Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

PHÂN TÍCH CHI PHÍ các PHÒNG tư vấn xét NGHIỆM tự NGUYỆN HIVAIDS tại TỈNH QUẢNG NINH năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.51 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ THANH NHÀN

PHÂN TÍCH CHI PHÍ
CÁC PHÒNG TƯ VẤN XÉT NGHIỆM TỰ NGUYỆN
HIV/AIDS TẠI TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ THANH NHÀN

PHÂN TÍCH CHI PHÍ
CÁC PHÒNG TƯ VẤN XÉT NGHIỆM TỰ NGUYỆN
HIV/AIDS TẠI TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Chuyên ngành: Y tế Công cộng


Mã số: 60 72 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc của mình tới: Ban Giám Hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Viện
Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Bộ môn Kinh tế Y tế, các
phòng ban chức năng, các thầy cô giáo trường Đại học Y Hà Nội và đặc
biệt là PGS.TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân
viên Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội - nơi
tôi đang công tác đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm nghiên cứu Hệ thống Y tế,
Trường Đại học Y Hà Nội và ABT Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực
hiện nghiên cứu này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ sở y tế và chính quyền địa
phương thuộc địa bàn nghiên cứu đã cho phép cho chúng tôi tiến hành điều
tra thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Học viên Phạm Thị Thanh Nhàn



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu “Phân tích chi phí các phòng tư vấn xét
nghiệm tự nguyện HIV/AIDS tại Quảng Ninh năm 2012” là của nhóm
nghiên cứu mà tôi là giám sát viên của nghiên cứu.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Nhàn


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................
...................................................................................................................
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................
1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam
..................................................................................................................3
1.2. Công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam........................................5
1.3. Tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS................................................7
1.3.1. Các khái niệm và nội dung của tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS
.................................................................................................................7
1.3.2. Hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS trên thế giới và ở
Việt Nam.................................................................................................9
1.4. Các khái niệm chung về chi phí và phân tích chi phí...........................11
1.4.1. Các khái niệm chung về chi phí............................................................11
1.4.2. Các phương pháp tính toán chi phí........................................................14
1.5. Tổng quan một số nghiên cứu phân tích chi phí dịch vụ tư vấn xét

nghiệm tự nguyện..................................................................................17
Chương 2................................................................................................
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu.............................................................................21
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................23


2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................23
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu.............................................................................23
2.2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu..............................................25
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán chi phí.....................................26
2.3. Khống chế sai số.....................................................................................27
2.4. Đạo đức nghiên cứu................................................................................28
2.5. Một số hạn chế của kết quả nghiên cứu................................................28
Chương 3................................................................................................
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu................................29
3.2. Chi phí của các phòng VCT năm 2012..................................................33
3.2.1. Tổng chi phí và chi phí năm 2012 của các phòng VCT........................33
3.2.2. Chi phí đầu tư........................................................................................34
3.2.3. Chi phí nhân sự......................................................................................35
3.2.4. Chi phí thường xuyên khác...................................................................36
3.2.5. Cơ cấu chi phí năm 2012 của các phòng VCT......................................37
3.3. Chi phí trung bình năm 2012 của các phòng VCT...............................38
3.3.1. Chi phí cho một khách hàng năm 2012.................................................38
3.3.2. Chi phí cho phát hiện 1 trường hợp dương tính năm 2012...................39
3.4. So sánh chi phí giữa các loại hình phòng VCT tại Quảng Ninh năm

2012........................................................................................................40


