Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

đồ án mạng lưới cấp thoát nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 57 trang )

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :

Để đáp ứng cho nhu cầu hội nhập và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang
ngày càng được đẩy mạnh hiện nay, phường Long Trường và phường Trường Thạnh,
quận 9 cần phải đẩy mạnh khả năng tăng trưởng kinh tế xã hội thật nhanh và bền vững.
Song song với quá trình đô thị hóa thì bài toán xây dựng cơ sở hạ tầng mà trong đó
việc cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp thoát nước chiếm một vị trí quan trọng.
Mức độ đô thị hóa ngày càng tăng , nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng cao cả về
chất lượng và số lượng. Bên cạnh đó, bảo vệ môi trường sống và môi trường nước
không bị ô nhiễm bởi các chất thải do hoạt động sống và làm việc của con người gây
ra thì việc “Thiết kế một mạng lưới cấp thoát nước hợp lý cho phường Long Trường và
phường Trường Thạnh, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh “ là một yêu cầu hết sức cần
thiết và chính đáng.
Để đảm bảo cho việc phát triển của phường Long Trường và phường Trường Thạnh,
quận 9 cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mực nhằm xây dựng một mạng lưới hoàn
chỉnh, bền vững, đạt tiêu chuẩn cấp thoát nước đô thị theo quy hoạch và có phương án
tối ưu hóa để vốn đầu tư hiệu quả cao nhất.
Ngày 1/11/2010, UBND TP.HCM ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh
(mở rộng) quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 Khu
trung tâm và dân cư quận 9 tại phường Long Trường và phường Trường Thạnh. Việc
thiết kế mạng lưới cấp thoát nước là một yêu tố cấp không thể thiếu trong nội dung qui
hoạch.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Vấn đề cấp nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường đang là một vấn đề cần giải
quyết và rất được quan tâm ở nước ta. Mục đích của đề tài là thiết kế một hệ thống xử


lý nước nhằm đáp ứng được nhu cầu cấp nước tiêu dùng của xã hội.
Về mục đích thiết kế mạng lưới thoát nước phải đảm bảo các yêu cầu sau:
−Đảm bảo nước thải không bị ứ đọng và thoát nước liên tục trong mọi giờ.
−Tính toán thiết kế sao cho nước thải có thể dễ dàng chảy đến trạm xử lý mà ít tốn

bơm nhất.
−Đoạn ống tránh không phải đi qua địa hình xấu và phức tạp.
Từ bản đồ quy hoạch chung của khu dân cư tại phường Long Trường và phường
Trường Thạnh, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, thiết kế mạng lưới cấp thoát nước
cho khu vực này. Tạo cơ sở cho việc triển khai xây dựng theo quy hoạch chung của
khu vực cũng như quy hoạch chung trên toàn địa bàn quận có tính khả thi cao, phù hợp
với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và xã hội, khắc phục những bất cấp quy hoạch
chung đã được phê duyệt trước đây.
1


1.3.
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng thực hiện

Mạng lưới cấp nước sinh hoạt, mạng lưới thoát nước sinh hoạt, mạng lưới thoát nước
mưa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Lĩnh vực nghiên cứu : mạng lưới cấp thoát nước.
Địa điểm : Khu trung tâm , dân cư phường Long Trường và phường Trường Thạnh,
Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

1.4.


Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài này đã thực hiện những nội dung chính như sau:








1.5.











Tìm hiểu hiện trạng, quy mô dân số và quy hoạch phát triển của đô thị.
Tính toán nhu cầu dùng nước của khu đô thị.
Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho phường Phú Thuận .
Tính toán lưu lượng nước thải cho toàn khu đô thị.
Vạch tuyến và tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt.
Vạch tuyến và tính toán thủy lực mạng lưới thoát nước mưa.
Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị.


PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU:
Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài như :
định hướng quy hoạch của khu vực, các yếu tố về khí hậu, địa hình, kinh tế,
xã hội …nhằm tạo bước tiến để phục vụ cho việc tính toán và thiết kế sau này.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: giúp lựa chọn số liệu, tài liệu có độ
tin cậy cao, chính xác để áp dụng vào việc tính toán thiết kế. Giới hạn phạm vi
thực hiện và khối lượng công việc phải làm.
Phương pháp so sánh, lựa chọn phương án: so sánh các phương án với nhau
về ưu và nhược điểm của từng phương án, để lựa chọn được phương án phù
hợp và hiệu quả nhất.
Phương pháp tính toán: dùng các công thức tính toán để tính toán các thủy lực
cho mạng lưới cấp – thoát nước.
Phương pháp tham khảo tài liệu: tham khảo các giáo trình cấp thoát nước liên
quan, thông tin từ giảng viên, đồ án, internet… để làm cơ sở cho việc thực
hiện.
Phương pháp đồ họa: thực hiện các bản vẽ giúp hình dung được các phương
pháp quy trình vận hành một cách hiệu quả, nhanh chóng.

2


1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.6.1.Ý nghĩa khoa học
Là kết quả áp dụng lý thuyết đã học trong việc thiết kế mạng lưới cấp thoát nước cho
khu trung tâm , dân cư phường Long Trường và phường Trường Thạnh, Quận 9,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài góp phần trở thành tài liệu tham khảo, rút kinh nghiệm cho việc thiết kế mạng
lưới cấp thoát nước cho các vùng sau này.
1.6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Thiết kế mạng lưới cấp thoát nước khu trung tâm , dân cư phường Long Trường và

