Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu xói lở bờ biển đảo phú quốc trong điều kiện mực nước biển dâng (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.75 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


LÊ HOÀI NAM

NGHIÊN CỨU XÓI LỞ BỜ BIỂN ĐẢO PHÚ QUỐC
TRONG ĐIỀU KIỆN MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG

Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
Mã số chuyên ngành: 62 85 02 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

TP. Hồ Chí Minh năm 2016


Công trình hoàn thành tại: Khoa Môi trường Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS. TS Hà Quang Hải
Hướng dẫn 2: TS Phạm Mạnh Tài

Phản biện 1: PGS. TS. Vũ Chí Hiếu
Phản biện 2: TS. Trần Anh Tú
Phản biện 3: TS. Vũ Văn Vĩnh
Phản biện độc lập 1: TS. Trần Anh Tú
Phản biện độc lập 2: TS. Bảo Thạnh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại
.......................................................................................................


vào lúc
giờ
ngày
tháng
năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện đảo Phú Quốc (PQ) gồm 1 đảo lớn và 40 hòn đảo nhỏ, phân bố
ở phía Tây Nam Việt Nam. Đây là huyện đảo lớn nhất nước với tổng diện
tích tự nhiên là 589 km2. Đảo lớn PQ có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên
với sự kết hợp hài hòa giữa các dạng địa hình núi, đảo, thung lũng, đồng bằng
và thềm lục địa. Điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành tính đa dạng sinh học
cao (rừng nguyên sinh, rừng úng phèn, rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô, …)
và tiềm năng phát triển kinh tế lớn (du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch
nghỉ dưỡng; nguồn lợi hải sản cao, …). Đảo PQ còn có vị trí quan trọng đặc
biệt về an ninh - quốc phòng của nước ta.
Trong tương lai, đảo PQ sẽ được qui hoạch thành năm khu chức năng
chính: khu đô thị, khu rừng quốc gia, rừng phòng hộ, khu du lịch và giao
thông. Trong đó, thành phố Dương Đông sẽ có quy mô lớn nhất với 2.115 ha
phân bố trên bề mặt địa hình thấp (độ cao 2-5 m). Bản đồ địa hình, hiện trạng
và qui hoạch xây dựng đảo PQ cho thấy nhiều cơ sở hạ tầng hiện tại và dự
kiến qui hoạch của các ngành kinh tế như du lịch, đánh bắt và chế biến hải
sản, các khu đô thị, hệ thống giao thông chủ yếu phân bố trên các dạng địa
hình thấp, nơi nhạy cảm với các tác động của biển.

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam (VN) cho thấy
các bờ biển, vùng đất thấp ven biển sẽ chịu tác động mạnh mẽ bởi biến đổi
khí hậu (BĐKH) mà hậu quả lớn nhất của nó là mực nước biển dâng
(MNBD). Đảo PQ nằm biệt lập trong vịnh Thái Lan, chắc chắn sẽ chịu những
tác động của các hiện tượng do BĐKH như xói lở bờ biển (XLBB), ngập lụt
địa hình thấp, xâm nhập mặn, bão tố gia tăng, …. Trong đó, XLBB được
xem là sự kiện phổ biến, có tác động mạnh đến môi trường tự nhiên và kinh
tế xã hội đới bờ.
-1-


Vì vậy, việc thực hiện Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu xói lở bờ biển đảo
Phú Quốc trong điều kiện mực nước biển dâng” nhằm có các giải pháp
thích ứng phù hợp là đề tài có tính cấp thiết, giá trị khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu của đề tài
Làm sáng tỏ đặc điểm xói lở - bồi tụ bờ biển đảo PQ có liên quan đến
MNBD trong 40 năm qua (1973-2013) nhằm giúp cho các nhà hoạch định
chính sách có các giải pháp thích ứng với BĐKH và MNBD trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đới bờ biển dài 150 km bao quanh đảo lớn PQ bao
gồm địa hình thềm biển, đường bờ biển và bãi biển.
- Về thời gian: Biến động bờ biển trong 40 năm (1973-2013) và MNBD
trong giai đoạn 1979-2100.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Xác định sự biến đổi MNB giai đoạn Pleistocen giữa - muộn và
Holocen cho khu vực đảo PQ.
2) Xác định tốc độ MNBD khu vực PQ (1979-2013).
3) Làm sáng tỏ đặc điểm xói lở - bồi tụ bờ biển đảo lớn PQ (1973-2013).
4) Dự báo xói lở, bồi tụ và ngập lụt vùng đất thấp ven biển khi MNBD.
5) Đề xuất một số giải pháp thích ứng với sự dâng cao của MNB.

5. Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1:
- Dao động MNB qui mô toàn cầu trong Pleistocen giữa - muộn và
Holocen có vai trò quan trọng trong việc hình thành địa hình ven biển đảo
PQ bao gồm hệ thống 6 bậc thềm biển cao từ 2 m đến 100 m.
- MNBD trung bình khu vực biển PQ là 2,9 mm/năm, cao hơn nhiều so
với trung bình toàn cầu trong 100 năm qua (1,8 mm/năm) và tương đương
với giá trị trung bình đo bằng vệ tinh Topex/Poseidon giai đoạn 1993 - 2001
(2,7 mm/năm).
-2-


Luận điểm 2:
XLBB xảy ra trên chiều dài 100,8 km, chiếm 65,8% tổng chiều dài bờ
biển đảo PQ. Bờ Tây dài 54 km hầu hết bị xói lở, trong đó bờ biển cát mịn
(KB_3) dài 27,8 km có mức độ xói lở từ mạnh đến rất mạnh (1-2 m/năm).
Bờ Đông và bờ Bắc xói lở yếu ở các mũi đá nhô ra biển; trong khi đó, bồi tụ
hình thành dọc theo các đoạn bờ có các khối đá chắn, cung lõm (KB_4) và
cửa sông, suối lớn (KB_5); mạnh nhất là khu vực Hàm Ninh (1 m/năm). Bờ
Nam với công trình bờ biển đã kiểm soát được xói lở từ năm 2000.
6. Những điểm mới của luận án
1) Lần đầu tiên xác định tại đảo PQ hệ thống 6 bậc thềm biển trong
Pleistocen giữa - muộn đến Holocen có đối sánh với các giai đoạn đồng vị
biển.
2) Xác định tốc độ MNBD trung bình tại vùng biển PQ là 2,9 mm/năm
làm cơ sở cho dự báo MNBD trong tương lai. Tốc độ dâng này về cơ bản
phù hợp với các văn liệu đã công bố của VN và trên thế giới.
3) Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về môi trường tự nhiên đảo PQ (các
lớp chuyên đề địa hình, địa mạo, xói lở - bồi tụ bờ biển,...) phục vụ cho các
nghiên cứu chuyên sâu về tài nguyên và môi trường đảo PQ.

