Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐỀ án THÀNH lập CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.27 KB, 19 trang )

F-BANK

BÀI TẬP NHÓM 2

KẾ HOẠCH
THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG F-BANK DAKLAK

Tháng 08 năm 2016


PHẦN I
TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
I. Tổng quan kinh tế Việt Nam:
1.1. Giai đoạn 2011 – 2015:
Trong giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn
như: sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, vấn đề biến đổi khí hậu, sự biến động bất
thường của giá dầu hỏa, của giá vàng, vấn đề nợ công, thất nghiệp, hiệu quả của đầu tư công
và kinh tế nhà nước, vấn đề ô nhiễm môi trường và nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bất lợi
khác. Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoản 5,88%
(giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng bình quân đạt 7% , giai đoạn 2001-2005 là 7,51%), quy
mô nền kinh tế tiếp tục được mở rộng, GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, gấp 2 lần so
với năm 2010; GDP bình quân đầu người ước đạt 2.228 USD, tăng 1,9 lần so với năm 2010.
1.2. Dự báo kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020:
1.2.1. Những khó khăn: Nguy cơ xẩy ra các xung đột, căng thẳng, khủng bố trên thế giới
làm cho giá nguyên nhiên liệu biến động khó lường. Trong nước giá cả một số nguyên vật
liệu đầu vào quan trọng không ổn định gây bất lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất. Ngành nông nghiệp gặp nhiều vấn đề như:
Thị trường, năng suất, tiêu chuẩn chất lượng, chi phí đầu vào, cơ cấu sản phẩm, ứng dụng
khoa học công nghệ… điều này ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của hàng
nông sản Việt Nam. Vấn đề cải cách hành chính, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh nếu không được thực hiện quyết liệt, đồng bộ và đầy đủ có thể là một lực cản cho sự


phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới.
1.2.2. Những thuận lợi:
Các hiệp định thương mại lớn như TPP và các FTA được thực hiện sẽ mở ra cơ hội
cho xuất khẩu của Việt Nam tới các thị trường lớn. Sự phục hồi của kinh tế thế giới và sự
chuyển biến tích cực của tình hình trong nước từ lộ trình tái cơ cấu, từ dòng vốn FDI cũng
sẽ góp thêm sung lực cho kinh tế Việt Nam.
- Sự phát triển và lớn mạnh của thành phần kinh tế tư nhân đã huy động được nhiều
nguồn lực và tạo động lực mạnh cho kinh tế Việt Nam phát triển trong giai đoạn 2016 -2020.
1.3. Triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020:
Giai đoạn 2016-2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ kế thừa quán tính tăng trưởng từ năm
2015 và tiếp tục cải thiện nhờ vào hàng loạt yếu tố hỗ trợ từ giá hàng hoá thấp, lực đẩy từ
các doanh nghiệp FDI và nhu cầu bên ngoài, cùng với những cải cách về thể chế của nền
kinh tế sẽ phát huy hiệu quả. Dự báo trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng từ


6.5% – 7%/năm và GDP bình quân đầu người đạt từ 3.200 – 3.500 USD và được hỗ trợ tăng
trưởng bởi các yếu tố như: Vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, xuất nhập khẩu, Tiêu
dùng cá nhân, Lạm phát thấp, chính sách tiền tệ và sự phát triển của Hệ thống ngân hàng.
II. Ngành Ngân hàngViệt Nam:
2.1. Ngành Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
Có thể nói giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn có nhiều biến động, khó khăn và thách
thức nhất đối ngành Ngân hàng Việt Nam, cụ thể là:
- Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và những bất cập nội tại nền kinh tế,
lạm phát tăng cao, gây khó khăn cho đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh,
tạo áp lực đối với việc thực hiện các mục tiêu ổn định vĩ mô, lãi suất cho vay có lúc lên tới
20-25%/năm, nhiều tổ chức tín dụng vượt trần lãi suất huy động gây xáo trộn trên thị trường
tiền tệ, khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thanh khoản của hệ thống thiếu hụt nghiêm trọng, lãi suất liên ngân hàng tăng cao,
có thời điểm lên đến trên 30%/năm, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống, các tỷ lệ an toàn vốn
của từng ngân hàng và toàn hệ thống sụt giảm.... Tỷ giá và thị trường vàng, ngoại hối

thường xuyên biến động tăng cao, ảnh hưởng đến tâm lý của doanh nghiệp, nhà đầu tư; tình
trạng “vàng hóa”, “đô la hóa” cao, tâm lý găm giữ ngoại tệ phổ biến, gây bất ổn kinh tế vĩ
mô, dự trữ ngoại hối Nhà nước sụt giảm mạnh, kỳ vọng mất giá của VND ngày càng lớn.
Nợ xấu tăng cao, có lúc lên tới 17,2% (09/2012), nhiều TCTD vi phạm nghiêm trọng
các quy định về tiền tệ, ngân hàng, kỷ luật, kỷ cương và lòng tin thị trường giảm sút, tỉnh
trạng vi phạm, phạm tội trong lĩnh vực Ngân hàng diễn ra phức tạp. Công ty quản lý tài sản
của các Tổ chức tín dụng Việt nam (VAMC) ra đời là một giải pháp đồng bộ xử lý nợ xấu và
phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai.
Thị trường Bất động sản, thị trường chứng khoán, giá dầu, giá vàng, tỷ giá biến động
phức tạp. Bên cạnh đó tình trạng sở hữu chéo, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng cũng
đã gây ra những khó khăn rất lớn đối với hoạt động của Ngành ngân hàng Việt Nam.
Quá trình tái cơ cấu hệ thống theo đề án 254 (QĐ số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012
của TT Chính Phủ) diễn ra thành công bước đầu nhưng cũng để lại những hậu quả nặng nề.
2.2. Triển vọng ngành Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020:
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, Ngành ngân hàng Việt Nam
đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Với
sự chủ động, tích cực và những giải pháp đồng bộ, ngành ngân hàng đã hội nhập và phát
triển một cách rất vững vàng và cho thấy triển vọng phát triển ngành trong trung hạn đó là:.


