Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt trong văn bản Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.88 KB, 31 trang )

Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt trong văn
bản Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm
thi tập

Hoàng Tịnh Thủy

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Hán Nôm; Mã số: 60 22 40
Người hướng dẫn: TS. Lã Minh Hằng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Nghiên cứu về hệ thống thơ chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cung cấp văn bản
khả tín để nghiên cứu thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm (văn bản Trình quốc công Nguyễn Bỉnh
Khiêm thi tập, kí hiệu AB.635). Từ những kết quả nghiên cứu chữ Nôm trong văn bản có thể
cung cấp những số liệu đáng tin cậy về những nét đặc thù của chữ Nôm ở thời kì mà tác phẩm
xuất hiện. Kết quả của việc khảo cứu cách ghi tiếng Việt qua văn bản Trình quốc công Nguyễn
Bỉnh Khiêm thi tập sẽ là một tư liệu cho việc tìm hiểu diện mạo ngữ âm tiếng Việt đương thời.
Cung cấp một bản Phiên âm chuẩn xác với những chú thích tường tận toàn bộ tác phẩm Trình
quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập.
Keywords: Nguyễn, Bỉnh Khiêm; Hán nôm; Tiếng Việt; Chữ Nôm; Chữ Nôm
Content:

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 8
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ..................................................................... 9
3. Ý nghĩ a khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................... 9
4. Lịch sử vấn đề.......................................................................................... 9
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của luận văn .................. 11


6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 12
7. Quy ước trình bày .................................................................................. 13
8. Bố cục luận văn ..................................................................................... 13
Chương I: TQCNBKTT – TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM...................................... 15
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm .................. 15
1.1.1 Cuộc đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ........................ 15
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm ............................. 16
1.2 Văn bản Bạch Vân am thi tập.............................................................. 16
1.2.1 Tình hình văn bản ...................................................................... 17
1.2.2 Giới thiệu tác phẩm TQCNBKTT, kí hiệu AB.635..................... 22
Chương II: TQCNBKTT - ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN TỰ ................................... 26
2.1 Đôi nét về chữ Nôm trước thời kì Lê - Mạc ........................................ 26
2.2 Đặc điểm cấu tạo chữ Nôm trong TQCNBKTT .................................. 29
2.2.1 Mô hình cấu tạo chữ Nôm.......................................................... 29
2.2.2 Tiêu chí thống kê phân loại........................................................ 30
2.2.3 Kết quả thống kê, phân loại ....................................................... 32
2.3 Cách ghi và cách viết chữ Nôm ........................................................... 45


2.3.1 Dấu ấn thời đại trong TQCNBKTT thể hiện qua cách dùng
chữ Nôm .............................................................................................. 45
2.3.2 Chữ Nôm trong TQCNBKTT có nhiều cách viết và cách đọc ... 46
2.3.3 Hiện tượng song tồn các chữ Nôm cũ/ mới ............................... 53
Chương III: TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ TRONG TQCNBKTT ............................ 55
3.1 Ngữ âm tiếng Việt thể hiện qua cách ghi chữ Nôm trong văn bản ..... 55
3.1.1 Dấu vết phụ âm đầu tiếng Việt thể hiện qua văn bản ................ 55
3.1.2 Dấu vết phụ âm đầu tiền Hán Việt thể hiện qua văn bản .......... 63
3.1.3 Dấu vết vần Việt cổ và vần tiền Hán Việt thể hiện qua văn bản 64
3.2 Từ Việt cổ............................................................................................. 68
3.2.1 Từ Việt cổ nay không còn sử dụng trong tiếng Việt hiện đại .... 69

3.2.2 Từ Việt cổ vẫn còn sử dụng trong tiếng Việt hiện đại, nhưng ý
nghĩa đã mờ đi hoặc tồn tại trong các từ song âm tiết hiện nay ........ 70
3.2.3 Từ láy trong TQCNBKTT .......................................................... 70
3.3 Bảng thống kê các từ cổ trong văn bản TQCNBKTT (AB.635) .......... 72
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 81
1. Về tình hình văn bản các bản sao chép ................................................. 81
2. Về đặc điểm chữ Nôm ............................................................................ 82
3. Về cách ghi tiếng Việt ............................................................................ 83
4. Hướng mở của luận văn ........................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...97


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà văn hóa lớn của dân tộc

. Tài

năng và nhân cách của ông có ảnh hưởng mạ nh mẽ trong suốt thế kỉ
XVI. Nhưng bên cạnh đó ông còn là nhà thơ tiêu bi ểu của nền văn
học trung đại với hàng ngàn bài thơ ch ữ Hán và chữ Nôm có giá trị
để lại cho hậu thế . Thơ chữ Nôm của ông ngày càng thu hút sự quan
tâm của nhiều học giả , bởi nó mang phong thái đặc trưng của thời kì
Lê Trung Hưng - thời kì cả văn tự lẫn ngữ âm Tiếng Việt trải qua
nhiều biến đổi lớn để dần bước vào giai đoạn ổn định , phát triển. Với
một số lượng thơ lớn được ghi bằng văn tự dân tộc , Trình quốc công
Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập được đánh giá cao về phong cách sáng
tác cũng như chất liệu thơ ; nó thực sự là nguồn tư liệu quý để góp
phần tì m hiểu đặc điểm chữ Nôm và tiếng Việt thế kỉ XV – XVI. Với

những lí do thiết thực đó, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài:
Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua văn bản Trình quốc công
Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập làm luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, có khá nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu giới thiệu
về tập thơ TQCNBKTT như sau:
- Bạch Vân thi tập, tạp chí Nam Phong, từ số 14 đến 37, năm 1918
– 1920 có in một số bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Hoàng Xuân Hãn trong Thi văn Việt Nam, NXB Sông Nhị đã
trích in 14 bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Hoàng Xuân Hãn trong La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, tập 3
3


