Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Báo cáo phân tích thiết kế hệ thống đề tài xây dựng hệ thống hộ nghèo điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.42 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
**********************

MỤC LỤC

BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỘ NGHÈO
ĐIỆN TỬ
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Văn Hải
Nhóm học viên thực hiện
Bùi Tiến Dũng

MSSV 20130628

Nguyễn Đức Mạnh

MSSV 20132528

Đinh Thế Anh

MSSV 20130046

Phạm Hữu Hoàng Hiệp

MSSV 20141662


Nguyễn Hồng Hào

MSSV 20141331
Nhóm 10

HÀ NỘI 2016


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình ảnh 1: Quy trình xác nhận hộ nghèo
Hình ảnh 2: Use case tổng quan
Hình ảnh 3: Use case cấp xã
Hình ảnh 4: Use case cấp huyện và cấp tỉnh
Hình ảnh 5: Use case người dân
Hình ảnh 6: Đăng nhập hệ thống
Hình ảnh 7: Hoạt động khởi tạo thông tin hộ nghèo và xử lý thông tin từ cấp dưới
Hình ảnh 8: Chức năng quản lý tài khoản
Hình ảnh 9: Chức năng quản lý tiêu chí
Hình ảnh 10 Biểu đồ tuần tự quá trình đăng nhập
Hình ảnh 11 Biểu đồ trình tự quá trình khởi tạp thông tin hộ nghèo
Hình ảnh 12 Biểu đồ trình tự duyệt đề suất hộ nghèo từ cấp dưới
Hình ảnh 13 Biểu đồ trình tự in phiếu hộ nghèo


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Ý nghĩa


CCNN

Cơ quan nhà nước


MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong khi nền văn minh đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về tiến
bộ khoa học kĩ thuật–công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng
thêm vượt bậc sự giàu có cho con người, thì vẫn còn đó là sự nghèo đói.
Ở Việt Nam, tình trạng nghèo đói vẫn đang còn phổ biến ở khác các tỉnh thành phố
trên cả nước. Do đó cần phải có chính sách, biện pháp quản lý các đối tượng này
để hỗ trợ họ vượt qua tình cảnh khó khăn. Cùng với việc củng cố kiến thức đã
được học ở trường, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Quản lý hộ nghèo điện tử”.
Báo cáo gồm 3 phần là Tổng quan đề tài, phân tích và thiết kế hệ thống và kết
luận.
Chúng em xin cám ơn thầy giáo TS. Phạm Văn Hải đã giúp đỡ chúng em hoàn
thành đề tài này. Mặc dù đã có những cố gắng để hoàn thành đề tài nhưng do chưa
có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, trình bày nên không tránh khỏi những
sai sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét của thầy để hoành tốt
hơn.
Chúng em xin chân thành cám ơn!


PHẦN 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Giới thiệu đề tài
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các
tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên
nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ
chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là
nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu

người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.
Báo cáo “Phát triển con người” năm 1997, UNDP đã đề cập đến khái niệm
nghèo đói về năng lực khi đề cập đến các yếu tố nguồn lực của cá nhân hoặc
của hộ gia đình (bao gồm cả nguồn lực vật chất: tài chính, các công cụ phục vụ
sản xuất và phi vật chất: các quan hệ xã hội/vốn xã hội, vốn con người,…).
Theo quan niệm này, một cá nhân hay một hộ gia đình được xác định là nghèo
khi họ thiếu các cơ hội tiếp cận các nguồn lực đảm bảo cho cá nhân hoặc hộ
gia đình có được một cuộc sống cơ bản nhất “có thể chấp nhận được”.
1.2 Chuẩn nghèo ở Việt Nam
Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các
hộ dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới.
Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2
triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt
Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực
chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động
của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là
suy giảm kinh tế. Theo chuẩn trên, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn
không đủ sống và do đời sống khó khăn nên rất nhiều người muốn còn được
thuộc diện nghèo mãi để còn nhận các khoản hỗ trợ như như vay vốn ưu
đãi, bảo hiểm y tế.... Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không thể duy
trì chuẩn nghèo 200.000-260.000 đồng như hiện nay mà cần rà sát và ban hành


chuẩn nghèo mới cho năm 2011. Kết quả rà soát nghèo mới nhât (năm 2013),
tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 7,8% (giảm 1,8% so với cuối năm 2012), tỷ lệ hộ
cận nghèo 6,32% (giảm 0,25% so với cuối năm 2012)
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng
cho giai đoạn 2016-2020. Chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000
đồng/người/tháng; khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng. Chuẩn cận
nghèo khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị

