Những cái nhất của vua chúa Việt Nam
1. Ở ngôi lâu nhất:
Vua Lý Nhân Tông ở ngôi 55 năm ( 1072- 1127 ). Lý Nhân Tông còn là ông vua có
nhiều niên hiệu nhất: 8 niên hiệu, trong đó có niên hiệu Hội Tường Đại Khánh được
dùng lâu nhất là 10 năm. Vua là con trưởng của Lý Thánh Tông và mẹ là thái hậu Ỷ
Lan. Nhân Tông trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân,
là một vua giỏi của triều Lý, hưởng thọ 61 tuổi.
2. Ở ngôi ít nhất :
Vua Lê Trung Tông ( nhà tiền Lê ) và vua Nguyễn Dục Đức ( Nguyễn Phúc Ưng Chân),
mỗi vị ở ngôi 3 ngày, không kịp đặt niên hiệu.
Khi Lê Hoàn mất, các con chém giết lẫn nhau. Sau 8 tháng đánh nhau quyết liệt, Trung
Tông lên ngôi, được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đĩnh giết chết.
Dục Đức lên ngôi theo di chiếu của Tự Đức. Hai phụ chính đại thần là Nguyễn Văn
Tường và Tôn Thất Thuyết nại rằng Dục Đức muốn cải di chiếu nên đã sai Trần Tiễn
Thành đọc bớt đi ( đoạn nói mắt vua có tật, tính thì hiếu dâm....), có tang vẫn dùng áo
màu.... dâng sớ lên Hoàng thái hậu đặt vua khác. Vua bị phế khi vừa lên ngôi được 3
ngày ( 20, 21, 22.7.1883 ), bị giam và bỏ đói, rồi chết.
3. Lên ngôi muộn nhất:
Vua Trần Nghệ Tông, khi đã 49 tuổi, sau việc lật đổ con rể mình là Dương Nhật Lễ.
Dương Nhật Lễ cũng là người duy nhất không mang họ Trần làm vua dưới triều Trần.
Sau khi Trần Dụ Tông mất, Lễ được chính mẹ của Dụ Tông là bà Hiến Từ Tuyên Thánh
hoàng thái hậu đưa lên ngôi. Có được ngôi báu, Lễ quay lại bức hại bà và quý tộc họ
Trần, cốt giành quyền bính cho họ Dương, ở ngôi được hơn năm thì bị Trần Nghệ Tông
giết.
Lên ngôi muộn còn có Lê Thái Tổ ( Lê Lợi ) lúc 43 tuổi và Tiền Ngô Vương ( Ngô
Quyền ) lúc 40 tuổi. Đây là 2 vị vua đầu triều, lên ngôi cách nhau 500 năm và đều phải
trải qua chinh chiến gian khổ giành độc lập, chủ quyền cho dân tộc ta.
4. Lên ngôi sớm nhất:
Vua Lê Nhân Tông, lên ngôi khi mới được 1 tuổi 6 tháng. Vua là con thứ 3 của Lê Thái
Tông. Thái Tông mất sớm, lúc 19 tuổi, trong vụ án Lệ Chi Viên, 4 tháng sau thì Nhân
Tông lên ngôi, quyền bính lúc này trong tay bà Tuyên Từ hoàng thái hậu. Nhân Tông ở
ngôi được 17 năm thì bị anh là Lê Nghi Dân cùng đồ đảng nổi dậy giết chết.
Các vua lên ngôi sớm còn có: Trần Thiếu Đế lúc 2 tuổi, Lý Cao Tông lúc 2 tuổi 2 tháng
và Lý Anh Tông lúc 2 tuổi 6 tháng.
5. Lên ngôi ngay sau khi được lập làm Thái Tử và là nữ hoàng duy nhất:
Vua Lý Chiêu Hoàng ( Lý Phật Kim ), lên ngôi tháng 10 năm 1224. Vua là con thứ của
Lý Huệ Tông. Huệ Tông không có con trai phải truyền ngôi cho con gái rồi đi tu. Chiêu
Hoàng ở ngôi được hơn 1 năm thì bị buộc nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh 8 tuổi,
chấm dứt 215 năm trị vì của nhà Lý. Tuy vậy, nữ hoàng cũng đã có niên hiệu là Thiên
Chương Hữu Đạo ( 1224-1225 ). Năm bà 19 tuổi thì bị phế và giáng làm công chúa do
không có con với Trần Cảnh, thay bà là chị ruột tên Thuận Thiên. Năm 40 tuổi, bà được
đem gả cho Lê Tần, một danh tướng triều Trần, sinh được 2 con, thọ 60 tuổi.