đã trích in 14 bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Bài viết Nguyễn Bỉnh Khiêm, người phát ngôn của đạo đức phổ
thông của Paul Schneider in trong tập san Hiệp hội nghiên cứu về
Đông Dương, số 4 năm 1974 đã phiên Nôm Bạch Vân am thi tập ra
chữ Quốc ngữ, có đối chiếu một số bài với Quốc âm thi tập của
Nguyễn Trãi.
- Năm 1939, Sở Cuồng Lê Dư trong Quốc học tùng san, đệ nhất
tập, đã phiên âm chú giải giới thiệu 100 bài thơ Nôm của Nguyễn
Bỉnh Khiêm.
- Năm 1983, nhóm Đinh Gia Khánh và Hồ Như Sơn đã chọn 161
bài thơ Nôm trong tuyển tập Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm do nhà xuất
bản Văn học ấn hành.
- Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Giáo dục, H.1989, Bùi Văn
Nguyên đã phiên âm 177 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Tổng tập văn học Việt Nam, tập 6, Bùi Duy Tân đã tuyển chọn
90 bài trong Bạch Vân quốc ngữ thi và 86 bài trong Bạch vân am thi

tập.
- Tổng tập văn học Nôm Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Tá Nhí chủ
biên, có một bài viết về ba văn bản Bạch Vân am thi tập đồng thời đã
phiên âm 100 bài thơ Nôm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu được sao chép trong ba
văn bản Bạch Vân thi tập kí hiệu AB.157; Trình quốc công Bạch Vân
thi tập kí hiệu AB.309 và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập
kí hiệu AB.635. Cả 3 văn bản hiện đang lưu giữ tại Thư viện Viện
4


nghiên cứu Hán Nôm. Từ kết quả khảo cứu văn bản, chúng tôi chọn
Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập kí hiệu AB.635 làm đối
tượng nghiên cứu trong luận văn. Các vấn đề được tiến hành nghiên
cứu: phiên âm, chú giải, khảo cứu cấu tạo chữ Nôm và cách ghi tiếng
Việt sẽ được thể hiện qua văn bản này.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở phiên âm chú giải toàn bộ văn bản, luận văn sẽ khảo cứu
toàn bộ tác phẩm TQCNBKTT về cấu tạo chữ Nôm, ngữ âm tiếng Việt
và cách ghi từ cổ. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành khảo cứu thêm
văn bản Bạch Vân thi tập kí hiệu AB.157 và Trình quốc công Bạch Vân
thi tập kí hiệu AB.309 để làm rõ hơn mục đích thực hiện đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung này, chúng tôi chủ yếu áp dụng
phương pháp văn bản học để tìm ra bản nền tốt nhất làm cơ sở cho
các nghiên cứu tiếp sau; phương pháp nghiên cứu lịch đại và nghiên
cứu đồng đại được thực hiện đối với các hiện tượng văn hoá và chữ
viết.

Các thao tác được sử dụng, gồm: thao tác phân tích chứng minh
(để làm sáng rõ cho các luận điểm đề ra); thao tác thống kê phân loại
(được sử dụng để thống kê và phân loại cấu trúc chữ Nôm trong văn
bản); thao tác so sánh đối chiếu và so sánh lịch sử (được sử dụng để
khảo cứu cách ghi các từ cổ trong văn bản).
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp sau:
- Đưa ra cái nhìn tổng quát về hệ thống thơ chữ Nôm của

5


Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Cung cấp văn bản khả tín để nghiên cứu thơ Nôm của Nguyễn
Bỉnh Khiêm (văn bản Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập,
kí hiệu AB.635).
- Từ những kết quả nghiên cứu chữ Nôm trong văn bản có thể
cung cấp những số liệu đáng tin cậy về những nét đặc thù của chữ
Nôm ở thời kì mà tác phẩm xuất hiện.
- Kết quả của việc khảo cứu cách ghi tiếng Việt qua văn bản
Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập sẽ là một tư liệu cho
việc tìm hiểu diện mạo ngữ âm tiếng Việt đương thời.
- Cung cấp một bản Phiên âm chuẩn xác với những chú thích
tường tận toàn bộ tác phẩm Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi
tập.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, phần Nội dung của
Luận văn được kết cấu qua ba chương:
Chương I: TQCNBKTT – Tác gia và tác phẩm
Chương II: TQCNBKTT – Đặc trưng về văn tự

Chương III: Tiếng Việt lịch sử trong TQCNBKTT

6


NỘI DUNG
Chương 1
TQCNBKTT – TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.1.1 Cuộc đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, mất năm 1585, người
làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh
Bảo, ngoại thành Hải Phòng). Sinh trưởng trong một gia đình
vọng tộc (cháu ngoại quan Thượng thư Nhữ Văn Lan) có học vấn.
Song thân ông đều là những người có văn tài học hạnh nên ngay
từ nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã hấp thu truyền thống gia giáo, kỷ
cương.
Lớn lên trong một giai đoạn lịch sử nhà Lê suy thoái, các phe
phái trong triều đố kị, chém giết lẫn nhau nên suốt cuộc đời thanh
niên trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trong ẩn dật, không thi
thố được tài năng. Mãi tới năm 1535, lúc này đã 45 tuổi, ông mới đi
thi. Ba lần thi Hương, thi Hội, thi Đình ông đều đỗ đầu và đỗ Trạng
nguyên. Sau đó, ông làm quan với tân triều, và được nhà Mạc phong
chức Tả thị lang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Triều đình
nhà Mạc rất trân trọng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân ông cũng hy
vọng triều đại nhà Mạc có thể xây dựng lại đất nước. Nhưng trước
cảnh binh đao loạn lạc, niềm tin của ông nhanh chóng sụp đổ.
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm

