Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

các trường phái quản trị phương đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 21 trang )

Môn: Quản trị cơ bản

Nhóm:
ĐỀ TÀI:
CÁC TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ PHƯƠNG
ĐÔNG





SO SÁNH VÀ
KẾT LUẬN

So sánh giữa hai trường phái Đức trị và Pháp trị.
Kết luận.
TRƯỜNG PHÁI
PHÁP TRỊ






Hàn Phi Tử - Cuộc đời và sự nghiệp.
Quan điểm về con người.
Nội dung về tư tưởng quản lý
Ưu điểm và nhược điểm.

TRƯỜNG PHÁI
ĐỨC TRỊ






Khổng Tử - Cuộc đời và sự nghiệp.
Quan điểm về con người.


I. Khổng Tử (551-479 TCN):
1. Cuộc đời và sự nghiệp:
- Sinh vào thời Chu Linh Vương năm thứ 21 (thời Xuân Thu 770-403 TCN), nước Lỗ,
- Sinh thời ông có ra làm quan một thời gian sau bị dèm pha nên đi chu du khắp thiên hạ.
- Ông có hơn 3000 học trò trong đó 72 người hiền tài nổi tiếng.
- Tác phẩm nổi tiếng: Ngũ kinh (tác phẩm kinh điển của Nho gia: Thi-Thư-Lễ-Nhạc-Dịch-Xuân Thu), Luận ngữ (những câu nói nổi tiếng của Khổng Tử được
học trò ghi chép lại)…
- Là một người chính trực, nhẫn nại, khoan dung và dùng Thiện tâm đối với người, có kiến thức uyên thâm trong nhiều lĩnh vực…
- Là một nhà tư tưởng lớn và giáo dục đầu tiên của Trung Quốc.
- Sáng lập ra Nho giáo mà người phương Tây gọi là phái Khổng học.
- Được UNESCO công nhận là “Danh nhân văn hóa thế giới”.
 


2. Quan điểm về con người:
 Là hệ thống chuẩn mực mà Khổng Tử đặt ra cho nhân cách con người.
 Theo Khổng Tử :nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng…là cái gốc của con người trong đó quan
trọng hơn cả là “nhân”.

 Nhân, một mặt là lòng thương người “điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người
khác”,trái lại “mình muốn lập thân thì giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì
giúp người khác thành đạt”.


 Ngoài ra, nhân còn bao gồm các mặt: cung kính, nghiêm túc, thành thật, dũng cảm, rộng
lượng, cần cù…

 Đây là một phạm trù rất rộng hầu như đồng nghĩa với đạo đức.
 Những quan điểm mà Khổng Tử đưa ra không khắt khe, nghiệt ngã, một chiều mà rất đúng
mực.

 Ông chủ trương đạo đức hòa chính trị.


3. Nội dung về tư tưởng quản lý:








Về đường lối trị nước, Khổng Tử chủ trương phải dựa vào
đạo đức.
Theo Trung Dung: “Việc chính trị cốt ở dùng người hiền,
sửa mình mà dùng người hiền, lấy đạo mà sửa mình, lấy
nhân mà sửa đạo”.
Nội dung của đức trị, theo Khổng Tử gồm ba điều: làm cho
dân cư đông đúc, kinh tế phát triển và dân được học hành.
Ông muốn lấy đạo đức mà hóa người hơn là dùng hình
pháp mà trị người.
Biện pháp để thi hành: “Phải thận trọng trong công việc,

phải giữ được chữ tín, tiết kiệm trong công việc chi dùng,
thương người, sử dụng sức dân vào thời gian hợp lý”.


Một số quan điểm Đức trị của Khổng Tử:
+ Chính danh định phận: việc chính trị hay hay dở do ở người cầm quyền“Hễ người
trên đã ngay chính thì người dưới ắt là phải theo mà bắt chước”.
+ Tôn quân quyền: vua và quan là những người có tài có đức ở trong dân lựa chọn ra
để làm mọi việc ích lợi chung cả nước.
+ Thiện ý dân tâm: dân tuy phải chịu quyền ông vua cai trị nhưng vẫn có quyền bắt
vua phải theo điều lành mà làm.


