Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ôn tập môn lưu trú fpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.12 KB, 13 trang )

Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh

THAM KHẢO ÔN TẬP CUỐI KỲ
Câu 1: Đặc trưng các loại hình lưu trú. So sánh giữa các loại hình trên.
Câu 2: Trình bày mối quan hệ giữa:
➢ Bar – bàn – bếp
➢ Lễ tân – buồng phòng
Cần làm gì để giải quyết tốt các mối quan hệ trên???
Câu 3: Tại sao phải phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp lưu trú.
Câu 4: Phân tích những đặc trưng của sản phẩm lưu trú. Ví dụ.
Câu 5: Phân tích thực trạng của ngành lưu trú ở Việt Nam.

1


Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh

CÂU 1: ĐẶC TRƯNG CÁC LOẠI HÌNH LƯU TRÚ.
1. Khách sạn:
❖ Khái niệm: Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ
được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các
dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. Tùy theo nội dung và đối
tượng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, v.v...
❖ Vị trí: Sự hình thành và phát triển hệ thống khách sạn chủ yếu ở những nơi có tài nguyên
thiên nhiên và tài nguyên nhân văn hoặc ở gần các tài nguyên đó. Khách sạn thường nằm
gần các khu nghỉ mát phục vụ khách nghỉ dưỡng hay các trung tâm thành phố phục vụ
khác công vụ hoặc các hoạt động giải trí khác như đánh bạc.


❖ Kiến trúc: Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, tùy vào mỗi khách
sạn thì có các thiết kế kiến trúc tạo nên sự khác biệt cho khách sạn đó. Khách sạn có quy
mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ
cần thiết phục vụ khách du lịch.
❖ Sản phẩm dịch vụ: Hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn là kinh doanh dịch vụ
lưu trú và ăn uống. Ngoài hai dich vụ cơ bản trên các nhà kinh doanh đã tổ chức các hoạt
động khác như tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí, đồ uống, điện
thoại, giặt là, dịch vụ giữ đồ cho khách, dịch vụ khuân vác hành lý...
❖ Phân loại: Theo hạng sao: khách sạn 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao. Mức độ cao cập, tiện
nghi, dịch vụ đa dạng tăng dần theo cấp bậc đủ tiêu chuẩn sao đăng ký.
❖ Giá cả: Giá tiền thuê khách sạn tính theo đơn vị ngày hay giờ, thời gian tính thường từ 12
giờ (hoặc 14 giờ) trưa hôm nhận phòng đến 12 giờ trưa hôm sau. Giá phòng có thể bao
gồm cả ăn sáng hoặc không tùy theo từng khách sạn
❖ Ví dụ:
2. Làng du lịch:
❖ Khái niệm: Là cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu
trú khác như căn hộ, bungalow và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch,
cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar,cửa hàng mua
sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch.
❖ Vị trí: Thuận lợi, dễ tiếp cận, cảnh quan phù hợp với từng hạng. Môi trường vệ sinh, an
toàn
❖ Kiến trúc: Kiến trúc tổng thể
o Phù hợp với môi trường cảnh quan thiên nhiên.
o Có ranh giới bằng hàng rào tự nhiên hoặc nhân tạo.
o Khu vực lưu trú được xây dựng thành cụm, các cơ sở lưu trú cách nhau 10 m, cách
nơi thu gom rác 100 m.
o Hệ thống giao thông nội bộ đảm bảo tiếp cận tới các khu dịch vụ:
o Các công trình xây dựng vững chắc, đảm bảo an ninh, an toàn.
o Khu vực dịch vụ bố trí hợp lý, thuận tiện và có đường cho xe lăn của người tàn tật.
o Có biển chỉ hướng đường và các khu vực dịch vụ đặt ở nơi dễ thấy, có đèn chiếu

sáng vào ban đêm.
o Bố trí sảnh đón tiếp gần cổng chính.
o Có sân vườn và có cây xanh đặt ở các khu vực dịch vụ và công cộng
❖ Sản phẩm dịch vụ:
a) Khu phục vụ đặc biệt (executive area)

2


Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh

Khu vực dành riêng cho cụm biệt thự cao cấp trong làng du lịch, có lễ tân riêng phục vụ
khách nhận và trả buồng nhanh, có diện tích và trang thiết bị, tiện nghi dành cho khách thư
giãn, phục vụ ăn uống 24/24 h, dịch vụ văn phòng, dịch thuật, hội thảo theo yêu cầu của
khách lưu trú trong khu.
b) Phòng hội nghị (ballroom):
Phòng có trên 100 ghế, có trang thiết bị phục vụ hội nghị.
c) Phòng hội thảo (seminar room):
Phòng có từ 50 ghế đến 100 ghế, có trang thiết bị phục vụ hội thảo.
d) Phòng họp (meeting room):
Phòng dưới 50 ghế, có trang thiết bị phục vụ họp nhóm.
e) Bãi cắm trại (camping):
Khu vực được quy hoạch trong làng du lịch, ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết
cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
f) Đơn vị trại (camping unit):
Một khoảng đất dựng lều cho 2 người hoặc cho 1phòng ngủ di động (caravan) 4 người
g) Trang thiết bị cho người tàn tật (facilities for handicap):
Các trang thiết bị phục vụ những yêu cầu đặc biệt của người tàn tật đi bằng xe lăn.