3.4.1. Chi phí giữa loại hình phòng VCT độc lập và phòng VCT gắn với cơ sở
y tế.........................................................................................................40
3.4.2. Chi phí giữa loại hình phòng VCT tại đồng bằng so với phòng VCT đặt
tại huyện hải đảo...................................................................................41
3.4.3. Chi phí giữa loại hình phòng VCT ở nông thôn và loại hình thành phố,
thị xã......................................................................................................42
Chương 4................................................................................................
BÀN LUẬN............................................................................................
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu................................43
4.2. Chi phí của các phòng VCT năm 2012..................................................45
4.2.1. Tổng chi phí và chi phí hàng năm của 1 phòng VCT năm 2012...........45
4.2.2. Chi phí cho một khách hàng của các phòng VCT tại Quảng Ninh năm
2012.......................................................................................................49
4.2.3. Chi phí cho phát hiện 1 trường hợp dương tính của các phòng VCT tại
Quảng Ninh năm 2012..........................................................................51
4.3. Chi phí giữa các loại hình phòng VCT tại Quảng Ninh năm 2012......53
4.3.1. Chi phí giữa loại hình phòng VCT độc lập và VCT tích hợp vào các cơ
sở y tế....................................................................................................53
4.3.2. Chi phí giữa loại hình phòng VCT ở vùng thành thị, đồng bằng và loại
hình phòngVCT ở nông thôn, hải đảo...................................................54
KẾT LUẬN............................................................................................
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng
suy giảm
miễn dịch
mắc phải
ở người
CDC

Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ

CSYT

Cơ sở y tế

DDM

Ngân hàng dữ liệu thuộc dự án UNAIDS/HPI Việt Nam

FHI

Tổ chức sức khỏe gia đình thế giới

HIV

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

LG

Dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam

MSM


Nam quan hệ tình dục đồng giới

NCMT

Nghiện chích ma túy

PEPFAR

Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ

PNMD

Phụ nữ mại dâm

QTC

Quỹ Toàn cầu

TTYT

Trung tâm y tế

UNAIDS

Cơ quan thường trú của Liên hiệp quốc về phòng chống AIDS

USD

Đô la Mỹ


VCT

Tư vấn xét nghiệm tự nguyện

WB

Ngân hàng Thế giới

WHO

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm của các phòng VCT.............................................
Bảng 3.1. Phân bố các phòng VCT và đặc điểm các địa bàn hành
chính...............................................................................................................
Bảng 3.2. Số lượng NCMT và PNMD trên các địa bàn hành chính
.........................................................................................................................
Bảng 3.3. Đặc điểm hoạt động của các phòng VCT...........................
Bảng 3.4. Chi phí trung bình của 1 phòng VCT năm 2012...............
Bảng 3.5. Chi phí cho 1 khách hàng năm 2012 của các phòng VCT
.........................................................................................................................
Bảng 3.6. Chi phí cho phát hiện 1 trường hợp dương tính...............
Bảng 3.7. Chi phí giữa loại hình phòng VCT độc lập và phòng
VCT gắn với cơ sở y tế..................................................................................
Bảng 3.8. Chi phí trung bình giữa các phòng VCT đặt tại đồng
bằng và các phòng VCT đặt tại vùng hải đảo.............................................
Bảng 3.9. Chi phí trung bình giữa các phòng VCT đặt tại thành

thị và các phòng VCT đặt tại vùng nông thôn............................................


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số lượng người nhiễm HIV, mắc AIDS và tử vong do
HIV/AIDS qua các năm ở Việt Nam..............................................................
Sơ đồ 1.2. Mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện
.........................................................................................................................
.................................................................................................................
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tính chi phí của người cung cấp dịch vụ từ trên
xuống...............................................................................................................
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ chi phí theo nơi chi trả.......................................
Biểu đồ 3.2. Chi phí đầu tư của các phòng VCT................................
Biểu đồ 3.3. Chi phí nhân sự của các phòng VCT..............................
Biểu đồ 3.4. Chi phí thường xuyên khác của các phòng VCT...........
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu chi phí năm 2012 của các phòng VCT...............


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất hiện đầu những năm 1980, HIV/AIDS đã nhanh chóng thành
dịch và lan rộng ra toàn cầu. Lây nhiễm HIV/AIDS không còn là một vấn
đề y tế mà là một vấn đề xã hội nghiêm trọng của nhân loại. HIV/AIDS
không chỉ là căn bệnh thế kỷ mà nó còn là mối hiểm họa đối với sức khỏe,
tính mạng và tương lai nòi giống của con người. Nó tác động trực tiếp đến
sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển
bền vững của các quốc gia .
Ở Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào
tháng 12 năm 1990 và thực sự bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những

