Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.28 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------

ĐINH VĂN HAI

GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI ĐÃ HOÀN THÀNH ÁN HÌNH SỰ
TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG,
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
----------

ĐINH VĂN HAI

GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI ĐÃ HOÀN THÀNH ÁN HÌNH SỰ
TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG,
TỈNH VĨNH LONG
Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng
Mã ngành: Thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Giáo dục cho những ngƣời đã
hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng tại thành phố Vĩnh Long,
tỉnh Vĩnh Long” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh là
công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu có trích dẫn nguồn
chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng
được công bố trong bất cứ một nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Đinh Văn Hai


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Trần Thị Tuyết
Oanh , người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Tâm
lý – Giáo dục học, trường ĐHSP Hà Nội, các đồng chỉ cùng công tác tại đơn
vị…., gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt
quá trình nghiên cứu.
Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng
do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót, kính mong các
thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên
môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2017
Tác giả luận văn


Đinh Văn Hai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu........................................................ 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
8. Đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 5
9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI
ĐÃ HOÀN THÀNH ÁN HÌNH SỰ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG ..... 6
1.1.

nghiên cứu vấn đề .............................................................. 6

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài luận văn........................................... 9
1.2.1. Giáo dục ............................................................................................... 9
1.2.2. Cộng đồng .......................................................................................... 10
1.2.3. Tội phạm, án hình sự và người đã hoàn thành án hình sự ................. 14
1.2.4. Tái hòa nhập cộng đồng ..................................................................... 16
1.2.5. Giáo dục tái hòa nhập cộng đồng....................................................... 17
1.3. Vai trò của cộng đồng đối với ngƣời đã hoàn thành án hình sự tái
hòa nhập cộng đồng ................................................................................... 19
1.3.1. Đặc điểm của người đã hoàn thành án hình sự .................................. 19

1.3.2. Tác động của cộng đồng đến những người đã hoàn thành án hình sự .. 21
1.4. Một số vấn đề lí luận về giáo dục cho ngƣời đã hoàn thành án hình
sự tái hòa nhập cộng đồng ......................................................................... 23


1.4.1. Mục tiêu giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập
cộng đồng ..................................................................................................... 23
1.4.2. Nội dung giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập
cộng đồng ..................................................................................................... 24
1.4.3. Phương pháp giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa
nhập cộng đồng ............................................................................................ 24
1.4.4. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho người đã hoàn thành án
hình sự tái hòa nhập cộng đồng ................................................................... 25
1.4.5

ết quả giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa

nhập cộng đồng ............................................................................................ 26
1.4.6. Các lực lượng tham gia giáo dục cho người đã hoàn thành án hình sự
tái hòa nhập cộng đồng ................................................................................ 27
1.5. Các yêu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác giáo dục cho ngƣời đã
hoàn thành xong án hình sự tái hòa nhập cộng đồng.............................. 29
1.5.1. Các yếu tố thuộc về các nhà quản lí, lãnh đạo chính quyền, các cơ
quan, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội ......................................................... 29
1.5.2. Các yếu tố thuộc về các chủ thể tham gia giáo dục cho người đã hoàn
thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng..................................................... 30
1.5.3. Các yếu tố thuộc về người đã hoàn thành án hình sự ........................ 30
1.5.4. Các yếu tố thuộc về môi trường ......................................................... 31
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................... 33
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI ĐÃ

HOÀN THÀNH ÁN HÌNH SỰ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI
THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG ................................. 35
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .......................................................... 35
2.1.1. Mụ

ảo sát ........................................... 35
ảo sát...................................................... 36


