Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở lợn, ứng dụng kỹ thuật GPS và GIS xây dựng bản đồ dịch tễ, đề xuất biện pháp phòng chống bệnh tai xanh cho lợn tại tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÊ THỊ HỒNG NHUNG
Tên đề tài:
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI
Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG VÀ HUYỆN CHIÊM HÓA,
TỈNH TUYÊN QUANG VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CHO LỢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Thú y
Chăn nuôi Thú y
2012 - 2017

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

LÊ THỊ HỒNG NHUNG
Tên đề tài:


XÁC ĐỊNH MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI
Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG VÀ HUYỆN CHIÊM HÓA,
TỈNH TUYÊN QUANG VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CHO LỢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Thú y
K44 - TY
Chăn nuôi Thú y
2012 - 2017
GS. Nguyễn Thị Kim Lan
TS. Phạm Diệu Thùy

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình,
em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ
của Trường Đại học Nông Lâm, khoa Chăn nuôi Thú y, Chi cục Thú y tỉnh

Tuyên Quang và Bộ môn Vi trùng, Virus, Viện Thú y Quốc gia. Em cũng
nhận được sự cộng tác nhiệt tình của bạn bè, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của
người thân trong gia đình.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Nguyễn Văn Quang, cô giáo GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan và cô giáo TS.
Phạm Diệu Thùy đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện thành
công đề tài và hoàn thiện khóa luận này. Đề tài được thực hiện bằng kinh phí
của đề tài cấp tỉnh: “Nghiên cứu sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh ở lợn,
ứng dụng kỹ thuật GPS và GIS xây dựng bản đồ dịch tễ, đề xuất biện pháp
phòng chống bệnh tai xanh cho lợn tại tỉnh Tuyên Quang” do TS. Nguyễn
Văn Quang làm chủ nhiệm.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm,
khoa Chăn nuôi Thú y cùng các thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi và cho
phép tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn tới Bộ môn Vi trùng, Virus, Viện Thú y Quốc gia và
Chi cục Thú y tỉnh Tyên Quang cùng các anh chị tại cơ sở thực tập về sự hợp
tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu, và thu thập số liệu làm cơ
sở cho khóa luận này.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian hoàn thành
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày tháng năm 2016.
Sinh viên
Lê Thị Hồng Nhung


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với một số
loại kháng sinh (NCCLS - 2002) ................................................... 32
Bảng 4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis ở phổi và cuống họng lợn tại
Tuyên Quang ................................................................................... 34
Bảng 4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis theo tuổi lợn tại Tuyên Quang ....................... 37
Bảng 4.3. Kết quả xác đinh môt số đăc tính sinh vât, hóa hoc của
chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lâp được..................... 40
Bảng 4.4. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của
các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được ............................ 42
Bảng 4.5: Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của
các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được....................................... 44
Bảng 4.6. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng
sinh của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân
lập được ........................................................................................... 46
Bảng 4.7. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng
sinh của các chủng vi khuẩn P. multocida phân
lập được ........................................................................................... 48
Bảng 4.8. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng
sinh của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được ........................ 49
Bảng 4.9. Kết quả điều trị lợn mắc viêm phổi ................................................ 52


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae

(Viện Thú y Quốc gia) .................................................................... 28
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình phân lập vi khuẩn P. multocida ............................ 29
Hình 3.3: Sơ đồ quy trình phân lập vi khuẩn S. suis ....................................... 30
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida
và S. suis phân lập được ở lợn tại Tuyên Quang ............................... 35
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis theo tuổi lợn tại Tuyên Quang ................... 38


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADN:

Acid Deoxyribonucleic

A. pleuropneumoniae: Actinobaccillus pleuroneumoniae
CAMP:

Chiristie - Atkinson - Munch - Peterson

CFU:

Colony Forming Unit

CPS:

Capsule polysaccharide


Cs:

Cộng sự

DNT:

Dermanecrotic toxin

ELISA:

Enzyme linked Immuno sorbant assay

NAD:

Nicotinamide Adenine Dinucleotide

OMPs:

Outer membrane proteins

PCR:

Polymerase Chain Reaction

P. multocida:

Pasteurella multocida

PRRS:


Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

PRRSV:

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus

Sta. aureus:

Staphylococcus aureus

S. suis:

Streptococcus suis

TSA:

Tryptic Soya Agar

TSB:

Tryptone soya broth

VK:

Vi khuẩn

VP:

Voges Prokauer


YE:

Yeast Extract


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 1
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ......................................................... 3
2.1.1. Những hiểu biết về vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và
S. suis ..................................................................................................... 3
2.1.2. Bệnh viêm phổi do 3 loại vi khuẩn A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis. gây ra ............................................................ 12
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. ............................................. 20
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. ..................................................... 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 23

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 27
3.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 27


vi

3.2.2. Thời gian tiến hành ............................................................................... 27
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
3.3.1. Phân lập và xác định vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis trong mẫu bệnh phẩm của lợn viêm phổi tại
hai huyện thành nghiên cứu .................................................................. 27
3.3.2. Nghiên cứu biện pháp điều trị ............................................................... 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 27
3.4.1. Chọn mẫu điều tra ................................................................................. 27
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 28
3.4.3. Phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida, S. suis ........... 28
3.4.4. Phương pháp xác định đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn
A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis.................................... 31
3.4.5. Phương pháp xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh
của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida
và S. suis phân lập được, từ đó xây dựng phác đồ điều trị cho
lợn mắc viêm phổi ............................................................................... 31
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 34
4.1. Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và
S. suis ở phổi và cuống họng lợn tại huyện Chiêm Hóa và
thành phố Tuyên Quang. .................................................................... 34
4.2. Kết quả phân lập vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và