h) Khu vui chơi cho trẻ (children’s playing court):
Phòng hoặc khu vực có thiết bị và các vật dụng phục vụ vui chơi của trẻ.
***Dịch vụ sẵn có:
- Nhà hàng
- Quầy bar
- Cửa hàng mua sắm
- Khu vui chơi giải trí, thể thao
- Và các dịch vụ tiện ích khác phục vụ khách du lịch
***Dịch vụ kèm theo:
1 sao:
Karaoke, bi-a, bóng bàn
Cầu lông, bóng chuyền.
Giữ tiền và đồ vật quý.
Bưu chính, viễn thông: Wifi, Internet,…
Đánh thức khách.
Chuyển hành lý cho khách
Giặt là
Cho thuê văn hóa phẩm, dụng cụ thể thao.
2 sao: Như 1 sao, có thêm:
Phòng tập thể hình
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ văn phòng
3 sao: như 2 sao, có thêm:
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sắc đẹp
Bể bơi
Phòng chơi bài
4 sao: như 3 sao, có thêm:
Bar đêm
3



Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh

Biểu diễn ca nhạc
Phục vụ người tàn tật.
Có chuyên gia huấn luyện một số môn thể thao, giải trí.
Sân tennis
Thể thao nước (đối với làng du lịch gần biển, sông, hồ).
5 sao: như 4 sao, có thêm:
Trung tâm mua sắm.
Dịch vụ thẩm mỹ.
Điều dưỡng
Có chuyên gia hướng dẫn về một hoặc một số hoạt động giải trí: nấu ăn, trồng cây
cảnh, tập luyện thể hình, học vẽ, điêu khắc...
Thư viện
Một hoặc một số môn thể thao trong nhà và ngoài trời như:
+ Bóng ném;
+ Sân tập gôn.
❖ Phân loại:
o Căn cứ vào cơ sở vật chất của làng du lịch phân ra các thể loại loại: làng du lịch
cao cấp, làng du lịch địa phương.
o Căn cứ vào vị trí xây dựng có thể phân ra: làng du lịch nghỉ núi, làng du lịch đồng
bằng, làng du lịch nghỉ biển,…
❖ Giá cả:
❖ Ví dụ:
3. Biệt thự du lịch
❖ Khái niệm: Là CSLT được xây dựng trong các khu du lịch nghỉ biển, khu điều dưỡng;

làng du lịch hoặc bãi cắm trại; được thiết kế và xây dựng phù hợp với cảnh quan môi
trường
Theo TCVN 7795 2009: Biệt thự du lịch (Tourist Villa) Có trang thiết bị, tiện nghi cho
khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Có từ ba biệt thự du lịch trở
lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.
❖ Vị trí: Điểm du lịch hay trong các loại hình lưu trú khác như làng du lịch, bãi cắm trại, …
vị trí thuận lợi dễ tiếp cận. Môi trường vệ sinh, an toàn.
❖ Kiến trúc: Biệt thự du lịch thường xây dựng kiên cố, thấp tầng, phù hợp với môi trường
thiên nhiên. Biệt thực theo phong cách truyền thống và biệt thự theo phong cách hiện đại.
❖ Sản phẩm dịch vụ:
o Sản phẩm phòng: Phục vụ đối tượng chính là hộ gia đình và có nhu cầu lưu trú dài
hạn. Diện tích xây dựng thường trên dưới 300m2 với một hoặc hai tầng. Được chia
thành nhiều phòng nhỏ bên trong với công năng sử dụng như biệt thự ở thông
thường, nhưng được trang bị các tiện nghi cao cấp hơn.
o Sản phẩm ăn uống: Các phòng standard chủ yếu để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và
không gian ăn uống của khách chủ yếu là ở nhà hàng và bar thì các bungalow hạng
suite, deluxe, tại biệt thự với không gian lớn và thoải mái hơn, có thể đáp ứng phục
vụ các bữa ăn riêng tư tại phòng.
o Sản phẩm bổ sung: dịch vụ tham quan, giải trí, thông tin liên lạc, phòng hội nghị,…
❖ Phân loại: Căn cứ vào chất lượng, biệt thự du lịch được xếp thành hai hạng:
o Hạng đạt chuẩn tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch(ĐC)
o Hạng cao cấp(CC)
4


Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh

❖ Giá cả: Giá phòng dao động ở các biệt thự du lịch ở Đà Nẵng một đêm là từ 2 triệu đến 9