4) Xác định được các đặc điểm, mức độ xói lở, bồi tụ bờ biển đảo PQ
trong 40 năm qua và dự báo đến năm 2100 cho các tế bào có bờ biển biến
động mạnh.
7. Cơ sở tài liệu của luận án
Trong quá trình xây dựng luận án, tác giả đã sử dụng những tài liệu thu
thập được, sau đó phân tích và xử lý bao gồm: các ảnh vệ tinh Landsat từ
1973-2013; bản đồ địa hình tỉ lệ từ 1:2000 đến 1:50.000; bản đồ địa chất khoáng sản, địa mạo tỉ lệ 1:50.000; dữ liệu MNB, sóng, gió đo thực tế từ
1979-2013; tài liệu khảo sát thực địa từ 2010-2016 và nhiều tài liệu khác.
-3-


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu
Chương này trình bày sơ lược về hoạt động XLBB xảy ra trên thế giới
và VN, những biến đổi MNB trong quá khứ tương ứng với các chu kỳ băng
hà và gian băng. Những nghiên cứu về khí hậu trong quá khứ, MNBD trong
thế kỷ qua và dự báo cho thể kỷ tới cũng được đề cập.
1.2 Xói mòn bờ biển
Phân tích tài liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy, XLBB đang xảy ra
ở khắp mọi nơi ven biển và hiện tượng này do nguyên nhân toàn cầu gây
nên. Trong các nguyên nhân phổ biến thì MNBD được xem là nguyên nhân
chính dẫn đến XLBB ở qui mô dài hạn. Do đó, xác định MNBD là việc làm
cần thiết trong dự báo XLBB.
Tại VN, XLBB xảy ra tại hầu hết dải bờ của 28 tỉnh, thành phố có đường
bờ biển. Tuy nhiên, có thể thấy, các công trình nghiên cứu XLBB trong đất
liền rất nhiều, trong khi đó bờ biển đảo còn chưa được quan tâm thực hiện.
1.3 Luật Bruun - Mối quan hệ giữa MNBD và XLBB
Luật Bruun được áp dụng để tính toán XLBB cho những khu vực bờ
biển thích hợp và được thể hiện dưới dạng công thức:
𝑳

)∗
𝒅 +𝑩

R = (𝒉

𝑺

(1.1)

Trong đó, S là độ dâng cao của MNB, L là chiều dài hoạt động của mặt
cắt, hd là độ sâu đóng mặt cắt và B là độ cao bờ cát.
1.4 Biến đổi mực nước biển trong quá khứ
Vào giai đoạn gian băng Riss-Wurm (khoảng 125.000 năm trước),
MNB cao hơn 4-6 m so với trong thế kỷ 20. Vào giai đoạn băng hà cực đại
cuối cùng Wurm (khoảng 21.000 năm trước), MNB hạ thấp khoảng 100 m
so với hiện tại. Giai đoạn biển tiến Flandrian, MNB đã tăng với tốc độ trung
bình của 1 m/thế kỷ, tốc độ cao nhất khoảng 4 m/thế kỷ. Trong 2.000 năm
qua, MNBD trung bình nhỏ hơn 0,2 mm/năm.
-4-


1.5 Bằng chứng biến đổi mực nước biển trong quá khứ
1.5.1 Thềm biển và các chu kỳ trầm tích
Bằng chứng biến đổi MNB được ghi nhận từ cấu trúc chuỗi trầm tích và
các rạn san hô đã được hình thành trong môi trường ven biển và gần bờ.
MNB Đệ tứ trong vùng nội địa thường được liên kết với các thềm biển nâng
lên. Biến đổi MNB còn được luận giải từ cấu trúc trầm tích trong các bồn,
trong đó những thay đổi MNB chân tĩnh được ghi nhận trong các chu kỳ trầm
tích và bởi sự xen kẽ giữa những tập trầm tích tính biển tiến và biển thoái.
1.5.2 Hồ sơ giai đoạn đồng vị biển

Hồ sơ đồng vị biển hay đồng vị oxy cung cấp cơ sở để hiểu biết về khí
hậu trong quá khứ. Hồ sơ đồng vị oxy đã được sử dụng để ước tính nhiệt độ
nước biển trong quá khứ, kích thước lớp phủ băng, và các biến đổi độ mặn
tại địa phương. Hồ sơ đồng vị biển được biểu diễn bằng biểu đồ gồm nhiều
giai đoạn đồng vị biển (MIS) dạng số nối tiếp nhau.
Dự án SPECMAP của Hoa Kỳ đã xây dựng một thang niên đại chuẩn
cho các hồ sơ đồng vị oxy. Thang này hiện đang được áp dụng rộng rãi trong
các nghiên cứu liên quan đến MNB trên thế giới và tại VN.
1.5.3 Mực nước biển và giai đoạn đồng vị ôxy
Một đường cong MNB tương đối cho một khu vực nhất định có thể được
thiết lập từ dữ liệu tuổi cho một loạt các bờ biển cổ hoặc các trầm tích chỉ thị
khác như trầm tích biển nông mà độ sâu trầm tích liên quan với MNB xác
định được. Các trầm tích chỉ thị MNB cũng được so sánh với với hồ sơ đồng
vị oxy biển có niên đại dựa vào các chu kỳ quỹ đạo của trái đất.
1.6 Biến đổi mực nước biển trong thế kỷ qua
Từ dữ liệu hồ sơ thủy triều và loại bỏ các yếu tố nâng hạ tân kiến tạo,
MNB chân tĩnh trên toàn thế giới đã tăng khoảng 15-18 cm trong thế kỷ qua.
Tốc độ MNBD trung bình từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 khoảng 1,7 mm/năm,
từ 1961-2003 là 1,8 mm/năm và tăng lên 3,1 mm/năm từ 1993-2003.
-5-


