Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

7 NGUYÊN NHÂN dẫn tới NGHỈ VIỆC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.72 KB, 12 trang )

7 NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI NGHỈ VIỆC
Hôm nay đọc được cái bàn ” 7 tình huống dễ dẫn tới nghỉ việc” mà tức anh ách vì cái sự
viết chỉ tập trung vào giật tít mà it đầu tư phần nội dung. Mình xin viết lại. Bài viết này phù
hợp cho cả những người là lao động cũng như người sử dụng lao động.
1. Nghỉ việc vì thói quen
Những ngày này Hà nội chuẩn bị vào thu. Không khi mát mẻ, lá rụng đầy vỉa hè; chắc
chắn trong lòng bạn xuất hiện những cảm xúc khác hẳn với những ngày hè. Đó có thể là
cảm xúc buồn nhẹ nhàng nhớ về những kỷ niệm xưa thời còn cắp sách tới trường hay cảm
giác trốn học đi chơi. Một năm trước, 5 năm trước… vào đúng dịp thời tiết chuyển mùa như
thế này bạn cũng có cảm xúc tương tự.
Tương tự, cái cảm xúc sinh ra rồi dẫn tới quyết định muốn nhảy việc cũng đến khi nó hội tụ
đủ một số yếu tố nào đó. Nó có thể xuất hiện ngay khi bạn vừa cãi nhau với sếp, khi công
việc bừa bộn, khi thời tiết như thế này

Từ lúc bắt đầu vào công ty tới lúc rời khỏi công ty tất cả chúng ta đều tuân theo một chu kỳ
về mọi mặt. Đó có thể là sự mới mẻ, khả năng học hỏi, khối lượng công việc, sự đam mê,

Chu kỳ thường theo đồ thị lúc đầu thì dốc; tới đỉnh rồi thì giảm dần tới tiệm cận với một giá
trị nào đó.

Với mỗi người khác nhau thì đỉnh max sẽ khác nhau, các độ dốc lến xuống cũng khác
nhau.


Một người có thể bỏ việc ở các thời điểm sau:
Thời điểm X trước khi tới max: khi mà anh ta cảm thấy áp lực quá lớn. Khối lượng công
việc ngày càng vượt xa năng lực anh ta có thể làm hoặc là anh ta không còn háo hức như
thủa mới vào công ty nữa nên sự chịu khó giảm dần trong khi khối lượng công việc luôn có
xu hướng tăng.
Thời điểm Y sau khi vượt qua max: khi mà anh ta cảm thấy mọi thứ trở nên nhàm chán.
Vẫn con người đó, công việc đó, quy trình đó,.. từ ngày này qua ngày khác. Và anh muốn


thay đổi.
(Trong mục này tôi chỉ nhấn mạnh tới nguyên nhân chúng ta hành động theo thói quen mà
không suy xét cụ thể)
Mỗi người có một thời điểm mà tự nhiên trong đầu nảy sinh quyết định nghỉ việc khác nhau.
Và nó mang tính lặp đi lặp lại ở tất cả các công ty cả quá khứ và tương lai. Nếu anh ta nhảy
việc ở công ty trước đó ở thời điểm X thì ở công ty này anh cũng sẽ nhẩy ở thời điểm X và
trong tương lai cũng vậy. Nghiên cứu lịch sử nhẩy việc của một người ta sẽ tính ra chu kỳ
này, đó có thể là vài tháng, một năm, hai năm hoặc lâu hơn. Một người có chiến lược nghề
nghiệp tốt thì khác hẳn; chẳng có chu kỳ gì cả.
Lời khuyên: bạn đừng làm theo thói quen trừ khi thói quen đó đang mang lại cho bạn sự
tiện nghi và thành công về một mặt nào đó. Ở bất cứ công ty nào bạn cũng sẽ gặp một chu
kỳ như nhau và nếu bạn đều bỏ việc tại thời điểm X thì bạn sẽ mãi mãi ở trạng thái dở
dang.
Nhẩy việc tại thời điểm Y nghe có vẻ hợp lý nhưng cũng phải hết sức cân nhắc vì đỉnh max
là do bạn tự đặt ra một cách chủ quan. Đôi khi bạn nghĩ rằng bạn đã biết hết, đã quen hết
nhưng thực tế là bạn chỉ biết một phạm vi rất ít do tầm nhìn bị bó hẹp.
Điểm Y chỉ hợp lý đối với những người thực sự có ham muốn học hỏi, không ngại khó và
có tầm nhìn. Khi nhẩy việc anh ta sẽ có thu nhập cao hơn, học hỏi được nhiều hơn trong
khi người khác thì thu nhập không cao hơn mà học hỏi cũng không nhiều hơn.

