Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giá trị nhân văn trong tư tưởng phan bội châu (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.19 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---o0o---

TRỊNH THỊ KIM CHI

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG

TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


Luận án được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---o0o---

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH
Phản biện độc lập:
1.
2.
Phản biện :
1.
2.
3.



Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.
HCM, vào lúc ……. ngày……tháng……năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thư viện Trường Đại học KHXH&NV, TP. Hồ Chí Minh
- Thư viện Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh
- Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những giá trị quý báu như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tấ t cả
những thành quả vi ̃ đa ̣i mà loài người đã sáng ta ̣o nên trong quá trình phát triển
của lịch sử, đó chin
́ h là giá tri ̣nhân văn. Giá trị nhân văn là mô ̣t trong những giá tri ̣
căn bản, khẳ ng đinh,
̣ đề cao vai trò, bản chấ t tốt đẹp của con người. Chính vì thế ,
nhân văn đã trở thành mô ̣t trong những chủ đề lớn của lich
̣ sử nhân loại. Dân tô ̣c
Viê ̣t Nam trong suố t tiế n trin
̣ sử dựng nước và giữ nước, luôn đề cao truyề n
̀ h lich
thố ng tinh thần, giá trị nhân văn. Tinh thần và giá trị nhân văn ấy đã góp phần
khẳng định cốt cách và bản sắc Việt Nam. Đồng thời, đó cũng chính là một trong
những nhân tố góp phần làm nên những thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Nhận thức sâu sắc ý nghiã của tinh thần và giá tri ̣ nhân văn, trong suốt quá
trình cách mạng Việt Nam cũng như trong sự nghiê ̣p đổi mới đất nước hiện nay,

Đảng ta luôn quan tâm đến con người, đề cao và phát huy giá trị tốt đẹp của con
người; coi “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể
phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền
và lợi ích của dân tộc, của đất nước và quyề n làm chủ của nhân dân”1.
Trải qua 30 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Tuy
nhiên, thành quả công cuộc đổi mới mà Việt Nam đạt được chỉ là bước đầu, vẫn
còn nhiều mặt hạn chế, cùng với tình hình trong khu vực và thế giới “thay đổi
nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường”2 với cả những thuận lợi và khó
khăn, thời cơ và thách thức đan xen, đã đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to
lớn, phức tạp hơn. Tất cả những điều đó đòi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải
phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, tạo thành sức mạnh tổng hợp, đưa công cuô ̣c đổ i mới
đế n thành công. Trong đó, việc phát huy nhân tố con người, lấy con người là trung
tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển, là vấn đề có ý nghiã
mang tiń h nhân văn sâu sắc. Để hoàn thành sứ mệnh có ý nghĩa lich
̣ sử to lớn đó,
mô ̣t mă ̣t chúng ta cầ n phải biết tiế p thu có chọn lọc những tinh hoa giá trị nhân văn
trong tư tưởng nhân loại; mă ̣t khác, chúng ta cầ n phải biế t kế thừa, phát huy những
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr. 76.
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2016, tr. 71.
2


2

giá tri ̣ nhân văn cao đe ̣p trong truyề n thố ng lich

̣ sử và văn hóa dân tô ̣c Viê ̣t Nam,
để từ đó biế n những giá tri ̣ấ y thành nguồ n đô ̣ng lực và sức ma ̣nh to lớn đối với sự
nghiệp đổi mới đấ t nước hiê ̣n nay. Đó là vấ n đề có ý nghiã lý luâ ̣n và ý nghĩa thực
tiễn sâu sắc, thiế t thực; vừa có tin
́ h thời sự cấ p bách vừa có tin
́ h chiế n lươ ̣c lâu dài.
Trong lịch sử dân tô ̣c Việt Nam, giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
giai đoạn biến chuyển xã hội sâu sắc. Thực dân Pháp xâm lươ ̣c Viê ̣t Nam, biế n
nước ta từ mô ̣t nước phong kiế n đô ̣c lâ ̣p, thành mô ̣t nước thuô ̣c điạ nửa phong
kiế n. Những mâu thuẫn cơ bản và chủ yế u của xã hô ̣i Viê ̣t Nam thời kỳ này là mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tô ̣c Viê ̣t Nam với thực dân Pháp xâm lươ ̣c, giữa nhân dân
lao đô ̣ng với giai cấ p điạ chủ, phong kiế n, đã đă ̣t ra vấ n đề bức thiế t nhấ t là phải
lâ ̣t đổ chế đô ̣ thực dân phong kiến, giải phóng cho nhân dân và dân tộc Việt Nam
thoát khỏi ách cai trị, áp bức, bóc lột, giành la ̣i đô ̣c lâ ̣p, tự do cho dân tô ̣c Viê ̣t
Nam, khẳ ng đinh
̣ phẩ m giá con người Viê ̣t Nam. Chính điều kiện lịch sử - xã hô ̣i
đă ̣c biê ̣t đó làm xuất hiện các nhà tư tưởng lớn đi tìm con đường, cách thức cứu
nước khác nhau, thể hiê ̣n qua các phong trào yêu nước lớn với khuynh hướng khác
nhau. Do ha ̣n chế của điều kiện lịch sử nên các phong trào đó không thể tim
̀ đươ ̣c
con đường và phương pháp cách ma ̣ng đúng đắ n để giải quyế t nhiê ̣m vu ̣ của lich
̣
sử dân tô ̣c và của thời đại đòi hỏi. Mă ̣c dù vâ ̣y, các phong trào ấ y cũng đã để la ̣i
những dấ u ấ n lich
̣ sử sâu sắ c trong giai đoạn này. Mô ̣t trong những nhà tư tưởng
lớn thời kỳ này, đó là Phan Bô ̣i Châu. Nổi bật và xuyên suố t trong tư tưởng của
ông đó là giá trị nhân văn, mà cốt lõi là tinh thần yêu nước thương nòi, là tấm lòng
vì dân vì nước, là ý chí độc lập dân tộc và lý tưởng, khát vọng giải phóng cho nhân
dân và dân tộc Việt Nam của ông. Vì thế , Phan Bô ̣i Châu đã đươ ̣c Hồ Chí Minh
coi là: “bâ ̣c anh hùng, vi ̣thiên sứ, đấ ng xả thân vì đô ̣c lâ ̣p, đươ ̣c hai mươi triê ̣u con

người trong vòng nô lê ̣ tôn sùng”3. Nếu bỏ qua những hạn chế về điều kiện lịch sử
thì những quan điểm thể hiện giá trị nhân văn của Phan Bội Châu vẫn là những bài
học lịch sử bổ ích, góp phầ n thiết thực vào việc phát huy nhân tố con người trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Vì thế tôi đã chọn vấn đề “Giá trị nhân
văn trong tư tưởng Phan Bội Châu” làm đề tài luâ ̣n án tiế n si ̃ triế t ho ̣c.
2. Tổ ng quan tin
̀ h hin
̀ h nghiên cứu đề tài
Có thể khái quát các công trình nghiên cứu, đánh giá về giá tri ̣ nhân văn
trong tư tưởng của Phan Bội Châu ở các chủ đề sau: Chủ đề thứ nhất, đó là các
công trình nghiên cứu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Phan Bội Châu, ảnh
3

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 172.