1.7 Dự báo mực nước biển dâng của IPCC
Mô hình TAR dự báo MNBD đến 2095 là từ 9-88 cm. AR4 (với dải tin
cậy 90%) dự báo MNBD từ 18-59 cm đến năm 2095. AR5 tiếp tục khẳng
định, MNB trung bình toàn cầu sẽ tiếp tục gia tăng trong thế kỷ 21. Theo 4
kịch bản RCP, MNBD từ 17-38 cm trong giai đoạn 2046-2065, từ 26-82 cm
trong giai đoạn 2081-2100 và đến năm 2100 có thể dâng lên từ 52-98 cm.
1.8 Mực nước biển dâng ven biển Việt Nam
Xu thế MNBD cho khu vực ven biển VN từ số liệu thực đo tại trạm quan

trắc hải văn (2,8 mm/năm) và từ vệ tinh (2,9 mm/năm) là gần bằng nhau. Kết
quả so sánh cho thấy có sự tương đồng cao về pha và biên độ dao động của
MNB cũng như có mối liên hệ tương quan giữa chúng.
1.9 Tính không chắc chắn của dự báo
MNBD là một trong những tác động chắc chắn và quan trọng nhất của
BĐKH. Tuy vậy, việc định lượng một cách chính xác MNBD trung bình toàn
cầu và khu vực vẫn là một trong những thách thức lớn trong nghiên cứu về
BĐKH vì sự hiểu biết trong thế kỷ 20 chưa đủ để giải thích MNBD trung
bình toàn cầu và khu vực một cách trọn vẹn. Do vậy, mọi dự báo về MNBD
đều có sự không chắc chắn nhất định.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận được tác giả áp dụng trong luận án này là Thuyết
đồng nhất (Uniformitarianism). Thuyết đồng nhất cho rằng: hiện tại là chìa
khóa để tìm hiểu quá khứ (The present is the key of the past) và hiện tại cũng
là chìa khóa để dự báo tương.
Sự nóng lên toàn cầu hiện nay làm tan chảy lớp phủ băng hai cực, dẫn
đến sự dâng lên của MNB. Sự gia tăng MNB (hiện tượng biển tiến) sẽ nhấn
chìm các vùng đất thấp, phá hủy bờ biển. Như vậy, sự kiện biển tiến - xói lở
-6-


bờ biển đang diễn ra là cơ sở để tìm hiểu những sự kiện trong quá khứ cũng
như dự báo những biến đổi trong tương lai. Lập luận này là cơ sở để tác giả
áp dụng các phương pháp thích hợp nhằm giải quyết mục tiêu và các nội
dung đặt ra của đề tài.
2.2 Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Kỹ thuật viễn thám và GIS
Kỹ thuật viễn thám và GIS được tác giả ứng dụng để xử lý, phân tích
ảnh vệ tinh, trích lọc các đường bờ và tính toán tốc độ xói lở, bồi tụ bờ biển;

giải đoán các hiện tượng địa chất, địa mạo bờ biển; và xây dựng mô hình số
độ cao (DEM) cho đảo PQ.
2.2.2 Xử lý dữ liệu đo mực nước biển
Số liệu thu thập từ năm 1979 đến năm 2013 bao gồm các thông số: mực
nước (từ 4 đến 24 lần/ngày), sóng (độ cao, hướng sóng), gió (tốc độ, hướng
gió và tần suất xuất hiện). Các nội dung xử lý gồm: tốc độ gia tăng MNB
trong 35 năm (1979-2013) và dự báo MNB đến năm 2100.
2.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Tác giả đã thực hiện 5 đợt khảo sát tại PQ (từ 2010-2013 với 110 điểm
khảo sát bờ biển và 84 điểm khảo sát thềm biển) và 1 đợt khảo sát tại Côn
Đảo (từ ngày 24-27/4/2014 để khảo sát các thềm biển T5, T6 tương ứng với
đảo PQ) nhằm thu thập tài liệu để xây dựng các bản đồ chuyên đề và xác
định hệ thống thềm biển tương ứng với giai đoạn đồng vị biển. Từ ngày 2428/3/2016, tác giả tiếp tục khảo sát bổ sung tại 84 vị trí thềm biển (thềm T3
đến T6) và 30 vị trí bờ biển để xem xét hiện trạng xói lở, đồng thời xác lập
mặt cắt địa mạo tương ứng với các dạng địa hình trên đảo PQ.
2.2.4 Phương pháp mô hình hóa
Các mô-đun sử dụng gồm Mike 21 SW (tính trường sóng), Mike 21 HD
(thủy động học), Mike 21 ST (tính toán quá trình vận chuyển bùn cát) và bộ
Litpack trong MIKE 21/3 được sử dụng để tính toán diễn biến bờ biển trong
-7-


điều kiện MNBD. Mô phỏng được thực hiện theo kịch bản MNBD cho PQ đến
năm 2050 (MNBD là 20 cm) và 2100 (MNBD là 44 cm).
2.2.5 Phương pháp dự báo xói lở bờ biển theo Luật Bruun
Tác giả áp dụng Công thức (1.1) theo Luật Bruun để tính toán XLBB
cát trong mối liên hệ với MNBD. Các tế bào TB_T5 và TB_T6 đáp ứng các
tiêu chí về hình thái để vận dụng Luật Bruun trong dự báo XLBB.
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
3.1 Vị trí vùng nghiên cứu

Đảo PQ có diện tích là 567 km2, là đảo lớn nhất trong số gần 3.000 hòn
đảo của VN. Đảo PQ nằm trong khung tọa độ địa lý: Từ 9o53’ đến 10o28’ vĩ
độ Bắc và từ 103o49’ đến 104o05’ kinh độ Đông.
3.1.1 Địa tầng
Từ các công trình đã nghiên cứu về địa tầng đảo PQ, kết hợp với kết quả
khảo sát thực tế của tác giả, đảo PQ bao gồm các phân vị địa tầng sau đây:
Hệ tầng Phú Quốc - Kreta hạ (K1pq); Hệ tầng An Thới - Miocen hạ (N1at); Hệ
tầng Long Mỹ - Trầm tích biển, Pleistocen thượng (mQ13lm); Hệ tầng Hàm
Ninh - Trầm tích biển, Holocen hạ-trung (mQ21-2hn); Các trầm tích Holocen
trung - thượng (m, v, bmQ22-3); và Các trầm tích hiện đại (m, aQ23).
3.1.2 Kiến tạo
Tổng hợp kết quả nghiên cứu đã công bố và những kết quả khảo sát thực
địa, có thể nhận thấy từ thời kỳ Đệ tứ, đảo PQ bị ảnh hưởng dao động của
MNB tạo nên hệ thống 6 bậc thềm biển và hiện nay được bảo tồn khá tốt.
3.1.3 Địa hình, địa mạo
Ba kiểu địa hình chính của đảo PQ gồm: Núi và đồi cuesta, các bậc thềm
biển và bãi ngầm. Hệ thống gồm 6 bậc thềm biển trên đảo PQ đã được xác
định gồm: 2-3 m; 4-6 m, 10-15 m; 25-35 m; 55-65 m và 80-100 m (Hình
3.19).
-8-


