Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

DUONG LOI DOI NGOAI 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.52 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề tài: Đường lối đối ngoại của Việt Nam
giai đoạn 1975 -1985

Giáo viên phục trách: ThS Ngô Thị Kim Liên
Nhóm 9: LỚP: B2K9 - NNA
- Nguyễn Nhân Thiện
- Phùng Như Hạnh
- Nguyễn Thị Chúc Nguyện
- Đoàn Thị Mỹ Linh

TP Hồ Chí Minh, 2017
1


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................3
B. NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. Hoàn cảnh lịch sử...............................................................................................3
1.1. Tình hình thế giới.......................................................................................3
1.2. Tình hình trong nước..................................................................................4
2.2. Chiến tranh Biên giới Tây Nam.................................................................5
2.3. Chiến tranh Biên giới phía Bắc (1979)......................................................8
III. Kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại của nước ta........................10
IV. Ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân..................................................................11
4.1. Ý nghĩa.....................................................................................................11


Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước còn lại trong tổ chức ASEAN đã
tạo thuận lợi để triển khai các hoạt động đối ngoại trong giai đoạn sau, nhằm xây
dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hoà bình, hữu nghị và hợp tác............11
4.2. Hạn chế và nguyên nhân...........................................................................11

2


PHẦN MỞ ĐẦU
Năm 1975 nước ta hoàn toàn giải phóng, tổ quốc hòa bình, thống nhất, cả
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với khí thế của một dân tộc vừa giành được thắng
lợi vĩ đại. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được một số thành tựu
quan trọng. Đây cũng chính là thuận lợi cơ bản của nước ta. Nhưng ngoài những
mặt thuận lợi trên thì nước ta cũng đã gặp vô vàn khó khăn trong thời kì này.
Chiến tranh vừa kết thúc cả dân tộc bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả
nặng nề của hơn 30 năm chiến tranh. Cùng lúc này, chiến tranh biên giới Tây
Nam với Campuchia, và cuộc chiến biên giới phía Bắc với Trung Quốc cũng
làm suy giảm tiềm lực của đất nước. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch sử dụng
những âm mưu thâm độc phá hoại nước ta. Đại hội Đảng lần V (3-1982) nhận
định “Nước ta đang ở trong tình thế vừa có hòa bình vừa phải đương đầu với
một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt”. Đường lối đối ngoại giai đoạn ngày
(1975 -1986) là “ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh
chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế,
phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật
chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta” (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IV tháng 12-1976), và “Công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ
động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực hiếu
chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta”. (Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ V tháng 3-1982).
B. NỘI DUNG

I. Hoàn cảnh lịch sử
1.1. Tình hình thế giới
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, sự tiến bộ nhanh chóng của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ đã thúc đẩy lực lượng sản xuất thế giới phát triển
mạnh; Nhật Bản và Tây Âu vươn lên trở thành hai trung tâm lớn của kinh tế thế
giới; xu thế chạy đua phát triển kinh tế đã dẫn đến cục diện hòa hoãn giữa các
nước lớn.
Với thắng lợi của cách mạng Việt Nam và các nước Đông Dương (năm
1975), phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh. Đảng ta nhận định: "hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng; phong trào
3


độc lập dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang trên đà
phát triển mãnh liệt". Tuy nhiên, từ giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, tình hình
kinh tế - xã hội ở các nước xã hội chủ naghĩa xuất hiện sự trì trệ và mất ổn định.
Tình hình khu vực Đông Nam Á cũng có những chuyển biến mới. Sau
năm 1975, Mỹ rút quân ra khỏi Đông Nam Á, khối quân sự SEATO tan rã; tháng
2-1976, các nước ASEAN ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á
(Hiệp ước Bali), mở ra cục diện hòa bình, hợp tác trong khu vực.
1.2. Tình hình trong nước
Thuận lợi: Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình,
thống nhất, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội với khí thế của một dân tộc vừa
giành được thắng lợi vĩ đại. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được
một số thành tựu quan trọng. Đây là những thuận lợi rất cơ bản của cách mạng
nước ta.
Khó khăn: Nước ta đang vừa phải tập trung khắc phục hậu quả nặng nề của 30
năm chiến tranh, lại vừa phải đối phó với chiến tranh biên giới Tây Nam và biên
giới phía Bắc. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch sử dụng những thủ đoạn thâm
độc chống phá cách mạng Việt Nam. Đại hội lần thứ V của Đảng (tháng 3-1982)

