Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Ôn tập Ngữ Văn 6 (Tiếng Việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.23 KB, 10 trang )

Tiếng Việt 6
Từ và cấu tạo từ của Tiếng Việt
1, Thế nào là từ ?
Từ là một yếu tố của ngôn ngữ (tiếng Việt) có hai đặc điểm rất cơ bản là:
+ Có nghĩa
+ Đợc dùng độc lập để tạo câu.
* Từ có một hoặc nhiều tiếng.
2, Đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt.
- Đơn vị cấu tạo nên từ trong Tiếng Việt là tiếng (âm tiết)
- Các kiểu cấu tạo từ:
- Có hai loại lớn: từ đơn và từ phức
+ Từ đơn: là những từ chỉ có một âm tiết
+ Từ phức: có hai loại nhỏ: từ ghép và từ láy.
Từ ghép: gồm hai loại là từ ghép chính phụ và ghép đẳng lập.
Từ láy là những từ có quan hệ láy âm
3, Khái niệm Từ m ợn.
A, Thế nào là từ mợn ?
- là những từ của một ngôn ngữ khác mà tiếng Việt cha có từ thích hợp để biểu
thị nên đợc nhập vào từ tiếng Việt và dùng theo quy tắc của Tiêng Việt. Tiếng
Việt có thể vay mợn từ nhiều nguồn ngôn ngữ khác nhau: Pháp - Nga - Anh
Nhậtđặc biệt là tiếng Trung (tức ngôn ngữ Hán Việt)
B, Cách viêt từ mợn.
- Đối với những từ đợc Viêth hóa hoàn toàn thì viết đơn thuần nh Tiếng Việt:
mít tinh, xà phòng, xô viết, nhông xích
- Với nhũng từ cha Việt hóa hoàn toàn thì khi viết nên ding dấu gạch ngang:
ra-đi-ô; in-tơ-nét, ma-két-ting
4, Nghĩa của từ
A, Nghĩa của từ là gì ?
- Từ bao gồm 2 phần: hình thức và nội dung.
+ Phần hình thức: đợc thể hiện thành chữ khi viết, thành tiếng khi đọc
+ Phần nội dung đợc thể hiện thành nghĩa của từ. Nghĩa của từ là nội dung


mà từ biểu thị. Nội dung đó có thể là sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ. Khi
ta nhìn một chữ, hoặc nghe một tiếng mà ta hiểu đựoc chứ đó, tiếng đó biểu thị
cái gì là ta đã hiểu đợc nghĩa đó.
B, Cách giải thích nghĩa của từ
- Có thể giải thích nghĩa của từ theo nhiều cách khác nhau. Có hai cách thờng
thấy :
+ Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu hiện.
+ Giải thích bằng việc đa ra những từ đồng nghĩa hgoặc trái nghĩa với từ cần
phải giải thích.
Cả hai cách đều cần các em phải chịu khó xem từ điển, học cách giải thích
của từ điển và không ngừng trau rồi vốn từ vựng.
5, Từ nhiều nghĩa và hiện t ợng chuyển nghĩa của từ
A, Thế nào là từ nhiều nghĩa:
- Là từ có hai nghĩa hiểu trở nên
B, Nghĩa gốc và nghĩa chuyển
- Trong từ nhiều nghĩa, nghĩa xuất hiện đầu tiên đợc gọi là nghĩa gốc.
Trong từ điển nghĩa gốc bao giờ cũng đợc đánh số 1.
- Nghĩa chuyển đợc hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, đợc suy ra từ nghĩa
gốc.
C, Hiện tợng chuyển nghĩa của từ
Khi mới xuất hiện, từ thờng chỉ đợc dùng với một nghĩa nhất định.Sau đó
trong quá trình sử dụng, để gọi tên những đối tợng mói xuất hiện trong đời
sống, ngời ta thêm nghĩa mới cho từ vào từ sẵn có. Lúc đó ta có hiện tợng
chuyển nghĩa.
6, Lỗi dùng từ và cách chữa
A, Mặt nội dung và hình thức của từ
- không có từ nào có nội dung mà không có hình thức. Nội dung của từ hay
còn gọi là nghĩa, không thể nghe đợc, nhìn đợc mà chỉ có thể cảm nhận.
Nhng mặt hình thức của từ lại có thể nghe đợc (âm thanh), nhìn đợc (chữ
viết).