Tham khảo về tiến trình nhẩy việc có tính toán
/>Tốt nghiệp MBA hạng ưu của Trường đại học Kỹ nghệ Sydney theo chương trình học bổng
toàn phần của AusAID, ông Chánh đã trải qua nhiều vị trí công việc đáng nể như Trưởng
phòng Kinh doanh và là quản lý người Việt cao cấp nhất của Văn phòng Kodak Việt Nam,
Giám đốc Kinh doanh và là quản lý người Việt đạt cấp bậc AVP đầu tiên của AIA Việt Nam,
Giám đốc Kinh doanh Prudential, Phó tổng giám đốc Dai-Ichi Life Việt Nam, Tổng giám đốc
Chứng khoán Đại Việt. Ông đạt mức lương 4.000 – 5.000 USD vào những năm 2001-2004,
và vượt qua mức 5.000 USD (sau thuế) vào những năm 2007-2008.
Chúng ta thấy quy luật là để thăng tiến ông chuyển qua công ty nhỏ hơn nhờ vậy có chức
danh và đãi ngộ tốt hơn.



2. Nhìn thấy cơ hội tốt hơn
Người lao động nói chung là thường rơi vào trường hợp chủ động nghỉ việc. Trường hợp bị
động nghỉ việc có nghĩa là bị người ta đuổi rất hiếm xảy ra. Trường hợp bị động thường là
có dấu hiệu từ trước chẳng qua người lao động không quan tâm hoặc quan tâm nhưng
không tìm được chỗ thay thế ngay.
Tốt nhất chúng ta không nên rơi vào thế bị động.
Ở thế chủ động, người lao động nói chung chỉ nghỉ việc khi họ đã tìm được việc mới mà
theo họ là tốt hơn. Một người lao động bất kỳ luôn đứng trước sự lôi kéo của công ty anh ta
đang làm và công ty khác (thường là trong ngành).
Một công ty vì vậy cũng luôn đứng trước hai nhiệm vụ liên quan tới nhân sự đó là Tuyển và
Giữ người. Giống như vợ chồng với nhau, lúc chưa lấy về thì có khi đưa đón, cơm bưng
tận miệng, tật xấu cũng thành tốt. Lúc lấy về rồi thì xấu ít thành xấu nhiều, bỏ mặc, chăm
người dưng còn hơn chăm vợ. Các công ty có xu hướng nghĩ tới việc tuyển người nhiều
hơn là công việc giữ người đang có.
Người lao động so sánh giữa lực kéo của công ty khác (nhiệm vụ tuyển dụng) và lực giữ
của công ty mình (nhiệm vụ giữ người) thì sẽ luôn khập khiễng.

Các công ty trong một ngành thường có những vấn đề gặp phải giống nhau do cùng chung
một môi trường kinh doanh. Nếu bạn rời bỏ công ty vì một vấn đề nào đó khách quan thì có
thể bạn sẽ gặp đúng vấn đề đó ở công ty sẽ tới.
Lời khuyên là bạn phải hết sức tỉnh táo. Khi so sánh giữa công ty đang làm và công ty
muốn nhẩy sang bạn thường so sánh giữa một góc nhìn bên trong của công ty đang làm và
góc nhìn bên ngoài của công ty muốn nhẩy. Không ở trong chăn làm sao biết có rận.
3. Hoàn cảnh thay đổi
Chúng ta ai cũng phải lớn lên, lấy vợ, sinh con, bệnh tật, già đi. Lúc độc thân khác với lúc
có vợ, khác với lúc có 1 con và càng khác với lúc có 2 con.
Một công việc rất phù hợp lúc bạn còn độc thân (ví dụ như hay ở lại muộn, hay đi công tác,
mức thu nhập) trở nên không còn phù hợp nữa lúc bạn có gia đình riêng. Lúc độc thân bạn



có thể chỉ làm vì đơn giản là có một hội chơi rất vui ở công ty, công ty có những hoạt động
vui vẻ đặc biệt phù hợp với người còn độc thân.
Nhiều ca sĩ, diễn viên,…. khi lấy chồng họ cũng phải từ bỏ luôn sự nghiệp đơn giản vì nó
không phù hợp với người đã có gia đình, đặc biệt là những ông chồng, bà vợ người Việt có
suy nghĩ thường không phóng khoáng được như tây.
Khi một người lao động vừa lập gia đình, vừa sinh con thì đó là thời điểm họ rất dễ nhảy
việc. Người làm nhân sự phải dự đoán để quan tâm hơn tới tâm tư nguyện vọng của người
lao động vào giai đoạn này nếu muốn giữ người.
Lời khuyên: vì việc lập gia đình hay có con đều có thể dự đoán trước nhiều năm nên tốt
nhất hãy thêm biến số này vào trước khi bạn lựa chọn một công việc nào đó.
4. Sự đi xuống của công ty
Kinh tế thế giới khó khăn, kinh tế việt nam khó khăn, tăng trưởng ngành âm. Túm lại thông
tin tiêu cực có ở khắp mọi nơi. Công ty nào cũng đang phải đối mặt với các thách thức đòi
hỏi thay đổi để thích nghi hay là chết.
Không có công ty nào là ngoại lệ, công ty lớn gặp vấn đề của công ty lớn và công ty nhỏ
gặp vấn đề của công ty nhỏ.
Rất ít sự thay đổi mang lại thành công, có lẽ chỉ dưới 20%. Sự thay đổi đòi hỏi năng lực và
nhiều nỗ lực. Giả sử việc thay đổi hoàn thành thì cũng chưa chắc là trạng thái mới sau sự
thay đổi đã tốt hơn so với trạng thái cũ. Thay đổi mất nhiều thời gian trong khi thị trường
bên ngoài lại thay đổi hàng ngày.
Mục đích của thay đổi nhằm tới gia tăng năng suât lao động, cải tiến quy trình để gia tăng
hiệu suất công ty, gia tăng chât lượng dịch vụ khách hàng, cắt giảm các khoản chi phí
không cần thiết, đẩy mạnh thị phần,…..Hoặc là cắt giảm chi phí hoặc là thay đổi chiến lược
kinh doanh.
Một người lao động đứng trước 2 sự lựa chọn : hoặc anh ta ở lại cố gắng thay đổi cùng
công ty trong khi chưa chắc công ty đã thành công, hoặc là có thể rời bỏ sang công ty khác
trong khi chưa chắc công ty này cũng không ở tình huống tương tự.
Lời khuyên: Khi động đất, nếu bạn đứng yên một chỗ thì xác suất sống cao hơn nhiều so