7



Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn
thơ có giá trị như: Bạch Vân thi tập (gồm hàng trăm bài thơ chữ
Hán) và Bạch Vân am thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi
(hiện còn tồn tại trong ba tập thơ Nôm Trình quốc công Bạch Vân
am thi tập gồm 100 bài thơ Nôm mang kí hiệu AB.309; Bạch Vân
thi tập cũng chép đủ 100 bài mang kí hiệu AB.157 và Trình quốc
công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, kí hiệu AB.635).
1.2 Văn bản Bạch Vân am thi tập
1.2.1 Tình hình văn bản
Cho đến nay, Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm
được ghi chép tập trung trong ba văn bản mang tên Bạch Vân thi tập,
Trình quốc công Bạch Vân thi tập, và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh
Khiêm thi tập.
- Trình quốc công Bạch Vân thi tập, kí hiệu AB.309.
Văn bản chép tay trên giấy lệnh đã sờn cũ, khổ 22 x 13cm, chưa
bị rách nát, gồm 97 trang, chép tay 100 bài thơ Nôm, được ghi thứ tự
rõ ràng. Mỗi trang có khoảng 5 dòng, viết từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới; mỗi dòng có 13 chữ, dòng nhiều nhất là 14 chữ, dòng ít
nhất có 2 chữ. Chữ viết trong văn bản là dạng bán thảo, rõ ràng
nhưng hơi nhòe, có chỗ còn nát mất chữ; khoảng cách giữa các chữ
là 0,5 cm, chữ cỡ 1 x 1 cm.
Trang đầu và trang cuối xuất hiện con dấu của Viện Viễn Đông
Bác Cổ. Kết thúc phần nội dung, sách không ghi phụng sao theo
bản nào, nhưng tiếp theo đó có hai dòng chữ bị nát “La Tiên thập
vịnh” và “Kì nhất […]”. Chi tiết này có thể là cơ sở cho giả thiết:
bản Trình quốc công Bạch Vân thi tập từng được chép cùng với tập
8



thơ của người khác, nhưng sau khi được Viện Viễn Đông Bác Cổ
sưu tầm về, đã được bóc tách thành một văn bản riêng biệt.
- Bạch Vân thi tập, kí hiệu AB.157 có chữ viết chân phương, dễ
đọc, chép 100 bài thơ Nôm. Văn bản này cũng là bản chép tay, chữ
viết hơi nhòe do chất giấy đã sờn cũ. Văn bản AB.157 gồm 44 trang,
khổ 33 x 23cm. Con dấu của Viện Viễn Đông Bác cổ xuất hiện rải
rác trong suốt tác phẩm. Hai văn bản AB.157 và AB.309 đều có số
lượng thơ là 100 bài và về cơ bản 100 bài này trùng nhau cả về nội
dung, thứ tự bài và mã chữ.
Từ những đối sánh giữa hai văn bản AB.157 và AB.309 trên cho
phép nhận định rằng: khả năng bản AB.157 là bản sao chép trực tiếp
từ bản AB.309 do Viện Viễn Đông Bác cổ trước đây thuê chép lại là
rất lớn.
- Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập, kí hiệu AB.635,
văn bản chép tay trên giấy bản khổ 26 x 14 cm, gồm 76 trang đã ngả
vàng, có vẻ cổ; chữ viết bán thảo khá đẹp. Sách rách nát, mép ngoài
thường bị rách một vệt khoảng 5cm hình bán nguyệt nên làm mất khá
nhiều chữ nhiều câu. Tình trạng văn bản khá lộn xộn, chép lẫn thơ
của các tác giả khác. Tập sách sao chép 138 bài thơ được xem là của
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trang đầu tiên mang dòng chữ “Trình quốc
công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập AB.635” bằng bút bi và in dấu năm
1974. Nhưng đến trang hai thì có dòng chữ chua vào bằng mực bút bi
màu đỏ “Trang bìa đóng nhầm lọt vào giữa sau 7 tờ. GH” và đúng
như trên, đến trang 17, ngoài con dấu của viện Viễn Đông Bác Cổ
văn bản mới chính thức bắt đầu tập thơ Trình quốc công Nguyễn Bỉnh
Khiêm thi tập.
Văn bản AB.635 còn lưu lại nhiều mã chữ Nôm đa dạng, phong