2.1.3. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................. 36
2.2. Sơ lƣợc đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Long .......... 36
2.2.1. Vị trí địa lí, lịch sử phát triển của thành phố Vĩnh Long ................... 36
2.2.2. Tình hình kinh tế và xã hội của thành phố Vĩnh Long ...................... 38
2.3. Thực trạng những ngƣời đã hoàn thành án hình sự tại thành phố
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ....................................................................... 40
2.3.1. Đặc điểm chung về những người đã hoàn thành án hình sự ở thành
phố Vĩnh Long ............................................................................................. 40
2.3.2. Những khó khăn của người đã hoàn thành án hình sự địa bàn thành
phố Vĩnh Long sau khi trở về với địa phương ............................................. 44
2.3.3. Thực trạng người đã hoàn thành án hình sự tham gia hoạt động cộng
đồng ở thành phố Vĩnh Long ....................................................................... 46
2.4. Thực trạng giáo dục cho những ngƣời đã hoàn thành án hình sự tái
hòa nhập cộng đồng tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ............ 48
2.4.1. Thực trạng nhận thức về công tác giáo dục cho người đã hoàn thành
án hình sự tái hòa nhập cộng đồng............................................................... 48
2.4.2. Thực trạng thực hiện giáo dục cho những người đã hoàn thành án
hình sự tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long .................................................................................................... 52
2.4.3. Thực trạng các lực lượng giáo dục cho những người đã hoàn thành án
hình sự tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long ............ 59

2.4.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục cho những người đã hoàn
thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long ... 63
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................ 65
.............................................................................................. 65
.............................................................................................. 66
2.5.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 66


Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................... 68
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI ĐÃ HOÀN
THÀNH ÁN HÌNH SỰ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH
PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG ................................................. 69
3.1. Định hƣớng và nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................. 69
3.1.1. Định hướng đề xuất biện pháp .......................................................... 69
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..................................................... 70
3.2. Biện pháp giáo dục cho những ngƣời đã hoàn thành án hình sự tái
hòa nhập cộng đồng tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long............. 73
3.2.1. Thực hiện việc chỉ đạo của các cáp ủy Đảng và chính quyền đối với
công tác giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập
cộng đồng ..................................................................................................... 73
3.2.2. Tổ chức thông tin, truyền thông đối với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể,
các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân về giáo dục cho những
người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng................................... 75
3.2.3. Tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và đặc điểm,
hoàn cảnh của người đã hoàn thành án hình sự ........................................... 77
3.2.4. Bồi dưỡng năng lực GD cho những cán bộ phụ trách công tác giáo
dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng .... 79
3.2.5. Phát huy tính tích cực, chủ động của những người đã hoàn thành án
hình sự trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng .......................................... 80

3.2.6. Phối hợp giữa lực lượng công an với các cơ quan, ban, ngành, đoàn
thể, tổ chức xã hội và gia đình trong quản lí, giám sát người đã hoàn thành
xong án hình sự ............................................................................................ 82
3.2.7. Phát triển cộng đồng văn hóa trong gia đình và toàn xã hội, trợ giúp
về tâm lí cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng....... 84


3.2.8. Tổ chức các hình thức trợ giúp về sức khỏe, nghề nghiệp, việc làm
cho người đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng ...................... 85
3.2.9. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục cho những người đã hoàn thành
án hình sự tái hòa nhập cộng đồng một cách thường xuyên và hiệu quả .... 87
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp và khả

ện pháp ............ 88

3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................ 88
3.3.2. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................... 89
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 102
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng người đã hoàn thành án hình sự cư trú tại thành phố Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long trong những năm gần đây ........................... 41
Bảng 2.2. Đánh giá về những biểu hiện hành vi vi phạm pháp luật cuả người đã
hoàn thành án hình sự cư trú tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long . 42
Bảng 2.3. Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật ....... 43
Bảng 2.4. Đánh giá về những khó khăn của người đã hoàn thành án hình sự địa bàn

thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long sau khi trở về với địa phương .. 44
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ tham gia của những người đã hoàn thành án hình sự
trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long trong các hoạt
động giáo dục................................................................................... 47
Bảng 2.6. Đánh giá về tầm quan trọng của công tác giáo dục cho người đã hoàn thành
án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long .. 49
Bảng 2.7. Nhận thức về mục tiêu GD cho những người đã hoàn thành án hình
sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long .... 50
Bảng 2.8. Thực trạng thực hiện các nội dung GD cho những người đã hoàn
thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long ....................................................................................... 52
Bảng 2.9 . Đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp GD cho những người đã
hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long ........................................................................................ 53
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ sử dụng các hình thức GD cho những người đã hoàn
thành án hình sự tái TNHCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long ........................................................................................ 56
Bảng 2.11. Đánh giá về kết quả giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự tái
hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ... 57