nhận định: "đất nước ta đang ở trong tình thế vừa có hòa bình vừa phải đương
đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt".Ngoài ra, do tư tưởng chủ
quan, nóng vội, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn
đã dẫn đến những khó khăn về kinh tế - xã hội.
II. Chủ trương đối ngoại của Đảng
2.1. Đường lối đối ngoại của Đảng
Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12-1976), Đảng ta xác định
nhiệm vụ đối ngoại là “ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để
nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh
tế, phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở
vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Trong quan hệ với các nước,
Đại hội IV chủ trương củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ
và quan hệ hợp tác với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; bảo vệ và phát triển
mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào – Campuchia; sẵn sàng thiết lập, phát triển
quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trong khu vực; thiết lập và mở rộng
4


quan hệ bình thường giữa Việt Nam với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc
lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Từ giữa năm 1978, Đảng ta đã điều
chỉnh một số chủ trương, chính sách đối ngoại như: Chú trọng củng cố tăng
cường hợp tác về mọi mặt với Liên Xô, coi quan hệ với Liên Xô là hòn đá tảng
trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối
quan hệ đặc biệt Việt – Lào trong bối cảnh vấn đề Campuchia đang diễn biến
phức tạp; chủ trương góp phần xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình tự do,
trung lập ổn định; đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ V (3-1982), Đảng ta xác định: Công tác đối ngoại
phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại
chính sách của các thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta.
Về quan hệ với các nước, Đảng tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác

toàn diện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và luôn là hòn đá tảng trong
chính sách đối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào –
Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các
nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để
giải quyết các trở ngại giữa hai bên, nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực
hòa bình và ổn định; chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc
trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; chủ trương thiết lập và mở rộng
quan hệ bình thường về mặt nhà nước, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật.Với
tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị xã hội trên cơ sở tôn trọng, độc
lập chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Trên thực tế cho thấy, ưu tiên trong
chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn (1975-1986) là xây dựng mối quan
hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; củng cố và tăng
cường đoàn kết hợp tác với Lào và Campuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với
các nước không liên kết và không phát triển; đấu tranh với sự bao vây, cấm vận
của các thế lực thù địch.
2.2. Chiến tranh Biên giới Tây Nam
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử
Sau Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu
thuẫn. Tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra liên tục trong các
năm 1977 và 1978, nhưng cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi giải
5


phóng Sài Gòn. Ngày 4 tháng 5năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích
đảo Phú Quốc, sáu ngày sau quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500
dân thường ở đảo Thổ Chu. Tức giận vì hành vi gây hấn của Khmer Đỏ, Hà Nội
phản công giành lại các đảo này. Trận đánh ở Phú Quốc làm nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập lo ngại, vì cùng thời gian đó, quan hệ
Việt Nam và Trung Quốc đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự
hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở Campuchia và Trung Quốc tăng cường viện

trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ.
Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh
nhiều cuộc đột kích nhỏ, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập quy mô lớn
vào Việt Nam. Cuộc tấn công lớn đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 1977, quân
chính quy Khmer Đỏ tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng
ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường. Cuộc tấn công thứ hai diễn ra
vào ngày 25 tháng 9 cùng năm, lần này 4 sư đoàn quân Khmer Đỏ đánh chiếm
nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành (tỉnh Tây Ninh), đốt
phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích. Để
trả đũa, ngày 31 tháng 12 năm 1977, sáu sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt
Nam đánh vào sâu trong đất Campuchia đến tận Neak Luong rồi mới rút lui từ
ngày 5 tháng 1 năm 1978, mang theo một số nhân vật quan trọng bên phía
Campuchia, trong đó có cả Thủ tướng tương lai Hun Sen. Cuộc tấn công này
được xem là lời "cảnh cáo" cho Khmer Đỏ. Phía Việt Nam đề nghị một giải
pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol
Pot từ chối, và giao tranh tiếp diễn.
Ngày 1 tháng 2 năm 1978, Trung ương Đảng Cộng sản của Pol Pot họp
bàn chủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập 15 sư đoàn. Trong nghị
quyết của họ có ghi: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn,
mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30,
hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu người Việt Nam". Pol Pot
đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục
tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15–20 km.
Trong các đợt tấn công đó, Khmer Đỏ đã thực hiện thảm sát đối với người
Việt Nam, một ví dụ là vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân
thường bị giết hại. Từ năm 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt
6


Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới. Việt Nam cố

gắng giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại
giao, nhưng Khmer Đỏ từ chối đàm phán, Trung Quốc không chịu làm trung
gian hòa giải, còn Liên Hợp Quốc không có biện pháp gì phản hồi lại các phản
đối của chính quyền Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ. Việt
Nam phải chuyển sang sử dụng vũ lực để giải quyết cuộc xung đột.
Từ tháng 12 năm 1977 đến 14 tháng 6 năm 1978, hơn 30 vạn thường dân
Việt Nam phải tản cư vào sâu trong nội địa, bỏ hoang 6 vạn ha đất sản xuất.
Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung
Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 19 trong 23 sư đoàn (khoảng 80.000 đến 100.000
quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh
vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng
Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi (An Giang), 1 sư đoàn
đánh Trà Phô, Tà Teng (xã Phú Mỹ huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang). Tại
những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối
với người Việt, như đã làm với người Khmer.
Quân đội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và đã kìm chân bước tiến, đồng
thời tiêu hao sinh lực của quân Khmer đỏ. Các hướng tiến quân của Khmer Đỏ
bị chặn lại và không thể phát triển được. Ngoại trừ Hà Tiên bị chiếm giữ trong
thời gian ngắn, không một thị xã nào của Việt Nam bị chiếm. Theo thống kê từ
Việt Nam, từ tháng 6-1977 đến tháng 12-1978, họ đã tiêu diệt 38.563 quân
Khmer đỏ, bắt sống 5.800 lính khác. Theo Tạp chí Time, quân Việt Nam tiến
hành các cuộc không kích và giao tranh trên bộ, đánh vào các đơn vị quân
Khmer Đỏ dọc biên giới nhằm làm suy yếu quân Khmer Đỏ trước khi quân Việt
Nam bắt đầu chiến dịch đã tiêu diệt khoảng 17 ngàn quân Khmer Đỏ.
2.2.2. Diễn biến chiến dịch
Cuộc chiến có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Từ giữa năm 1975 đến cuối năm 1978: Khmer Đỏ tổ chức nhiều
cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng
ngàn thường dân Việt Nam. Phía Việt Nam chỉ tổ chức phòng ngự và cố đàm
phán tìm giải pháp hòa bình, nhưng Khmer Đỏ bác bỏ.

7


- Giai đoạn 2: Từ tháng 12/1978 đến tháng 5/1979: Khmer Đỏ tổ chức cuộc tấn
công lớn nhất vào lãnh thổ Việt Nam với 19 sư đoàn nhưng bị phía Việt Nam bẻ
gãy. Sau cuộc tấn công, Việt Nam thấy không có cơ hội để đàm phán hòa bình
nên đã tổ chức tấn công lớn vào Campuchia, lật đổ Khmer Đỏ và lập nên chế độ
mới do Hun Sen đứng đầu. Tàn quân Khmer Đỏ chạy sang ẩn náu bên kia biên
giới Thái Lan.
- Giai đoạn 3: Từ giữa năm 1979 đến cuối năm 1985: Khmer Đỏ với sự trợ giúp
về lương thực, vũ khí của Thái Lan, Trung Quốc vàHoa Kỳ đã tổ chức đánh du
kích và đe dọa sự tồn tại của chế độ Hun Sen. Năm 1982, Việt Nam rút bớt quân
khỏi Campuchia, ngay sau đó Khmer Đỏ hoạt động mạnh trở lại và chiếm một
số khu vực. Nhận thấy quân đội Hun Sen còn rất yếu ớt nên không thể tự chống
cự được, Việt Nam buộc phải tiếp tục đóng quân tại Campuchia để bảo vệ chế
độ Hun Sen và truy quét Khmer Đỏ. Mùa khô 1984 - 1985, cuộc tấn công quyết
định của Việt Nam đã phá hủy các căn cứ chính của Khmer Đỏ, khiến Khmer
Đỏ suy yếu đi nhiều và không còn đủ sức đe dọa chế độ mới của Hun Sen.
- Giai đoạn 4: Từ 1986 tới 1989: Sau chiến dịch mùa khô năm 1985, nhận thấy
chế độ Hun Sen đã tự đứng vững được, từ năm 1986, Việt Nam rút dần quân
khỏi Campuchia và đến năm 1989 thì rút hết. Nhân việc Việt Nam rút quân, các
lực lượng tàn quân của Khmer Đỏ định tái hoạt động, nhưng bị quân đội Hun
Sen đánh bại. Khmer Đỏ dần tan rã, các lãnh đạo bị bắt và bị đưa ra xét xử ở tòa
án quốc tế.
2.2.3. Kết quả
- Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến thắng đẩy lùi quân Pôn Pôt ra khỏi biên
giới.
- Chế độ Kmer Đỏ bị lật đổ.
2.3. Chiến tranh Biên giới phía Bắc (1979)
2.3.1. Hoàn cảnh lịch sử

