Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

CÔNG CUỘC KHẨN HOANG NAM BỘ THẾ KỶ 17 - 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.3 KB, 60 trang )

MỤC LỤC

1


DẪN LUẬN
Thuật ngữ Nam Bộ ra đời là sự địa danh hóa đối với các đơn vị lãnh thổ cấp độ
vùng gắn với quá trình cấu trúc lại lãnh thổ quốc gia 1. Nam Bộ thời Nguyễn gọi là
Nam kỳ (1834), thời Pháp thuộc vẫn giữ nguyên tên gọi đó. Từ sau năm 1945 đổi
thành Nam Bộ, chính quyền Bảo Đại gọi là Nam Việt (từ 1949), thời Việt Nam Cộng
Hòa gọi là Nam Phần (1954) và sau năm 1975 thống nhất gọi là Nam Bộ.
Nam Bộ là phần lãnh thổ thiêng liêng, là vùng đất có vị trí chiến lược quan
trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Bảo vệ vũng
chắc và xây dựng vùng đất nam bộ ngày càng giàu mạnh là góp phần thực hiện bảo
đảm sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.
Với trí tuệ và khả năng lao động phi thường, chính quyền họ Nguyễn và các
cộng đồng cư dân Việt – Hoa – Khmer… không chỉ mở mang tạo dựng cơ nghiệp trên
vùng đất hoang hóa, sình lầy để mưu sinh mà còn làm thay đổi lớn lao diện mạo của
vùng đất Nam Bộ mới.
Thế kỷ XVII – XVIII chiếm một vị trí độc đáo trong dòng chảy của lịch sử Việt
Nam bởi nó chứa đựng một biến cố to lớn, sâu sắc về sự phát triển lãnh thổ và văn hóa
của dân tộc ta. Đằng sau sự ly khai của một dòng họ là sự tràn chảy mãnh liệt của dân
tộc về phía Nam. Chính trong hai thế kỷ đó, Đàng Trong và tiếp tục là Nam Bộ, sản
phẩm ngoạn mục của quá trình Nam tiến đã đủ sức kéo trọng tâm kinh tế, chính trị và
văn hóa của cả nước về vùng đất mới trở thành một đối trọng với trung tâm văn minh
Đại Việt ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vì vậy việc nghiên cứu quá trình khai
hoang, mở đất Đàng Trong nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung là công việc hết sức
cần thiết.

1 Doãn Hùng (2010), Phát triển xã hội và quản lý xã hội vùng Tây Nam Bộ: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 74-75.



2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VÙNG ĐẤT NAM BỘ TRƯỚC THẾ KỶ XVII
1.1.
Đặc điểm tự nhiên - xã hội
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Nam bộ là vùng đất có lịch sử lâu đời, lịch sử Nam Bộ gắn liền với lịch sử bồi
tụ của 2 sông chính là sông Đồng Nai và sông Mê Công. Là một vùng đất thiên nhiên
đa dạng, một vùng đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới thuận lợi có nhiều sắc thái độc
đáo, thuận lợi nhiều hơn khó khăn, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, là một
đồng bằng rộng lớn nhất và trù phú nhất Việt Nam. Từ khi được tích hợp về với Đại
Việt, Nam bộ luôn là một bộ phận không tách rời với quốc gia – dân tộc Việt Nam.
Do vị thế đặc biệt của một “bán đảo của bán đảo” (ba mặt giáp biển), có sự kết hợp
giữa đất liền và biển đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế - văn hóa
giữa vùng đất Nam bộ với các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực cũng như trên
thế giới để rồi lịch sử hình thành và phát triển của Nam bộ mang đầy đủ những yếu tố
“nội sinh” và “ngoại sinh”, đan xen với nhau, tạo thành một sắc thái đặc biệt hết sức
độc đáo trên mọi bình diện. Nam Bộ Việt Nam có hai vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ:
• Đông Nam Bộ: có diện tích khoảng 26000km2 gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước,
Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh. Địa hình miền
Đông Nam Bộ có dạng bậc thềm rõ rệt, nhưng khoảng 60% diện tích thấp hơn 100m,
bao gồm cao nguyên, núi thấp (phần rìa của cao nguyên đất đỏ) và phần thềm phù sa
cổ thuộc lưu vực sông Đồng Nai
• Tây Nam Bộ: Là miền đồng bằng sông Cửu Long lớn nhất và trù phú nhất Việt Nam,
diện tích tự nhiên khoảng 40.000km2 , độ cao trung bình từ 0 - 2m, địa giới hành
chánh gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Kiên

Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đây là vùng đất được hình
thành chủ yếu do sự bồi đắp của sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng mạng mẽ của hoạt
động tân kiến tạo trong kỷ thứ tư.
Châu thổ Nam Bộ là vùng đất thấp, có địa hình tương đối bằng phẳng. Do vậy,
chỉ cần một đợt biển tiến với mực nước biển dâng cao khoảng 50- 100cm thì một diện
3


tích lớn sẽ bị ngập chìm dưới mực nước biển. Trong lịch sử, vào khoảng thế kỷ thứ VII
- VIII, một đợt biển tiến kéo dài mấy thế kỷ khiến mực nước biển dâng cao khoảng 1m
đã làm cho một phần đất châu thổ chìm sâu dưới mặt nước biển. Nhiều vùng đất thấp
trũng trở nên không thể canh tác, cư trú2. về mặt tự nhiên, cảnh trí thiên nhiên và môi
trường sinh thái vùng châu thổ này hàm chứa nhiều nhân tố đối nghịch với môi sinh.
Nói cách khác, đây là vùng châu thổ có tiềm năng lớn, song hiểm hoạ xã hội, thiên tai
cũng rất nhiều. Thực tế đó cũng được sứ thần nhà Nguyên là Chu Đạt Quan mô tả lại
qua hồi ký của mình: “vùng đất Nam Bộ vẫn còn là một vùng đất hoang vu với những
bụi rậm của khu rừng thấp… tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi… những
cánh đồng bị bỏ hoang phế, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ
kê đầy dẫy, hàng trăm hàng ngàn con trâu rừng tụ họp thành từng bầy trong vùng này,
tiếp đó là nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm…”3 .
1.1.2. Đặc điểm xã hội

So với nhiều vùng đất khác trong cả nước thì Nam Bộ là một vùng đất mới có
lịch sử khai phá mới chỉ hơn 300 năm nhưng từ lâu vùng đất này đã có rất nhiều cư dân
sinh sống. Cộng đồng cư dân Nam Bộ qua quá trình phát triển lâu dài đã có diện mạo
đặc biệt và đến hiện nay đã làm nên tính đa dạng văn hóa. Cùng với quá trình lịch sử,
những cư dân đầu tiên ở Nam Bộ từ thời vương quốc Phù Nam không còn danh tính
tộc người ở vùng đất này nữa. Biến thiên của lịch sử đã làm những cư dân gốc này
hoặc là phải dời bỏ Nam Bộ sang sinh sống ở các hòn đảo của Java, Mã Lai hoặc bị
người Khmer hóa sau biến cố ở thế kỷ XVII. Người Khmer đến sau và làm chủ không

chính thức Nam Bộ từ thế kỷ VII. Quá trình sinh sống và khai thác Nam Bộ của người
Khmer không mạnh mẽ, quốc gia Chân Lạp mặc dù danh nghĩa là chủ thể của Nam Bộ
giai đoạn thế kỷ VII đến XVI nhưng họ không khai thác Nam Bộ được bao nhiêu. Lúc
này Nam Bộ là một không gian sinh tồn rất ít dân cư. Chính người Việt, mặc dù đến
sau nhưng trở thành tộc người đa số ở Nam Bộ, khai thác mạnh mẽ Nam Bộ và qua
quá trình tụ cư lâu dài trở thành người chủ vùng đất Nam Bộ. Thế kỷ XVI đến thế kỷ
XVIII là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của cư dân Nam Bộ. Các luồng di dân ở thế kỷ
XVII đã làm cho thành phần dân cư ở đây một mặt xáo trộn, mặt khác tạo nên nguồn
lực dân cư mới và đầy tiềm năng cho quá trình khai phá đất đai.

2Lê Xuân Diệm: Quá trình hình thành châu thổ sông Cửu Long (tiếp cận từ địa - sử học và thư tịch học), in

trong: Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học nhân 60 năm phát hiện văn hóa Óc
Eo (1944-2004), Nxb. Thế Giới, 2008, tr. 25-26.

3 Châu Đạt Quan (bản dịch) (1973), Chân Lạp phong thổ ký (thế kỷ XIII), Nxb Kỷ nguyên mới, Sài Gòn, tr80

4


Sau khi nước Phù Nam bị xóa tên trên bản đồ Đông Nam Á, thì hầu hết diện
tích Nam Bộ không có người sinh sống. Vùng đất cao ở miền Đông tiếp tục do người
Mạ và người Stiêng chiếm ngụ. Họ là những người dân bản địa đã sinh sống ở nơi đây
từ thời tiền sử và là dân cư của nước Phù Nam. Còn người Khơme từ Chân Lạp di cư
đến rất ít và tập trung chủ yếu ở vùng miền Tây Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng,
Châu Đốc, Kiên Giang…Vùng đất Nam bộ chỉ thực sự trở thành “một miền đất hứa”
khi lưu dân người Việt đến đây khai phá vào đầu thế kỷ XVII cùng với di dân người
Hoa, Chăm…
Cư dân Nam bộ có nguồn gốc rất đa dạng. Từ đầu thế kỷ XVII, những người
Việt ở miền Trung, miền Bắc đã vào vùng Đồng Nai, Gia Định khai phá đất hoang,