3

hưởng tới sự hình thành những quan điểm thể hiện giá trị nhân văn trong tư
tưởng của ông. Về chủ đề này, có các tác phẩm Đại cương lịch sử Việt Nam, do
Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mâ ̣u Hãn (chủ biên), Nxb. Giáo dục, Hà
Nội, 2010; Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam ở thời đại ông của G.Boudarel,
Nxb.Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1997, do Chương Thâu và Hồ Song dich;
̣
Phong trào Đông du và Phan Bội Châu, Nxb. Nghệ An, 2005; Phan Bội Châu của
Hoài Thanh, Nxb.Văn hóa, Hà Nội, 1978; Nghiên cứu Phan Bội Châu của Chương
Thâu (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Phan Bội Châu về tác
gia và tác phẩm của Chương Thâu và Trần Ngọc Vương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2007; công trình Phan Bội Châu con người và sự nghiệp, Nxb. Đại học quốc gia
Hà Nội, 1997… Đă ̣c biê ̣t, nghiên cứu về Phan Bô ̣i Châu cũng đã có nhiều nhà

khoa ho ̣c nước ngoài quan tâm. Ở Pháp đã có chuyên khảo về Phan Bô ̣i Châu của
G. Buodarel như: Mèmoires de Phan Bội Châu, France - Asie/Asia XXIII - 4,
1969; hay Phan Bội Châu et la société Vietnamienne de son temps, France Asie/Asia XXIII - 4, 1969. Ta ̣i Mỹ từ cuố i thế kỷ XX, đã có công trình Phong trào
chố ng thực dân ở Viê ̣t Nam từ 1885 đế n 1925 của David G. Marn và bài Kỷ niê ̣m
100 năm Phong trào Đông du: Phan Bội Châu Cường Để của Đỗ Minh Thông... Ở
Đức, ta ̣i Viê ̣n nghiên cứu lich
̣ sử Đông Nam á, Đa ̣i ho ̣c Passaw, năm 1987 giáo sư
Bernard Dam đã công bố đề tài Phan Bội Châu - nhà văn hóa Viê ̣t Nam…
Chủ đề thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu về điều kiện, tiền đề hình
thành, nội dung và đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng của Phan Bội Châu nói
chung và giá trị nhân văn của ông nói riêng. Về chủ đề này, có các tác phẩm
như: Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX của Lê Thị Lan, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh của Tôn
Quang Phiê ̣t, Ban nghiên cứu Văn - Sử - Đia,̣ 1956; Quá trình chuyển biến tư
tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu
của Doãn Chính và Phạm Đào Thịnh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; Tư
tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua một số chân dung tiêu biểu; đề
tài khoa học công nghệ, mã số B2004 - 18b - 06 do Vũ Văn Gầu làm chủ nhiệm;
Tư tưởng triết học và chính trị Phan Bội Châu của Nguyễn Văn Hòa, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với
Nhật Bản và Châu Á: Tư tưởng của Phan Bội Châu cách mạng thế giới, gồ m 2 tâ ̣p


4

của Shiraishi Masaya (do Nguyễn Như Diê ̣m dich,
̣ Trầ n Sơn dich,
̣ Chương Thâu
hiê ̣u điń h), Nxb. Chin
́ h tri ̣quố c gia, Hà Nô ̣i, 2000…

Chủ đề thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu, phân tích, nhận định,
đánh giá về tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung và giá trị nhân văn trong tư
tưởng của ông nói riêng. Về chủ đề này có các tác phẩm: Sự phát triển của tư
tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, 3 tập của Trần Văn
Giàu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Phan Bội Châu - nhà yêu nước, nhà
văn hóa của Chương Thâu, Nxb.Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2012; Tư tưởng của
Phan Bội Châu về con người của Doãn Chính và Cao Xuân Long, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2013; và các bài báo khoa học như: Tư tưởng của Phan Bội
Châu về vấn đề nhân cách, tạp chí Khoa học xã hội, số 12 (136), 2009, Tư tưởng
của Phan Bội Châu về giáo dục, tạp chí Khoa học xã hội, số 4 (128), 2009…
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án: Từ việc tìm hiểu những nội dung và đặc điểm của
giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu, luận án nhằm phân tích, đánh giá
làm rõ những ý nghĩa, chỉ ra những ha ̣n chế và rút ra những bài học lịch sử bổ ích
từ giá trị nhân văn trong tư tưởng của ông đối với việc phát huy hiệu quả vai trò
của nhân tố con người trong công cuộc đổi mới đất nước cũng như trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án: Thứ nhất là, trình bày, phân tích làm rõ cơ sở xã hội
và tiền đề lý luận hình thành giá trị nhân văn trong tư tưởng của Phan Bội Châu.
Thứ hai là, trình bày, phân tích làm rõ những nội dung và đặc điểm chủ yếu trong
giá trị nhân văn của Phan Bội Châu. Thứ ba là, phân tích, đánh giá làm rõ những ý
nghĩa và chỉ ra hạn chế trong giá trị nhân văn của Phan Bội Châu. Thứ tư là, rút ra
những bài học lịch sử bổ ích từ giá trị nhân văn trong tư tưởng của ông đối với
việc xây dựng và phát huy hiệu quả vai trò nhân tố con người trong công cuộc đổi
mới và sự nghiê ̣p xây dựng và bảo vệ Tổ quố c hiện nay.
4. Đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu của luâ ̣n án
Luâ ̣n án không nghiên cứu tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung mà chỉ
tập trung nghiên cứu nô ̣i dung và đă ̣c điể m giá tri ̣ nhân văn trong tư tưởng của
ông, qua các tác phẩm ông viết từ năm 1882 đến năm 1840.



5

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luâ ̣n án
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
triết học mác - xít; đồng thời luận án còn sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu như: sự thố ng nhấ t giữa lô gích và lịch sử, phân tích và tổng hợp, diễn
dịch và quy nạp, đối chiếu và so sánh. Luâ ̣n án đươ ̣c tiế p câ ̣n dưới góc đô ̣ triế t ho ̣c
lich
̣ sử, triế t ho ̣c văn hóa và giá trị học.
6. Cái mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã trình bày, phân tích, làm rõ nội dung cơ bản và đặc
điểm chủ yếu giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu, từ đó làm sáng tỏ
thực chất quá trình phát triển trong tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung cũng
như trong giá trị nhân văn của ông nói riêng; đó là quá trình chuyển biến từ quan
điểm, lập trường quân chủ sang quan điểm, lập trường dân chủ tư sản, tiến gần đến
chủ nghĩa Mác - Lê nin. Thứ hai, từ sự phân tích, đánh giá, chỉ ra ý nghĩa lý luận
và ý nghĩa thực tiễn của giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu; luận án đã
rút ra những bài học lịch sử bổ ích, góp phần vào việc phát huy nhân tố con người
trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài luâ ̣n án
Về ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở trình bày một cách có hệ thống những nội
dung, đặc điểm, giá trị và hạn chế chủ yếu trong giá trị nhân văn của Phan Bội
Châu, luận án không chỉ giúp chúng ta có sự nhận thức hệ thống và sâu sắc hơn tư
tưởng của Phan Bội Châu, mà còn giúp chúng ta có sự đánh giá khách quan, khoa
học hơn giá trị, vai trò của tư tưởng Phan Bội Châu trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Về ý nghĩa thực tiễn: Những bài học lịch sử rút ra từ trong giá trị nhân văn
của Phan Bội Châu, là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn thiết thực góp phầ n vào
viê ̣c phát huy nhân tố vai trò con người, vai trò của nhân dân, phục vụ đắc lực cho

công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng, bảo vê ̣ Tổ quố c hiện nay.
8. Kết cấu cơ bản của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo,
luận án được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết, 18 tiểu tiết.


6

Chương 1
CƠ SỞ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
HÌ NH THÀ NH GIÁ TRI ̣NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG
PHAN BỘI CHÂU
1.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM LICH
SỬ - XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
̣
CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX VỚI SỰ HÌ NH THÀ NH GIÁ TRI ̣ NHÂN
VĂN TRONG TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU

1.1.1. Sự thống trị của chủ nghĩa tư bản và vấn đề giải phóng con người,
giải phóng dân tộc trên thế giới, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự hình
thành giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tình hình thế giới có những biến đổi to
lớn, tác động sâu sắc đến tiến trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Ở
phương Tây, nhờ những tư tưởng tiến bộ về xã hội, đặc biệt là chế độ dân chủ và
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, cùng với sự thay đổi cơ cấu giai cấp
- xã hội, đã làm cho sức sản xuất và đời sống xã hội có bước phát triển vượt bậc.
Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền.
Nhưng cùng với sự tiến bộ ấy, sự bóc lột sức lao động của giai cấp tư sản với
người lao động ở các nước tư bản càng tăng và sự xâm lược, cai trị, áp bức, bóc
lột các dân tộc thuộc địa càng nặng nề, đã đặt ra những vấn đề cơ bản và cấp thiết

về quyền con người, về giá trị, nhân phẩm con người, về vấn đề giải phóng con
người và giải phóng các dân tộc. Ở phương Đông, Nhật Bản nhờ tiếp thu các thành
tựu khoa học kỹ thuật phương Tây và cả những tư tưởng chính trị - xã hội tiến bộ
về tự do, dân chủ, dân quyền, về các thiết chế xã hội của các nhà tư tưởng châu
Âu, đã tiến hành canh tân và trở thành quốc gia tư bản chủ nghĩa. Xã hội Trung
Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, từ cuộc chiến tranh Nha phiến (năm 1840)
đến cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) là xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Sự biến
động của xã hội Trung Hoa thời kỳ cận đại đã dần thức tỉnh ý thức dân tộc và xuất
hiện các tư tưởng và phong trào canh tân, cách ma ̣ng, chống chủ nghĩa đế quốc
xâm lược và thế lực phong kiến bảo thủ phản động, như phong trào Thái Bình
thiên quốc (1851), Mậu Tuất biến pháp (1989)… Đặc biệt bằng cuộc Cách mạng
Tân Hợi do Tôn Trung Sơn lãnh đạo thành công, đất nước Trung Hoa thoát khỏi
chế độ phong kiến, tiến lên theo con đường tư bản chủ nghĩa, với tinh thần đề cao