9



phú cũng như số lượng từ Việt cổ cũng cao hơn so với hai văn bản
AB.157 và AB.309 (vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn trong những
chương tiếp theo), điều đó cho thấy niên đại của AB.635 sớm hơn
hẳn trong số ba văn bản về Bạch Vân am thi tập.
1.2.2 Giới thiệu tác phẩm TQCNBKTT, kí hiệu AB.635
Trở lại với các văn bản Nôm giới thiệu ở phần trên, chúng tôi
thấy cả ba bản đều thống nhất trong việc xác nhận Bạch Vân am thi
tập có tổng cộng 100 bài thơ. Nhưng khi tiến hành khảo sát thì văn
bản AB.635 chỉ có 63 bài trùng khớp với những bài được ghi chép
trong 2 văn bản còn lại.
Nếu so sánh tổng quát 63 bài thơ Nôm trùng khớp giữa văn bản
AB.635 và AB.309 ta có thể thấy sự khác biệt giữa hai văn bản là rất
lớn, thậm chí nếu loại bỏ yếu tố mất chữ trong AB.635 thì độ lệch
cũng nằm ở mức 14,27%, đây là tỉ lệ quá cao nếu xem thời điểm xuất
hiện của hai văn bản gần nhau.
TQCNBKTT là văn bản chép tay nên việc nghiên cứu niên đại
chính xác cho văn bản là vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên, trên cơ
sở những ví dụ và biện giải trên chúng ta có thể nhận định sơ bộ
TQCNBKTT mang kí hiệu AB.635 là tập thơ của một cá nhân được
sao chép từ một văn bản giả định nào đó, và chắc chắn niên đại của
văn bản này sớm hơn văn bản AB.157 và AB.309, trước khi được
Viện Viễn Đông Bác Cổ sưu tập và lưu giữ.
Tiểu kết
Tóm lại, trên cơ sở so sánh, đối chiếu các văn bản Bạch Vân am
thi tập, nhằm chỉ ra mặt ưu nhược của từng văn bản trên tất cả các

10



phương diện: nội dung, cấu trúc, cách trình bày, kiểu chữ, thời gian
sao chép… mục đích luận văn hướng tới là chọn ra được một thiện
bản có giá trị, có độ uy tín cao. Nhưng như phần trên đã nói, tình
trạng văn bản Bạch Vân am thi tập bị sao chép nhiều lần, tính chân
thực của tác phẩm còn nhiều tồn nghi. Vì là văn bản sao chép cho nên
người nghiên cứu nói chung cũng như người thực hiện đề tài nói riêng
gặp phải những khó khăn nhất định trong việc xác định chính xác thời
điểm ra đời, vì thế, tham vọng tìm ra được nguyên tác của tác phẩm vẫn
là điều chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên qua quá trình đối chiếu các
văn bản để xác định niên đại, chúng tôi nhận thấy bản nào chép sớm hơn
thì thường có khả năng gần với nguyên tác hơn cả. Trên cơ sở ấy, chúng
tôi thống nhất chọn tác phẩm TQCNBKTT mang kí hiệu AB.635 làm đối
tượng nghiên cứu, phát triển.

11


Chương 1I
TQCNBKTT – ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN TỰ
2.1 Đôi nét về chữ Nôm trước thời kì Lê - Mạc
Trong các văn bản chữ Nôm trước thời Lê - Mạc, xuất hiện tình
trạng những chữ Nôm có nhiều cách đọc, cách viết khác nhau. Những
dạng chữ có cấu trúc đơn (chỉ mượn âm đọc của chữ Hán để ghi âm
tiếng Việt) cũng hay được dùng. Ví dụ chữ 工 “trong”, 昆 “con”, 店
“đêm”, 初 “xưa”... Về mặt cấu tạo, theo những nghiên cứu gần đây,
chữ Nôm giai đoạn này có hầu hết các kiểu loại như các văn bản
thuộc giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, những chữ giả tá (vay mượn)
vẫn chiếm ưu thế lớn, đáng kể nhất là loại chữ sử dụng chữ Hán đọc
theo âm Hán Việt hoặc đọc chệch âm Hán Việt. Một đặc điểm chung

dễ nhận thấy là những văn bản chữ Nôm xuất hiện càng sớm thì tỉ lệ
chữ giả tá càng cao.
Ở giai đoạn này, có một số chữ Nôm lẻ tẻ còn lưu giữ dấu vết
cách ghi cổ xưa như: “đá” được ghi thành “la đá” trong Quốc âm thi
tập, Chỉ Nam ngọc âm; “ngựa” ghi bằng “bà ngựa” trong Quốc âm thi
tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, Việt sử diễn âm; “cắt” ghi thành
“bà cắt” trong Thiên Nam minh giám.
Nhìn chung, chữ Nôm trong các văn bản trước thời Lê - Mạc có
xu hướng thiên về ghi âm, có khá nhiều mô hình đã phản ánh ngữ âm
tiếng Việt ở thời đại lịc
h sử của nó.
2.2 Đặc điểm cấu tạo chữ Nôm trong TQCNBKTT
2.2.1 Mô hình cấu tạo chữ Nôm

12


Khảo sát chữ Nôm trong TQCNBKTT, chúng tôi thấy có các
dạng chữ Nôm sau:
- Loại chữ Nôm mượn 3 mặt hình thể, âm thanh và ý nghĩa của
chữ Hán (đọc theo âm Hán Việt);
- Loại chữ Nôm mượn 3 mặt hình thể, âm thanh và ý nghĩa của
chữ Hán (đọc theo âm Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hóa);
- Loại chữ Nôm mượn hình thể và ý nghĩa của chữ Hán;
- Loại chữ Nôm mượn hình thể của chữ Hán, không mượn nghĩa,
đọc theo âm Hán Việt;
- Loại chữ Nôm mượn hình thể của chữ Hán, không mượn nghĩa,
đọc mô phỏng (đọc chệch) âm Hán Việt;
- Loại chữ Nôm ghép một chữ Hán với một ký hiệu phụ;
- Loại chữ Nôm ghép 2 chữ Hán đều biểu thị âm đọc chữ;

- Loại chữ Nôm ghép 2 chữ Hán đều biểu thị ý nghĩa;
- Loại chữ Nôm ghép, gồm chữ Hán biểu âm với một bộ thủ Hán
biểu ý;
- Loại chữ Nôm ghép 2 chữ Hán, trong đó một chữ biểu âm, một
chữ biểu ý.
Luận văn đã kế thừa kết quả nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm của
các học giả đi trước, sẽ tiến hành phân loại chữ Nôm trong
TQCNBKTT theo mô hình trong Tự điển chữ Nôm 1 do Nguyễn
Quang Hồng chủ biên Trong luận văn, việc phân loại chữ Nôm
được thực hiện nhất quán theo mô hình sau:

1

Từ điển chữ Nôm, Nguyễn Quang Hồng, Nxb. Giáo dục, 2006

13


Mô hình cấu trúc chữ Nôm (được áp dụng trong luận văn)
Mượn Hán
Tự tạo
Mượn cả văn
Ghép một
Ghép hai
tự, cả ngôn
Mượn âm
Gia
mặt
mặt
ngữ

thêm
Mượn
biến
Ghi
Ghi
Bộ
nghĩa
Âm Nghĩa
Chữ
Chính Đại đổi
âm âm cổ
thủ
+
+
+
xác
khái phụ
Hán
HV,
+
Âm Nghĩa
Chữ
Việt HVVH
Chữ
<







𢀨
𡗶
𩚵
𦧘
Tài
Mùi
Hay Nương Biết Nhặt Sang Trời Cơm Thịt
A1
A2
B
C1
C2
D
E1
E2
F1
F2
2.2.2 Tiêu chí thống kê phân loại
Vì chữ Nôm được khu biệt với nhau trên ba phương diện hình –
âm – nghĩa, cho nên luận văn sẽ được tiến hành dựa trên những căn
cứ sau:
* Phương diện hình thể: vay mượn và tự tạo (thường có hai
thành tố)
* Phương diện âm đọc: âm Hán Việt, âm phi Hán Việt (âm
tiền Hán Việt và âm Hán Việt Việt hóa) và âm Nôm.
* Phương diện ngữ nghĩa: tùy từng văn cảnh cụ thể để xác định.
Kết quả khảo sát số lượng, tỷ lệ các loại chữ Nôm trong văn bản,
có thể khái quát ở bảng sau:


STT
1.
14

Số lượng chữ

Số lần xuất hiện

Loại
cấu trúc

Số chữ

Tỉ lệ (%)

Số lượt
chữ

Tỉ lệ
(%)

A1

303

28,28

845

26,82



2.

A2

68

6,39

199

6,31

3.

B

9

0,84

28

0,88

4.

C1


105

9,87

342

10,85

5.

C2

272

25,85

931

29,55

6.

D

14

1,32

14


0,44

7.

E1

5

0,47

17

0,54

8.

E2

4

0,37

30

0,95

9.

F1


223

20,77

479

15,20

10.

F2

62

5,82

269

8,53

Tổng

10 loại

1064

100%

3153


100%

Từ thống kê trên, ta có thể nhận thấy chữ Nôm mang kí hiệu phụ
và chữ Nôm hội ý chiếm tỉ lệ không đáng kể, còn lại đại đa số đều
mang một thành tố ghi âm – thành tố gốc. Các chữ Nôm thuộc A1,
A2, C1, C2 là những chữ đơn, các chữ trong E1, F1, F2 được gọi là
chữ ghép.
Loại chữ Nôm đơn theo thể loại giả tá gồm 2214 lượt chữ, chiếm
70,28% tổng số lượt chữ trong văn bản.
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy tỉ lệ chữ Nôm
vay mượn trong các văn bản Nôm từ sơ kì đến hậu kì vẫn chiếm tỉ lệ
cao. Từ đó, chúng ta có thể rút ra một quy luật: con đường phát triển
của chữ Nôm đi từ chữ giả tá sang chữ hình thanh và xu hướng chung
trong mô thức cấu trúc chữ Nôm là giảm dần số lần sử dụng loại vay
mượn và tăng dần loại tự tạo (về mặt hình thể, tự dạng).
Nếu làm một phép tính cộng tỉ lệ các chữ mượn cả văn tự và âm
đọc (tức là Nôm A1 và A2), cộng tỉ lệ các chữ chỉ mượn văn tự (tức
là Nôm B, C1, C2) và so sánh hai kết quả này với nhau, thì sẽ thấy

15


loại mượn cả văn tự và âm đọc chiếm tỉ lệ 44,52%, loại chỉ mượn văn
tự chiếm khoảng 55,48%, tức là độ chênh lệch giữa loại mượn nghĩa
và không mượn nghĩa không quá lớn. Thông qua sự so sánh này có
thể thấy được việc sử dụng chữ Hán để viết Nôm ở mức độ nào, nhất
là sự ảnh hưởng về nghĩa của chữ Hán được sử dụng tuy không
chiếm tỉ lệ tuyệt đối song cũng là một tỉ lệ khá lớn.
Còn xét về tổng thể, chữ Nôm cấu trúc C2 (chữ Nôm đọc chệch)
chiếm tỉ lệ nhiều nhất, sau đó là dạng chữ Nôm cấu trúc A1, và F1.