S. suis theo tuổi ................................................................................... 36
4.3. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của 3 chủng
vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis phân
lập được ............................................................................................... 40
4.3.1. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các
chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được......................... 40
4.3.2. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các
chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được ....................................... 42


vii

4.3.3. Kết quả xác định một số đặc tính sinh vật, hóa học của các
chủng vi khuẩn S. suis phân lập được ................................................. 44
4.4. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh
của các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis phân lập được .................................................. 45
4.4.1. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của
các chủng vi khuẩn A. pleuropneumoniae phân lập được .................. 45
4.4.2. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của
các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được ................................ 47
4.4.3. Kết quả xác định mức độ mẫn cảm với một số kháng sinh của
các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được........................................... 49
4.5. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm phổi cho
lợn và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh ....................................... 50
4.5.1. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị cho lợn ........................................ 50
4.5.2. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh viêm phổi cho lợn ở
thành phố Tuyên Quang và huyện Chiêm Hóa tỉnh
Tuyên Quang. ...................................................................................... 53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 55

5.1 Kết luận ..................................................................................................... 55
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Viêm phổi là bệnh do vi khuẩn gây ra, trong đó có 3 loại vi khuẩn
Actinobacillus

pleuropneumoniae

(A.

pleuropneumoniae),

Pasteurella

multocida (P. multocida) và Streptococcus suis (S. suis). Bệnh viêm phổi
gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi trang
trại ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Khi mắc bệnh lợn dễ chết với tỷ lệ
cao, nếu không được điều trị kịp thời. Nếu lợn bị mắc bệnh tai xanh thì vi
khuẩn gây viêm phổi kế phát sẽ làm bệnh trở nên rất nặng và lợn thường chết
do viêm phổi kế phát. Tỉnh Tuyên Quang có nghề chăn nuôi lợn khá phát
triển. Chăn nuôi lợn đã góp phần xóa đói giảm nghèo và góp phần làm giàu
cho bà con nông dân trong tỉnh. Tuy nhiên, bệnh viêm phổi thấy ở nhiều lợn,
trong đó có nhiều lợn bị chết, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

Để có biện pháp phòng trị bệnh viêm phổi cho lợn hiệu quả, việc xác định
vi khuẩn gây viêm phổi và phác đồ điều trị có hiệu lực cao là vấn đề cần thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, em tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Xác định một số vi khuẩn gây viêm phổi ở thành phố Tuyên Quang
và huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang và phác đồ điều trị viêm phổi
cho lợn ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về 3 loại vi khuẩn gây viêm phổivà biện pháp điều trị viêm
phổi, từ đó góp phần làm giảm thiệt hại do bệnh gây ra, góp phần nâng cao
năng suất chăn nuôi lợn ở tỉnh Tuyên Quang.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nuôi cấy, phân lập 3 loại vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P.
multocida và S. suis gây viêm phổi ở thành phố Tuyên Quang và huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.


2

- Giám định một số đặc tính sinh vật hóa học của 3 loại vi khuẩn trên.
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm phổi cho lợn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả đề tài là những thông tin khoa học hoàn thiện thêm về vai trò
gây bệnh của 3 loại vi khuẩn (A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis)
trong bệnh viêm phổi ở lợn. Từ đó có cơ sở đề xuất biện pháp phòng chống
bệnh viêm phổi cho lợn hiệu quả.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp các địa phương thuộc huyện thành phố Tuyên Quang và
huyện Chiêm Hóa hạn chế thiệt hại do bệnh viêm phổi gây ra, từ đó hạn chế
tỷ lệ lợn chết, góp phần phát triển chăn nuôi lợn.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Những hiểu biết về vi khuẩn A. pleuropneumoniae, P. multocida và S. suis
2.1.1.1. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae
Hình thái, kích thƣớc và đặc tính nuôi cấy
Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae thuộc họ Pasteurellae,
thuộc giống Actinobacillus, được xác định là nguyên nhân chính gây nên bệnh
viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm ở lợn.
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae có dạng cầu trực khuẩn nhỏ, bắt màu
gram âm, kích thước khoảng 0,3 - 0,5 x 0,6 - 1,4 µm. Vi khuẩn không di
động, không sinh nha bào, có khả năng hình thành giáp mô, tuy nhiên một số
chủng không có giáp mô cũng đã được quan sát thấy. Dưới kính hiển vi điện
tử phát hiện vi khuẩn có nhung mao với kích thước 0,5 - 2 x 60 - 450 nm.
Loại có vỏ (capsule) là polysaccharide được tìm thấy ở hầu hết các serotype
của vi khuẩn A. pleuropneumoniae, còn loại không có vỏ thì ít tìm thấy hơn
(Perry và cs, 1990) [35].
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae là một loại vi khuẩn khó phân lập trên
các môi trường thông thường và thường phụ thuộc vào yếu tố V. Do vậy, khi
nuôi cấy A. pleuropneumoniae cần các môi trường giàu dinh dưỡng.
Vi khuẩn không phát triển trên môi trường thạch máu thông thường mà
chỉ có thể mọc trên thạch máu đã được bổ sung NAD hoặc có cấy kèm vi
khuẩn Sta. aureus. Sau 24 giờ nuôi cấy, vi khuẩn phát triển thành khuẩn lạc
mọc xung quanh đường cấy Sta. aureus với kích thước 0,5 - 1 mm và hình
thành một vùng dung huyết β. Vùng dung huyết này thường được quan sát rõ
hơn trên môi trường thạch có bổ sung 5 - 7% máu cừu. Ngoài ra, vi khuẩn A.



