Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng sán dây Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN THỊ LÝ


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH DO ẤU TRÙNG SÁN DÂY
CYSTICERCUS TENUICOLLIS GÂY RA Ở DÊ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo :

Chính quy
Chuyên ngành

:

Thú y
Khoa :


Chăn nuôi - Thú y
Khóa học :

2010 - 2014




Thái Nguyên – 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






NGUYỄN THỊ LÝ


Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH DO ẤU TRÙNG SÁN DÂY
CYSTICERCUS TENUICOLLIS GÂY RA Ở DÊ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo :


Chính quy
Chuyên ngành :

Thú y
Khoa :

Chăn nuôi - Thú y
Khóa học :

2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn :

GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan




Thái Nguyên – 2014

i

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cũng như thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, em đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y. Nhân dịp này em xin
bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y.

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo GS.TS. Nguyễn
Thị Kim Lan, đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận này.
Đồng thời cho em gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Trạm thú y 3 huyện:
Phú Lương, Đại Từ, Định Hóa và các cán bộ tại Chi cục thú y tỉnh Thái
Nguyên về sự hợp tác, giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu
thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Để góp phần cho việc hoàn thành khóa luận đạt kết quả tốt, em luôn
nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ đó.
Một lần nữa em xin được gửi tới thầy giáo, cô giáo và các bạn bè lời
cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khỏe cùng những điều tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Thị Lý



ii
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại
trường. Đây là giai đoạn sinh viên tiếp xúc với thực tiễn, củng cố lại những
kiến thức đã học trên giảng đường. Bên cạnh đó, giúp sinh viên vận dụng, học
hỏi những kinh nghiệm trong sản xuất để nâng cao trình độ cũng như các
phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu. Tạo điều kiện cho bản thân có
tác phong làm việc nghiêm túc, đúng đắn, có cơ hội vận dụng sang tạo vào
thực tế sản xuất, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, làm cho đất nước

ngày càng phát triển.
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn và tiếp nhận
của cơ sở, em tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu
trùng sán dây Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê tại một số địa phương
thuộc tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống”.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, thời gian và
năng lực bản thân còn hạn chế nên trong bản khóa luận này không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo,
cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để khóa luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!




iii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê
tại 3 huyện 34

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê
theo tuổi 36

Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê
theo tính biệt 37

Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán dây Cysticercus tenuicollis
ở dê theo tháng 38


Bảng 4.5. Thành phần và sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở chó nuôi
tại một số địa phương 40

Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại
các địa phương 42

Bảng 4.7. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó
và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê 43

Bảng 4.8. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của dê bị bệnh do ấu trùng
Cysticercus tenuicollis 45

Bảng 4.9. Tỷ lệ các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh và
khối lượng của ấu trùng ký sinh ở dê 46

Bảng 4.10. Bệnh tích đại thể ở các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis
ký sinh ở dê 48



iv
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê tại 3
huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên 34
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê theo
lứa tuổi 36
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê theo
tính biệt 37
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây Cysticercus tenuicollis ở

dê theo tháng điều tra 38
Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ sán dây Taenia hydatigena ở chó tại các địa
phương 42
Hình 4.6: Đồ thị tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena
ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê 44


i

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cũng như thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, em đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y. Nhân dịp này em xin
bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo GS.TS. Nguyễn
Thị Kim Lan, đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận này.
Đồng thời cho em gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Trạm thú y 3 huyện:
Phú Lương, Đại Từ, Định Hóa và các cán bộ tại Chi cục thú y tỉnh Thái
Nguyên về sự hợp tác, giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu
thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Để góp phần cho việc hoàn thành khóa luận đạt kết quả tốt, em luôn
nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ đó.
Một lần nữa em xin được gửi tới thầy giáo, cô giáo và các bạn bè lời
cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khỏe cùng những điều tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014

Sinh viên



Nguyễn Thị Lý



vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i

LỜI NÓI ĐẦU ii

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC HÌNH iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v

MỤC LỤC vi

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích của đề tài 2

1.3. Mục tiêu của đề tài 2


1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

1.4.1. Ý nghĩa khoa học 2

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 2

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1.Cơ sở khoa học của đề tài 3

2.1.1.Đặc điểm của ấu trùng Cysticercus tenuicollis 3

2.1.2. Đặc điểm sinh học của sán dây ký sinh ở chó 4

2.1.3. Đặc điểm dịch tễ học bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis và bệnh
do sán dây chó gây ra 17

2.1.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis
gây ra 20

2.1.5. Chẩn đoán bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis và bệnh do sán dây
chó gây ra 21

2.1.6. Phòng và trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra 23

2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 24

2.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước 24

2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 26



vii
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1. Đối tượng, vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu 28