- Tiếp tục hội nhập và mở cửa thị trường: Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, với hàng
loạt các Hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam đã tham gia trong thời gian vừa
qua và các FTA mà Việt Nam sẽ ký kết chính thức trong thời gian tới, đặc biệt là Hiệp định
đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), rõ ràng ngành ngân hàng Việt Nam sẽ có rất
nhiều thuận lợi để phát triển kinh doanh trong thời gian tới.
- Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh
và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân. Trong đó, các Ngân hàng sẽ tập trung
vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm
tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối mới để đa dạng hóa sản
phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.

- Phát triển ngân hàng điện tử: Là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền
kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của NHĐT là rất lớn
cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính
xác và bảo mật. Đây là các lợi ích vượt trội so với ngân hàng truyền thống.
- Phát triển mạng lưới: Môi trường cạnh tranh ngày càng tăng thôi thúc các NHTM
gia tăng qui mô về mạng lưới để tạo ra lợi thế cho mình. Quá trình M&A trong lĩnh vực
ngân hàng cũng tạo ra những ngân hàng có qui mô mạng lưới lớn hơn.
- Nâng cao công tác quản trị, điều hành: Hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng
được hoàn thiện, tiến đến áp các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện
phát triển của từng Ngân hàng.


PHẦN II
KẾ HOẠCH THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH ĐĂK LĂK
I. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk:
1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số, xã hội:
Đăk Lăk có diện tích tự nhiên là 13.125 km2 và dân số hơn 1,8 triệu người. Phía bắc
giáp với Tây Nguyên, phía nam giáp với 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông, phía đông giáp
tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, phía tây có đường biên giới chung với Campuchia.
Đăk Lăk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của
cả nước. Hệ thống đường giao thông khá hoàn chỉnh đi lại rất thuận lợi cả đường bộ và
đường hàng không.
Đăk Lăk có điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ
Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su, tiêu,
thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và đây là một thế
mạnh của tỉnh. Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại gỗ
quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học, phân bố trong
điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn.
Đăk Lăk có nhiều cảnh đẹp và di tích văn hóa, lịch sử lâu đời như: Hồ Lăk rộng 500
ha, thác Đray H'Linh, khu du lịch và cầu treo Buôn Đôn, tháp Chàm ở huyên Ea Súp, nhà

đày Buôn Ma Thuột nơi, Đình Lạc Giao …
1.2. Tình hình kinh tế:
Trong giai đoạn 2011 - 2015, kinh tế tỉnh Đăk Lăk tăng trưởng bình quân 8%/năm.
Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 34,9 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông
nghiệp (năm 2015, ước tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47%, công nghiệp xây dựng chiếm 16,2%, và dịch vụ chiếm 36,7%). Nền kinh tế Tây Nguyên nói chung và
kinh tế tỉnh Đăk Lăk nói riêng cao những thành phần chủ yếu sau đây:
Nông nghiệp: Có các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, tiêu đều
tăng diện tích và từng bước thực hiện tái canh, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ về
giống, quản lý dịch bệnh, tưới nước, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch... đã cải
thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Thu nhập
bình quân khoảng 72,3 triệu đồng/ha.


Lâm nghiệp: Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước [8] với nhiều
chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học,
phân bố trong điều kiện thuận lợi nên tái sinh rừng có mật độ khá lớn.
Khoáng sản: với trữ lượng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã được xác
định là sét cao lanh, sét gạch ngói, ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều loại khoáng
sản khác như Vàng, phốt pho, than bùn, đá quý… có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều
nơi trong tỉnh.
Hệ thống sông ngòi: Phong phú, phân bố tương đối đồng đều,độ dốc cao có nhiều
tiềm năng để phát triển thủy điện và du lịch.
Công nghiệp - xây dựng: Những năm gần đây, tăng trưởng sản xuất công nghiệp
(SXCN) trên địa bàn Đăk Lăk đạt trung bình trên 23%/năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực. Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã
có 01 Khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp hoạt động với nhiều dự án đầu tư, nhiều
công trình, vào nhiều ngành công nghiệp từ gia công, sản xuất đến chế biến, bảo quản, công
nghệ sau thu hoạch, chuyển giao công nghệ của các tập đoàn, tổng công ty lớn như: Cà phê
Trung Nguyên , Gỗ Trường Thành, tập đoàn điện lực …. Giá trị sản xuất công nghiệp năm