4

pleuropneumoniae còn gây một vùng dung huyết tăng cường trong vùng dung
huyết bán phần, xung quanh đường cấy Sta. aureus có độc tố dung huyết β
gọi là hiện tượng CAMP.
Trên môi trường TSA: Trong thành phần của môi trường này được bổ
sung Yearst Extract (YE) và huyết thanh ngựa. Sau 24 - 48 giờ nuôi cấy, vi
khuẩn tạo thành khuẩn lạc nhỏ, màu trắng trong, dưới ánh sáng đèn điện có
màu xám xanh.
Trên môi trường thạch chocolate: Sau 24 giờ nuôi cấy, vi khuẩn tạo
thành khuẩn lạc nhầy, màu trắng xám. Vi khuẩn A. pleuropneumoniae thuộc
biotype 1 có thể phân biệt được với H. parasuis bởi khả năng gây dung huyết
trên thạch máu khi có Sta. aureus cấy kèm (Kilian và cs, 1978) [29].
Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae lên men đường glucose, xylose,
mannitol, mannose và không lên men đường arabinose, lactose, raffinose,
sorbitol. Dương tính với phản ứng urease, oxidase, CAMP, O.N.P.G; âm tính
với phản ứng sinh indol và không mọc trên thạch MacConkey .
Cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn A. pleuropneumoniae từ lâu đã được nhiều nghiên cứu xác
định là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn và được
chia thành 2 biotype chính dựa trên nhu cầu cần sử dụng NAD (Nicotinamide
Adenine Dinucleotide) hay còn gọi là yếu tố V cho quá trình sinh trưởng của vi
khuẩn. Biotype 1 cần có NAD, còn biotype 2 thì không đòi hỏi có NAD trong
quá trình nuôi cấy. Biotype 1 có độc lực cao hơn biotype 2. Biotype 1 có 12
serotype khác nhau dựa trên sự khác nhau của capsule polysaccharide (CPS) và
của lipopolysaccharide (LPS) thành tế bào (Perry và cs, 1990) [35]. Ở biotype
2 có serotype 2, 4, 7 và 9 có chung nhóm quyết định kháng nguyên như biotype

1. Trong những năm gần đây, serotype 13 và 14 thuộc biotype 2 được phát hiện


5

và được mô tả có kháng nguyên khác với biotype 1. Blackall và cs (2002) [23]
đã phát hiện ra serotype 15 thuộc biotype 1 ở 9 chủng vi khuẩn phân lập được
tại Australia.
Các yếu tố độc lực
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy độc lực ở các serotype khác nhau của vi
khuẩn A. pleuropneumoniae phần lớn được quyết định bởi các ngoại độc tố
mà chúng sản sinh ra . Polysaccharide vỏ, lipopolysaccharide, protein màng,
protein thu nhận sắt, yếu tố bám dính, ngoại độc tố và một vài loại enzym có
liên quan cũng đóng vai trò quan trọng đối với độc lực của vi khuẩn A.
pleuropneumoniae. Hiểu biết về thành phần và cấu trúc kháng nguyên chủ
yếu liên quan đến độc tính, độc lực của vi khuẩn sẽ cung cấp các thông tin
quan trọng, là cơ sở khoa học cho việc phát triển kỹ thuật chẩn đoán huyết
thanh đặc hiệu cũng như chế tạo vắc xin phòng bệnh.
- Các yếu tố độc lực khác: Ngoài các yếu tố độc lực chính như trên vi
khuẩn A. pleuropneumoniae còn có một số thành phần khác cũng có vai trò
quan trọng trong sinh bệnh học, bao gồm: fimbriae, ngưng kết tố, hlyX
protein, protease, enzym superoxide dismutase (SOD), urease.
Khả năng đề kháng với kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh không cần thiết làm cho A. pleuropneumoniae
kháng lại nhiều loại kháng sinh. Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn A.
pleuropneumoniae được quyết định bởi thành phần plasmid có trong tế bào vi
khuẩn và plasmid này có trọng lượng phân tử thấp (2,3 - 3,6) x106 dalton. Cơ
sở của hiện tượng kháng này với ampicillin là do vi khuẩn tiết ra men βlactamase. Những plasmid này không có vật liệu gen để thúc đẩy sự dẫn
truyền tới vi khuẩn khác và sự xuất hiện của plasmid này gợi ý về kết quả của
một quá trình chọn lọc của vi khuẩn A. pleuropneumoniae. Đặc tính kháng

kháng sinh có khả năng truyền bằng plasmid.