người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, dịch lan
rộng ra tất các tỉnh/thành trong cả nước với số lượng người nhiễm HIV
không ngừng gia tăng qua các năm ,.
Nhận thức rõ sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS, Đảng và Nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm khống chế sự
gia tăng của dịch ,,. Vì vậy, công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
đạt được những mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn.
Số lượng người nhiễm gia tăng làm nhu cầu về tư vấn, chăm sóc, hỗ
trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS ngày càng lớn, đặc biệt tại cộng
đồng. Giải quyết vấn đề này được xác định là một trong những nội dung
trọng tâm của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020
và tầm nhìn 2030. Với quan điểm kết hợp các biện pháp xã hội và biện
pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên
nguyên tắc phối hợp dự phòng với chăm sóc, điều trị toàn diện
HIV/AIDS, trong đó dự phòng là chủ đạo được thể hiện rõ trong bản
chiến lược. Một trong những biện pháp dự phòng hiệu quả là tư vấn xét


-2nghiệm HIV/AIDS tự nguyện, hoạt động này đã góp một phần quan trọng
trong công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam .
Được triển khai thí điểm từ năm 2002, đến nay, mô hình phòng tư
vấn xét nghiệm tự nguyện đã được phát triển và đi vào hoạt động ở tất cả
các tỉnh/ thành trong cả nước . Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hoạt động
của các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện này về điều kiện, mức độ cung
ứng dịch vụ, mức độ sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu
ở Việt Nam đề cấp tới chi phí của hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện.
Trong điều kiện nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS nói chung và hoạt động của các phòng tư vấn xét nghiệm tự
nguyện nói riêng đến từ hỗ trợ quốc tế (chiếm 70-80%) và khi nguồn tài
trợ quốc tế này bị cắt giảm do Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu

nhập trung bình , thì việc tính toán và phân tích chi phí hoạt động của các
phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện là rất cần thiết, giúp xây dựng phương
án tài chính cho duy trì hoạt động.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích chi phí các
phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS tại tỉnh Quảng Ninh năm
2012” với các mục tiêu sau:
1.

Ước tính tổng chi phí và chi phí trung bình dịch vụ tư vấn xét
nghiệm tự nguyện HIV/AIDS của các phòng VCT tại tỉnh
Quảng Ninh năm 2012.

2.

So sánh tổng chi phí và chi phí trung bình giữa các loại hình
phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện trong mẫu nghiên cứu.


-3-

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt
Nam
“HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh “Human Imunodeficiency
Virus” là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm
các tác nhân gây bệnh” và “AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh
“Acquire Immune Deficiency Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm
trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong” .

Trên thế giới, mặc dù virus gây bệnh được phát hiện từ đầu những
năm 1980, nhưng mãi đến năm 1986, tại Hội nghị Quốc tế ở Geneve, các
nhà khoa học mới thống nhất đặt tên cho virus gây ra bệnh là HIV . Virus
HIV có thể lây truyền qua 3 đường: lây truyền qua đường máu (do tiêm
chích ma túy không an toàn, truyền máu không an toàn); lây qua đường
tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con .
Theo báo cáo của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp quốc về
HIV/AIDS, đến hết năm 2011, số người nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn
sống toàn cầu là 34 triệu người (dao động từ 31,4 triệu - 35,9 triệu). Trong
năm 2011, năm thứ 31 của cuộc chiến chống HIV/AIDS nhân loại vẫn phải
“nhận” thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV (dao động từ 2,2 triệu - 2,8
triệu) và 1,7 triệu người (dao động từ 1,5 triệu - 1,9 triệu) tử vong do các
bệnh liên quan đến AIDS . Trong 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang
còn sống có khoảng 17 triệu người không biết về tình trạng nhiễm vi rút
này của mình. Điều này hạn chế khả năng của họ tiếp cận được các dịch vụ
dự phòng và chăm sóc, và do đó làm tăng khả năng lây truyền HIV từ họ ra


-4cộng đồng. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS trên thế giới đến cuối năm 2011
khoảng 0,8% số người lớn (từ 15-49 tuổi). Khu vực cận Sahara của châu
Phi vẫn là nơi bị HIV/AIDS tấn công nặng nề nhất, với khoảng 4,9% số
người lớn. Số người nhiễm HIV/AIDS còn sống chiếm 69% của thế giới.
Mặc dù tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS ở khu vực cận Sahara châu Phi cao gấp
25 lần so với tỷ lệ này ở châu Á, nhưng tổng số người nhiễm HIV hiện
đang sống ở châu Á lên tới 5 triệu. Vùng Caribê, Đông Âu và Trung Á
cũng là những khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao, với khoảng 1,0%
người lớn, chỉ đứng sau cận Sahara của châu Phi .
Tại Việt Nam, đến hết năm 2012, cả nước đã có trên 79,1% số xã/
phường; 98% số quận/huyện và 100% các tỉnh/thành phố trong toàn quốc
có báo cáo về người nhiễm HIV/AIDS .