phường Trường Thạnh, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo nhu cầu
nước sinh hoạt đầy đủ về lưu lượng, áp lực và cả chất lượng nước. Ngoài ra, mạng
lưới còn giúp đảm bảo vệ sinh cho khu dân cư và bảo vệ môi trường bằng mạng lưới
thu gom nước thải và nước mưa. Với việc xây dựng mạng lưới cấp thoát nước mang
lại tiện ích cho các hoạt động sinh hoạt của con người, nâng cao đời sống của người
dân.
1.7. YÊU CẦU THIẾT KẾ
1.7.1.Mạng lưới cấp nước
Phải đảm bảo độ tin cậy về cấp nước cho sinh hoạt và trường hợp có cháy xảy ra.
Đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và liên tục cho mọi đối tượng dùng nước.
Đảm bảo chất lượng nước cho mọi đối tượng dùng nước.
Giá thành xây dựng và quản lý rẻ.
Việc xây dựng và quản lý phải dễ dàng, thuận tiện.
Có khả năng cơ giới hóa và tự động hóa từng công đoạn hệ thống cấp nước.
1.7.2.Mạng lưới thoát nước
Đảm bảo độ tin cậy cao.
Thuận tiện cho công tác xây dựng, bảo dưỡng và xử lý khi có sự cố.
Cống thoát nước có đường kính, độ dốc tối thiểu theo quy định hiện hành.
1.8. CƠ SỞ THIẾT KẾ
TCXDVN 33 – 2006, Cấp nước – Mạng lưới đường ống và Công trình – Tiêu chuẩn
thiết kế.
TCVN 7957 – 2008, Thoát nước – Mạng lưới và Công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn
thiết kế.
TCVN 51 – 2008, Thoát nước bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế.

3


CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ KHU TRUNG TÂM , DÂN CƯ
PHƯỜNG LONG TRƯỜNG VÀ PHƯỜNG TRƯỜNG THẠNH,

QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.

VỊ TRÍ – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.1. Vị trí địa lý :
Khu trung tâm và dân cư phường Long Trường và phường Trường Thạnh, quận
9.
Quy mô khu vực quy hoạch: 200 ha, quy mô dân số dự kiến 20.000 người, mật độ
xây dựng chung từ 30-40%, tầng cao xây dựng từ 1-20 tầng, chỉ tiêu sử dụng đất
ở 49,79m2/người.
Ranh giới khu vực quy hoạch được xác định bởi:
- Phía Đông giáp quy hoạch khu dân cư Ích Thạnh 2, phường Trường Thạnh;
- Phía Tây giáp sông Ông Nhiêu;
- Phía Nam giáp quy hoạch khu dân cư Tây Tăng Long;
- Phía Bắc đường Lò Lu và sông Ông Nhiêu;
2.1.2. Địa hình, địa chất – thủy văn :
Khu vực nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu
Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn nên có mạng
lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
2.1.3. Khí hậu – thời tiết:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như
các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu - thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều
trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh
quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau.
2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên :
4



Nhìn chung đây là địa điểm tương đối thuận lợi về vị trí giao lưu liên vùng, điều kiện
đất đai xây dựng và phát triển hệ thống giao thông, cấp điện cho đô thị mới, đáp ứng
chức năng của một đô thị huyện lỵ.
Địa hình bằng phẳng, cảnh quan thiên nhiên gần khu đất qui hoạch là vùng đồi núi đồi
với cao độ 300m trở xuống thuận tiện cho việc lắp đặt đường ống.
Hạn chế lớn nhất là địa điểm thuộc khu vực hạn hẹp nguồn cấp nước, cần phải có
nghiên cứu trên phạm vi vùng, không chỉ riêng cho thị trấn Long Giao.
2.2.

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI :

Quận 9 là quận ngoại ô ở phía Đông thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành
phố khoảng 7km theo xa lộ Hà Nội, có vị trí chiến lược quan trọng là trung tâm vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp thành phố Biên Hòa ở phía Bắc và thành phố công
nghiệp Nhơn Trạch ở phía Nam. Trước đây, địa bàn quận 9 vốn là vùng sâu vùng xa
nông thôn của huyện Thủ Đức cũ nhưng từ khi thành lập đến nay quận 9 đã có nhiều
thay đổi.
Bộ mặt nông thôn và đô thị từng bước được cải tạo, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển.
Địa bàn quận có nhiều công trình dự án phúc lợi quy mô lớn đã được thực hiện như:
cầu, đường, trạm xá, trường học… góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, học tập,
sinh hoạt… của nhân dân, từng bước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định trật tự xã
hội.
Trong những năm qua với điều kiện sẵn có về tự nhiên cũng như nhiều công trình đầu
tư nhà vườn, địa điểm văn hóa lịch sử đã tạo cho quận 9 có những lợi thế về du lịch và
thu hút một lượng khách đáng kể. Hiện nay, đến với quận 9, du khách có thể tham
quan nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: Khu Công Viên Lịch sử Văn hóa Dân
tộc, Đền Tưởng niệm Bến Nọc, Bót Dây Thép,… và các khu du lịch hấp dẫn như
Vườn cò, Suối Tiên, Khu vui chơi giải trí The BCR…
2.2.1. Không gian,kiến trúc,cảnh quan đô thị :

Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị toàn khu vực quy hoạch dựa trên đặc
điểm hiện trạng, không gian đường phố, phân chia ô phố theo quy mô hợp lý, phù
hợp với tính chất hoạt động nhằm tạo các không gian kiến trúc đa dạng.
Trung tâm các khu ở bố trí các công trình công cộng và kết hợp công viên cây xanh
nhằm nâng cao yếu tố cảnh quan với hình thức kiến trúc và mặt đứng quy mô, đa dạng
phong phú, nhằm tạo cảnh quan cho khu vực; phục vụ cho nội khu và đáp ứng nhu cầu
cho cả khu vực lân cận.
Các khoảng công viên kết hợp sân bãi sinh hoạt thể dục trong các khu ở được bố trí
như những khoảng không gian đệm chuyển tiếp giữa các nhóm nhà ở và các phân khu
chức năng.
5