2015 ước đạt 6.760 tỷ đồng
Thương mại - dịch vụ: Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
11,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15,2%/năm; giá
trị năm 2015 ước đạt 47.686 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2010. Nhiều siêu thị, trung tâm
thương mại được đầu tư xây dựng và hoạt động khá tốt, góp phần cung ứng hàng hóa tiêu
dùng đảm bảo chất lượng, giữ bình ổn giá và từng bước hình thành thói quen giao dịch văn
minh, hiện đại trong dân cư.
1. 3. Định hướng phát triên giai đoạn 2016 – 2020:
Tổng sản phẩm trên địa bàn GDP giai tăng trưởng bình quân hằng năm từ 8,5-9%.
Trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 4,5-5%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,5-11%; dịch
vụ tăng 11-11,5%. Phát triển kinh tế đi theo hướng xanh, bền vững, khai thác các lợi thế
phát triển theo chiều sâu, liên kết mở, hội nhập khu vực và quốc tế, xây dựng thành phố
Buôn Ma Thuột trở thành đô thị Trung tâm vùng Tây Nguyên với hạ tầng đồng bộ, đảm
nhiệm chức năng đầu mối về thương mại, giao thông vận tải, giáo dục – đào tạo, y tế văn
hóa, chuyển giao khoa học công nghệ của Vùng. Phát triển các ngành kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi đầu trong các hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ
sản xuất; nâng cao rõ chất lượng nguồn nhân lực, mức thụ hưởng của người dân về y tế, văn
hóa, thể dục, thể thao.


II. Thị trường Tài chính – Ngân hàng:
2.1. Tình hình hoạt động ngân hàng:
Đắk Lắk là địa phương có hoạt động tín dụng sôi động và tốc độ tăng trưởng mạnh
mẽ nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong năm 2015, các tổ chức tín dụng trên địa
bàn thực hiện quyết liệt các giải pháp tiền tệ - tín dụng của NHNN nhằm tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp (DN), hộ gia đình, mở rộng tín dụng. Đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn
huy động trên địa bàn đạt 26.829 tỷ đồng, tăng 10,3% so với đầu năm; doanh số cho vay đạt
59.783 tỷ đồng, tăng 14%; doanh số thu nợ đạt 50.554 tỷ đồng, tăng 6,2%; tổng dư nợ cho
vay nền kinh tế đạt 55.644 tỷ đồng, tăng 22,3%. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển biến tích
cực, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, v.v... Dư nợ cho vay đối với khu vực nông nghiệp,

nông thôn đạt 25.764 tỷ đồng, tăng 24,5% so với đầu năm.
Hiện nay, mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn có 26 Ngân
hàng thương mại; 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội; 1 chi nhánh Ngân hàng hợp tác
xã và 11 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trong năm 2015, đã cấp phép thành lập thêm 1 chi
nhánh ngân hàng và 6 chi nhánh. Đến nay, trên địa bàn có 149 điểm giao dịch trực thuộc các
tổ chức tín dụng, với mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn đã đáp ứng được cơ bản
nhu cầu vốn phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng dịch vụ ngân hàng của các tầng lớp dân
cư.
Hoạt động tái cơ cấu và xử lý nợ xấu được thực hiện quyết liệt trong năm 2015. Nhờ
đó, đã xử lý được 1.259 tỷ đồng nợ xấu, đưa nợ xấu xuống còn 1.204 tỷ đồng, chiếm 2,2%
tổng dư nợ cho vay.
2.2. Danh sách các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Đăk Lăk đến 31/12/2015)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16


Tên Ngân hàng thương mại
Vietcombank
Viettinbank
Agribank
BIDV
Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB)
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank)
Maritime Bank
Techcombank
Ngân hàng Bảo Việt (Baovietbank)
Vietcapitalbank
Sacombank
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
Ngân hàng TMCP Đông Á (Dongabank)
Ngân hàng TMCP Eximbank (Eximbank)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)


17
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)
18
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
19
Saigonbank
20
TienphongBank
21
Ngân hàng TMCP Việt Á (Vietabank)
22

NamABank
23
VIBBank
24
Kienlongbank
25
HDBank
26
LienvietPostBank
Hầu hết các thương hiệu NHTM ở Việt Nam đều có mặt ở Đăk Lăk, với triển vọng
phát triển của kinh tế, Đăk Lăk có thể sẽ có có thêm các tên tuổi khác và cả những ngân
hàng nước ngoài hay ngân hàng liên doanh.
Tóm lại, Đăk Lăk là một tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh, là trung tâm sản xuất cây
công nghiệp dài ngày của Tây Nguyên (cây tiêu, cafe, cao su), các ngành dịch vụ và thương
mại phát triển khá mạnh, hoạt động kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu đầu tư, vay vốn,
thanh toán, tích lũy khá cao. Hoạt động của NHTM sẽ tập trung đầu tư cho SX nông nghiệp
đối với các hộ, công ty trồng cây công nghiệp, hoạt động dịch vụ vật tư nông nghiệp đi kèm
(giống, phân bón, bảo vệ thực vật, kỹ thuật nông nghiệp ..), hoạt động kinh doanh hàng nông
sản (thu mua, tạm trữ, xuất khẩu ..), công nghiệp chế biến (sau thu hoạch, đóng gói, sơ chế,
tinh chế …), hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ và các nhu cầu dầu tư, tiết kiệm,
thanh toán, tiêu dùng khác.
III. Phân tích SWOT của chi nhánh:
Phân tích nội bộ
Điểm mạnh

Các ý tưởng củng cố thêm điểm mạnh

Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Chi nhánh
(Ban GĐ CN) sẽ có nhiều mối quan hệ rất tốt
với các DN lớn trên địa bàn như Công ty Điện

lực Đăk Lăk, hiện Đăk Lăk có nhiều Dự án
Thủy Điện lớn…, cùng với đó là mối quan hệ
với chính quyền địa phương như UBND Tỉnh,
Ngân hàng NN tỉnh…

Cố gắng phát huy tốt các mối quan hệ này nhằm
gia tăng các lợi ích cho F-BANK.

Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp thông
qua sự gắn kết giữa chi nhánh và chính các
thành viên trong gia đình của mỗi CBNV

Định kỳ hàng quý tổ chức các hoạt động giao lưu
thăm hỏi gia đình mỗi CBNV

Tổ chức các phong trào thi đua trong công tác
Nhân sự bao gồm những người trẻ tuổi, đoàn kinh doanh để tăng năng suất lao động cũng như
kết, luôn tràn đầy tính nhiệt huyết, cống hiến khơi dậy được ngọn lửa nhiệt huyết trong mỗi cá
cho công việc
nhân. Biểu dương kịp thời các cá nhân có thành
tích xuất sắc trong công việc


Treo các banner, poster quảng cáo trên trục
đường chính khi có các chương trình khuyến
mãi. Tuân thủ nghiêm ngặt về hình ảnh nhận diện
để quảng bá thương hiệu một cách tốt nhất đến
khách hàng

Vị trí kinh doanh thuận lợi


Điểm yếu

Các ý tưởng sửa chữa yếu điểm

Coaching, cử nhân viên đi học các khóa đào tạo
Đội ngũ CB bán hàng trực tiếp sẽ ưu tiên
như: kỹ năng giao tiếp, bán hàng tư vấn… để
tuyển dụng trẻ, vì vậy kinh nghiệm còn thiếu,
nhân viên có đủ kiến thức, sự tự tin trong việc
mối quan hệ XH chưa nhiều.
mở rộng mối quan hệ xã hội
Do mới đi vào thị trường nên hình ảnh và Gia tăng quảng cáo, tiếp thị tới khách hàng trên
thương hiệu của F-BANK còn yếu trên địa địa bàn bằng các chương trình cụ thể như
bàn.
Marketing trực tiếp, road show, ….
Phân tích bên ngoài
Cơ hội

Các ý tưởng tìm hiểu và tận dụng cơ hội

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ,
thương mại trên các tuyến phố mà chi nhánh
đặt địa điểm. Bên cạnh đó, nền kinh tế của
TP Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đăk
Lăk nói chung đang trên đà phục hồi, có
nhiều DN cũng như cá nhân có nhu cầu vay
vốn.


Cơ hội tiếp thị, bán các sản phẩm của ngân hàng

Dân cư trên địa bàn có mức thu nhập khá

Cơ hội tiếp thị, bán các sản phẩm huy động, cho
vay tiêu dùng

Có các công cụ hỗ trợ từ Hội sở : cơ chế giới Đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác với các showroom
thiệu khách hàng mới, liên kết các sàn BĐS, ô tô trên địa bàn để thực hiện bán sản phẩm cho
showroom ô tô...
vay mua ô tô
Thách thức

Các ý tưởng khắc phục nguy cơ

Mức độ cạnh tranh trên thị trường địa bàn là Tập trung giải quyết bài toán nâng cao chất
rất lớn dẫn đến thị phần huy động vốn và cho lượng dịch vụ là một trong những công cụ hữu
vay giảm dần
hiệu nhất để tăng tính cạnh cho chi nhánh
Khách hàng ngày khó tính và khắt khe hơn Đào tạo kỹ năng bán hàng tư vấn hiệu quả cho
trong việc lựa chọn dịch vụ Ngân hàng
nhân viên
Tạo môi trường làm việc thân thiện, đồng thời
Cạnh tranh về nguồn nhân lực giữa các ngân phối hợp với nhân sự của HO để có chính sách
hàng
đãi ngộ xứng đáng đối với các nhân viên làm
việc tốt.

IV. Kế hoạch thành lập F-BANK Đăk Lăk:
4.1. Mục tiêu chiến lược: Xây dựng mô hình ngân hàng bán lẻ chuyên biệt hiện đại.



4.1. Tầm nhìn chiến lược: Trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, tập trung vào
lĩnh vực bán lẻ.
4.2. Sứ mệnh: Cung cấp các giải pháp tài chính thân thiện, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu
của khách hàng
4.3. Tôn chỉ hoạt động: Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và
linh hoạt; Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông; Hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững của
ngân hàng; Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài.


4.4. Mô hình tổ chức: Chi nhánh – Phòng giao dịch – Điểm bán hàng

ĐBH
EaHleo

ĐBH
Ma DRak

ĐBH
KrongPuk
PGD
Buôn Hồ

PGD
Ea Kar
ĐBH
KrongPak

ĐBH

Krongnang

ĐBH
Cư Kuin

F-BANK
ĐĂK LĂK

ĐBH
Krong ana

ĐBH
Buôn Đôn
PGD
Krong Bong

PGD
Cư M’gar

Ghi chú:
ĐBH
Ea Sup

Chi nhánh:
Phòng giao dịch:
Điểm bán hàng:

