
bc

407,7
136,5
24,99b
506,3b
92,4ef
24,28c
571,7a
90,9ef
23,10d
Vụ Hè Thu 2015
ef
361,3
114,1cd
24,70a
de
cde
404,3
104,5
24,17b
429,3d
102,3de
24,17b
cd
de
445,3
101,7
23,23c
518,0ab
81,9f
21,83d

g
a
282,0
158,4
24,25ab
335,0f
134,4b
23,91b
f
bc
382,7e
121,4
23,76b
bc
ef
481,3
93,8
23,04c
546,7a
87,7ef
21,87d
de

NSLT
(tấn/ha)

NSTT
(tấn/ha)

12,51abc

11,87abc
12,78abc
12,67abc
10,18c
14,16a
13,39ab
13,90ab
11,24bc
12,01abc

6,21abc
6,60a
6,22abc
6,16bc
5,60d
6,13bc
6,03abc
6,30ab
5,87cd
5,57d

10,16a
10,23a
10,60a
10,51a
9,23a
10,81a
10,79a
11,02a
10,48a

10,46a

5,17cd
5,83a
5,49abc
5,33bcd
5,22cd
5,21cd
5,33bcd
5,66ab
5,18cd
5,06d

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = Năng suất lý thuyết; NSTT = Năng suất thực thu; Các chữ
cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.
Theo kết quả được ghi nhận ở Bảng 3.14, giữa các công thức về lượng giống gieo cho
thấy năng suất thực tế khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở độ tin cậy 95%. Ở giống lúa HP10,
công thức 80 kg/ha cho NSTT cao nhất là 6,22 tấn/ha trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và
5,83 tấn/ha trong vụ Hè Thu 2015. Trong khi đó, giống lúa ĐT34 lại đạt NSTT cao nhất ở
công thức 100 kg/ha, tương ứng là 6,30 tấn/ha (vụ Đông Xuân 2014 - 2015) và 5,66 tấn/ha
(vụ Hè Thu 2015). Cả hai giống lúa HP10 và ĐT34 đều cho NSTT thấp nhất ở công thức 140
kg/ha trong hai vụ. Kết quả cũng cho thấy, mặc dù ở các công thức đều cho NSLT cao nhưng
NSTT thấp, nguyên nhân là do trên đồng ruộng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau,
thêm vào đó nghiên cứu này chúng tôi không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nên một phần năng
suất cũng bị thất thoát.
3.2.1.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34
Kết quả trình bày ở Bảng 3.15 cho thấy: Giống lúa HP10 cho lợi nhuận cao nhất ở công
thức 80 kg/ha, dao động từ 26,275 triệu đồng (vụ Hè Thu 2015) đến 32,831 (vụ Đông Xuân
2014 - 2015) và tăng so với đối chứng từ 2,552 - 2,900 triệu đồng. Giống lúa ĐT34 cho thấy
các công thức mật độ 60, 80, 120 và 140 kg/ha đều cho lợi nhuận thấp hơn đối chứng 100

kg/ha ở cả hai vụ Đông Xuân 2014 - 2015 và vụ Hè Thu 2015.


18

Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các lượng giống gieo khác nhau
Đơn vị tính: Triệu đồng
Giống
lúa

HP10

ĐT34

Vụ Đông xuân 2014 - 2015
Vụ Hè thu 2015
Lượng
Lợi
Lợi nhuận
giống gieo
Lợi
Tổng
Lợi nhuận so
Tổng thu Tổng chi
so với đối Tổng thu
(kg/ha)
nhuận
chi
nhuận với đối
chứng

chứng
60
43,470 13,195 30,275 0,344
35,156 13,195 21,961 -1,762
80
46,200 13,369 32,831 2,900
39,644 13,369 26,275 2,552
100 (Đ/c)
43,540 13,609 29,931
0
37,332 13,609 23,723
0
120
43,120 13,849 29,271 - 0,660 36,244 13,849 22,395 -1,328
140