Điều này cho thấy phương thức mượn âm chữ Hán để ghi âm tiếng
Việt được ưu tiên trong chữ Nôm. Đây là đặc điểm chung của các
văn bản Nôm thời kỳ này.
Mặt khác đối với đa số chữ Nôm thuộc loại chữ đơn thì âm Hán
Việt, âm Hán Việt Việt hóa và âm tiền Hán Việt được chọn làm
thành phần biểu âm gốc.
Dựa trên số liệu, có thể thấy số lượng chữ Nôm được vay mượn
chiếm tỉ lệ áp đảo so với chữ Nôm sáng tạo. Loại chữ Nôm đơn theo thể
loại giả tá gồm 2345 chữ, chiếm 74,37% tổng số mã chữ trong văn bản,
tức là gấp gần 3 lần so với chữ Nôm tự tạo.
Có thể lí giải điều này từ góc độ cấu tạo chữ. Một trong những
phương cách quan trọng đầu tiên cấu thành nên chữ Nôm chính là
phương pháp giả tá, mượn chữ Hán để viết Nôm. Việt Nam và Trung
Quốc đã có lịch sử gắn bó rất lâu dài, đủ để có sự giao thoa sâu sắc và
mật thiết cả về văn hóa và ngôn ngữ. Vì thế nên việc có rất nhiều từ ngữ
tồn tại trong cả hai ngôn ngữ, hoặc dùng ngôn ngữ này để giải thích cho
ngôn ngữ kia là một điều dễ nhận thấy.
2.3 Cách ghi và cách viết chữ Nôm

16


2.3.1 Dấu ấn thời đại trong TQCNBKTT thể hiện qua cách
dùng chữ Nôm
Sự tồn tại của những tổ hợp phụ âm kl, kr, bl, ml lẻ tẻ trong
TQCNBKTT gắn liền với hệ thống ngữ âm thuần Việt từ giữa thế kỉ
XVII về trước. Sang các thế kỉ tiếp theo, khi các tổ hợp phụ âm đầu
biến mất thì các chữ Nôm mang tổ hợp phụ âm đầu đó cũng dần
được cải cách. Các yếu tố khó hiểu, rườm rà sẽ bị lược bỏ bớt và thay
vào đó là những yếu tố mới dễ hiểu hơn, phù hợp hơn.

Tuy nhiên, như trên đã nói, văn bản TQCNBKTT có thể được sao
chép ở đời sau, chữ Nôm trong văn bản vừa lưu lại dấu ấn của chữ
Nôm thời Lê, nhưng cũng có một số chữ Nôm được ghi theo kiểu chữ
Nôm thời Nguyễn. Có những chữ nhất loạt được ghi theo kiểu chữ
Nôm thời Lê như 店 “đêm”, 初 “xưa”... Có những trường hợp tồn tại
song song hai cách viết của thời Lê và thời Nguyễn như: 盃 - 𠸟 (vui),
曳 - 𧻭 (dậy)...
2.3.2 Chữ Nôm trong TQCNBKTT có nhiều cách viết và cách đọc
Qua thống kê, văn bản TQCNBKTT có 3073 chữ Nôm có một
cách viết, có 72 trường hợp có hai cách viết và 4 trường hợp có ba
cách viết khác nhau, bên cạnh đó chúng ta cũng thấy một hiện tượng
đặc biệt là: chữ Nôm có nhiều cách viết không chỉ nằm trong cùng
một tiểu loại mà thuộc nhiều tiểu loại khác nhau. Chẳng hạn như chữ
khen 看 (C2) - � (F1); chữ vàng 鐄 (F1) - 黄 (A2); chữ pho 甫 (C2)
- 鋪 (F1); chữ của 𧵑 (F1) - 賂 (B) - 古 (C2)…
Đây là hiện tượng biểu thị cho sự vận động trong cấu trúc chữ
Nôm từ chữ vay mượn đến chữ tự tạo. Chữ vay mượn dần sẽ bị các
yếu tố ngoại lai xâm lấn phá vỡ cấu trúc vốn bền vững của nó, chữ
sáng tạo có thể khẳng định được vai trò của mình là đi từ việc chỉ báo
17


về nghĩa sang biểu thị ý nghĩa cụ thể.
* Cũng giống như các văn bản Nôm cùng thời kì, chữ Nôm trong
TQCNBKTT cũng có nhiều cách đọc khác nhau. Có những chữ chỉ có
một cách đọc duy nhất, nhưng cũng có những chữ có hai, ba cách đọc
do chữ Nôm không có tính quy chuẩn, nó mang đậm dấu ấn cá nhân
của người tạo chữ. Điều này cũng gây nhiều khó khăn cho người sơ
học muốn tìm hiểu kho tàng văn học Nôm của dân tộc.
Qua khảo cứu văn bản, có 13 mã chữ Nôm có ba cách đọc và 56

mã chữ Nôm có hai cách đọc. Điều này thể hiện rõ xu hướng ghi âm
được ưu tiên trong TQCNBKTT.
2.3.3 Hiện tượng song tồn các chữ Nôm cũ/ mới
Đa phần chữ Nôm trong TQCNBKTT có dạng thức của chữ Nôm
thế kỉ XVI trở về trước; một số chữ Nôm lại được ghi theo dạng chữ
Nôm ở giai đoạn sau. Điều này cho thấy rõ đây là văn bản được chép
lại ở thời điểm khá xa với thời đại tác giả.
Tiểu kết
Kết quả phân tích cấu tạo chữ Nôm trong văn bản cho phép
chúng tôi đưa ra một vài nhận xét sau:
Chữ Nôm trong TQCNBKTT đa dạng về tiểu loại. Tỉ lệ chữ Nôm
vay mượn khá cao, trong đó chữ Nôm cấu trúc C2 (chữ Nôm đọc
chệch) chiếm tỉ lệ nhiều nhất, sau đó là dạng chữ Nôm cấu trúc A1,
và F1. Lý giải cho hiện tượng này là vì văn bản TQCNBKTT còn lưu
giữ được nhiều lối viết cổ với thời tác phẩm ra đời.
Loại chữ Nôm vay mượn sẽ giảm dần theo dòng thời gian, vì số
lượng chữ tự tạo ngày càng nhiều. Chữ Nôm thời Lê Trung Hưng
18