6. Sống thọ nhất:
Chúa Nguyễn Hoàng, thọ 88 tuổi. Ông là người đầu tiên khai sinh ra lịch sử nhà Nguyễn
9 chúa 13 vua, dân thường gọi là chúa Tiên. Sự nghiệp của chúa bắt đầu từ tháng 10
năm 1558 khi vào trấn thủ Thuận Hóa, hòng thoát khỏi tai mắt của họ Trịnh. Chúa có
công mở rộng bờ cõi nước ta về phía Nam, biên cương trong thời chúa trị vì đến tận tỉnh
Phú Yên ngày nay.
7. Thọ kém nhất :
Vua Lê Gia Tông, thọ 14 tuổi. Vua kế vị anh mình là Lê Huyền Tông lúc 10 tuổi, tôn
mẹ nuôi là bà chính phi của chúa Trịnh Doanh làm Quốc Thái Mẫu, còn mẹ đẻ chỉ được
tôn làm Chiêu Nghi. Vua ở ngôi được 4 năm, đặt 2 niên hiệu, mất năm 1675, không con
nối dõi, ngôi báu thuộc về em là Lê Hy Tông.
Xếp vào hạng này còn có vua Kiến Phúc ( Nguyễn Phúc Ưng Đăng ) hưởng dương 15
tuổi, vua Lê Túc Tông hưởng dương 16 tuổi.
8. Có nhiều con nhất:
Vua Minh Mạng, 142 người con. Ngoài bà phi Hồ Thị Hoa ( mẹ vua Thiệu Trị sau
này ), Minh Mạng còn có hàng trăm bà phi, tần khác nữa, trong đó 40 bà có con với vua,
tổng cộng được 78 hoàng tử và 64 hoàng nữ. Không kể chuyện hậu cung, Minh Mạng là
một ông vua văn võ kim toàn, đưa nước Việt ta trở thành một trong những nước hùng
mạnh nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. Vua ở ngôi 21 năm ( 1820- 1841 ), thọ 49 tuổi.
9. Đăng quang nhiều nhất:
Vua Lê Thần Tông, hai lần làm vua. Đăng quang lần thứ nhất vào năm 1619, ở ngôi 24
năm thì nhường ngôi cho con trưởng là Lê Chân Tông. Sau vì Chân Tông mất mà không
có con nối dõi nên Thần Tông phải đăng quang lần nữa vào năm 1649, hai lần ở ngôi
tổng cộng 37 năm, đặt 6 niên hiệu. Khi mất, vua truyền ngôi cho con thứ là Lê Huyền
Tông.
10. Hai vua cùng ở một ngôi:
Nam Tấn Vương ( Ngô Xương Văn ) và Thiên Sách Vương ( Ngô Xương Ngập ), là 2
con của Ngô Quyền, lên ngôi năm 951. Ban đầu, 2 anh em cùng trông coi việc triều
chính. Sau, anh là Sách Vương chuyên quyền lấn át, ở ngôi được 3 năm thì mất vì bệnh;
em được 14 năm thì tử trận, đất nước rơi vào loạn 12 sứ quân.
1. Có tư thế thiết triều xấu nhất:
Vua Lê Ngọa Triều ( nhà Tiền Lê ). Vua càn rỡ, dâm đãng và tàn bạo, bị bệnh trĩ nên
lâm triều thường phải ngồi mà coi chầu, vậy mới có tên là Ngọa Triều. Năm 1005, vua
giết người anh là Lê Trung Tông mà chiếm được ngôi. Vua ở ngôi được 4 năm, hưởng
dương 23 tuổi, lịch sử chuyển sang họ Lý.
12. Triều đại truyền ngôi được lâu nhất:
Nhà Hậu Lê. Xét về danh nghĩa, họ Lê truyền ngôi được 360 năm ( 1428- 1788 ), qua 27
đời vua, chia làm 2 thời kỳ: thời Lê sơ gồm 11 vua đầu, đây là thời kỳ cường thịnh; thời
Lê trung hưng gồm 16 vua sau, quyền lực dần bị lấy mất, chỉ còn danh nghĩa tượng
trưng.
13. Có tên tuổi rực rỡ nhất trong thời kỳ trị nước an dân:
Vua Lê Thánh Tông. Vua là con thứ tư của Lê Thái Tông và mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao,
sinh năm 1442, lên ngôi năm 1460 sau khi anh là Lê Nghi Dân bị giết, ở ngôi 37 năm,
đặt 2 niên hiệu là Quang Thuận và Hồng Đức, thọ 55 tuổi. Lê Thánh Tông có tư chất
thông minh lại chăm học tập, biết nhiều lại giỏi thực hành. Dưới triều Thánh Tông về
mọi phương diện, nước ta tiến đến một trình độ cao từ trước chưa bao giờ đạt tới, thanh
thế nước ta bấy giờ lừng lẫy.