sinh cơ lập nghiệp. Cùng với người Khmer và những cư dân đã có mặt ở vùng đất Nam
bộ trước đó, họ đã nhanh chóng trở thành bộ phận cư dân chủ đạo trong cuộc chinh
phục vùng đất này. Ngoài 4 tộc người Việt, Khmer, Chăm và Hoa nói trên, bức tranh
tộc người ở Đồng bằng Sông Cửu Long còn trở nên đa dạng, phong phú thêm bởi sự có
mặt của nhiều tộc người khác như Tày, Nùng, Ngái, Mnông, Stiêng, Mường, v.v... gắn
bó mật thiết với mảnh đất mà họ coi là quê hương của mình, cư dân các dân tộc luôn
sống hòa thuận, chia sẻ mọi thuận lợi và khó khăn với các tộc người khác trong khu
vực. Điều kiện cộng cư xen cài làm cho các dân tộc có điều kiện tiếp xúc với nhau
nhiều hơn. Trong quá trình tiếp xúc, các dân tộc vừa giao lưu, vừa tiếp nhận những giá
trị văn hóa của nhau để làm giàu thêm bản sắc văn hóa vốn có của mình. Các tộc người
sống ở Đồng bằng Sông Cửu Long chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Trong công cuộc
khẩn hoang để khai phá đất đai và phát triển nghề trồng lúa nước cũng như trong cuộc
sống, ảnh hưởng và giao lưu văn hóa giữa các tộc người diễn ra thường xuyên. Từ
công cụ sản xuất, nhà ở đến cách ăn mặc, nếp sống, lễ nghi... đều có thể tìm thấy sự
đan xen giữa các truyền thống văn hóa.
Cùng với sự đa dạng về tộc người Nam Bộ là vùng có nhiều tôn giáo tín ngưỡng
cùng đan xen tồn tại. Nam Bộ nói chung và miền Tây Nam bộ nói riêng là một khu vực
hết sức đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Ở đây có đầy đủ 6 tôn
giáo lớn ở nước ta là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi
giáo và là khu vực đứng đầu trong cả nước về số lượng tín đồ tôn giáo. Ngoài các tôn
giáo kể trên, cư dân trong vùng còn theo một số tín ngưỡng khác như Tứ Ân, Hiếu
Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư sĩ.
1.2.

Thực trạng vùng đất Nam Bộ trước thế kỷ XVII
Vùng đất Nam Bộ từ cách đây hàng chục vạn năm đã có người cổ sinh sống.
Dựa trên những phát hiện của khảo cổ học đã chứng minh cho điều đó. Bước sang hậu
5



kỳ đá mới sơ kỳ đồ đồ đồng, cư dân vùng đất này đã tạo dựng một nền văn hóa phát
triển dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước. Các di chỉ được phát hiện dọc theo lưu
vực sông Đồng Nai với những diễn biến khá liên tục từ di tích cầu sắt (Đồng Nai ) đến
Bến Đò (TPHCM); Phước Tân (Đồng Nai); Cù Lao Rùa(Bình Dương); Dốc
Chùa( Bình Dương); Cần Giờ ( TPHCM)….cho thấy toàn bộ quá trình lịch sử này đã
có cơ sở vững chắc trên nền tảng văn hóa bản địa - Văn hóa Đồng Nai.
Trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội cuối thời kỳ đồng thau sơ kỳ đồ sắt, dưới
tác động của văn minh Ấn Độ. Khoảng đầu công nguyên , vùng đất Nam Bộ bước vào
thời kỳ lập quốc. Căn cứ vào những ghi chép của thư tịch cổ Trung Quốc, thì vào
khoảng thời gian đó ở phía nam của Lâm Ấp ( Chăm Pa) tương ứng với vùng đất Nam
Bộ ngày nay, đã xuất hiện một quốc gia có tên gọi là Phù Nam.
Trong thời kỳ hưng thịnh, nước Phù Nam phát triển thành một đế chế gồm: toàn
bTừ cái nhìn địa - nhân văn, vùng đất Nam Bộ thế kỷ VII-XVI là nơi hội lưu của nhiều
nền văn hóa khu vực. Cùng với những giao lưu kinh tế, văn hóa trong quá trình lịch sử,
các cuộc xung đột quân sự, chiến tranh cũng để lại những hệ quả nhiều mặt đối với các
bên tham chiến.
Sử ký của nhà Tùy chép rằng nước Chân Lạp ở về phía tây nam Lâm Ấp,
nguyên là một chư hầu của Phù Nam. Vua nước ấy là Ksatriya Citrasena đã đánh
chiếm và tiêu diệt Phù Nam. Lãnh thổ Phù Nam về tay Chân Lạp do kết quả của những
cuộc chiến tranh. Vùng đất Nam Bộ nói riêng và Đồng Nai nói chung chuyển sang sự
quản lí của chính quyền Chân Lạp.
Theo sử cũ còn để lại, trên vùng đất rộng lớn, mênh mông này, khi Chân Lạp
quản lí ở đây thì có các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M’nông, Chơro sinh sống. Trong
đó đông nhất là người Stiêng và người Mạ, đã sinh sống trên địa bàn này từ rất lâu đời.
Dân số ít, sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thô sơ và trình độ xã hội còn thấp. Ngoài
các tộc người trên, còn có một vài sóc người Khmer nằm trên mấy giồng đất cao. Đây
là dân nhập cư từ Lục Chân Lạp sang vì lý do chính trị (tránh loạn) hơn là vì lý do kinh
tế. Sau khi Chân Lạp chiếm được Phù Nam, vùng đất Nam Bộ ngày nay được gọi là
Thuỷ Chân Lạp
Từ cuối thế kỷ VII, tranh chấp Thuỷ Chân Lạp - Lục Chân Lạp (các cộng đồng

dòng dõi Phù Nam do các quý tộc Phù Nam đứng đầu tại vùng Nam Bộ đã liên minh
lại tạo thành Thuỷ Chân Lạp để đối lập với Lục Chân Lạp). Cũng do chiến tranh nên
việc cai quản vùng lãnh thổ mới đối với Chân Lạp hết sức khó khăn. Trước hết, đây là
một vùng đồng bằng mới bồi lấp còn ngập nước và sình lầy, người Khmer với dân số ít
ỏi chưa thể tổ chức khai thác trên quy mô lớn. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên
6


lãnh thổ của Lục Châu Lạp cũng còn đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Vào
nửa sau thế kỉ thứ VIII quân đội Srivijaya của người Java đã liên tục tiến công vào các
quốc gia trên bán đảo Đông Dương. Kết cục là Thuỷ Chân Lạp bị quân Java chiếm. Cả
vương quốc Chân Lạp gần như bị lệ thuộc vào Srivijaya. Cục diện này mãi đến đầu thế
kỷ IX mới kết thúc.
Đến đầu thế kỷ IX, lợi dụng sự suy thoái của triều đại Salendra, hoàng tử Chân
Lạp Jajavarman II thuộc dòng dõi Phù Nam, sống lưu vong tại Java, trở về giải phóng
và thống nhất Thuỷ Chân Lạp và Lục Chân Lạp, Chân Lạptrở thành một quốc gia
cường thịnh, tạo dựng nên nền văn minh Angkor rực. Trong các thế kỷ XII-XIII đã
diễn ra các cuộc tranh giành quyền lực khu vực giữa Angkor với Chămpa và Chân Lạp;
thế kỷ XIV giữa Xiêm - Chân Lạp... Những cuộc tranh chấp đó đã khiến cho nguồn
nhân lực, vật lực của các quốc gia khu vực trở nên suy kiệt.
Mặt khác, các cuộc xung đột, chiến tranh khu vực cũng là một trong những
nguyên nhân khiến vùng hạ lưu châu thổ Cửu Long duy trì tình trạng chậm được khai
phá, hoang sơ.
Một phần phía nam bán đảo Đông Dương (Nam Bộ Việt Nam, Campuchia, một
phần nam Lào), một phần Thái Lan và bán đảo Malacca, trung tâm vẫn là vùng Nam
bộ Việt Nam. Cư dân chủ thể là nhóm người Mã Lai - Đa Đảo ven biển có truyền
thống hàng hải, thương nghiệp khá phát triển, có kinh nghiệm và tài nghệ trong làm
thuỷ lợi, khai phá và canh tác ở đồng bằng trũng thấp.
Trên vùng đất Đồng Nai vào cuối thế kỷ XVI, về cơ bản, vẫn là một vùng đất
hoang vu chưa được khai phá. Theo Lê Quý Đôn “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ

cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu trở vào, toàn là rừng rậm hàng ngàn
dặm”4.
Như vậy đến trước năm 1698, vùng đất miền Đông Nam Bộ, trên danh nghĩa,
thuộc Chân Lạp, nhưng “thuộc” một cách lỏng lẻo. Các dân tộc vẫn sống tự trị và một
số sóc Khmer lẻ tẻ chưa hợp thành đơn vị hành chính thuộc triều đình Chân Lạp. Dân
Khmer tập trung khai thác các vùng đất màu mỡ quanh Biển Hồ, chưa có nhu cầu và
nhân lực để khai hoang vùng trũng thấp Thủy Chân Lạp. Vùng đất này cuối thế kỷ
XVI, đầu thế kỷ XVII vẫn còn là vùng đất hoang vu, đất tự do của các dân tộc, là đất
hoang cả về kinh tế lẫn chủ quyền. Qua nhiều nguồn tư liệu, có thể hình dung phần nào
tình trạng phát triển và diện mạo Nam Bộ giai đoạn thế kỷ VII-XVI.
4 Lê Quý Đôn (1977) (bản dịch), Toàn Tập, (Phủ Biên tạp lục), Tập I, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội, tr 345.

7


Nhưng từ cuối thế kỉ XVI, đầu XVII, người Việt đã cùng với một số nhóm,
cộng đồng cư dân khác đã triển khai mạnh mẽ công cuộc khai phá, lập nghiệp từ Bà
Rịa tới Đồng Nai, Sài Gòn… Trải qua một thời gian, số lưu dân đến vùng đất ngày
càng đông hơn cùng với sự trưởng thành về ý thức
Tiến trình nhập cư của lưu dân Việt vào vùng Nam Bộ từ lẻ tẻ rời rạc, dần dần
có quy mô lớn hơn. Những lưu dân Việt từ việc lập những làng xóm nhỏ đã thôi thúc
các chúa Nguyễn đặt những bước tiến lớn hơn trên vùng đất này.