39,200

14,089 25,111

-4,160

35,496 14,089 21,407

-2,316

60
80
100 (Đ/c)
120

140

39,845
39,195
40,950
38,155
36,205

13,309
13,609
13,909
14,209
14,509

-0,505
-1,455
0
-3,095
-5,345

33,865
34,645
36,790
33,670
32,890

-2,391
-1,845
0
-3,420

-4,500

26,536
25,586
27,041
23,946
21,696

13,375
13,609
13,909
14,209
14,509

20,490
21,036
22,881
19,461
18,381

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Dấu (-) cho biết lợi nhuận thấp hơn đối chứng.
3.2.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón hiệu quả đối với các giống lúa HP10 và ĐT34
3.2.2.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến đặc điểm nông học và hình thái của giống
lúa HP10 và ĐT34
Kết quả theo dõi ở Bảng 3.16 cho chúng tôi thấy phân bón có ảnh hưởng đến TGST, chiều
cao cây, khả năng đẻ nhánh và chiều dài bông của giống lúa HP10 và ĐT34. Trong đó, ở công thức
không bón phân P0 có TGST dài hơn, chiều cao cây cuối cùng thấp hơn, số nhánh hữu hiệu ít hơn
và chiều dài bông ngắn hơn so với các công thức bón phân khác nhau ở P1, P2, P3, P4 và P5.
Bảng 3.16. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển và hình thái của giống lúa HP10 và
ĐT34 ở các tổ hợp phân bón khác nhau

Giống
lúa

Tổ hợp
phân bón
P0 (Đ/c 1)

HP10

ĐT34

P1 (Đ/c 2)
P2
P3
P4
P5
P0 (Đ/c 1)
P1 (Đ/c 2)
P2
P3
P4
P5

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
Chiều
TGST CCC Số NHH
TGST
dài bông
(ngày) (cm) (nhánh)
(ngày)

(cm)
f
cd
113
89,5
1,9
21,4de
96
110
110
110
110
110
111
108
108
108
108
108

98,6cd
95,8de
97,0de
101,2bc
97,4de
94,4e
103,2b
102,3b
104,0ab
107,4a

104,6ab

2,5abc
2,9ab
2,3bc
2,3bc
2,9ab
1,5d
2,0cd
2,2cd
3,0a
2,0cd
2,4abc

22,4cde
22,8a-d
23,2abc
22,8a-d
24,1ab
20,8e
22,4b-e
23,5abc
24,1ab
24,2a
23,6abc

92
92
92
92

92
93
90
90
90
90
90

Vụ Hè Thu 2015
Chiều
CCC Số NHH
dài bông
(cm) (nhánh)
(cm)
d
bc
83,3
1,8
21,1cd
91,4bc
91,6bc
91,9bc
103,4a
97,7ab
90,2cd
97,7ab
100,3a
100,2a
102,3a
99,3a


2,4abc
2,6abc
2,2abc
2,4abc
2,7ab
1,5c
1,7bc
2,3abc
2,1bc
1,9bc
3,2a

21,4a-d
21,8a-d
21,5a-d
21,5a-d
22,1abc
20,4d
21,1bcd
22,7a
22,9a
22,7ab
22,9a

Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; TGST = thời gian sinh trưởng; CCC = chiều cao cây; NHH = nhánh
hữu hiệu; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân
tích ANOVA.



19

3.2.2.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến rầy lưng trắng và sâu, bệnh hại trên
giống lúa HP10 và ĐT34
Bón phân không hợp lý, đặc biệt bón nhiều phân đạm là một trong những nguyên nhân
làm phát sinh rầy hại lúa trên đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân
bón đến diễn biến RLT trên các giống lúa HP10 và ĐT34 được chúng tôi trình bày ở Bảng
3.17.
Bảng 3.17. Mật độ rầy lưng trắng trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp phân bón khác nhau
Đơn vị tính: Con/m2
Giai đoạn sinh trưởng
Giống
Tổ hợp
lúa
phân bón
Mạ
Đẻ nhánh
Làm đòng
Trỗ
Chín
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015

HP10

ĐT34

P0 (Đ/c 1)

0,0d


44,0a

43,3ab

43,8de

22,5c

P1 (Đ/c 2)
P2
P3
P4
P5

1,0cd
1,7bcd
2,7abc
4,0a
1,7bcd

14,7ab
9,3b
13,3ab
17,3ab
12,0ab

79,3ab
61,7ab
83,0ab
100,0ab

87,0ab

84,9bcd
60,8cde
85,0bcd
117,3ab
38,0e

37,0bc
23,5c
46,0bc
56,0ab
25,0c

P0 (Đ/c 1)