- Vì vậy hiểu đợc một từ nào đó là cần hiểu đợc cả hai mặt hình thức âm
thanh, chữ viết lẫn nội dung ngữ nghĩa của từ. Nếu chỉ nghe đợc âm, nhìn
đợc chữ mà không hiểu âm đó, chữ đó biểu thị đối tợng nào thì cha gọi là
hiểu nghĩa của từ và cha thể dùng từ đó để tạo câu. Muốn sử dụng đợc từ, ta
cần phải nắm chắc đợc hình thức âm thanh, hình thức chữ viết lẫn nghĩa
của nó.
B, Một số lỗi dùng từ:
* Lặp từ: là việc dùng từ trùng lặp, gây cảm giác nặng nề, nhàm chán. Cần
phân biệt lặp từ với phép lặp.
Từ loại:
1, Danh từ và cum danh từ
A, Danh từ là những từ biểu đạt sựvật tồn tại trong thực tế khách quan. Danh
từ bao gồm tất cả những từ chỉ ngời, sự vật, hiện tợng, khái niệm
- Danh từ có khả năng kết hợp với những từ chỉ số lợng đứng trớc.
VD: ba con trâu; sáu yến gạo
- Về chức năng cú pháp, danh từ có thể đảm nhiệm những chức vụ cú
pháp khác nhau, chủ yếu là chủ ngữ và bổ ngữ.
B, Danh từ chỉ sự vật có hai loại: Danh từ chung và danh từ riêng
+ Danh từ chung: là danh từ dùng làm tên gọi chung cho một loại sự vật
nào đó.
+ Danh từ riêng: là danh từ dùng làm tên riêng của một ngời, một vật, một
địa phơng, một cơ quan tổ chức nào đó. Danh từ riêng thờng đợc viết hoa.
C, Cụm danh từ:
+ Còn đợc gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ, là một tập hợp từ
do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành (từ ngữ phụ thuộc
gọi là phụ ngữ).
+ So với danh từ, cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể hơn, chi tiết hơn và có
cấu tạo phức tạp hơn. Cụm danh từ đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp
giống nh danh từ (đợc dùng làm chủ ngữ và bổ ngữ)
+ trong cụm danh từ quan hệ giữa danh từ trung tâm với các phụ ngữ

đứng trớc hoặc đứng sau danh từ trung tâm ấy là quan hệ chính phụ.
VD: học sinh (danh từ) tất cả học sinh lớp 6A (cụ danh từ)
+ cấu tạo của cụm danh từ:
Cụm danh từ có thể cấu tạo đầy đủ hoặc không đầy đủ
Dạng cấu tạo đầy đủ
Phần trớc Phần trung tâm Phần sau
Một ngôi nhà vững trãi
Dạng cấu tạo không đầy đủ
Phần trớc Phần trung tâm
Một ngôi nhà
Phần trung tâm Phần sau
Ngôi nhà vững chãi
Chú ý:
+ Phần trung tâm còn đợc gọi là: chính tố, danh từ trung tâm, danh từ
chính
+ Phụ ngữ trớc còn đợc gọi là: phụ tố trớc, định ngữ trớc.
+ Phụ ngữ sau còn đợc gọi là: phụ tố sau, định ngữ sau
2,Số từ và l ợng từ
A, Số từ: là từ chỉ số lợng chính xác, đợc đặt trớc danh từ để đếm hoặc
nêu số lợng sự vật.
Ngoài ra số từ còn dùng để chỉ số thứ tự hoặc số hiệu sự vật. Với nghĩa
này, số từ thờng đặt sau danh từ.
Số từ chỉ số lợng Số từ chỉ thứ tự
Ba tầng
Sáu lớp
Tám tháng
2000 năm
Tầng ba
Lớp sáu
Tháng Tám