7

quyền tự do, bình đẳng của con người và quyền độc lập của dân tộc làm mục tiêu
cơ bản. Tinh thần nhân văn là cốt lõi trong các phong trào duy tân, cách mạng ở
phương Đông đã ảnh hưởng sâu rộng đến việc hình thành giá trị nhân văn, đặc biệt
là quan điểm giải phóng con người, giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu.
1.1.2. Sự cai trị, áp bức, bóc lô ̣t của chế đô ̣ thực dân phong kiế n và yêu
cầ u cấ p thiế t giải phóng nhân dân, giải phóng dân tô ̣c Viêṭ Nam giai đoạn
cuố i thế kỷ XIX đầ u thế kỷ XX với sự hin
̀ h thành giá tri ̣ nhân văn trong tư
tưởng Phan Bô ̣i Châu
Xã hô ̣i Viê ̣t Nam trước khi thực dân Pháp xâm lươ ̣c vẫn là mô ̣t xã hô ̣i phong
kiế n mang tính chấ t chuyên chế , bảo thủ và la ̣c hâ ̣u. Sau khi đánh chiế m nước ta,
thực dân Pháp thiế t lâ ̣p bô ̣ máy cai tri ̣theo chế đô ̣ thực dân và tiế n hành chính sách
khai thác thuô ̣c điạ về mọi mặt. Về kinh tế , để thâu tóm nền kinh tế, triê ̣t để bóc lô ̣t

nhân dân ta, thực dân Pháp đã thi hành các chính sách như: đô ̣c chiế m thi ̣ trường,
đô ̣c quyề n ngoa ̣i thương; chú tro ̣ng đầ u tư vào các ngành sản xuấ t công nghiệp,
thương mại phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c chiế m đoa ̣t, vơ vét tài nguyên, bóc lô ̣t nhân công rẻ
ma ̣t, mang la ̣i lơ ̣i nhuâ ̣n cao, như khai khoáng, chế biến quặng, giao thông đường
bô ̣, đường sắ t, làm muố i, nấ u rươ ̣u, cảng biển; đô ̣c quyề n ngân hàng và đầ u tư vào
các ngành thuâ ̣n lơ ̣i cho viê ̣c khai thác thuô ̣c điạ để xuấ t khẩ u; duy trì một nền sản
xuất nông nghiệp theo quan hệ sản xuất phong kiến cổ truyền, lạc hậu, què quặt,
chiế m đoa ̣t ruô ̣ng đấ t của nông dân, ta ̣o ra các vùng sản xuấ t hàng hoá xuấ t khẩ u
với các đồ n điề n cao su, cà phê, chè, làm phá sản những người nông dân và thơ ̣ thủ
công, ta ̣o ra nguồ n nhân công sẵn có, phu ̣c vu ̣ cho chính sách khai thác thuô ̣c đia.̣
Về chính tri ̣ - xã hội, trong quá triǹ h khai thác thuô ̣c đia,̣ thực dân Pháp đã áp đă ̣t
và duy trì ở nước ta chế đô ̣ chính tri ̣ mang tính chấ t thực dân, dùng chính sách
“chia để tri”,̣ “dùng người Việt trị người Việt”. Chúng xây dựng ở nước ta một bộ
máy cai trị, gồm một hệ thống từ viên Toàn quyền Đông Dương đến Thống đốc,
Khâm sứ, Thống sứ, Công sứ các kỳ, các tỉnh và bộ máy cảnh sát, nhà tù, quân
đội, bên cạnh chính quyền bù nhìn nhà Nguyễn. Chúng chia nước ta thành ba kỳ
với chế độ khác nhau để chia rẽ và cai trị dân ta. Để khai thác vơ vét tài nguyên
khoáng sản và nhân công rẻ ma ̣t của nước ta, nhằ m thu về lơ ̣i nhuâ ̣n tố i đa, thực
dân Pháp đã dùng mo ̣i thủ đoa ̣n và hiǹ h thức để cai trị, bóc lô ̣t và áp đặt hàng trăm
thứ tô thuế vô lý, nă ̣ng nề lên người dân Viê ̣t Nam. Bên ca ̣nh viê ̣c đầ u đô ̣c thể xác


8

và tinh thầ n người dân Việt Nam bằ ng rươ ̣u cồ n, thuố c phiê ̣n và báo chí phản
đô ̣ng, thực dân Pháp đã sử du ̣ng các công cu ̣ ba ̣o lực như quân đô ̣i, cảnh sát, toà án
và nhà tù để đàn áp, khủng bố sự phản kháng và đấ u tranh của nhân dân ta. Còn về
nền văn hóa và giáo dục mà thực dân Pháp xây dựng ở nước ta chỉ là nền văn hóa
và giáo dục nô dịch, “làm cho người Việt Nam trở thành những con trâu, con ngựa
cực kỳ ngoan ngoãn…!”4. Tấ t cả những điề u đó đã khiế n cho xã hô ̣i Viê ̣t Nam có

sự phân hoá và mâu thuẫn khá sâu sắ c, phức ta ̣p, gay gắ t. Nhưng mâu thuẫn cơ bản
bao trùm chiń h là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Viê ̣t Nam, dân tô ̣c Viê ̣t Nam
với thực dân Pháp xâm lươ ̣c. Do đó, vấ n đề giải phóng cho con người, giải phóng
dân tộc Việt Nam, đem la ̣i nhân phẩ m cho người Viê ̣t Nam, giai đoạn cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX đã trở thành vấ n đề cấ p thiế t. Chin
́ h những điề u đó đã tác
đô ̣ng, ảnh hưởng, hin
̀ h thành nên những quan điểm thể hiện sâu sắc giá tri ̣ nhân
văn trong tư tưởng của Phan Bội Châu.
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌ NH THÀ NH GIÁ TRI ̣ NHÂN VĂN TRONG TƯ
TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU

1.2.1. Tinh thầ n nhân văn trong truyề n thố ng văn hóa Viêṭ Nam với sự
hin
văn trong tư tưởng Phan Bô ̣i Châu
̣
̀ h thành giá tri nhân
Tinh thầ n nhân văn là giá tri ̣ cơ bản và cố t lõi trong truyề n thố ng văn hóa
Viê ̣t Nam. Trong những giá trị ấy, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí độc lập và tự
cường dân tộc, tinh thần đoàn kết cố kế t cộng đồ ng và lòng nhân ái, khoan dung là
những giá tri ̣ nổ i bâ ̣t, thấm đượm tính nhân văn trong truyền thống văn hóa Việt
Nam, đã được Phan Bô ̣i Châu đã tiế p thu, kế thừa trong tư tưởng của ông. Theo
Phan Bô ̣i Châu, người dân Viê ̣t Nam không chỉ cùng chung mô ̣t dòng máu, mô ̣t
nguồ n gố c, tổ tiên, mà còn chung mô ̣t nơi sinh tu ̣, mô ̣t non sông, mô ̣t đấ t nước,
mô ̣t Tổ quố c. Vì thế , Phan Bội Châu kêu gọi, mo ̣i người dân Viê ̣t Nam, không
phân biê ̣t giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, đẳ ng cấ p, tấ t cả hễ là người Viê ̣t Nam
“máu đỏ da vàng”, cần phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, nêu cao tinh
thần yêu nước, “đồ ng lòng” gánh vác viê ̣c non sông, góp sức cứu nước, cứu nhà.
1.2.2. Tinh thầ n nhân văn trong tư tưởng phương Đông và phương Tây
với sự hin

văn trong tư tưởng Phan Bô ̣i Châu
̣
̀ h thành giá tri nhân
4

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 2, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 281.