8


CHƯƠNG II: CÔNG CUỘC KHAI HOANG VÙNG ĐẤT NAM BỘ THẾ KỶ
XVII – XVIII
2.1. Công cuộc khẩn hoang vùng đất vùng đất Nam Bộ của người Việt

Từ đầu thế kỷ XVII, đã có lưu dân người Việt ở vùng đất Thuận – Quảng của
Chúa Nguyễn đến Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai (Biên Hòa) khai khẩn đất hoang, lập ra
những làng người Việt đầu tiên trên vùng đất Nam Bộ. Từ thế kỉ XVII, trên vùng đất
Tây Nam Bộ bắt đầu xuất hiện lớp cư dân mới – lưu dân người Việt, trong đó đa số là
những người nông dân và thợ thủ công nghèo ở các tỉnh phía Bắc vì không chịu nổi
những tai họa do cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn Trịnh – Nguyễn gây ra. Tình trạng
sưu cao, thuế nặng, nạn bắt phu, bắt lính, cũng như sự áp bức bóc lột tàn bạo của giai
cấp phong kiến, buộc họ phải rời bỏ quê hương di dân vào đây để tìm đường sinh sống:
“ra đi là sự đánh liều, nắng mai không biết, mưa chiều không hay”.
Bên cạnh đó còn phải kể đến một bộ phận lực lượng nhỏ những người bị tù tội
phải đi lưu đày. Tài liệu lịch sử còn lại không ghi cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên, theo
nhà nghiên cứu Huỳnh Lứa thì lực lượng tù tội bị lưu đày này cũng chiếm một số
lượng khá lớn, bởi theo ông thì lệ bắt buộc tù nhân bị kết án lưu đày phải di cư vào
Nam đã có từ thời Lê (Lê Thánh Tông) và các chúa Nguyễn trong thời kỳ đầu xây
dựng vương quốc riêng cũng noi theo cách thức này mà đưa tù nhân bị án lưu đày đến
những vùng đất mới. Ngoài ra, còn có một bộ phận những người chống đối lại triều
đình với những mức khác nhau: hoặc không bằng lòng với chế độ thi cử hoặc vì có tài
mà không được trọng dụng, vì tố cáo tham quan ô lại, cường hào ác bá mà bị truy bức,
là những người cầm đầu hoặc tham dự các cuộc nổi dậy lớn nhỏ dưới chế độ Lê - Trịnh
lúc bấy giờ... Đây được xem là hạng “trí thức” theo nghĩa là những người có hiểu biết
rộng, biết đọc, biết viết... Những người này cũng có thể chính là những người “thầy
đồ” tiếp tục đóng vai trò là những người giảng dạy cho con em cư dân khẩn hoang trên
vùng đất mới.
Lịch sử khẩn hoang của người Việt ở Nam bộ trước tiên được viết bởi những
lưu dân liều mình vượt biển tìm đất sống từ thế kỷ XVI. Hơn một thế kỷ sau, vào năm
1698, chúa Nguyễn cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào lập chính quyền, chia đặt phủ
huyện thì kết quả của công cuộc khẩn hoang ấy đã được ghi nhận. “Đất đai mở rộng
1000 dặm, dân số được hơn 40000 hộ5”. Như thế việc khẩn hoang tự phát đã đi trước
việc xác lập quyền thống trị hơn 100 năm. Từ giai đoạn một xã không quá “nhị thập
nhân” (20 người) năm 1594 đến một phủ “dư tứ vạn hộ” năm 1698, những cư dân

5 Sơn Nam, 1994. Lịch sử khẩn hoang miền Nam. Nhà xuất bản Văn nghệ. TP. Hồ Chí Minh, tr.6

9


người Việt tiên phong đã đi qua hơn một thế kỷ khẩn hoang cần cù dũng cảm và thành
quả đất đai khai phá được của họ trong giai đoạn này chắc chắn không thể thuộc về
nhà nước.
Trong thành phần dân di cư vào khẩn hoang vùng Nam bộ từ buổi đầu, ngoài
những thành phần trên có thể còn rất nhiều thành phần khác, là những tay “giang hồ tứ
chiếng”, hay binh lính miền biên cảnh... Nói chung, tất cả những thành phần bất mãn
hay không vừa lòng với chế độ phong kiến đương thời đều hướng đến vùng đất mới xa
xôi ở phía Nam này để mong tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trên đây là những thành phần khẩn hoang có mặt sớm ở Nam Bộ trong buổi đầu
khai phá. Khi lưu dân người Việt chưa vào khai khẩn, vùng đất đồng bằng sông Cửu
Long vẫn là một vùng đất hoang vu đầy thú dữ, côn trùng và cỏ lác, như Chu Đạt Quan
đã mô tả trong Chân Lạp phong thổ ký “kéo dài mấy trăm dặm cổ thụ rậm rạp, mây
leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở đó… trâu rừng họp thành từng đàn
trăm ngàn con, tụ tập ở đấy”6.
 Sự quần cư của bộ phận người Việt trên đất Nam Bộ.

Khẩn hoang, lập ấp đó là phương thức chủ yếu mở mang bờ cõi đất phương
Nam của những thế hệ người Việt ban đầu đến định cư ở vùng đất phương Nam. Lập
ấp có thể hiểu là những điểm tụ cư của cư dân người Việt trong thuở ban đầu ở Nam
Bộ, và về sau, với những quy chế hành chính, ấp đồng nghĩa với các làng, đôi khi là
thôn. Trong các sách, tài liệu, khái niệm thôn, ấp, làng (và cả xóm nữa) chưa được
minh định. Đôi khi là những tổ chức hành chính phi quan phương, có khi lại là những
tụ điểm dân cư. Vào khoảng đầu thế kỉ XVIII, theo Trịnh Hoài Đức trong sách Gia
Định thành thông chí, toàn vùng Gia Định (tức Nam Bộ) có hơn 200 làng. Khái niệm
làng được một số bản dịch, vốn dịch từ chữ “thôn” bằng Hán văn trong nguyên bản.

Làng dưới thời nhà Nguyễn ở Nam Bộ được phân chia thành ba hạng. Làng có hơn
1000 hộ dân gọi là “Đại thôn”, và còn gọi là “xã”. Làng có khoảng 500 hộ dân trở lên
gọi là “thôn”, làng nhỏ hơn dưới 500 hộ dân gọi là “tiểu thôn”, còn trên dưới 100 hộ có
nơi gọi là “ấp”, hoặc “lân”. Những địa vực hành chánh để giới hạn làng, thôn, ấp, xã…
Có thể nhận định làng Việt Nam Bộ là sản phẩm tái cấu trúc tổ chức xã hội
truyền thống của cộng đồng cư dân Việt di cư từ phía Bắc Việt Nam vào cư trú và sinh
sống ở Nam Bộ. Trong quá trình di cư và định cư ở Nam Bộ, người Việt đã mang theo
trong hành trang của mình nhiều thứ của văn hóa Việt, trong đó có văn hóa tổ chức
cuộc sống, tổ chức cư trú theo làng. Đến vùng đất mới Nam Bộ, người Việt đã tập hợp
6 Châu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký. Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006, tr.45.

10


nhau lại, cùng cư trú, cùng khai hoang mở đất, mở cõi. Một trong những việc quan
trọng của những di dân này là thiết lập một cộng đồng cư trú nơi vùng đất mới. Công
việc khai hoang vỡ đất ở phương Nam không thể không bắt đầu từ cộng đồng và sức
mạnh của cộng đồng. Làng là sự tập hợp của cộng đồng di dân, mô hình làng là sự
chọn lựa tối ưu cho buổi đầu của những di dân Việt trên mảnh đất Nam Bộ.
Sự tái cấu trúc mô hình cộng đồng làng ở Nam Bộ của di dân người Việt, vừa là
sự thừa hưởng những kinh nghiệm, những văn hóa tổ chức truyền thống, và cũng là sự
sáng tạo của họ khi tính chuyện tồn tại lâu dài ở vùng đất mới. Vì vậy, làng của người
Việt Nam Bộ vừa có cái chung với làng Việt ở phía Bắc, vừa có nét đặc thù của Nam
Bộ. Những đặc thù này là kết quả của sự thích ứng của người Việt đất phương Nam,
cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người cộng cư.
Những di dân Việt đến vùng đất Nam Bộ, đa phần là những nông dân, thợ thủ
công nghèo khó. Họ là nạn nhân của tình trạng nghèo đói, là những cuộc tranh chấp
quyền lực của các thế lực phong kiến ở phương Bắc đương thời. Họ tìm đến vùng đất
Nam Bộ để mưu sinh, để thay đổi hiện trạng cuộc sống. Trong số những di dân Việt ấy,
cũng có một số người trốn tránh sự truy nã của chính quyền vì phạm tội, những nho sĩ,

trí thức bất đắc chí, và cả những tội đồ của Nhà nước phong kiến bắt lưu đày, những
quan lại, binh sĩ phải đi đồn trú nơi biên viễn… Không ít những lưu dân Việt vào đến
đất phương Nam phải thay tên đổi họ, dấu biệt tông tích vì nhiều lí do khác nhau.
Những con người đó đã gặp nhau ở đất Nam Bộ, gom tụ lại lập làng, lập ấp, dựa vào
nhau chống chọi với thiên nhiên và các thế lực xã hội nhằm khai mở đất đai, tìm cách
tồn tại.
Làng Nam Bộ, khởi nguồn từ sự tập hợp của những người có chung nhau ý chí,
nguyện vọng tìm đất mưu sinh. Vì vậy, quan hệ giữa các thành viên của làng buổi đầu
là sự cộng cư, là sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người đi khai phá trên những
điểm tụ cư giữa cái mênh mông của đất đai hoang hóa. Làng Việt Nam Bộ còn là nơi
gắn kết của những con người mang trong mình cái nghĩa khí lớn lao là đi mở cõi đất
phương Nam. Những con người đó cháy bỏng khát vọng tự do và tôn trọng lẫn nhau,
những cung cách ứng xử giữa các thành viên trong làng trong thực tế đã minh chứng
cho điều đó: họ xem nhau là “tứ hải giai huynh đệ, họ gọi nhau theo thứ tự anh Hai, chị
Ba, anh Tư, chị Năm,… mà không kèm theo chức tước, địa vị. Sự tôn kính duy nhất là
sự tôn kính dành cho người có tuổi!
Khi tiến hành khai phá khu vực Nam Bộ, lưu dân ở đây đã biết thích ứng, lợi
dụng điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất này. Họ đã thấy được những thuận
lợi cũng như đã biết cải tạo môi trường tự nhiên ở vùng đất mới cho phù hợp với yêu
11


cầu canh tác. Bên cạnh đó do diện tích có thể trồng lúa trên cả hai vùng châu thổ rất
rộng lớn và phì nhiêu nên ở nơi đây, truyền thống nông nghiệp lúa nước của người Việt
đã được phát huy ở mức tối đa nhất.
 Vấn đề làm thủy lợi

