Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

quan ly he thong cap thoat nuoc full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.52 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống cấp, thoát nước đô thị có vai trò quan trọng đối với đời sống và các hoạt động
phát triển kinh tế - xã hội của đô thị. Những mô hình quản lý và chính sách hiện hành liên
quan đến vấn đề thu phí, quyền sở hữu, những phát sinh trong quá trình cổ phần hoá, tính
tự chủ và trách nhiệm của các công ty cấp, thoát nước, cũng phải thay đổi theo hướng cập
nhật nhất quán bảo vệ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo quá trình vận hành an toàn, đúng quy
trình kỹ thuật; đảm bảo yêu cầu vệ sinh nguồn nước và nước sử dụng.
Dịch vụ thoát nước và vệ sinh môi trường tiếp tục là vấn đề nóng bỏng và cực kỳ bức xúc
trong phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Nó đang đặt ra nhiều thách thức cho Chính
phủ và toàn ngành nước. Do hệ thống thoát nước ở hầu hết các đô thị chung cho cả thoát
nước thải và nước mưa, vì vậy việc thu gom nước thải để xử lý hầu như chưa làm được.
Thể chế và tài chính của các công ty thoát nước hoặc công ty môi trường đô thị không
mạnh bằng các công ty cấp nước. Đây chính là một thách thức lớn về năng lực trong việc
giải quyết những vấn đề của vệ sinh đô thị. Việc thiết lập cơ chế hoạch toán lỗ lãi để cung
cấp các dịch vụ tới khách hàng và dựa trên doanh thu là cần thiết và có thể thuê khối tư
nhân thực hiện một số công việc lựa chọn.
Từ thực trạng trên, vấn đề đầu tư phát triển hệ thống cấp thoát nước, đặc biệt là công tác
thu gom nước thải và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, trước khi thải vào hệ thống
chung, tiếp tục là thách thức, là đòi hỏi của toàn xã hội. Trước tình hình này, việc ra đời
một định hướng quản lý hệ thống cấp thoát nước đô thị và khu công nghiệp phù hợp là
hết sức cần thiết.

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CẤP NƯỚC TRUNG AN
1.1. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triền

Địa chỉ : 66 Trần Quốc Tuấn, Phường 1, Quận Gò Vấp, TPHCM
Điện Thoại : 0835883474
Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Trung An là Công ty con của Tổng công ty cấp


nước Sài Gòn-Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (SAWACO), được thành lập theo
Quyết định số 3744/QĐ-UBND ngày 24/8/2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi Xí nghiệp Cấp nước Trung An thành Công ty
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
1.2. Lĩnh Vực Kinh Doanh
Cũng như các đơn vị cấp nước khác thuộc Công ty mẹ- công ty Cấp nước Trung An,
ngành nghề kinh doanh chính của Công ty bao gồm:


Quản lý và phát triển hệ thống cấp nước;



Khai thác, quản lý, cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng, sản
xuất;



Thi công xây dựng công trình cấp nước;



Tái lập mặt đường đối với công trình chuyên ngành cấp nước và công trình khác.

Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Cấp nước Trung An có điểm khác biệt so với các đơn vị
cấp nước khác trong cùng Tổng công ty là có thêm chức năng khai thác và sản xuất
nguồn nước ngầm thành nước sạch cung ứng cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tuy
qui mô nhỏ nhưng mô hình của Công ty hiện nay tương ứng như một Công ty Cấp nước
trước đây.
Hiện nay , Công ty được Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn-Trách nhiệm hữu hạn một

thành viên phân công quản lý mạng lưới cấp nước trên địa bàn quận Gò Vấp (trừ phường
1), quận 12 và huyện Hóc môn . Tổng số ĐHN trên địa bàn quản lý khoảng 69.000 cái.
Sản lượng nước sản xuất trên 14.600 m3/ngày-đêm, trong đó Trạm Cấp nước Gò Vấp là
6.600m3/ngày-đêm, Trạm Bình Trị Đông là 8.000 m3/ngày-đêm. Lượng nước cung cấp
khoảng 1.000.000m3/tháng. Doanh thu bình quân đạt 6,5 tỷ đồng/tháng. Chiều dài mạng
lưới cấp 3 trên địa bàn quản lý là 407.132m.