+ Quân dân tương thân: vua với dân có quan hệ mật thiết với nhau, vua
không thể không có dân mà dân không thể không có vua được.Hai bên
phải nương tựa vào nhau như tâm thần với thân thể.Bởi thế cho nên cái
đạo trị nước được bền vững là cốt ở trên dưới thân yêu nhau.

+ Cái thịnh đức của người quân tử: Phàm những người làm vua làm
quan, mà biết làm những điều nhân nghĩa đạo đức thì tự nhiên thiên hạ
người ta theo về mình và trông vào mình mà bắt chước.
+ Hình chính tương tham: lấy đạo đức mà hóa người hơn là dùng hình
háp mà trị người, bất đắc dĩ phải dùng hình pháp với những kẻ không
thể hóa được.


+ Cư kính hành giản: người quân tử làm việc chính trị không những là cần phải có
đức để hóa dân mà thôi, lúc nào cũng kính cẩn, làm điều hay, điều phải thì thế nào dân
cũng phải phục.
+ Thứ, phú, giáo: trị dân mà không dạy dân thì dân biết thế nào là cương thường đạo

lý để giữ trật tự trong xã hội, nhưng trước khi dạy dân, phải cần làm cho đân giàu, vì
có đủ ăn, đủ mặc thì mới học được lễ nghĩa.
+ Kính cẩn và thận trọng: người quân tử bao giờ cũng phải độ lượng, không nên
chấp trách những điều lỗi nhỏ và phải biết cân nhắc những người tài giỏi lên mà dùng.
“Có nhân ái thì mới thương yêu dân, có kính cẩn thì mới làm việc không khinh suất,
không làm bậy”.


4. Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm

- Đề cao tính thiện của con người “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
- Dùng đức để chiêu mộ người tài, người ác hướng thiện.
- Không thiên về trừng phạt mà chủ trương hướng con người tu

Nhược điểm
- Chủ trương mang ít tính chất đổi mới còn nhiều mặt bảo thủ.
- Thiếu tính răn đe trong việc thi hành pháp luật và quản lý con
người.

tâm dưỡng tính.

- Khổng Tử chủ trương những quy chế, lễ nghi được đặt ra từ thời

-Học thuyết của Khổng Tử làm cho người mình có tính tình đặc

Tây Chu là không được thay đổi.

biệt, ưa sự hòa bình và trọng hiếu nghĩa trung tín.


- Thiên về giáo huấn phẩm chất con người, không coi trọng sự phát

- Tạo thành chuẩn mực đạo đức có giá trị lâu đời.

triển kinh tế xã hội.



- Chỉ đưa ra những nguyên lý không cụ thể hóa thao tác và quy trình
thực hiện.



Tóm tắt nội dung:
Bối cảnh lịch sử thời Xuân Thu hòa bình, dân chúng tập trung vào phát
triển đất nước, vua tôi trên dưới thuận hòa.
Quan điểm về con người:




Tính tương cận tập tương viễn.
Đề cao tính thiện của con người “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.

Công cụ quản lý: Đức
Phương pháp quản lý: Nêu gương và giáo hóa.
Chủ thể quản lý: vua, quan lại và người quân tử.
Đối tượng quản lý: người dân thường.



Phẩm chất của chủ thể quản lý:
 Vừa có đức, vừa có tài.
 Theo hệ thống chuẩn mực đạo đức: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng…
Lấy “Nhân” làm gốc.
 Độ lượng, không nên chấp nhất những chuyện nhỏ nhặt.

Mục tiêu quản lý: (dựa theo bát chánh đạo)




Làm cho dân cư đông đúc.
Kinh tế phát triển.
Người dân được học hành
+ Hướng con người về tính thiện.
+ Chủ trương dựa vào đạo đức.
+ Khôi phục những chuẩn mực đạo đức từ thời Tây Chu.
+ Giải quyết các vấn đề tồn đọng của đất nước lúc bấy giờ.


II. Hàn Phi Tử (280-233TCN):
1. Cuộc đời và sự nghiệp:

- Là người nước Hàn thời Chiến quốc 403-221 TCN.
- Sinh thời ông thuộc tầng lớp quý tộc, nhưng có tinh thần yêu nước, tiến bộ, trọng kẻ
sĩ, trọng người giỏi, chê bọn quý tộc cổ hủ, vô dụng.

- Biết cả đạo Nho lẫn Đạo giáo, tiếp thu ưu điểm nổi trội của ba trường phái “Pháp”,
“Thuật”, “Thế”.