với việc chạy loạn cả lên. Nếu có chạy thì phải chạy bài bản.
5.Khi môi trường không còn đủ cho bạn vùng vẫy
Một con cá con có thể thấy thoải mái trong một bể cá nhỏ. Nhưng khi con cá lớn lên thì bể
cá không còn phù hợp nữa, một cái bể cá to hơn sẽ thoải mái hơn. Con cá sẽ ngừng lớn
hoặc sẽ chết nếu nó vẫn cứ ở trong cái bể cá nhỏ đó.
Tốc độ phát triển của một công ty thường không theo kịp tốc độ phát triển của một cá nhân
có năng lực. Đến một lúc nào đó người đó sẽ không học được cái gì mới và năng lực sẽ
dậm chân tại chỗ.
Một người không ngại thay đổi sẽ sẵn sàng nhảy việc sang một công ty khác giúp họ tiếp
tục thăng tiến về năng lực.


Một ao cá đương nhiên là nguy hiểm hơn một bể cá. Bạn phải chắc chắn mình có đủ nguồn
lực cần thiết để có thể sống tốt khi vào môi trường rộng lớn nhiều thách thức hơn.
6. Do Quản lý trực tiếp
Người quản lý trực tiếp đóng một vai trò rất quan trọng. Anh ta là người đặt ra mục tiêu, lên
các công việc cần làm, giám sát và kiểm tra; là người quyết định tới hiệu suất lao động của
cả phòng, một người mà chúng ta phải làm việc hàng ngày.
Một người quản lý tốt sẽ hướng dẫn bạn khi gặp khó khăn, giúp bạn tăng tiến về năng lực.
Khi người quản lý thiếu kỹ năng quản lý anh ta sẽ làm công việc lộn tùng phèo và bạn lúc
nào cũng nhiều việc trong khi kết quả chung của phòng vẫn thấp.
Mặt khác, trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại hai mong muốn mâu thuẫn nhau:
– Tôi muốn được làm thứ mình thích theo cách mình thích. Tôi thích được tự do về thời
gian, tôi ghét sự gò bó. Tôi không thích bị ai sai khiến, chỉ bảo,..
– Tôi muốn được chỉ bảo, được hướng dẫn những gì phải làm vì nếu không tôi sẽ cảm thấy
rất hoang mang. Tôi muốn mình thuộc về một cái gì đó, muốn bị quản lý bởi một ai đó.
Lúc bạn muốn được hướng dẫn thì người quản lý không hướng dẫn. Lúc bạn muốn được
khen ngợi thì người quản lý không khen ngợi. Lúc bạn muốn được giao việc thì người quản
lý không giao việc. Lúc bạn muốn công việc bớt áp lực hơn thì người quản lý lại giao thêm
việc. Lúc bạn muốn việc A nên làm theo cách của bạn thì người quản lý lại bắt bạn làm theo