6

Ở Việt Nam, sự mẫn cảm với kháng sinh của A. pleuropneumoniae
cũng được Cù Hữu Phú và cs (2005) [14] cho biết ít mẫn cảm nhất là
kanamycin (45,45%), neomycin (50%), lincomycin (63,64%). Nguyễn Thị
Thu Hằng (2010) [5] khi nghiên cứu khả năng kháng kháng sinh của các
chủng A. pleuropneumoniae phân lập được ở lợn thuộc các tỉnh miền Bắc đã
cho thấy các chủng A. pleuropneumoniae phân lập được mẫn cảm nhất với
kháng sinh ceftriaxone, chiếm tỷ lệ 73,01%; tiếp theo là các kháng sinh
ampicillin, amoxicillin, ceftazidine lần lượt là 63,49%; 58,73% và 55,56%.
Một số kháng sinh đang được sử dụng nhiều có tỷ lệ kháng thuốc khá cao như
lincomycin bị kháng tới 93,65%, tiếp đến là erythromycin, neomycin và
gentamicin 85,71%; 80,95% và 49,21%.
Như vậy, khả năng kháng thuốc của vi khuẩn A. pleuropneumoniae khá
phổ biến, có xu hướng tăng lên về tỷ lệ và chủng loại thuốc bị kháng. Do đó
cần có biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và thú y hợp lý
nhằm hạn chế khả năng kháng thuốc của A. pleuropneumoniae.
2.1.1.2. Vi khuẩn P. multocida
Hình thái, kích thƣớc và đặc tính nuôi cấy
Vi khuẩn P. multocida thuộc bộ Eubacteriales, họ Parvobateriaceae, tộc
Pasteurelliae, giống Pasteurella, loài Pasteurella multocida.
Vi khuẩn P. multocida gây bệnh ở lợn là loại cầu trực khuẩn, bắt màu
gram âm, có kích thước 0,2 - 0,41 x 0,04 - 1,5 m, hai đầu tròn, không di
động, không sinh nha bào, thường bắt màu sẫm ở hai đầu trong các tiêu bản
máu ở phủ tạng lợn còn tươi. P. multocida là loại vi khuẩn sống hiếu khí hoặc
yếm khí tuỳ tiện, điều kiện thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 37°C trong
môi trường trung tính hay hơi kiềm (pH: 7,2 - 7,4). Vi khuẩn P. multocida

mọc tốt trên một số môi trường như nước thịt, thạch thường, thạch máu… (Cù
Hữu Phú, 2005) [14].


7

Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn P. multocida lên men đường glucose, mannitol, sorbitol,
galactose; không lên men đường lactose, arabinose, maltose. Phản ứng sinh
indol, catalaza và oxydaza: dương tính; phản ứng urease: âm tính; không mọc
trên môi trường MacConkey (Đỗ Quốc Tuấn, 2008 [22]).
Cấu trúc kháng nguyên
Kháng nguyên của vi khuẩn P. multocida rất phức tạp và cấu trúc từng
loại luôn thay đổi. Cho đến nay, người ta đã xác định được P. multocida có 2
loại kháng nguyên là kháng nguyên vỏ (K) và kháng nguyên thân (O). Kháng
nguyên O của vi khuẩn P. multocida được cấu tạo từ gluxit, lipid và protein.
Về đặc điểm sinh học, kháng nguyên O có vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành miễn dịch. Kháng nguyên K bao quanh thân vi khuẩn giúp cho vi
khuẩn chống lại hiện tượng thực bào và ngăn cản sự tiếp xúc giữa kháng
nguyên thân O và kháng thể O. Kháng nguyên thân O có hai thành phần đặc
hiệu và không đặc hiệu, các chủng vi khuẩn khác nhau sẽ khác nhau theo
kháng nguyên thân.
Độc lực của vi khuẩn
Nhiều nghiên cứu về độc lực của vi khuẩn P. multocida cho thấy ở
những gia súc, gia cầm chết do vi khuẩn P. multocida gây ra, người ta tìm
thấy dấu hiệu hoạt động của độc tố. Khi nghiên cứu độc lực của 9 chủng P.
multocida phân lập được thuộc serotype A tại Australia cho biết: trong 9
chủng này có 3 chủng không chứa plasmid nhưng rất độc với chuột, tiêm liều
100 CFU/con vào xoang bụng thì chuột chết trong vòng từ 10 - 24 giờ, trong
khi đó 3 chủng phân lập có chứa 1 plasmid và 3 chủng có chứa 2 plasmid lại

không có khả năng giết chết chuột dù tiêm liều cao hơn. Vi khuẩn P.
multocida thuộc serotype D còn tạo ra dermanecrotic toxin (DNT) là độc tố
gây hoại tử biểu bì, độc tố này không bền với nhiệt. Nếu nuôi cấy vi khuẩn ở
30oC thì hoạt tính của gen toxA này bị giảm nhiều và số lượng độc tố DNT
sinh ra cũng ít đi (Hunt và cs, 2000) [26].