ĐBH
Huyện Lak



a - Chi nhánh: Được tổ chức đầy đủ gồm Ban lãnh đạo chi nhánh và các Phòng nghiệp vụ
như: Phòng QHKH, Phòng dịch vụ nội bộ, Phòng thẩm định, Phòng tín dụng. Trong đó bộ
phận tín dụng gồm có: Bộ phận thẩm định tín dụng, Bộ phận hỗ trợ giải ngân và Bộ phận
Hỗ trợ từ xa.
b - Phòng giao dịch: Gồm có Trưởng PGD, Bộ phận QHKH và Bộ phận Kế toán
ngân quĩ. Theo đó đề xuất thành lập 04 PGD vệ tinh (giả sử NHNN cho phép) ở các huyện,
thị xã gồm: Thị xã Buôn Hồ, huyện Ea Kar, huyện Cư M’gả và huyện Krong Bông.
c - Điểm bán hàng: Chỉ có CV QHKH (Bán hàng), đây là điểm khác biệt so với
mô hình tổ chức cũ. Điểm bán hàng được đặt tại các trung tâm huyện mà F-BANK không
có PGD. Theo đó đề xuất thành lập 10 điểm bán hàng ở các huyện còn lại gồm: Huyện
Krông Pak, huyện Cư Kuin, huyện Krong Ana và huyện Buôn Đôn (CN Đăk Lăk quản lý);
Huyện Ea Hleo, huyện Krong Puk và huyện KrongAna (PGD TX Buôn Hồ quản lý);
Huyện Ea Sup (PGD CưM’gar quản lý); Huyện Lak (PGD KrongBong quản lý); Huyện
MaDrak (PGD EaKar quản lý). Với mô hình tổ chức này chúng ta nhanh chóng có được


mạng lưới bao phủ toàn bộ các huyện của tỉnh Đăk Lăk với thời gian và kinh phí hợp lý
nhất.
* Phương thức hoạt động của Điểm bán hàng: Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa mô
hình mới và mô hình cũ, mô hình Điểm bán hàng sẽ cần nguồn lực và phương thức hoạt
động như sau:
Nhân sự: Chỉ gồm CV QHKH, áp dụng định mức quản lý tổng mức dư nợ, huy
động, thẻ, NH điện tử … trên 01 CV QHKH, khi quy mô tăng vượt định quản lý mức sẽ
bố trí thêm nhân sự hoặc mở PGD. Ví dụ giao 40 tỷ dư nợ/CV
Nhiệm vụ: Quản bá hình ảnh, sản phẩm dịch vụ của F-BANK tại địa bàn, tìm kiếm
khách hàng, thu thập thông tin khách hàng, lập BC thẩm định, để xuất thẩm định, hỗ trợ
KH, quản lý KH, phát triển sản phẩm thẻ, tài khoản thanh toán, Ngân hàng điện tử …
Tiếp cận tất cả các khách hàng từ cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh, tiểu thương,
DNTD, cty TNHH … để bán tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, không phân biệt

cá nhân hay doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi CV QHKH phải nắm vững cả nghiệp cụ cá nhân
và doanh nghiệp.
Địa điểm: Nên chọn địa điểm trung tâm, có thể thỏa thuận đặt điểm bán hàng tại
Bưu điện, cơ quan Nhà nước, thuê với diện tích vừa phải, chi phí hợp lý … tốt nhất là tại
các Bưu điện để tận dụng mạng lưới chuyển tiền phục vụ giải ngân và gửi chuyển chứng
từ về chi nhánh, PGD.
Phương tiện hoạt động: Máy vi tính, máy scan, máy in, két sắt, camera, CCDC
khác chi phí khoản 30 – 40 triệu đồng/ĐBH.
Phương thức giải ngân: Giải ngân trực tiếp tại chi nhánh, PGD hoặc tại ĐBH theo
phương thức chuyển tiền qua NH khác hoặc Bưu điện (LienvietPostBank), qua ATM,
thanh toán không dùng tiền mặt … Sau đó chứng từ được gửi chuyển về lưu kho CN, PGD
(cần có quy trình riêng để bảo đảm an toàn). Quá trình giải ngân sẽ có bộ phận hỗ trợ từ
xa hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát, quản lý và chăm sóc khách hàng hậu giải ngân.
Với địa bàn Tây Nguyên nới chung và Đăk Lăk nói riêng do đặc thù địa bàn rộng,
dân cư phân tán, các huyện lị thường cách xa nhau thì cách tổ chức mạng lưới như trên sẽ
giúp F-BANK phát triển nhanh mạng lưới với kinh phí phù hợ, nhah chóng phát triển quy
mô kinh doanh. Hơn nữa trong điều kiện hạ tầng và công nghệ và năng lực sẵn có FBANK hoàn toàn có thể triển khai mô hình tổ chức như trên một cách thuận lợi và kiểm
soat được.
d – Biện pháp kiểm soát rủi ro:
1 . RỦI RO TÍN DỤNG
1.1

Trước khi cho vay

Nâng cao trình độ của CBNV trong công tác thẩm định
khách hàng (mục đích, hoạt động kinh doanh, tình hình tài
chính, khả năng và ý thức trả nợ…)


Tư vấn sản phẩm phù hợp về phân kỳ trả nợ, cơ cấu, thời

hạn khoản vay.
100% các khoản định giá TSĐB, tiếp xúc khách hàng đều phải có lãnh đạo phòng đi
cùng.
Kiểm soát chặt chẽ phương án kinh doanh của khách hàng.
1.2

Sau khi cho vay

Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là các cá nhân và hộ gia
đình ,lĩnh vực nông sản, café, xuyên cập nhật các thông tin,
biến động về các lĩnh vực trên.