2


1.3. Cơ Cấu Tổ Chức

3


1.4 Đội Ngũ Lao Động
 Trong những năm qua, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đã được nâng cao rõ rệt, tất cả

các vị trí đều đáp ứng tốt yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh, có trình độ chuyên môn từ
đại học trở lên, một số cán bộ tốt nghiệp từ hai đến ba chuyên ngành đại học, hầu hết lao
động quản lý đều biết ngoại ngữ (chủ yếu là Anh ngữ), có trình độ tin học đáp ứng tốt các
yêu cầu công việc.
 1 tập thể đoàn kết, chung sức chung lòng, thống nhất trong mọi ý chí và hành động với
CBCNV có trình độ cao, nhiệt tình, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Đội ngũ cán bộ kỹ
thuật, quản lý của Công ty đã có khả năng chủ động thiết kế, thi công nhiều công trình
quan trọng trong ngành nước
1.5. Định Hướng Phát Triển
Thực hiện Nghị quyết 38/2013/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, ngày
14/8/2014, Công ty TNHH MTV Cấp nước Trung An phối hợp với UBND Quận 12 tổ
chức tọa đàm về phát triển mạng lưới cấp nước và sử dụng nước sạch trên địa bàn quận

12.
Tại buổi tọa đàm, Công ty Trung An tiếp nhận 49 phiếu đóng góp ý kiến của người dân
chủ yếu liên quan đến vấn đề phát triển mạng lưới cấp nước và gắn đặt đồng hồ nước trên
địa bàn Quận 12. Một số ý kiến đã được lãnh đạo Công ty Trung An trực tiếp giải đáp,
các ý kiến chưa được giải đáp sẽ được Công ty Trung An sẽ trả lời bằng văn bản. Sau
phần giải đáp ý kiến, đại diện Công ty TNHH MTV Cấp nước Trung An với đại diện
UBND 11 phường và các Phòng, Ban thuộc Quận 12 ký kết giao ước về hỗ trợ phát triển
hệ thống cấp nước và vận động nhân dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước trên
địa bàn Quận 12 của với sự chứng kiến và ký kết của lãnh đạo Tổng Công ty Cấp nước
Sài Gòn và UBND Quận 12. Sau phần giải đáp ý kiến, đại diện Công ty TNHH MTV
Cấp nước Trung An với đại diện UBND 11 phường và các Phòng, Ban thuộc Quận 12 ký
kết giao ước về hỗ trợ phát triển hệ thống cấp nước và vận động nhân dân sử dụng nước
sạch từ hệ thống cấp nước trên địa bàn Quận 12 của với sự chứng kiến và ký kết của lãnh
đạo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn và UBND Quận 12.

4


1.6 Kĩ Thuật Quản Lý
Giữa năm 2012, lãnh đạo công ty đã đặt vấn đề thay đổi phương thức quản lý mạng lưới
theo hướng tích hợp, tạo cơ sở tiền đề cho việc ra đời TAWAGIS. Chương trình
TAWAGIS đã được triển khai theo hướng tích hợp công tác quản lý mạng lưới cấp nước
và quản lý khách hàng, tạo mối liên kết và thể hiện trực quan giữa họa đồ mạng lưới và
thông tin khách hàng. Ngoài ra, chương trình TAWAGIS còn là cầu nối tổng hợp các
thông tin ghi chú riêng của từng đơn vị quản lý về khách hàng, qua đó góp phần nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng.
Qua quá trình thử nghiệm từ tháng 3-2013 và chính thức hoạt động từ tháng 8-2013, hiện
nay, TAWAGIS đã được triển khai và sử dụng tại tất cả các phòng, ban, đội có trách
nhiệm liên quan đến quản lý mạng lưới cấp nước và dịch vụ khách hàng.
Cho đến thời điểm hiện tại, công ty đã tổ chức cập nhật khoảng 95% thông tin về danh bạ