- Thềm bậc 1 cao 2-3 m (T1): phân bố khá rộng rãi ở bờ Tây đảo
(Dương Đông, Dương Tơ); Dọc bờ Đông, phân bố ở khu vực Bãi Thơm, Bãi
Vòng; Dọc bờ Bắc ở khu vực Rạch Vẹm, Rạch Tràm. Thềm T1 có nguồn
gốc tích tụ chiếm ưu thế, thành phần trầm tích chủ yếu là cát màu trắng xám
(kích thước Md từ 0,1-0,25 mm).
- Thềm 2 cao 4-6 m (T2): phân bố rộng ở khu vực Cửa Cạn, Dương
Đông, Dương Tơ, An Thới thuộc bờ Tây. Khu vực Bãi Thơm, Bãi Vòng
thuộc bờ Đông. Thềm T2 chủ yếu là thềm tích tụ, trầm tích cấu tạo thềm

thuộc hệ tầng Hàm Ninh với thành phần ưu thế là cát thạch anh hạt mịn đến
trung (kích thước Md từ 0,125-0,5 mm) có độ lựa chọn khá tốt.
- Thềm bậc 3 cao 10-15 m (T3): thềm tích tụ phân bố rộng ở phía Nam
đảo, trầm tích cấu tạo thềm thuộc hệ tầng Long Mỹ, chủ yếu là cát trung đến
mịn màu xám trắng, đôi chỗ có màu nâu đỏ (kích thước Md từ 0,15-0,5 mm).
Thềm có nguồn gốc mài mòn - tích tụ phân bố ven các chân núi, đồi ở bờ
Tây, bờ Bắc và theo các dải hẹp ở bờ Đông.
- Thềm bậc 4 cao 25-35 m (T4): phân bố thành các dải quanh các núi
ở bờ bắc như núi Chao, núi Hàm Rồng, núi Bãi Đại, dọc theo chân sườn dốc
dãy núi Hàm Ninh thuộc bờ Đông và một số đồi thấp phân bố biệt lập ở phía
Nam đảo. Thềm có nguồn gốc mài mòn, mài mòn - tích tụ.
- Thềm bậc 5 cao 55-65 m (T5): phân bố ở phía Tây đảo dưới dạng các
vai núi như dãy núi Bãi Đại, dãy Dương Đông, núi Mắt Quỉ (TB60). Thềm
có nguồn gốc mài mòn, mài mòn - tích tụ.
- Thềm bậc 6 cao 80-100 m (T6): Đây là bậc thềm biển mài mòn cao
nhất đến nay được phát hiện trên đảo PQ. Bậc thềm này phổ biến ở phía Tây
và các đảo thuộc quần đảo An Thới. Các đồi thềm bậc T6 có dạng đỉnh bằng
với độ cao từ 85 đến 105 m, có thể gặp được ở phía Đông núi Dương Đông,
phía Tây Bắc Cửa Cạn. Các bậc thềm T6 dưới dạng các vai núi phân bố ở
phía Nam dãy núi Bãi Đại, phía Tây dãy Dương Đông.
-9-


Hòn Một

Cửa Cạn

Thềm T5
Thềm T5


Thềm T6
Thềm T3
Thềm T6

Thềm T2

Thềm T3

Thềm T3

Thềm T1

Thềm T4
Bãi biển

Thềm T1

Thềm T2

Thềm T2
Bãi biển

Thềm T4

Hình 3.19: Mặt cắt địa mạo ABCD từ Tây sâng Đông đảo Phú Quốc

- 10 -


3.1.4 Dòng chảy mặt

Cấu trúc cuesta nghiêng thoải từ Đông sang Tây là cơ sở để hệ thống
sông, rạch phát triển theo hướng này. Nguồn nước mặt ở đảo PQ rất phong
phú bởi lượng mưa dồi dào và mật độ dòng chảy lớn (1,05 km/km2).
3.1.5 Khí tượng
Đảo PQ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa xích đạo, có sự chi
phối của biển nên ôn hòa hơn so với đất liền. PQ có 2 hướng gió chính: gió
mùa Đông - Bắc (tháng 11 đến tháng 4 năm sau) có vận tốc trung bình từ
2,8-4,0 m/s và gió Tây - Nam (tháng 5 đến tháng 10) có vận tốc trung bình
từ 3,0- 5,1 m/s. Gió mạnh vào tháng 6-8 với vận tốc tuyệt đối lên đến 31,7
m/s. Gió là yếu tố chi phối chính đến đặc điểm sóng tại PQ.
3.1.6 Hải văn
- Sóng: Vào mùa gió Tây Nam, sóng hướng Tây và Tây Nam chiếm ưu
thế với độ cao sóng phổ biến từ 0,75-2,0 m; vào mùa gió Đông Bắc, sóng
xuất hiện hầu hết theo 8 hướng, ưu thế là Đông Bắc với độ cao sóng phổ biến
là 0,25-0,75 m. Như vậy, sóng hướng Tây và Tây Nam lớn hơn hẳn so với
sóng Đông Bắc và là sóng tác động chính đến bờ biển PQ.
- Thủy triều: Chế độ thủy triều khu vực PQ là nhật triều không đều. Độ
lớn triều đạt khoảng 0,8-1,2 m. Mực nước cực đại giảm theo hướng từ vùng
biển Nam lên Bắc (theo hướng từ mũi Cà Mau lên Hà Tiên).
3.1.7 Hệ sinh thái rừng
Đảo PQ có 3 hệ sinh thái (HST) rừng: HST rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới, HST rừng úng phèn giúp giữa nước trong tầng đất, và HST
rừng ngập mặn.
3.2 Cấu trúc dải bờ, tế bào và kiểu bờ biển
3.2.1 Cấu trúc dải bờ
Dải bờ biển bao gồm bốn phần: nội địa, bãi biển (bờ biển), gần bờ và xa
bờ. Có thế thấy các yếu tố kiến tạo (đứt gẫy, nâng hạ), địa tầng - cấu trúc
- 11 -