Cập nhật tình hình kinh doanh của khách hàng thông qua sau cho vay, sao kê tài khoản,
tìm hiểu thông tin qua khách hàng của khách hàng và qua cán bộ nhân viên của công ty
khách hàng. Phát hiện những dẫu hiệu cảnh báo sớm, bất thường.
Giao cho bộ phận hỗ trợ kinh doanh định kỳ hàng tuần mail cho phòng, báo cáo BGĐ
về các trường hợp chưa kiểm tra sau cho vay/chưa bổ sung đủ điều chứng từ theo kiện
giải ngân được duyệt.
2 RỦI RO VẬN HÀNH
RR quy trình nội bộ

100% Các quy trình/quy định mới được tóm tắt phố biến
đến toàn thể CBNV bộ phận liên quan

2.2

Rủi ro con người

Bố trí đủ nhân sự/nhân sự thay thế khi CBNV nghỉ đột
xuất. Đặc biệt là các CB chủ chốt, giữ mã khóa, đĩa bảo

mật… Thường xuyên kiểm tra giám sát thực hiện theo đúng
các quy trình hướng dẫn đã được ban hành về an toàn kho
quỹ, quy trình thu chi tiền mặt, các quy trình cấp tín dụng..

2.3

Rủi ro hệ thống

Nâng cao trình độ sử dụng máy tính, các phần mềm, chủ
động backup những dữ liệu quan trọng ra ổ đĩa sao lưu,

2.4

Rủi ro bên ngoài

Tăng cường an ninh tại quầy và trước cửa giao dịch, đảm
bảo an toàn tài sản cho khách hàng đến giao dịch và cho cơ
quan. Định kỳ hàng tháng kiểm tra công tác phòng chống
cháy nổ, dọn dẹp vệ sinh tòa nhà di chuyển các máy móc
thiết bị lắp đặt tại tầng hầm lên trên tầng cao hơn, tránh lụt
lội do tầng hầm thấp hơn mặt đường thường xuyên cập nhật
thông tin, cách phòng tránh các dịch bệnh lây lan.

2.5

Rủi ro pháp lý

2.1

Hiện F-BANK đã thực hiện kiểm soát hồ sơ tập trung, các

rủi ro pháp lý đã được hạn chế rất nhiều do trình độ một số
CBNV còn hạn chế, thời gian xử lý gấp gáp, có thể dẫn đến
sai sót trong soạn thảo các hợp đồng thế chấp tài sản, hợp
đồng tín dụng....
Do vậy, yêu cầu nhân viên quản lý tín dụng tại chi nhánh


vẫn cần kiểm tra lại để đảm bảo tránh sai sót. Ngoài ra
thường xuyên trao đổi với phòng Pháp chế về một số rủi
ro/sai sót thường xảy ra .
V. Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh Đăk Lăk:
5.1. Thời gian bắt đầu hoạt động: Năm 2017.
5..2. Kế hoạch nhân sự:
ST
T
1
2

3

4

Phòng ban

Vị trí

Giám đốc Chi nhánh
Phó Giám đốc Chi nhánh
Thư ký Ban giám đốc
TP QHKKH/PGD

Phòng
QHKH
Chuyên viên QHKH
TP Dịch vụ nội bộ
Kiểm soát viên
Phòng Dịch
Giao dịch viên
vụ nội bộ và
giao dịch
Thủ quỹ/ Kiểm ngân
Lái xe
Trưởng phòng tín dụng
Chuyên viên TĐ tín dụng
Phòng Tín
dụng
Chuyên viên Hỗ trợ từ xa
Chuyên viên hỗ trợ tín dụng
Tổng cộng
Ban
Giám đốc

Năm
2016
1
2
1
5
30
1
5

12
6
5
1
4
4
4
81

Năm
2016
1
2
1
5
30
1
5
12
6
5
1
4
4
4
81

Năm
2016
1

2
1
5
30
1
5
12
6
5
1
4
4
4
81

Năm
2016
1
2
1
5
30
1
5
12
6
5
1
4
4

4
81

Năm
2016
1
2
1
5
30
1
5
12
6
5
1
4
4
4
81

5.3. Kế hoạch đầu tư tài sản, phương tiện làm việc:
S
TT
A

B

C


Danh mục
mua sắm

Đơn
giá

Đơn vị tính: Triệu đồng
Thời gian
Số
Giá trị
khấu hao
lượng
ban đầu
(tháng)

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Nhà đặt máy ATM
Máy ATM
Booth ATM ngoài trời
Xe chuyên dụng chở tiền, tiếp
quỹ Mitshubishi Pajero
CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Máy POS có dây
Máy móc, thiết bị hoạt động
Gói CCDC
DỊCH VỤ SỬA CHỮA,THUÊ
Cải tạo, sửa chữa CN
Thuê văn phòng cho CN
Thuê ngoài khác


32
350
55

6
6
6

192
2,100
328

96
96
96

1,400

3

4,200

120

9
200
250

10
5

5

89
1,000
350

12
24
24

2,000
200

1
12
12

2,000
2,400
-

36
12
12


5.3. Kế hoạch kinh doanh:
ST
T
1


2

3

Chỉ tiêu
Cho vay
Doanh nghiệp
- SME
- DNL
- MUA NỢ
Cá nhân
Huy động
Doanh nghiệp
- SME
- DNL
Cá nhân
LN trước thuế

Năm
2016
350,000
50,000
50,000
-

Năm
2016
660,000
60,000

60,000
-

Năm
2016
1,000,000
100,000
100,000
-

Năm
2016
1,350,000
150,000
150,000
-

Năm
2016
1,700,000
200,000
200,000
-

300,000
225,000
25,000
20,000
5,000
200,000

(24,573)

600,000
440,000
40,000
30,000
10,000
400,000
(22,364)