Biểu đồ 1.1. Số lượng người nhiễm HIV, mắc AIDS và tử vong do
HIV/AIDS qua các năm ở Việt Nam
Kể từ khi dịch bùng phát vào năm 1993, số lượng người nhiễm
HIV/AIDS phát hiện qua các năm không ngừng gia tăng và đạt đỉnh điểm
vào năm 2007. Từ năm 2007 đến nay, tuy số mới phát hiện có giảm liên
tiếp trong các năm gần đây nhưng đến năm 2011 thì bắt đầu chậm lại so với


-5các năm trước. Theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến hết năm 2012, số trường
hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 210.703 người, số bệnh nhân AIDS hiện
còn sống là 61.669 người và 63.372 ca tử vong do AIDS . Trong năm 2012,
tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người Việt Nam trưởng thành ước ở mức 0,47%,
trong đó ở nam cao hơn 2,5 lần so với nữ. Vào thời điểm bắt đầu bùng
phát, dịch tập trung chủ yếu trong nhóm nguy cơ cao đặc biệt là nhóm tiêm
chích ma túy, đến nay, dịch HIV/AIDS đã và đang di chuyển sang nhóm
đối tượng có nguy cơ thấp, tỷ trọng người nhiễm là nữ ngày càng nhiều
hơn, Như vậy, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn dịch
tập trung nhưng đã có những diễn biến phức tạp . Vì vậy, các Bộ, Ban
ngành, các cấp chính quyền phải quan tâm thực hiện công tác phòng chống
HIV/AIDS do nhà nước chỉ đạo.
1.2. Công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam
Phải đối mặt với những thách thức của dịch HIV/AIDS, công tác
phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam được bắt đầu với việc thành lập Ủy
ban Quốc gia phòng chống AIDS năm 1990. Để theo dõi sự lây lan HIV, hệ
thống giám sát trọng điểm của Việt Nam được thành lập đầu tiên trong tám
tỉnh vào năm 1994 và nhanh chóng mở rộng cho tất cả các tỉnh, thành phố.
Năm 1995, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua “Pháp lệnh phòng
chống vi rút gây ra hội chứng Suy giảm miễn dịch mắc phải ở người”.
“Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn

2020” được phê duyệt vào năm 2004 với chín chương trình của chiến lược
được thực hiện bởi Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan. Tháng 6 năm 2006,
Quốc hội đã thông qua pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS , cung cấp
một cơ sở pháp lý ở mức độ cao hơn đối với công tác phòng chống đại dịch
HIV AIDS. Ngày 25 tháng 5 năm 2012, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt


-6“Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 gồm 4 đề án :
1. Đề án Dự phòng lây nhiễm HIV gồm các hoạt động
- Giáo dục, thông tin và truyền thông
- Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
- Can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV: gồm các chương trình bao
cao su, bơm kim tiêm và chương trình Methadone
2. Đề án chăm sóc hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS gồm 2 hoạt
động chính:
- Điều trị HIV/AIDS
- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
3. Đề án tăng cường năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS
- Tăng cường năng lục nguồn nhân lực
- Đảm bảo nguồn lực tài chính
- Tăng cường năng lực tổ chức điều hành và phân tích chính sách
- Cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị và đầu tư cơ sở
hạ tầng
4. Đề án giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương
trình phòng, chống HIV/AIDS
- Thành lập đơn vị giám sát và đánh giá cấp tỉnh
- Thành lập đơn vị giám sát và đánh giá cấp huyện
- Xét nghiệm phát hiện bệnh
- Giám sát dự phòng