3.2. Nội dung nghiên cứu 29

3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis
gây ra ở dê tại một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên 29

3.2.2. Nghiên cứu bệnh học của bệnh ấu trùng Cysticercus tenuicollis 29

3.2.3. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis
gây ra ở dê 29
3.3. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu 30
3.3.1. Bố trí thu thập mẫu và phương pháp xác định tình hình nhiễm ấu trùng
Cysticercus tenuicollis ở dê 30
3.3.2. Bố trí điều tra và phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây ở chó 31
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu bệnh học bệnh ấu trùng Cysticercus
tenuicollis 33
3.3.4. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng Cysticercus
tenuicollis gây ra tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên 33
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 33

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus
tenuicollis gây ra ở dê tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên 34


4.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê tại một số địa
phương thuộc tỉnh Thái Nguyên 34

4.1.2. Nghiên cứu tương quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus
tenuicollis ở dê với tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại một số
địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên. 39

4.2. Nghiên cứu bệnh học bệnh ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê 45

viii
4.2.1. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của dê bị bệnh ấu trùng Cysticercus
tenuicollis 45
4.2.2. Tỷ lệ các khí quan của dê có ấu trùng sán dây Cysticercus tenuicollis ký
sinh và khối lượng ấu trùng 46
4.2.3. Bệnh tích đại thể ở các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký
sinh ở dê 47

4.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh ấu trùng sán dây Cysticercus
tenuicollis gây ra trên dê tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên. 49

Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 50

5.1. Kết luận 50
5.2.Tồn tại 51
5.3. Đề nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

I. Tài liệu tiếng Việt 52


II. Tài liệu tiếng Anh 53


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Chăn nuôi ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, khi chăn nuôi phát
triển thì tình hình dịch bệnh của gia súc, gia cầm cũng ngày càng tăng lên.
Sán dây Taenia hydatigena ký sinh và gây bệnh ở chó, chó sói, cáo và
các thú ăn thịt khác. Ấu trùng Cysticercus tenuicollis của sán dây Taenia
hydatigena ký sinh trên bề mặt các khí quan trong xoang bụng gây bệnh rất
nguy hiểm cho vật nuôi và kể cả người.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [9] cho biết, ấu trùng Cysticercus tenuicollis có
dạng bọc, mang đầu sán dây Taenia hydatigena, có kích thước to, nhỏ không
đều nhau, bám ở bề mặt màng treo ruột, lách, gan, thận, Vì thế, trong quá
trình giết mổ, có thể dễ nhầm lẫn với những bọc nước bình thường, từ đó
không có biện pháp tiêu diệt ấu trùng, làm tăng nguy cơ nhiễm sán dây
Taenia hydatigena ở chó.
Thái Nguyên là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển chăn
nuôi trâu, bò, dê. Dê cỏ ở Thái Nguyên có nhiều ưu điểm và được đưa vào
danh mục vật nuôi cần bảo tồn nguồn gen. Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi
vẫn là chăn thả tự do, chưa quan tâm đến việc phòng trị bệnh. Đồng thời, chó
được nuôi rất nhiều trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hình thức nuôi thả
rông, nếu chó bị nhiễm sán dây sẽ phát tán mầm bệnh, làm cho dê và các vật
nuôi khác bị bệnh ấu trùng Cysticercus tenuicollis.
Hiện nay, bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra chưa có thuốc
điều trị đặc hiệu, chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng. Ngoài ra, khi bị nhiễm ấu trùng

sán dây Cysticercus tenuicollis thì vật chủ cũng không có những triệu chứng điển
hình nên việc chẩn đoán và điều trị đối với con vật còn sống rất khó khăn.

2

Những vấn đề trên cho thấy, việc tìm hiểu đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng
Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê, để từ đó có biện pháp phòng chống thích hợp
là hết sức cần thiết. Nghiên cứu này không những góp phần hạn chế tỷ lệ nhiễm
bệnh ấu trùng sán dây cho dê, mà còn góp phần phòng chống bệnh sán dây ở
chó, một số loài vật nuôi khác và cả người.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu
đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng sán dây Cysticercus tenuicollis gây ra ở
dê tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp
phòng chống"
1.2. Mục đích của đề tài
Có cơ sở khoa học để xác định biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng
Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê hiệu quả và phù hợp với điều kiện chăn nuôi
ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó có biện pháp phòng chống bệnh đạt hiệu quả cao.
1.3. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và bệnh học bệnh do ấu trùng Cysticercus
tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ và
bệnh học bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê nuôi tại một số
địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp
dụng các biện pháp phòng, trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra,
nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra trên