(thạch học, hướng cắm), địa hình (các mũi nhô, cửa sông) và hải văn (tác
động của sóng, dòng chảy) giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành các
dạng địa hình bờ biển đảo PQ.
3.2.2 Tế bào bờ biển
Dựa vào định nghĩa về tế bào bờ biển (TBBB), đặc điểm thủy văn, lưu
vực, địa chất, địa mạo, có thể phân chia các dải bờ biển PQ thành 16 TBBB
(Bờ Tây có 7 tế bào, Bờ Đông có 6 tế bào, Bờ Bắc có 2 tế bào và Bờ Nam
chỉ có 1 tế bào).
3.2.3 Các kiểu bờ biển
Đảo PQ có 6 kiểu bờ biển với mức độ nhạy cảm xói lở khác nhau gồm:
KB_1 (kiểu bờ đá gốc hoặc có các khối đá gốc sót), KB_2 (có bãi biển tích
tụ cát kích thước từ trung bình đến thô), KB_3 (Bờ biển có bãi biển tích tụ
cát mịn đến rất mịn), KB_4 (Bờ biển cát mịn lẫn bùn), KB_5 (bồi tụ cửa sông
và KB_6 (bờ biển được bảo vệ bởi công trình kè bờ bê-tông, rọ đá).
Các tế bào bờ Tây (TB_T2 đến TB_T6) có kiểu bờ KB_3 chiếm ưu thế
(chiếm 21,2%); các tế bào bờ Đông (TB_Đ1 đến TB_Đ3) có kiểu bờ KB_4
chiếm ưu thế (chiếm 24,5%); kiểu bờ KB_1 xuất hiện trong tất cả các tế bào
(chiếm 42,3%), nhiều nhất là tại tế bào bờ Đông và bờ Bắc; các kiểu bờ còn
lại có sự phân bố hạn chế trên đảo. Như vậy, KB_1, KB_3, KB_4 (dài 135
km, chiếm 88,1%) sẽ là các kiểu bờ đặc trưng cho đảo PQ.
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Biến đổi mực nước biển
4.1.1 Biến đổi mực nước biển trong Pleistonce giữa - muộn
Với kết quả định tuổi bằng OSL, hệ tầng Thủ Đức là 97.000 ± 27.000
được xem là tuổi của bậc thềm T4. Dựa vào tuổi và độ cao thềm T4, xác định
tốc độ nâng trung bình bậc thềm này xấp xỉ 0,3 mm/năm (0,3 m/1.000 năm).

- 12 -



Lấy mức cao trung bình thềm T3: 12,5 m; T5: 60 m; T6: 90 m, có thể
định tuổi thềm T3 là 42.000 năm; T5: 200.000 năm; và T6: 300.000 năm
cách ngày nay.
Các bậc thềm biển được đối sánh với biểu đồ MIS và dao động MNB
(Hình 4.4). Thềm T3, T4, T5 và T6 tương ứng với MIS3, MIS 5c, MIS 7 và
MIS 9.

Hình 4.4: Quan hệ bậc thềm và dao động MNB trong Pleistoncen - Holocen

4.1.2 Biến đổi mực nước biển trong Holocen
Có nhiều tài liệu công bố về tuổi các bậc thềm thấp T1 và T2 cũng như
sự biến đổi của MNB trong Holocen. Tuổi bậc thềm T2 cao 4-6 m được xác
định Holocen giữa (Q22) và thềm T1 cao 2-3 m là Holocen muộn (Q23).
4.1.3 Biến đổi mực nước biển trong khoảng 100 năm qua
1) Mực nước biển toàn cầu: Báo cáo AR5 của IPCC xác định MNBD
khoảng 1,7 mm/năm trong giai đoạn 1901-2010, 2,0 mm/năm từ 1971-2010
và tăng lên đến 3,2 mm/năm từ năm 1993-2010.
John A. Church đã xác định tốc độ dâng MNB cho các đảo nhiệt đới ở
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương từ máy đo thủy triều là 2,0 mm/năm (đã
- 13 -


hiệu chỉnh đẳng tĩnh băng hà và ảnh hưởng áp suất khí quyển) và từ dữ liệu
đo cao vệ tinh TOPEX/Poseidon năm 1993-2001 là 2,7 mm/năm.
2) Mực nước biển Việt Nam: Xem xét số liệu tại ba trạm đại diện cho
các vùng khác nhau là Hòn Dấu, Đà Nẵng và Vũng Tàu có thể nhận thấy
MNB ở VN trong khoảng 30 đến 50 năm qua có tốc độ tăng trung bình 1-3
mm/năm với xu hướng phía Nam cao hơn phía Bắc.
3) Mực nước biển khu vực đảo Phú Quốc: Khu vực Nam Bộ có ba
trạm quan trắc hải văn là Vũng Tàu, Rạch Giá và PQ với MNBD trung bình

lần lượt là 2,79 mm/năm, 3,7 mm/năm và 2,05 mm/năm (trung bình theo số
liệu của Đoàn Văn Chinh là 1,7 mm/năm và Lê Hoài Nam là 2,44 ± 0,11
mm/năm). MNBD trung bình cho khu vực Nam Bộ là 2,85 mm/năm.
Như vậy, có thể xem tốc độ MNBD là 2,9 mm/năm trong khoảng 30
năm qua cho khu vực biển PQ (hay vùng biển Nam Bộ).
4.1.4 Dự báo mực nước biển dâng đến 2100
MNBD tại PQ đến năm 2050 từ 13-20 cm và đến năm 2100 là từ 29-44
cm. Kết quả dự báo MNBD cho sẽ được sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho
mô hình xói lở, bồi tụ và ngập có liên quan đến MNB dâng tại PQ.
4.2 Xói lở - bồi tụ bờ biển
4.2.1 Đặc điểm xói lở bờ biển
1) Bờ Tây
Đặc điểm xói lở - bồi tụ bờ Tây như sau:
- Hầu hết các tế bào bờ Tây đều bị xói lở. Các tế bào có kiểu bờ KB_3
càng dài thì xói lở càng mạnh hay nói cách khác các tế bào có khoảng cách
giữa các mũi nhô càng ngắn thì xói lở càng yếu (Bảng 4.6).
- Bồi tụ chỉ xuất hiện hạn chế ở cửa sông Cửa Cạn và Dương Đông
thuộc tế bào TB_T4 và TB_T5, nơi có vật liệu được cung cấp từ lưu vực có
diện tích, chiều dài dòng chảy lớn đảo PQ.