8

Đỗ Quốc Tuấn (2008) [22] cho thấy vi khuẩn P. multocida phân lập
được từ lợn ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có độc lực gây chết chuột
bạch từ 50 - 100% trong thời gian từ 20 - 48 giờ. Vi khuẩn P. multocida phân
lập được từ gia súc tại các tỉnh Cao Bằng và Hà Giang có độc lực mạnh, đã
gây chết từ 27,80% đến 100% chuột thí nghiệm trong vòng 48 giờ sau khi
công cường độc (Đặng Xuân Bình và cs, 2010) [2].
Khả năng đề kháng với kháng sinh
Vi khuẩn P. multocida gây bệnh ở gia súc tại Thái Lan chứa 2 loại
plasmid có khả năng đề kháng với kháng sinh. Loại plasmid thứ nhất là pJR1
chứa 6.792 bp và loại thứ hai là pJR2 chứa 5.252 bp.
Ở Việt Nam, Đỗ Quốc Tuấn và Nguyễn Quang Tuyên (2007) [21] cho
biết 25 chủng P. multocida phân lập được từ các mẫu bệnh phẩm lợn mắc
bệnh mẫn cảm cao với các kháng sinh như chlotetracyclin, neomycin và
ampicillin. Đến năm 2008, Đỗ Quốc Tuấn [22] xác định mức độ mẫn cảm của
các chủng P. multocida phân lập được ở lợn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam với một số kháng sinh thông dụng đã cho thấy các chủng P.
multocida mẫn cảm cao với norfloxacin, lincomycin và neomycin. Tiêu
Quang An và Nguyễn Hữu Nam (2011) [1] cũng cho biết các chủng P.
multocida phân lập được ở lợn mắc PRRS mẫn cảm cao với các kháng sinh
như amoxicillin (100%), ampicillin (66,67%), gentamicin (66,67%) và kháng
mạnh các kháng sinh như streptomycin, enrofloxacin, colistin.

2.1.1.3. Vi khuẩn S. suis
Hình thái, kích thƣớc và đặc tính nuôi cấy
Vi khuẩn S. suis thuộc giống Streptococcus, họ Streptococcaceae, bộ
Lactobacillales, lớp Bacilli.
Streptococcus là vi khuẩn gram dương, hình cầu hoặc hình trứng,
đường kính nhỏ hơn 1 μm, chúng thường đứng riêng lẻ, xếp thành đôi hoặc
thành từng chuỗi ngắn như chuỗi hạt, có độ dài ngắn không đều nhau. Vi


9

khuẩn thuộc nhóm yếm khí tùy tiện, không di động, không sinh nha bào,
nhưng có khả năng hình thành giáp mô. Sự hình thành giáp mô có thể xác
định được khi chúng sinh sống trong các mô hoặc phát triển trong các môi
trường nuôi cấy có chứa huyết thanh.
Vi khuẩn được nuôi cấy sau 18 giờ chủ yếu là có dạng hình cầu, kích
thước 0,5 - 1 μm, đứng thành dạng chuỗi 5 - 10 tế bào. Đặc biệt, khi nuôi
cấy trong môi trường dạng lỏng, hình thái các chuỗi được nhìn thấy rõ
nhất.Vi khuẩn S. suis là những vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tiện,
gây bệnh thích hợp ở nhiệt độ 37oC và phát triển tốt trên nhiều loại môi
trường như:
+ Môi trường nước thịt: Vi khuẩn S. suis hình thành hạt hoặc những
bông, rồi lắng xuống đáy ống. Sau 2 giờ nuôi cấy môi trường trong, đáy ống
có cặn.
+ Môi trường thạch thường: Vi khuẩn S. suis hình thành khuẩn lạc dạng
S, khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi xám.
+ Trên môi trường đặc: Có thể quan sát thấy khuẩn lạc sau 24 giờ nuôi
cấy với kích thước khoảng 1 - 2 mm. Sau 72 giờ thì kích thước khuẩn lạc lớn
nhất, có thể đạt tới 3 - 4 mm. Nếu được nuôi trong điều kiện có 5 - 10% CO2
thì khuẩn lạc sẽ phát triển nhanh hơn và rộng hơn. Khuẩn lạc thường tạo chất

nhầy mạnh, độ nhầy càng rõ và tăng nếu như vi khuẩn được nuôi cấy vài giờ
vào môi trường nước thịt có bổ sung huyết thanh trước khi cấy sang môi
trường đặc hoặc thạch máu. Dạng khuẩn lạc trên môi trường thạch thường
nhỏ và khô hơn trên môi trường có bổ sung dinh dưỡng.
+ Trên môi trường thạch máu: Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tròn, gọn,
hơi vồng, sáng trắng, mịn, dung huyết sau 24 giờ nuôi cấy.
+ Trên môi trường MacConkey: Vi khuẩn mọc tốt, sau 24 giờ nuôi cấy,
hình thành các khuẩn lạc nhỏ bằng đầu đinh ghim.


10

Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn S. suis có khả năng lên men đường glucose, lactose, succrose,
inulin, trehalose, maltose, fructose; không lên men các loại đường ribose,
arabinose, sorbitol, mannitol, dextrose và xylose. Các phản ứng oxydase,
catalase, indol: âm tính (Trịnh Phú Ngọc, 2002) [10]
Sức đề kháng
S. suis có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hoá chất. Trong phân, ở
0oC vi khuẩn có thể sống 104 ngày, ở 9oC vi khuẩn sống được 10 ngày, ở 22 25oC vi khuẩn có thể sống được 8 ngày. Ở 70oC vi khuẩn chết trong 35 - 40
phút, ở 100oC vi khuẩn chết trong 1 phút; vi khuẩn sống trong bụi 25 ngày ở
9oC nhưng không phân lập được vi khuẩn ở bụi trong nhiệt độ phòng (18 20oC)/ 24 giờ. Vi khuẩn bị diệt dưới ánh sáng mặt trời sau 40 - 60 phút.
S. suis dễ bị diệt bởi nhiều chất sát trùng như: phenol, iod, hypochlorid,
acid phenic 3 - 5% diệt vi khuẩn trong vòng 3 - 15 phút, formol 1% diệt vi
khuẩn trong vòng 60 phút, cồn 70oC diệt vi khuẩn trong vòng 30 phút. Vi
khuẩn có thể sống trong xác lợn chết ở 40oC trong 6 tuần. Vi khuẩn tồn tại lâu
trong đờm, chất bài xuất có protein. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại ở trên
hạch amidan lợn mang trùng hơn 1 năm, ngay cả khi có các yếu tố thực bào,
kháng thể và bổ sung kháng sinh phù hợp trong thức ăn.
Cấu trúc kháng nguyên