Về nguyên tắc xác định khoảng lùi công trình (chỉ giới xây dựng) trên từng lô đất sẽ
được xác định cụ thể theo các Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, các đồ án
thiết kế đô thị riêng (được thiết lập sau khi đồ án này được phê duyệt) hoặc căn cứ vào
Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam và các Quy định về kiến trúc đô thị do các cơ quan có
thẩm quyền ban hành.
Các công trình kiến trúc được thiết kế phù hợp cho từng chức năng, với hình thức kiến
trúc mang tính thẩm mỹ, đa đạng, phù hợp với xu hướng phát triển của khu đô thị.
2.2.2. Hiện trạng giao thông đô thị:
Xây dựng hoàn chỉnh các trục đường lớn theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây
dựng thành phố và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng trung tâm khu dân cư
Long Trường,Trường Thạnh, đã được phê duyệt làm tiền đề cho việc phát triển khu đô
thị với phân khu chức năng hợp lý, gắn kết các tuyến đường khu vực, đường nội bộ
với trục chính.
Tận dụng khai thác một số tuyến đường hiện hữu, hình thành các tuyến đường khu
vực tạo thuận lợi cho việc quản lý xây dựng các công trình dọc các trục đường (các
tuyến đường khu vực và đường nội bộ có lộ giới từ 16m - 20m).
2.2.3. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị:

a) Quy hoạch chiều cao:
Cao độ xây dựng cho toàn khu vực là H + 2,50m (hệ VN2000).
Đối với khu vực địa hình tự nhiên thấp hơn + 2,50m: cần nâng dần cao độ nền của khu
vực đến cao độ thiết kế khi có điều kiện.
Cao độ thiết kế tại các điểm giao cắt đường được xác định đảm bảo điều kiện kỹ thuật
tổ chức giao thông và thoát nước mặt cho khu đất, đồng thời phù hợp với khu vực
xung quanh; với giá trị thấp nhất là + 2,50m (hệ VN2000).
Độ dốc nền thiết kế: khu công trình công cộng, khu ở 0,4%; khu công viên cây xanh
0,3%.
Hướng đổ dốc: từ giữa các tiểu khu ra xung quanh và về phía sông rạch.
b) Quy hoạch thoát nước mặt:
Tổ chức hệ thống thoát riêng giữa nước bẩn và nước mưa.
Tổ chức tuyến cống chính theo định hướng quy hoạch chung, cống Æ1500mm dọc
đường Vành đai 3; cống Æ1200mm trên đường Lò Lu.

6


Nguồn thoát nước: tập trung theo các cống chính, đổ ra rạch Trau Trảu, sông Tắc và
sông Cây Cấm.
Cống thoát nước mưa quy hoạch đặt ngầm, bố trí dọc theo vỉa hè các trục đường giao
thông trong khu vực; kích thước cống tính theo chu kỳ tràn cống T = 3 năm (cống cấp
2) và T = 2 năm (cống cấp 3, cấp 4), kích thước cống thay đổi từ Æ500mm đến
Æ1500mm.
Nối cống theo nguyên tắc ngang đỉnh, độ sâu chôn cống tối thiểu 0,70m; độ dốc cống
tối thiểu được lấy đảm bảo khả năng tự làm sạch cống i = 1/D.

2.2.4. Quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc:
Nhu cầu điện thoại cố định: 30 máy/100 dân.
Định hướng đấu nối từ bưu cục hiện hữu (đài điện thoại Trường Thạnh - trạm Long

Trường) xây dựng các tuyến cáp chính đi dọc các trục đường giao thông đến các tủ
cáp chính của khu quy hoạch.
Mạng lưới Thông tin liên lạc được ngầm hóa đảm bảo mỹ quan khu quy hoạch và đáp
ứng nhu cầu thông tin thông suốt trong khu quy hoạch.
Hệ thống các tủ cáp xây dựng mới được lắp đặt tại các vị trí thuận tiện, đảm bảo mỹ
quan và dễ dàng trong công tác vận hành, sửa chữa.
2.2.5. Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị:
Chỉ tiêu cấp điện: 2.000 KWh/người/năm.
Nguồn điện được cấp từ trạm 110/15-22KV Thủ Đức Đông hiện hữu.
Cải tạo các trạm biến áp 15/0,4KV hiện hữu, tháo gỡ các trạm ngoài trời, có công suất
thấp, vị trí không phù hợp với quy hoạch.
Xây dựng mới các trạm biến áp 15-22/0,4KV, sử dụng máy biến áp 3 pha, dung lượng
250KVA, loại trạm phòng, trạm cột.
Cải tạo mạng trung thế hiện hữu, giai đoạn đầu nâng cấp lên 22KV, dài hạn sẽ được
thay thế bằng cáp ngầm.
Xây dựng mới mạng trung và hạ thế cấp điện cho khu quy hoạch, sử dụng cáp đồng
bọc cách điện XLPE, tiết diện dây phù hợp, chôn ngầm trong đất.

7


Hệ thống chiếu sáng dùng đèn cao áp sodium 150 - 250W - 220V, cần đèn đặt trên trụ
thép tráng kẽm.
2.3.

HIỆN TRẠNG CẤP THOÁT NƯỚC:

2.3.1. Quy hoạch cấp nước đô thị:
Nguồn cấp nước:
+ Giai đoạn đầu đến 2015: Sử dụng nguồn nước ngầm, xây dựng hệ thống cấp nước

và 1 trạm xử lý nước ngầm công suất 6.300 m3/ngày và 6 giếng khoan công nghiệp.
+ Giai đoạn dài hạn: Nối mạng với tuyến ống cấp nước Æ400 trên đường Nguyễn
Xiển; Æ500, Æ2000 trên đường Vành đai ngoài thay thế nguồn nước ngầm từ các
giếng khoan.
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: 180 lít/người/ngày.
Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 15 lít/s/đám cháy, số đám cháy đồng thời: 2 đám
cháy (theo TCVN 2622-1995).
Tổng nhu cầu dùng nước: 6.300 m3/ngày.
Mạng lưới cấp nước: Xây dựng mạng lưới cấp nước mới dạng mạng vòng, kết hợp các
nhánh cụt.

8


2.3.2. Quy hoạch thoát nước thải và rác thải:
a) Thoát nước thải:
Giải pháp thoát nước bẩn: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng, nước thải được đưa về
trạm xử lý cục bộ công suất 5.070 m 3/ngày, thoát xuống sông Tắc. Riêng điểm dân cư
phía Nam giáp ranh đường Vành đai 3 nước thải thoát xuống sông Cây Cấm.
Giai đoạn dài hạn: nước thải được đưa về trạm xử lý tập trung của khu vực (Trạm II)
công suất 30.000 - 35.000 m3/ngày.
Tiêu chuẩn thoát nước sinh hoạt: 180 lít/người/ngày.
Tổng lượng nước thải: 5.070 m3/ngày.
Mạng lưới thoát nước: Khu quy hoạch chia thành 02 lưu vực thoát nước:
+ Lưu vực phía Bắc sông Cây Cấm xây dựng các tuyến cống thoát nước thải, đưa về
trạm xử lý cục bộ thoát ra sông Tắc.
+ Lưu vực phía Nam giáp đường Vành đai 3 xây dựng các cống thoát nước thải thoát
ra sông Cây Cấm.
b) Rác thải:
Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt: 1,2 kg/người/ngày.