9

Với tư tưởng của Nho giáo, Phan Bội Châu cho rằng cần phải học những cái
giá trị tốt đẹp của Nho học, chứ không nên phủ nhận hoàn toàn những tư tưởng
của nó. Trong đó, Phan Bội Châu đã tiếp thu những giá trị nhân văn nổi bật của
Nho giáo, như quan điểm đề cao đạo lý làm người, đề cao giá trị và phẩm chất tốt
đẹp của con người, qua học thuyết “Tam cương, ngũ thường”, với các chuẩn mực
đạo đức cơ bản của con người như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, hiếu, kính, đễ…
Phan Bội Châu cũng đã tiế p thu các giá trị nhân văn trong triế t lý đa ̣o đức nhân
sinh của Phâ ̣t giáo. Phan Bô ̣i Châu cho rằ ng điề u cố t lõi chung của Đạo Phật và
các tôn giáo khác chính là ở chữ “nhân”. Ông viế t: “Xưa nay các vi ̣ thánh truyề n
đa ̣o, tuy tông thố ng khác nhau, lý luâ ̣n khác nhau mă ̣c dầ u, mà xét cho đế n nô ̣i
dung, ngoài chữ “nhân” ra, không ai có đa ̣o lý gì khác. Tức như đại từ đại bi,
chúng sinh bình đẳ ng của Phâ ̣t Thić h Ca; nghiã là yêu người như mình, xem thù
như bạn của Chúa Dê Su cũng chỉ là ý nghiã chữ “nhân” mà thôi”5. Phan Bội
Châu còn ảnh hưởng tư tưởng của Tân thư, Tân văn, như tư tưởng "đại đồng"
của Khang Hữu Vi, tư tưởng cách mạng của Lương Khải Siêu, tư tưởng cách
mạng tiến bộ trong “tam dân chủ nghĩa” của Tôn Trung Sơn. Phan Bô ̣i Châu cũng
đã ảnh hưởng và tiếp thu tinh thầ n nhân văn đă ̣c sắ c trong tư tưởng và văn hoá
phương Tây; đó là quan điể m tiế n bô ̣ về xã hô ̣i và con người, như vấn đề bản tính
con người, vấn đề vai trò, vị trí con người, vấn đề tiế n hoá luâ ̣n và vấ n đề nhân
quyề n, dân chủ, tự do và bình đẳ ng, bác ái… của Platon, Aristote, R.Descartes,

F.Bacon và J.G.Fichte, của đa ̣o Datô, của Ch. Darwin, J.J. Rousseau và của Ch. L.
Montesquieu. Phan Bô ̣i Châu cũng đã tiếp thu các ho ̣c thuyế t chính tri ̣- xã hô ̣i của
Th. More, Ch.Fourier và Saint Simon, “tỉ tổ của chủ nghĩa xã hội ở châu Âu.”6 và
cả Chủ nghiã lợi tha và Chủ nghiã ái tha của Auguste Comte. Đặc biê ̣t, giá tri ̣
nhân văn trong tư tưởng của Phan Bội Châu đã bước đầ u chi ̣u ảnh hưởng tinh
thầ n nhân văn của chủ nghiã Mác - Lênin. Phan Bội Châu nhận thấy đây mới
chiń h là ho ̣c thuyế t đúng đắ n, chân chin
́ h nhấ t để lâ ̣t đổ ách thố ng tri ̣ của chế đô ̣
thực dân phong kiế n, giải phóng con người và dân tô ̣c Viê ̣t Nam khỏi cảnh áp bức,
bóc lô ̣t, xây dựng mô ̣t xã hô ̣i tương lai tố t đe ̣p. Trong đó vấ n đề cơ bản và sâu sắc
nhất trong giá tri ̣ nhân văn ấ y của chủ nghĩa Mác - Lê nin, là vấ n đề giải phóng
5

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 10, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 37.

6

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 7, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 139.


10

con người. Tất cả những điều kiện và tiền đề trên cùng với phẩm chất và năng lực
cá nhân của Phan Bội Châu; đó là một con người thông minh, giàu lòng nhân ái,
yêu nước, thương nòi, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết,
đã hình thành nên những giá trị nhân văn trong tư tưởng của ông.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Giá tri ̣ nhân văn trong tư tưởng của Phan Bội Châu hình thành, chiń h là sự
phản ánh những điề u kiê ̣n lich

̣ sử và yêu cầ u cấ p thiế t của xã hô ̣i Viê ̣t Nam và thế
giới đă ̣t ra cuố i thế kỷ XIX đầ u thế kỷ XX, đó yêu cầ u giải phóng cho nhân dân
các dân tô ̣c nói chung và cho dân tộc Viê ̣t Nam nói riêng. Là hin
̀ h thái ý thức xã
hô ̣i, giá tri ̣ nhân văn của Phan Bô ̣i Châu còn chiụ sự ảnh hưởng và là sự tiế p thu
những tiề n đề tư tưởng trước đó. Đó là tinh thầ n yêu nước thương nòi, là ý chí đô ̣c
lâ ̣p dân tô ̣c, là lòng nhân ái, khoan dung, vi ̣tha, là tinh thầ n cố kế t cô ̣ng đồ ng trong
truyề n thố ng văn hóa Viê ̣t Nam; đó còn là tư tưởng đề cao giá tri ̣tố t đe ̣p trong đa ̣o
lý con người của Nho giáo và Phâ ̣t giáo; là quan điểm tiến bộ như tự do, dân chủ,
bình đẳng của các trào lưu tư tưởng phương Tây cận đại. Trong đó, đă ̣c biê ̣t là tư
tưởng giải phóng con người có tính nhân văn cao cả của chủ nghiã Mác - Lênin.
Chương 2
NỘI DUNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN
TRONG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU
2.1. QUAN ĐIỂM ĐỀ CAO VAI TRÒ, ĐỊA VỊ, GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
TRONG TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU

“Giá trị” là một khái niệm chỉ ý nghĩa của các hiện tượng vật chất cũng như
tinh thần (khách thể) có khả năng thỏa mãn nhu cầu và mang lại lợi ích, công
dụng, ý nghĩa và chuẩn mực nhất định cho con người, được con người (chủ thể)
nhìn nhận, đánh giá, từ đó thúc đẩy, định hướng và điều chỉnh tình cảm, nhận thức,
hành vi của con người và xã hội. “Nhân văn” nguyên nghĩa là văn vẻ, tốt đẹp của
con người, nghĩa rộng là văn hóa con người. Giá trị nhân văn là giá trị đề cao cái
tốt đẹp của con người, yêu thương, quý trọng con người. Trong tư tưởng của mình,
Phan Bội Châu luôn có những quan điểm đề cao, quan tâm, quý trọng con người,
nhân dân, đề cao lý tưởng giải phóng con người, giải phóng cho nhân dân Việt
Nam, những quan điểm đó của ông mang lại cho nhân dân và dân tộc Việt Nam
những ý nghĩa to lớn, cho nên tư tưởng của Phan Bội Châu có giá trị nhân văn sâu