đồng hồ nước và gần hoàn tất mạng lưới cấp nước. Cụ thể như cập nhật 100% họa đồ
hoàn công, cập nhật 787 trụ cứu hỏa trên mạng trong đó 40% có hình ảnh, cập nhật 248
điểm xả cặn trong đó 70% có hình ảnh… Khối lượng thông tin đã cập nhật tạo cơ sở
thuận lợi và nhanh chóng cho các tác nghiệp quản lý mạng lưới cấp nước hàng ngày như:
thống kê mạng lưới, quản lý đồng hồ nước khách hàng, đồng hồ tổng tách mạng, đồng hồ
phân vùng, cung cấp thông tin trực quan về hình ảnh, vị trí tọa độ GPS, quản lý sự cố trên
mạng lưới, quản lý van, quản lý trụ cứu hỏa và các thiết bị trên mạng như hầm xả, thiết bị
tự động đo áp lực…
Với việc tích hợp liên kết với hệ thống hóa đơn của khách hàng, TAWAGIS cũng đang hỗ
trợ các nhân viên đọc số, thu tiền và kiểm tra nhanh chóng xác định vị trí nhà khách hàng,
tham khảo và so sánh mức tiêu thụ. Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng hỗ trợ công tác cho
mã danh bộ, cho mã phiên lộ trình hợp lý, cải thiện phiên lộ trình nhằm tối ưu thời gian di
chuyển và nhân lực phục vụ công tác đọc số thu tiền.
Việc tích hợp hệ thống hóa đơn vào TAWAGIS còn là cơ hội thuận lợi cho công ty trong
việc triển khai việc mô phỏng thủy lực mạng lưới theo thời gian thực. Tiêu biểu như việc
tính toán thời gian nước lưu trong ống đề ra giải pháp vận hành mạng lưới tối ưu hướng
dòng chảy nhằm nâng cao chất lượng nước phục vụ khách hàng tại một khu vực ở quận
12. Việc thiết kế cô lập mạng lưới phục vụ công tác giảm nước thất thoát thất thu cũng
được tính toán tối ưu vị trí lắp đặt đồng hồ tổng, trên cơ sở tổn thất áp lực là thấp nhất
hay áp lực cung cấp cho khách hàng bị ít ảnh hưởng nhất. Một giải pháp khác nhằm hỗ
trợ công tác giảm nước thất thoát thất thu là mô phỏng thủy lực khoanh vùng rò rỉ với sự
hỗ trợ đắc lực từ TAWAGIS.

5


Không dừng lại ở đó, vào tháng 2-2014, công ty đã nâng cấp phát triển thêm hệ thống
WebGIS hoạt động song song với TAWAGIS hiện hữu. Theo đó, các nhân viên quản lý
mạng lưới hoặc các nhân viên đọc số, thu tiền đang tác nghiệp ngoài hiện trường có thể
truy cập để tham khảo họa đồ mạng lưới, tìm vị trí nhà khách hàng hay tìm đường đi

ngắn nhất trên giao diện Web, thông qua các thiết bị di động như máy tính xách tay, máy
tính bảng hay điện thoại có kết nối wifi, 3G. Hệ thống WebGIS còn được tích hợp vào
chương trình hỗ trợ khách hàng, phục vụ cho các hộ dân chưa có đồng hồ nước tra cứu
thông tin phủ mạng lưới cấp nước
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CẤP NƯỚC THỪA
THIÊN HUẾ
2.1 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triền

Địa Chỉ : 103 Bùi Thị Xuân, Thành phố Huế
Điện thoại: 054.833.710 - 826.217 -Fax:+84+54.826580
Tiền thân là nhà máy nước Huế được xây dựng dưới thời Pháp thuộc vào năm 1909.
Năm 1992 được đổi tên thành Công ty Cấp thoát nước TT.Huế.
Ngày nay, công suất của công ty đã lên hơn 100 nghìn m3/ngày đêm và cấp nước sạch
đến tận gia đình của gần 600 nghìn dân toàn tỉnh (99% nhân dân thành phố Huế).
2.2. Lĩnh Vực Kinh Doanh
 Sản xuất và kinh doanh nước sạch:

Với quy mô hiện tại gồm 14 nhà máy sản xuất nước sạch trực thuộc, tổng công suất thiết
kế đạt trên 142.625 m3/ngày đêm. Công ty luôn đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sạch,
an toàn phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2015.
 Sản xuất và kinh doanh nước uống tinh khiết đóng chai:

Nước uống tinh khiết Bạch Mã và Cowasu là sản phẩm nước uống tinh khiết cao cấp
được sản xuất từ nguồn nước chất lượng cao của HueWACO, đảm bảo hương vị thiên
nhiên, ngon, ngọt, tinh khiết, nhờ được quản lý chất lượng bởi Hệ thông quản lý chất
lượng ISO 9001:2000 và kiểm định chất lượng tại Trung tâm hóa nhiệm với trang thiết bị
hiện đại, được chứng nhận đạt chuẩn ISO/IEC 17025.
 Sản xuất và kinh doanh sản phẩm gia công cơ khí, máy móc, vật tư, thiết bị ngành


nước

6


 Lập dự án đầu tư, tư vấn, thiết kế và xây dựng các công trình cấp thoát nước đô thị và