- 14 -


- Xói lở yếu xảy ra tại kiểu bờ KB_2 thuộc 2 tế bào đầu và cuối dải bờ
Tây, nơi có các mũi nhô đá gốc phân bố gần nhau.
Bảng 4.6: Tổng hợp xói lở, bồi tụ bờ Tây theo từng tế bào bờ biển
Tế bào

TB_T1
TB_T2

TB_T3

TB_T4

TB_T5

TB_T6

TB_T7

Kiểu bờ

Chiều dài (km)

Xói (-)/ bồi (+) trung bình
(m/năm)

Mức độ xói/bồi

KB_1
KB_2
KB_1
KB_3
KB_1
KB_3
KB_1
KB_3
KB_5
KB_1
KB_3

KB_5
KB_1

1,4
1,1
1,3
5,7
2,3
3,7
5,2
2,5
1,4
2,7
4,0
0,2
2,2
7,0
7,4
3,5
1,4
0,9

-0,2
-0,3
-0,2
-1,4
-0,2
-1,1
-0,3
-0,9

0,2
-0,3
-1,2

Xói lở rất yếu
Xói lở yếu
Xói lở rất yếu
Xói lở mạnh
Xói lở rất yếu
Xói lở mạnh
Xói lở yếu
Xói lở trung bình
Bồi tụ yếu
Xói lở yếu
Xói lở mạnh
Bồi tụ yếu
Xói lở yếu
Xói lở mạnh
Xói lở rất mạnh
Xói lở rất yếu
Xói lở trung bình
Không biến động

KB_3
KB_1
KB_2
KB_6

-0,2
-1,0

1,6
-0,2
-0,6
-0,4 (từ 1973-2001)

Ghi chú:
- Mức độ xói lở: Xói rất yếu: < 0,2 m/năm, xói lở yếu: 0,2-0,5m/năm, xói lở trung bình: 0,5-1,0
m/năm, xói lở mạnh: 1,0-1,5 m/năm và xói lở rất mạnh: > 1,5 m/năm.
- Mức độ bồi tụ: Bồi tụ yếu: < 0,5 m/năm, bồi tụ trung bình: 0,5-1,0 m/năm và bồi tụ mạnh mạnh:
> 1,0 m/năm.

2) Bờ Đông
Đặc điểm xói lở - bồi tụ bờ Đông như sau:
- Ngoại trừ các mũi nhô đá gốc (KB_1) bị xói mòn yếu, hầu hết các tế
bào bờ Đông xảy ra hoạt động bồi tụ. Bờ biển KB_5 và KB_4 có sự liên quan
rõ nét với diện tích lưu vực và chiều dài bờ biển. Tế bào TB_Đ1, TB_Đ2 có
tốc độ bồi tụ trung bình đến mạnh (06-1,0 m/năm), trong đó lớn nhất là tế
bào Hàm Ninh, nơi có diện tích lưu vực lớn nhất và đường bờ dài nhất.
- Các tế bào phía Nam bờ Đông (TB_Đ4, TB_Đ5, TB_Đ6) bồi tụ với
tốc độ yếu hơn do nguồn cung cấp vật liệu hạn chế, lưu vực nhỏ, độ dốc thấp.
- 15 -


Bảng 4.8: Tổng hợp bồi/xói theo tế bào bờ biển ở bờ Đông
Tế bào
TB_Đ1
TB_Đ2
TB_Đ3
TB_Đ4
TB_Đ5

TB_Đ6

Kiểu bờ

Chiều dài (km)

Xói(-)/bồi(+)
trung bình (m/năm)

Mức độ xói/bồi

KB_1
KB_4
KB_1
KB_4
KB_1

3,0
7,0
4,0
12,3
6,0

-0,1
+0,6
-0,1
+0,7
-0,1

Xói lở rất yếu

Bồi tụ trung bình
Xói lở rất yếu
Bồi tụ trung bình
Xói lở rất yếu

KB_4
KB_1
KB_5
KB_1
KB_4
KB_1
KB_4

10,5
7,2
2,5
2,0
2,2
4,6
1,6

+1,0
-0,1
+0,4
-0,1
+0,2
-0,1
+0,2

Bồi tụ mạnh

Xói lở rất yếu
Bồi tụ yếu
Xói lở rất yếu
Bồi tụ yếu
Xói lở rất yếu
Bồi tụ yếu

3) Bờ Bắc và Bờ Nam
- Bờ Bắc: bờ biển có tốc độ xói mòn rất yếu là bờ đá gốc (KB_1) và bồi
tụ ở mức độ yếu (< 0,5 m/năm) tại khu vực bờ biển cửa các rạch (KB_5).
Bảng 4.9: Tổng hợp bồi/xói theo tế bào bờ biển ở bờ Bắc
Tế bào

TB_B1

TB_B2

Kiểu bờ

Chiều dài (km)

Xói(-)/bồi(+)
trung bình (m/năm)

Mức độ xói/bồi

KB_1
KB_2
KB_5
KB_1

KB_5

11,5
1,0
4,0
5,6
3,5

-0,1
+0,2
+0,2
-0,1
+0,3

Xói lở rất yếu
Bồi tụ yếu
Bồi tụ yếu
Xói lở rất yếu
Bồi tụ yếu

- Bờ Nam: Bờ biển khá ổn định đo được che chắn (sóng Tây Nam) bởi
quần đảo An Thới và công trình bờ biển bảo vệ.
Bảng 4.10: Tổng hợp bồi/xói theo tế bào bờ biển ở bờ Nam
Tế bào

Kiểu bờ

Chiều dài (km)

Xói(-)/bồi(+)

trung bình (m/năm)

Mức độ xói/bồi

TB_ N1

KB_1
KB_3
KB_6

1,0
1,9
2,5

-0,1
+0,2
-0,6 (từ 1973-2001)

Xói lở rất yếu
Bồi tụ yếu
Xói lở trung bình

Tập hợp kết quả nghiên cứu xói lở, bồi tụ bờ biển cho 16 TBBB trên
đảo PQ được trình bày trên Hình 4.66, Hình 4.67 và Bảng 4.11.
- 16 -


Hình 4.66: Xói lở - bồi tụ bờ biển giai đoạn 1973-2013

- 17 -



2.5

Bờ Nam

Bờ Tây

Bờ Bắc

1
0.5
0
-0.5
-1
-1.5

Bờ Đông

-2
-2.5

1
55
109
163
217
271
325
379

433
487
541
595
649
703
757
811
865
919
973
1027
1081
1135
1189
1243
1297
1351
1405
1459
1513
1567
1621
1675
1729
1783
1837
1891
1945
1999

2053
2107
2161
2215
2269
2323
2377
2431
2485
2539
2593
2647
2701
2755
2809
2863

Tốc độ xói/bồi (m/năm)

2
1.5

Transects

Hình 4.67: Bồi/xói đảo Phú Quốc theo phân tích DSAS
Bảng 4.11: Tổng hợp xói, bồi bờ biển của 16 tế bào bờ biển
Bờ