1.300.000 đồng/người/tháng. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội
cơ bản, bao gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông
tin. Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số:
Tiếp cận các dịch vụ y tế; BHYT; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi
học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn
nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản
phục vụ tiếp cận thông tin. Quyết định cũng ghi rõ chuẩn hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Hộ
nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Thu nhập
bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; thu nhập bình quân
đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số
đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Như vậy, để xác định được đối tượng nghèo (hộ nghèo) cần xác định được hai
tiêu chí là mức thu nhập bình quân đầu người/tháng và mức độ thiếu hụt tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Ngoài hai tiêu chí được nêu ở trên thì một đối
tượng nghèo còn có các thông tiên cơ bản khác như tên, tuổi, địa chỉ, quê
quán, các thành viên trong gia đình, …
Quá trình xác nhận để các hộ gia đình được xác nhận là hộ nghèo:


Hình ảnh 1: Quy trình xác nhận hộ nghèo

1.3. Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam
Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói
chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như
sau[1]:
- Nguyên nhân lịch sử, khách quan:
 Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến
tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang,
bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát

trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh,
học tập cải tạo trong một thời gian dài.[1]
 Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng
chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính
sách giá - lương - tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu
của Việt Nam, làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở


nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm.
[1]
 Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và
tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui
chột động lực sản xuất.[1]
 Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt
rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp
thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh
thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số
tăng cao.[1]
 Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao
động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách
quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân
di cư, nhập cư vào thành phố.[1]
 Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn
vốn đầu tư thấp và thiếu hiệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà
nước.[1]
- Nguyên nhân chủ quan: Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được
một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến
26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau[1]:
 Sai lệch thống kê: Do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần
với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm

tỷ lệ nghèo tăng lên.[1]
 Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở
nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm
quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình
đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.[1]
 Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất vẫn chưa có các
thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh,
sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản
phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như
khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi


không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch,
quan liêu, tham nhũng.[1]
 Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu
là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ
trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp
thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp,
không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức
cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng
nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà
nước.[1]
 Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của
tuổi thơ. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được
thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ
phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến
lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa
đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.[1]
 Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân
tộc cao.[1]

 Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào
nông nghiệp.[1]
 Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.[1]
 Đặc điểm cố hữu của người Việt: Lười nhác, bê tha, ăn xổi, trông chờ, tư
duy nông nghiệp lạc hậu, hạn hẹp, tầm nhìn ngắn, suy nghĩ phó thác, cầu
may, tỵ nạnh, thờ ơ, làm việc thiếu hiệu quả, năng suất lao động thấp, quản
lý kém, không có tư duy kinh doanh, bạc nhược, thiếu ý chí vươn lên, thiếu
tự tin, thiếu bản lĩnh làm giàu, ham mê cờ bạc, rượu chè, say xỉn và các thú
vui khác...[1]
1.3 Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta hiện nay
Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới chú ý bởi những thành tựu trong
công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân. Chương trình
quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm là hoàn thành việc phát triển kết cấu
hạ tầng cho các xã nghèo vào năm 2010; nâng cao mức thu nhập và mức sống của


người nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%-11% vào năm 2010, góp phần
đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Theo tổng kết của Chương trình Phát
triển Liên Hiệp quốc (UNDP), trong điều kiện kinh tế - xã hội của mình, so với các
nước có cùng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Việt Nam đã sử dụng những nguồn
lực có được một cách hiệu quả vào công tác nâng cao mức sống người dân, trình
độ dân trí, tuổi thọ,…Tuy vậy, bên cạnh đó, công tác xóa đói, giảm nghèo vẫn còn
nhiều bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu công bằng xã hội trong tiến
trình phát triển bền vững của Việt Nam. Trong bản báo cáo, “Chính sách và tăng
trưởng vì người nghèo”, UNDP khẳng định quan điểm: Theo đuổi tăng trưởng phải
đi kèm với nỗ lực tăng trưởng vì người nghèo thông qua việc tái phân bổ tài sản và
thu nhập trong nền kinh tế. UNDP cũng cảnh báo, sự gia tăng bất bình đẳng ở Việt
Nam là trở ngại lớn nhất cho tiến trình xóa đói giảm nghèo và có lẽ cũng kìm hãm
sự ổn định chính trị và xã hội.[2]
Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 14,2%. Các năm sau đó, tỷ lệ này đều

giảm dần: năm 2011 giảm còn 11,76%; năm 2012 giảm còn 9,6%; năm 2013 giảm
còn 7,8%; năm 2014 giảm còn 5,97%. Năm 2015, ước tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn
dưới 5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015.[3]
Đó là một trong những kết quả đạt được của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững vừa được nêu ra tại Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các
Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 và định hướng xây dựng các
chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.[3]
Cũng theo Báo cáo này, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo đã giảm từ 50,97% cuối
năm 2011 xuống còn 38,2% cuối năm 2013; 32,59% cuối năm 2014; bình quân
giảm trên 5%/năm. Như vậy, bình quân tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước giảm
2%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân trên 5%/năm, đạt mục
tiêu kế hoạch đề ra theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định
hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020 và Quyết định số 1489/QĐTTg ngày 08/10/2012 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2012 - 2015.[3]


CHƯƠNG 2. CHUẨN TRAO ĐỔI THÔNG TIN SỐ
2.1 Khái niệm
Chuẩn trao đổi thông tin số hay còn được gọi là chuẩn Trao đổi dữ liệu điện tử
(Electronic Data Interchange – EDI) là sự truyền thông tin từ máy tính gửi đến máy
tính nhận bằng phương tiện điện tử, trong đó có sử dụng một số định dạng chuẩn
nhất định nào đó. Theo Luật thương mại quốc tế của Ủy ban Liên hợp quốc, việc
trao đổi dữ liệu điện tử được định nghĩa như sau: "Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là
việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng
phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc
thông tin".[4]
EDI là hình thức thương mại điện tử đầu tiên được sử dụng trong doanh nghiệp, và
đã tồn tại nhiều năm trước đây, trước khi chúng ta nói tới thuật ngữ thương mại
điện tử. Cho đến nay EDI vẫn là các giao dịch quan trọng bậc nhất trong thương
mại điện tử B2B (Business-to -Business). Các dữ liệu giao dịch trong giao dịch

B2B bao gồm các thông tin được chứa đựng trong các hoá đơn, phiếu đặt hàng,
yêu cầu báo giá, vận đơn và báo cáo nhận hàng. Với EDI, các hóa đơn, đơn đặt
hàng, vận đơn, yêu cầu báo giá, báo cáo nhận hàng và các tài liệu kinh doanh điện
tử khác có thể được xử lý trực tiếp từ máy tính của các công ty phát hành để công
ty tiếp nhận, với khoản tiết kiệm lớn trong thời gian, chi phí và tránh được nhiều
sai sót thường gặp của truyền thông truyền thống 'trên giấy'. Các tiêu chuẩn EDI
đang được phổ biến và ứng dụng trong doanh nghiệp như các tiêu chuẩn của Liên
hợp quốc hoặc tiêu chuẩn quốc tế: ANSI ASC X12, EDIFACT (hay UN/
EDIFACT), XML, TXT