mất dần đi những yếu tố rườm rà vốn là những tổ hợp các phụ âm
đầu: kl, kr, bl, ml. Đây là những tổ hợp phụ âm đầu gắn liền với hệ
thống ngữ âm thuần Việt từ giữa thế kỉ XVII trở về trước.
Hiện tượng song tồn những chữ Nôm cùng âm đọc, hay chữ
Nôm cùng hình chữ nhưng có âm đọc khác nhau cho thấy sự vận
động từ chữ Nôm vay mượn sang chữ Nôm tự tạo. Sự vận động này
diễn ra ở tất cả các văn bản Nôm từ sơ kì đến hậu kì, song ở
TQCNBKTT quá trình chuyển biến từ chữ Nôm vay mượn sang chữ
Nôm tự tạo vẫn theo con đường riêng.
Chữ Nôm trong văn bản có nhiều cách viết, có 76 từ được ghi

bằng các chữ Nôm khác nhau. Trong nhóm này, đa phần một từ Việt
thường được ghi bằng hai, hoặc ba chữ Nôm khác nhau. Với sự xuất
hiện của các chữ Nôm có nhiều cách đọc, đã thể hiện sự phong phú
của hệ thống ngữ âm, từ vựng tiếng Việt, cũng thể hiện sự cố gắng
khắc phục những thiếu hụt về số lượng âm tiết trong tiếng Hán (là
ngôn ngữ dùng để ghi âm) trong quá trình ghi âm tiếng Việt. Ở khu
vực này lại thấy hiện tượng dùng chữ Nôm có sẵn (đọc lệch) để ghi
âm. Điều này đã thể hiện một nỗ lực trong việc ghi âm tiếng Việt của
cha ông ta.
Hiện tượng song tồn chữ Nôm cũ/mới cho thấy tính nguyên gốc
ở đây chưa được tuân thủ triệt để khi tiến hành sao chép tác phẩm.

19


Chương 1II
TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ TRONG TQCNBKTT
TQCNBKTT là một tác phẩm Nôm ra đời vào thế kỉ XVI, còn
ghi lại khá nhiều mã chữ phản ánh âm đọc của các thế kỉ trước.
Nhiều từ ngữ trong văn bản đã không còn được sử dụng trong tiếng
Việt hiện đại. Trong chương này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu
ngữ âm tiếng Việt và từ vựng cổ thể hiện qua văn bản, tìm ra những
phần còn được bảo lưu nguyên dạng đặc điểm của thời đại văn bản
xuất hiện.
3.1 Ngữ âm tiếng Việt thể hiện qua cách ghi chữ Nôm trong văn
bản
3.1.1 Dấu vết phụ âm đầu tiếng Việt thể hiện qua văn bản
TQCNBKTT là tác phẩm thơ Nôm ra đời vào khoảng thế kỉ XVI
nên nghiên cứu cách ghi chữ Nôm trong tác phẩm chính là con đường
cơ bản đi vào tìm hiểu ngữ âm tiếng Việt giai đoạn này. Qua đó, phần

nào phác hoạ được những đặc điểm ngữ âm trong giai đoạn trước đó.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy những biến đổi
ngữ âm dựa trên nguyên tắc: các âm có cùng bộ vị cấu âm giống
nhau đều có thể chuyển đổi cho nhau. Như vậy, từng cặp tương ứng
giữa âm đầu Hán Việt và âm đầu tiếng Việt sẽ là:
1. Âm môi: b, m, ph, v.
2. Âm đầu lưỡi: t, th, tr, s, đ, n, d, r, l.
3. Âm mặt lưỡi: ch, x, gi, nh.
4. Âm gốc lưỡi: k, ng, kh, g.
20


5. Âm cuống họng: phụ âm xát cuống họng h.
Như vậy, từng cặp tương ứng giữa âm đầu Hán Việt và âm đầu
tiếng Việt sẽ là: âm môi với âm môi, âm đầu lưỡi với âm đầu lưỡi,
âm mặt lưỡi với âm mặt lưỡi, âm gốc lưỡi với âm gốc lưỡi, âm cuống
họng với âm cuống họng. Tuy nhiên, những nguyên nhân mang tính
lịch sử sẽ can thiệp vào quá trình diễn biến của các loại phụ âm đầu.
3.2 Từ Việt cổ
Theo quan niệm truyền thống, từ Việt cổ không đơn thuần là
những từ ngữ có nguồn gốc lịch sử lâu nhất, muốn xác định được
dạng từ này thì các nhà nghiên cứu xưa nay đều căn cứ vào các văn
bản cổ mà nó xuất hiện hoặc trong hệ thống ca dao tục ngữ mà hiện
nay không còn sử dụng nữa.
3.2.1 Từ Việt cổ nay không còn sử dụng trong tiếng Việt hiện đại
Đây là những từ mà chúng ta không còn dùng để nói cũng như
viết trong văn bản tiếng Việt hiện đại nữa. Chúng gần như đã mất
hoàn toàn về âm và nghĩa. Âm đọc và ngữ nghĩa của nó rất xa lạ với
người Việt bây giờ. Ý nghĩa của nó được thể hiện bằng những từ
đồng nghĩa khác. Trong văn bản TQCNBKTT có 43 từ loại này.