triệu một đêm. Ví dụ như ED Win Villa 130 USD/đêm, Villa Hoàng Kế Viêm – Ngũ Hành
Sơn 5 triệu một đêm, Furama Villa 9 triệu/đêm …
❖ Ví dụ:
4. Căn hộ du lịch:
❖ Khái niệm:
-Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7798 : 2009 : căn hộ du lịch là căn hộ có trang thiết bị ,
tiện nghi cho khách du lịch thuê , có thể tự phụ vụ trong thời gian lưu trú
- Theo thông tư số 01/2001/TT- TCDL : là diện tích được xây dựng khép kín trong một
ngôi nhà, gồm buồng ngủ; phòng khách; bếp; phòng vệ sinh, chủ yếu phục vụ cho KDL đi
du lịch theo gia đình
❖ Vị trí: Các căn hộ du lịch được thường nằm vở các vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận, môi trường
cảnh quan đảm bảo vệ sinh an toàn ở trung tâm thành phố, gần các điểm tham quan, du
lịch của địa phương, các cơ sở kinh doanh, liên kết giao thông vận tải, gần các nhà hàng,
quán bar, café, trung tâm mua sắm, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của du khách như giải trí,
kinh doanh, nghiên cứu.
❖ Kiến trúc: Là một căn nhà từ 60m2 trở lên với kiến trúc hợp lý, trang trí nội thất hài hòa,
các trang thiết bị, tiện nghi chất lượng tốt. Công trinh xây dựng chất lượng tốt, an toàn.
Quy mô một căn một phòng vệ sinh, một phòng khách chung với bếp hoặc tách riêng. hộ
du lịch: Là một căn nhà có ít nhất 2 phòng ngủ (một phòng đôi và 1 hoặc 2 phòng đơn)
❖ Sản phẩm dịch vụ:
- Đối với một căn hộ du lịch đơn lẻ thì chỉ có dịch vụ ngủ là dịch vụ chính, ngoài ra còn có
một số dịch vụ bổ sung như bãi đậu xe, người vận chuyển hành lý, truy cập internet không
dây, cho phép mang theo vật nuôi, cho thuê xe đạp & xe máy, dịch vụ du lịch, phòng gia
đình, gọi điện thoại miễn phí....
- Đối với khu căn hộ du lịch thì có thêm dịch vụ ăn, uống và các dịch vụ khác giống với
các khách sạn 4 – 5 sao theo chuẩn Việt Nam.
❖ Phân loại:
- Hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh căn hộ du lịch phân thành hai cấp độ : Cấp độ 1 sao và 2
sao
- Hạng đạt tiêu chuẩn cao cấp phân thành 3 cấp độ : cấp độ 3 sao, 4 sao và 5 sao

❖ Giá cả: - Thông thường nếu phải lựa chọn giữa các khách sạn và căn hộ, có thể so sánh về
giá cả. Sống trong một căn hộ là sự lựa chọn tốt hơn nếu mọi người muốn sống tách khỏi
đám đông, được tự do và đặc biệt là giảm chi phí sinh hoạt.
- Nếu bạn sống trong một căn hộ bạn không cần phải chi tiền cho nhà hàng như trong quy
định của các khách sạn, không phải trả tiền tip cho các nhân viên phục vụ, buồng phòng,
khuân vác hành lí và nhiều chi phí khác nữa.
- Tùy vào các mức chất lượng khác nhau mà có mức giá khác nhau.
❖ Ví dụ:
5. Bãi cắm trại:
❖ Khái niệm: Camping là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch gần gũi với thiên nhiên nhất.
camping đã có từ lâu đời nhưng chỉ khi phát triển rộng rãi mới được khẳng định đầy đủ ý
nghĩa và công dụng nó. Từ “camping” dùng để chỉ hành động “cắm trại”, cá nhân, gia đình
hoặc nhóm người lưu trú trong một khu vực được quy hoạch hoặc xây dựng có trang bị từ
một ngày đến một tháng.

5


Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh

❖ Vị trí: Camping là một dịch vụ lưu trú mới phát triển tại Việt Nam với nhiều phong cảnh
đẹp như những bãi cát dài, địa hình núi biển gần kề
❖ Kiến trúc:
❖ Sản phẩm dịch vụ và phân loại:
a) Camping thô sơ: Loại hình camping này phục vụ cho khách du lịch lưu trú lại trên
những vùng đất hoang, thiên nhiên (đây là nơi không phải quy định cho camping) như trên
núi, ven sông,biển, hồ nước…
b) Camping để kinh doanh: Loại hình camping này do các tổ chức du lịch đầu tư, cắm lều

trại xung quanh các cung đình, vườn hoa (nơi được chủ nhân cho phép). Camping loại này
thường là các tổ chức thiếu niên, các câu lạc bộ.
c) Camping trên những vùng đất được quy hoạch: Camping này được xây dựng và tổ chức
như một cơ sở lưu trú để kinh doanh, thường do các cơ quan du lịch,câu lạc bộ quản lý
hoặc sở hữu tư nhân.
d) Camping tại nhà: Là loại hình camping xuất hiện và phát triển trong những năm gần
đây. Khách du lịch cắm lều hoặc dừng toa xe (caravan) của mình tại các lộ đất tư nhân cho
thuê hoặc của riêng trong thời gian khá lâu, như vậy loại camping này cần nhiều diện tích
và hoàn toàn do gia đình tự phục vụ.
***Các dịch vụ kèm theo :
- Cắm trại lưu động .
- Các dịch vụ ăn uống.
- Dịch vụ vui chơi.
- Cắm trại bằng lều.
- Cắm trại kết hợp với đi xe đạp
- Cắm trại bằng xe gắn máy
- Cắm trại chuyên môn
❖ Giá cả:
❖ Ví dụ:
6. Nhà nghỉ du lịch:
❖ Khái niệm:
- Theo Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL: Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) : là cơ sở
lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn
nhưng không đạt tiêt chuẩn xếp hạng khách sạn.
- Theo thông tư 01/2001/TT-TCDL: Là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy
mô từ 9 buồng ngủ trở xuống, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết
phục vụ khách du lịch.
❖ Vị trí: thường nằm vở các vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận, môi trường cảnh quan đảm bảo vệ
sinh an toàn ở trung tâm thành phố, gần các điểm tham quan, du lịch của địa phương, các
cơ sở kinh doanh, liên kết giao thông vận tải, gần các nhà hàng, quán bar, café, trung tâm