0,0d

28,0ab

36,7b

52,8de

21,0c

P1 (Đ/c 2)

1,3bcd


29,3ab

100,7ab

95,9bc

47,0bc

P2

1,0cd

0,0b

99,0ab

86,7bcd

29,0c

P3

2,3abc

10,3ab

136,0a

109,3ab


43,5bc

P4

3,0ab

19,7ab

126,7ab

146,7a

75,0a

P5

1,3bcd

14,7ab

52,3ab

63,8cde

47,0bc

Vụ Hè Thu 2015

HP10


P0 (Đ/c 1)

2,7abc

21,0ab

28,7f

43,0d

11,7c

P1 (Đ/c 2)

2,7abc

22,0ab

76,0b-e

114,0bcd

24,7bc

P2

2,3abc

7,0b


41,0ef

61,5d

12,3c

P3

4,7a

7,7b

55,3def

83,0d

10,7c

P4

3,0abc

14,7ab

117,3ab

176,0ab

30,7b


P5

1,7bc

11,0b

66,7c-f

100,0cd

20,0bc

P0 (Đ/c 1)
1,0c
34,7a
29,0f
47,0d
14,0c
P1 (Đ/c 2)
3,7ab
11,0b
108,3abc
162,7abc
31,3b
P2
2,3abc
0,0b
66,0c-f
99,0cd
19,3bc

ĐT34
P3
2,7abc
10,0b
87,7bcd
102,8bcd
29,0b
P4
3,7ab
13,0ab
140,3a
210,3a
50,0a
P5
3,0abc
9,0b
60,0def
90,0cd
31,3b
Ghi chú: Đ/C = Đối chứng; Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý
nghĩa theo phân tích ANOVA.


20

Rầy lưng trắng xuất hiện sớm trên các giống lúa từ giai đoạn mạ ở tất cả các công thức
phân bón (trừ P0), trên các công thức thí nghiệm RLT tích lũy quần thể và đạt cao điểm mật
độ ở giai đoạn lúa làm đòng - trỗ. Sau đó, RLT có xu hướng giảm dần về cuối vụ. Kết quả
phân tích thống kê còn cho thấy giữa các công thức phân bón có sự sai khác ý nghĩa về mật
độ RLT, trong đó sự sai khác rõ nhất ở công thức không bón phân P 0 (không bón phân) và

công thức bón phân theo tổ hợp P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS +
500kg vôi/ha) (Bảng 3.17).
Từ kết quả ở Bảng 3.18, chúng tôi thấy mức độ bị nhiễm sâu bệnh hại ở các giống luá và
tổ hợp phân bón khác nhau là khác nhau. Bệnh đạo ôn cổ bông chỉ xuất hiện ở vụ Đông Xuân
2014 -2015 và gây hại trên các giống lúa ở điểm 1 - 3; Bệnh khô vằn, Bệnh đốm nâu và sâu
cuốn lá gây ở điểm 1 - 3; Bệnh bạc lá gây hại điểm 0 - 1; Sâu đục thân gây hại chủ yếu ở điểm
1.
Bảng 3.18. Mức độ gây hại của sâu bệnh chính trên giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp
phân bón khác nhau
Đơn vị tính: Điểm
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
Vụ Hè Thu 2015
Sâu
Giống Tổ hợp Bệnh Bệnh Bệnh Sâu Sâu Bệnh Bệnh
Sâu
cuốn
Bệnh cuốn
lúa
phân bón đạo
khô đốm
đục khô đốm
đục
ôn cổ

bạc lá lá
vằn
nâu
thân vằn
nâu
thân

bông
nhỏ
nhỏ
P0 (Đ/c 1)
1
0
3
1
0
1
3
0
1
0

HP10

ĐT34

P1 (Đ/c 2)

3

1

1

3

1


1

3

0

3

3

P2

1

1

1

3

0

1

3

0

1


1

P3

1

1

1

3

1

1

1

0

1

1

P4

3

3


1

3

1

3

1

0

3

3

P5

1

1

1

1

0

1


1

0

1

0

P0 (Đ/c 1)