Bảng 2.12: Đánh giá mức độ quan trọng củ

ững người đã

hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long ........................................................................................ 60
Bảng 2.13: Đánh giá mức độ thực hiệ

ững người đã


hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long ........................................................................................ 61
Bảng 2.14 Đánh giá thực trạng phối hợp giữa lực lượng công an với cá lực
lượng tham gia GD cho những người đã hoàn thành án hình sự
THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long............... 62
Bảng 2.15. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của GD cho những
người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long ...................................................................... 64
Bảng 3.1. Mẫu khách thể khảo nghiệm........................................................... 90
Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp GD cho những người đã
hoàn thành án hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long 91
Bảng 3.3. Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp GD cho những người đã hoàn
thành án hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ........ 94


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CB

:

Cán bộ

CBQL

:

Cán bộ quản lí


CP

:

Chính phủ



:

Cộng đồng

GD

:

Giáo dục

Nxb

Nhà xuất bản

THNCĐ

Tái hòa nhập cộng đồng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ) cho những người đã hoàn

thành án hình sự là vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, thể hiện bản chất
nhân đạo của Nhà nước, truyền thống đạo lý của dân tộc, là hoạt động có ý nghĩa
quan trọng, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói
chung và phòng ngừa tình trạng tái phạm đối với người đã hoàn thành án hình sự
nói riêng. Tổ chức THNCĐ cho người đã hoàn thành án hình sự đã trở thành
một chủ trương, chính sách lớn trong chiến lược phòng ngừa tội phạm của Đảng
và Nhà nước ta. Nghị định 80/CP của Chính phủ quy định các biện pháp bảo
đảm THNCĐ đối với người đã hoàn thành án hình sự , các cấp ủy Đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể và lực lượng Công an đã có
nhiều hình thức, biện pháp thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi để những người đã
hoàn thành án hình sự khi trở về địa phương sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập
cộng đồng [13].
Người đã hoàn thành án hình sự - người đã trải qua một thời gian chấp
hành hình phạt tù, bị cách ly ra khỏi đời sống xã hội, được quản lý, giáo dục
tập trung tại các trại cải tạo theo quy định của pháp luật. Sau khi đã hoàn
thành án hình sự trở về với cuộc sống đời thường, liệu họ có thực sự hòa nhập
với gia đình, với cộng đồng, ổn định cuộc sống, trở thành công dân có ích cho
xã hội? Đây là vấn đề không chỉ ở bản thân những người đã hoàn thành án
hình sự, của gia đình họ mà là vấn đề Nhà nước và xã hội quan tâm. Đây là
giai đoạn sau của thi hành án, kết quả của nó sẽ đánh giá hiệu quả thực sự của
quá trình người phạm tội đã được giáo dục, cải tạo trong trại giam. Bên cạnh
đó, bản thân người đã hoàn thành án hình sự trở về với tư cách là một thành
viên của cộng đồng, họ được khôi phục các quyền và nghĩa vụ công dân, họ
rất cần sự giúp đỡ của người thân, gia đình và xã hội cho họ làm lại cuộc đời.