900,000
670,000
70,000
50,000
20,000
600,000
1,309

1,200,000
900,000
100,000
70,000
30,000
800,000
27,022

1,500,000
1,150,000
150,000
100,000

50,000
1,000,000
42,522

5.4. Kế hoạch chất lượng dịch vụ: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp có nét
văn hoá riêng của F-BANK, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, coi
khách hàng là trọng tâm phục vụ nhằm đem lại lợi ích tối đa cho Ngân hàng.
5.5. Tính thời gian hòa vốn:
S
Khoản mục
TT
1 Chi phí đầu tư
Lợi nhuận thuần (chưa bao gồm
2
chi phí đầu tư TS/khấu hao)
3 Chi phí đầu tư còn lại/Lãi lũy kế
4 Thời gian hoàn vốn và có lãi

Năm
2016
(10,259)

Năm
2017

Năm
2018

Năm
2019


-

-

(22,339)

(20,331)

2,723

(32,598)

(20,331)

Năm
2020
-

27,787

43,303

2,723
27,787
2 năm 8 tháng

43,303

PHẦN III

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Giải pháp thuê địa điểm giao dịch:
Phối hợp cùng các Khối, BP và các cấp Lãnh đạo lựa chọn địa điểm kinh doanh phù
hợp và ổn định.
II. Giải pháp mua sắm tài sản:
Phối hợp cùng các Khối, BP và các cấp Lãnh đạo xem xét mua sắm tài sản theo
chuẩn F-BANK.
III. Giải pháp nhân tuyển dụng, phân công sự:
Đề xuất Khối nhân sự và các cấp Lãnh đạo của F-BANK tuyển dụng đủ số lượng
theo cơ cấu với chất lượng nhân sự phù hợp. Với CV QHKH chỉ nên tuyển dụng, bố trí,
tăng cường nhân viên là Nam. Phân công nhân sự, bộ phận hỗ trợ phù hợp cho các hoạt
động của chi nhánh. Tuyển dụng, bố trí hoặc tăng cường một số nhân viên có kinh nghiệm
làm việc kết hợp kèm cặp các nhân viên mới trong thời gian đầu.
IV. Giải pháp thực hiện chỉ tiêu kinh doanh:


5.1. Về định hướng hoạt động chung của đơn vị:
Chi nhánh hoạt động theo qui định của pháp luật, Ngân hàng nhà nước và Ngân
hàng TMCP An Bình, đảm bảo an toàn trong hoạt động và đạt chỉ tiêu kết quả kinh doanh
hàng năm. Bên cạnh đó xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp có nét văn hoá riêng
của F-BANK, đoàn kết, có tính cạnh tranh lành mạnh, mỗi cá nhân đều có sự đóng góp tối
đa nhằm tạo nên sức mạnh tập thể. Xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại,
coi khách hàng là trọng tâm phục vụ nhằm đem lại lợi ích tối đa cho Ngân hàng.
5.2 Đánh giá môi trường kinh doanh:
Tây nguyên nói chung và tỉnh Đăk Lăk nói riêng có nhiều tiềm năng phát triển
nông lâm nghiệp, cây công nghiệp phục vụ công nghiệp cho năng suất cao và sản lượng
cao. Tỉnh Đăk Lăk là tỉnh trọng điểm của Tây Nguyên về quy mô và tiềm năng phát triển
kinh tế, đây là địa bàn phát triển năng động, đa dạng và đồng đều các loại hình kinh tế, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch và phát triển theo hướng tích cực, ổn định. Sản xuất nông nghiệp
đã có sự chuyển biến vượt bậc, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây

công nghiệp dài ngày, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn. Bên cạnh đó là hoạt động kinh
doanh, dịch vụ phục vụ đi kèm như kinh doanh nông sản, vật tư nông nghiệp, công nghệ
sau thu hoạch, đóng gói, sơ chế, tinh chế, hoạt động ứng dụng KHCN ngày càng phát triển
mạnh và vững chắc.
Đăk Lăk cũng sớm hình thành và phát triển các ngành thương mại, dịch vụ phục vụ
đời sống ngày càng phát triển như: Hàng tiêu dùng, Khách sạn, Nhà hàng, du lịch …
Tóm lại, ngoài các đặc trưng chung của kinh tế vùng Tây Nguyên, Đăk Lăk có mức
độ, qui mô và dư địa phát triển kinh tế rất tốt.
5.3. Giải pháp tiếp cận khách hàng:
Đối tượng khách hàng tiềm năng ưu tiên tiếp cận gồm: Khách hàng là cá nhân, hộ
gia đình, hộ kinh doanh, tiểu thương kinh doanh các chợ, DNTND, Công ty TNHH,
DNNVV, cán bộ, nhân viên các công ty, cơ quan, trường học …
Trước tiên, cần nắm bắt những yếu tố mang tính văn hoá, thói quen, thị hiếu, nhu
cầu khách hàng, những điểm mạnh, yếu của ngân hàng và đối thủ cạnh tranh trên địa bàn,
những nhân tố đặc thù thị trường để có những giải pháp phù hợp.
Trực tiếp tiếp cận và tiếp thị mời chào KH, làm quen, xây dựng mối quan hệ với
KH, dần dần chia sẻ KH, thị phần, sản phẩm của KH từ Ngân hàng khác. Tận dụng các
mối quan hệ để liên hệ và tiếp cận KH, từ đó xây dựng dữ liệu khách hàng, gây ấn tượng,
tạo ảnh hưởng và khai thác các mối quan hệ từ khách hàng để ngày càng mở rộng dữ liệu
khách hàng, bám rể và phát triển mạng lưới khách hàng cho chi nhánh.
Quan tâm thích đáng đến đội ngũ nhân viên, đặc biệt đội ngũ giao dịch viên trực
tiếp giao dịch với khách hàng về: Nghiệp vụ chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, thái độ thân
thiện cởi mở, quan tâm nhu cầu khách hàng, và đặc biệt tạo nên điểm nhấn đặc trưng của
văn hoá F-BANK,… đây sẽ là nhân tố quan trọng trong cạnh tranh giữa các TCTD trên địa