Ban đầu, khi mới đặt chân đến vùng đất mới, người Việt thường định cư tại
những giồng đất ven sông và các vùng ven núi. Tại những địa điểm này tiện cho việc
cư trú của cư dân. Đồng thời thuận lợi cho họ trong việc khai thác các nguồn lợi sẵn có

từ tự nhiên. Ngoài ra, tại các vùng đất ven biển cũng là điểm mà những người đi khai
phá thường đặt chân đến đầu tiên, tại đây họ có thể khai thác các nguồn lợi sẵn có từ
biển như là làm ruộng muối, đánh bắt hải sản,... Trong sách Gia Định thành thông
chí có ghi lại sự hiện diện của người Việt từ rất sớm tại Vũng Dương, Cần Giờ….
Sau khi những điểm khai phá ban đầu đã cạn, bước chân người Việt đã dần dần
tìm đến những vùng đất xa hơn, đó là những vùng thấp trũng, sình lầy và ít nhiều bị
nhiễm phèn, nhiễm mặn để tiến hành khai khẩn.
Bởi vì là một vùng đất sình lầy, ngập úng và cỏ lác, do vậy, để đảm bảo cho việc
canh tác có kết quả, những người khai hoang thuở ấy đã phải đối mặt với vấn đề tổ
chức việc tưới, tiêu, ngăn mặn và rửa phèn.
Nhưng trong bối cảnh tình hình xã hội và trình độ kỹ thuật lúc bấy giờ cũng như
số lượng lưu dân tập trung còn chưa đông, lại thêm đa phần trong số họ là những nông
dân nghèo khổ, bị thiếu thốn đủ thứ từ vốn liếng, nông cụ đến sức kéo… vì thế, cách
thức làm thuỷ lợi của họ cũng chủ yếu là theo kiểu thuỷ lợi nhỏ.
Để kiểm soát được mực nước trong các thửa ruộng đồng đều ở mọi nơi và với
lượng nước tuỳ ý. Những người khai khẩn xưa đã tiến hành đắp bờ đất bao quanh
mảnh ruộng của mình, hoặc đắp bờ chia mảnh ruộng ra thành các ô nhỏ đối với các
mảnh ruộng không bằng phẳng. Các bờ đất này đã giúp nông dân giữ lại được nguồn
nước mưa quý giá. Ở một số nơi như ở vùng Biên Hòa, ngoài những bờ đất còn có một
hệ thống những rãnh nhỏ trong ruộng và cửa cống thông với mương, rạch giúp điều
chỉnh mực nước được dễ dàng. Khi nước trong ruộng dư thừa người nông dân lợi dụng
lúc mực nước ở các con sông, rạch xuống thấp để tháo nước ra và ngược lại, khi cần
đưa nước vào ruộng thì họ chờ cho mực nước ở các con sông, rạch dâng cao rồi mở
cửa cống cho nước vào. Chính nhờ có hệ thống thuỷ lợi này mà người nông dân có thể
trồng được nhiều vụ trong một năm và trồng xen canh các loại cây hoa màu khác.
Tại những vùng trũng bị nhiễm phèn, mặn và ngập nước, những công trình thuỷ
lợi trên lại được sử dụng để làm hệ thống thoát nước dư thừa trong ruộng những khi
mưa nhiều. Đối với những nơi nước sông không bị phèn mặn, nông dân lại cho nước
sông vào ruộng. Đó là một trong những biện pháp cải tạo những vùng đất nhiễm phèn,
12



mặn hiệu quả nhất được lưu dân người Việt sử dụng trong quá trình khẩn hoang vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh những công trình thuỷ nông do nhân dân tự lập, thì vào những năm
nửa cuối thế kỷ XVII, các chúa nguyễn cũng đã cho tiến hành đào một số con kênh để
phục vụ cho sản xuất như kênh Bảo Định (1765); kênh Thương Mại (1785) nối liền
Vàm Cỏ Tây và Tiền Giang…
Như vậy, người nông dân thuở trước, khi đi khai khẩn đồng bằng sông Cửu
Long đã biết sử dụng hệ thống sông rạch chằng chịt tại vùng đất này như một “hệ
thống thuỷ nông lớn” sẵn có trong tự nhiên, đồng thời đã cố gắng bổ sung và cải tạo
thêm bằng những công trình thuỷ nông nhỏ.
Do những yếu tố tự nhiên quy định mà cư dân ở đây không có một sự định cư
cố định, họ rày đây mai đó đến khi có một nơi thích hợp hơn thì dừng chân để sản
xuất. Chính yếu tố đó đã tạo thành một tập quán canh tác nông nghiệp đặc trưng của
người Nam bộ với sự thoải mái trong tư duy sản xuất, họ cũng thường xuyên chuyển
vụ và xen canh, tùy theo thời tiết mà có cây trồng thích hợp. Từ đó tạo ra một nguồn
sản phẩm nông nghiệp đa dạng có thể cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người
dân tại chỗ. Đó chính là sự đa dạng về tập quán canh tác nông nghiệp.
Hai phương thức canh tác chính:
+ Quy mô nhỏ: dùng quảng canh và thâm canh. Do quy mô không lớn, đất
không sâu nên ít đầu tư về vốn và kỹ thuật - chưa biết nhiều về nông nghiệp. Người
miền Bắc - Trung là bậc thầy về thâm canh nên đầu tư vào có năng suất cao. Theo Lê
Quý Đôn, những người khai thác đất đai theo quy mô nhỏ thường bắt dân tộc thiểu số
làm nô lệ.
+ Quy mô lớn: thuộc về “người có vật lực” (có 50 - 60 điền nô, 300 - 400 trâu
bò), gắn bó với nghề nông và dùng quảng canh thay cho thâm canh => kéo dài đến thời
Pháp thuộc.
Để đảm bảo cho việc canh tác có hiệu quả, năng suất lớn, bên cạnh việc làm
thuỷ lợi tốt, lựa chọn giống cây trồng phù hợp, người dân còn phải biết áp dụng một

chế độ canh tác thích hợp với từng loại ruộng khác nhau. Cụ thể, người dân Nam Bộ
trồng lúa và hoa màu trên các loại ruộng chính: ruộng cao (sơn điền), ruộng trũng (thảo
điền), ruộng sâu (trũng nhiều).
Trong buổi đầu mới khai thác tại vùng Mỗi Xuy (Vũng Tàu) và Đồng Nai, là
nơi đất tương đối cao, ruộng ở đó được gọi là sơn điền. Loại ruộng này khi tiến hành
13


khai khẩn thì “Ruộng núi khi đầu khai khẩn thì phải đốn chặt cây cỏ, để khô đốt làm
phân tro đợi khi mưa thì trồng lúa, không cần cày bừa, đem sức ra ít mà lợi thì nhiều.
Sau 3, 4 năm thì dời đi làm chỗ khác… mà đó cũng là ý xưa để lại cấy bằng đao, bừa
bằng lửa (tức chặt đốt cho cháy cây cỏ rồi trồng lúa)”7.
Tại những vùng đất thấp nơi lùng, lát, bùn lầy…, ruộng ở đây được gọi là thảo
điền. Thảo điền được chia làm hai loại: loại thứ nhất là ruộng thấp, dùng trâu cày, nơi
tốt nhất của loại ruộng này là ruộng ở Định Tường (Mỹ Tho) kế đến là ruộng Phiên An
(Gia Định) và ruộng Biên Hoà, loại ruộng này cứ “gieo một hộc lúa giống, thu hoạch
được 100 hộc lúa”8; loại thứ hai là ruộng bùn sâu. Loại ruộng này chủ yếu phân bố ở
vùng Định Tường, Vĩnh Thanh (ngày nay thuộc ba tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, Cà Mau…). Đối với loại ruộng này thì không cần phải cày bừa, chỉ
cần cắt bỏ lùng, lát (trảm thảo, trảm phạt), cào cỏ đắp bờ rồi cấy mạ xuống là xong.
Để làm công việc trảm thảo/trảm phạt nhằm “cắt bỏ lùng lác” đó, cái phảng và
cái cù nèo là thứ nông cụ đắc dụng - thay cho cày và bừa và trở thành công cụ “đặc
chủng” trong công cuộc khẩn hoang lập điền của người Việt. Do đặc điểm đó, trên các
loại ruộng sâu này việc khai hoang không quá vất vả và kỳ công, bình quân mỗi nông
dân có thể khai phá mỗi năm từ hai đến ba mẫu ruộng là chuyện thường. Đã thế, loại
ruộng này lại cho thu hoạch gấp ba lần loại ruộng thứ nhất, “Đất đây đúng là rất phì
nhiêu, cứ một hộc lúa giống ở đây thu hoạch được 300 hộc lúa”9.
Ngoài hai loại Sơn Điền và Thảo Điền thì còn có loại ruộng sớm và ruộng
muộn. theo Gia Định thành thông chí, ruộng ở chỗ thấp khi có mưa được dầm thấm
trước, gọi là ruộng sớm, còn ruộng chỗ cao khô ráo là ruộng muộn. Loại ruộng này hầu