14. Để lại dấu ấn xấu xa nhất, bị lên án về tội phản quốc:
Vua Lê Chiêu Thống. Tháng 10.1788, vua cùng hoàng thái hậu rước 30 vạn quân Thanh
về giày xéo non sông. Chiêu Thống chỉ là niên hiệu, còn miếu hiệu phải là Lê Mẫn Đế,
các sử gia thể theo ký ức không tốt đẹp của nhân dân về vị vua này nên vẫn gọi là Lê
Chiêu Thống. Đây là vị vua cuối cùng của triều Lê 360 năm, sau sống lưu vong ở Trung
Quốc và mất bên đó, năm 28 tuổi.
15. Gần với thời đại chúng ta nhất, đại diện cuối cùng của chế độ phong kiến Việt
Nam:
Vua Bảo Đại ( Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy ). Vua sinh ngày 22.10.1913, con của Khải
Định, lên ngôi ngày 5.1.1926, đăng quang xong lại tiếp tục sang Pháp học. Tháng
9.1932, Bảo Đại về nước, sửa sang triều chính.
Cách mạng tháng 8 thành công ở Huế, ngày 18 tháng 7 năm Ất Dậu, Bảo Đại thứ 20,
tức ngày 30.8.1945, vua Bảo Đại trên lầu Ngọ Môn trao ấn kiếm cho đại diện của Cách
mạng, lá cờ vàng quẻ ly kéo xuống, cờ đỏ sao vàng phấp phới trên cột cờ Phú Văn Lâu,
thể hiện sự cáo chung của nền quân chủ.
16. Tự Đức vị vua thể hiện hiếu thảo nhất
là vị vua hiếu đạo bậc nhất trong 13 vị hoàng đế triều Nguyễn. Mẫu hậu là bà Từ Dũ
được vua săn sóc, tôn kính, vâng lời hết mực. Bà truyền bảo điều gì đáng lưu tâm, vua
liền ghi ngay vào sách tùy thân mà nghiền ngẫm, gọi là "Từ huấn lục" (sách chép lời mẹ
dạy). Trải qua suốt 36 năm chấp chính ngai vàng, Tự Đức bao giờ cũng dành ngày chẵn
vào cung vấn an sức khỏe mẹ, ngày lẻ thì lo việc triều nghi, chẳng vì ngồi trên chỗ vạn
năng quyền thế mà lơ là phận làm con. Không những thế, có gì lo âu, vua liền thỉnh ý để
được nghe lời dạy bảo. Chính vì thế, bà đã từng đề nghị giảm thuế má cho dân vào
những khi gặp thiên tai, mất mùa, đói kém, nhà vua đều làm theo ý mẹ. Có lần, ngày
mai là đến kỳ giỗ kỵ tiên đế Thiệu Trị, thế mà hôm ấy nhà vua ham săn bắn, gặp nước
lụt chảy mạnh bất ngờ, quan quân chưa dám dong thuyền hồi cung, phải mắc kẹt chốn
ngoại thành rừng Thuận Trực. Bà Từ Dũ sai quan Nguyễn Tri Phương đi rước, khi vào
cung, vua biết lỗi, dâng roi, nằm xuống chờ quở phạt. Bà giận, quay mặt chẳng nói, sau
mới tha cho hình phạt, chỉ trách dạy bằng lời mà thôi. Xem thế, đủ biết vua Tự Đức thờ
mẹ rất chí hiếu.
Và có nhiều bài thơ nhất
Trong số 13 vua Nguyễn, vua Tự Đức là người uyên thâm nhất về nền học vấn Ðông
Phương, nhất là Nho học. Vua giỏi về cả sử học, triết học, văn học nghệ thuật và đặc
biệt là rất sính thơ. Vua đã để lại 600 bài văn và 4.000 bài thơ văn chữ Hán và khoảng
100 bài thơ chữ Nôm. Thơ văn nhà vua phản ánh một con người nhân hậu, một tâm hồn
đa cảm, một tư chất hâm mộ nghệ thuật. Tư chất ấy cũng biểu lộ rõ trên nghệ thuật kiến
trúc của lăng vua. Sử cho biết chính nhà vua đã "chuẩn định" (décider) mô thức xây
dựng nó. Trong vòng La thành rộng khoảng 12 ha, gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ
dàn trải thành cụm trên những thế đất phức tạp cao thấp hơn nhau chừng 10m. Nhưng,
các hệ thống thống bậc cấp lát đá thanh, các lối đi quanh co lát gạch bát tràng đã nối tất
cả các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi.