1


Trong những năm qua do làm tốt công tác tham mưu, triển khai thực
hiện một cách đồng bộ, với sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp

của các cấp, các ngành và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của những người đã
hoàn thành án hình sự nên công tác THNCĐ ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là tỷ lệ
đối tượng hòa nhập cộng đồng tái phạm tội ở mức thấp. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả bước đầu đã đạt được, công tác THNCĐ vẫn tồn tại nhiều hạn
chế chẳng hạn, những người đã hoàn thành án hình sự còn mang nặng mặc
cảm trong quá trình THNCĐ ở cả phạm vi gia đình và xã hội, mức độ tin
tưởng của cộng đồng dân cư về sự tiến bộ của nhóm đối tượng này chưa cao,
việc giải quyết công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho họ còn chậm, tỉ lệ
thất nghiệp cao.
Để công tác THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự đi vào
chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa trên địa bàn thành phố Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian tới cần nghiên cứu, hoàn thiện các giải
pháp mang tính phù hợp và hiệu quả. Một trong những hướng đó là hoàn thiện
công tác giáo dục THNCĐ cho các đối tượng này.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục
cho những ngƣời đã hoàn thành án hình sự tái hòa nhập cộng đồng tại
thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục hỗ trợ THNCĐ cho những người
đã hoàn thành án hình sự và khảo sát thực trạng giáo dục THNCĐ cho những
người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long,
trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
giáo dục cho nhóm đối tượng này trên địa bàn nghiên cứu, góp phần giữ gìn
trật tự an ninh xã hội.

2


3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác tái hòa nhập cộng đồng cho những người đã hoàn thành án hình sự.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục tái hòa nhập cộng đồng cho những người đã hoàn
thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ tại thành
phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay chưa thực sự đạt hiệu quả như mong
muốn. Nếu đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các biện pháp tập trung
vào các nội dung như: phối hợp hoạt động giữa các lực lượng công an với các
Ban, ngành, đoàn thể, trợ giúp về tâm lý, sức khỏe, nghề nghiệp cho những
người đã hoàn thành án hình sự, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động
của họ trong THNCĐ thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo
dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự trên địa bàn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục THNCĐ cho những người đã
hoàn thành án hình sự.
5.2. Khảo sát thực trạng công tác giáo dục THNCĐ cho những người đã
hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
5.3. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục THNCĐ cho
những người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu về GD cho những người đã hoàn thành án
hình sự từ năm 2013 trở lại đây.
- Đề tài khảo sát trên 78 cán bộ quản lí các Ban, Ngành., Đoàn thể; 50
người dân và 100 người đã hoàn thành án hình sự trên địa bàn thành phố Vĩnh

3



Long, tỉnh Vĩnh Long; cùng 20 chuyên gia thuộc lĩnh vực Tâm lí học, Giáo dục
học ở trường Đại học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
Nhóm phương pháp này dùng để thu thập, xử lí các tài liệu có liên
quan, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu lí luận được sử dụng bao gồm: phương pháp
phân tích, tổng hợp lí luận; phương pháp giả thuyết, phương pháp chứng minh.
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này dùng để nghiên cứu về thực trạng giáo dục
THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long,
tỉnh Vĩnh Long.
Các phương pháp được sử dụng bao gồm:
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để thu thập ý kiến của các
chuyên gia, cán bộ quản lí các Ban, ngành và người đã hoàn thành án hình sự về
thực trạng giáo dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình sự tại
thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
7.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn
Trò chuyện, phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của cán bộ quản lí các Ban,
ngành và người đã hoàn thành án hình sự về công tác giáo dục THNCĐ cho
những người đã hoàn thành án hình sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí những số liệu thu
được từ thực trạng giáo dục THNCĐ cho những người đã hoàn thành án hình
sự tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở đó, đưa ra những nhận

4



xét, đánh giá, lí giải nguyên nhân, đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao chất
lượng và hiệu quả của công tác này.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phương pháp sử
dụng toán thống kê, phương pháp sử dụng phần mềm xử lí số liệu.
8. Đóng góp mới của đề tài
Hệ thống được một số vấn đề lí luận về giáo dục cho những người đã
hoàn thành án hình sự THNCĐ trên địa bàn thành phố.
Đánh giá được thực trạng giáo dục cho những người đã hoàn thành án
hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long và nguyên nhân
thực trạng
Xác định được các biện pháp giáo dục cho những người đã hoàn thành
án hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về giáo dục giáo dục cho những người đã
hoàn thành án hình sự THNCĐ.
Chƣơng 2. Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục cho những người
đã hoàn thành án hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Chƣơng 3. Biện pháp giáo dục lại cho những người đã hoàn thành án
hình sự THNCĐ tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