như ở trấn nào cũng có, lại rất thích hợp cho việc trồng các loại cây trồng như: khoai,
đậu, bắp, khoai lang, đậu phộng, dưa, mía… Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa
phương mà gieo cấy sớm hay muộn cho phù hợp.
Cho tới những năm cuối thế kỷ XVIII đã tạo ra được một diện tích canh tác khá
lớn, theo thống kê của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục thì vào những năm thập kỷ
bảy mươi của thế kỷ XVIII, huyện Tân Bình có ruộng thực trưng hơn 1.454 mẫu;
huyện Phước Long có ruộng thực trưng hơn 787 mẫu, đó là chưa kể các khoảng
ruộng sơn điền, đất trồng hoa màu và một số loại cây khác cùng với rộng của họ tộc và
ruộng quan điền. Ở Mỹ Tho thì 2 thuộc Quy Nhân và Quy Hoá, ruộng mỗi nơi đều
7 Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí (quy ển V, phần vật sản chí), Bản dịch Lý Việt Dũng, NXB Tổng
hợp Đồng Nai, 2006
8
9 Trịnh Hoài Đức, sđd, quyển V.

14


ngoài 5000 sở; thuộc Tam Lạch có ruộng đất cũng ngoài 5000 sở; thuộc Ba Trại (bao
gồm cả Bả Canh, Bà Lài, Rạch Kiến) có ruộng đất ngoài 4000 sở; trường Giang Thảo
thuộc huyện Phước Long có ruộng đất ngoài 7000 sở. Đó là chưa kể số ruộng đã được
khai khẩn ở Hà Tiên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Sa Đéc, Châu Đốc. Trong khi đó tổng diện
tích khai phá của cả vùng Nam bộ lúc bấy giờ là 32.000 sở ruộng.
Về Lúa giống có hai loại: lúa canh và lúa thuật
+ Lúa canh: không dẻo, hạt nhỏ, mềm và thơm.
+ Lúa thuật: dẻo, hạt tròn và lớn.
Ngoài ra, người Nam Bộ còn sáng tạo nhiều loại lúa khác như lúa bắt chim, lúa
cà nhe, lúa trò cau, lúa Tàu, lúa nếp (nếp than, nếp cẩm), lúa Chiêm và lúa trảng cao
(trồng ở ruộng trũng). Ở Gia Định, là vùng đất tốt lại rộng, lúa được trồng rất nhiều ở
đây “Lúa đạo có rất nhiều loại, đại để có 2 loại lúa tẻ và lúa nếp hay còn gọi là lúa
canh và lúa thuật trong đó có xen thứ lúa dẻo; Lúa tẻ là thứ lúa không dẻo, hạt gạo nhỏ

mà mềm, mùi rất thơm, hạt lúa có cái mang; Nếp là thứ lúa dẻo, hạt tròn mà lớn. Có
loại lúa như lúa tàu, lúa sá, lúa móng tay, lúa móng chim, lúa mo cải, lúa cà dông, lúa
cà nhe, lúa tráng sẻ nhất, lúa chàng cô (co), tùy tên khác nhau, và sớm, muộn, dẻo và
xốp khác nhau, nhưng thứ thơm ngon nhất là lúa tàu, nhì là lúa cà nhe”10.
Do có nhiều sáng tạo trong kỹ thuật, lúa được gặt hái tốt nên số vụ lúa tăng lên
nhiều, lúa đủ dùng trong ngày. Lúc trước, lúa cày 1 vụ => về sau tăng lên 2 - 3 vụ/năm;
nhìn chung có hai vụ chính:
+ Vụ mùa (vụ chính): thu hoạch bông lúa chưa chính tới, nhưng năng suất lại
cao. Lúc đó, người ta dùng lúa làm bánh cho các lễ hội Ok Om Bok (Khmer, mừng lúa
mới).
+ Vụ chiêm (vụ phụ): thu hoạch chủ yếu là lúa chiêm (khó nấu thành gạo), lúa
nếp hương (có hoa vàng rất thơm, ăn rất ngon). Các loại lúa này khi thu hoạch đều cho
năng suất cao: 1 hộc giống gieo vào ruộng => thu được 300 hộc lúa; Pháp thì 1 hộc = 6
hộc lúa, Mỹ thì 1 hộc = 3 hộc lúa.

10 Trịnh Hoài Đức, sđd, quyển V.

15


Nam Bộ đã trở thành vựa lúa lớn của thế giới hồi đó. Về canh tác, người ta căn
cứ theo thời vụ và thời tiết để chọn giống thích hợp cho canh tác. Nhìn chung thì như
sau:
Gieo

mạ

Cấy

Gặt


(sạ)
Ruộng sớm

tháng 4

tháng 6

tháng 10

Ruộng

tháng 5

tháng 7

tháng 11

muộn

Các hình thức người Nam Bộ canh tác ruộng lúa:
+ Đào kênh mương: để thau chua, rửa mặn => tạo nước ngọt, đưa nó về tưới
ruộng lúa
+ Bừa: cày đất bùn (có nước làm xốp, tạo thành bùn lỏng) thành những rãnh nhỏ
để gieo mạ.
+ Cấy: cầm mạ (mạ: bó lúa nhỏ, xén phía đầu để cây dễ mọc lên) cắm vào
những lỗ được người nông dân chọn sẵn (lỗ được đục bằng ngón tay), cắm thẳng hàng
khi ruộng sấp nước (10 - 15 cm nước) và cắm mạ vào bằng hai ngón tay.
Ngoài việc trồng lúa, thì các loại cây hoa màu như bầu, bí, cải, dưa, đậu, ngô,
khoai, sắn… cùng một số loại cây khác như cau, mía đường, lạc, dâu tằm… cũng được

người nông dân trồng nhiều. Tuy nhiên, như Trịnh Hoài Đức đã ghi lại trong Gia Định
thành thông chí thì “các thứ đậu, dưa, khoai, rau cải chỉ dùng để điểm tâm hoặc nấu
canh bóp xổi mà thôi, chưa từng phơi khô mài bột dành khi đói kém. Bởi vì người Gia
Định mỗi ngày ăn cơm 3 bữa, cháo còn ít ăn huống chi là các thứ khác, vì lúa gạo quá
nhiều, mà không năm nào bị mất mùa”.
Ngoài ra, người dân Nam Bộ còn canh tác nhiều loại cây trồng khác có giá trị về
mặt kinh tế cao mà tiêu biểu là cau. Câu “nhất thóc nhì cau” đã chứng minh điều này.

16


Cau là mặt hàng bán rất chạy nhất là ở những nơi có đông người Hoa cư trú. Cùng với
lúa gạo cau cũng trở thành mặt hàng xuất khẩu chính ở đây.
Cùng với người Việt, những tộc người khác trên vùng đất này cũng góp phần
vào sự khai phá vùng đất Nam Bộ và phát triển nền nông nghiệp khẩn hoang. Người
Khmer Nam Bộ chủ yếu làm nghề trồng lúa nước trên đất giồng và vùng chân giồng,
nơi đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa và các loại hoa màu, hoặc vùng đất
giữa các giồng chính và giồng nhánh, nơi có đất tốt có thể trồng liên tục các loại lúa,
khoai lang, bắp, dưa hấu, rau đậu… Bên cạnh việc trồng lúa nước, người Khmer còn
trồng hoa màu trên đất rẫy. Ở vùng ven sông biển, người Khmer cũng làm nghề đánh
bắt cá mà chủ yếu là cá đồng, cá sông, với kỹ thuật và ngư cụ giống như người Việt.
Nghề chăn nuôi nhìn chung còn gắn với nông nghiệp, mặc dù đã hình thành được
những đàn bò, trâu, vịt tàu... khá lớn.
Tóm lại, nhờ biết lợi dụng vào điều kiện tự nhiên cũng như đức tính cần cù chịu
thương chịu khó của mình, các tộc người ở đây, kể từ khi đặt chân lên vùng đất này đã
biến nơi đây này từ một miền hoang vu trở thành một đồng bằng phì nhiêu, và là vựa
lúa lớn, nguồn cung cấp thóc gạo quan trọng cho cả nước. Nó phản ánh rõ nét một nền
kinh tế nông nghiệp mang đậm màu sắc khẩn hoang. Nhất là sự có mặt của người Việt
tại vùng đất Nam bộ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tập quán trồng lúa
tạo nên sự phát triển cho vùng đất này.