-7- Giám sát dự phòng tích hợp với điều tra hành vi
- Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học
Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của mỗi đề án đều có vai trò
quan trọng và hỗ trợ cho nhau trong công tác phòng chống HIV/AIDS.
Các hoạt động trên được mở rộng trong thời gian gần đây. Nhờ vậy,
công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả
quan trọng, khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng
dân cư năm 2010.
Tư vấn xét nghiệm tự nguyện đã được khẳng định là một trong
những biện pháp dự phòng có chi phí thấp mà mang lại hiệu quả trong công
tác phòng chống HIV/AIDS , . Vì vậy, trong các năm vừa qua, các phòng
VCT được thành lập trên toàn quốc, ở cả khu vực thành thị và nông thôn
với hình thức độc lập hoặc gắn với các cơ sở y tế .
1.3. Tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS
1.3.1. Các khái niệm và nội dung của tư vấn xét nghiệm tự nguyện
HIV/AIDS
Tư vấn HIV/AIDS là quá trình trao đổi, cung cấp các kiến thức,
thông tin cần thiết về phòng, chống HIV/AIDS giữa người tư vấn và người
được tư vấn nhằm giúp người được tư vấn tự quyết định, giải quyết các vấn
đề liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV cũng như công tác chăm sóc và
điều trị người nhiễm. Tư vấn HIV/AIDS liên quan tới nhiều phương diện
của con người, từ thể chất, tâm lý xã hội và các mối quan hệ trong xã hội...
Đây là loại hình tư vấn đặc biệt bao gồm việc cung cấp những kiến thức cơ
bản về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, hỗ trợ cho việc thay đổi hành vi,
vượt qua các mặc cảm, những khủng hoảng khi bị nhiễm HIV để tiếp tục
một cuộc sống hữu ích , .



-8Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác
định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể
người.
Tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS là một quá trình mà sau khi
được tư vấn, người được tư vấn sẽ đưa ra sự lựa chọn về quyết định xét
nghiệm HIV. Quyết định này hoàn toàn là sự lựa chọn của người được tư
vấn và quá trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện được đảm bảo giữ bí mật. tư
vấn xét nghiệm tự nguyện bao gồm tư vấn trước xét nghiệm, tư vấn sau xét
nghiệm và tư vấn tiếp tục. Một số các nội dung khác có thể được đề cập
đến trước hoặc sau xét nghiệm hoặc trong thời gian người được tư vấn chờ
đợi kết quả xét nghiệm. Tư vấn xét nghiệm tự nguyện là hình thức kết hợp
giữa tư vấn và xét nghiệm HIV, trong đó đối tượng tư vấn hoàn toàn tự
nguyện sử dụng và toàn quyền lựa chọn dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV vô
danh hoặc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện ghi tên. Tư vấn xét nghiệm tự
nguyện vô danh là tư vấn xét nghiệm tự nguyện trong đó đối tượng tư vấn
không cần cung cấp tên, địa chỉ để tham gia vào quá trình tư vấn, xét
nghiệm HIV. Tư vấn xét nghiệm tự nguyện ghi tên là tư vấn xét nghiệm tự
nguyện, trong đó đối tượng tư vấn tự nguyện cung cấp tên, tuổi, địa chỉ để
tham gia vào quá trình tư vấn và xét nghiệm HIV.
Tư vấn xét nghiệm tự nguyện đóng vai trò quan trọng vừa dự phòng
vừa chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS. Những người có kết quả xét
nghiệm HIV dương tính có thể sớm được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc
y tế, các hỗ trợ tinh thần và xã hội. Những người có kết quả âm tính có thể
được tư vấn để duy trì kết quả . Tư vấn xét nghiệm tự nguyện là loại hình
can thiệp có chi phí thấp, hiệu quả cao trong phòng lây nhiễm HIV. Tư vấn
xét nghiệm tự nguyện tạo điều kiện để người nhiễm HIV hiểu và chấp nhận
tình trạng nhiễm HIV. Hiểu biết về tình trạng nhiễm HIV có thể giúp bệnh