dê, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy nghề nuôi dê phát triển.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1.Đặc điểm của ấu trùng Cysticercus tenuicollis
Theo Johannes Kaufmann (1996) [24], ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký
sinh ở bề mặt gan, mỡ màng chài ở khoang bụng của cừu và gia súc. Gia súc
nhiễm ít ấu sán thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, trừ khi nhiễm số
lượng lớn ấu trùng ở nhu mô gan, tình trạng thiếu máu và chết có thể xảy ra.
Ở nước ta, thấy ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh trên bề mặt
gan, lách, màng treo ruột, màng mỡ chài… của gia súc (Nguyễn Thị Kim Lan
và cs, 2008 [7]).
Theo Nguyễn Thị Lê (1996) [12], ấu trùng Cysticercus tenuicollis là
những dạng hình túi có cổ mỏng, kích thước 8 – 80 x 8 – 100 mm, chứa dịch
bên trong. Thành bên trong túi có một đầu sán dây có cổ.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2012) [8] cho biết, ấu trùng Cysticercus
tenuicollis là một bọc có kích thước to nhỏ khác nhau, có thể bằng hạt đậu,
quả cam hoặc quả bưởi, trong bọc có nhiều nước. Có một đầu sán bám vào
màng trong của bọc, đầu sán có 4 giác bám, có 29 – 44 móc.
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [2] cho biết: căn bệnh là ấu trùng
Cysticercus tenuicollis ký sinh ở gan, màng mỡ chài, màng treo ruột, lách của
lợn, dê, cừu, bò, hươu, đôi khi thấy ở ngựa, người. Kích thước ấu trùng khác
nhau, có khi bằng hạt đậu, quả cam, hoặc to hơn, có hình bọc, bên ngoài là
mô liên kết, bên trong chứa thể dịch trong và một đầu sán trưởng thành, lộn ra
phía ngoài. Ở những vùng nuôi nhiều chó tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus

tenuicollis ở trâu, bò, dê, lợn càng nhiều. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng tăng dần theo
tuổi, điều này được các tác giả lý giải do thời gian tiếp xúc với căn bệnh tăng.
Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis của dê phụ thuộc vào
số chó nhiễm sán trưởng thành.

4

2.1.2. Đặc điểm sinh học của sán dây ký sinh ở chó
2.1.2.1. Vị trí của sán dây chó trong hệ thống phân loại động vật học
Việc nghiên cứu sán dây ở Việt Nam được bắt đầu từ hơn 1 thế kỷ
trước. Năm 1870, Cande J. lần đầu tiên mô tả loài sán dây
Diphyllobothrium latum tìm thấy ở người Nam Bộ (Việt Nam). Sau đó 10
năm mới xuất hiện các công trình nghiên cứu lẻ tẻ về một vài loài sán dây
gây bệnh cho người. Từ đó, việc nghiên cứu về thành phần sán dây ở người
được chú ý hơn, rồi mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số động vật
nuôi và một số động vật hoang dã.
Năm 1914, Casaux đã phát hiện được ở gan người hai nang sán
Cysticercus tenuicollis của loài sán Taenia hydatigena ký sinh ở chó.
Năm 1925, Houdemer tiến hành nghiên cứu ký sinh trùng ở thú nuôi và
thú hoang Bắc Bộ cũng phát hiện thấy ấu trùng Cysticercus tenuicollis và loài
sán Dipylidium caninum, đồng thời tác giả đã bổ sung thêm các loài trong đó
có loài Taenia hydatigena và Taenia pisiformis.
Năm 1963, Trịnh Văn Thịnh đã có công trình tổng kết được hầu hết
những nghiên cứu trước đó, trong đó tác giả đã đề cập đến ấu trùng Coenurus
cerabralis của loài sán dây Multiceps multiceps ở cừu.
Năm 1967 hai nhà ký sinh trùng học người Ba Lan là Drozdz và
Malczewski đã công bố các loài sán dây ở động vật nhai lại 8 tỉnh miền Bắc,
trong đó có ấu trùng Cysticercus tenuicollis của loài Taenia hydatigena.
Nguyễn Thị Kỳ (2003) [4] đã mổ khám 174 cá thể thuộc 21 loài của
bộ ăn thịt, kết quả cho thấy, trong các loài mèo rừng, cầy giông, cầy

hương, cày lỏn và chó nhà được mổ khám phát hiện thấy các loài Taenia
hydatigena, Taenia isifomis, Multiceps multiceps, Spirometra erinacei-
europaei, Dipylidium caninum.

ii
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại
trường. Đây là giai đoạn sinh viên tiếp xúc với thực tiễn, củng cố lại những
kiến thức đã học trên giảng đường. Bên cạnh đó, giúp sinh viên vận dụng, học
hỏi những kinh nghiệm trong sản xuất để nâng cao trình độ cũng như các
phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu. Tạo điều kiện cho bản thân có
tác phong làm việc nghiêm túc, đúng đắn, có cơ hội vận dụng sang tạo vào
thực tế sản xuất, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, làm cho đất nước
ngày càng phát triển.
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn và tiếp nhận
của cơ sở, em tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu
trùng sán dây Cysticercus tenuicollis gây ra ở dê tại một số địa phương
thuộc tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống”.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, thời gian và
năng lực bản thân còn hạn chế nên trong bản khóa luận này không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo,
cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để khóa luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!