nông thôn.
2.3. Cơ Cấu Tổ Chức

7


Với quyết định về việc phê duyệt đề án “tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2013 – 1015” cho thấy
1. Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Xây Dựng Và Cấp Nước Thừa Thiên
Huế thuộc nhóm doanh nghiệp cổ phần hóa mà nhà nước nắm giữ từ 65% đến
75% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh doanh hoạt động trong môi trường pháp lý chung và cạnh tranh bình
đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực đã đầu tư. Tự sản xuất, cung ứng sản phẩm, luôn đổi mới quản trị để
doanh nghiệp nhà nước nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất,
kinh doanh, mở rộng quy mô đi đôi với hiệu quả cạnh tranh, phát triển bền vững.
3. Xác định cụ thể, làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của Chủ Tịch, Giám Đốc trong
quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước nhằm bảo đảm quyền chủ động sản xuất,
kinh doanh.
4. Có cơ chế phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. đảm
bảo người lao động có mức thu nhập hợp lý, doanh nghiệp có lãi, thu hút được
nguồn lực xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương,
tiền thưởng để chủ động trong trả lương, thưởng gắn với năng suất lao động, hiệu

quả sản xuất. làm hài hoà lợi ích của các bên (nhà nước, doanh nghiệp, người lao
động).
5. Có quyền thuê Tổng giám đốc, giám đốc điều hành…
6. Áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thong lệ quản trị doanh nghiệp
quốc tế, chú trọng kiểm soát rủi ro tài chính, kiểm toán nôi bộ để kịp thời có
phương án phòng ngừa, khắc phục.
7. Nâng cao chất lượng lao động, trọng tâm là công nhân kỹ thuật có số lượng hợp
lý, cơ cấu ngành nghề, bậc lương tối ưu đối với từng lao động.
8. Nếu bộ máy gặp sự cố, vấn đề phải có người chịu trách nhiệm.
2.4 Đội Ngũ Lao Động
 Sơ đồ công ty hoạt động theo mô hình Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty và bộ

máy giúp việc gồm 3 Phó Giám đốc, kế toán trưởng, 22 đơn vị trực thuộc (gồm
các phòng ban chuyên môn, xí nghiệp, chi nhánh cấp nước, phân xưởng sản xuất
nước và các đội thi công XDCB). Cho thấy: là công ty nhà nước không có hội
đồng quản trị

8


Diễn giải
Tổng số
* Trong đó:
Sau đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
CNKT và LĐ đã qua đào tạo

Số lượng

378

Nam
304

Nữ
74

4
86
9
62
217

4
60
6
45
189

0
26
3
17
28

 Trong những năm qua, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đã được nâng cao rõ rệt, tất cả

các vị trí đều đáp ứng tốt yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh, có trình độ chuyên môn từ
đại học trở lên, một số cán bộ tốt nghiệp từ hai đến ba chuyên ngành đại học, hầu hết lao

động quản lý đều biết ngoại ngữ (chủ yếu là Anh ngữ), có trình độ tin học đáp ứng tốt các
yêu cầu công việc.
 1 tập thể đoàn kết, chung sức chung lòng, thống nhất trong mọi ý chí và hành động với

gần 400 CBCNV có trình độ cao, nhiệt tình, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Đội ngũ
cán bộ kỹ thuật, quản lý của Công ty đã có khả năng chủ động thiết kế, thi công nhiều
công trình quan trọng trong ngành nước
2.5. Định Hướng Phát Triển
Lãnh đạo Công ty luôn quan tâm và chỉ đạo nhiều biện pháp hiệu quả nhằm mục đích
khẳng định và nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhất là trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế mạnh mẽ như hiện nay với sứ mệnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu HueWACO
là:
 Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước, nâng cao năng lực sản xuất, phát triển Công

ty thành một trong những công ty cấp nước hàng đầu tại Việt Nam, từng bước hội nhập
khu vực và thế giới. Cung cấp nước sạch an toàn và ngon theo chuẩn mực quốc gia và
quốc tế.
 Phấn đấu đến năm 2015 đưa mạng lưới cấp nước đến 120/152 phường xã,

chiếm 75% dân số toàn tỉnh, riêng thành phố Huế có 100% người dân đ ược dùng
nước sạch, tỷ lệ thất thoát nước giảm dưới 15%, công suất đạt 200.000m 3/ngày
đêm.
 Cung cấp dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Huy đ ộng và s ử dụng có hi ệu qu ả các

nguồn lực, đảm bảo đưa Công ty phát triển toàn diện, nhanh và bền vững.