Tổng lượng rác thải sinh hoạt: 18 tấn/ngày.
Phương án thu gom và xử lý rác: Rác thải được thu gom mỗi ngày và đưa đến trạm ép
rác kín của quận. Sau đó vận chuyển đưa về các Khu Liên hiệp xử lý chất thải tập
trung của thành phố theo quy hoạch.

9


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
3.1

TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

3.1.1. Khái niệm về mạng lưới cấp nước :
Mạng lưới cấp nước là mạng lưới đường ống làm nhiệm vụ phân phối và dẫn nước
đến các đối tượng tiêu thụ.
3.1.2. Phân loại mạng lưới cấp nước :
a) Theo đối tượng phục vụ:
Hệ thống cấp nước cho sinh hoạt: phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt của người dân
trong các đô thị như cấp nước cho ăn uống, tắm rửa, giặt và cấp nước cho các khu vệ
sinh.
Hệ thống cấp nước sản xuất: phục vụ cho sản xuất trong các nhà máy, các khu công
nghiệp. Nước cấp cho sản xuất yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng và áp lực rất
khác nhau.
Hệ thống cấp nước chữa cháy: phục vụ việc dập tắt các đám cháy trong các khu dân cư
và các khu công nghiệp.
Hệ thống cấp nước kết hợp: là hệ thống kết hợp 2 loại hệ thống trên
b) Theo phương pháp sử dụng nước
Hệ thống cấp nước chảy thẳng: là hệ thống chỉ cấp nước một lần, nước sau khi đã sử
dụng được xử lý rồi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ thống này thường dùng cho các hệ

thống cấp nước sinh hoạt của các đô thị, các khu dân cư.
Hệ thống cấp nước tuần hoàn (nước sử dụng theo một chu trình khép kín): hệ thống
này tiết kiệm nước vì chỉ cần bổ sung một phần nước hao hụt (chỉ chiếm khoảng 5 10% tổng lượng nước tiêu thụ) do bay hơi và rò rỉ trong quá trình tuần hoàn, thường
dùng trong công nghiệp. Nước cấp cho sản xuất với nhiều loại sản xuất khác nhau, yêu
cầu chất lượng khác nhau.

10


Hệ thống cấp nước dùng lại: hệ thống này dùng khi chất lượng nước thải ra của đối
tượng dùng nước trước vẫn đảm bảo để cấp lại cho đối tượng dùng nước sau, hệ thống
này thường áp dụng cho các khu công nghiệp.
c) Theo phương pháp vận chuyển nước
Hệ thống cấp nước có áp: nước được vận chuyển trong ống nhờ áp lực của máy bơm
hoặc bể chứa trên cao tạo ra.
Hệ thống cấp nước tự chảy: nước tự chảy trong ống hoặc mương hở do chênh lệch cao
độ địa hình tạo ra.
d) Theo phương pháp chữa cháy
Hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp: là hệ thống cấp nước được thiết kế với áp
lực nước ở mạng lưới đường ống cấp nước đô thị chỉ đủ để đưa nước lên xe chữa cháy,
máy bơm đặt trên xe chữa cháy có nhiệm vụ tạo ra áp lực cần thiết để dập tắt đám
cháy. Bơm có thể hút trực tiếp từ họng chữa cháy của đường ống cấp nước đô thị. Hầu
hết các hệ thống cấp nước đô thị đều được thiết kế hệ thống chữa cháy áp lực thấp. Áp
lực yêu cầu tại điểm bất lợi nhất của mạng lưới cấp nước đô thị là 10m cột nước, áp
lực yêu cầu này thường thấp hơn áp lực cần thiết của một ngôi nhà ở vị trí bất lợi nhất.
Hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực cao: là hệ thống có áp lực tại mọi điểm dùng
nước của mạng lưới đủ để cho các vòi phun chữa cháy sử dụng cho việc chữa cháy mà
không cần thêm bơm tăng áp. Hệ thống này thường được thiết kế để chữa cháy cục bộ
cho từng công trình hoặc cho các xí nghiệp công nghiệp.
3.2.


CƠ SỞ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC

3.2.1. Xác định nhu cầu dùng nước:
3.2.1.1 Nước cấp cho ăn uống sinh hoạt:

Trong đó:
-

-

qi: Tiêu chuẩn lấy nước ( l/ng.ngđ), theo bảng 3.1 TCXDVN:33–2006 đối với
đô thị loại III, thiết kế cho giai đoạn 2030 sẽ có 100% dân đô thị được cấp nước
với qi = 150 l/ng.ngđ.
Ni = 16000 người : Số dân
11


Kngày max : Hệ số không điều hòa ngày lớn nhất; Kngàymax = 1,2 ÷ 1,4 (theo điều
3.3, TCXDVN:33–2006), chọn Kngàymax = 1,4.

-

3.2.1.2.Nước dùng cho tưới đường tưới cây:

Trong đó:
qi : lưu lượng nước tưới đường hoạc tưới cây(l/m2-1 lần tưới)
Fi: diện tích đường hoặc cây xanh cần tưới(m2)

-


Lưu lượng nước tưới cây:

Lưu lượng nước tưới đường:

3.2.1.3.Nước dùng cho công trình công cộng:
Do công trình nằm rải rác trong đô thị với quy mô khác nhau nên tổng lưu lượng nước
sử dụng cho các công trình công cộng:

Chọn 10 %, ta có:
3.2.1.4.Nước dùng cho chữa cháy:

Trong đó
-

qcc: Tiêu chuẩn nước chữa cháy (l/s), chọn q cc = 15 l/s (theo TCXDVN:33–
2006).