Như vậy, có thể nói kể từ thế kỷ XVII trở đi, bộ mặt vùng đồng bằng châu thổ
Cửu Long bắt đầu biến đổi mạnh mẽ khi có sự xuất hiện một lớp dân cư mới - lưu dân
người Việt. Đến và định cư trên vùng đất mới từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song,
các thế hệ lưu dân người Việt khi đã quyết định dừng chân trên mảnh đất này đều gắn
bó máu thịt với đất đai và với cộng đồng vì một mục tiêu duy nhất là mưu sinh: “đến
đây thì ở tại đây, trăm năm bám rễ xanh cây không về”. Với tinh thần cần cù, chịu
thương chịu khó; với kinh nghiệm chinh phục đầm lầy, trồng lúa nước; với quyết tâm
bám trụ đất mới để thay đổi cuộc sống, thay đổi số phận, chính bộ phận người Việt đã
làm thay đổi diện mạo hoang vu, sình lầy, đầy thú dữ của vùng đồng bằng Tây Nam
Bộ, biến đồng bằng này thành những xóm làng trù mật, dân cư đông đúc, sinh hoạt
tấp nập, nhộn nhịp không chỉ nội vùng mà còn mở mang rộng ra với khu vực bên
ngoài.
2.2. Công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ của người Hoa
Trịnh Hoài Đức trong sách Gia Định thành thông chí cũng đã nhận xét: “Gia
Định ở về phía nam nước Việt, khi mới khai thác, thì có lưu dân nước ta cùng người
Đường (tục gọi người nhà Đại Thanh là Đường nhân, cũng như người dân tộc tứ di
17


gọi người Trung Quốc là Hán nhân, người Hán đây không phải là Lưu Hán, người
Đường đây không phải là Lý Đường. Sách Quảng Đông tự nhận mình là người Đường
của đời Đường Ngu chẳng qua chỉ là lời quá khoa trương),Người Tây Dương (các
nước như Phú Lãng Sa, Hồng Mao, Mã Cao, đều gọi là Tây Dương), Cao Miên, Đồ
Bà(người Sơn man, ở núi đảo theo đạo Bái Nhật (lạy mặt trời) ở trong 36 cửa bể Mãn
Lạt Gia, đều gọi là Đồ Bà), những người các nước ấy đến sinh sống chung nhau rất
đông mà y phục đồ dùng đều theo kiểu của dân tộc họ”.
Tuy có nhiều dân tộc cùng sinh sống như vậy nhưng ta có thể thấy Việt, Hoa,
Khmer là ba dân tộc chủ đạo và đóng vai trò quan trọng trong nền văn hoá của vùng
đất mới. Do đó, quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá cũng chủ yếu diễn ra giữ ba dân
tộc này.

Người Hoa, vào thế kỷ XVII và những thế kỷ tiếp theo, một luồng di cư khá
đông đảo của người Trung Hoa ở duyên hải phía Nam Trung Quốc tìm đến định cư ở
miền Nam Việt Nam. Một bộ phận đông đảo những di dân Trung Hoa này đã được
chính quyền phong kiến đương thời do các chúa Nguyễn cai trị đã cho phép đến định
cư và sinh sống ở Nam Bộ, trong đó có vùng ĐBSCL. Trong các tài liệu thư tịch,
thường nhắc đến cuộc định cư của nhóm người Hoa do Mạc Cửu thống lĩnh đến khai
khẩn vùng Hà Tiên và các địa phương kế cận. Một nhóm người Hoa khác do sự hướng
dẫn của Dương Ngạn Địch đến định cư ở vùng đất Mỹ Tho, Cần Thơ ngày nay. Những
di dân Trung Hoa đến Nam Bộ phần lớn là nông dân, thợ thủ công, một số đáng kể là
các binh lính và quan lại cùng gia đình. Họ rời bỏ đất nước Trung Hoa vì nhiều lý do,
nhưng chủ yếu là do nghèo đói, loạn lạc, dịch bệnh... đi tìm đất mưu sinh. Một số các
quan lại và và binh lính Trung Hoa phải lưu vong vì họ không chịu thần phục nhà
Thanh vừa thay thế nhà Minh thống trị Trung Hoa. Những người này hy vọng vùng đất
Nam Bộ là nơi họ nương náu chờ ngày “phản Thanh phục Minh”.
Những người di dân Trung Hoa ban đầu đến Nam Bộ với tư cách kiều dân,
nhưng dần dần trong quá trình định cư và tham dự công cuộc khẩn hoang họ đã hội
nhập vào công đồng các cư dân Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam với tên gọi
người Hoa. Hoạt động kinh tế của người Hoa tập trung chủ yếu trên lĩnh vực sản xuất
tiểu thủ công, thương nghiệp và thương mại dịch vụ. Ở nhiều vùng thuộc đồng bằng
sông Cửu Long, người Hoa còn sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và các loại hoa màu
đặc sản.
Bên cạnh tập quán buôn bán ở thành thị thì Người Hoa ở nông thôn Nam Bộ
cũng làm các nghề nông, nghề rừng, nghề cá, nghề muối, nghề sắt. Người Chăm Nam
Bộ chủ yếu làm các nghề đánh cá, làm ruộng tập trung ở vùng Nam bộ.

18


Một bộ phận đông đảo người Hoa tập trung cư trú ở các đô thị, thành phố, thị
trấn, nơi có điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế của họ. Trong quá trình hội nhập

và sinh sống ở Nam Bộ, người Hoa đã định hình một đời sống văn hóa riêng của mình
- Văn hóa Hoa là sự kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Trung Hoa (khu vực
duyên hải phía nam Trung Hoa) trên vùng đất Nam Bộ và trong quan hệ giao lưu văn
hóa với các dần tộc anh em cùng cộng cư như Việt, Khmer, Chăm...
Còn người Hoa trong quá trình di trú của mình cũng đã tạo nên rất nhiều đặc
trưng văn hoá riêng của mình, đặc biệt trong đó có tục “thờ thần” và lệ “chiêm bái”.
Họ còn mang đến những nghề thủ công truyền thống, nghề làm vườn trên giồng cát,
phát triển kinh tế thương mại, tạo điều kiện kéo các địa phương xích lại gần nhau hơn
bằng việc cung cấp các dịch vụ bán lẻ hàng hoá và nông sản. Họ còn mang đến cho xã
hội Nam Bộ các tuồng tích Tàu, điệu hát Tiều, hát Quảng… cùng với chúng là những
chuẩn mực đạo đức, lối sống mang màu sắc Nho giáo.
Người Hoa ở Nam Bộ theo chế độ gia đình phụ hệ và cố gắng duy trì hình thức
đại gia đình, mặc dù hình thức tiểu gia đình đã phổ biến. Về hình thức tổ chức cộng
đồng, vào năm 1834 vua Minh Mạng đã chia di dân gốc Hoa thành hai nhóm: người
Minh Hương thì tổ chức thành làng xã theo kiểu người Việt, còn người Đường (Thanh)
thì tổ chức thành các bang, căn cứ theo phương ngữ, nguồn gốc. Số lượng bang thay
đổi từ 4 (1790) đến 7 (1802), 4 (1871), cuối cùng là 5 bang: Quảng Châu, Phúc Kiến,
Triều Châu, Hải Nam, Hạ Châu (1885), tồn tại đến năm 1960. Các bang này vừa là tổ
chức xã hội của người Hoa, vừa là những tổ chức hành chính chính thức điều hành các
quan hệ xã hội, từ chính trị đến kinh tế và văn hoá của các nhóm cộng đồng. Bên cạnh
đó, người Hoa ở Việt Nam còn lập ra các hội, như Thiên Địa Hội là một hội kín phản
Thanh phục Minh...
Các tổ chức bang hội vừa đáp ứng nhu cầu liên kết tương trợ của những người
Hoa cùng phương ngữ và quê quán, vừa đáp ứng nhu cầu về quan hệ thân tộc và huyết
thống vốn có của người Hoa. Trong quan hệ với người Việt, người Hoa di cư không tự
coi mình là “dân tộc thiểu số”, và vẫn nuôi dưỡng lòng tự hào của một dân tộc văn
minh. Tính biệt lập và khép kín là đặc điểm nổi bật nơi các cộng đồng người Hoa di
cư, nhất là người Hoa ở vùng đô thị. Còn người Hoa ở nông thôn thì quan hệ mật thiết
hơn với các cư dân sở tại.
Cùng với các nhóm cư dân người Việt, trong thời gian này cũng xuất hiện một

số người Hoa đến khai khẩn đất hoang và sinh sống làm ăn ở vùng đất Nam Bộ. Nhân
việc nhà Thanh thay thế nhà Minh ở Trung Quốc, một số quan đại thần và quân lính
19


trung thành với triều đình nhà Minh không chấp nhận sự thống trị của nhà Thanh đã
vượt biển đến Đàng Trong tìm đất sinh sống và thúc đẩy nhanh hơn quá trình khai phá
vùng đất đồng bằng Nam Bộ.
2.3. Chính sách khẩn hoang của chính quyền chúa Nguyễn và hình thức mộ dân
lập điền
Năm 1620, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái của mình là Công chúa
Ngọc Vạn cho Quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II làm Hoàng hậu của Vương triều
Chân Lạp. Sự việc này cũng đã được Christofo Borri, một giáo sĩ người Ý sống tại thị
trấn Nước Mặn (nay thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) vào các năm 1618 –
1622 ghi nhận. Dưới sự bảo trợ của bà Hoàng hậu người Việt của Vương triều Chey
Chettha II (1619 – 1627), cư dân Việt từ vùng Thuận - Quảng vào sinh sống làm ăn ở
lưu vực sông Đồng Nai ngày một đông thêm. Đây chính là cơ sở thuận lợi cho Chúa
Nguyễn từng bước hợp pháp hóa sự kiểm soát của mình một cách hòa bình đối với
vùng đất đã được người Việt khai khẩn.
Năm 1623, Chúa Nguyễn đã cho lập thương điếm ở vị trí tương ứng với Sài
Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để thu thuế. George Maspesro trong sách Đế
quốc Khmer khảo cứu kỹ lưỡng biên niên sử Khmer cho biết: “Nhà vua mới lên ngôi
Chey Chettha II liền xây một cung điện ở Oudung (U Đông). Nơi đây ông long trọng
cử hành lễ cưới một công chúa con vua An Nam. Bà này rất đẹp. Chẳng bao lâu, bà có
ảnh hưởng mạnh đến nhà Vua. Nhờ bà mà một sứ đoàn An Nam đã xin được Chey
Chettha cho phép lập thương điếm trong miền Nam Cao Miên, ở chính nơi ngày nay là
Sài Gòn.
Theo Đại Nam thực lục tiền biên, tháng 9 năm Mậu Tuất (năm 1658), vua nước
Chân Lạp là Nặc Ông Chân (Chan Ramathipati) xâm lấn đất đai của Chúa Nguyễn ở
vùng Mô Xoài (Bà Rịa), đã bị quan quân địa phương bắt giải về Phú Xuân. Chúa