cách của anh ta.
Khi người quản lý không đáp ứng được những mong muốn, kỳ vọng của bạn thì sẽ sinh ra
bất mãn tới một lúc nào đó bạn sẽ rời bỏ công ty. Nếu như công ty thay quản lý khác,
chuyển ta tới phòng ban khác thì có khi bạn đã ở lại.
7. Không thỏa mãn với thu nhập
Đi làm thuê là hình thức bán thời gian cho người khác sử dụng và họ trả lại bạn bằng thu
nhập. Sức lao động tạo ra giá trị, theo thời gian năng lực thăng tiến vì vậy giá trị tạo ra cũng
lớn hơn. Bên mua có thể không trả thu nhập tương xứng với giá trị bạn tạo ra và bạn muốn
tìm người mua khác trả giá cao hơn.
Thông thường mỗi khi nhẩy việc thì thu nhập sẽ cao hơn. Nguyên nhân là khi bạn quyết
định sang một công ty nào đó và từ bỏ công ty hiện tại thì bạn đã có số liệu để so sánh rồi.
Đôi khi công ty đối thủ có thể trả lương bạn cao hơn bình thường. Sau khi khai thác hết
hiểu biết của bạn ở công ty cũ, họ sẽ giảm lương bạn xuống mức bằng với mức thu nhập ở
công ty cũ.
Nhẩy việc để tăng thu nhập không phải là biện pháp tối ưu nhất nhưng đôi khi bạn có thể
tìm thấy cơ hội mới, niềm đam mê mới, bạn bè đồng nghiệp mới,…
Tôi nhớ có đọc ở một cuốn sách nào đó về một tình huống liên quan giữa tài năng và thành
quả nhận được khá hay. Trình bày thì dài nhưng tóm gọn lại như thế này : Giữa người giỏi
thứ nhất và người giỏi thứ hai chênh lệch năng lực thường rất ít nhưng người thứ nhất
nhận được thành quả gấp nhiều lần so với người đứng thứ hai.


Ví dụ trong đội Chicago Bull, giữa Michael Jordan và người giỏi đứng ngay sau đó chênh
lệch rất ít nhưng Michael Jordan có tất cả còn người kia thì không. Trong chuyến bay đưa
con người lên mặt trăng năm 1969 có ba người nhưng người ta chỉ nhớ tới tên người đầu
tiên đặt chân lên mặt trăng là Neil Armstrong, 2 con người còn lại cũng có tên và họ cũng
không kém hơn Neil Armstrong về sức khỏe, sự dũng cảm; nhưng không ai nhớ được nổi
tên họ.
Steve Jobs cùng Apple không phải là người đầu tiên có ý tưởng và nghiên cứu để tạo ra
một thiết bị kiểu Iphone. Trước đó vài năm Nokia đã nghiên cứu rồi nhưng vấn đề là họ đã

không nhận định đúng nhu cầu của người dùng và để mặc cho Apple vượt qua. Kết quả là
Nokia phá sản và người ta nhắc tới Nokia như một bài học kinh điển cho hậu quả của sự
chủ quan, người ta chỉ nhớ tới Steve Job ( mặc dù ông cũng như Apple không phải là
người đầu tiên nghĩ ra và cũng không làm chủ hết các công nghệ tạo lên Iphone).
Trong một lớp học khi nhắc tới một môn học bất kỳ nào bạn cũng có ấn tượng về một ai đó
mà theo bạn là giỏi nhất và tất nhiên là cả dốt nhất.
Ở bất cứ lĩnh vực nào chúng ta chỉ nhớ tới những thứ nhất cho dù là tiêu cực hay tích cực.
Và người thắng cuộc là người có tất cả cho dù là khoản chênh với người thấp hai có nhỏ
tới đâu.
Bài học rút ra là ở đời nếu bạn thua người ta chỉ một điểm rất rất nhỏ nhưng giữa bạn và
họ là cả khoảng cách về sự thành đạt thì đó là việc hết sức bình thường.
Vậy điểm khác biệt thường là gì?
Người ta chỉ nhớ tới người giỏi nhất về một thứ gì đó. Đó có thể là khả năng ngôn ngữ, khả
năng sáng tác nhạc, khả năng vẽ vời, khả năng tính toán, khả năng diễn thuyết, khả năng
sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề,….
Người ta cũng hay mua thương hiệu tốt nhất, nó có thể là đẹp nhất, tiện dụng nhất, rẻ
nhất….
Tựu chung lại là bất cứ công ty hay cá nhân nào cũng phải nhận thức được cái gì mình làm
tốt nhất. Điều này quan trọng vì nếu bạn tập trung sức mình vào thứ bạn không làm tốt nhất
thì kết quả không thể là nhất đối với người khác.
Tập trung vào cái làm giỏi nhất chưa chắc đã giúp bạn thành công nhưng ít ra là bạn sẽ rất
nhậy cảm với những cơ hội phù hợp với cái tốt nhất đó. Cơ hội đến với chúng ta liên tục
nhưng vì chúng ta không quan tâm nên chúng ta không nhận ra mà thôi.
Đọc tiểu sử những người thành đạt bạn sẽ thấy là đa phần họ đều trải qua rất nhiều khó
khăn trước khi thành công. Thành công họ có được nhờ gặp được một điểm tới hạn nào
đó. Điểm đó hội tụ đủ các yếu tố chủ quan và khách quan giúp cho họ thành công. Khi họ
gặt hái được thành quả từ điểm tới hạn đó họ không phải cố gắng nhiều nữa vì khi bánh đà
đã quay họ không còn tốn sức như lúc nó còn đứng yên.
Bài học rút ra ở đây là :
1. Bạn phải tập trung vào thứ bạn làm giỏi nhất. Dành mọi nguồn lực bạn có vào nó: thời

gian, sức khỏe, tiền bạc..