11

sắc. Tuy nhiên, do sự điều kiện lịch sử và quan điểm lập trường giai cấp quy định,
những quan điểm thể hiện giá trị nhân văn của ông cũng còn những hạn chế nhất
định. Luận án đã khái quát toàn bộ những quan điểm thể hiện giá trị nhân văn
trong tư tưởng của Phan Bội Châu thể hiện ở những nội dung sau:
2.1.1. Quan điểm đề cao vai trò, địa vị, giá trị con người trên phương
diện thế giới quan trong tư tưởng Phan Bội Châu
Trên phương diện thế giới quan, để đề cao vai trò, địa vị và giá trị con người,
Phan Bội Châu đã nghiên cứu những quan điểm luận lý học phương Đông, học
thuyết triết học và xã hội học phương Tây để đi tới khẳng định: “Con người là một
giống thần linh ở trong vạn vật, mà cũng có thể gọi là một vật tôn trưởng trong
vạn vật”7; và bản chất hơn hẳn của con người so với các con vật, đó là là bản chất
xã hội. Cũng bằng sự nghiên cứu triết lý và cả những tri thức khoa học, văn hóa
phương Đông và phương Tây, Phan Bội Châu còn cho rằng, con người là cao quý
nhất trong vạn vật. Theo Phan Bội Châu, con người là sản phẩm phát triển cao
nhất của tự nhiên, là tinh anh của trời đất, không chỉ dũng mãnh bởi sức mạnh của
tay chân; sáng tỏ bởi sự tinh tường của con mắt, lỗ tai; có trí khôn, thiêng liêng
đứng đầu muôn vật bởi bộ óc khôn khéo, mà còn có tình cảm, linh tính tinh tế bởi
có trái tim nhạy cảm và biết phân biệt phải trái, bởi có lương tri. Cho nên chúng ta
phải sống cho xứng đáng với thiên chức làm người với ý nghĩa CON NGƯỜI.
2.1.2. Quan điểm đề cao vai trò, địa vị, giá trị con người trên phương
diện nhân sinh quan và chính trị - xã hội trong tư tưởng Phan Bội Châu
Trên phương diện nhân sinh quan và chính trị - xã hội, Phan Bội Châu đề
cao vai trò, địa vị và giá trị con người qua việc đề cao phẩm cách làm người
(personality) và quyền con người (human rights), trên cơ sở phê phán sự mê tín,
ngu muội của người dân và sự chà đạp lên nhân phẩm và quyền con người Việt
Nam của thực dân Pháp. Ông coi nhân cách là bản chất của con người, là biểu hiện
cách thức làm người và nhân quyền là quyền tự nhiên thiêng liêng của con người,
là cái con người cao quý hơn vạn vật. Ông đã phân tích một cách khá toàn diện

những vấn đề liên quan chặt chẽ với nhân cách và nhân quyền, như dân quyền,
quốc quyền, độc lập, tự do, dân chủ, bình đẳng, mà tôn chỉ, mục đích và cái gốc

7

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 7, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 182.


12

của nó chính là lòng yêu nước thương nòi. Đây là những quan điểm thể hiện rõ
tính chất tiến bộ trong tư tưởng của ông.
2.2. QUAN ĐIỂM ĐỀ CAO LÒNG NHÂN ÁI, VỊ THA TRONG TƯ TƯỞNG
PHAN BỘI CHÂU

2.2.1. Tình yêu thương con người, yêu quý đồng bào và nhân dân lao
động trong tư tưởng Phan Bội Châu
Để làm rõ nội dung quan điểm “nhân ái”, “vị tha”, Phan Bội Châu đã đưa ra
một định nghĩa khá sâu sắc về “nhân ái”. Ông cho rằng nhân ái là tấm lòng “trắc
ẩn” của con người; là tình yêu thương con người, trong đó có tình yêu đồng bào,
giống nòi và Tổ quốc; là bản chất tốt đẹp vốn phôi thai từ bụng mẹ; nhân ái chính
là điểm khác biệt về chất giữa con người và loài cầm thú, giữa người có nhân và
kẻ bất nhân; và nhân ái còn thể hiện ở tình cảm và thái độ yêu ghét rõ ràng. Đặc
biệt, trong quan niệm nhân ái, vị tha, Phan Bội Châu không dừng lại ở quan niệm
trừu tượng, nói chung, mà nó đã được ông thể hiện sinh động trong quan điểm về
tình yêu rộng lớn và sâu xa hơn, đó là tình yêu đồng bào, yêu thương nhân dân,
yêu giống nòi, Tổ quốc; ở lòng căm thù sâu sắc bọn đế quốc thực dân xâm lược.
Trong đó, ông đề cao vai trò của nhân dân lao động; ông khẳng định “nước cường
thịnh là nhờ ở nhân dân”8, “nhân dân còn thì nước còn; nhân dân mất thì nước
mất”9, cho nên “vận mệnh của nước ta là do dân ta nắm giữ”10. Chính vì thấy rõ

vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân, cho nên, khi chủ trương bạo động cách
mạng, Phan Bội Châu luôn kêu gọi toàn dân đồng lòng đứng lên đánh đuổi thực
dân Pháp xâm lược. Ông cảm thông với cuộc sống khổ cực của dân ta do thực dân
Pháp gây nên: “Đồng bào chúng tôi, cho đến nay đã chịu trăm cay ngàn đắng, trên
người da thịt không chỗ nào lành lặn, hơi thở thoi thóp, có tai mà như điếc, có mắt
mà như mù, có miệng mà như câm, có tay chân mà như tê liệt”11. Phan Bội Châu
cũng phê phán những người, tuy cùng là đồng bào, cùng Tổ quốc, nhưng không

8

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 3, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 73.

9

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 3, Nxb. Thuận Hóa, huế, 2000, tr. 68.

10
11

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 2, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 179.
Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 5, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 271.


13

biết yêu thương nhau, nghi kỵ, chia lìa, chém giết lẫn nhau. Vì thế, ông viết: “Vì
cả đồng bào mà mưu cầu hạnh phúc thì dù có hy sinh bản thân cũng không tiếc.”12
2.2.2. Tình yêu giống nòi, Tổ quốc và lòng vị tha, khoan dung trong tư
tưởng Phan Bội Châu
Đối với tình yêu thương giống nòi và Tổ quốc, bằng những tri thức khoa học

và quan điểm triết lý sâu sắc, Phan Bội Châu cho rằng về bản chất đã là loài người,
đã cùng giống nòi, thì phải biết yêu thương nhau, nếu không con người chỉ là
giống vật tầm thường. Vì thế, trong tư tưởng của mình, Phan Bội Châu luôn thể
hiện một cách sâu sắc lòng tự hào về dòng dõi con Rồng cháu Tiên, về dòng máu
Lạc Hồng, về con cháu Hùng Vương với hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và
giữ nước oanh liệt. Ông đã kêu gọi mỗi người dân Việt Nam, không chỉ có nghĩa
vụ phải làm vẻ vang truyền thống dòng dõi Rồng Tiên, mà còn phải biết đoàn kết,
yêu thương lẫn nhau, tạo thành sức mạnh to lớn để xây dựng, phát triển và bảo vệ
đất nước. Cùng với lòng yêu thương rộng lớn và sâu đậm đối với đồng bào, với
giống nòi, với dân tộc và Tổ quốc, quan điểm nhân ái, vị tha trong tư tưởng của
Phan Bội Châu còn thể hiện ở tấm lòng và tinh thần vị tha, khoan dung với những
người lầm lỗi và với cả kẻ thù khi đã biết ăn năn, hối cải.
2.3. QUAN ĐIỂM ĐỀ CAO GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN HOÀN THIỆN CON
NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU

2.3.1. Quan điểm về vai trò và mục đích giáo dục hoàn thiện con người
trong tư tưởng Phan Bội Châu
Phan Bội Châu hiểu rõ vai trò to lớn và ý nghĩa sâu xa của tri thức và giáo
dục, cho nên ông rất quan tâm đến việc giáo dục, nhằm mở mang, phát triển tri
thức, đạo đức, nâng cao tinh thần, ý chí cho nhân dân, đặc biệt là nâng cao tinh
thần yêu nước, ý chí độc lập, tự cường dân tộc cho người dân Việt Nam. Ông quan
niệm, giáo dục “là cái khuôn đúc người. Quan lại, binh lính cũng từ đó mà ra. Giáo
dục cũng là cái gốc để gây dựng nền chính trị. Thuế khoá, hình pháp, mọi sự đều
do đó mà định”13. Giáo dục trở thành nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp bách đối với
nước ta, theo ông, còn do đời sống của người Việt Nam đói nghèo, lạc hậu, người
dân nước ta vẫn còn chìm đắm trong ngu muội, tối tăm, khiến cho dân trí kém, dân
12

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 4, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 73.


13

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 2, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 184.