-

n: Số đám cháy xảy ra đồng thời, theo TCXD 33 – 2006 có n = 2.

-

k : Hệ số xác định theo thời gian phục hồi nước dự trữ chữa cháy. Đây là đô
thị loại III có 16 000 dân, nhà xây dựng hỗn hợp các tầng không phụ thuộc
vào bậc chịu lửa, theo TCXDVN:33–2006 thì k = 1.

12



3.2.2.Xác định công suất trạm xử lý:
3.2.2.1. Công suất trạm xử lý:
Công suất hữu ích cấp cho đô thị

Công suất của trạm bơm cấp II phát vào mạng lưới cấp nước

Trong đó
-

Kr : Hệ số lượng nước rò rỉ trên mạng lưới và lượng nước dự phòng, theo
TCXDVN:33–2006 thì Kr = 1,1 – 1,2.Vì hệ thống cấp nước đô thị được thiết kế
mới cho giai đoạn 2020 nên chọn hệ số dự phòng Kr = 1,2.

Công suất trạm xử lý

Trong đó
-

KXL: là hệ số lượng nước cho bản thân trạm xử lý, theo TCXDVN:33-2006 K XL
= 1,04 – 1,06, chọn KXL =1,05.

Lấy tròn 6300 m3/ngđ. Vậy công suất trạm xử lý là Q = 6300 m3/ngđ.
3.2.2.2.Lưu lượng rò rỉ:

3.3. XÁC ĐỊNH CẤP BƠM VÀ LỰA CHỌN MÁY BƠM:
Chế độ tiêu thụ nước thay đổi theo từng giờ trong ngày ứng với hệ số dùng nước
không điều hoà giờ tính bằng % lưu lượng ngày đêm.
Để đặc trưng cho chế độ tiêu thụ nước ăn uống sinh hoạt trong các đô thị, người ta đưa
ra hệ số không điều hòa giờ và thiết lập biểu đồ tiêu thụ nước cho từng giờ trong ngày

đêm.
Hệ số không điều hoà giờ lớn nhất là tỉ số giữa lưu lượng nước sử dụng trong giờ dùng
nước lớn nhất với giờ dùng nước trung bình trong ngày dùng nước lớn nhất.
Theo TCXDVN:33-2006 Kgiờ.max được xác định theo công thức:
13


Kgiờ.max = α max× β max
Trong đó:
-

α max: hệ số kể đến mức độ tiện nghi trong công trình, Theo TCXDVN:33-2006
điều 3.3: α max =1,2-1,5. Chọn α max =1,3.
β max: hệ số kể đến số dân trong khu dân cư (Theo TCXDVN:33-2006 bảng
3.2). Chọn β max = 1,3

α max × β max
Kgiờ.max =

=1,3×1,3= 1,69 ≃1,7

Dựa vào bảng lưu lượng nước cấp cho các khu dân cư theo hệ số không điều hòa giờ ta
lập được biểu đồ dùng nước cho từng giờ như sau:

14


Lưu lương nước
sinh hoạt
Giờ trong

ngày

0_1
1_2
2_3
3_4
4_5
5_6
6_7
7_8
8_9
9_10
10_11
11_12
12_13
13_14
14_15
15_16
16_17
17_18
18_19
19_20
20_21
21_22
22_23
23_24
Tổng cộng

Kgiờ = 1,7
%Q_ng

đ
1.0
1.0
1.0
1.0
2.0
3.0
5.0
6.5
4.5
4.5
5.5
6.5
6.5
5.0
5.0
4.5
5.5
7.0
7.0
6.5
5.5
3.0
2.0
1.0
100

m^3
33.6
33.6

33.6
33.6
67.2
100.8
168
218.4
151.2
151.2
184.8
218.4
218.4
168
168
151.2
184.8
235.2
235.2
218.4
184.8
100.8
67.2
33.6
3360

Nước tưới
Tưới
cây

Tưới
đường


167.5
167.5
21.3
21.3
21.3
21.3
21.3
21.3
21.3
21.4
167.5
167.5
167.6

837.6

170.6

Nước
cho
CTC
C

14
14
14
14
14
14

14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
14
336

Nước rò
rỉ và dự
phòng

39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2

39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
39.2
940.8

Lưu lượng nước
tổng cộng cấp cho
mạng lưới
m^3

%Q_ngđ

86.8
86.8
86.8

86.8
120.4
154.0
388.7
439.1
225.7
225.7
259.3
292.9
292.9
242.5
242.5
225.8
405.5
455.9
455.9
271.6
238.0
154.0
120.4
86.8
5644.9

1.54
1.54
1.54
1.54
2.13
2.73
6.89

7.78
4.00
4.00
4.59
5.19
5.19
4.30
4.30
4.00
7.18
8.08
8.08
4.81
4.22
2.73
2.13
1.54
100

Hình 4.1 Biểu đồ dùng nước cho các giờ trong ngày.
Căn cứ vào biểu đồ tiêu thụ nước có thể chọn 3 bơm song song nhau,chế độ bơm trong
trạm bơm cấp II như sau:
Từ 5-21 h: bơm với chế độ 5,15 % Qngđ
Từ 21-5 h: bơm với chế 2.2 % Qngđ
Trạm bơm cấp I bơm điều hòa suốt ngày đêm, trạm bơm cấp II làm việc theo 2 chế độ
với lưu lượng tổng cộng là:

15



×

×

5,15% Qngđ 16h + 2,2% Qngđ 8h = 100% Qngđ
Lưu lượng bơm hoạt động từ 21-5h là:
Q1b = 2,2% Q = 2,2% 6300= 138,6 ( m3/ ngđ) = 1,6(l/s)
Lưu lượng bơm hoạt động từ 5-21h là:
Q2b= 5,15% Q =5,15% 6300 = 324,5 (m3/ngđ) = 3,76 (l/s)