-9nhân đưa ra quyết định về các biện pháp để bảo vệ họ và những người xung

quanh .
1.3.2. Hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS trên thế giới và
ở Việt Nam
Nhu cầu tư vấn xét nghiệm tự nguyện ngày càng tăng cùng với sự
bùng nổ của dịch HIV trên thế giới. Các quốc gia nhận thấy sự cần thiết
của nó, đó cũng là một công cụ dự phòng và can thiệp quan trọng. Những
người có hành vi nguy cơ cao đều muốn biết mình có bị nhiễm HIV hay
không. Người có kết quả xét nghiệm HIV âm tính sẽ có hành vi an toàn
hơn. Tư vấn xét nghiệm tự nguyện có nhiều lợi ích ở các mức độ cộng
đồng, gia đình, cá nhân. TCYTTG, UNAIDS, CDC là những tổ chức hàng
đầu trên thế giới đưa ra những hướng dẫn, tổ chức và phát triển hoạt động
này trên thế giới. Tư vấn xét nghiệm tự nguyện được áp dụng ở nhiều lĩnh
vực khác nhau như chương trình dự phòng nhiễm HIV/AIDS, các bệnh
nhiễm trùng qua đường tình dục, kế hoạch hoá gia đình, bệnh lao...
CDC thông qua UNAIDS, đã có chương trình phòng chống AIDS
toàn cầu (GAP) và các tổ chức, chương trình hợp tác quốc tế đã tiến hành
nhiều chương trình huấn luyện tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho nhiều
quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, ... về cách tổ chức, thực hiện và lượng
giá hoạt động như ở Uganda, Malawi, Zimbabuwe, Nam Phi, Kenia,
Zambia, Thailand… Kết quả cho thấy, hoạt động tư vấn xét nghiệm tự
nguyện có hiệu quả rất rõ rệt về nhận thức, hiểu biết và thay đổi hành vi
nguy cơ, đặc biệt trên những đối tượng nguy cơ cao như nghiện chích ma
túy, tình dục đồng giới,..., .
Dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện lần đầu tiên được thực hiện thí
điểm tại Việt Nam vào năm 2002, dựa trên mô hình tư vấn về phòng chống,
giảm thiểu nguy cơ, tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao . Mục đích


-10của dịch vụ này là để giảm sự lây nhiễm HIV trong các nhóm hành vi nguy
cơ cao và lây truyền HIV từ nhóm người nhiễm sang nhóm người chưa

nhiễm, giới thiệu người nhiễm HIV sang các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ khác
gồm:
-

Khám và điều trị lao.
Khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS
Tiếp cận cộng đồng/giáo dục đồng đẳng
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Kế hoạch hóa gia đình
Tiếp cận với các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng
Vì vậy, tư vấn xét nghiệm tự nguyện có vai trò quan trọng như là

điểm khởi đầu cho các dịch vụ can thiệp khác trong chương trình phòng
chống HIV/AIDS.

Sơ đồ 1.2. Mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện
Mô hình trên mô tả mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự
nguyện tại các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện
Hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện đang được nhiều dự án khác
nhau hỗ trợ như CDC, Life- GAP, FHI, Quỹ toàn cầu, Ngân hàng thế


-11giới… Các phòng VCT có thể hoạt động độc lập, gắn với các cơ sở y tế
hoặc lồng ghép với các dịch vụ sức khoẻ sinh sản, .
Các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện hiện hoạt động theo những
quy định thuộc Quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 22 tháng 2 năm 2007 của
Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện.
Quyết định này nêu rõ các quy định về nội dung, tổ chức hoạt động và tiêu
chuẩn của cơ sở tư vấn xét nghiệm tự nguyện. Theo báo cáo Bộ Y tế, trong

năm 2011, với 317 phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tại 58
tỉnh/thành phố, cả nước đã tư vấn cho 851.470 người, trong đó có 812.540
lượt người thực hiện xét nghiệm HIV. Đến năm 2012, số lượng phòng tư
vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đã tăng lên 485 phòng tại 63 tỉnh/thành
phố, và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2012, tổng số người được tư vấn và xét
nghiệm HIV miễn phí khoảng 1,5 triệu lượt người.
1.4. Các khái niệm chung về chi phí và phân tích chi phí
1.4.1. Các khái niệm chung về chi phí
Chi phí hay còn gọi là giá thành (cost) của một loại hàng hóa, dịch
vụ hay hoạt động nào đó là giá trị (thường quy ra tiền) của tất cả các nguồn
lực cần thiết tạo ra của một loại hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động đó, , .
Quan điểm chi phí (cost perspective) đề cập đến người, cơ quan, tổ
chức, hệ thống chịu trách nhiệm các khoản chi phí của hàng hóa, dịch vụ,
hoạt động (ai phải chi trả?). Quan điểm chi phí giúp xác định được chi phí
nào cần được tính toán. Quan điểm chi phí của người sử dụng dịch vụ y tế:
Bao gồm các chi phí như tiền khám bệnh, tiền xét nghiệm, tiền thuốc, đi
lại, ăn ở… Quan điểm chi phí của người cung cấp dịch vụ y tế: Bao gồm
các chi phí như lương nhân viên, thuốc, vật tư tiêu hao, khấu hao…Quan
điểm chi phí của xã hội: Bao gồm tất cả các chi phí.