14

khí yếu, “dân ta ngu ngốc dại khờ, không biết giành dân quốc, giữ quốc mệnh. Chỉ
ngày đêm lo hết lòng hết sức đem máu mỡ của mình cung đốn cho bọn độc phu,
dung nhân uống nuốt! Than ôi! Thật đáng thương thay!”14 Theo Phan Bội Châu,
dân trí thấp kém không chỉ là nguyên nhân làm cho dân không biết làm chủ, mà
còn khiến cho dân rơi vào mê tín, dị đoan, thực dân Pháp dễ bề cai trị. Không
những thế, từ khi xâm lược và cai trị nước ta, với chiêu bài “khai hóa”, thực dân
Pháp đã dùng chính sách ngu dân hiểm độc. Nền giáo dục mà Pháp chủ trương xây
dựng ở nước ta, thực chất “chỉ làm cho người Việt Nam trở thành những con trâu,
con ngựa cực kỳ ngoan ngoãn, những tên nô lệ mắt mù, tai điếc mà thôi!”15. Vì
thế, phát triển giáo dục càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Phan Bội Châu khẳng
định: “Vấn đề thuộc về giáo dục là một việc cần thiết của nước ta lúc bấy giờ.”16
2.3.2. Nội dung và phương pháp giáo dục hoàn thiện con người trong tư
tưởng Phan Bội Châu
Theo Phan Bội Châu, giáo dục, với ý nghĩa khái quát nhất chính là nuôi
dưỡng và dạy dỗ con người toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, để đào tạo ra
một con người hoàn thiện. Ông cho rằng giáo dục là công việc chung của toàn xã
hội: “Trên triều đình, dưới xã hội, đều hết lòng chăm nom về việc giáo dục, đức
dục, thể dục, không sót sự gì. Các ấu trĩ viện, dục anh viện, các trường tiểu học,
trung học, đại học khắp thành thị thôn quê chỗ nào cũng có… khiến cho ai ai cũng
tiến bộ ngày ngàn dặm”17, “mở trường để cho người nước ta bất kỳ giàu nghèo,
sang hèn, trai gái”18 đều được học. Phan Bội Châu vạch trần nội dung giáo dục
lệch lạc, phiến diện, mang tính nô dịch, nhằm cưỡng bức người Việt Nam thành nô
lệ, trâu ngựa mà thực dân Pháp thi hành ở nước ta. Phan Bội Châu cũng phê phán

cả nội dung giáo dục bảo thủ, lạc hậu, phiến diện đã ăn sâu ở nước ta hàng ngàn
năm. Từ đó, ông chủ trương một cuộc duy tân về giáo dục và học thuật, từ cách
mở trường đến nội dung, phương pháp giáo dục và cả việc bổ nhiệm, sử dụng
người tài sau khi đã được giáo dục đào tạo. Ông chủ trương bỏ cái học hư văn,

14

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 2, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 179.

15

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 5, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 281.

16

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 7, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 213.

17

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 2, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 184.

18

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 2, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 184.


15

“ngục tù bát cổ thi phú”, nhưng vẫn tôn trọng cái đúng của sách xưa, đồng thời
phải biết tiếp thu, học tập cái tiến bộ của tri thức, khoa học phương Tây. Ông cho

rằng nội dung giáo dục phải toàn diện; phải giáo dục cả trí dục, đức dục và thể
dục; giáo dục cả tri thức khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội; đặc biệt cần phải
giáo dục những tri thức về kinh tế, quân sự, luật học, thông tin, công nghiệp, nông
nghiệp, thương nghiệp, lâm nghiệp, y học và các vấn đề xã hội, như dân chủ, độc
lập, tự do, bình đẳng, trên nền tảng tinh thần yêu nước. Ông chủ trương đổi mới
phương pháp thi cử, “lập quy chế mới, chứ không thi văn suông.” và “cấp học
bổng xuất dương du học thật hậu để giúp đào tạo người tài cho đất nước.”19
2.4. QUAN ĐIỂM VỀ LÝ TƯỞNG GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG TƯ
TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU

2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của lý tưởng giải phóng con người, giải phóng
nhân dân, giải phóng dân tộc trong tư tưởng Phan Bội Châu
Mục đích và tôn chỉ lý tưởng giải phóng con người trong tư tưởng Phan Bội
Châu là đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ phong kiến độc hại, giành lại độc
lập cho dân tộc, chủ quyền cho đất nước, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đây là
vấn đề có có ý nghĩa và vai trò quyết định đối với tất cả những vấn đề khác như
nhân cách, nhân quyền, tự do, độc lập, bình đẳng, vận mệnh của dân tộc, của đất
nước và con người Việt Nam. Mục đích cao cả đó đã được Phan Bội Châu khẳng
định trong tôn chỉ của Việt Nam Quang phục hội: “Tôn chỉ của Quang phục quân
là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam và thành lập nước cộng hòa dân chủ”;
“Quang phục quân trong khi vừa đánh đuổi giặc Pháp, đồng thời cũng vừa xây
dựng một nước cộng hòa dân chủ: Quyền bính của nước là của chung toàn dân do
nhân dân quyết định. Những dấu vết độc hại của chính thể chuyên chế không còn
nữa. Rạng rỡ thay dân tộc Việt Nam ta! Trên mặt địa cầu, Việt Nam trở thành một
dân tộc hùng cường, hoàn toàn tự do!”20
2.4.2. Phương pháp giải phóng con người, giải phóng nhân dân, giải
phóng dân tộc trong tư tưởng Phan Bội Châu
Xuất phát từ thực tiễn xã hội, quan điểm về chủ trương và phương pháp cách
mạng ở Phan Bội Châu từng giai đoạn, từng bước, có những sự thay đổi; từ tư
19


Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 1, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 99.

20

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 3, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 367.


16

tưởng duy tân, đến tư tưởng đấu tranh bạo động, kết hợp tuyên truyền công khai
hợp pháp với bạo động, và từ đấu tranh bạo động sang đấu tranh ôn hòa, có tính
chất cải lương, nhưng không ly khai hẳn với con đường bạo động, để rồi sau
những trải nghiệm không thành trong những năm 1918 - 1923, ông lại quay về với
con đường bạo động một cách kiên quyết, tiến gần đến quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, qua các tổ chức cách mạng: Duy tân hội (1904 -1912) và Phong trào
Đông du, Việt Nam quang phục hội (1912 - 1925), và chủ trưởng cải tổ Việt Nam
quang phục hội thành Việt Nam quốc dân đảng (1923), với lực lượng cách mạng là
“mười hạng người đồng lòng”, mà lực lượng nòng cốt là Quang phục quân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở điều kiện và yêu cầu của lịch sử - xã hội trên thế giới và yêu cầu
cấp bách của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra, bằng sự tiếp
thu, kế thừa những tiền đề lý luận trước đó, giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan
Bội Châu đã hình thành và phát triển; là tổng hợp các nội dung: quan điểm đề cao
vai trò, địa vị và giá trị con người trên phương diện thế giới quan và phương diện
nhân sinh quan, chính trị - xã hội, từ đó đi tới đề cao bản chất, giá trị, nhân cách và
quyền của con người, gắn liền với dân quyền, quốc quyền, độc lập, tự do, dân chủ,
bình đẳng; quan điểm nhân ái, vị tha, thể hiện ở tình yêu thương đồng bào, yêu
nhân dân, yêu quý giống nòi, Tổ quốc và lòng căm thù giặc Pháp sâu sắc và tinh

thần vị tha, khoan dung; quan điểm giáo dục nhằm nâng cao trí tuệ, nhân cách,
tinh thần dân tộc, lòng yêu nước cho người dân Việt Nam; đặc biệt là lý tưởng giải
phóng cho nhân dân và dân tộc Việt Nam, bằng các phương pháp khác nhau.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ
CỦA GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU
3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƯ
TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU

3.1.1. Sự thống nhất giữa văn hoá và chính trị trong giá trị nhân văn
của Phan Bội Châu
Một trong những đặc điểm nổi bật của giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan
Bội Châu đó là sự thống nhất giữa văn hóa và chính trị. Trong tư tưởng của Phan
Bội Châu những quan điểm thể hiện giá trị nhân văn của ông được trình bày, lý