9


 Phấn đấu phát triển đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh trong nước và qu ốc t ế


liên quan đến lĩnh vực cung cấp nước sạch.

 Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cao, góp phần nâng cao ch ất l ượng cu ộc s ống,

sức khỏe của cộng đồng và góp phần vào sự phát tri ển kinh tế, xã hội, du lịch c ủa
tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHƯƠNG 3: SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT TRONG CƠ CẤU VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN

3.1 Xét mô hình tư nhân quản lý:
 Mô hình này đơn giản, quy mô công trình rất nhỏ (công suất <50m/ngày đêm) và vừa
(công suất từ 50-300 m/ngày đêm), công nghệ cấp nước đơn giản chủ yếu áp dụng
cho một xóm, thôn. Khả năng quản lý, vận hành công trình thấp hoặc trung bình. Mô
hình này đã được áp dụng ở một số tỉnh và đã đem lại hiệu quả đáng kể như sau: Tại
tỉnh Tiền Giang, mô hình này được áp dụng đem lại hiệu quả: dân có nước sạch,
người đầu tư có hiệu quả kinh tế.
Chế độ cấp nước do tư nhân quản lý
Sử dụng phương pháp quản lý kinh tế để điều hành.
Ưu điểm
Nhược điểm
Là mô hình có chế độ quản lý đơn giản,
Diện tích quản lý nhỏ, quy mô nhỏ.
nhanh chóng giải quyết nhu cầu dùng nước
trước mắt của các hộ dân mà các hệ thống
cấp nước chưa đến được.
Nâng cao được ý thức sử dụng tiết kiệm
nguồn nước sạch của người dân

Công nghệ cấp nước đơn giản, có khả năng
cơ động cao đến được những nơi vùng sâu,

vùng xa và những nơi lũ lụt kéo dài.

Nhà nước khó quản lý,dễ gây ra tình trạng
cạn kiệt nguồn nước và nhiễm mặn nguồn
nước, chất lượng nước không đảm bảo và
giá nước không có sự quản lý của Nhà
nước nên có thể xảy ra tình trạng giá nước
quá cao vượt quá qui định, gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng tới an ninh xã
hội.
Giá nước không có sự quản lý của Nhà
nước nên có thể xảy ra tình trạng giá nước
quá cao vượt quá qui định, gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng tới an ninh xã
hội.

10


3.2 Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành có tư vấn và góp vốn của nhà nước
 Mô hình có sự quản lý của Nhà nước:
 Sơ đồ quản lý phức tạp với nhiều bộ phận chuyên môn hóa riêng.
• Giá nước ổn định và phù hợp với khả năng chi trả của người dân.
• Nguồn nước được khai thác và sử dụng hợp lý với chất lượng nước đảm bảo. Đồng thời,

nguồn vốn đầu tư có sự hỗ trợ của Nhà nước nên được sử dụng hiệu quả hơn. Thuận tiện
cho vấn đề quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước.
• Hoạt động theo phương pháp hành chính có luật pháp rằng buộc , vì lợi ích của nhân dân
nên có hiệu quả công việc cao. Dễ dàng điều tiết các hoạt động không đạt lợi ích, chú ý
các dự án sinh lời cao.

• Trả lương theo bậc lương nên khó có thể thu hút được người tài giỏi có chuyên môn.
• Số lượng nhân viên lớn khó khăn cho việc sử dụng hết khả năng của nhân viên. Bộ máy
có quy mô diện tích lớn khó khăn trong quản lý.








Mô hình cấp nước có nguồn vốn tư nhân tự quản lý:
Sơ đồ quản lý đơn giản, một bộ phận có thể làm các việc của các bộ phận khác nhằm tiếp
kiệm chi phí.
Có thể huy động số lượng lớn vốn để hoạt động kinh tế song nếu không có sự quản lý
của nhà nước các doanh nghiệp rất dễ phá sản khi môi trường kinh doanh có biến cố lớn.
Khó quản lý,dễ gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn nước và nhiễm mặn nguồn nước, chất
lượng nước không đảm bảo.
Giá nước không có sự quản lý của Nhà nước nên có thể xảy ra tình trạng giá nước quá
cao vượt quá qui định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới an ninh xã hội.
Thu hút nhân viên theo hợp đồng thỏa thuận, trả lương theo năng suất lao động, bộ máy
đơn giản dễ dàng trong việc sử dụng hết khả năng của nhân viên.
Hoạt động theo phương pháp kinh tế luật doanh nghiệp nên lợi ích kinh tế được đặt lên
hàng đầu.