Số tế
bào


Xói lở (m/năm)
RY

Bồi tụ (m/năm)

Y

TB

M

RM

Y

TB

Bờ Tây

7

8,5

12,1

3,9

20,4


7,4

1,7

-

Bờ Đông

6

26,8

-

-

-

-

7,8

21,8

Bờ Bắc

2

17,1


-

-

-

-

8,5

Bờ Nam

1

2,4

-

2,2

-

-

Tổng

16

54,8


12,1

6,1

20,4

Phần trăm (%) theo
chiều dài

35,7

7,9

4,0

13,3

Tỷ lệ (%) xói-bồi

M

Tổn
g

-

54,0

10,5


66,9

-

-

25,6

2,2

-

-

6,8

7,4

20,2

21,8

10,5

153,3

4,8

13,2


14,2

6,8

100,0

65,8

34,2

100,0

Ghi chú: Rất yếu: RY; Yếu: Y; TB: Trung bình; Mạnh: M; Rất mạnh: RM

Nhận xét chung về hiện trạng xói lở, bồi tụ bờ biển:
- Với tổng chiều dài 153,3 km, trong 40 năm qua (1973-2013), xói lở
chiếm ưu thế diễn ra trên 100,8 km chiếm 65,8%, bồi tụ chiếm 34,2%.
- Bờ Tây đảo PQ dài 54,0 km, xói lở chiếm tới 97% (52,3 km), trong đó
xói lở bờ KB_3 chiếm 51,5 % (27,8 km).
- Bờ Đông dài 66,9 km, bồi tụ chiếm ưu thế tới 60% (40,1 km).
- Bờ Bắc và Nam chủ yếu là mũi nhô đá gốc xói lở yếu, còn lại là các
bờ tích tụ cửa sông với tốc độ yếu.

- 18 -


4.2.2 Đánh giá xói lở bờ biển theo Luật Bruun
Tế bào TB_T5 và TB_T6 có đặc điểm địa hình tương tự với mô hình do
Bruun đề xuất. Kết quả tính toán theo Công thức (1.1) cho thấy có sự tương
quan tốt với kết quả nghiên cứu XLBB từ hiện trạng và DSAS. Do vậy, hệ

số điều chỉnh (K) được tính toán để phục vụ dự báo xói lở bờ cát bằng phương
pháp Bruun. Trong một số trường hợp có thể áp dụng luật Bruun với hệ số
K (K=1,22 ở tế bào TB_T5 và K=1,5 ở tế bào TB_T6) để đánh giá nhanh xói
lở cho một số khu vực nghiên cứu.
4.3 Các nhân tố và cơ chế gây xói lở, bồi tụ bờ biển đảo Phú Quốc
4.3.1 Các nhân tố gây xói lở
MNBD là nguyên nhân dài hạn gây nên XLBB ở qui mô toàn cầu nói
chung và tại PQ nói riêng. Nguyên nhân ngắn hạn gây XLBB tại PQ gồm:
sóng (hướng, độ cao, bước sóng, vận tốc); đặc điểm bờ biển, bãi biển (địa
hình gần bờ, hướng đường bờ, địa chất và địa mạo bờ biển) và sự thiếu hụt
vật liệu bổ sung từ nguồn nội địa (sông, suối).
4.3.2 Cơ chế gây xói lở và bồi tụ
Bờ biển PQ có diễn biến phụ thuộc vào gió mùa Tây Nam và Đông Bắc
nên cơ chế xói lở của 2 dải bờ Đông Tây trái ngược nhau tạo nên hiện tượng
rất đặc thù cho đảo PQ: xói lở mạnh ở bờ Tây và bồi tụ mạnh ở bờ Đông.
4.4 Dự báo xói lở bờ biển
4.4.1 Dự báo bằng phương pháp mô hình hóa
Kết quả dự báo xói lở, bồi tụ bờ biển đến năm 2100 cho thấy:
- XLBB ngày một gia tăng tại các bờ biển phía Tây làm mất diện tích là
667 ha (tương đương 6,7 km2), bồi tụ tiếp tục diễn ra tại bờ Đông làm mở
rộng diện tích bãi bồi hơn 443 ha (4,4 km2), bờ Bắc, Nam ít biến động;
- Xói lở mạnh nhất tại các tế bào KB_3 và bồi tụ mạnh nhất tại các kiểu
bờ KB_4. Xói lở và ngập lụt do MNBD sẽ đe dọa hơn 2.947 ha (>29 km2)
vùng đất thấp ven biển và thềm T1.
- 19 -


Hình 4.78: Dự báo xói lở - bồi tụ bờ biển và ngập do MNBD đến năm 2100

- 20 -



4.4.2 Dự báo xói lở bờ biển theo Luật Bruun
Bờ biển tế bào TB_T5, TB_T6 xói lở đến năm 2100 từ 1,54 đến 2,97
m/năm (trung bình 2,3 m/năm), cao nhất là tại kiểu bờ KB_3 phân bố phía
Bắc TB_T5 và khu vực giữa tế bào TB_T6
4.4.3 So sánh kết quả dự báo giữa 2 phương pháp
Kết quả so sánh giữa phương pháp mô hình hóa và phương pháp tính
toàn theo Luật Bruun cho thấy: mức độ sai khác giữa 2 phương pháp dự báo
đều có giá trị nhỏ hơn 20% (mức tin cậy dự báo các vấn đề không chắc chắn).
Như vậy, giá trị dự báo được chấp nhận để phục vụ cho việc đề xuất giải
pháp thích ứng với XLBB do BĐKH.
4.5 Các giải pháp thích ứng với MNBD và XLBB
Dựa vào kinh nghiệm thích ứng với BĐKH, MNBD, XLBB của IPPC,
các kinh nghiệm áp dụng công trình bờ biển đã được triển khai tại các khu
vực khác của cả nước và ngay tại PQ, có thể áp dụng những giải pháp thích
ứng, giảm thiểu với MNBD và XLBB đảo PQ như sau:
- Kè luồng: đã áp dụng tại cửa sông Dương Đông và cho hiệu quả. Kè
luồng có thể áp dụng tại các cửa sông khác như Cửa Cạn, Cửa Lấp.
- Kè mỏ hàn: đã áp dụng nhiều nơi trên PQ như Bãi Dài, Dương Đông,
Dương Tơ,... và cho hiệu quả tốt về chống xói.
- Kè bảo vệ bờ biển: đã áp dụng tại các khu đô thị và du lịch như Dương
Đông, An Thới. Về lâu dài có thể áp dụng cho các khu vực trọng yếu khác
về an ninh – quốc phòng, đô thị và du lịch trên toàn đảo.
- Công nghệ Stabiplage: có thể áp dụng khu vực bờ biển thích hợp ở
phía Tây đảo như: Dương Đông, Dương Tơ, Vũng Ông Lang, ….
Có thể nói, giải pháp công trình đang được ứng dụng và cho nhiều thành
công ở các khu vực bờ biển khác nhau trên cả nước, trong đó có PQ. Tuy
nhiên, giải pháp này đôi khi rất tốn kém và cần được kết hợp với các giải
pháp mềm để giảm chi phí và mang tính lâu dài hơn.