mua sắm, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của du khách như giải trí, kinh doanh, nghiên cứu.
❖ Kiến trúc: Kinh doanh nhà nghỉ là một loại hình khá đặc thù, vì vậy yêu cầu thiết kế không
quá cầu kỳ và chi tiết như khách sạn, nhưng nó cũng phải đủ sự sang trọng và tinh tế,
không gian phải đảm bảo đủ thoáng, sạch. Diện tích của các nhà nghỉ có thể là 60m2,
70m2, 80m2… vì vậy nhu cầu khai thác số phòng cần tính toán số tầng dựa trên diện tích.
Những thiết kế nhà nghỉ 3 tầng, nhà nghỉ 4 tầng, nhà nghỉ 5 tầng đẹp, nhà nghỉ 6,7,8 tầng
có thang máy, tầng hầm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
❖ Sản phẩm dịch vụ:
6


Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh

o Kinh doanh nhà nghỉ là kinh doanh các dịch vụ thiết yếu cho khách chủ yếu là dịch
vụ lưu trú qua đêm và một số dịch vụ nhỏ bổ sung khác. Cho nên sản phẩm của
kinh doanh nhà nghỉ là những sản phẩm dịch vụ và hàng hóa cung cấp cho khách.
o Nhà nghỉ kinh doanh du lịch giống khách sạn là kinh doanh chủ yếu dịch vụ phòng
cho khách có nhu cầu, dịch vụ phòng 24/24h, buồng ngủ phải có phòng vệ sinh
khép kín và tiêu chuẩn thiết kế giường và diện tích phòng giống như thiết kế phòng
của khách sạn. Nhà nghỉ cũng có những trang thiết bị tiện nghi tối thiểu như điện
thoại, tủ đựng quần áo, và dịch vụ trông giữ xe cho khách.
o Cũng có một số nhà nghỉ kinh doanh cả dịch vụ bổ sung khác như karaoke, xông
hơi, massage và một số dịch vụ khác nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh của mình
ngoài mùa du lịch.
❖ Phân loại: Theo tiêu chuẩn nhà nghỉ KDDL Việt Nam TCVN7799:2009
-Căn cứ vào số lượng buồng phòng, người ta chia nhà nghỉ thành 2 loại :
+Dưới 10 buồng ngủ
+Từ 10 buồng ngủ trở lên

-Dựa vào vị trí địa lí:
+Nhà nghỉ trong thành phòng được xây dựng ở trung tâm thành phố lớn, các khu đô thị
hoặc khu dân cư.
+Nhà nghỉ nằm ở ngoại ô thành phố hoặc các trung tâm đô thị và chủ yếu phục vụ cho du
khách đi nghỉ vào các dịp cuối tuần nhưng mức chi tiêu thấp.
+ Nhà nghỉ ven đường được xây dựng ven các đường quốc lộ nhằm phục vụ các đối tượng
khách du lịch ven đường.
- Dựa vào hình thức:
+Nhà nghỉ du lịch bình dân
+Nhà nghỉ du lịch cao cấp
Đây là loại hình lưu trú không được xếp hạng sao nhưng lại đáp ứng được những tiêu
chuẩn trang thiết bị tiện nghi trong phòng như tiêu chuẩn của các khách sạn.
❖ Giá cả: Một phòng nghỉ hiện có hai cách tính giá, tính nghỉ theo giờ hoặc tính nghỉ qua
đêm. Giá một phòng nghỉ qua đêm dao động từ 200-300 nghìn đồng; từ 60 – 90 nghìn
đồng cho một giờ đầu tiên, mỗi giờ sau đó cộng thêm từ 10-20 nghìn đồng.
❖ Ví dụ:
7. Homestay:
❖ Khái niệm: Homestay là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong
thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể
có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.
❖ Vị trí: Vị trí hình thành tại những nơi có nguồn tài nguyên văn hóa phong phú. Loại cơ sở
lưu trú này thường nằm cách trung tâm du lịch không quá xa hoặc những vùng có loại hình
homestay phát triển thì sẽ nằm trong trung tâm du lịch, gần quảng trường, gần biển, chợ
đêm… để thuận tiện đi lại, thuận lợi cho các tuyến điểm tham quan du lịch, các trung tâm
mua sắm. Homestay chủ yếu tập trung ở nhiều điểm, vùng du lịch nhất là khu vực Tây
Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, Đà Lạt…
❖ Kiến trúc:
+ Kiểu kiến trúc của homestay thường đa dạng phong phú tùy vào khu vực du khách đến
cũng như tùy thuộc vào gia chủ mà họ sống cùng và loại hình cơ sở lưu trú homestay
được thiết kế đảm bảo tính tự nhiên, thân thiện với môi trường, không cố gượng ép, xếp