2. Bạn phải nỗ lực liên tục ít nhất khi đã vượt qua được điểm tới hạn. Nếu bạn lúc đẩy lúc
không thì bánh đà sẽ di chuyển rồi dừng rồi lại di chuyển. Chỉ cần bạn nỗ lực thì bánh đà
đã bắt đầu khởi động rồi dù bạn không nhận ra. Bạn làm ở công ty A mà chưa đâu vào đâu
đã vội nhảy sang công ty B, rồi lại nhẩy sang C thì nó cũng giống như việc lúc đẩy lúc
không.
3. Thông thường khi ta biết là ta giỏi nhất trong nhóm làm việc một cái gì đó thì thường ta
sẽ rất tự tin. Sự tự tin khiến ta dám nói, dám trình bày quan điểm. Cho dù ý tưởng của ta có
không phải là tốt nhất và có những người trong nhóm có thể có ý tưởng tốt hơn thì quan
điểm của ta vẫn cứ được quan tâm hơn.
4. Khi ta cảm thấy ta giỏi (mặc dù chưa phải là nhất) một cái gì đó thì ta sẽ rất thích thú khi
thực hiện cái đó, ta dành nhiều thời gian cho nó hơn những thứ khác. Giống như khi bạn
đá bóng giỏi thì bạn sẽ thích đi đá bóng hơn là khi bạn đá bóng kém. Khi bạn cảm thấy
mình giỏi mặc dù chưa phải là nhất thì có nghĩa là bánh đà đã quay rồi đó.
Người giỏi nhất sẽ là người đầu tiên nhận được cơ hội:
Có hai tình huống cơ hội đến:
1. Cơ hội tuân theo quy luật:
Bạn mua được một mảnh đất giá rẻ và may quá bạn bán nó với giá cao hơn rất nhiều chỉ
tháng sau đó. Tương tự với vàng, cổ phiếu,…
Ngành nghề bạn học bỗng nhiên có nhu cầu tuyển dụng cao đúng vào thời điểm bạn ra
trường.
Quy luật đến hoàn toàn khách quan nhưng quan trọng là bạn phải đủ sức mà nhận cơ hội.
Có những cơ hội bạn nhìn ra rõ ràng nhưng bạn không đủ nguồn lực để đón nhận.
2. Người ta trao cơ hội cho bạn.
Người ta trao cơ hội đó cho bạn vì bạn là người xứng đáng nhất trong số những lựa chọn
của họ. Hoặc vì bạn nhận ra đó là cơ hội trong khi người khác lại cho rằng đó là thách thức.
Người giao cơ hội cũng lựa chọn người mà có khả năng cao nhất biến cơ hội đó thành kết
quả tốt nhất. Nếu bạn giỏi nhất trong việc đó thì bạn được chọn.

Điểm khác biệt ở đây so với trường hợp cơ hội tuân theo quy luật là bạn đủ nguồn lực để
tiếp nhận, có thể bạn không nhận thức ra là bạn đủ nhưng người khác đã trao cho bạn cơ
hội có nghĩa là họ đã đánh giá bạn đủ năng lực rồi.
Tóm lại nhảy việc liên tục thường dẫn tới thất bại. Làm ở đâu không quan trọng bằng khả
năng của bạn tới đâu. Nhảy việc thiếu cơ sở là bạn giải quyết vấn đề của mình bằng yếu tố
bên ngoài, trụ lại và nỗ lực hoặc nhảy việc có chiến lược mới là giải quyết vấn đề bằng tự
thân.

Hôm nay tình cờ đọc một bài viết ‘tuổi trẻ ngày nay sống hời hợt”. Mình rất không thích
những kiểu nhận định chủ quan như vậy. Nhưng nó cũng giúp chúng ta nhìn nhận một điều
là rất nhiều người không thực sự quan tâm tới một cái gì một cách sâu sắc.


Bất cứ một lĩnh vực nào cho dù là thể thao, giải trí hay công việc thì phải luôn tâm niệm là
cần làm hết sức mình. Mình phải có số có má, phải có bản sắc, phải có cá tính, không bị
lẫn vào đám đông thì mới được.

Chiến lược khi tìm công việc mới
Cho dù bạn đang thất nghiệp hay có ý định nhẩy việc thì một số lời khuyên sau sẽ đều có
ích:
Bạn sẽ luôn hụt hơi khi nhìn mô tả công việc và đòi hỏi tiêu chí ASK (Thái độ, Kỹ năng,
Kiến thức) của các công ty. Công ty càng có sức hút đối với ứng viên thì yêu cầu càng cao.
Thứ nhất, bạn cần nhìn nhận dưới hai góc độ sau:
Góc độ 1: Mô tả công việc là bản công việc cần làm tiêu chuẩn ở mỗi vị trí. Bản đầy đủ này
thường bao trùm lên thực tế. Ở VN, thực tế thường ít hơn rất nhiều vì năng lực thu hút và
giữ chân người giỏi của DN VN rất kém. Vì vậy bạn đừng đợi tới khi mình đủ hết tiêu chí
mới đâm đơn. Trước tiên cứ phải thử đã; cho dù thất bại thì cũng có nhiều thứ thu lượm
được.
Góc độ 2: Đừng lạc quan quá với năng lực bản thân. Tuyển dụng bao giờ cũng rất gắt gao
và máy móc. Khi bạn thất bại cần phân tích nguyên nhân tại sao mình thất bại. So với