17

giải bằng những tri thức văn hóa của nhân loại, từ phương Đông đến phương Tây
hết sức sâu rộng và phong phú. Điều đó làm cho nội dung giá trị nhân văn trong tư
tưởng của Phan Bội Châu bao hàm sâu sắc tinh thần, tri thức văn hóa. Nhưng điểm
đặc biệt là những tri thức văn hóa thể hiện và hàm chứa trong giá trị nhân văn của
Phan Bội Châu lại không tách rời những vấn đề và tri thức chính trị. Nó gắn bó,
thống nhất chặt chẽ với chính trị, nó xuất phát và phản ánh yêu cầu của chính trị và
giải đáp những vấn đề của chính trị - xã hội đặt ra. Đó là văn hóa cứu dân cứu
nước và chính trị cứu dân cứu nước.
3.1.2. Sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính nhân loại trong giá trị
nhân văn của Phan Bội Châu
Cùng với đặc điểm trên, trong nội dung giá trị nhân văn của Phan Bội Châu
còn có sự thống nhất giữa tính dân tộc và tính nhân loại. Tất cả các quan điểm thể

hiện nội dung giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu đều thấm nhuần và
toát lên tính dân tộc và tính nhân loại sâu sắc, là sự thống nhất chặt chẽ giữa tính
dân tộc và tính nhân loại. Trong các quan điểm thể hiện nội dung giá trị nhân văn
của mình, Phan Bội Châu luôn dựa trên nền tảng tinh thần và truyền thống của
dân tộc Việt Nam; tiếp thu, kế thừa và thể hiện sâu sắc tinh thần và truyền thống
ấy; trong đó cái cốt lõi nhất chính là lòng yêu nước thương nòi; luôn phản ánh lý
tưởng, khát vọng cao cả của dân tộc, phản ánh yêu cầu cấp thiết và cơ bản nhất
của dân tộc ta, đó là lý tưởng, khát vọng độc lập, tự do, với tinh thần dân tộc cao
cả và lòng yêu nước nhiệt thành của ông. Mặt khác, trong quá trình hoạt động cách
mạng, Phan Bội Châu có điều kiện để tiếp thu những tri thức mới của nhân loại.
Tất cả những điều đó giúp cho ông có được tầm nhận thức rộng mở, vượt ra khỏi
tầm hạn hẹp trong phạm vi quốc gia, dân tộc, tiếp nhận, phản ánh những tri thức
và đặc điểm lịch sử - xã hội mới của nhân loại và thời đại trong tư tưởng của ông.
3.1.3. Tinh thần yêu nước - tư tưởng cốt lõi trong giá trị nhân văn của
Phan Bội Châu
Trong nội dung giá trị nhân văn của Phan Bội Châu còn nổi bật lên một đặc
điểm đặc sắc và xuyên suốt, vừa thể hiện đậm nét truyền thống văn hóa Việt Nam
vừa thể hiện đặc điểm riêng trong tư tưởng và con người Phan Bội Châu; đó là tinh
thần yêu nước - tư tưởng cốt lõi trong giá trị nhân văn của ông. “Đó là một đặc


18

sắc của Phan Bội Châu”21. Trong tư tưởng của Phan Bội Châu, tất cả các quan
điểm thể hiện giá trị nhân văn của ông đều thấm đượm tinh thần yêu nước, tất cả
đều vì sự nghiệp cứu dân, cứu nước. Có thể nói, tinh thần yêu nước là điểm xuất
phát, là nền tảng và là sự kết tinh cao độ trong giá trị nhân văn của ông. Do đó tinh
thần yêu nước đã trở thành nguồn gốc, tôn chỉ và là vấn đề đặc sắc, cốt lõi, xuyên
suốt trong các quan điểm thể hiện nội dung giá trị nhân văn của Phan Bội Châu.
3.2. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG

TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU

3.2.1. Ý nghĩa của giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu
Một là, ý nghĩa về mặt lý luận của giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan
Bội Châu. Thứ nhất, những quan điểm thể hiện giá trị nhân văn trong tư tưởng của
Phan Bội Châu đã góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm nội hàm những khái
niệm, phạm trù và quan điểm trong nội dung tư tưởng nhân văn nói chung, tinh
thần và giá trị nhân văn của của dân tộc Việt Nam nói riêng, từ đó làm giàu thêm
bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Thứ hai, giá trị nhân văn
của Phan Bội Châu đã góp phần phát triển, bổ sung vào trong nội dung tư tưởng
nhân văn nói chung, tinh thần và giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc Việt
Nam nói riêng những khái niệm, phạm trù và những quan điểm với nội hàm và
tính chất mới, tiến bộ, tạo ra bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX. Thứ ba, bằng sự nắm bắt đặc điểm, yêu cầu và xu thế của lịch sử - xã
hội trong và ngoài nước những năm đầu thế kỷ XX đặt ra, trên cơ sở của tri thức
văn hóa sâu rộng, được bắt nguồn từ lòng yêu nước thương nòi và tinh thần độc
lập dân tộc, đặc biệt là bước chuyển trong lập trường theo hướng tiến bộ, những
quan điểm thể hiện giá trị nhân văn trong tư tưởng của Phan Bội Châu đã góp phần
làm sinh động tinh thần và tư tưởng nhân văn nói chung, đã trở thành một trong
những tiền đề cho các nhà tư tưởng sau này kế thừa và phát triển.
Hai là, ý nghĩa về mặt thực tiễn của giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan
Bội Châu. Một là, những quan điểm thể hiện giá trị nhân văn trong tư tưởng của
Phan Bội Châu thực sự có ý nghĩa thực tiễn to lớn, mang tính đột phá, trong việc
Trần Văn Giàu: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám,
tập II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 123.
21


19


khơi dậy sức mạnh và lòng tin của nhân dân. Nó cũng chính là hồi chuông thức
tỉnh, nêu cao tinh thần và ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc ta,; từ đó làm
cho người dân nước ta có đủ tinh thần, nghị lực, ý chí, bản lĩnh, can đảm, đồng
lòng đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập dân tộc, tự do
cho đất nước, hạnh phúc cho toàn dân. Hai là, giá trị nhân văn trong tư tưởng của
Phan Bội Châu còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc thức tỉnh và nâng cao
tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Ba là, giá trị nhân văn của Phan Bội
Châu chính là nguồn động lực, là sức mạnh tinh thần to lớn “có tác dụng cổ động
tinh thần cách mạng”22, động viên, tập hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, khích
lệ, thôi thúc toàn dân đồng lòng đứng lên đánh đuổi giặc Pháp, cứu nước cứu nhà.
3.2.2. Hạn chế của giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu
Hạn chế thứ nhất, đó là những quan điểm thể hiện giá trị nhân văn trong tư
tưởng của Phan Bội Châu vẫn còn chịu ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo. Mặc
dù trong những quan điểm thể hiện giá trị nhân văn của mình, Phan Bội Châu đã
cố gắng kế thừa, có phê phán các quan điểm của Nho giáo và tiếp thu những tri
thức khoa học, những quan điểm tiến bộ có tính chất dân chủ tư sản, song nhìn
chung, ông vẫn còn ảnh hưởng nhiều quan điểm của Nho giáo cả về mặt nội dung
lẫn hình thức và ông thường giải thích dưới lăng kính của nhà nho yêu nước. Hạn
chế thứ hai trong giá trị nhân văn của Phan Bội Châu, đó là do sự chế định của
điều kiện lịch sử và quan điểm, lập trường giai cấp, cho nên ông chưa có một thế
giới quan thực sự khoa học để trình bày, lý giải những quan điểm thể hiện giá trị
nhân văn một cách khoa học. Đặc điểm thế giới quan của Phan Bội Châu là tính
thiếu nhất quán và sự mơ hồ, pha trộn giữa quan điểm của Nho giáo với một số
kiến thức khoa học của phương Tây. Vì thế, ông chưa có sự lý giải một cách thực
sự khoa học nội dung giá trị nhân văn của mình, như trong các quan điểm về bản
chất con người, về quan hệ giữa con người với trời đất, vạn vật; về vị trị, vai trò
của con người trời đất, vạn vật cũng như về sự phê phán mê tín, tôn giáo, về xác
định vai trò của nhân dân. Ông không dựa vào quan hệ lợi ích kinh tế để phân chia
giai cấp xã hội, mà khi thì ông dựa vào nghề nghiệp, địa vị xã hội, khi thì ông lại
dựa vào huyết thống, tôn giáo làm tiêu chuẩn cho sự phân chia ấy. Hạn chế thứ ba

22

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 1, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, XLIII.