6


Giống Echinococcus Rudolphi, 1801
Loài Echinococcus granulosus Batsch, 1786
Giống Multiceps Goeze, 1782
Loài Multiceps multiceps Leske, 1780.
Phân bộ Mesocestoidata Skrjabin, 1940
Họ Mesocestoididae Perrier, 1897
Giống Mesocestoides, Wailand, 1863
Loài Mesocestoides lineatus Goeze, 1782
Nhiều tác giả như Phan Thế Việt và cs (1977) [20], Nguyễn Thị Kỳ (1994)
[3], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [12], khi đề cập về thành phần loài sán dây ký
sinh trên chó ở nước ta đều thống nhất rằng, các loài sán dây ký sinh ở chó đã
tìm thấy ở Việt Nam gồm: Diphyllobothrium mansoni, Diphyllobothrium
reptans, Dipylidium caninum, Taenia hydatigena, Taenia pisiformis, Multiceps
multicep, Echinococcus granulosus, Mesocestoides lineatus.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [6]: tính đến thời điểm hiện
tại, người ta đã biết hơn 30 loài sán dây ký sinh ở loài ăn thịt gây bệnh cho
chó, mèo. Chúng đều thuộc bộ Cyclophyllidea và Pseudophyllidea.
Kết quả tổng hợp của Phạm Sỹ Lăng (2002) [10] cho biết, đã phát hiện
được 8 loài sán dây ký sinh trên chó ở miền Bắc Việt Nam.
Việc mô tả hình thái các loài sán dây này còn có nhiều thiếu sót, một số loài
chưa có mô tả trên mẫu vật Việt Nam. Cande J. (1870) là người đầu tiên mô tả
loài sán dây Diphyllobothrium latum tìm thấy ở người (Nam Bộ). Sau này một số
nhà ký sinh trùng học Việt Nam (Đỗ Dương Thái, Đặng Văn Ngữ, 1970; Đỗ
Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1976) cho rằng, loài thuộc giống
Diphyllobothrium ký sinh ở người Việt Nam không phải là Diphyllobothrium
latum mà là loài Diphyllobothrium mansoni. Sự phán đoán này không dựa trên
mẫu nên không có sự mô tả loài. Theo Yamaguti (1959), loài Diphyllobothrium
mansoni là tên đồng vật của loài Spirometra erinacei-europaei thuộc giống
Spirometra (họ Diphyllobothriidae).


7

Theo tài liệu mới nhất về họ Diphyllobothiidae của các tác giả Delaimure S.
L., Skrjabin A. S., Serdukov A. M. (1985) Diphyllobothrium mansoni không
là tên đồng vật của một loài nào trong họ này. Khi nói về lịch sử nghiên cứu
loài Diphyllobothrium latum, các tác giả còn cho rằng, loài Spirometra
erinacei-europaei của vùng nam bán cầu là một định dạng sai lầm và cho rằng
chính loài này là Diphyllobothrium latum. Tuy nhiên, các tác giả có ý định
xem xét vị trí phân loại của giống Spirometra Mueller, 1937 và muốn coi
giống này là giống chuẩn để thành lập họ Spirometridae (dẫn theo Nguyễn
Thị Kỳ, 2003 [4]).
Nguyễn Thị Kỳ (2003) [4] cho biết: ở Việt Nam, hiện loài Diphyllobothrium
mansoni, Diphyllobothrium reptans còn chưa rõ vị trí phân loại và không có
mẫu. Nguyễn Thị Kỳ (2003) [4] đã xem xét lại toàn bộ vị trí phân loại và tình
trạng mẫu, tình hình nghiên cứu về từng loài, đã tu chỉnh 1 loài Spirometra
erinacei- europaei (Rudolphi, 1819) Mueller, 1937.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 40 loài sán dây gây bệnh cho chó và
các thú ăn thịt thuộc họ chó mèo (Vương Đức Chất và cs, 2004 [1]).
2.1.2.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của sán dây chó
* Đặc điểm chung:
Phan Thế Việt và cs (1977) [20], Nguyễn Thị Kỳ (1994) [3], Nguyễn
Thị Lê và cs (1996) [12], Nguyễn Thị Kỳ (2003) [4] cho biết:
Sán dây chó có những đặc điểm của lớp sán dây nói chung: hình dải
băng màu trắng hoặc trắng ngà. Cơ thể dài, dẹp theo hướng lưng bụng,
chia thành ba phần: đầu, cổ, thân (gồm những đốt sau cổ, có hình dạng và
cấu tạo khác nhau).
Đầu sán dùng để bám vào thành ruột vật chủ, nên có những hình dạng,
kích thước và các cơ quan bám đặc trưng. Chiều rộng của đầu thường chỉ nhỏ
hơn 1 mm, nhưng cũng có sán có đầu dài vài mm. Cơ quan bám nằm trên đầu