5


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CHO NHỮNG NGƢỜI ĐÃ HOÀN
THÀNH ÁN HÌNH SỰ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG
1.1.


nghiên cứu vấn đề
Vấn đề THNCĐ đối với những người đã hoàn thành án hình sự cũng

như GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ là một vấn đề
khoa học phức tạp.
Trong những năm gần đây, vấn đề TNHCĐ đối với người đã hoàn
thành án hình sự và GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chúng ta có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu sau:
Năm 2001, trong công trình nghiên cứu của mình “Giáo dục, giúp đỡ người
tù tha tái hòa nhập cộng đồng”, tác giả Nguyễn Quốc Nhật không những phân
tích đánh giá sâu sắc về thực trạng công tác quản lý, giáo dục mà còn đề cập
tới các biện pháp quản lý giáo dục của lực lượng công an, khẳng định cơ sở
pháp lý của hoạt động quản lý giáo dục người chấp hành xong án phạt tù. Nội
dung của công trình này đã đưa ra những số liệu mang tính thực nghiệm để
đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý, giáo dục của lực lượng công an.
Đây được coi là một công trình nghiên cứu rất có giá trị đối với công tác THNCĐ
và GD cho những người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ [40].
Năm 2010, trong công trình nghiên cứu của mình “Tái hoà nhập cộng đồng
và việc đảm bảo quyền của người chấp hành xong án phạt tù”, tác giả Huỳnh Thị
Kim Ánh (2010) đã phân tích quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các
quy định của pháp luật về đảm bảo quyền của người chấp hành xong án phạt tù.
Ngoài ra, bài viết này còn chỉ ra mặt ưu điểm và hạn chế của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm tổ chức công tác tái hoà nhập cộng đồng cho người chấp
hành xong án phạt tù [1].

6


Năm 2013, trong đề tài luận án tiến sĩ của mình “Tổ chức THNCĐ cho

người chấp hành xong án phạt tù theo chức năng của lực lượng cảnh sát nhân
dân trong phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam”, tác giả Vũ Văn Hòa đã nghiên
cứu làm rõ lí luận về người chấp hành xong án phạt tù và tổ chức hoạt động
THNCĐ cho người chấp hành xong án phạt tù; khảo sát, đánh giá thực trạng
việc tổ chức THNCĐ cho người chấp hành xong án phạt tù, trên cơ sở đó đưa
ra những nhận xét, làm rõ những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế của công tác
này; đồng thời dự báo và đưa ra hệ thống các giải pháp góp phần hoàn thiện
về lí luận, nâng cao hiệu quả hoạt động THNCĐ cho người chấp hành xong
án phạt tù của lực lượng cảnh sát nhân dân góp phần quan trọng vào công tác
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm [26].
Năm 2014, trong đề tài luận văn thạc sĩ của mình “Tái hòa nhập xã hội
đối với người phạm tội của thành phố Hải Phòng”, tác giả Đinh Thị Hường đã
làm sáng tỏ những vấn đề về mặt lí luận và những quy định cụ thể của pháp
luật Việt Nam về tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội. Thông qua việc
phân tích tình hình tái hòa nhập xã hội nói chung và đi sâu phân tích công tác
tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội của thành phố Hải Phòng trong
những năm gần đây, tác giả đánh giá được thực trạng của công tác tái hòa
nhập xã hội đối với người phạm tội của thành phố Hải Phòng nói riêng, một
trong những địa phương điểm hình của cả nước về tình hình tội phạm. Đồng
thời, tác giả đưa ra các giải pháp có giá trị về mặt lí luận và thực tiễn để vận
dụng có hiệu quả vào công tác tái hòa nhập xã hội, nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả của công tác này trong thời gian tới, cũng như đưa ra những kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật nước ta về vấn đề này [30].
Năm 2014, trong đề tài luận văn thạc sĩ của mình “Hình phạt tù có thời
hạn và công tác tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù ở nước ta (trên cơ sở
nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)”, tác giả Đỗ Tiến Dũng đã đề cập