Loại từ cổ này trước kia được sử dụng như một đơn vị từ độc lập
với ý nghĩa nhất định, nhưng ngày nay, đối với người Việt mà nói,
những từ này gần như không gợi lên được ý nghĩa nào, nên chúng chỉ
còn tồn tại trong các văn bản cổ mà thôi.
3.2.2 Từ Việt cổ vẫn còn sử dụng trong tiếng Việt hiện đại, nhưng
ý nghĩa đã mờ đi hoặc tồn tại trong các từ song âm tiết hiện nay
Thực tế thì loại từ này vẫn chưa biến mất hoàn toàn trong tiếng
Việt hiện đại mà vẫn tồn tại như một yếu tố mờ nghĩa trong các tổ
21


hợp song tiết đẳng lập và được xác định giá trị trong mối tương quan
với yếu tố kia.
Những yếu tố mờ nghĩa này trước đây từng được sử dụng độc lập
và mang ý nghĩa từ vựng rõ rệt. Trong TQCNBKTT có 32 từ thuộc loại
này.
2.3 Từ láy trong TQCNBKTT
Bên cạnh hai loại từ cổ trên, chúng tôi còn thấy một số từ láy
cũng mang tính chất cổ, không thấy xuất hiện trong tiếng Việt hoặc
đã chuyển vần theo quy luật phát triển của ngữ âm tiếng Việt.
Từ láy là loại từ có hai âm tiết có quan hệ chặt chẽ với nhau về
mặt ngữ âm. Trong văn bản TQCNBKTT có tổng cộng 23 từ láy. Về
cách ghi chữ Nôm của từ láy có thể phân chia thành hai loại chính là
từ láy lặp và từ láy song âm.
Trong bảng thống kê từ láy trên, đại đa số là dạng chữ thuần giả
tá 17/23 trường hợp, điều đó chứng tỏ TQCNBKTT còn lưu giữ được
lối viết cổ bởi vì trong các văn bản Nôm từ thế kỷ XVIII về trước,
thường dùng lối chữ đơn tức là viết theo lối giả tá nhiều hơn. Ngoài
ra trong văn bản cũng có 4 trường hợp chữ láy có chung kí hiệu phụ.
Ví dụ: lơi thơi có chung dấu nháy < vếu váo có chung bộ khẩu 口 …

Những từ láy cổ này đều đã mất hoặc ít dùng dần trong tiếng Việt
hiện đại nhưng về mặt ngôn ngữ, chúng có thể là một nguồn tư liệu
quý cho việc nghiên cứu lịch sử phát triển tiếng Việt.
Tiểu kết
Tóm lại, từ những kết quả khảo sát tiếng Việt trong văn bản
TQCNBKTT, chúng ta đã phần nào hình dung được phần nào diện

22


mạo của ngữ âm tiếng Việt trong giai đoạn thế kỉ VXI, một giai đoạn
biến động đầy thú vị trong lịch sử ngữ âm.
Qua những nội dung trình bày ở trên, chúng ta có thể ít nhiều
hình dung được diện mạo phản ánh dấu vết ngữ âm tiếng Việt ở thời
đại lịch sử trong TQCNBKTT. Chữ Nôm trong TQCNBKTT đã thể
hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa ngữ âm tiếng Việt lịch sử thể hiện ở
phụ âm đầu và vần hiện còn lưu giữ lại trong phương ngôn hoặc ngôn
ngữ họ hàng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, TQCNBKTT còn có dấu vết
về phụ âm đầu và vần tiền Hán Việt – một hậu quả tất yếu của việc
tiếp xúc lâu đời giữa tiếng Việt và tiếng Hán. Đáng lưu ý hơn cả là
những kết hợp phụ âm đầu kl, kr, bl, ml trong văn bản là những dấu
vết còn sót lại của hệ thống ngữ âm tiếng Việt trước thế kỉ XVII, loại
chữ này tồn tại khá nhiều trong các tác phẩm Nôm thế kỉ XV, XVI
như QÂTT, HĐQÂTT, TKML… tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xuất
hiện lẻ tẻ, chứ không thành hệ thống trong văn bản.

23


KẾT LUẬN


1. Về tình hình văn bản các bản sao chép
Về văn bản, hai bản chép AB.157 và AB.309 gần như hoàn toàn
giống nhau, và bước đầu luận văn có thể khẳng định bản AB.157 là
văn bản được sao chép gần như trọn vẹn từ bản AB.309 (có một số
chữ sai khác nhưng tỉ lệ không đáng kể). Trong khi đó, bản AB.635
lại có độ khác biệt lớn (17,65%) so với hai bản trên, đây là một tỉ lệ
quá cao cho giả định thời điểm sao chép của ba văn bản này gần nhau
hoặc hai văn bản ra đời trên cơ sở kế thừa từ bản AB.635. Nhưng từ
những lập luận trên cộng với đặc điểm ngôn ngữ văn tự trong tác
phẩm, luận văn đã mạnh dạn đưa ra đoán định bản AB.635 có thể là
bản chép tay dựa vào trí nhớ của một cá nhân hoặc là dị bản sao chép
từ một văn bản giả định nào đó, và chắc chắn niên đại của văn bản
này sớm hơn văn bản AB.157 và AB.309, trước khi được Viện Viễn
Đông Bác Cổ sưu tập và lưu giữ.
Chính vì thế chúng tôi quyết định lựa chọn tác phẩm TQCNBKTT
(AB.635) làm đối tượng nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt lịch sử trong
bản luận văn này.
2. Về đặc điểm chữ Nôm
Với 3135 lượt chữ, lượng chữ Nôm giả tá chiếm ưu thế hơn so
với chữ Nôm tự tạo gấp hai lần. Trong văn bản có những chữ được
ghi theo cả lối chữ Nôm đời Lê và lối chữ Nôm thời Nguyễn, nhưng
đa số vẫn nghiêng về lối chữ đời Lê.
Hiện tượng song tồn những chữ Nôm cùng âm đọc, hay chữ

24


×