8

bao gồm rãnh bám hoặc giác bám, mõm, vòi và có nhiều móc. Ở một số loài
sán dây trên móc bám có các móc bé xếp thành nhiều hàng. Giác bám là bộ
phận đặc trưng của sán dây bậc cao. Móc bám nằm ngay trên đầu hay ở phần
cuối vòi, sắp xếp thành một hay hai hàng. Số lượng móc ở các nhóm sán dây
dao động từ vài móc đến vài trăm móc. Ít khi vòi thiếu móc. Kích thước, cấu
tạo và số lượng móc cố định cho mỗi loài.
Cổ là những đốt sán nối tiếp sau đầu. Đốt cổ của sán dây là đốt sinh
trưởng, từ các đốt cổ sinh ra các đốt thân, cơ quan sinh sản ở các đốt cổ chưa
hình thành rõ.
Thân sán dây lại gồm ba loại đốt: những đốt chưa thành thục về sinh
dục (ở gần cổ), cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ, chỉ thấy cơ quan sinh
dục đực. Những đốt thành thục về sinh dục (ở giữa thân), cơ quan sinh dục
trong những đốt sán này đã phát triển đầy đủ, có đủ cả bộ phận sinh dục đực
và cái, có hệ bài tiết, cấu tạo mỗi đốt tương tự như mỗi cơ thể sán lá, nhưng
khác sán lá là không có hệ tiêu hoá. Những đốt già (ở cuối thân sán), bên
trong đốt sán chứa đầy tử cung với vô số trứng sán dây. Ở những đốt già, bộ
phận sinh dục đực bị thoái hoá. Những đốt già thường xuyên được rời khỏi cơ
thể sán và theo phân ra ngoài (đặc điểm này thấy ở những loài sán dây thuộc
bộ Cyclophyllidea).
Chiều dài của sán dây chó dao động từ 0,5 mm đến hàng chục mét. Cơ
thể sán dây phủ lớp tiểu bì, đến lớp hạ bì, rồi đến lớp cơ vòng, cơ dọc. Phần
bên trong chứa đầy nhu mô. Bên trong lớp cơ là các khí quan của sán. Sán
dây chó cũng giống các sán dây khác ở đặc điểm không có hệ tiêu hóa, sán
lấy thức ăn bằng phương thức thẩm thấu qua bề mặt cơ thể.
Hệ thần kinh ở sán dây kém phát triển, gồm có hạch thần kinh trung
ương nằm ở trên đầu, từ đó có các dây thần kinh chạy dọc cơ thể. Có hai dây
phát triển hơn nằm bên ngoài ống bài tiết và mỗi đốt nối với nhau bởi các cầu
nối ngang.


9

Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp tiêu giảm. Hô hấp theo kiểu yếm khí.
Hệ bài tiết của sán dây cấu tạo theo kiểu nguyên đơn thận, gồm 2 ống
chính từ đầu sán đi về cuối thân và thông với lỗ bài tiết. Ngoài ra, ở mỗi đốt
sán còn có những ống ngang nối liền với 2 ống chính.
Hầu hết các loài sán dây là lưỡng tính: Trong mỗi đốt thường có một hệ
sinh dục (gồm một cơ quan sinh dục đực và một cơ quan sinh dục cái) phát
triển ở các giai đoạn khác nhau, ít khi có hai hệ sinh dục hoặc hơn. Sự phát
triển của hệ sinh dục theo một thứ tự nhất định: Ở các đốt non cơ quan sinh
dục chưa phát triển, sau đó hình thành cơ quan sinh dục đực rồi đến cơ quan
sinh dục cái. Sau khi thụ tinh, cơ quan sinh dục đực teo dần còn lại cơ quan
sinh dục cái. Ở các đốt già, trứng chứa đầy trong tử cung.
Hệ sinh dục đực gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh và các tuyến sinh dục. Số
lượng tinh hoàn trong mỗi đốt có từ một đến hàng trăm và là dấu hiệu để phân
loại mỗi loài. Từ tinh hoàn có nhiều ống dẫn tinh nhỏ đi ra và hợp lại với
nhau thành ống dẫn tinh, ống này đổ vào cơ quan giao phối là lông gai. Lông
gai nằm trong nang lông gai. Phần cuối ống dẫn tinh có thể phình ra gọi là túi
tinh. Nếu túi tinh ở ngoài nang lông gai gọi là túi tinh ngoài, còn ở trong nang
lông gai thì gọi là túi tinh trong. Lông gai dùng để đưa vào lỗ sinh dục cái khi
giao phối. Nang lông gai và lông gai ở mỗi loài có hình dạng, kích thước và
cấu tạo khác nhau.
Hệ sinh dục cái có cấu tạo phức tạp hơn, gồm có buồng trứng, ống dẫn
trứng, ootyp, tuyến noãn hoàng, túi nhận tinh, tuyến vò (thể Melis) và tử
cung, thường có hai buồng trứng nằm giữa hoặc phía sau đốt sinh dục, ít khi ở
phía trước. Trong buồng trứng hình thành các tế bào sinh dục cái (tế bào
trứng). Từ buồng trứng có ống gắn nối với âm đạo, mở ra ở huyệt sinh dục.
Ống này phình rộng ra gọi là túi nhận tinh. Trứng thụ tinh được đưa vào
ootyp. Tuyến noãn hoàng gồm nhiều bao noãn bé nằm trong nhu mô hoặc