đặt. Đặc biệt thu hút khách đến với loại hình lưu trú này là cách bài trí, thiết kế các đồ
7


Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh

vật ở nơi ở.
+ Homestay bình thường trong khu dân cư, có phòng cung cấp cho khách thuê, có thể là
phòng trống trong gia đình hoặc chủ đầu tư mở rộng thêm để cho du khách thuê, nhưng
không gian thuê này phải hòa hợp về kiểu dáng kiến trúc với nhà chủ để tạo thành một
thể thống nhất. Các cơ sở vật chất kĩ thuật cũng phải đạt chuẩn theo quy định
+ Một hộ gia đình muốn kinh doanh loại hình này phải đăng kí với chính quyền quản lí.
Nhưng hình thức tự phát tự phát ở nước ta vẫn đang còn nhiều. Đa số các chủ nhà không
được trang bị các kiến thức về phục vụ khách. Tuy nhiên đa số kiểu kiến trúc chủ yếu
vẫn là mang đậm nét văn hóa đặc trưng nơi du khách đến, thường mang đậm phong cách
của làng quê, phong cách cổ kính
+ Kiểu kiến trúc cổ, kiến trúc truyền thống thời xưa: ở Hội An, là các ngôi nhà ba gian
cổ kính, ở giữa vẫn đặt bàn thờ, gian sau là không gian “giếng trời”, sau cùng là bếp và
không gian sinh hoạt của gia đình. Phòng khách được sắp xếp trên lầu, với tất cả tiện
nghi lưu trú tối thiểu
+ Kiểu nhà sàn, nhà rông của dân tộc Tây Nguyên, mái nhà lợp bằng cây cọ, sàn nhà
làm bằng gỗ tre bóng láng
+ Kiểu kiến trúc dân dã với vật liệu làm từ gỗ, tre, nứa : ví dụ ở SaPa mô hình homestay
hấp dẫn khách du lịch bởi những ngôi nhà làm bằng gỗ pơ mu quý hiếm mọc giữa núi
rừng hay khung cảnh bình yên.
❖ Sản phẩm dịch vụ: Hệ sản phẩm dịch vụ của homestay cũng tương tự như các loại hình
lưu trú khác, cũng gồm các dịch vụ ngủ, ăn uống nhưng bên cạnh đó các dịch vụ bổ sung
mang tính văn hóa tạo ra những trải nghiệm riêng cho khách ở loại hình này

+ Dịch vụ ngủ: các phòng ở đủ tiêu chauanr đón tiếp khách, mỗi hộ phân tham gia kinh
doanh với một số lượng phòng cho thuê không nhiều để phục vụ lưu trú, không gian
thoáng mát, sạch sẽ và có một số trang thiết bị tiện nghi phục vụ nhu cầu du khách
+ Dịch vụ ăn uống: khách có thể tham gia chế biến các món ăn cùng chủ nhà,hoặc vũng
có cơ sở homestay phục vụ ăn uống cho du khách
+ Các dịch vụ bổ sung: Dịch vụ tham quan kiến trúc truyền thống của người dân trong
thời gian lưu trú. Ngoài ra du khách còn có thể hòa vào đời sống gia chủ, tham gia các
sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn, cùng đi chợ, mua thức ăn, cùng lăn vào
bếp để nấu nướng những món ăn truyền thống, chăm sóc hoa màu, tìm hiểu những danh
thắng. Chủ nhà sẽ là hướng dẫn viên giúp du khách tìm hiểu, khám phá đời sống cư dân,
sinh hoạt văn hóa cộng đồng, giới thiệu về vùng quê, lễ hội dân gian … một số dịch vụ
khác như dịch vụ vệ sinh và tắm, dịch vụ giặt là …
❖ Phân loại:
Theo nhu cầu của khách du lịch
o Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê tìm hiểu văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số
: Khách DL được ở trong nhà sàn của người dân, có thể tour đi bộ vòng quanh làng
với đồng bào dân tộc thiểu số qua các lễ hội
o Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê tìm hiểu đời sống nông thôn Việt Nam:
thường là nhà gỗ nằm giữa vườn nhiều cây, rộng rãi, thoáng mát. Tại nhà dân,
khách du lịch được sử dụng vật dụng dân dã như quạt nan, giường tre, uống nước
vối và cùng lao động sản xuất với người dân như đi cấy, làm đất, bắt cau…
o Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê tìm hiểu các làng nghề thủ công truyền
thống : đây là những ngôi nhà các làng nghề thủ công truyền thống. Khách du lịch
được tận mắt chứng kiến người dân làm ra các sản phẩm. Du khách tìm hiểu quy
8


Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh


trình sản xuất, cách làm và đặc biệt tự tay làm được sản phẩm đơn giản dưới sự
hướng dẫn người dân
o Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê là nhà cổ: những ngôi nhà cổ ở Hội An,
Huế …
Phân loại theo vị trí địa lí nhà chủ
o Nhà chủ ở khu vực thành phố: là nhà chủ có vị trí thuận tiện gần các khu dân cư, đô
thị, các trung tâm mua sắm. Đây là những nhà chủ phục vụ chủ yếu lượng khách đi
tham gia vào các sự kiện thể thao, các lễ hội, được tổ chức ở trong hoặc gần các
khu đô thị, nơi diễn ra sự kiện
o Nhà chủ ngoài khu vực thành phố: là nhà chủ nằm ở các vùng ngoại ô, ven triền
đồi hay ở các miền quê, chủ yếu phục vụ du khách có nhu cầu tham quan, trải
nghiệm cuộc sống ở đây.
❖ Giá cả: Chi phí trả không cao hơn so với các loại hình lưu trú khác hay so với một tour với
ăn nhà hàng, đi xe tour, nghỉ khách sạn. Hơn nữa, vì khách đến loại hình cơ sở lưu trú này
đến từ nhiều vùng, quốc gia khác nhau hầu hết homestay cho thuê với mức giá bình dân.
Đối với tour bình thường thì 1 tour homestay 2 ngày sẽ tiêu tốn 60-70% chi phí cho một
tour bình thường với các dịch vụ đầy đủ. Ở mức 400-600.000 hoặc ít hơn tùy vào thời gian
và só lượng người tham gia.
+ Cần Thơ: 10USD/khách/ đêm. Ở nhà người dân, ăn 1 bữa sáng và buổi chiều với các
món ăn thuần túy, kết hợp chương trình tham quan, giao lưu sinh hoạt với người bản địa
+ Cù Lao Chàm : 2009 :khách nội địa 50.000VNĐ/đêm/người. Khách quốc tế tầm
100.000- 150.000
❖ Ví dụ:
CÂU 2: TRÌNH BÀY MỐI QUAN HỆ GIỮA:
❖ Bar – bàn – bếp:
➢ Mối quan hệ giữa bộ phận bàn – bếp: Trong khách sạn, hai bộ phận này có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau đặc biệt cả hai bộ phận này có cùng khu vực làm việc. Các mối quan hệ
cơ bản giữa hai bộ phận này như:
▪ Bộ phận chế biến cần thường xuyên thông báo về khả năng phục vụ, chế biến của

mình ( như về thực phẩm, về thời gian chế biến, khả năng chế biến…) để bộ phận
nhà hàng kịp thời cung cấp thông tin, nhận yêu cầu, tiếp thị đối với khách.
▪ Bộ phận nhà hàng nhận yêu cầu và chuyển cho bếp chế biến món ăn để phục vụ
khách.
▪ Bộ phận nhà hàng tiếp nhận ý kiến của khách về món ăn sau đó thông báo cho bếp
(để chia sẻ thông tin và cải tiến sản phẩm)
➢ Mối quan hệ giữa bộ phận bàn – bar: Mối quan hệ giữa hai bộ phận này tương tự như
quan hệ giữa bộ phận nhà hàng và bếp, điều khác biệt là mối quan hệ này liên quan đến đồ
uống. Hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ như:
▪ Bộ phận bar cần thường xuyên thông báo về khả năng phục vụ (giá cả, chủng loại,
đặc tính… của các loại đồ uống) để bộ phận nhà hàng cung cấp thông tin, nhận yêu
cầu, tiếp thị đối với khách.
▪ Bộ phận nhà hàng nhận yêu cầu của khách về đồ uống và chuyển cho quầy bar để
chuẩn bị, pha chế và phối hợp phục vụ
9


Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh



Bộ phận nhà hàng tiếp nhận các ý kiến của khách về đồ uống…sau đó thông báo
cho bar để chia sẻ thông tin và cải tiến sản phẩm.
▪ Bộ phận nhà hàng nhận đồ uống từ quầy bar và phục vụ khách
▪ Phối hợp với nhau trong việc chăm sóc khách hàng và giải quyết những phàn nàn.
❖ Lễ tân – buồng phòng: Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì 2 bộ phận này phải phối hợp
chặt chẽ với nhau trong việc chuẩn bị buồng “bán” cho khách.
▪ Hằng ngày bộ phận lễ tân phải thông báo cho bộ phần buồng về buồng khách chuẩn bị đến

và buồng khách chuẩn bị rời đi, để bộ phận buồng chủ động trong việc dọn dẹp vệ sinh
buồng phòng.
▪ Bộ phận buồng phải thông báo cho bộ phận lễ tân về tình trạng buồng và khách để lễ tân
kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh và phân buồng hợp lý cho khách.
▪ Mối quan hệ nhịp nhàng đó sẽ góp phần tối đa hóa công suất buồng và tạo được ấn tượng
tốt cho khách lưu trú.
CÂU 3: TẠI SAO PHẢI PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC BỘ PHẬN TRONG DOANH
NGHIỆP LƯU TRÚ.
➢ Đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách: đòi hỏi có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ
phận
➢ Thống nhất mọi hoạt động: 1 cơ sở lưu trú có nhiều bộ phận, sản phẩm riêng, các bộ phận
quản lý riêng nhưng cùng hướng đến mục tiêu chung của đơn vị để phát triển sản phẩm lưu
trú và xây dựng cơ sở lưu trú ngày càng phát triển.
➢ Tạo luồng thông tin thông suốt giữa các cấp: các cấp quản trị, các bộ phận phòng ban và
nội bộ bộ phận để cập nhật thông tin khách hàng đầy đủ nhất để phục vụ tốt nhất đáp ứng
kịp thời nhu cầu của khách.
➢ Đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp lưu trú và các đối tác kinh doanh: vì cơ
sở lưu trú muốn thu hút khách phải có sự liên kết với các cơ sở kinh doanh khác như: vận
chuyển, lữ hành, ăn uống,…
CÂU 4: PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA SẢN PHẨM LƯU TRÚ. VÍ DỤ.
❖ Là sản phẩm dịch vụ:
- Sản phẩm lưu trú tồn tại dưới 2 hình thức: hàng hóa và dịch vụ, trong đó dịch vụ có:
• Dịch vụ chính thức: là dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống.
• Dịch vụ bổ sung: là các dịch vụ như massage, spa, chăm sóc sắc đẹp, thông tin liên lạc,
phòng hội nghị,… nhằm thỏa mãn các nhu cầu thứ yếu của khách, gồm dịch vụ bổ
sung bắt buộc và không bắt buộc.
- Hầu hết các sản phẩm hàng hóa đều được thực hiện dưới hình thức dịch vụ khi đem bán cho
khách.
- Hệ quả:
• Không thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm trước khi bán và mua.