1

1

5

1

0

1

3

0

1

1


P1 (Đ/c 2)

5

3

1

3

1

3

1

1

3

1

P2

1

1

1


3

0

1

3

0

3

1

P3

3

1

1

3

0

1

1


1

3

1

P4

5

3

1

3

1

5

1

1

5

1

P5

1
3
1
3
1
1
1
1
1
1
Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; Kết quả đánh giá tại thời điểm sâu, bệnh hại phát sinh gây hại
nặng nhất.
3.2.2.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất của giống lúa HP10 và ĐT34
Từ kết quả ở Bảng 3.19 cho thấy NSTT khác nhau có ý nghĩa giữa các giống lúa và tổ
hợp phân bón. Trong khi giống HP10 cho NSTT cao nhất tại công thức P5 (80kg N + 80kg
P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) thì giống ĐT34 lại đạt NSTT cao nhất ở P3
(100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Như vậy, có thể thấy rằng
tăng lượng bón phân hữu cơ (2 tấn/ha) cho NSTT cao hơn so với các công thức bón 1 tấn
HCVS/ha, hơn nữa nhu cầu phân bón đặc biệt yếu tố đạm của các giống lúa cũng khác nhau,
giống ĐT34 cần nhu cầu về đạm cao hơn (100 kg/ha) so với giống HP10 (80 kg/ha). Xét về


21

NSTT thì công thức P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) là
phù hợp đối với giống lúa HP10 và P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS +
500kg vôi/ha) là phù hợp đối với giống lúa ĐT34.
Bảng 3.19. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa HP10 và ĐT34 ở
các tổ hợp phân bón khác nhau
Giống

Tổ hợp Số bông/m2
Số hạt
P1000 hạt
NSLT
NSTT
lúa
phân bón
(bông)
chắc/bông (hạt)
(gam)
(tấn/ha) (tấn/ha)
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
P0 (Đ/c 1)
373,3abc
73,3e
23,79f
6,51e
3,93f
P1 (Đ/c 2)
384,0abc
98,8d
25,34c
9,63d
5,37c
P2
406,3ab
108,2cd
25,22cd
11,12bcd
5,30c

HP10
P3
377,7bc
113,6bcd
25,92ab
11,14bcd
5,37c
P4
375,7bc
108,5bcd
25,48bc
10,40cd
5,17cd
abc
ab
a
ab
P5
400,0
123,5
26,08
12,87
6,57a
P0 (Đ/c 1)
320,3a
81,9e
22,98g
6,05e
3,80f
P1 (Đ/c 2)

380,3abc
111,3bcd
24,71e
10,46cd
5,37c
P2
382,0abc
118,3abc
24,86de
11,23bcd 5,00de
ĐT34
a
a
cd
P3
422,3
133,0
25,18
14,13a
6,57a
P4
360,3cd
110,1bcd
24,71e
9,75d
4,93e
P5
405,3ab
117,2bc
25,34c

12,02bc
6,13b
Vụ Hè Thu 2015
P0 (Đ/c 1)
375,4bc
77,1bc
24,33abc
7,01cd
3,67d
P1 (Đ/c 2)
447,3ab
87,4abc
22,60d
8,97bcd
5,07bc
P2
373,3bc
81,7abc
23,23bcd
7,13cd
4,63c
HP10
P3
390,0bc
87,1abc
24,23ab
8,06bcd
4,88c
P4
384,5bc

83,1abc
23,53a-d
7,54bcd
4,83c
P5
434,8abc
104,3ab
22,50d
10,26abc
6,17a
P0 (Đ/c 1)
389,1bc
72,3c
22,37d
6,07d
3,50d
P1 (Đ/c 2)
411,2abc
82,6abc
22,50d
7,57bcd
4,77c
P2
455,8ab
92,3abc
22,77d
9,86a-d
4,66c
ĐT34
a