3.4. TÍNH DUNG TÍCH ĐÀI VÀ BỂ CHỨA:
3.4.1. Dung tích đài:
Chế độ tiêu thụ nước trên mạng rất phức tạp va thay đổi theo từng giờ. Trong khi trạm
bơm cấp II làm nhiệm vụ cấp nước cho mạng chỉ làm việc theo 2 – 3 bậc nhất định.
Khi bơm như vậy, sẽ có giờ thừa nước và thiếu nước so với chế độ tiêu thụ của mạng
lưới.
Vì vậy, muốn cấp nước đầy đủ và liên tục cho mọi đối tượng dùng nước thì trên mạng
cần xây dựng đài nước.
Khi trạm bơm cấp II vượt quá lượng nước cần tiêu thụ sẽ dẫn đến thừa nước, lượng
nước thừa sẽ đi lên đài và được chứa tại đó. Ngược lại khi trạm bơm cấp II bơm không
đủ cho nước tiêu thụ, khi đó nươc từ trên đài chảy xuống bổ sung lượng nước thiếu.
Ngoài lượng nước điều hòa lên xuống, đài còn dự trữ một lượng nước chữa cháy trong
10 phút ban đầu.
Thời điểm đài cạn hết nước thường xảy ra sau một giai đoạn nước ở đài ra liên tục
nhiều nhất.
Dung tích đài nước bao gồm dung tích nước điều hòa giữa trạm bơm cấp II và mạng
lưới và dung tích nước dự trữ chữa cháy trong 10 phút đầu.
Dung tích điều hòa của đài được lập theo bảng thống kê. Dung tích điều hòa lớn nhất
của đài nước tương ứng với lượng nước còn lại trong đài nhiều nhất tính bằng % Q ngđ.


16


Giờ
trong
ngày
0_1
1_2
2_3
3_4
4_5
5_6
6_7
7_8
8_9
9_10
10_11
11_12
12_13
13_14
14_15
15_16
16_17
17_18
18_19

Lưu
lượng
nước tiêu
thụ theo

giờ trong
ngày
1.54
1.54
1.54
1.54
2.13
2.73
6.89
7.78
4
4
4.59
5.19
5.19
4.3
4.3
4
7.18
8.08
8.08

Chế độ
bơm của
trạm bơm
cấp II
2.2
2.2
2.2
2.2

2.2
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15

Lưu lượng
nước vào
đài
0.66
0.66
0.66
0.66
0.07
2.42

Lượng nước
ra khỏi đài

1.74

2.63
1.15
1.15
0.56
0.04
0.04
0.85
0.85
1.15
2.03
2.93
2.93
17

Lượng
nước còn
lại trong
đài
2.16
2.82
3.48
4.14
4.21
6.63
4.89
2.26
3.41
4.56
5.12
5.08

5.04
5.89
6.74
7.89
5.86
2.93
0


19_20
20_21
21_22
22_23
23_24
Tổng
cộng

4.81
4.22
2.7
2.13
1.54

5.15
5.15
2.2
2.2
2.2

100


100

0.34
0.93
0.5
0.07
0.66

0.34
1.27
0.77
0.84
1.5

Lượng nước còn lại trong đài lớn nhất : 7,89%Qngđ.
Lượng nước còn lại trong đài ít nhất : 0,00%Qngđ.
Dung tích điều hoà của đài : 7,89%Qngđ.
Dung tích điều hòa của đài:

Dung tích thiết kế của đài:

Trong đó:
-

Wđh : lưu lượng điều hòa, Wđh = 445,4 m3
Wcc: Lưu lượng nước cần để chữa cháy trong 10 phút đầu.
Wcc= qcc x 0,6 x n = 15 x 0,6 x 2 = 18 (m3)

Trong đó :

-

qcc: tiêu chuẩn nước chữa cháy
n: số đám cháy xảy ra đồng thời

Chọn đài hình nấm, thì chiều cao của bầu đài nước là:

Vậy đài có chiều cao là 4m, đường kính là 12m.
3.4.2. Dung tích bể chứa:
Do chế độ làm việc khác nhau giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II nên cần phải
xây dựng bể chứa nước để dự trữ một lượng nước do trạm bơm cấp I bơm đến khi trạm
bơm cấp II không bơm hết và bổ sung lượng nước thiếu khi trạm bơm cấp II bơm
nhiều hơn.
18


Bể chứa có nhiệm vụ điều hòa nước giữa trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II. Đồng
thời dùng để dự trữ nguồn nước dùng để chữa cháy trong 3 giờ và một lượng nước cần
thiết cho bản thân trạm xử lí.

Giờ
trong
ngày
0_1
1_2
2_3
3_4
4_5
5_6
6_7

7_8
8_9
9_10
10_11
11_12
12_13
13_14
14_15
15_16
16_17
17_18
18_19
19_20
20_21
21_22
22_23
23_24
Tổng
cộng

Trạm
bơm cấp
I
4.16
4.16
4.16
4.16
4.16
4.17
4.17

4.17
4.17
4.17
4.17
4.17
4.17
4.17
4.17
4.17
4.17
4.17
4.17
4.17
4.17
4.16
4.16
4.16

Chế độ
bơm của
trạm bơm
cấp II
2.2
2.2
2.2
2.2
2.2
5.15
5.15
5.15

5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
5.15
2.2
2.2
2.2

100

100

Lượng
nước vào
bể
1.96
1.96
1.96
1.96
1.96


Lượng
nước ra
khỏi bể

0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
0.98
1.96
1.96
1.96

Lượng nước còn lại trong bể lớn nhất :15,68%Qngđ.
19

Lượng
nước còn
lại trong

bể
7.84
9.8
11.76
13.72
15.68
14.7
13.72
12.74
11.76
10.78
9.8
8.82
7.84
6.86
5.88
4.9
3.92
2.94
1.96
0.98
0
1.96
3.92
5.88


Lượng nước còn lại trong bể ít nhất : 0%Qngđ.
Dung tích điều hoà của bể : 15,68%Qngđ.
Dung tích điều hòa của bể:


Dung tích thiết kế của bể:

Trong đó:
-

Wđh : lưu lượng điều hòa, Wđh = 885,2 m3
Wcc: Lưu lượng nước cần để chữa cháy trong 3 giờ, Wcc= 324m3.
K=1,05-1,1. Chọn K=1,1.