- Cái học của ông thiên về mặt hình pháp nên không được xếp vào hạng học giả, đại
biểu của Nho giáo được.

- Tác phẩm: hiện nay có 55 thiên gọi chung là Hàn Tử sau đổi thành Hàn Phi Tử
nhưng có nhiều thiên không phải là nguyên văn của tác giả.

-Ông xây dựng và phát triển một hệ thống lý luận pháp trị tương đối hoàn chỉnh và
tiến bộ so với đương thời mà người xưa còn gọi là “Học thuyết Đế vương”.



2. Quan điểm về con người:

Ông vừa tiếp thu những chân lý của Khổng Tử, Mạnh Tử đồng thời cũng đưa ra
những quan điểm cá nhân về con người.

Kết hợp giữa sự sáng suốt tự nhiên của tâm và lý trí để xem xét các sự vật, sự việc
một cách đúng đắn.

Ông có những quan niệm hết sức sâu sắc về mặt thực tiễn, nổi bật là sự công bẳng
giữa những con người với nhau “ Kẻ mạnh không lấn át người yếu, sô đông không
xúc phạm số ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc được trưởng
thành, biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho
nhau”.

Chỉ có một số ít thánh nhân có tính bản thiện, còn đại đa số vốn có tính ác.



3. Nội dung của tư tưởng quản trị:


Hàn Phi cho rằng muốn trị nước tốt thì cần phải có ba yếu tố: pháp, thế, thuật tức là
dùng pháp luật, mệnh lệnh và hình phạt để cai trị là phương pháp có hiệu lực nhất.

Đây là ba vấn đề cốt lõi của quản lý, liên hệ khăng khít với nhau, trong đó “Pháp” là
yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định.
+ Muốn “Pháp” được thi hành thì nhà vua phải có “Thế” tức là phải có uy quyền đầy đủ.
+ “Pháp” và “Thế” còn cần phải có “Thuật” tức là phương pháp điều hành: chọn quan lại
dựa vào tài năng, không cần đức hạnh, làm tốt thì thưởng rất hậu, làm không tốt thì phạt
rất nặng.


Pháp luật rõ ràng được ban bố cho trăm họ, làm cho dân biết pháp luật mà tránh phạm
pháp, lấy đó là chuẩn tắc cho hành vi của mỗi người chứ không phải là cái bẫy để hại
dân.

Ông sống vào thời đại cực loạn nên chủ trương dùng cái thủ đoạn chuyên chế, lấy thế lực
rất mạnh của nhà vua mà đàn áp thần dân, bắt mọi người phục tùng theo mệnh lệnh.

Nhà vua có quyền hành tuyệt đối.
Ông cho việc ích lợi ngay là việc làm cho nước giàu binh mạnh còn sự văn học, nghĩa
hiệp đều là vô ích.
 Đại khái là chủ ở cái chính sách chuyên chế độc tôn, lấy pháp luật mà trị dân chúng, chứ
không cần nhân nghĩa và tài trí.


4. Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm

Nhược điểm


-Tập trung uốn nắn con người theo khuôn phép của pháp luật, đơn - Không hiểu được cái tinh thần sâu xa của Nho giáo, bác bỏ những
giản hóa học thuyết để người dân có thể vận dụng.

điều cốt yếu trong đạo Luân thường như hiếu đễ trung tín...

- Cụ thể hóa thành các thao tác và quy trình để việc thực hiện các Lấy pháp luật làm gốc nên thành ra hà khốc, không phải lấy cái
công tác quản trị nhân lực dễ dàng hơn.

đạo chính đáng mà trị nước.

- Chú trọng đi sâu vào thực tiễn để giải quyết các sự vật, hiện tượng.  Thủ tiêu văn hóa, giáo dục là đi ngược lại với sự phát triển của văn
- Hiệu quả trong thời gian ngắn, phù hợp với bối cảnh loạn lạc đương minh.
Xã hội mâu thuẫn ngày càng gay gắt.
thời.
- Phát hiện và đào tạo nhân tài, tìm được cá nhân có ích cho sự phát Tập trung quyền lực vào một cá nhân.  những vấn đề được giải
triển của xã hội theo cơ chế thưởng phạt công bằng.

quyết mang tính bảo thủ, tạo nên sự ức chế cho người thừa hành.

...

...