- Nhận thấy Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng
Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và
Campuchia, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy
cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân
8


chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer
Đỏ.
- Ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô đối với Việt Nam. Việt Nam ký hiệp ước
hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (03/01/1978) trong đó có điều khoản về tương
trợ quân sự.
- Trung Quốc muốn chứng tỏ thiện chí với Mỹ
2.3.2. Diễn biến
Rạng sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã điều động một lượng
lớn quân đội và vũ khí hiện đại nhất mà họ có lúc đó tấn công vào 6 tỉnh biên
giới phía bắc nước ta.
TQ đã huy động 60 vạn quân (chưa kể dân công hỏa tuyến phục vụ),tấn công
trên toàn tuyến biên giới từ Quảng Ninh đến Phong Thổ dài trên 1.000 km, tập
trung vào 3 khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai với Lào Cai là trọng điểm.
Ngoài ra TQ còn mang theo mấy trăm máy bay, và một số tàu chiến thuộc hạm
đội Nam hải sẵn sàng tham chiến khi cần thiết.
- Thời gian tấn công: Cuộc tấn công của TQ vào lãnh thổ VN bắt đầu từ ngày
17/2/1979 và kết thúc ngày 16/3/1979, có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tấn
công và giai đoạn rút lui.
- Giai đoạn tấn công: thời gian 17 ngày (từ 17/2 đến 5/3/1979):
Ngày 17/2-19/2: Quân đội TQ đột kích trên toàn tuyến biên giới dài trên 1.000
km chiếm một số vị trí tiền duyên của ta.
Ngày 20/2: Chiếm thị xã Lào Cai, thị trấn Đồng Đăng.
Ngày 21/2: Chiếm thị xã Cao Bằng

Ngày 22/2: Chiếm thị trấn Bảo Lộc
Ngày 23/2: Chiếm thị xã Hà Giang
Ngày 24/2: Chiếm thị trấn Cam Đường
Các ngày sau đó 2 bên đánh nhau dữ dội tại vùng gần Lạng Sơn, Sapa. Ngày 5/3
TQ chiếm Sapa và một phần thị xã Lạng Sơn.

9


Ngay trong ngày hôm đó (5/3), TQ tuyên bố đã đạt mục đích, bắt đầu rút quân
khỏi VN. VN tuyên bố tổng động viên toàn quốc. Một sư đoàn chính quy VN
điều từ Campuchia và Lào đã về tới sát mặt trận. Liên Xô bắt đầu tăng quân tới
biên giới Trung Xô.
- Giai đoạn rút lui: thời gian 10 ngày (từ 6/3 đến 16/3/1979):
Kể từ lúc quân đội TQ rút lui, bộ đôi VN không tấn công, truy kích địch.
- Quân TQ bắt đầu rút khỏi một phần của thị xã Lạng Sơn từ 5/3, đến 12/3 rút
hết khỏi Đồng Đăng.
- Bắt đầu rút khỏi vùng Lào Cai từ 7/3 đến 13/3 thì rút hết
- Bắt đầu rút khỏi vùng Cao Bằng từ 7/3, đến 14/3 thì rút hết.
- Ngày 16/3/1979 TQ tuyên bố hoàn thành việc rút quân, chiến tranh kết thúc.
2.3.3. Kết quả
Cuộc chiến để lại nhiều tác hại khó lường cho phía Việt Nam. Ngoài các
thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên
giới bị phá huỷ do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt
hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh
của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao ...
III. Kết quả của việc thực hiện đường lối đối ngoại của nước ta
Trong 10 năm trước đổi mới, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các
nước xã hội chủ nghĩa được tăng cường, trong đó đặc biệt là với Liên Xô. Ngày
29-6-1978, Việt Nam gia nhập hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV).