bàn khi mà mặt bằng lãi suất, công nghệ, sự tiện lợi của các Ngân hàng là như nhau thì
chất lượng dịch vụ sẽ đóng vai trò then chốt.
Phân công, giao kế hoạch cho nhân viên trực tiếp tiếp cận, chào mời KH, các cá
nhân, bộ phận cùng đồng hành với CV QHKH, GDV trong phát triển khách hàng và bán

hàng, trực tiếp lên kế hoạch làm việc với các doanh nghiệp, các cơ quan chủ quản, các ban
quản lý, các hiệp hội,…nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng và mở rộng mối quan hệ
trên địa bàn.
5.4. Huấn luyện kèm cặp nhân viên:
Tạo mọi động lực để cán bộ làm việc và cống hiến, ghi nhận thành tích của mỗi cá
nhân trong sự thành công chung của đơn vị, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ thường
xuyên về kiến thức, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, động viên khen thưởng kịp thời
những cán bộ có thành tích xuất sắc trong công tác, đề bạt những cán bộ có thành tích tốt
có nhân tố làm nguồn cán bộ nguồn về quản lý trong đơn vị.
Định kỳ và thường xuyên hàng tháng, hàng quí lên kế hoạch đào tạo cho cán bộ
từng bộ phận như: Đào tạo về kỹ năng bán hàng, kỹ năng chốt bán hàng, đào tạo về sản
phẩm mới, đào tạo cho GDV về chất lượng dịch vụ quầy, đào tạo về thẩm định khách hàng
và thẩm định hồ sơ tài chính,…,nhằm luôn tạo sự mới mẻ, động lực thúc đẩy bán hàng
cũng như quản trị rủi ro nghiệp vụ cũng như đạo đức cán bộ trong đơn vị.

PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Trong thời gian vừa qua có nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đan xen đến
nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Các yếu tố tác động bất
lợi cũng chính là động lực để toàn bộ nền kinh tế nhận thức và cải cách mạnh mẽ đáp ứng
yêu cầu ổn định, phát triển và hội nhập. Nhờ đó cả nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt
Nam có những nền tảng bước đầu và triển vọng phát triển mạnh trong thời gian đến.
F-BANK qua nhiều năm hoạt động ổn định và đã vượt qua nhiều khó khăn của nền
kinh tế và thị trường để gặt hái được nhiều thành công trong thời gian qua. Đã đến lúc cần
có những bứt phá mạnh mẽ để vương mình hòa nhập cùng sự phát triển của kinh tế Việt
Nam.
Tỉnh Đăk Lăk là một điểm sáng về sự phát triển kinh tế của Tây Nguyên nhờ những
lợi thế về tài nguyên, thiên nhiên, địa lý, dân cư, cơ chế, chính sách phát triển và nền tảng



phát triển năng động trong giai đoạn 2011 – 2015 cũng đang hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển
mạnh mẽ trong thời gian tới. Điều này đã, đang và sẽ tiếp tục “quyến rũ” các hoạt động
kinh tế nói chúng và hoạt động tài chính ngân hàng nới riêng tiếp tục phát triển, mở rộng
tại đây trong thời gian đến.
Với tiềm năng, thế mạnh và triển vọng phát triển, thị trường Đăk Lăk còn dư địa
lớn cho hoạt động tài chính ngân hàng. Nếu kết hợp và phát huy những thế mạnh của FBANK cùng với sự nhiệt huyết cống hiến của nhân viên, CHI NHÁNH Đăk Lăk sẽ hoàn
thành vượt mức mục tiêu kế hoạch đã đặt ra.
II. Kiến nghị:
Để F-BANK Đăk Lăk đi vào hoạt động thuận lợi và đạt được mục tiêu kế hoạch đề
ra, ngoài sự nổ lực tự thân của tập thể chi nhánh, thì cần có những sự chỉ đạo, hỗ trợ thiết
thực từ các cấp lãnh đạo F-BANK, các Khối HO và các phòng ban hỗ trợ. Do vậy chúng
tôi xin có một số kiến nghị như sau:
- Hỗ trợ về thủ tục pháp lý và cơ sở vật chất.
- Tuyển dụng, đào tạo và bố trí nhân sự phù hợp cho hoạt động từng bộ phận, ưu
tiên tuyển chịn nhân sự chất lượng, nhiệt huyết cho bộ phận kinh doanh trực tiếp. Đối với
BP QHKH nên xem xét chỉ tuyển nam.
- Hỗ trợ tổ chức hoạt động quảng bá tại địa phương trong giai đoạn đầu.
- Hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ trong công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tăng
trưởng chỉ tiêu kinh doanh.
- Hỗ trợ chi phí tiếp thị, quà tặng, giao tế, chính sách ưu đại lãi suất huy động trong
thời gian đầu.
- Thiết kế 01 gói cho vay cho cho chi nhánh mới thành lập khoản 500 tỷ đồng,
trong vòng 12 tháng đầu với lãi suất cho vay và lãi điều hòa hấp dẫn để PGD có điều kiện
bứt phá và tạo đà trong thời gian đầu hoạt động.
Trên đây là kế hoạt thành lập và hoạt động F-BANK Đăk Lăk. Kính trình các cấp
lãnh đạo xem xét.
Thank you!
BAN DỰ ÁN F-BANK




×