Nguyễn Phúc Tần “tha tội cho và sai hộ tống về nước, khiến làm phiên thần hàng năm
nộp cống”.
Qua trên xác nhận những hoạt động quan trọng đầu tiên của Chúa Nguyễn trên
con đường từng bước hình thành và bảo vệ chủ quyền của mình đối với vùng đất miền
Đông Nam Bộ trong những thập kỷ đầu và giữa thế kỷ XVII.
Trên vùng đất Nam Bộ, Chúa Nguyễn đã thi hành chính sách khuyến khích đặc
biệt đối với việc khai phá đất hoang, cho phép người dân biến ruộng đất khai hoang
được thành sở hữu tư nhân. Trước làn sóng tự động di cư vào Nam tìm đất sinh sống
của đông đảo những người nông dân Thuận – Quảng, chúa Nguyễn cho người đứng ra
20


tổ chức các cuộc di cư này và lập thành các xã, thôn, phường, ấp của người Việt. Chúa
Nguyễn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những địa chủ giàu có ở Thuận – Quảng đem
tôi tớ và chiêu mộ nông dân lưu vong vào đây khai hoang lập ấp. Chính sách này được
thực thi lâu dài và nhất quán như một phương thác khai hoang chủ yếu ở Nam Bộ. Lực
lượng khai hoang chủ yếu là lưu dân người Việt và một bộ phận những người dân gốc
Chămpa, Chân Lạp. Ngoài ra, một số lính đồn trú, một số người Trung Quốc, người
dân tộc thiểu số khác cũng được sử dụng vào việc khai khẩn và canh tác.
Thế kỷ XVII -XVIII, trên vùng đất này hiện tượng tích tụ ruộng đất với quy mô
lớn đã xuất hiện.
2.4. Các phương thức khai khẩn đất đai ở buổi đầu
Xứ Gia Định là nới mưa nắng hai mùa, không đủ xuân hạ thu đông như ngoài
Trung và Bắc. Ruộng đất ở đây cũng khác, nên người lưu dân tha phương đã phải làm
ăn thích ứng như thế nào cho có lợi. Đúng như Trịnh Hoài Đức nhận xét: “Đất Gia
Định gần biển… khí hậu Gia Định thường ấm, tháng Ba mới bắt đầu mưa, mùa hạ
chính là mùa mưa. Mùa thu thì mưa dầm thấm, mỗi lúc mưa to chẳng khác nghiêng vò
mà đổ nước xuống, nhưng chỉ mưa trong một hai giờ rồi tạnh nắng, một đôi khi mưa
lâm ly một hai ngày, nhưng không khi nào có mưa cả tuần cả tháng. Tuy bốn mùa có
mưa, duy có tiết đông chỉ mới có hơi…. Khí hkhông thường nên bốn mùa nhiều hoa

đua nở thơm tho. Thật đúng là “bốn mùa đều nóng như mùa hạ, mật trận mưa trở thành
mùa đông” hay là ở đây sướt năm chỉ là mùa xuân tươi đẹp”.
Còn đất đai ở Gia Định thì mênh mông, lúc đầu còn hoang vu đầy thú dữ, côn
trùng và cỏ lác, hưng khi đã khai khẩn thì trở thành đồng lúa phì nhiêu. Lê Qúy Đôn
ghi lại: “Đất Đồng Nai thuộc phủ Gia Định, từ các cửa biển như cửa Cần Giowf, cửa
soài Ráp, cửa Tiểu, cửa Đại đi vào, toàn là những đám rừng hoang vu cỏ rậm, mỗi đám
rừng có thể rộng hơn nghìn dặm”. Cũng như Trịnh Hoài Đức nhận xét: “Địa phương
Đồng Nai nguyên xưa có nhiều ao chằm, rừng rà”. Khi người lưu dân Việt Nam chưa
tới khai khẩn, dân cư ở đây rất thưa thớt. Người Miên thường chỉ ở trên các giồng đất
cao, người Mạ, người Ch’rô, người Rơ Glai cũng chỉ ở trong rừng và trên núi cao. Ao
chằm, bưng trấp đầy cỏ lác, có lẽ từ khai thiên lập địa chưa từng có bàn tay lao động
làm cho trở thành giá trị. Lưu dân tới, chỉ khai thác những vùng đất thấp đó, vốn thích
hợp với việc trồng lúa nước cổ truyền “ruộng lạc với nước thủy triều lên xuống”, nên
dễ dung hòa với dân địa phương. Suốt trên trăm năm của lịch sử khai hoang tự phát đó,
không thây sghi lại một lần nào có sự tranh chấp ruộng đất giữa thổ dân và lưu dân, có
lẽ cũng vì nhờ sự mặc nhiên phân chia địa bàn sản xuất như vậy.

21


Trong việc khai thác cũng như định thuế, người ta thường chia làm hai loại sơn
điền và thảo điền. Tuy nhiên, không nên hiểu theo nghĩa đen là ruộng núi và ruộng cỏ,
mà chỉ là ruộng cao và ruộng thấp mà thôi. Sơn điền và thảo điền đều ở trong đồng
bằng như nhau và thường khi lại xen kẽ với nhau.
Buổi đầu khai thác trong vùng Mô Xoài và Đồng Nai, đất tương đối cao, danh
xưng sơn điền còn đúng phần nào, vì “sơn điền ban đầu khai khẩn thì đốn chặt cây cối,
đợi cho khô đốt làm phân tro, khi mùa trồng lúa, không cần cày bừa, dùng lực ít mà
được bội lợi. Trong ba bốn năm thì đổi làm chỗ khác… Lại có chỗ ruộng thấp mà
nghiệp chủ trưng làm sơn điền làm thành thục, thì cày bừa cũng như thảo điền”. Cách
khai thác sơn điền thuần túy này về sau không còn nữa, nhưng chữ sơn điền vẫn còn

dùng để chỉ mảnh ruộng tương đối cao ít thấm nước và ít cỏ mọc hơn ở những ruộng
thảo điền.
Thảo điền là “ruộng lùng, lát, bùn lầy, lúc nắng khô nứt nẻ như mu rùa, có hong
hố sâu lớn, đợi có nước mưa đầy đủ dầm thấm, nhiên hậu mới hạ canh. Mà trâu cày
phải lauwj con nào có sức mạnh, móng chân cao mới kéo cày được, nếu không vậy thì
ngã ngập trong bùn lầy, không đứng dậy nổi. Ruộng cày trâu ở Phiên An, Biên Hòa,
một hộc lúa giống thu hoạch được 100 hộc, duy ở trấn Vĩnh Thanh toàn là ruộng bùn
sâu không dùng trâu cày được, phải đợi lúc hạ thu giao thời có nước mưa đầy rẫy, cắt
bỏ lùng lát, cào cỏ đắp vào bờ, rồi chởi đất cấy mạ lúa xuống. Ruộng đất béo tốt nên
một hộc lúa giống thu hoạch được 300 hộc. Ở trấn Định Tường, chỉ huyện Kiến Đăng
có ruộng ngập nước, công lợi cũng bằng ở Vĩnh Thanh, còn nữa thì là rộng cày trâu,
nhưng hoa lợi cũng bội thu, thứ hai là Phiên An, thứ ba là Biên Hòa. Ruộng ở huyện
Long Xuyên và Kiên Giang thuộc trấn Hà Tiên cũng tương tự ruộng Vĩnh Thanh, mà
địa lợi chưa khẩn hết”.
Tựu chung, chân ruộng ở miền Nam chia rõ rệt thành hai vùng: ruộng miền
Đông thì cày trâu, mà tốt nhất là ruộng Định Tường (Mỹ Tho), thứ nhì là ruộng Phiên
An (Gia Định), thứ ba là ruộng Biên Hòa. Còn ruộng ở miền Tây, thêm vùng Kiến
Đăng (tức Cai Lậy), thì toàn là ruộng sâu đầy bùn phù sa, khỏi phải cày bừa, chỉ cần
làm sạch cỏ rồi cấy mạ xuống là xong. Lại thu hoạch được gấp ba lần ruộng ở miền
Đông. Có lẽ ngay từ thời đó, nông dân đã có sáng kiến sạ lúa trên các ruộng này,
không phải gieo mạ và cấy như thông thường. Rồi chỉ đợi lúa chín là ra gặt. Thế nên
mới có câu “làm chơi ăn thật”. Trên các loại ruộng sâu này, việc khai hoang không quá
vất vả và kỳ công. Mỗi nông dân chăm chỉ làm hằng năm phá hoang thêm được hai
hay ba mẫu là thường. Ngay vụ đầu cũng đã có ăn, còn từ năm thứ ba thì đất thuần
thục sẽ cho năng suất cao.
Thưở mới khai hoang, nông dân thường chỉ gieo trồng trống mỗi năm một vụ,
song cũng tùy theo chân ruộng cao thấp mà làm sớm hay muộn. Phàm ruộng ở chỗ
thấp, được nước mưa thấm trước, gọi là ruộng sớm, còn có chỗ cao ráo là ruộng muộn.
22