+ Vi khuẩn S. suis có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp và có rất
nhiều kháng nguyên đã được tìm thấy, đó là:
Kháng nguyên thân: có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định độc
lực của S. suis. Kháng nguyên thân nằm ở thành vi khuẩn và được cấu tạo bởi
các phân tử peptidoglycan ở lớp trong cùng, tiếp đến là lớp giữa gồm các
polysaccharide, lớp ngoài cùng là các protein gồm M protein, lipoteichoic
acid, R và T protein.


11

Kháng nguyên bám dính: có vai trò quan trọng trong việc giúp vi khuẩn
bám dính vào tế bào biểu mô của vật chủ. Vi khuẩn S. suis là một trong số ít các
loại vi khuẩn gram dương có mang cấu trúc này.
Kháng nguyên giáp mô: có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vi
khuẩn, kháng lại khả năng thực bào của cơ thể vật chủ.
Các yếu tố độc lực của vi khuẩn
Những hiểu biết về các yếu tố độc lực của vi khuẩn S. suis còn rất hạn
chế, phần lớn những nghiên cứu được tiến hành với các chủng thuộc serotype
2. Các nhà khoa học đều có chung quan điểm là có sự tồn tại của chủng độc và
chủng không độc của vi khuẩn S. suis serotype 2. Thành phần polysaccharide
của giáp mô được xác định là yếu tố độc lực quan trọng vì các chủng đột biến
không có giáp mô đều thể hiện là không có độc tính và nhanh chóng bị loại bỏ
khỏi hệ thống tuần hoàn của lợn và chuột trong các thí nghiệm gây nhiễm thực
nghiệm.Tuy vậy không phải tất cả các chủng có giáp mô đều là chủng độc (Lun
và cs, 2007) [32].
Các yếu tố độc lực khác ngoài polysaccharide giáp mô của S. suis,
bao gồm:
+ Yếu tố gây dung huyết.
+ Hai loại protein là protein giải phóng muramidase có trọng lượng

phân tử 136 kDa và protein giải phóng yếu tố ngoại bào.
Khả năng đề kháng với kháng sinh
Ở Việt Nam, Trịnh Phú Ngọc (2002) [10] khi kiểm tra khả năng mẫn
cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn Streptococcus phân lập được cho
thấy số chủng mẫn cảm với Penicillin G biến động từ 59,09 - 63,63%. Sau đó,
khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập
được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm
cao với các loại kháng sinh như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin
và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin,


12

tetracycline, penicillin G. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis
đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như
streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.
2.1.2. Bệnh viêm phổi do 3 loại vi khuẩn A. pleuropneumoniae,
P. multocida và S. suis. gây ra
2.1.2.1. Bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn do A. pleuropneumoniae
* Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh thể hiện ở nhiều mức, phụ thuộc vào
tuổi của lợn, tình trạng miễn dịch, điều kiện môi trường và mức độ cảm
nhiễm với tác nhân gây bệnh. Tiến triển lâm sàng có thể là quá cấp tính, cấp
tính hoặc mãn tính.
- Thể quá cấp tính: Trong cùng một khoảng thời gian một số con của
đàn lợn cai sữa có biểu hiện sốt cao (40,5 - 41,5oC), uể oải, mệt mỏi. Lợn
bệnh có một thời gian ngắn bị nôn mửa và tiêu chảy. Lợn khó thở, tần số
mạch tăng. Da ở vùng mũi, tai, chân và sau đó toàn cơ thể có màu tím xanh.
Giai đoạn đầu của bệnh con vật khó thở trầm trọng. Lợn bệnh chết nhanh
chóng trong vòng 24 - 36 giờ. Trước khi chết lợn chảy nhiều nước dãi, nước

mũi nhiều bọt có thể lẫn máu. Đôi khi trong đàn chỉ thấy lợn chết rất nhanh
mà không xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Bằng thực nghiệm, người ta thấy
lợn có thể chết sau 3 giờ gây bệnh. Lợn sơ sinh nếu bị bệnh sẽ bị bại huyết và
thường chết ngay sau khi sinh Nguyễn Bá Hiên và cs (2013) [6].
- Thể cấp tính: Ở thể này thường có nhiều lợn cùng mắc bệnh trong một
chuồng hoặc ở những chuồng khác nhau. Lợn bệnh sốt từ 40,5oC - 41oC, da
đỏ, mệt mỏi, nằm không muốn dậy, không muốn uống, bỏ ăn. Các dấu hiệu
hô hấp nặng như khó thở, ho và đôi khi thở bằng miệng.
- Thể mãn tính: Thể này thường do thể cấp tính chuyển sang. Lợn
thường không sốt hoặc sốt nhẹ, ho liên tục hoặc ho ngắt quãng. Lợn bỏ ăn,
khả năng tăng trọng giảm. Khi phải vận động lợn bệnh thường tụt lại phía sau