chuẩn mực thì mình như thế nào? Liệu có thể học tập để bổ sung khiếm khuyết trong thời
gian ngắn không?
Chú ý thường thì nhà tuyển dụng sẽ nêu lý do bạn không được tuyển hoặc là bạn có thể tự
nhận biết được trong khi trả lời câu hỏi không tốt. Trong trường hợp năng lực bạn có chênh
lệch quá nhiều so với những gì mà nhà tuyển dụng chỉ ra thì hãy liệt kê ra rõ ràng; nếu cần
nhiều thời gian thì biến nó thành mục tiêu năm. Bên cạnh đó apply ở vị trí thấp hơn, đòi hỏi
năng lực ít hơn.
Ở vị trí thấp hơn, lấy vị trí cao hơn ban đầu làm mục tiêu. Tham gia các khóa học để lấp
đầy khoảng trống, thực hiện nó trong mục tiêu năm. Bên cạnh đó tìm hiểu vị trí thực tế cụ
thể như thế nào, đòi hỏi gì. Nếu có kỷ luật thì chỉ trong 1 năm bạn sẽ đủ năng lực để apply
vị trí ban đầu.
Thứ hai, đừng bao giờ tiếc tiền và thời gian cho học tập. Kinh tế càng khó khăn, số người
thất nghiệp càng tăng thì số khóa học sẽ càng nhiều. Chiến thuật ở đây là không học tràn
làn, học phải có trọng điểm. Học có trọng điểm là đọc mô tả công việc và tiêu chí yêu cầu ở
vị trí công việc mục tiêu. Cứ căn vào đó, thấy yếu cái gì, cái gì có thể nhanh chóng học thì
học cái đó.
Thứ ba, đừng bao giờ trì hoãn. Trì hoãn là việc bạn dùng lý lẽ biện luận rằng mình cần
hoàn thành việc A trước khi bắt tay vào việc B. Nếu như bạn liên tục tham gia các khóa học
với kỳ vọng đợi tới khi đầy đủ năng lực cho vị trí kia thì sẽ không bao giờ được. Không bao
giờ chúng ta chuẩn bị đủ khi đứng trước bất cứ một cuộc thi nào. Giải pháp ở đây là bạn
phải giới hạn một khoảng thời gian cụ thể mà tới thời điểm đó cho dù thế nào thì cũng
apply vị trí đó.


Thứ tư, không được hành động theo đám đông. Mỗi chúng ta đều có bản sắc riêng vì vậy
phù hợp với những thứ khác nhau. Cả làng đi học tiếng anh, chúng ta cũng đi học tiếng
anh. Cả làng đi học marketing online chúng ta cũng đi học marketing online. Làm thế thì
biết bao giờ mới cạnh tranh được với những ứng viên đầy rẫy ngoài kia?
Thứ năm, không nản trí. Đâm đơn liên tục, liên tục phỏng vấn và bị từ chối là do bạn không
có chiến lược. Nếu đầu hàng, xin vào làm một công việc đơn giản không đòi hỏi nhiều,

chấp nhận an phận ở đó thì 100% bạn đã thất bại rồi. Cho dù không có chiến lược gì mà
đâm đơn liên tục thì một ngày nào đó cũng sẽ đỗ. Chẳng có bí quyết gì ở đây, chỉ là bài
toán xác suất.
Thứ sáu, một ngày học từ thực tế công việc thu được nhiều lần so với chỉ đọc và học lý
thuyết. Đừng bao giờ để mình thất nghiệp quá lâu. Phải thực hiện như lời khuyên thứ
nhất đó là apply ở vị trí thấp hơn để có thể được tuyển khi mà khoảng cách tới vị trí công
việc mục tiêu còn quá xa. Đừng cú đấm ăn xôi với cái công việc mục tiêu chỉ bằng cách
tham gia khóa học và đọc sách.
Thứ bẩy, nói gì thì nói chứ làm cái gì có kế hoạch cũng vẫn hơn. Khi định nghỉ việc ở công
ty A thì đừng có dại nói nghỉ là nghỉ ngay. Phải lập kế hoạch và thực hiện để đạt vị trí ở
công ty B. Vì trí đó phải cao hơn vị trí ban đầu; nếu bằng thì tốt nhất đừng nhảy, mất thời
gian.