 Mô hình kết hợp giữa doanh nghiệp và sự hỗ trợ của nhà nước:
• Có các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư. (ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiên thuê đất,







hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tạo nguồn nước, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình, ưu
đãi về thuế ..).
Vừa hoạt động theo phương pháp hành chính lẫn kinh tế áp dụng được các ưu điểm của
các mô hình khác.
Thu hút được nhân viên có trình độ cao với mức lương thõa thuận.
Có sự tư vấn kinh tế của nhà nước, sử dụng 2 nguồn vốn nhà nước và tư nhân song song
làm cho doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô.
Là mô hình Nhà nước kết hợp với tư nhân nên có sự quản lý của Nhà nước thông qua
Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh. Trung tâm sẽ kết hợp với
các doanh nghiệp tư nhân thành lập các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm cung cấp,
quản lý,vận hành và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát.
11


Có giá thành nước khá cao so với mặt bằng chung.



3.3 Nhận xét về sự ổn định quản lý của 3 hệ thống cấp nước.

-

Theo em sự hoạt động của các công ty cấp nước ở nước ta chưa ổn định tuy rằng
trong những năm qua, công tác cấp nước tại các đô thị đã có chuyển biến tích cực,
hệ thống cấp nước ngày càng được cải thiện, hầu hết các thành phố, thị xã đã có hệ
thống cấp nước. Nhiều dự án đầu tư bằng nguồn vốn tài trợ của các Chính phủ, các
tổ chức tài chính quốc tế, vốn trong nước đã và đang được thực hiện theo mục

tiêu, định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ.
Các mô hình được áp dụng vào thực tế đã mang lại được những hiệu quả đáng kể,
đáp ứng được bước đầu nhu cầu dùng nước của người dân.

-

Tuy nhiên, công tác cấp nước hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới, với xu thế hội
nhập khu vực và quốc tế. Cấp nước đô thị mới chỉ đảm bảo cho khoảng 60% dân
số đô thị với mức tiêu thụ bình quân 80 - 90 lít/người/ngày, trong khi đó tỷ lệ thất
thoát, thất thu nước vẫn còn cao, bình quân 36%, tại một số địa phương còn cao
hơn 45%. Chất lượng nước sạch tại một số nơi chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh quy
định. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và khai thác nguồn nước để cấp cho đô thị, công
nghiệp còn thiếu, chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng nhiều nơi dân còn thiếu nước
sạch, ngược lại có nơi nhà máy sản xuất nước sạch không phát huy hết công suất.
Việc chuyển đổi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cấp nước từ loại hình hoạt
động công ích sang hoạt động kinh doanh còn chậm, nhiều khó khăn. Hiệu quả
cấp nước đến từng hộ gia đình chưa cao, có nhiều vấn đề thiếu sót, thất thoát xảy
ra với tỷ lệ còn khá lớn. Vấn đề từ đồng hồ đo nước, đường ống cấp nước, an sinh
xã hội đặc thù của khu vực cấp nước, địa hình, trình độ dân cư, công trình đầu tư
vốn ban đầu…để việc quản lý, cung cấp dịch vụ cấp nước tới người dân cũng linh
hoạt và hợp lý hơn, đặc biệt nó phù với điều kiện cụ thể ở các vùng nông thôn ở
nước ta.

-

Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại trên là do: cơ chế, chính sách quản lý cấp nước
chưa phù hợp, hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước còn mang tính bao cấp
trong đầu tư và quản lý, chưa tự chủ về tài chính. Mặt khác, tình trạng quá tải về
hạ tầng kỹ thuật, sức ép của sự phát triển đô thị, sự tăng nhanh dân số, di dân tập

trung cao ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn, ô nhiễm nguồn nước chưa được kiểm
soát chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ trong đầu tư phát triển, quản lý và vận
hành các công trình cũng là những trở ngại lớn đối với công tác phát triển cấp
nước hiện nay. Việc kiểm tra, đôn đốc các địa phương lập và thực hiện quy hoạch
cấp nước đô thị còn hạn chế.

12


3.4 So sánh ưu điểm, nhược điểm của 3 mô hình quản lý.
-

Ưu điểm :

Nhóm doanh
nghiệp cổ phần hóa
mà nhà nước nắm
giữ từ 65% đến
75% vốn điều lệ.
Do nhà nước quản
lý, cấp vốn hoạt
động.