10
thành khối nằm hai bên đốt hoặc phía sau buồng trứng. Từ tuyến noãn hoàng
các chất dinh dưỡng đổ vào ooptyp giúp cho việc hình thành trứng. Tuyến vỏ
tiết ra các sản phẩm cần thiết để hình thành trứng. Trong ootyp, trứng thụ tinh
được hình thành, sau đó trứng rơi vào tử cung. Cấu tạo tử cung của sán dây
rất khác nhau. Ở sán dây bậc thấp (Pseudophyllidea), tử cung là những ống
cong, dẫn từ ooptyp đến lỗ ngoài nằm ở mặt bụng của mỗi đốt. Ở những đốt
sán dây này trứng được thải ra ngoài tùy theo mức độ hình thành của trứng. Ở
sán dây bậc cao (Cyclophyllidea), tử cung kín, không có lỗ ngoài. Ở những
sán dây này tử cung chứa đầy trứng trong đốt già và mỗi đốt thực chất biến
thành một cái túi chứa trứng. Trứng được rơi ra ngoài bằng cách nứt thành cơ
thể của đốt. Quá trình này thường thực hiện ở môi trường ngoài, ở nơi mà các
đốt sán dây già được thải ra cùng với phân vật chủ.
Trứng sán dây bộ Cyclophyllidea hình tròn hoặc hơi bầu dục, có 4 lớp
vỏ, trong có phôi 6 móc. Còn trứng sán dây bộ Pseudophyllidea giống trứng
sán lá, một đầu có nắp (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) [6].
*Đặc điểm hình thái, kích thước của một số loài sán dây ký sinh ở chó:
- Giống Dipylidium Leuckart, 1863
Theo Nguyễn Thị Kỳ (1994) [3], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [12],
Nguyễn Thị Kỳ (2003) [4] cho biết:
+ Loài Dipylidium caninum: Cơ thể dài 15 – 17 cm, gồm 80 – 250 đốt.
Đầu rộng 0,24 – 0,50 mm. Đầu có vòi hình chóp, có 4 – 10 hàng móc, mỗi
hàng có từ 16 – 20 móc, móc hàng trên cùng dài 0,013 – 0,016 mm, móc hàng
cuối cùng dài 0,003 – 0,008 mm. Lỗ sinh dục kép, mở ra ở hai bên đốt. Túi
sinh dục dài 0,1 – 0,3 mm, đáy hướng lên phía trên đốt. Buồng trứng phân
thùy hình quạt. Tuyến noãn hoàng hình khối. Đốt già chứa nang trứng, mỗi
nang chứa 3 – 30 trứng, có kích thước 0,026 – 0,060 mm. Phôi 6 móc có kích
thước 0,020 – 0,036 mm.


iii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê
tại 3 huyện 34

Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê
theo tuổi 36

Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê
theo tính biệt 37

Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng sán dây Cysticercus tenuicollis
ở dê theo tháng 38

Bảng 4.5. Thành phần và sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở chó nuôi
tại một số địa phương 40

Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó tại
các địa phương 42

Bảng 4.7. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó
và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở dê 43

Bảng 4.8. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của dê bị bệnh do ấu trùng
Cysticercus tenuicollis 45

Bảng 4.9. Tỷ lệ các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh và
khối lượng của ấu trùng ký sinh ở dê 46


Bảng 4.10. Bệnh tích đại thể ở các khí quan có ấu trùng Cysticercus tenuicollis
ký sinh ở dê 48