Tóm tắt nội dung:
Bối cảnh lịch sử thời Chiến quốc loạn lạc, vương quyền chia bè kéo phái, tranh
giành quyền lực.

Quan điểm về con người:




Cho rằng một số ít thánh nhân có tính thiện, đại đa số vốn có tính ác, tự tư, tự lợi.
Nhấn mạnh tính công bằng giữa con người với nhau.

Công cụ quản lý: Pháp luật.
Phương pháp quản lý:




Dựa vào hệ thống pháp luật.
Cơ chế thưởng phạt, cưỡng phạt.
Quản lý bằng mệnh lệnh.


Chủ thể quản lý: vua và quan lại.
Đối tượng quản lý: người dân thường.
Phẩm chất của chủ thể quản lý: Thuật (là phương pháp điều hành, chủ yếu là



thuật dùng người) + Thế (có uy quyền đầy đủ).
Đề cao tính độc tôn của người cầm quyền.
Dựa vào tài, không cần đức hạnh.

Mục tiêu quản lý:




Làm cho binh giàu nước mạnh (xã hội phồn vinh).
Văn học, nghĩa hiệp là chuyện vô ích.


III. So sánh giữa hai trường phái Đức trị và Pháp trị:
Giống nhau:
 Đều có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa cổ đại, thời Xuân Thu-Chiến Quốc.
 Những tư tưởng quản trị đưa ra nhằm mục địch trị vì trong thời loạn lạc, giáo huấn
người dân để giúp đất nước ngày càng đi lên.
 Đưa ra nghệ thuật ứng xử mang ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc, có giá trị ứng
dụng lâu đời.
 Có sự kế thừa và phát huy nhiều lĩnh vực như: triết học, đạo đức, chính trị, pháp
lý...
...


Khác nhau

Khổng Tử

Về quan điểm về con người

- Dựa vào chuẩn mực đạo đức để hoàn thiện nhân cách con

- Kết hợp cái tâm sáng suốt với lý trí để nhận định sự vật, sự

người, trong đó cái gốc là chữ “Nhân”.

việc.


-Đề cao tính thiện của con người “Nhân chi sơ tính bổn

- Đề cao sự công bằng của mỗi con người trong xã hội. Cho

thiện”.

rằng chỉ có một số thánh nhân là có tính thiện, đa số đều có tính

- Quan điểm đưa ra không khắt khe, nghiệt ngã mà rất đúng

ác.

mực.

- Quan điểm sâu sắc về thực tiễn.

Về tư tưởng quản trị

Hàn Phi Tử

-Dựa vào đạo đức.
-Dựa vào hành pháp.
-Người quân tử phải vừa có tài vừa có đức.
-“Bỏ đạo thường, chuộng kẻ hiền thì loạn, bỏ phép, dùng kẻ trí
-Vua chỉ đại diện cho đất nước có quan hệ mật thiết với dân thì nguy. Cho nên chuộng phép mà không chuộng hiền”.
- Vua có quyền hành tuyệt đối, trái ý vưa là trái ý trời.
như tâm thần với thân thể.
-Lấy đạo đức cảm hóa con người mà bất đắc dĩ mới dùng
-Răn đe bằng hệ thống pháp luật rõ ràng, ban bố cho trăm họ

hình pháp với những kẻ không thể cảm hóa được.

theo cơ chế thưởng phạt, bắt mọi người phục tùng theo mệnh

-Quan tâm đến tầng lớp nho sĩ, kẻ hiền tài của đất nước.

lệnh.

-Quan tâm lợi ích trước mắt cho nước giàu binh mạnh còn văn
học, nghĩa hiệp đều vô ích.


Nhận xét:

Cả hai trường phái đều đem lại nhiều hiệu quả trong công tác quản lý và giải quyết

các vấn đề của đất nước lúc bấy giờ. Tuy nhiên đều tồn tại rất nhiều khuyết điểm nhất
là cả hai trường phái đều được xây dựng trên quan điểm cá nhân, nội dung và
phương pháp chưa có sự đồng bộ.
Xây dựng phương pháp quản lý phải phù hợp với bối cảnh, điều kiện xã hội của mỗi
thời đại, phải dung hòa giữa yếu tố đạo đức và hệ thống pháp luật.
Làm nền tảng cho các trường phái quản lý về sau kế thừa và phát triển phù hợp.



×