• Sản phẩm không thể tồn kho
• Sản phẩm lưu trú chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng
❖ Có những đặc tính của dịch vụ trọn gói
10


Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh

Nếu xét trên góc độ các thành phần cấu thành nên sản phẩm dịch vụ của cơ sở lưu trú thì loại
hình này được gọi là dịch vụ trọn gói vì có đủ 4 thành phần:
• Phương tiện thực hiện dịch vụ (cơ sở vật chất kỹ thuật).
• Hàng hóa bán kèm: là hàng hóa được mua hay tiêu thụ bởi khách hàng trong thời gian
sử dụng dịch vụ.
• Dịch vụ hiện: là những lợi ích trực tiếp mà khách hàng dễ cảm nhận được khi tiêu
dùng.
• Dịch vụ ẩn: là những lợi ích mang tính chất tâm lý mà khách hàng chỉ cảm nhận được
sau khi đã tiêu dùng dịch vụ.
❖ Tính cao cấp:
- Do yêu cầu cao về chất lượng của đối tượng phục vụ: do đó, khách sạn muốn bán sản phẩm
của mình cho đối tượng khách hàng rất khó tính (nhu cầu của con người ngày càng tăng cao vì
điều kiện kinh tế phát triển) thì đòi hỏi cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao.
❖ Tính tổng hợp cao:
- Tính tổng hợp này xuất phát từ đặc điểm nhu cầu của khách du lịch.
CÂU 5: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH LƯU TRÚ Ở VIỆT NAM.
Lưu trú của du lịch Việt Nam phát triển theo hướng nâng cao chất lượng văn minh, hiện đại
Ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua 55 năm trưởng thành, phát triển. Đó là một quãng thời gian
không dài song Du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng,
thể hiện vai trò của một trong những ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc,

có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, trực tiếp là Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch, sự hợp tác,
hỗ trợ của các ngành, các cấp và sự phấn đấu nỗ lực của toàn ngành, thời gian qua, Du lịch Việt Nam đã
có những bước tiến đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội; chuyển dịch cơ cấu
kinh tế; thu hút đầu tư; tạo việc làm; đón tiếp ngày càng nhiều du khách quốc tế và nội địa. Năm 2014 vừa
qua, trong bối cảnh chịu tác động đáng kể từ suy thoái, khủng hoảng và suy giảm của một số thị trường,
ngành Du lịch Việt Nam vẫn đón được 7,9 triệu lượt khách quốc tế và 38,5 triệu lượt khách du lịch nội
địa.
Cùng với sự lớn mạnh của ngành Du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) đã được đầu tư và
nâng cao chất lượng, phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình, góp phần tạo nên sức hấp dẫn
chung của sản phẩm du lịch Việt Nam, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đa dạng của hàng chục triệu lượt
khách mỗi năm ở các mức chi tiêu khác nhau. Ngoài hai loại hình chủ yếu: khách sạn thành phố và nhà
nghỉ du lịch, đã hình thành khách sạn nghỉ dưỡng (resort), căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà ở có phòng
cho khách du lịch thuê (homestay), tàu thủy lưu trú du lịch, làng du lịch… ở khắp các địa danh trong cả
nước. Lực lượng hơn 18.600 đơn vị với sức chứa 350.000 buồng (gấp 5 lần so với năm 2001) đã góp
phần tích cực phục vụ thành công những sự kiện trọng đại của quốc gia và quốc tế, góp phần quảng bá
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam năng động, nhiệt tình, thân thiện, mến khách.
Số CSLTDL được xếp hạng phân bổ tương đối đều trên cả 3 miền: Miền Bắc chiếm 45% về cơ sở
và 32% về số buồng, miền Trung chiếm 29% về cơ sở và 38% về số buồng, miền Nam chiếm 25% về cơ
sở và 30% về số buồng. Tính đến 31/12/2014, các cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng bao gồm: 74 cơ
-

11


Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh

sở hạng 5 sao với 18.300 buồng, 194 cơ sở hạng 4 sao với 24.400 buồng, 387 cơ sở hạng 3 sao với