Tránh thất nghiệp
Thất nghiệp mang lại ba tác hại rất lớn đó là 1.Làm cho tinh thần sa sút, 2. Làm cho kỹ
năng bị bào mòn và 3.Chi phí cơ hội của thời gian bị bỏ phí.
Tại sao chúng ta bị thất nghiệp?
– Công ty phá sản: đây là nguyên nhân phổ biến trong vài năm trở lại đây do số công ty giải
tán nhiều.
– Công ty thu hẹp quy mô nên cắt giảm nhân sự
– Sinh viên mới ra trường, không có kinh nghiệm nên khó xin việc.
– Gặp biến cố trong đời nên bỏ việc hiện tại, sau khi trải qua biến cố thì khó xin việc khi mà
mình không có một điểm gì nổi trội so với những người khác.
Dự phòng thất nghiệp
Một người đang đi làm lúc nào cũng phải nghĩ tới một thời điểm nào đó mình sẽ lâm vào
cảnh thất nghiệp, lý do là chu kỳ biến động kinh tế hiện nay rất ngắn nên các nguyên nhân
có thể làm bạn mất công việc hiện tại rất có thể xảy ra đột ngột.
Biết trước quy luật như vậy sẽ giúp bạn bình tĩnh khi phải đối mặt với nó nhưng bạn phải có
hành động cụ thể để cho ngày đó tới bạn vẫn bình tĩnh vượt qua:
1. Phải tích lũy tiền



Chính phủ phải tính lũy ngoại tệ cho khoảng 20 tuần nhập khẩu để đảm bảo rằng có thể
điều tiết được nền kinh tế mở. Nếu như gia đình bạn một tháng trung bình hết 10tr thì bạn
cũng phải tích lũy đủ ít nhất 8 x 10tr = 80tr. Điều này có nghĩa rằng bạn có 8 tháng để tìm
công việc mới.
Tất nhiên việc tích lũy càng nhiều càng tốt vì nếu như bạn lâm vào cảnh thiếu ăn ngay từ
tháng đầu tiên thất nghiệp thì bạn sẽ rất sốt ruột vì vậy không thể tìm được một công việc
nào ra hồn.
2. Phải tích lũy tri thức
Bạn có biết Việt Nam đang đàm phán gia nhập TPP, thị trường chung Asean,….Các hiệp
ước này luôn có điều kiện hạn chế tối đa sự di chuyển các nguồn lực sản xuất, trong đó có
lực lượng lao động. Bạn không những phải cạnh tranh với người ở Hà Nội mà còn phải
cạnh tranh với người ở TP HCM, ở ấn độ, singapore, các nước châu âu.
Mức độ cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng khốc liệt dẫn tới đòi hỏi của nhà tuyển dụng
ngày càng cao hơn. Nếu bạn không xin được việc mới không phải vì bạn kém đi mà vì do
bạn đã không phát triển theo kịp những đòi hỏi. Vì vậy việc tự trau dồi nghề nghiệp hiện có
là rất quan trọng.
Tích lũy tri thức có hai cách; hoặc là tích lũy theo chiều sâu, hoặc là tích lũy theo chiều
rộng. Đôi khi công việc bạn đang làm chỉ đòi hỏi trình độ hiện tại của bạn (ít nhất là trong
suy nghĩ của bạn là như vậy). Lúc này việc mở rộng hay đào sâu tri thức phụ thuộc hoàn
toàn vào bạn. Tự mình phải tạo động lực cho chính mình để luôn đạt mức trên trung bình
của ngành.
3.Xây dựng mạng lưới bạn bè
Bạn bè là kênh giới thiệu việc làm rất hiệu quả. Một số công ty lớn còn thưởng cho nhân
viên trong công ty khi giới thiệu được một nhân sự giỏi. Ở đây có hai điểm bạn phải ghi
nhớ:
– Cho dù bạn có thân với người giới thiệu bao nhiêu mà người giới thiệu thấy rằng bạn
không làm được việc thì anh ta sẽ không giới thiệu vì việc đó mang lại rủi ro trong tương lai
cho anh ta trong khi lợi ích thì không rõ ràng. Vì vậy cho dù thế nào bạn cũng phải là người

làm được việc.
– Đừng quá quảng giao vì càng nhiều bạn thì mối quan hệ sẽ càng hời hợt do nguồn lực
của bạn là có hạn. Như vậy cần giới hạn bạn bè của bạn lại sau đó gia tăng chiều sâu.
4. Giữ mối quan hệ thật tốt với công ty cũ
Nếu như bạn rời công ty cũ mà không dám quay trở lại thì rất không ổn. Bạn phải làm sao
cho dù có bị đuổi việc thì cũng phải ra đi một cách đàng hoàng. Vấn đề chỉ là bạn không
phù hợp với công ty chứ không phải là bạn kém.
Mối quan hệ với công ty cũ sẽ giúp bạn có được một kênh giới thiệu việc làm; giúp bạn có
tiếng nói tốt khi công ty mới thăm dò.
Khi Thất nghiệp