2.2. Nguyên lý hoạt động
Để ứng dụng quy trình EDI thì giữa các doanh nghiệp đối tác, phòng ban với nhau
thì cần phải yêu cầu những bên tham gia cần phải tích hợp hệ thống EDI. Các bên
đối tác tham gia sẽ gửi và nhận dữ liệu điện tử dưới dạng chuẩn EDI. Và hiện nay
thông thường sử dụng dạng chuẩn là UN/EDIFACT.[4]


Bên gửi chuẩn bị tài liệu điện tử để gửi đi: Những dữ liệu điện tử của bên gửi sẽ
được mã hóa dưới dạng chuẩn EDI dựa vào hệ thống phần mềm của họ trước khi
gửi đi để đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu khi truyền tải.[4]
Dịch dữ liệu để truyền tải: Từ bộ chuyển đổi của EDI, phong bì EDI cho dữ liệu
modern cần truyền tải để chuẩn bị truyền dữ liệu thông qua các phương tiện điện
tử.[4]
- Truyền tải dữ liệu[4]:
+ Cách 1: Truyền EDI thông qua môi trường mạng Internet công
cộng.
+ Cách 2: Truyền EDI thông qua mạng giá trị gia tăng – mạng VAN.
Dịch dữ liệu truyền tới: Tại đây với hệ thống phần mềm của mình, phía bên nhận
dữ liệu điện tử truyền tới sẽ tiến hành dịch các dữ liệu mà phía bên gửi gửi tới
thông qua bộ hệ thống phần mềm của họ dựa theo các chuẩn EDI đã được quy

định.[4]
Xử lý dữ liệu điện tử nhận được: Dữ liệu sau khi được dịch sẽ được chuyển đến hệ
thống điện tử để xử lý.[4]
Khi hoạt động, EDI sẽ rút thông tin từ những hoạt động hay lưu trữ của công ty và
truyền tải thông tin dưới dạng máy tính đọc được qua các thiết bị viễn thông hoặc
qua đường dây điện thoại. Ở phía bên nhận, dữ liệu có thể chuyển trực tiếp vào hệ
thống máy tính của đối tác (bên nhận) và được xử lý hoàn toàn tự động với các ứng
dụng nội bộ tại đây.


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1 Mô tả hệ thống

• Hệ thống hộ nghèo điện tử khi được triển khai sẽ giúp cho các cấp quản lý
từ trung ương đến địa phương, nắm được thông tin hỗ trợ cho việc quản lý.
Người dân nắm được thông tin tình hình trong địa bàn mình cư trú, biết
được chính sách của Đảng và Nhà nước, các phương án từ địa phương.
• Mục tiêu của hệ thống:
o Thông tin hệ nghèo được cập nhật chi tiết và chính xác
o Giảm thời gian và công sức cho các cấp quản lý
o Phân quyền xử lý công việc rõ ràng.
o Thông tin được công khai, minh bạch hệ thống quản lý
• Giao diện hệ thống:
o Hệ thống triển khai trên nền tảng web.

3.2 Phân tích
Hệ thống được sử dụng bởi 5 tác nhân:
o Quản lý cấp trung ương
o Quản lý cấp tỉnh
o Quản lý cấp huyện

o Quản lý cấp xã
o Người dân

Đối với các cấp quản lý, sẽ có các chứng năng
o Đăng nhập (bắt buộc để thực hiện các chức năng khác)
o Thống kê, xuất báo cáo tình tình trong địa bàn trong các
thời điểm
o Quản lý tài khoản của cấp quản lý dưới
o Thêm các chính sách, đề án, chương trình hỗ trợ người
nghèo dành cho người dân trong địa bàn quản lý.
o Chức năng dành riêng cho cấp TW: thêm các tiêu chí xét
chuẩn hộ nghèo
o Chức năng dành riêng cho cấp xã: Khởi tạo thông tin hộ
nghèo chuyển cho các cấp xét duyệt công nhận hộ nghèo.
o Chức năng dành riêng cho cấp xã: Chỉnh sửa thông tin khi
có yêu cầu từ người dân.