Ruộng sớm thì tháng Tư gieo mạ, tháng Sáu cấy, tháng Mười gặt. Còn ruộng muộn thì
tháng Năm gieo mạ, tháng Bảy cấy, tháng Hai gặt. Tuy nhiên ở mỗi trấn hay tùy theo
loại giống, mà sớm hay muộn cũng chỉ xê xích chút ít thôi. Nói chung, trên mỗi thửa
ruộng chỉ làm được mỗi năm một vụ.
Người lưu dân đầu tiên còn biết chọn lựa và tìm ra những thứ lúa giống thích
họp với thổ nghi tại chỗ, như có thứ lúa chịu được nước lợ, có thứ lại mọc được nhanh
tùy theo mức nước lên xuống… Như lúa tẻ “có tên riêng là lúa tàu, lúa móng tay, lúa
móng chím, lúa mô cải, lúa cà đông, lúa cà nhe, lúa trảng nhất, lúa chàng co; tên gọi
khác nhau và có sớm muộn, dẻo và không dẻo khác nhau, nhưng thứ thơm ngon đệ
nhất là giống lúa tàu, thứ nhì là giống lúa cà nhe”. Còn các loại nếp thì “có nếp hương,
nếp sáp, lại có thứ nếp đen, có tên nữa là nếp than, sắc tím, nước cốt đen, dùng nuộm
màu hồng, khi ăn không cần giã, lấy chõ xôi hấp cho chín, khi còn nóng rưới mỡ heo,
lá hành và muối trắng, đánh trộn cho đều, thì vị rất ngọt và giòn”.
Ngoài việc gieo trồng lúa gạo là chính, nông dân miền Nam còn trồng được mía
làm đường, dâu nuôi tằm, cau trầu, các loại bầu bí, cà, cải, dưa, khoai, đậu, vừng,…
“Nói tóm lại, các thứ đậu, dưa, khoai chỉ dùng để điểm tâm mà thôi, chưa từng phơi
khô mài bột dành làm thức ăn khi đói. Bởi vì người Gia Định mỗi ngày ăn ba bữa cơm
đều là cơm, cháo cũng ít ăn, huống chi là các thứ khác, vì cớ lúa gạo dư nhiều, mà
không năm nào bị mất mùa cả”.
2.5. Thành quả của công cuộc khẩn hoang
Về khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích.
Trong hai thế kỷ XVII – XVIII, với đức tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó
khăn, chịu đựng gian khổ và dựa vào sức mạnh chung lưng đấu cật, giúp đỡ lẫn nhau,
lưu dân người Việt, người Hoa cùng với cư dân tại chỗ người Khơ me đã từng bước
khai phá được một vùng rộng lớn kéo dài từ Mỗi Xuy, Bà Rịa đến ven hữu ngạn sông
Hậu Giang. Bằng những thành quả khai hoang vỡ đất, cho đến những năm cuối thế kỷ
XVIII, những người đi khai phá đã tạo ra những diện tích canh tác đáng kể, đặt cơ sở
vững chắc cho việc mở rộng công cuộc khai phá sau này. Theo con số thống kê của Lê
Quý Đông trong Phủ Biên tạp lục thì vào những năm 70 của thế kỷ XVIII, huyện Tân

Bình có ruộng thực trưng hơn 1.454 mẫu, huyện Phước Long có ruộng thực trưng hơn
787 mẫu, đấy là chưa kể các khoản ruộng núi, đất dâu, đất mía, đất vườn trầu, ruộng
các họ, ruộng quan đồn điền. Huyện Phước Long còn có khố trường Gian Thảo có
ruộng đất ngoài 6000 sở. Ở khu vực tả ngạn sông Tiền, hai thuộc Quy An và Quy Hóa,
ruộng đất mỗi nơi đều ngoài 5000 sở, thuộc Tam Lạch (vùng Ba Giồng) có ruộng đất
cũng ngoài 5000 sở, thuộc Ba Trại (gồm Bả Canh, Ba Lai, Rạch Kiến) có ruộng đất
ngoài 4000 sở, châu Định Viễn (Vĩnh Long, An Giang) có ruộng đất 7000 sở.
23


Thế kỷ XVII -XVIII, trên vùng đất này hiện tượng tích tụ ruộng đất với quy mô
lớn đã xuất hiện. Trong sách Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn cho biết: “Phủ Gia Định,
đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu toàn là rừng rậm
hàng mấy nghìn dặm. Họ Nguyễn chiêu mộ những người dân có vật lực ở xứ Quảng
Nam, các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn cho dời tới ở đây, phát chặt mở mang
hết thảy thành bằng phẳng, đất nước màu mỡ, cho dân tự chiếm trồng cau và làm nhà
cửa. Đất ấy nhiều ngòi lạch, đường nước như mắc cửi, không tiện đi bộ. Người buôn
có chở thuyền lớn thì tất đèo theo xuồng nhỏ để thông đi các kênh. Từ cửa biển đến
đầu nguồn đi 6, 7 ngày, hết thảy là đồng ruộng bằng phẳng, bát ngát, rất thích hợp
trồng các loại lúa nếp, lúa tẻ, gạo đều trắng dẻo …”
Những số liệu thống kê nói trên của Lê Quý Đôn tuy không đầy đủ (không nói
tới diện tích khai phá ở Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau, Ba Thắc) và không rõ ràng (đơn
vị sở hoặc thửa rất mơ hồ), nhưng cũng cung cấp cho chúng ta một hình ảnh khá đậm
nét về tình hình khai phá đất đai ở Nam Bộ trong hai thế kỷ XVII, XVIII.
Về mặt hành chính
Vào cuối thể kỷ XVII, khi chúa Nguyễn bắt đầu đặt chính quyền, với những
bước đi thích hợp và cực kỳ khôn khéo, chúa Nguyễn đã mở đường cho những lớp di
dân người Việt vốn là những nông dân lưu tán, thợ thủ công nghèo khổ, những binh
lính lao dịch bị lưu đày dưới sự áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến và do chiến
tranh, thiên tai đã phải bỏ làng xóm vào vùng đất phía Nam để lập nghiệp.

Trải qua một thời gian để có thể xác lập được chủ quyền ở vùng Nam bộ thì đến
năm 1757, những phần đất còn lại ở miền Tây Nam Bộ mà trên thực tế đã thuộc quyền
cai quản của Chúa Nguyễn từ trước đó khi đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam
đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông
và vịnh Thái Lan, từ đây vùng đất này chính thức thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau
này, dưới thời Nhà Nguyễn (1802 - I945), tuy có một số địa điểm cụ thể vẫn còn được
tiếp tức điều chỉnh, nhưng trên căn bản khu vực biên giới Tây Nam Việt Nam đã được
hoạch định từ năm 1757.
Chúa Nguyễn đã sớm có ý thức khẳng định chủ quyền của mình đối với các đảo
và quần đảo ở Biển Đông, nhất là hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Ngay từ
“buổi quốc sơ”, các chúa Nguyễn đã đặt ra đội Hoàng Sa để kiểm soát và khai thác tài
nguyên ở các đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sách Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn chép:
“…họ Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa… Đội Hoàng Sa này gồm 70 người, lấy người
An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng hai nhận giấy sai đi, mang lương thực
24


đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy (chỉ
Hoàng Sa). Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là
gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ dùng khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi,
sáp ong, đồ sứ, đồ chiên, đồi mồi, ba ba, hải sâm… rất nhiều. Đến tháng 8 thì về đến
Cửa Eo, đến kinh thành Phú Xuân để nộp”. Sách Đại Nam thực lục (tiền biên) cũng
ghi: “Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng
năm đến tháng 3 thì thuyền ra độ 3 đêm ngày thì đến bãi, tìm hóa vật, đến tháng tám
thì về nộp”. Bên cạnh đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo giữa Biển Đông, Chúa
Nguyễn còn đặt ra đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của dội Hoàng Sa), chịu trách
nhiệm ở khu vực phía Nam Hoàng Sa tức là Trường Sa, Côn Đảo và các đảo thuộc khu
vực Hà Tiên (Phú Quốc, Thổ Chu…). Đội Bắc Hải có trách nhiệm khai thác hóa vật,
kiểm tra, kiểm soát thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực này. Phủ biên tạp lục
chép: “Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ

Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,
miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù
lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượng vật của tàu, vá các thứ đồi mồi, hải ba,
bào ngư, hải sâm, cũng sai Cai đội Hoàng Sa kiêm quản”.
Các chúa Nguyễn còn sử dụng các lực lượng thuần phục để bảo vệ chủ quyền
của vùng đất mới. Đó là trường hợp của dòng họ Mạc ở đất Hà Tiên, dựa vào chúa
Nguyễn và được chúa Nguyễn hậu đãi, đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
chủ quyền ở phần đất phía Tây Nam Bộ. Mạc Cửu rồi sau đó là Mạc Thiên Tứ không
chỉ ra sức xây dựng và phát triển Hà Tiên trở thành một trung tâm kinh tế phồn thịnh,
mà còn nêu cao ý thức bảo vệ chủ quyền với tư cách là người được giao trách nhiệm
bảo vệ vùng biên giới cực Nam đất nước. Nhờ đó mà vùng biên giới với Chân Lạp và
Xiêm được giữ vững. Sách Đại Nam thực lục cho biết vào năm 1739: “Nặc Bồn nặc
Chân Lạp lấn Hà Tiên... Thiên Tứ đem hết quân bản bộ ra đánh đuổi tới Sài Mạt, ngày
đêm đánh hăng, lương thực không tiếp kịp. Vợ là Nguyễn Thị đốc suất vợ lính vận
lương đến nuôi quân, quân không bị thiếu ăn, hăng hái cố đánh phá được quân Bồn.
Tin thắng trận báo lên, Chúa cả khen ngợi, đặc biệt cho Thiên Tứ chức Đô đốc tướng
quân, ban cho áo bào đỏ và mũ đai, phong Nguyễn Thị làm Phu nhân. Do đó Chân Lạp
không dám nhòm ngó Hà Tiên nữa”. Năm 1771, quân Xiêm do Taksin chỉ huy, đem 6
vạn quân lại đánh chiếm Hà Tiên, tiến sâu vào Gia Định. Nhưng chỉ một năm sau, quân
Xiêm đã bị quân của chúa Nguyễn đánh bại và tháo chạy về nước. Đến năm 1773,
quân chúa Nguyễn đã lấy lại được trấn Hà Tiên….
Như vậy có thể khẳng định, với việc các chúa Nguyễn có được Nam Bộ trong
những thế kỉ XVII, XVIII đã góp phần rất to lớn vào việc bảo vệ và củng cố chủ quyền
25


×