a
bcd
a
P3
514,9
108,4
23,20
12,94
6,15a
P4
323,6c
81,1abc
24,73a
6,48cd
4,64c
P5
511,8a
96,3abc
22,83cd
11,28ab
5,86ab
Ghi chú: Đ/c = Đối chứng; NSLT = Năng suất lý thuyết; NSTT = Năng suất thực thu; Các chữ
cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa theo phân tích ANOVA.
3.2.2.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34
Đánh giá hiệu quả đầu tư phân bón cho giống lúa HP10 và ĐT34 với kết quả được trình
bày trong Bảng 3.20. Kết quả cho thấy đối với giống lúa HP10, tổ hợp phân P5 với mức bón
80kg N, 80kg P2O5, 80kg K2O, 1 - 2 tấn HCVS/ha và 500kg vôi có VCR đạt cao nhất từg 1,9 2,2 lần và cho lợi nhuận từ 29,698 - 29,783 tiệu đồng/ha. Đối với giống lúa ĐT34, VCR đạt
cao nhất ở công thức P3 với mức bón 100kg N, 80kg P2O5, 80kg K2O; 1-2 tấn HCVS/ha và
500kg vôi từ 1,7 - 2,2 lần và cho lợi nhuận từ 25,596 - 27,645 triệu đồng/ha.



22

Bảng 3.20. Hiệu quả kinh tế của giống lúa HP10 và ĐT34 ở các tổ hợp phân bón khác nhau
Lợi
Chi phí Tổng thu
NS tăng
Tổng thu Tổng chi nhuận
tăng do tăng nhờ
so với
VCR
(triệu
(triệu
(triệu
bón phân phân bón
Giống Tổ hợp
Đ/c
(lần)
(triệu
(triệu
lúa phân bón đồng/ha) đồng/ha) đồng/ha)
(tấn/ha)
đồng/ha) đồng/ha)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7 = 6/5)

Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
P0 (Đ/c 1) 27,510
5,860
21,650
P1 (Đ/c 2) 37,590 13,905 23,685
1,44
7,505
10,080
1,3
P2
37,100 15,744 21,356
1,37
9,344
9,590
1,0
P3
37,590 16,569 21,021
1,44
10,169
10,080
1,0
HP10
P4
36,190 14,730 21,460
1,24
8,330
8,680
1,0
P5
45,990 16,207 29,783

2,64
9,807
18,480
1,9
P0 (Đ/c 1) 24,700
6,400
18,300
P1 (Đ/c 2) 34,905 14,445 20,460
1,57
8,045
10,205
1,3
P2
32,500 16,284 16,216
1,20
9,884
7,800
0,8
ĐT34
P3
42,705 17,109 25,596
2,77
10,709
18,005
1,7
P4
32,045 15,270 16,775
1,13
8,870
7,345

0,8
P5
39,845 16,747 23,098
2,33
10,347
15,145
1,5
Vụ Hè Thu 2015
P0 (Đ/c 1) 25,690
5,710
19,980
P1 (Đ/c 2) 35,490 12,333 23,157
1,40
6,623
9,800
1,5
P2
32,410 13,050 19,360
0,96
7,340
6,720
0,9
P3
34,160 13,875 20,285
1,21
8,165
8,470
1,0
HP10
P4

33,810 13,158 20,652
1,16
7,448
8,120
1,1
P5
43,190 13,492 29,698
2,50
7,782
17,500
2,2
P0 (Đ/c 1) 23,800
6,010
17,790
P1 (Đ/c 2) 32,436 12,633 19,803
1,27
6,623
8,636
1,3
P2
31,688 13,350 18,338
1,16
7,340
7,888
1,1
ĐT34
P3
41,820 14,175 27,645
2,65
8,165

18,020
2,2
P4
31,552 13,458 18,094
1,14
7,448
7,752
1,0
P5
39,848 13,792 26,056
1,22
7,782
16,048
2,1
Ghi chú: NS = Năng suất; Đ/c = Đối chứng; Giá lúa giống ĐT34 = 15.000đ/kg, HP10 =
12.000đ/kg, Phân Kaly = 10.500đ/kg, Phân lân = 3.800đ/kg, HCVS = 2.200đ/kg; Phân Urê
= 8.500đ/kg (vụ ĐX 2014 -2015) và 9.000đ/kg (vụ HT 2015), Vôi bột = 1.200đ/kg (vụ ĐX
2014 – 2015) và 1.500đ/kg (vụ HT 2015); Giá lúa ĐT34 thương phẩm = 6.800 đ/kg (vụ ĐX
2014 – 2015) và 6.500đ/kg (vụ HT 2015); Giá lúa HP10 thương phẩm = 7.000 đ/kg.
3.2.2.5. Ảnh hưởng của giống lúa và các tổ hợp phân bón đến tính chất đất trồng lúa tại
phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phân bón và các giống lúa đến tính chất hóa học của đất
trồng lúa ở địa bàn nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.21.
Qua kết quả ở Bảng 3.21 cho thấy các tổ hợp phân bón trong nghiên cứu này có ảnh
hưởng tích cực đến tính chất đất trồng lúa tại vùng nghiên cứu theo hướng cải thiện độ chua
của đất, đặc biệt các tổ hợp phân bón P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS +
500kg vôi/ha); P4 (120kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) và P5
(80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 2 tấn HCVS + 500kg vôi/ha) có tác dụng tăng hàm lượng
đạm, lân tổng số, lân dễ tiêu, kali tổng số và mùn trong đất.