Đối với người dân sẽ có các chức năng.
o Xem thông tin hộ nghèo theo đơn vị địa bàn (có giới hạn

thông tin cung cấp)
o Xem tiêu chí hộ nghèo xét hộ nghèo
o Các chính sách dành cho hộ nghèo trong địa phương.
3.3 Thiết kế
3.3.1. Biểu đồ ca sử dụng (use case)
Các ca sử dụng chính của hệ thống:
o Khởi tạo thông tin hộ nghèo.
o Chỉnh sửa thông tin hộ nghèo.
o Luồng xử lý thông tin hộ nghèo.

o Tìm kiếm, thống kê, xuất báo cáo thông tin hộ nghèo.
o Quản lý thông tin tài khoản.
o Quản lý tiêu chí xét hộ nghèo.
o Quản lý chính sách hộ nghèo.
3.3.2. Biểu đồ use case


Hình ảnh 2: Use case tổng quan

Hình ảnh 3: Use case cấp xã


Hình ảnh 4: Use case cấp huyện và cấp tỉnh

Hình ảnh 5: Use case người dân


3.3.3 Đặc tả use case
Tên use case
Đặc tả
Đăng nhập
Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản
Quản lý tài khoản
cấp dưới
Quản lý tiêu chí
hộ nghèo
Khởi tạo thông tin
hộ nghèo
Xử lý thông tin từ
cấp dưới

Cập nhật thông tin
hộ nghèo
Quản lý các chính
sách
Thống kê xuất
báo cáo

Cấp trên quản lý thông tin cấp dưới, với các chức
năng thêm sửa xóa.
Đối với mỗi giai đoạn, các tiêu chí hộ nghèo được
nhà nước quy định khác nhau, use case này dành
cho cấp trung ương để thay đổi khi cần thiết
Cấp xã phụ trách khởi tạo thông tin hộ nghèo và
chuyển lên các cấp trên phê duyệt
Khi cấp xã gửi thông tin lên cấp trên, các cấp trên
có nhiệm vụ xử lý và phản hồi.
Khi người dân có thay đổi về thông tin, cấp xã cần
cập nhật và gửi lên cho cấp trên.
Để thúc đẩy kinh tế các hộ nghèo, các địa phương
có các chính sách khác nhau hoặc chính sách được
nhà nước ban hành.
Tra cứu thông tin hộ nghèo theo các tiêu chí (địa
phương, khoảng thời gian, tên chủ hộ, ..) và có thể
lựa chọn chức năng xuất báo cáo (Riêng đối với
người dân, việc tra cứu có bị hạn chế về lượng
thông tin nhận được)


3.3.4 Biểu đồ hoạt động


Hình ảnh 6: Đăng nhập hệ thống


Hình ảnh 7: Hoạt động khởi tạo thông tin hộ nghèo và xử lý thông tin từ cấp dưới


Hình ảnh 8: Chức năng quản lý tài khoản

Đối với cấp quản lý cao nhất trên hệ thống, sẽ có thêm chức năng “Quản lý tiêu chí”. Mỗi
giai đoạn, các tiêu chí hộ nghèo có thể thay đổi, điều chỉnh phù hợp với thực tế. Do đó các
tiêu chí xét duyệt hộ nghèo cũng sẽ được thay đổi. Chức năng này có thể nằm trong
module tính toán trường hợp thông tin đã đạt yêu cầu hay chưa, người phụ trách chỉ cần
duyệt thông tin đã chính xác hay chưa, hệ thống sẽ tự tính toán hộ gia đình có thông tin
trên có phải là hộ nghèo hay không.


Hình ảnh 9: Chức năng quản lý tiêu chí


3.3.5. Biểu đồ tuần tự

Hình ảnh 10 Biểu đồ tuần tự quá trình đăng nhập


Hình ảnh 11 Biểu đồ trình tự quá trình khởi tạp thông tin hộ nghèo


Hình ảnh 12 Biểu đồ trình tự duyệt đề suất hộ nghèo từ cấp dưới



Hình ảnh 13 Biểu đồ trình tự in phiếu hộ nghèo

3.3.6 Biểu đồ lớp


×