-12Chi tiêu (expenditure, expense) của một loại hàng hóa, dịch vụ hay
hoạt động nào đó tại một thời điểm hay trong một khoảng thời gian, giai
đoạn nào đó, là số tiền đã chi tại thời điểm hay trong khoảng thời gian, giai
đoạn đó.
Giá (Price) của một loại hàng hóa hay dịch vụ là số tiền mà người
mua, người sử dụng dịch vụ phải trả khi họ mua (sử dụng) hàng hóa, dịch
vụ đó. Trong lĩnh vực y tế thì giá chính là viện phí hay phí dịch vụ.
Thông thường thì giá cao hơn chi phí, vì bao gồm cả phần lợi
nhuận.Tuy nhiên, ở Việt Nam thì rất nhiều các dịch vụ y tế hiện còn đang

được bao cấp nên giá của rất nhiều dịch vụ y tế (viện phí, phí dịch vụ) thấp
hơn chi phí thực của các dịch vụ này. Trên thực tế, giá của hàng hóa, dịch
vụ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như quy định của nhà nước,
mức độ khan hiếm (độc quyền) của dịch vụ đó (quan hệ cung cầu), các
chiến lược bán hàng…
Giá trị (Value) của một loại hàng hóa hay dịch vụ thể hiện đánh giá
chủ quan của người mua (sử dụng) hàng hóa và dịch vụ đối với hàng hóa
hay dịch vụ đó. Người mua (sử dụng) hàng hóa và dịch vụ đánh giá hàng
hóa và dịch vụ họ mua hoặc sử dụng đáng giá đến đâu và làm cho họ hài
lòng đến mức nào. Điều này cũng phụ thuộc vào khả năng chi trả và sự sẵn
sàng chi trả của người mua (sử dụng) hàng hóa và dịch vụ.
Chi phí cơ hội (opportunity cost) của một hàng hóa, dịch vụ hay hoạt
động thực tế nào đó là giá trị của cơ hội tốt nhất đã bị mất đi do sử dụng
nguồn lực cho hàng hóa, dịch vụ hay hoạt động thực tế đó.
Phân loại chi phí theo quan điểm của người cung cấp dịch vụ y tế:


-13- Chi phí tài chính và chi phí kinh tế: Chi phí tài chính (financial cost), hay
chi phí kế toán (accounting cost) là chi phí được tính toán dựa trên các
con số từ giá trị tiền tệ của các nguồn lực được thể hiện trong các báo cáo
tài chính, kế toán. Chi phí kinh tế (economic cost) hay chi phí cơ hội
(opportunity cost) bao gồm cả những nguồn lực và giá trị tiền tệ không
thể hiện trong các báo cáo tài chính, kế toán. Các nguồn lực này thường là
các khoản viện trợ hoặc thời gian của các nhân viên tình nguyện.
- Chi phí thiết lập (chuẩn bị) và chi phí thực hiện (vận hành): Chi phí thiết
lập (start-up cost, preparation cost) là chi phí cho các hoạt động tính từ
thời điểm quyết định triển khai dự án cho đến khi dịch vụ đầu tiên được
cung cấp. Thông thường thì có rất nhiều hoạt động được thực hiện vào
giai đoạn thiết lập và các hoạt động này thường có tác dụng trong nhiều
năm. Chi phí thực hiện (implementation cost, running cost) là chi phí cho