17. Nổi tiếng nhân từ độ lượng nhất :
Trần Hoảng, sinh năm 1240, hai mươi năm làm vua ( 1258-1278 ) hiệu là Thánh Tông,
chăm lo khẩn hoang, giúp đỡ người nghèo an cư lạc nghiệp, khuyến học, mở nhiều khoa
thi tuyển chọn nhân tài.
18. Làm vua xong rồi cắt tóc đi tu ở chùa lâu nhất :
Trần Khâm ( 1258-1308 ), làm vua hiệu là Nhân Tông 15 năm, 2 lần lãnh đạo đánh
thắng Nguyên Mông xâm lược, xong việc rồi thoái vị, gọt tóc đi tu, lập ra Thiền tông
Trúc Lâm Yên Tử, tông phái đặc sắc đất Việt.
19. Ăn chơi đàng điếm nhất :
Chúa Trịnh Giang ( 1729- 1740 ), cho em trai tùy nghi làm việc với trăm quan, để mình
rảnh rỗi thỏa sức ăn chơi dâm loạn với hàng trăm cung nữ phi tần, sai người đào hầm
dưới lòng đất, trốn việc chúa, xuống hầm ở với đàn bà con gái đủ loại tuổi thêm 20 năm
nữa mới chết
20. Từ nghèo hèn nhất & tiến nhanh nhất lên ngôi hoàng đế :
Vua Mạc Đăng Dung, từng đi thi đấu vật vào làm lính chuyên cầm tán & vác lọng cho
xe vua, sau đó bằng 1 cuộc ép vua Lê Cung xuống chiếu nhường ngôi cho mình lên ngôi
báu, lập tức ông tế trời ở đàn Nam Giao, lấy Hải Dương làm Dương Kinh, 2 năm sau
ông nhanh chóng nhường ngôi cho con để làm thái thượng hoàng
21. Chết "khổ sở" nhất:
Vua Mạc Mậu Hợp ( 1562-1592 ), lên ngôi lúc hơn 1 tuổi, ở ngôi 29 năm, sét đánh
không chết; mất kinh thành, chạy trốn, đóng giả nhà sư vẫn bị lộ, vua xin: " Mấy ngày
nay đói khát quá , cho xin 1 bình rượu uống cho đã". Bị quân Trịnh treo sống trên cây
chịu đói khát 3 ngày, rồi đem xuống chém đầu đóng vào cọc, bêu ngoài chợ 5 ngày.
22. Người duy nhất không làm vua nhưng có nhiều con trai làm vua nhất:
Ông Nguyễn Phúc Hồng Cai, em trai của Tự Đức; vì Tự Đức không có con nên thực
dân Pháp lần lượt đưa 3 con trai của ông lên làm vua với số phận khác nhau: Kiến Phúc
bị đầu độc chết, Hàm Nghi bị đi đày, còn Đồng Khánh thì rất ngoan ngoãn làm tay sai
cho Pháp. Dân Huế có câu ca:
" Một nhà sinh được ba vua
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài"
23. Cai trị lãnh thổ rộng nhất
Minh Mạng ( 1820- 1840 ) cai trị lãnh thổ rộng nhất, vì thời đó, triều đình nhà Nguyễn
còn cai trị 1 phần đất phía đông của nước Lào ( Sầm Nưa, Xavannakhet, Kham Keut,
Mương Lam, Sam Teu......) lại bỏ việc " bảo hộ" Campuchia đổi thành Trấn Tây thành,
nhập vào lãnh thổ Đại Nam.
24. Làm vua nhiều " kịch tính" nhất:
Nguyễn Phúc Hồng Dật ( 1846-1883 ), con út của Thiệu Trị; năm 1883, các quan sai
lính đến xóm nghèo Kim Long đón Dật về cung để đưa lên làm vua mới, Dật quá sợ
khóc thét lên, cố hết sức thoái thác, nhưng lính cứ bắt về lên ngôi, hiệu là Hiệp Hòa;
mấy tháng sau Hiệp Hòa viết chiếu xin thôi làm vua. Các quan giả vờ đồng ý, cho
khiêng võng ra ngoài thành rồi buộc ép uống thuốc độc mà chết
25. Tàn bạo hạng nhất:
Lê Oánh ( 1496-1516 ), cháu nội của Lê Thánh Tông, giết vua trước là Uy Mục, rồi lên
ngôi báu, hiệu là Tương Dực, bắt hết cung nhân của vua quan cũ vào điện trăm nóc để
gian dâm suốt ngày đêm; lại bắt sư nữ cởi truồng ra chèo thuyền ở Hồ Tây để vua vui
mắt. Ở ngôi báu được 7 năm thì bị dân đâm chết, xác bị đem đốt thành tro bụi
26. Loạn luân công nhiên nhất
Nguyễn Phúc Khoát ( 1714- 1765 ), tục gọi là Chúa Võ, có 18 con trai & 12 con gái,