12
hàng dưới dài 0,132 – 0,177 mm, giác bám tròn hay bầu dục, đường kính
0,310 – 0,330 mm, cổ ở ngay sau đầu dài 1,7 mm. Lỗ sinh dục xen kẽ không
đều, các núm sinh dục hơi nhô ra. Có 400 – 500 tinh hoàn, tròn hay bầu dục,
đường kính 0,096 – 0,132 mm, ở toàn bộ khoảng trống giữa đốt trừ vùng noãn
hoàng và buồng trứng. Ống dẫn tinh bắt đầu từ túi tinh tròn có đường kính
0,210 – 0,350 mm, nang lông gai hình trụ hay bầu dục ngang, dài 0,460 –
0,800, rộng 0,130 – 0,140 mm, buồng trứng hai thùy, ở nửa dưới của đốt,
những thùy bên hình thận và có kích thước như nhau, noãn hoàng hình ba
góc, ở bờ dưới của đốt. Thể Melis ở giữa noãn hoàng và buồng trứng, âm đạo
đi từ lỗ sinh dục, tạo thành túi nhận tinh ở sát thùy của buồng trứng. Ở những
đốt già, mỗi phần của thân tử cung có 8 - 14 nhánh bên, từ đó tạo thành các
nhánh phụ, trứng tròn hay hơi bầu dục, đường kính 0,032 - 0,037 mm.
- Giống Echinococcus Rudolphi, 1810
Phan Thế Việt và cs (1977) [20], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [12],
Nguyễn Thị Kỳ (2003) [4] cho biết:
+ Loài Echinococcus granulosus: Sán dài 2,7 - 3,4 mm, gồm 3 - 4 đốt.
Đầu không lớn, có đường kính 0,258 - 0,369 mm, đường kính giác bám 0,098
- 0,133 mm, vòi 0,100 – 0,140 mm. Có 36 - 40 móc vòi, thường thay đổi về
kích thước và số lượng móc, móc hàng trên dài 0,032 – 0,043 mm, móc hàng
dưới dài 0,020 – 0,036 mm, cán không thẳng và dài hơn lưỡi móc, đôi khi cán
phình rộng hoặc có mỏm lớn. Cơ quan sinh dục cái ở nửa dưới của đốt, buồng
trứng gồm hai khối đặc hình bầu dục, nối với nhau bằng ống ngang hẹp, noãn
hoàng dưới buồng trứng, thể Melis dưới buồng trứng và noãn hoàng, có 32 -
40 tinh hoàn. Nang lông gai dài 0,025 – 0,026 mm, dài tới giữa đốt, lỗ sinh

dục mở ra ở hai bên đốt, tử cung dài bằng chiều dài đốt già, có các nhánh bên

13
với số lượng và hình dạng không giống nhau. Trứng tròn hay bầu dục, đường
kính từ 0,028 - 0,036 mm.
Ấu trùng Echinococcus enilocularis ký sinh ở trâu, bò, dê. Nó có dạng
túi, trong chứa đầy dịch, nang có hai vỏ, vỏ ngoài màu trắng sữa đôi khi hơi
vàng, vỏ ngoài sinh ra vỏ trong, vỏ trong gọi là vỏ mầm, sinh ra từ phía trong
xoang nang, mỏng, không màu, là thành mô sinh ra nang, có thể sinh ra một
nang cùng lúc tạo thành đầu phôi và nang thứ hai (nang con).
- Giống Multiceps Goeze, 1782
Theo Nguyễn Thị Kỳ (1994) [3], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [12],
Nguyễn Thị Kỳ (2003) [4]:
+ Loài Multiceps multiceps: Sán dài 400 - 1000 mm, gồm 200 - 250 đốt,
rộng gần 5 mm. Đầu hình quả lê và có đường kính 0,800 mm. Vòi có đường
kính 0,300 mm, có 22 - 32 móc, xếp thành hai hàng, móc hàng một dài 0,150
mm, hàng hai dài 0,090 – 0,130 mm. Giác bám có đường kính 0,290 - 0,300
mm. Cổ dài 2 - 3 mm. Ống dẫn tinh bắt đầu ở phía có lỗ, gần thân giữa của tử
cung, uốn khúc và đi vào nang lông gai. Nang có dạng quả lê dài 0,315 –
0,350 mm, rộng 0,110 – 0,145 mm. Buồng trứng có hình cánh bướm, ở gần
bờ dưới đốt, hai thùy gần như bằng nhau và có hình bầu dục, noãn hoàng hình
ba góc, ở sát bờ dưới đốt. Thể Melis nhỏ ở giữa buồng trứng và noãn hoàng.
Âm đạo có dạng ống cong xuống một thùy của buồng trứng và phình rộng
thành túi chứa tinh, tử cung có thân giữa và mỗi bên có 9 - 12 nhánh, trứng có
đường kính 0,029 - 0,037 mm, có vỏ dày 0,004 mm.
Ấu trùng Coenurus cerebralis là một nang lớn, hình tròn hay bầu dục,
vỏ mờ đục, mềm ở trong có rất nhiều đầu sán dính vào, trong nang là chất
dịch không màu, số lượng dịch thay đổi phụ thuộc vào kích thước nang.
Kích thước nang khác nhau, phụ thuộc vào mức độ phát triển, vị trí não ký
sinh và loại động vật.