- 21 -


KẾT LUẬN
MNB dâng, hạ liên quan đến chu kỳ gian băng và băng hà do BĐKH có
qui mô toàn cầu trong Pleistocen giữa - muộn và Holocen đã dẫn đến sự hình
thành địa hình ven đảo PQ với sự hiện diện của 6 bậc thềm biển: T6 (80-100
m), T5 (55-65 m), T4 (25-35 m), T3 (10-15 m), T2 (4-6 m) và T1 (2-3 m).
Các bậc thềm, nhất là các bậc thấp có diện tích rộng, bằng phẳng.
Trong 40 năm qua, MNBD trung bình tại vùng biển phía Nam là 2,9
mm/năm (PQ là 2,44 ± 0,11 mm/năm), cao hơn tốc độ trung bình toàn cầu
(1,8 mm/năm) trong khoảng 100 năm qua, nhưng phù hợp với giá trị trung
bình khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đo bằng vệ tinh
TOPEX/Poseidon giai đoạn 1993-2001 (2,7 mm/năm) và khu vực biển Đông
giai đoạn 1993-2009 (2,72 mm/năm).
Bờ biển đảo PQ dài 153,3 km, xói lở diễn ra trên tổng chiều dài 100,8
km bờ biển (chiếm 65,8 %), gần gấp đôi so với bờ bồi tụ (34,2 %). Bờ Tây
dài 54 km hầu hết bị xói lở, trong đó bờ cát mịn (KB_3) dài 27,8 km có tốc
độ xói lở từ 1-2 m/năm. Bờ Đông và bờ Bắc xói lở chỉ xuất hiện ở các mũi
nhô ra biển (KB_1), trong khi đó, bồi tụ hình thành dọc theo các đoạn bờ có
các khối đá chắn, trong cung lõm (KB_4) và các đoạn bờ gần cửa sông, suối
lớn (KB_5), mạnh nhất là cửa Hàm Ninh (trung bình 1 m/năm). Bờ Nam là
nơi có tác động mạnh mẽ của sóng biển nhưng đã được bảo vệ bởi hệ thống
các công trình bờ biển từ năm 2000.
MNB gia tăng, dẫn đến sự dịch chuyển đường bờ về phía lục địa gây
XLBB trên qui mô toàn cầu nói chung và VN hay PQ nói riêng đã diễn ra
trong hàng trăm năm qua. Đây được xem là nhân tố quan trọng duy nhất gây
xói mòn với qui mô toàn cấu. Đối với đảo PQ, đặc điểm địa hình, địa mạo
lại có vai trò “hỗ trợ” hoặc “ngăn cản” sự phá hủy bờ do sự dâng cao của
MNB. Bờ Tây bị xói lở mạnh mẽ do sóng tạo bởi do Tây Nam hình thành

trên đáy biển sâu do đá gốc cắm cùng chiều với hướng sóng và bờ biển cát
- 22 -


(KB_3) kéo dài có phương á kinh tuyến gần như vuông góc với hướng sóng.
Trong khi đó, ở bờ Bắc và bờ Đông, sóng tạo do gió Đông Bắc yếu hơn, hình
thành trên đáy biển nông, đá gốc cắm ngược chiều với hướng sóng, dẫn đến
bờ biển được bồi tụ, xói lở yếu chỉ xảy ra tại các mũi nhô.
Dự báo đến năm 2100, MNB tại PQ sẽ gia tăng từ 0,29 đến 0,44 m. Xói
lở - bồi tụ bờ biển cũng sẽ chuyển biến theo hướng xấu đi khi MNB tăng lên.
Các tế bào bờ Tây sẽ xói lở ngày càng mạnh hơn, trong khi đó các tế bào ở
bờ Đông có tốc độ bồi tụ tăng lên nhưng xu thế gia tăng lại giảm dần. MNBD
cao cũng làm ngập các khu vực đất thấp (2.947 ha đất thấp dưới 2m) và một
phần thềm T1. Đảo PQ ngày càng bị thu hẹp dần và những tổn thất về sinh
thái, địa mạo, đa dạng sinh học và kinh tế - xã hội sẽ tăng lên khi tai biến xói
lở, ngập bờ biển gia tăng theo MNBD.
Các công trình bảo vệ bờ biển trên thế giới và VN, cũng như ngay tại
PQ từ nhiều năm nay như kè bờ, kè luồng, mỏ hàn, đê chắn sóng đều tỏ ra
hiệu quả trong việc bảo vệ bờ biển. Công nghệ Stabiplage cũng có thể áp
dụng cho bờ Tây đảo PQ nhưng cần có sự nghiên cứu kỹ hơn về sự thích hợp
của công nghệ này với điều kiện địa chất, địa mạo, khí hậu, hải văn, sinh thái
của từng tế bào cụ thể.
Nghiên cứu xói lở - bồi tụ bờ biển trên cơ sở phân chia TBBB với những
số liệu chi tiết về đặc điểm tự nhiên (MNBD, sóng, tốc độ xói/bồi, vật liệu
đến/đi, cấu trúc bờ, địa mạo bờ,…) và đặc điểm kinh tế - xã hội (sử dụng đất,
công trình kỹ thuật, ngành nghề,…) là cơ sở khoa học và thực tiễn rất hữu
ích cho công tác quản lý bền vững dải bờ biển trong điều kiện BĐKH. Nhận
thức về TBBB cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng cho toàn dải bờ biển VN.
Các nghiên cứu về tai biến xói lở - bồi tụ bờ biển thường được nghiên
cứu theo quy luật dòng chảy và phân bố quỹ trầm tích trong TBBB. Để

nghiên cứu một cách tốt nhất quy luật xói lở phải xem xét định lượng được
sự biến động trầm tích tại các tế bào này. Sẽ thuyết phục hơn cho việc chứng
- 23 -


×