23

Bảng 3.21. Chỉ tiêu hóa tính đất trước và sau thí nghiệm phân bón trên giống lúa HP10 và ĐT34
Chỉ tiêu phân tích
Giống Mẫu phân
P2O5
K2 O
OM
lúa
tích
pHKCl
N (%)
P2O5 (%)
(mg/100g)
(%)
(%)
Vụ Đông Xuân 2014 - 2015
5,20
0,12
0,06
10,50
0,62
1,99
Trước thí nghiệm
STN-P0
6,12
0,09
0,06
9,00

0,59
1,16
STN-P1
6,98
0,12
0,06
6,00
0,72
2,33
STN-P2
4,79
0,10
0,06
7,50
0,64
1,76
HP10
STN-P3
5,89
0,14
0,10
9,50
0,67
1,94
STN-P4
5,70
0,12
0,08
7,50
0,65

1,24
STN-P5
6,23
0,13
0,09
8,50
0,70
2,53
STN-P0
6,15
0,08
0,06
7,50
0,60
1,17
STN-P1
6,42
0,11
0,06
8,25
0,64
1,31
STN-P2
5,87
0,12
0,10
8,50
0,56
2,40
ĐT34

STN-P3
5,75
0,09
0,09
8,50
0,68
1,42
STN-P4
5,49
0,13
0,08
9,00
0,75
2,26
STN-P5
5,95
0,12
0,10
9,25
0,70
2,13
Vụ Hè Thu 2015
5,30
0,13
0,07
6,25
0,69
1,45
Trước thí nghiệm
STN-P0

6,30
0,10
0,05
6,25
0,68
1,68
STN-P1
5,90
0,12
0,07
8,50
0,69
2,28
STN-P2
5,31
0,13
0,07
7,50
0,71
2,07
HP10
STN-P3
5,15
0,11
0,08
12,50
0,75
2,87
STN-P4
5,67

0,14
0,09
12,00
0,74
2,43
STN-P5
6,34
0,13
0,09
10,50
0,75
2,59
STN-P0
6,05
0,09
0,06
6,25
0,55
1,03
STN-P1
6,50
0,14
0,07
6,50
0,62
1,81
STN-P2
5,71
0,13
0,07

7,50
0,67
2,43
ĐT34
STN-P3
5,95
0,11
0,10
9,50
0,74
1,52
STN-P4
5,89
0,15
0,10
10,00
0,80
2,64
STN-P5
6,05
0,13
0,10
10,50
0,68
2,97
Ghi chú: kết quả phân tích tại Phòng thí nghiệm Khoa học đất, Bộ môn Nông hóa - Thổ
nhưỡng, Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
3.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY LƯNG TRẮNG
TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi triển khai 2 mô hình sản xuất các

giống lúa kháng RLT trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016 tại hai vùng sinh thái có lịch sử nhiễm
rầy ở Thừa Thiên Huế là phường Hương An và phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà với
quy mô 1 ha/giống và đối chứng là giống lúa HT1. Kết quả đánh giá mô hình được trình bày
chi tiết ở Bảng 3.22, Bảng 3.23, Bảng 3.24.
3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lúa trong mô hình
Kết quả ở Bảng 3.22 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các giống lúa có thay đổi theo
vùng nghiên cứu, ở Hương Xuân có TGST dài hơn so với Hương An từ 3 - 4 ngày. Giống HP10


×