13

đàn. Khi bị ghép với một số mầm bệnh gây bệnh đường hô hấp khác như
Mycoplasma, một số vi khuẩn và virus sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Nguyễn Bá Hiên và cs (2013) [6].
* Bệnh tích
- Bệnh tích đại thể: Lợn bị nhiễm A. pleuropneumoniae cho thấy lợn
bệnh có những tổn thương chủ yếu ở đường hô hấp. Phổi thường bị viêm có
tính chất đối xứng, gồm thùy tim, thủy đỉnh và một phần thùy hoành. Bệnh
tích phổi bị viêm thường tập trung thành từng đám và có ranh giới rõ rệt.
- Bệnh tích vi thể: Trong giai đoạn đầu của bệnh, biến đổi bệnh tích vi
thể chủ yếu là hiện tượng hoại tử xuất huyết và thâm nhiễm, tế bào đa nhân
trung tính, đại thực bào và tiểu huyết cầu, ngoài ra còn thấy hiện tượng nghẽn
mạch,phù thũng lan tràn và dịch thủy thũng có nhiều fibrin.
* Các biện pháp phòng bệnh
Việc phòng bệnh cần thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
- Các trại chăn nuôi không có lợn mắc bệnh và nhiễm A.

pleuropneumoniae phải duy trì việc cách ly, đi đôi với việc sử dụng tinh dịch
an toàn. Khi nhập lợn mới vào đàn, phải đảm bảo lợn có nguồn gốc từ một
đàn không bị bệnh, không bị nhiễm khuẩn, nên nuôi cách ly chúng trong một
thời gian trước khi cho vào đàn.
- Có thể dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh nhưng không được dùng
kéo dài và thường xuyên kiểm tra sự mẫn cảm của vi khuẩn A.
pleuropneumoniae với kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không
loại bỏ được mầm bệnh hoàn toàn và vi khuẩn A. pleuropneumoniae vẫn có
thể thải ra môi trường.
- Tiêu hủy toàn đàn khi mắc bệnh là phương pháp tối ưu để thanh toán
dịch bệnh, sau đó tiêu độc chuồng trại, tạo đàn mới từ những con giống sạch
bệnh. Trong trường hợp có tỷ lệ lợn trong đàn kiểm tra huyết thanh dương
tính cao thì tiêu hủy là phương pháp hiệu quả.


14

- Hiện đã có nhiều loại vắc xin được sản xuất để phòng cho bệnh này
và được chia thành 2 nhóm chính là vắc xin vô hoạt và vắc xin có chứa một số
thành phần cấu tạo của vi khuẩn. Vắc xin vô hoạt toàn khuẩn đặc hiệu theo
chủng huyết thanh, có thể có miễn dịch chéo với các chủng huyết thanh khác.
- Trong chương trình kiểm soát dịch bệnh do A. pleuropneumoniae gây
ra ở lợn phải thực hiện triệt để biện pháp tiêu độc khử trùng. Vi khuẩn nhạy
cảm với nhiều chất sát trùng thông thường như Han-Iodine 10%, Benkocid,
Chloramin B. Các đàn lợn đã bị nhiễm vi khuẩn A. pleuropneumoniae cần có
biện pháp can thiệp kịp thời để loại trừ mầm bệnh. Thiết lập lại đàn lợn có
nguồn gốc từ các đàn chắc chắn không bị nhiễm A. pleuropneumoniae là một
trong các biện pháp tối ưu.
* Điều trị bệnh
Kháng sinh được chọn lựa trong điều trị phải là kháng sinh có nồng độ

ức chế tối thiểu thấp và có khả năng diệt khuẩn tốt nhất. Một số kháng sinh
mới có gần đây như các dẫn xuất quinolone (enrofloxacin) hoặc
cephalosporin bán tổng hợp (ceftiofur sodium) đã được chứng minh trên thử
nghiệm rất có kết quả. Moller và cs (1996) [33] đã xác định được tilmicosin
có hiệu quả cao trong điều trị bệnh do vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây ra ở
lợn. Điều trị bằng kháng sinh chỉ có hiệu quả ở giai đoạn mới phát bệnh, có
tác dụng làm giảm tỷ lệ lợn chết. Nếu điều trị muộn khi cơ thể đã xuất hiện
nhồi máu hoặc tổn thương mãn tính làm cho lợn bị rối loạn hô hấp thì kết quả
rất kém. Cần làm kháng sinh đồ khi thí nghiệm điều trị bằng kháng sinh. Sự
thành công của điều trị phụ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện sớm các dấu
hiệu lâm sàng và can thiệp điều trị kịp thời.
2.1.2.2. Bệnh viêm phổi ở lợn do vi khuẩn P. mutocida
*Triệu chứng
- Thể cấp tính: Con vật có biểu hiện sốt cao, khó thở, thở thể bụng, kiệt
sức. Lợn chết và sắp chết vùng bụng có màu đỏ tím do trúng độc nội độc tố