Xây dựng ba bể chứa nước hình chữ nhật, được xây dựng bằng bê tông cốt thép (theo
TCXDVN:33-2006 trong một trạm xử lý có ít nhất hai bể chứa), thể tích mỗi bể:

Mỗi bể có chiều cao là 5 m; chiều cao bảo vệ 0,5m chiều cao của bể là 5,5 m.
Diện tích bể:

Vậy chọn kích thước bể là : FB = L x B = 9 m x 9 m = 81 m2.
3.5 VẠCH TUYẾN VÀ LỰA CHỌN MẠNG LƯỚI:
3.5.1. Các bước tính toán mạng lưới cấp nước cho đô thị:
Việc tính toán mạng lưới cấp nước được thực hiện theo các bước sau:
1. Tính nhu cầu sinh hoạt của khu vực.
2. Xác định thể tích các công trình điều hòa áp lực và lưu lượng trên mạng lưới.
3. Tiến hành vạch tuyến mạng lưới cấp nước, chia mạng lưới thành các vòng để

tính toán thủy lực. Xác định vị trí các công trình điều hòa áp lực và lưu lượng
trên mạng lưới nếu có : đài nước, bể chứa.
4. Tính lưu lượng đơn vị dọc đường vào giờ dùng nước lớn nhất.
5. Tính lưu lượng dọc đường của mỗi đoạn ống.
6. Xác định lưu lượng tập trung tại các nút.
7. Tính tổng nhu cầu cần cấp nước tại các nút vào giờ dùng nước lớn nhât.

8. Xác định lượng nước chuyển qua các đoạn ống vào giờ dùng nước lớn nhất.
20


9. Xác định đường kính ống từ các đoạn chuyển qua.
10. Phân bố lưu lượng nước chũa cháy qua các đoạn ống vào giờ dùng nước lớn

nhất. Kiểm tra lại đường kính, nếu không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển
khi có nước chữa cháy thì phải tăng đường kính ống.
11. Tính toán thủy lực cho mạng lưới vào giờ dùng nước lớn nhất bằng cách lập

bảng tính.
12. Kiểm tra tổn thất tên các vòng. Đảm bảo tổn thất trên các vòng không vượt quá

0,5 và 1,5 m đối với vòng bao bên ngoài nếu không đáp ứng được yêu cầu này
thì phải tiến hàng điều chỉnh lưu lượng trực tiếp trên các vòng và tiếp tục tính
thủy lực cho đến khi đạt yêu cầu.
13. Xác định tổn thất áp lực trên tuyến ống bất lợi nhất để chọn bơm.
14. Tiến hành tính toán thủy lực trên mạng lưới vào giờ dùng nước lớn nhất có

cháy xảy ra. Tiến hành tính toán như các bước 11, 12, 13.
3.5.2. Bố trí đài nước:
Đài nước có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa trạm bơm cấp II và mạng lưới tiêu thụ,
ngoài ra còn có nhiệm vụ dự trữ nước chữa cháy trong thời gian cần thiết là trong 10
phút.
Dựa vào qui hoạch mặt bằng tổng thể, tùy theo địa hình thực tế ta chọn phương án tối
ưu nhất để xây dựng đài đảm bảo cấp nước đủ lưu lượng, áp lực vận chuyển nước đến
điểm cao nhất trong khu vực. Đồng thời phải đảm bảo kinh tế xây dựng công trình,
vừa đảm bảo kế hoạch phát triển và qui hoạch đô thị trong tương lai.
Các phương án xây dựng đài trong mạng lưới có thể là:

- Mạng cấp nước có đài đặt đầu mạng: tính cho 2 trường hợp:
 Tính toán mạng lưới cho giờ dùng nước lớn nhất.
 Tính toán mạng lưới đảm bảo dập tắt các đám cháy trong giờ dùng nước lớn

nhất.
Ưu điểm: trong giờ dùng nước lớn nhất thì nước từ trạm bơm cấp II và đài cùng cấp
nước vào mạng đến điểm bất lợi nhất. Chế độ của trạm bơm cấp II tính toán đơn giản,
kỹ thuật không phức tạp.
Khi hộ tiêu thụ dùng nước ít thì lượng nước thừa được vận chuyển lên đài, chiều dài
ống vận chuyên ngắn nên giảm được tổn thất áp lực và giảm rò rỉ.
Xây dựng và quản lý dễ dàng.
21


Nhược điểm: để cấp nước đầy đủ cho mạng thì phải vận chuyển lưu lượng lớn, đòi hỏi
đường kính ống lớn làm tăng chi phí xây dựng.




Mạng lưới cấp nước có đài đặt cuối mạng: cần tính toán cho 3 trường hợp:
Tính toán mạng lưới cho giờ dùng nước lớn nhất
Tính toán cho giờ vận chuyển nước nhiều nhất vào đài.
Tính toán kiểm tra mạng lưới khi đảm bảo cấp nước dập tắt các đám cháy trong
giờ dùng nước lớn nhất.

Ưu điểm: trong giờ dùng nước lớn nhất thì đài cấp nước đầy đủ cho khu vực cuối
mạng lưới và điểm bất lợi nhất nằm gần đài. Lúc này dòng chảy theo hai hướng khác
nhau tạo biên giới cấp nước.
Nhược điểm: trong giờ dùng nước nhỏ nhất, lượng nước cấp dư sẽ được vận chuyển

lên đài. Lúc này nước vận chuyển trên đoạn đường dài với đường kính nhỏ gây ra tổn
thất áp lực lớn, làm trạm bơm tốn nhiều điện năng.
Mạng lưới cấp nước có đài đặt giữa mạng: cần tính toán cho 3 trường hợp cụ
thể:
 Tính toán mạng lưới cho giờ dùng nước lớn nhất.
 Tính toán mạng lưới khi có cháy xảy ra trong giờ dùng nước lớn nhất.
-