Viện trợ hàng năm và kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa khác trong khối SEV đều tăng (riêng ngoại thương chiếm
70 đến 80% kim ngạch buôn bán của Việt Nam).
Ngày 31-11-1978, Việt Nam ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với
Liên Xô. Thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc
tế, từ năm 1975 đến năm 1977, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 23
nước;
Ngày 15-9-1976, Việt Nam tiếp nhận ghế thành viên chính thức quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF);
10


Ngày 21-9-1976 tiếp nhận ghế thành viên chính thức ngân hàng thế giới (WB) );
ngày 23-9-1976 gia nhập ngân hàng châu Á (ADB) );
Ngày 20-9-1977 tiếp nhận ghế thành viên Liên hợp quốc; tham gia tích cực các
hoạt động phong trào không liên kết… kể từ năm 1977, một số nước tư bản mở
rộng quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. Với các nước khác thuộc khu vực
Đông Nam Á, cuối năm 1976, Philppin và Thái Lan là nước cuối cùng trong tổ
chức ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (tuy nhên, từ năm 1979,
lấy cớ sự kiện Campuchia, các nước ASEAN tham gia liên minh thực hiện bao
vây cô lập Việt Nam). Những kết quả đối ngoại trên có ý nghĩa rất quan trọng
đối với cách mạng Việt Nam. Sự tăng cường hợp tác toàn diện với các nước xã
hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế kể cả với các nước ngoài hệ
thống xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể góp
phần vào việc khôi phục đất nước sau chiến tranh; Việc trở thành thành viên
chính thức của quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển
Châu Á và trở thành thành viên chính thức của Liên Hợp Quốc, tham gia tích
cực vào các hoạt động của phong trào không liên kết, đã tranh thủ được sự ủng
hộ, hợp tác của các nước, các tổ chức quốc tế, đồng thời phát huy được vai trò
của nước ta trên trường quốc tế.Về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các

nước còn lại trong tổ chức ASEAN đã tạo thuân lợi cho việc triển khai các hoạt
động đối ngoại trong giai đoạn sau nhằm xây dựng Đông Nam Á trở thành khu
vực hòa bình hữu nghị và hợp tác).
IV. Ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
4.1. Ý nghĩa
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước còn lại trong tổ chức
ASEAN đã tạo thuận lợi để triển khai các hoạt động đối ngoại trong giai đoạn
sau, nhằm xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hoà bình, hữu nghị và hợp
tác.
4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, nhìn tổng quát, từ năm 1975 đến
năm 1986, quan hệ quốc tế của Việt Nam cũng gặp những trở ngại lớn. Từ
những năm cuối của thập kỉ 70, nước ta bị bao vây, cấm vận vế kinh tế, cô lập về
11


chính trị, vừa phải đương đầu với “một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt” của
các thế lực thù địch.
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên là do trong quan hệ đối ngoại giai đoạn
này, chúng ta chưa nắm bắt được xu thế quốc tế chuyển từ đối đầu sang hòa
hoãn và chạy đua kinh tế. Do đó đã không tranh thủ được các nhân tố thuận lợi
trong quan hệ quốc tế phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau
chiến tranh; không kịp thời đổi mới quan hệ đối ngoại cho phù hợp với tình
hình. Những hạn chế của đối ngoại Việt Nam giai đoạn này suy cho cùng đều
xuất phát từ nguyên nhân cơ bản được Đại hội Đảng lần thứ VI chỉ ra “là bệnh
chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản; nóng vội chạy theo
nguyện vọng chủ quan”.

12




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×