28.400 buồng, 1375 cơ sở hạng 2 sao với 51.300 buồng, 3227 cơ sở hạng 1 sao với 60.700 buồng, 11 cơ
sở hạng cao cấp với hơn 1400 buồng, hơn 7000 cơ sở hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch với hơn
78.500 buồng.
Hệ thống CSLTDL ở Việt Nam phát triển theo xu hướng chung của thế giới. Sự hiện diện của các
tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới như Accord, IHG, Mariot, Movenpick, Park Hyatt,
Starwood, Hilton, Victoria đã góp phần tạo bước tiến cho công nghệ khách sạn, thay đổi diện mạo và tăng
cường năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.Các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có
hiệu quả trong những năm qua có thể kể đến là: Sofitel Metropole, Sheraton, Intercontinental (Hà Nội),
Park Hyatt Saigon, Caravelle, New World (TP Hồ Chí Minh), Furama (Đà Nẵng), The Nam Hải (Quảng
Nam), Six senses Hideway Ninh Van Bay (Khánh Hòa), Palace (Lâm Đồng)…
Từ năm 2010 đến 2015, các nhà đầu tư Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường, hình
thành những chuỗi khách sạn có đẳng cấp quốc tế mang thương hiệu Việt. Ngoài đơn vị có truyền thống
nhiều năm như Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn với thương hiệu Saigontourist, Tổng Công ty Du lịch Hà
Nội với thương hiệu Hanoitourist, đã xuất hiện chuỗi khách sạn Vinpearl của tập đoàn Vingroup, chuỗi
khách sạn của tập đoàn Sun Group, chuỗi khách sạn của tập đoàn Mường Thanh, chuỗi khách sạn A25,
chuỗi khách sạn Golf, Công ty quản lý H&K… được du khách đánh giá cao. Các nhà đầu tư Việt Nam đã
thay thế nhà đầu tư nước ngoài trong một số dự án kinh doanh khách sạn cao cấp.
Bên cạnh khách sạn, các loại hình du lịch cộng đồng với trọng tâm là nhà ở có phòng cho khách du
lịch thuê (homestay), tập trung ở các khu vực ngoại thành, làng xã, thôn bản, vùng dân tộc ít người, vùng
cao (Tây Nguyên, miền núi), đồng bằng sông Cửu Long đã giúp khách hiểu thêm về văn hóa bản địa và
có trải nghiệm ấn tượng với cuộc sống thường nhật của người dân Việt Nam. Các loại hình căn hộ du
lịch cao cấp ở khu đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, biệt thự du lịch ở Đà Nẵng, Hải Phòng, làng du
lịch ở Lâm Đồng, tàu thủy lưu trú du lịch ở Quảng Ninh tuy chưa nhiều những cũng góp phần làm phong
phú sản phẩm du lịch, giúp khách có nhiều lựa chọn khi đi du lịch Việt Nam.
Các cơ sở lưu trú du lịch đã chú trọng mở rộng dịch vụ phục vụ nhu cầu đa dạng của khách. Những
dịch vụ bổ sung như chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc sắc đẹp, phòng họp phục vụ hội nghị, hội thảo, vui
chơi giải trí đang có xu hướng tăng tỷ trọng trong doanh thu của hầu hết các cơ sở lưu trú du lịch.
Nhiều CSLTDL năm 2014 đã được các tạp chí uy tín của nước ngoài bình chọn như khách sạn
InterContinental Danang Sun Peninsula của tập đoàn Sun Group được Hội đồng lữ hành thế giới World
Travel Awards (WTA) trao giải “Asia’s Leading Luxury Resort 2014”. Có 4 khách sạn nằm trong danh

sách khách sạn hàng đầu thế giới do tạp chí Travel +Leisure Hoa Kỳ bình chọn là Sofitel Metropole (Hà
Nội), The Nam Hải (Quảng Nam), Park Hyatt SaiGon (TP. Hồ Chí Minh), La Residence (Thừa Thiên
Huế) và 30 khách sạn từ 3 đến 5 sao được Tổng cục Du lịch và Hiệp Hội Khách sạn Việt Nam xét tặng
danh hiệu khách sạn hàng đầu Việt Nam.
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam là lực lượng đi đầu trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển bền vững, đặc biệt là tiết kiệm năng lượng, nước. Tổng
cục Du lịch đã khởi xướng và được Bộ VHTTDL phê duyệt, ban hành Bộ tiêu chí Nhãn Du Lịch bền
vững (DLBV) Bông sen xanh cho các CSLTDL tại Việt Nam theo Quyết định số 1355/QĐ-BVHTTDL
ngày 12/4/2012. Đến nay, cả nước đã có 33 khách sạn được trao chứng nhận Nhãn DLBV Bông sen xanh
12


Tổng quan ngành lưu trú

Thanh Ngân + Thảo Linh

cấp độ từ 1 đến 5, tập trung tại các tỉnh/thành phố: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Quảng
Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Ninh.
Hướng đến mục tiêu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam sẽ
tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các CSLTDL, ứng phó hiệu quả với
biến đổi khí hậu, tạo các thương hiệu mạnh trên trường quốc tế. Các CSLTDL đang nỗ lực phấn đấu, góp
phần để Việt Nam luôn là trung tâm du lịch, điểm đến hấp dẫn, đáng tin cậy của du khách bốn phương.

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×