7



đến những vấn đề chung về hình phạt tù có thời hạn và tái hòa nhập đối với
người mãn hạn tù; phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng hình phạt tù và công
tác tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh
đó, tác giả đưa ra quan điểm hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng
cao hiệu quả áp dụng hình phạt tù và công tác tái hòa nhập đối với người mãn
hạn tù. [22].
Năm 2015, trong công trình nghiên cứu của mình “Nâng cao hiệu quả
quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù và được đặc xá về địa
phương”, tác giả Trần Hải Âu đã khái quát thực trạng công tác triển khai thực
hiện các chủ trương quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù và
người được đặc xá; đánh giá những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn
tồn tại của công tác này. Đồng thời, tác giả đề xuất một số biện pháp góp phần
nâng cao hiệu quả quản lí, giáo dục, giúp đỡ đối với những người chấp hành
xong án phạt tù và người được đặc xá, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, phát hiện
đấu tranh chống tội phạm tại các địa phương [2].
Bên cạnh những công trình trên, còn có các bài báo đăng tải trên kỷ yếu
Hội thảo khoa học, chúng ta có thể kể đến một số bài báo của những tác giả
tiêu biểu như: “Bài học thực tiễn của quá trình tái hòa nhập xã hội từ trại giam
đến nơi cư trú của những người mãn hạn tù” của tác giả Nguyễn Văn Cảnh
[10]; “Thực trạng và giải pháp trong công tác quản lí, giúp đỡ người được đặc
xá, mãn hạn tù trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng” của tác giả
Nguyễn Lợi [38]; “Thực tiễn tái hòa nhập xã hội của người mãn hạn tù trên
địa bàn quận Hai Bà Trưng” của tác giả Đàm Thanh Thế [45]; “Hình phạt tù
và vấn đề THNCĐ ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hồ Sĩ Sơn [43].
Tóm lại, qua quá trình khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề chúng tôi
thấy rằng: công tác tổ chức THNCĐ nói chung và giáo dục cho người đã hoàn
thành án hình sự THNCĐ đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên

8



cứu. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn chưa
nhiều. Đặc biệt, theo vốn hiểu biết của nhà nghiên cứu, cho đến nay, ở Việt
Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về giáo duc cho
người đã hoàn thành án hình sự THNCĐ.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài luận văn
1.2.1. Giáo dục
Giáo dục theo từ tiếng Hán thì giáo nghĩa là dạy, là rèn luyện về đường
tinh thần nhằm phát triển tri thức và huấn luyện tình cảm đạo đức, dục là
nuôi, là săn sóc về mặt thể chất. Vậy giáo dục là một sự rèn luyện con người
về cả ba phương diện trị tuệ, tình cảm và thể chất. Theo phương Tây thì
education vốn xuất phát từ chữ educare của tiếng La tinh. Động từ educare là
dắt dẫn, hướng dẫn để làm phát khởi ra những khả năng tiền tàng. Sự dắt dẫn
này nhằm đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu đến tốt, từ thấp kém
đến cao thượng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh “Giáo dục là quá trình tác động có
mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa
học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục
nhằm hình thành nhân cách cho họ” [42].
Theo tác giả Nguyễn Lân “Giáo dục là một quá trình có ý thức có mục
đích, có kế hoạch nhằm truyền cho lớp mới những kinh nghiệm đấu tranh và
sản xuất, những tri thức về tự nhiên, về xã hội, về tư duy, để họ có thể có đầy
đủ khả năng tham gia vào đời sống và đời sống xã hội” [31].
Theo tác giả Nguyễn Sinh Huy “Giáo dục là sự hình thành có mục đích
và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành
thế giới quan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mĩ cho con người; với nghĩa
rộng nhất, khái niệm này bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu
tố khác tạo nên những nét tính cách và phẩm hạnh của con người, đáp ứng
yêu cầu của kinh tế xã hội” [29].
9