Rồi một ngày, thất nghiệp sẽ tới tìm bạn. Nếu như bạn có được các bước chuẩn bị ở trên
thì sẽ rất tốt; nếu không bạn sẽ lâm vào 3 tác hại của thất nghiệp: 1.Làm cho tinh thần sa
sút, 2. Làm cho kỹ năng bị bào mòn và 3.Chi phí cơ hội của thời gian bị bỏ phí.
Cho dù làm gì đầu tiên cũng phải chống lại ba tác hại này:
1. Không được thu hẹp các mối quan hệ vì mặc cảm tự ti. Lúc này bạn có nhiều thời gian
hơn vì vậy phải sắp xếp lịch thật kín (cho dù có là việc vô bổ). Phải vẫn dậy như là bạn đi
làm hàng ngày và về nhà giống như những người khác.
2. Lúc này bạn có thể đăng ký các khóa học trong giờ hành chính (thường có chi phí rẻ
hơn). Khóa học nên trọng tâm vào định hướng nghề nghiệp của bạn, không nên tham gia
các khóa học quá dài như học bằng hai, hay học cao học.
3. Do mất nguồn thu nên bạn phải giới hạn lại các khoản chi để đảm bảo duy trì được cuộc
sống trong khoảng ít nhất là 4 tháng.
Và làm gì tiếp theo?
Giai đoạn này thường bạn mắc phải hai sai lầm 1.Quá tự ti để việc gì cũng nhận và 2. Quá
tự cao để chẳng tìm được việc gì. Điểm mấu chốt ở đây là phải Hiểu mình.
Có nhiều người khi thất nghiệp họ bỗng tìm ra mục đích sống của cuộc đời mình như làm
từ thiện, tự kinh doanh, vẽ tranh,…Tuy nhiên trường hợp đó cũng hiếm nên bạn chắc phải
theo số đông là Tìm việc.

Nếu như bạn có dự phòng thất nghiệp thì bạn có nhiều cơ hội để tìm kiếm một công việc tốt
hơn. Nếu không có dự phòng trong khi tháng tới không có tiền cho sinh họat thì tốt nhất
nên kiếm một việc cho dù bạn không có ưng ý.
Công việc này, nếu có tạm bợ, thì cũng phải là công việc có liên quan tới định hướng nghề
nghiệp của bạn một chút hoặc là công ty đó có vị trí mà bạn ao ước. Nếu may mắn bạn có
thể thăng tiến ngay trong công ty đó để có được nghề nghiệp như ý muốn.

Thông báo với ai đó rằng họ bị sa thải
Thực tế rằng trong một cuộc nói chuyện thông báo về việc sa thải thì cả người bị nghỉ việc
và người tuyên bố đều ở trong tình trạng rất khó chịu.
Người bị tuyên bố cảm thấy mất thể diện, hụt hẫng và có thể phản ứng bằng cách đi tìm
nguyên nhân tới cùng của việc bị cho nghỉ.
Người tuyên bố thì cảm thấy mình đang làm gì đó sai trái, ảnh hưởng tới cuộc sống của
những người khác. Ngay cả trong những trường hợp nv đó rõ ràng cần phải cho nghỉ việc
thì họ cũng không thoải mái và muốn kết thúc nhanh buổi nói chuyện.
Khi một nhân viên bị cho nghỉ việc không phải vì lý do khách quan bên ngoài mà chủ quan
từ người lao động thì thường quyết định đó đã được người quản lý cân nhắc rất nhiều. Vì
vậy trong buổi nói chuyện đó nv khó có cơ hội để thuyết phục ngược lại rằng mình không


đáng bị vậy. Vì vậy tốt nhất buổi nói chuyện nên được kết thúc nhanh thay vì dằng dai tranh
luận. Nếu nv muốn tranh luận thì tốt nhất là lúc mà các thủ tục nghỉ việc đã xong, tâm trạng
đã thoải mái hơn.
Một nv khi sắp bị cho nghỉ việc luôn có các dấu hiệu cảnh báo trước đó rất dễ nhận ra.
Không được giao việc nữa (để đỡ phải bàn giao lại sau này), quan hệ nv với sếp lạnh nhạt
hơn và có gì đó hơi ngượng ép. Nv khi nhận ra cảnh báo sẽ phải tìm ra nguyên nhân tại
sao và tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt; hoặc nếu không khắc phục được thì tốt nhất
nên bắt đầu tìm công việc mới.
Trường hợp ngược lại, một nhân viên chủ động nộp đơn xin thôi việc thì thường họ sẽ
thoải mái hơn rất nhiều. Tâm trạng lúc đó đa phần là cảm thấy hả dạ, cho đáng đời vì đã

không đãi ngộ tôi xứng đáng.
Cho dù trong trường hợp nào thì thời điểm nghỉ việc luôn là bước ngoặt trong cuộc đời mỗi
người lao động. Đó có thể là tốt lên hoặc cũng có thể là xấu đi. Và mỗi người trong chúng
ta ít nhất trong đời một lần phải đối mặt với nó.
SƯU TẦM INTERNET



×