20

trong giá trị nhân văn của Phan Bội Châu, đó là sự dao động, tính không triệt để
và thái độ thỏa hiệp trong quan điểm về chủ trương và phương pháp cách mạng
của ông. Một là, do Phan Bội Châu chưa nhận thức được mặt trái của xã hội tư bản
nói chung và bản chất của nền chuyên chính của giai cấp tư sản, nên ông chưa có
được một chủ trương cách mạng hoàn toàn đúng đắn; khi ông xác định rằng bạo
động cách mạng đánh đuổi giặc Pháp, xóa bỏ chế độ phong kiến, để xây dựng một
chế độ xã hội như xã hội tư bản “cộng hòa, dân chủ”. Hai là, ông còn có sự mơ hồ
trong việc xác định các lực lượng cách mạng, nhất là mơ hồ trong việc xác định
lực lượng nòng cốt của cách mạng. Ông xếp phú hào, quan tước thế gia lên trên
hết trong các lực lượng tham gia cách mạng. Ba là, Phan Bội Châu còn có sự dao
động, thiếu nhất quán, thậm chí thỏa hiệp và có khuynh hướng cải lương trong chủ
trương và phương pháp cách mạng, như từ duy tân đến bạo động cách mạng, sang
đấu tranh ôn hòa, rồi lại bạo động cách mạng.
3.2.3. Bài học lịch sử từ giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu
với việc phát huy vai trò nhân tố con người trong công cuộc đổi mới và sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam hiện nay
Bài thứ nhất từ giá trị nhân văn của Phan Bội Châu, là bài học lấy sự
tiến bộ của con người, lấy lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân làm
mục tiêu cho công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện
nay. Trong nội dung các quan điểm, tư tưởng thể hiện giá trị nhân văn của mình,
Phan Bội Châu luôn lấy lợi ích của con người, lợi ích của nhân dân và dân tộc làm
mục đích; đều xuất phát từ mục tiêu cao cả là vì con người, vì nhân dân, trên tinh
thần dân tộc và “nguồn gốc, tôn chỉ là lòng yêu nước thương nòi thiết tha”23. Đây

cũng là bài học bổ ích đối với Đảng và nhà nước ta. Bởi suy cho đến cùng, mọi sự
hy sinh phấn đấu của Đảng ta, đều vì lợi ích của nhân dân và của dân tộc. Vì thế,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng như trong công cuộc đổi mới
đất nước hiện nay, Đảng ta luôn khẳng định rõ ràng, nhất quán mục đích và sứ
mệnh cao cả của mình là: “Đảng ta không có một mục đích nào khác là đấu tranh
vì hạnh phúc của nhân dân”24. Chính vì thế, Đảng ta xác định mọi chủ trương,
23

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập, 1, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 115.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1986, tr. 29.
24


21

đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm mục đích “tất cả vì con
người, tất cả vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển phong phú và toàn diện cho mỗi
người trong quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự
nhiên”25, và “toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng
của nhân dân.”26
Bài học thứ hai từ giá trị nhân văn của Phan Bội Châu, là bài học đề cao
và phát huy vai trò của con người, vai trò của nhân dân trong công cuộc đổi
mới cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Công cuộc
đổi mới toàn diện đất nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ở nước ta diễn
ra trong “tình hình thế giới và trong nước tạo ra cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn,
thử thách đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới to lớn, phức tạp hơn với
sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.”27 Tất cả những điều đó đòi hỏi Đảng, Nhà nước và

nhân dân ta phải phấn đấu mạnh mẽ hơn, phát huy mọi nguồn lực của đất nước,
trong đó việc đề cao và phát huy sức mạnh của nhân tố con người, sức mạnh của
nhân dân, đề cao tinh thần độc lập dân tộc, lòng yêu nước, phát huy tinh thần tự
chủ, sáng tạo của con người Việt Nam trong giá trị nhân văn của Phan Bội Châu là
bài học bổ ích với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trên
tinh thần đề cao vai trò của nhân dân trong truyền thống dân tộc Việt Nam, trong
đó có quan điểm khẳng định và đề cao vai trò của dân trong giá trị nhân văn của
Phan Bội Châu, trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng như trong
công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: “Sự nghiệp cách
mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm
nên những thắng lợi lịch sử”28. Trên tinh thần ấy, các văn bản nghị quyết của Đảng
đã xác định: “Lấy việc phát huy nhân tố con người là yếu tố cơ bản cho sự phát
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương khóa VIII,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 10.
25

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr. 65.
26

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2016, tr. 75.
27

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr. 65.
28


22


triển nhanh và bền vững”29; “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển,
đồng thời là chủ thể phát triển”30.
Bài học thứ ba từ giá trị nhân văn của Phan Bội Châu, là bài học về sự
quan tâm, đào tạo và phát triển con người, phục vụ cho công cuộc đổi mới đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Ở Phan Bội Châu, đề cao và phát
huy vai trò con người gắn liền với việc chăm lo giáo dục, phát triển con người.
Theo Phan Bội Châu, muốn duy tân, cách mạng thì “dân trí phải mở mang, dân khí
phải lớn mạnh và dân quyền phải phát đạt”31. Đây là một trong những bài học có ý
nghĩa lịch sử bổ ích đối với công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất
nước hiện nay. Bởi muốn phát huy tốt vai trò của con người, đưa công cuộc đổi
mới tới thành công, không thể không quan tâm đến việc phát triển nhân tố con
người. Vì thế, Đảng ta luôn xác định: “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn
quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của
nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường,
từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây
dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm
công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh
thần quốc tế chân chính”32; “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát
triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân
văn, dân chủ và khoa học.”33 Từ đó, Đảng ta chủ trương: “Bảo đảm công bằng,
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển
về kinh tế và phát triển về văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; phát triển hài hòa đời sống vật
chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1996, tr. 85.
29

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2011, tr. 76.
30

31

Phan Bội Châu: Toàn tập, tập 2, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, tr. 179.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr. 76.
32

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2016, tr. 126
33


23

trong xã hội...”34; đồng thời “làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền
thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống”35 cho các thế hệ người Việt Nam. Đặc biệt,
để phát triển toàn nguồn nhân lực chất lượng cao, Đảng ta chủ trương đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, coi “sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” là cao cả, và coi “giáo dục và đào tạo
cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.”36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ nội dung những quan điểm thể hiện giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan
Bội Châu có thể thấy, giá trị nhân văn trong tư tưởng của ông không chỉ là sự
thống nhất giữa văn hóa và chính trị, mà còn là sự thống nhất giữa tính dân tộc và

tính nhân loại, trong đó tư tưởng cốt lõi, đặc sắc, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, đó là
tinh thần yêu nước. Chính từ những nội dung và đặc điểm đó, giá trị nhân văn
trong tư tưởng của ông không chỉ góp phần làm phong phú, sâu sắc nội dung tư
tưởng nhân văn nói chung và tinh thần, giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam nói
riêng, mà còn góp phần khơi dậy lòng tin, nâng cao tinh thần yêu nước, hun đúc ý
chí chiến đấu và là nguồn động lực tinh thần to lớn, cổ vũ toàn dân đoàn kết đứng
lên cứu nước cứu nhà. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử và lập trường giai cấp quy
định nên trong quan điểm của mình, ông còn có sự mơ hồ trong xác định lực lượng
nòng cốt của cách mạng; còn có sự dao động, thỏa hiệp và khuynh hướng cải
lương trong chủ trương và phương pháp cách mạng. Mặc dầu vậy, những quan
điểm thể hiện giá trị nhân văn của ông vẫn là những bài học lịch sử bổ ích trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
PHẦN KẾT LUẬN
Một trong những vấn đề nổi bật trong tư tưởng Phan Bội Châu, đó là giá trị
nhân văn. Những quan điểm thể hiện giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội
Châu chính là sự phản ánh những đặc điểm và yêu cầu cấp thiết của xã hội Việt
Nam và thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đặt ra. Là hình thái ý thức xã hội,
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr. 49.
34

35

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr. 49.

36

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Sđd, tr. 77.



×