15

Nguyễn Bá Hiên và cs (2013) [6]. Niêm mạc mũi lợn bệnh bị viêm, con vật
thở khó, thở nhanh, có tiếng khò khè, ướt trong phế quản, chảy nước mũi đặc,
nhờn, đục, có khi có mủ, máu; ho khan, từng tiếng, ho co rút toàn thân, khi gõ
vùng ngực con vật đau, thấy có vùng âm đục; tim đập nhanh; chảy nước mắt.
Quan sát thấy lợn bệnh bị phù thũng dưới da vùng hầu và lan rộng xuống cổ.
Những vùng này có hiện tượng sưng to và bùng nhùng. Lợn mắc bệnh lúc đầu
táo sau ỉa chảy có khi có máu hoặc cục máu do xuất huyết ruột. Bệnh tiến
triển từ 3 đến 12 ngày, con vật gầy yếu dần, ăn ít hoặc không ăn rồi chết. Tỷ
lệ chết có thể lên tới 80%, nếu con vật không chết thì có thể chuyển sang thể
mãn tính (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1979) [17].
- Thể mãn tính: Thể này thường tiếp theo thể cấp tính, con vật khó thở,

thở nhanh và thở khò khè, hơi sốt nhẹ, các khớp bị sưng nhất là khớp gối. Con
vật ho nhiều khi vận động, có đám da tróc bong vẩy, niêm mạc miệng đóng
màng giả gây áp xe. Bệnh tiến triển 3 - 6 tuần sau đó con vật gầy yếu dần rồi
chết do suy nhược (Phan Thanh Phượng và cs, 2006) [18].
*Bệnh tích
- Thể cấp tính: Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1979) [17] khi mổ
khám lợn bệnh có bệnh tích thuỳ phế viêm; phổi viêm tụ máu từng đám, nhất
là vùng sâu hoặc phía sau. Phổi bị viêm có nhiều vùng gan hoá cứng ở các
thời kỳ khác nhau, thấm tương dịch đỏ nhạt, khi cắt thấy có vân, có hạt nhiều
màu sắc, các mô cứng nổi lên, có nhiều ổ hoại tử viền màu vàng, tổ chức liên
kết giữa tiểu thuỳ dày lên, thấm nước thuỷ thũng nhưng không xuất huyết.
Khí quản, phế quản tụ máu, xuất huyết có bọt nhớt màu hồng. Màng phổi
dính vào lồng ngực, có khi có chấm xuất huyết, chứa nước ngoại xuất, có mủ
màng giả, sợi huyết. Hầu viêm, thuỷ thũng, thấm tương dịch vàng. Dạ dày,
ruột viêm cata, tụ máu, xuất huyết. Lách hơi sưng, màu đỏ sẫm, có ổ viêm
cứng, đôi khi lách bình thường. Hạch lâm ba ngực, hầu sưng tụ máu. Hạch
màng ruột sưng, thấm nước. Thận ứ máu, có màu đỏ sẫm.


16

- Thể mãn tính: Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1979) [17] các bệnh
tích ở thể này là phổi viêm mãn tính, có vùng gan hoá hoại tử vàng xám,
cứng, có ổ áp xe, có khi bị cazein hoá như fomat, đám bã đậu hoá. Phế quản
viêm mãn tính, màng phổi dày ra ở vùng phổi bị hoại tử, có chỗ dính vào lồng
ngực. Hạch lâm ba, hạch hạnh nhân, khớp xương mô liên kết dưới da có
những đám bã đậu, gan lách có đám cazein hoá.
* Biện pháp phòng bệnh tổng hợp
Cũng như các bệnh truyền nhiễm khác, biện pháp phòng chống bệnh do
vi khuẩn P. multocida gây ra ở lợn chủ yếu là tuân thủ nghiêm ngặt các điều

kiện cách ly khi bổ sung lợn mới vào đàn. Duy trì các biện pháp thú y chặt
chẽ, có hệ thống hố sát trùng ở cửa ra vào chuồng trại, có quần áo bảo hộ lao
động cho công nhân chăn nuôi, có hệ thống “chuồng nuôi - chuồng nghỉ”, có
kế hoạch diệt loài gặm nhấm; khử trùng tiêu độc chuồng trại theo định kỳ
bằng vôi bột, dung dịch NaOH 2%, dung dịch Formol 0,5%, HanIodine 10%.
Khi có lợn mắc bệnh cần cách ly triệt để những con ốm và điều trị kịp thời
bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu nhằm tiêu diệt vi khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh
ngay trong cơ thể lợn mắc bệnh; chất thải của mắc bệnh phải được tiêu huỷ và
tiêu độc, sát trùng chuồng trại. Không được bán chạy, vận chuyển lợn đang bị
mắc bệnh đi nơi khác. Đồng thời, cần tập trung nghiên cứu về vi khuẩn P.
multocida gây bệnh ở lợn chọn ra các chủng mới để chế tạo vắc xin phòng
bệnh thật hiệu quả. Tùy từng địa phương có thể sử dụng vắc xin chế từ các
chủng vi khuẩn khác nhau; thực hiện tiêm phòng vắc xin thường xuyên, định
kì, đều đặn, đúng qui trình với tỷ lệ tiêm phòng đạt cao 90 - 100% đàn lợn là
biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.
* Điều trị bệnh
Theo Phan Thanh Phượng và cs (2006) [18], trong thực tế vi khuẩn P.
multocida có nhiều biến chủng kháng lại các thuốc kháng sinh thông thường,
nên muốn điều trị có hiệu quả cần phải tiến hành kiểm tra tính mẫn cảm với
kháng sinh để chọn loại kháng sinh có hiệu quả. Đỗ Quốc Tuấn (2008) [22]


×