Dù xét trên các góc độ, phạm vi khác nhau, chúng ta có thể nhận thấy:
Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một
cách có mục đích và kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa
người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những
kinh nghiệm xã hội loài người.
Như vậy: Giáo dục luôn là một quá trình có mục đích, có kế hoạch, là
quá trình tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục.
Thông qua quá trình tương tác giữa người giáo dục và người được giáo
dục để hình thành nhân cách toàn vẹn (hình thành và phát triển các mặt đạo
đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, lao động) cho người được giáo dục.
Giáo dục không bó hẹp ở phạm vi là người được giáo dục đang trong tuổi
học (dưới 25 tuổi) và giáo dục không chỉ diễn ra trong nhà trường. Ngày nay,
chúng ta hiểu giáo dục là cho tất cả mọi người, được thực hiện ở bất cứ không
gian và thời gian nào thích hợp với từng loại đối tượng bằng các phương tiện
khác nhau, kể cả các phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, truyền
thanh, video, trực tuyến qua inernet,…) với các hình thức đa dạng, phong phú.
Ngoài ra quá trình giáo dục không ràng buộc về độ tuổi giữa người giáo dục với
người được giáo dục.
1.2.2. Cộng đồng
* Khái niệm
Cộng đồng (community) được hiểu theo nghĩa chung nhất là: “một cơ
thể sống/ cơ quan/ tổ chức nơi sinh sống và tương tác giữa cái này với các
khác” [55]. Trong khái niệm này, điều đáng chú ý, được nhấn mạnh: cộng
đồng là “cơ thể sống”, có sự “tương tác” của các thành viên. Dấu hiệu/ đặc
điểm để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác có thể là bất cứ cái gì
thuộc về con người và xã hội loài người, màu da, đức tin, tôn giáo, lứa tuổi,
ngôn ngữ, nhu cầu, sở thích nghề nghiệp… nhưng cũng có thể là vị trí địa lý


10


của khu vực (địa vực), nơi sinh sống của nhóm người đó như làng xã, quận
huyện, quốc gia, châu lục… Những dấu hiệu này chính là những ranh giới để
phân chia cộng đồng. Tuy nhiên, các nhà khoa học, trong khái niệm này
không chỉ cụ thể “cái này” với “cái khác” là cái gì, con gì. Đó có thể là các
loại thực vật, cũng có thể là các loại động vật, cũng có thể là con người –
cộng đồng người.
Cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành
viên về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình
bạn cộng đồng yêu thương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người
cảm thấy có tính cội nguồn. Và cộng đồng được xem là một trong những khái
niệm nền tảng nhất của xã hội học, bởi vì nó mô tả những hình thức quan hệ
và quan niệm về trật tự, không xuất phát từ các tính toán lợi ích có tính riêng
lẻ và được thỏa thuận theo kiểu hợp đồng mà hướng tới một sự thống nhất về
tinh thần - tâm linh bao quát hơn và vì thế thường cũng có ưu thế về giá trị.
Cộng đồng người có tính đa dạng, tính phức tạp hơn nhiều so với các
cộng đồng sinh vật khác. Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng có
nhiều tuyến nghĩa khác nhau đồng thời cộng đồng cũng là đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau: xã hội học, dân tộc học, y học…
Khi nói tới cộng đồng người, người ta thường quy vào những “nhóm xã
hội” có cùng một hay nhiều đặc điểm chung nào đó, nhấn mạnh đến đặc điểm
chung của những thành viên trong cộng đồng.
Nhà xã hội học người Mỹ J. Fichter trong tác phẩm “Những khái
niệm cơ bản của Tâm lí học xã hội” [23] cho rằng cộng đồng bao gồm bốn
yếu tố sau đây:
- Sự tương quan mật thiết giữa các cá nhân (mặt đối mặt).
- Sự liên hệ về mặt xúc cảm, tình cảm giữa các cá nhân trong quá trình
thực hiện vai trò xã hội và các nhiệm vụ được giao.