14
- Giống Mesocestoides Vaillant, 1863
Nguyễn Thị Kỳ (1994) [3], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [12], Nguyễn
Thị Kỳ (2003) [4] cho biết:
+ Loài Mesocestoides lineatus: Sán trưởng thành dài đến 2m. Đầu không
có vòi, có móc bám và 4 giác bám. Tử cung có dạng túi dọc nằm ở giữa đốt.
Kích thước trứng 0,040 – 0,060 x 0,035 – 0,043 mm. Phôi 6 móc, đôi móc
giữa dài hơn móc bên.
2.1.2.3. Chu kỳ sinh học của sán dây chó
Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [15], chu kỳ sinh học
của sán dây khá phức tạp, tiến triển ở nhiều ký chủ liên tiếp. Ở bộ
Cyclophyllidae trứng chứa thai trùng sáu móc đã hình thành. Vào dạ dày ký
chủ, thai trùng sáu móc thành ấu trùng (đã mất móc) có cấu tạo và tên gọi
khác nhau: Cysticercus, Coenurus, Echinococcus, Cysticercoid. Ở bộ
Pseudophyllidae có hai thể ấu trùng liên tiếp: Procercoid và Plerocercoid.
Những dạng ấu trùng này sống lâu hay chóng ở KCTG và phải được một ký
chủ cuối cùng thích hợp nuốt vào mới phát triển thành sán trưởng thành.
Để hoàn thành vòng đời, sán dây ký sinh ở chó cần vật chủ trung gian là
nhiều loài động vật khác nhau, có thể là động vật có xương sống, hoặc có thể
là động vật không xương sống Có loài cần 1 KCTG để hoàn thành vòng đời,
nhưng cũng có loài cần 2 KCTG mới hoàn thành vòng đời.
Các họ sán dây khác nhau có chu kỳ sinh học khác nhau. Các loài sán
dây: Spirometra erinacei-europae, Spirometra mansonoides, Dipylidium
caninum, Taenia hydatigena, Taenia pisiformis, Multiceps multiceps ký sinh
ở ruột của chó. Chó là vật chủ cuối cùng của sán, giúp sán hoàn thành vòng
đời và ký sinh ở giai đoạn thành thục. Cụ thể vòng đời của các loài sán dây
thường gặp ký sinh ở chó diễn ra như sau:

15

+Loài Spirometra erinacei-europae
Vòng đời phát triển của Spirometra erinacei-europae có sự tham gia
của vật chủ trung gian thứ nhất là các các loài giáp xác, KCTG bổ sung là cá.
Trứng được thải ra ngoài theo phân chó không có phôi, ở trong nước, trứng
nở ra ấu trùng có những lông nhỏ xung quanh thân gọi là Coracidium, được
vật chủ trung gian thứ nhất là các loài giáp xác thuộc giống Mesocyclops,
Eucyclops nuốt. Trong cơ thể bọ nước, Coracidium phát triển thành dạng ấu
trùng đặc biệt – Procercoid. Trong trường hợp cá nuốt phải bọ nước bị nhiễm
Procercoid thì ấu trùng Procercoid sẽ phát triển thành dạng ấu trùng mới -
Plerocercoid. Chó ăn cá có ấu trùng Plerocercoid sẽ nhiễm sán, sau 15 – 18
ngày sẽ xuất hiện trứng trong phân chó thải ra.
+ Loài Spirometra mansonoides
Vòng đời phát triển cần có sự tham gia của vật chủ trung gian thứ nhất
là các loài giáp xác nước ngọt (Copepods), vật chủ trung gian thứ hai là
những loài chim, rắn, bò sát, lưỡng cư, động vật gặm nhấm. Trứng theo phân
chó ra ngoài, trải qua lần lượt các giai đoạn ở vật chủ trung gian thứ nhất và
thứ hai, trở thành ấu trùng gây bệnh Plerocercoid. Chó ăn phải vật chủ trung
gian chứa ấu trùng sẽ bị nhiễm sán. Sau 10 – 30 ngày ấu trùng phát triển
thành sán trưởng thành.
+ Loài Dipylidium caninum
Vòng đời của loài này có sự tham gia của vật chủ trung gian là các loài
bọ chét giống Ctenocephalides. Đốt sán già thải ra ngoài có mang theo nang
trứng. Đốt sán vỡ ra, trứng ở ngoài tự nhiên được các vật chủ trung gian nuốt
vào, phát triển thành ấu trùng. Chó ăn phải bọ chét có ấu trùng sẽ bị nhiễm
sán dây. Sau 3 – 4 tuần ấu trùng phát triển thành sán dây trưởng thành.

×