Trong giờ dùng nước lớn nhất, trạm bơm cấp II và đài nước cùng làm việc trên mạng
lưới để đảm bảo lượng nước yêu cầu. Việc lập sơ đồ tính toán và khi có cháy xảy ra
cũng giống như ta đặt đài đầu mạng lưới theo những nguyên tắc và quy định cân bằng
lưu lượng tại nút của mạng lưới.
Trong trường hợp có cháy xảy ra cũng giống như trong trường hợp đài đặt ở đầu mạng
lưới.
Đài thường đặt ở vị trí cao để giảm chiều cao đài và giảm giá thành xây dựng.
Nhận xét:
Vị trí địa hình khu vực thiết kế khá bằng phẳng nên không có phương án nào tận dụng
được địa hình. Mặc khác xây dựng đài nước ở giữa mạng lưới thì áp lực nước tại các
nút cuối mạng không đảm bảo nước đến tầng thứ 2 và vận tốc rất nhỏ. Do đó để đảm
bảo lưu lượng và tạo áp lực nước cho từng khu vực ta chọn phương án đài được xây
dựng ở đầu mạng lưới.
3.5.3. Vạch tuyến mạng lưới cấp nước:
3.5.3.1.Yêu cầu khi vạch tuyến cấp nước:

22


Dựa vào quy hoạch trung tâm ku dân cư Long Trường- Trường Thạnh năm 2020, hệ
thống mạng lưới phải đảm bảo cấp nước được an toàn, tránh xảy ra các sự cố hỏng
hốc đường ống gây mất nước. Vì vấy ta sử dụng mạng lưới vòng để cấp nước cho đô

thị. Khi thiết lập hệ thống phân phối nước dựa trên các yếu tố sau đây:
-

-

Đáp ứng đủ nước theo nhu cầu của đô thị.
Áp suất phải đảm bảo cho điểm bất lợi nhất.
Cần bố trí các đường ống với đường kính hợp lí để hạn chế tổn thất thủy lực,
như vậy sẽ giảm được cột áp bơm nên có lợi về nhiều mặt.
Độ sâu đặt ống phải thỏa các yêu cầu sau: không nông quá để tránh các tác
động cơ học và thời tiết, không sâu quá để tránh đào đất nhiều, thi công khó,
chiều sâu tối thiểu thường lấy là 0,8m kể từ mặt đất đến đỉnh ống.
Khi ống có khả năng bị tác động cơ học cần đặt ống trong các Tuynen hoặc vỏ
bọc kim loại để tránh các tác động cơ học và có thể dễ dàng sửa chữa khi gặp
sự cố.

3.5.3.2.Phương án vạch tuyến cấp nước:

3.6.TÍNH TOÁN THỦY LỰC:
3.6.1. Phân bố và điều chỉnh lưu lượng trong giờ dùng nước lớn nhất:
3.6.1.1.Xác định chiều dài tính toán cho mạng lưới cấp nước:
23


Mỗi đoạn ống làm nhiệm vụ đưa nước đến các đối tượng dùng nước khác nhau.
Để tính đến khả năng phục vụ của các đoạn ống đối với các tiêu chuẩn dùng nước
khác nhau người ta đưa ra khái niệm chiều dài tính toán và theo Giáo trình cấp nước
đô thị, Nguyễn Ngọc Dung, nhà xuất bản xây dựng được tính toán theo công thức
Ltt = Lth x m
Trong đó:

a: là hệ số kể đến mức độ phụ thuộc của đoạn ống với từng khu vực có tiêu
chuẩn dùng nước khác nhau.
 m= 1 nếu đường ống cấp nước hai bên.
 m = 0.5 nếu đường ống cấp nước một bên
- Ltt : chiều dài tính toán của đoạn ống.
- Lth: chiều dài thực của đoạn ống.
-

Bảng 3.1.Bảng thống kê chiều dài của đoạn ống
Chiều dài
m
394.5
264.1
498.1
261.7
401.6
495.2
549.8
247.2
618.6
181.1
469
297.7
531.4
578.1
255
376.5
267.7
188.7
340.6

227
508.1
343.6
268.1

Đoạn ống
Pipe p1
Pipe p2
Pipe p3
Pipe p4
Pipe p5
Pipe p6
Pipe p7
Pipe p8
Pipe p9
Pipe p10
Pipe p11
Pipe p12
Pipe p13
Pipe p14
Pipe p15
Pipe p16
Pipe p17
Pipe p18
Pipe p19
Pipe p20
Pipe p21
Pipe p22
Pipe p23
24



Pipe p26
Pipe p28
Pipe p29
Pipe p30
Pipe p24
Pipe p25
Pipe p27

353.2
493.1
523.1
491.1
487.5
1000
1000
12911.4

Tổng chiều dài dọc đường là 12911.4 m.
4.6.1.2. Lưu lượng đơn vị dọc đường:
Theo bảng 2.1, đô thị dùng nước nhiều nhất vào lúc 17- 18 h, chiếm 8,08 % Qngđ
tương đương với 455,9 m3/h hay 126,6 l/s
Theo Giáo trình cấp nước đô thị, Nguyễn Ngọc Dung, nhà xuất bản xây dựng lưu
lượng đơn vị dọc đường được tính theo công thức sau:

Trong đó: : tổng chiều dài đường ống của mạng lưới cấp nước (m).Ở đây không kể
những đoạn ống chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển nước.



Qdđ : tổng lượng nước dọc đường của toàn bộ mạng lưới.
Qdđ = Qvào – Qttr
-

Qvào = 126,6 (l/s)
Qttr : tổng lưu lượng nước lấy ra từ các điểm lấy nước tập trung trên mạng
lưới. Ở bài tập nay ta xem như Qttr = 0, vì không có số liệu cụ thể để tính
toán lưu lượng nước tập trung tại những khu vực sẽ sử dụng nhiều nước như
trường học

4.6.1.3. Lưu lượng dọc đường và lưu lượng nút:
Lưu lượng dọc đường bằng lưu lượng đơn vị dọc đường nhân với chiều dài của đoạn
ống.
Lưu lượng của mỗi nút sẽ bằng một nữa tổng lưu lượng dọc đường của các đoạn ống
đi qua nút đó.

Lưu lượng tính toán của mỗi nút được xác định theo công thức sau(Theo Giáo trình
cấp nước đô thị, Nguyễn Ngọc Dung, nhà xuất bản xây dựng ):
25


×