Mô hình quản lý cấp nước tư nhân :

Mô hình doanh nghiệp
quản lý, vận hành có tư
vấn và góp vốn của nhà
nước.


Tư nhân tự góp vốn, tư hoạt động thu,
chi theo cơ chế thị trường. không có
sự quản lý của nhà nước.

Quy mô công trình
cấp nước lớn trên
công suất đạt
200.000m3/ngày
đêm. Áp dụng cho
khu đô thị có diện
tích lớn và nhu cầu
sử dụng nước cao.

Quy mô công trình rất nhỏ (công suất
<50m/ngày đêm) và vừa (công suất từ
50-300 m/ngày đêm), công nghệ cấp
nước đơn giản chủ yếu áp dụng cho
một thị trấn.

Thực hiện chế độ tài chính
quy định của Nhà nước;
Giám đốc chịu trách nhiệm
quản lý điều hành các hoạt
động của công ty. Có sự góp
vốn phát triển của doanh
nghiệp.
Quy mô công trình trung
bình (công suất từ 300 – 500
m3/ngày đêm) và quy mô lớn
(công suất từ > 500 m3/ngày

đêm). Phạm vi cấp nước cho
liên thôn, liên bản, xã, liên
xã, huyện; áp dụng phù hợp
cho vùng dân cư tập trung.

Nhân viên có quy
mô lớn, trình độ cao
(cao đẳng, đại
học..).

Nhân viên quy mô nhỏ, đơn giản. Khả Nhân viên quy mô trung bình
năng quản lý, vận hành công trình thấp
tận dụng được khả năng của
hoặc trung bình.
nhân viên.Trình độ, năng lực
quản lý vận hành công trình
thuộc loại trung bình hoặc
cao.

Đảm bảo người lao
động có mức thu
nhập hợp lý, cơ cấu
bậc lương theo

Tự thu, chi và ghi đơn giá nước theo
hướng phát triển, mục tiêu của doanh
nghiệp. trả lương cho nhân viên theo
hợp đồng thỏa thuận 2 bên.

Tự thu, chi theo vốn đầu tư

ban đầu. trả lương theo năng
xuất lao động của nhân công.
trả lương cho nhân viên theo
13


chính sách nhà
nước.
Hoạt động theo
Hoạt động theo phương pháp kinh tế,
phương pháp hành
cơ chế thị trường khác nhau mà linh
chính, do quyết định hoạt thay đổi.
luật nhà nước ban
ra, phải thi hành đạt
kết quả.

Nếu làm ăn không
có lãi tuyên bố phá
sản sẽ có nhà nước
hỗ trợ.
Có quản lý của nhà
nước trong đánh giá
chất lượng nước, giá
nước khá rẻ theo
mặt bằng chung của
người lao động.

Nếu làm ăn không có lãi, sẽ phá sản
mà khó có sự tham gia giúp đỡ của

nhà nước.
Doanh nghiệp tự quản lý nên chất
lượng nước và giá nước theo tiêu chí
kinh tế của doanh nghiệp. nên dễ dẫn
đến phá giá nước cao bất thường.

hợp đồng thỏa thuận 2 bên.
Đọc đồng hồ và ghi chép số
lượng nước sử dụng của các
hộ dùng nước, thu tiền nước
của người sử dụng và nộp
lên bộ phận kế toán (công ty)
hoặc có bộ máy, hạch toán
độc lập (công ty thành viên).
Sản xuất kinh doanh ngành
nghề dịch vụ cung cấp nước
sạch cho người sử dụng theo
hợp đồng thỏa thuận với
khách hành.
Nếu làm ăn không có lãi có
sự giúp đỡ của nhà nước tư
vấn sử dụng nguồn vốn hợp
lý có lãi.
Quan tâm tới vấn đề xử lý
nước thải, góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường,
đồng thời chú trọng đến cải
tiến kỹ thuật, thường xuyên
tu sửa và bảo dưỡng hệ
thống cấp nước. Có giá thành

sản xuất đầu vào lớn dẫn đến
giá nước cao và hiệu quả sử
dụng nước sau đầu tư ở khu
vực nông thôn, miền núi, khu
vực ven thành thị không cao.