11


- Sự dâng hiến về mặt tinh thần đối với những giá trị mà tập thể cho
là cao cả.
- Sự đoàn kết, hợp tác giữa cá nhân với người khác và với tập thể.
Theo quan điểm Mác – Xít, cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá
nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống nhau của các thành
viên về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng
đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự
gần gũi các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các
quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động.
Quan niệm về cộng đồng theo quan điểm Mác – Xít là quan niệm rất
rộng, có tính khái quát cao, mang đặc thù của kinh tế - chính trị. Dấu hiệu đặc
trưng chung của nhóm người trong cộng đồng này chính là “điều kiện tồn tại
và hoạt động”, là “lợi ích chung”, là “tư tưởng”, “tín ngưỡng”. “giá
trị”chung…Thực chất đó là cộng đồng mang tính giai cấp, ý thức hệ.
Theo từ điển xã hội học của Harper Collins, cộng đồng được hiểu là
“mọi phức hợp các quan hệ xã hội được tiến hành trong lĩnh vực kinh cụ thể,
được xác định về mặt địa lý, hàng xóm hay những mối quan hệ mà không hoàn
toàn về mặt cư trú, mà tồn tại ở một cấp độ trừu tượng hơn” [54].
Theo UNESCO: Cộng đồng là một tập hợp người có cùng chung một
lợi ích, cùng làm việc vì một mục đích chung nào đó và cùng sinh sống trong
một khu vực xác định. Những người chỉ sống gần nhau, không có sự tổ chức
lại thì đơn thuần chỉ là sự tập trung của một nhóm các cá nhân và không thực
hiện các chức năng như một thể thống nhất.
Tóm lại, trong đời sống xã hội, cộng đồng là một danh từ chung chỉ tập
hợp người nhất định nào đó với hai dấu hiệu quan trọng: 1/ họ cùng tương tác
với nhau; 2/ họ cùng chia sẻ với nhau (có chung với nhau) một hoặc một vài

đặc điểm vật chất hay tinh thần nào đó.

12


* Phân loại cộng đồng
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà người ta phân loại cộng đồng theo
những dấu hiệu khác nhau. Trong một số tài liệu, người ta lại chia cộng đồng
theo 2 nhóm như sau [33]:
- Nhóm cộng đồng theo địa vực: thôn xóm, làng bản, khu dân cư,
phường xã, quận huyện, thị xã, thành phố, khu vực, châu thổ cho đến cả quả
địa cầu của chúng ta. Ở nước ta, ở quy mô tỉnh, thành phố thì chúng ta có 63
tỉnh, thành phố, theo quy mô xã phường thì chúng ta có trên chục ngàn xã,
phường, ở quy mô thôn xóm, khu dân cư (nhỏ hơn xã phường) thì chúng ta có
hàng trăm ngàn cộng đồng.
- Nhóm cộng đồng theo nền văn hóa: nhóm này bao gồm: cộng đồng
theo hệ tư tưởng, văn hóa, tiểu văn hóa, đa sắc tộc, dân tộc thiểu số… Nhóm
này cũng có thể bao gồm cả cộng đồng theo nhu cầu và bản sắc như cộng
đồng người khuyết tật, cộng đồng người cao tuổi.
- Nhóm cộng đồng theo tổ chức: được phân loại từ các tổ chức không
chính thức như tổ chức gia đình, dòng tộc, hội hè cho đến những tổ chức
chính thức chặt chẽ hơn như các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị, tổ
chức hành chính nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, xã
hội… từ phạm vi nhỏ ở một đơn vị hoặc trong phạm vi quốc gia cho đến
phạm vi quốc tế.
Cũng có thể phân loại cộng đồng theo đặc điểm khác biệt về kinh tế xã hội:
- Cộng đồng khu vực đô thị.
- Cộng đồng nông thôn.
Trong bối cảnh Việt Nam, cộng đồng được hiểu là một chỉnh thể thống
nhất bao gồm những người dân (dân cư) sinh sống trong đơn vị hành chính cơ

sở: xã (địa bàn nông thôn), phường (địa bàn thành thị) hay đơn vị hành chính

13


×