Năm 2000
* Cần phân biệt số từ với danh từ biểu thị đơn vị do một tập hợp số lợng
sự vật tạo thành. Đó là các từ: đôi, cặp, bộ, tá, chục, trăm, nghìn, vạn
B, Lợng từ: là những từ chỉ lợng ít hay nhiều của sự vật. Lợng từ có thể
chia làm hai loại:
+ Lợng từ chỉ ý nghĩa toàn thể, gồm các từ: cả, tất cả, tất thảy, cả thảy,
toàn thể, toàn bộ
+ Lợng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối, gồm các từ: những, các,
mọi, mỗi, từng,
3,Chỉ từ: là những từ để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật
trong thời gian hoặc không gian. Sự định vị này thờng lấy vị trí của ngời
nói và thời điểm nói làm gốc.
* Xét ví dụ: + đêm nay: định về thời gian
+ lúc nãy: định về thời gian
+ hồi ấy, dạo nọ, hôm kia
+ quyển sách ấy, quyển sách này, quyển sách kia..=> định vị
về không gian, sự vật.
4, Động từ và cụm động từ
- Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
VD: ăn, uống, chạy, nhảy, cời, đứng, ngồi
+ Động từ có thể đặt sau các từ: đã, đang, sẽ, hãy, đừng, chớ
+ Động từ có thể trực tiếp làm vị ngữ : VD: Họ sống và chiến đấu.
- Có hai loại động từ là:
- Loại động từ không đứng một mình, thờng có động từ khác đứng sau.
VD: toan, dám, định, muốn, quyết, có thể
- Loại động từ có thể đứng một mình.
VD: đi, chạy, đứng ngồi, buồn, vui, ghét
B, Cụm động từ.
- Cụm động từ là một tập hợp từ, gồm động từ chính và một số từ ngữ
phụ thuộc đứng trớc, đứng sau động từ chính ấy.

+ Các từ ngữ phụ thuộc đứng trớc (phụ ngữ ở phần trớc) gồm các loại: các
từ chỉ thời gian (đã, đang, sẽ); chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ); chỉ sự
phủ định (không, cha, chẳng); chỉ sự đồng nhất, tiếp diễn (cũng, vẫn,
cứ, còn) Các từ ngữ này có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho động từ chính.
+ Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau (phụ ngữ ở phần sau) cũng gồm nhiều
loại nhỏ, có tác dụng bổ sung ý nghĩa về đối tợng, thời gian, nơi chốn, mục
đích, nguyên nhân, phơng tiện, cách thức hành động
=> Nh vậy, một tập hợp từ gồm ba phần: phụ ngữ trớc + động từ + phụ
ngữ sau, chính là cụm động từ trong tiếng Việt. Mô hình đầy đủ của cụm
từ là:
Phụ ngữ trớc Động từ chính Phụ ngữ sau
đã, từng,
vẫn, còn,
đang
Chiến đấu
học
đọc
Dũng cảm, ở chiến trờng
trên lớp
báo, ở th viện
- Cụm động từ còn đợc gọi là: ngữ động từ, động ngữ, nhóm động từ
11, Tính từ và cụm tính từ
A, Tính từ: là từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng
thái. Ví dụ: xanh, đỏ, cao, thấp, can đảm, nhút nhát
- Tính từ giống động từ ở chỗ: có thể trực tiếp làm vị ngữ, có thể kết hợp với
các từ: đã, đang, sẽ, không, cha, chẳng
Tính từ khác với động từ ở chỗ: có thể kết hợp với các từ: rất, hơi; không
kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ
- Có hai loại tính từ đáng chú ý:
+Tính từ chỉ tính chất tơng đối (có thể kết hợp đợc với các từ: rất, hơi, lắm,

quáVí dụ: rất đẹp, hơi đẹp, đẹp lắm, đẹp quá)
+ Tính từ chỉ tính chất tuyệt đối (không kết hợp đợc với các từ: rất, hơi, lắm,
quáVí dụ: đỏ au, trắng xoá, xanh ngắt, tròn xoe).
Loại tính từ này còn đợc gọi là tính từ tuyệt đối hoặc tính từ không đánh giá đ-
ợc về mức độ.
B, Cụm tính từ: là một tập hợp từ, gồm tính từ chính và một số từ ngữ phụ
thuộc đứng trớc, đứng sau tính từ chính ấy.
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng trớc (phụ ngữ ở phần trớc) gồm các loại: các từ
chỉ mức độ (rất, hơi, khí); chỉ sự phủ định (không, cha, chẳng). Còn các
từ ngữ phụ thuộc đứng sau (phụ ngữ ở phần sau) cũng gồm nhiều loại nhỏ,
có tác dụng bổ sung ý nghĩa về vị trí, sự so sánh, về mức độ,
- Mô hình đầy đủ của cụm tính từ là:
Phụ ngữ trớc Tính từ chính Phụ ngữ sau
rất
còn
giỏi
trẻ
Toán
nh một thanh niên
- Cụm tính từ còn đợc gọi là: ngữ tính từ, tính ngữ, nhóm tính từ
(Hết kì I)
Tiếng Việt 6

×