các hoạt động sau khi dự án đã được hoạt động chính thức. Chi phí thực
hiện thường được tính trong 1 giai đoạn nào đó (thường là 01 năm).
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp (của người cung cấp dịch vụ): Chi
phí trực tiếp (direct cost) là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất hàng hóa, dịch vụ. Chi phí gián tiếp (indirect cost) là các chi phí cho
các hoạt động không thể ấn định trực tiếp vào việc sản xuất hàng hóa hay
dịch vụ.
- Chi phí cố định và chi phí biến đổi: Chi phí cố định (fixed cost) là những
hạng mục chi phí không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về qui mô hoạt
động. Chi phí biến đổi (variable cost) là những chi phí phụ thuộc trực tiếp
vào qui mô sản xuất và cung cấp dịch vụ.
- Chi phí đầu tư (vốn) và chi thường xuyên: Chi phí đầu tư (capital cost) là
những chi phí lớn, thường là chi phí khấu hao tài sản cố định hay các
hạng mục có giá trị sử dụng trên một năm. Chi phí thường xuyên


-14(recurrent cost) là những chi phí xảy ra nhiều lần, lặp đi lặp lại trong một
năm. Chi phí thường xuyên thường là chi phí cho các hạng mục có giá trị
sử dụng dưới 1 năm.
- Tổng chi phí, chi phí trung bình: Tổng chi phí (total cost) là tổng của tất
cả các chi phí để sản xuất ra một mức sản phẩm nhất định. Chi phí trung
bình (average cost) là chi phí cho một sản phẩm/ kết quả đầu ra. Chi phí
trung bình được tính bằng tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm.
- Chi phí tăng thêm và chi phí biên: Chi phí tăng thêm (incremental cost):
Tổng chi phí tăng để tạo ra thêm một số lượng hàng hóa, dịch vụ nhất
định. Chi phí biên (marginal cost): Chi phí tăng thêm để sản xuất thêm 1
đơn vị hàng hóa, dịch vụ.
1.4.2. Các phương pháp tính toán chi phí
Phương pháp tính toán chi phí
Tùy theo sự sẵn có của số liệu, thời gian, kinh phí và kỹ năng tính

toán, chúng ta có thể thực hiện việc tính toán chi phí dịch vụ theo một trong
hai hoặc kết hợp cả hai phương pháp dưới đây , , , , , :
- Phương pháp từ dưới lên (bottom-up, micro costing, ingredient): Được
tiến hành thông qua các bước: 1) Xác định các loại nguồn lực cần thiết;
2) Xác định số lượng đơn vị từng nguồn lực; 3) Xác định chi phí đơn vị
từng nguồn lực; 4) Xác định chi phí từng loại nguồn lực; và 5) Xác định
chi phí chung. Phương pháp từ dưới lên sẽ giúp việc ước tính chi phí
chính xác hơn nhưng thường phức tạp và tốn thời gian hơn.
- Phương pháp từ trên xuống (top-down, gross, average costing): Được
tiến hành thông qua các bước: 1) Xác định tổng chi phí; 2) Số lượng đơn
vị sản phẩm/dịch vụ; và 3) Xác định chi phí trung bình. Phương pháp từ


-15trên xuống đơn giản, tốn ít thời gian nhưng ít chính xác hơn phương
pháp từ dưới lên.
Do ưu điểm dễ thực hiện, phương pháp tính toán chi phí từ trên xuống
thường được áp dụng hơn.
Tính toán chi phí y tế của người cung cấp dịch vụ từ trên xuống
Tính toán chi phí y tế của người cung cấp dịch vụ theo phương pháp
từ trên xuống thường được thực hiện theo 5 bước chính sau:

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tính chi phí của người cung cấp dịch vụ từ trên xuống
Bước1: Bước đầu tiên trong tính toán chi phí tại cơ sở/cơ quan cung cấp
dịch vụ là việc liệt kê toàn bộ các đơn vị (khoa, phòng) trong cơ sở/cơ quan
đó. Các đơn vị có thể chia thành 2 nhóm: 1) Các đơn vị trực tiếp tạo sản
phẩm, dịch vụ; và 2) Các đơn vị hỗ trợ (đơn vị gián tiếp).
Bước 2: Thu thập số liệu và tính toán tổng chi phí hàng năm của từng đơn
vị



×