14


Nhược điểm :
Nhóm doanh nghiệp cổ
Mô hình quản lý cấp nước tư
phần hóa mà nhà nước nắm nhân :
giữ từ 65% đến 75% vốn
điều lệ.
-

Chỉ có nhà nước trực tiếp
quản lý, 1 diện tích rộng lớn
mô hình nhân viên có quy mô
quá lớn, với hàng trăm ngàn
khách hàng cùng địa hình
khác nhau nên khó quản lý
hết. Làm số lượng nhân viên
làm việc bị phân tán mỏng
đạt hiệu quả thấp.
Không linh hoạt trong việc
cấp nước tức thời cho người
dân nếu sự cố xảy ra.
Dễ gây lãng phí nước, thất

thoát lớn khi mạng lưới quá
lớn với lượng khách hành
nhiều gấy khó khăn cho quản
lý.
Nếu ban giám đốc gặp sai
lầm trong cấp vốn đầu tư 1
dự án nào đó gây lãng phí
tiền của rất lớn.
Chậm giải quyết, quyết toán
sổ sách khi hệ thống giấy tờ
hành chính còn lạc hậu, nhiều
cửa.
-

Chỉ có tư nhân trực tiếp quản
lý, quy mô nhân sự, địa bàn
hoạt động quá nhỏ. Khó đáp
ứng được nhu cầu khi khách
hàng quá lớn.

Mô hình doanh nghiệp
quản lý, vận hành có tư
vấn và góp vốn của nhà
nước.
Tư nhân và nhà nước hỗ trợ
cùng tư vấn, quản lý. Dễ dẫn
đến tranh quyền hạn không
rõ ràng trong công việc.
Khó thống nhất quan điểm
trong việc điều hành 1 dự án.


Khi sự cố xảy ra khó có thế giải Giá nước khá cao so với mặt
quyết vì năng lực có hạn.
bằng chung.
Dễ phá giá nước, gây ô nhiễm
môi trường.

Nhận xét :

Qua các mô hình quản lý trên ta thấy để mô hình tối ưu nhất về chế độ quản lý thì mô
hình tư nhân và nhà nước cùng tư vấn hỗ trợ nhau cùng làm việc vì lợi ích chung của
nhân dân. Tuy gặp bất cập giá nước khá cao so với mô hình nhà nước nhưng đảm bảo cấp
nước về số lượng và chất lượng khi có sự quản lý chất lượng từ nhà nước. Doanh nghiệp
tư nhân ngoài sự tư vấn định hướng phát triển của nhà nước còn được nhà nước cấp vốn
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

15


vì vậy để mô hình hoạt động có hiệu quả cao cần sự quản lý, giám sát thường xuyên của
Nhà nước, đồng thời người dân cần phải có ý thức trách nhiệm cao trong việc sử dụng
cũng như bảo vệ nguồn nước và hệ thống cấp nước trong khu vực. Với phương châm
hoạt động phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh
xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý Nhà
nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Đồng thời, hình thành
thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN
 Trong các mô hình quản lý cấp nước ta thấy Mô hình kết hợp giữa doanh nghiệp và sự


hỗ trợ của nhà nước luôn có hiệu quả lớn có được sự hỗ trợ giữa các bên, tạo ra lợi ích
thúc đẩy nguồn lực phát triển theo mục tiêu của doanh nghiệp, sự tư vấn hỗ trợ vốn của
nhà nước, vừa linh hoạt trong các hoạt động kinh tế vừa để nhà nước định hướng giá
nước, quy mô theo lợi ích của nhân dân.
 Mô hình có sự quản lý của nhà nước nên giá cả ổn định và phù hợp hơn với khả năng
chi trả của người dân. Nguồn nước được khai thác và sử dụng hợp lý với chất lượng
nước đảm bảo. Đồng thời, nguồn vốn đầu tư có sự hỗ trợ của nhà nước và đóng góp
của doanh nghiệp tư nhân cùng với người dân nên được sử dụng hiệu quả hơn. Thuận
tiện cho vấn đề quản lý vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước
 Quan tâm tới vấn đề xử lý nước thải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng
thời chú trọng đến cải tiến kỹ thuật, thường xuyên tu sửa và bảo dưỡng hệ thống cấp
nước. đảm bảo thỏa thuận trong hợp đồng với khách hàng với sự bảo hộ của nhà nước.
đây là mô hình giải quyết được vấn đề quá tải trong quản lý của Mô hình chỉ có sự
quản lý của Nhà nước, khi diện tích mạng lưới, không khách hàng quá lớn, tỉ lệ thất
thoát cao, hiệu quả kinh tế không cao. Giải quyết được sự không thể quản lý của mô
hình tư nhân tự làm dễ phá giá nước, gây ô nhiễm môi trường bỏ ngang khi hoạt động
không có lời.

16



×