Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của người bệnh ung thư vú điều trị tại một số bệnh viện ở hà nội năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.67 KB, 113 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI
VIN O TO YHDP V YTCC

NGUYN TH THY LINH

THựC TRạNG LO ÂU, TRầM CảM Và NHU CầU
Hỗ TRợ
TÂM Lý Xã HộI CủA NGƯờI BệNH UNG THƯ Vú
ĐIềU TRị
TạI MộT Số BệNH VIệN ở Hà NộI NĂM 2015
Chuyờn ngnh : Y hc d phũng
Mó s

: 60720163

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS Trn Vn Thun
2. PGS.TS Trn Th Thanh Hng


HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.


Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường cho đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình, đồng nghiệp
và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Viện
Y học Dự phòng và Y tế Công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội đã cùng với
tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức và kinh nghiệm
quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Trần Thị Thanh Hương và PGS.TS Trần Văn Thuấn, là hai người thầy
mẫu mực, với đầy nhiệt huyết đã tận tình hướng dẫn cho em từng bước đi
trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các anh/ chị/ em của Quỹ Hỗ trợ bệnh
nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng, Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư –
Bệnh viện K, nơi em đang công tác đã hết sức tạo điều kiện và giúp đỡ em
trong quá trình em tham gia học tập tại trường Đại học Y Hà Nội.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới BS. Nguyễn Minh Sang đã hướng
dẫn và giúp đỡ em trong quá trình phân tích và xử lý số liệu của luận văn. Em
xin gửi lời cảm ơn tới các em sinh viên trong Câu lạc bộ Vì sức khoẻ cộng đồng
đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu, đồng thời em cũng xin cảm ơn tới
tất cả những người bạn bè của em đã động viên và giúp đỡ em trong quá trình
hoàn thành luận văn.
Sau cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm lớn lao nhất
tới những người thân trong gia đình đó là mẹ, anh trai, chị dâu, các cháu và
đặc biệt là người cha quá cố của em đã cùng chia sẻ những khó khăn, luôn
động viên và dành cho em những tình cảm, sự chăm sóc quý báu nhất trong
quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Nguyễn Thị Thuý Linh



LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội
- Ban Lãnh đạo Viện Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường
Đại học Y Hà Nội
- Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Y Hà Nội
- Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại học Viện Y học Dự phòng và Y
tế Công cộng
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào. Nếu có gì sai, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuý Linh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BN

Bệnh nhân

HADS

Hospital Anxiety and Depression Scale (Thang đo mức độ Lo
âu và Trầm cảm tại Bệnh viện)

MOS


Medical outcome study (Nghiên cứu kết quả y tế)

NC

Nghiên cứu

SFSS

Structural-Functional Social Support Scale (Thang đánh giá
cấu trúc, chức năng của hỗ trợ xã hội)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1............................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................................................3

1.1.Đại cương về bệnh ung thư vú.................................................................3
1.1.1.Khái niệm..............................................................................................................3
1.1.2.Dịch tễ học bệnh ung thư vú.................................................................................3
1.1.3.Gánh nặng bệnh tật................................................................................................3
1.1.4.Yếu tố nguy cơ của ung thư vú ,,..........................................................................4
1.1.5.Các phương pháp điều trị......................................................................................5

1.2. Các vấn đề về tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú..........................7

................................................................................................................................................7
Ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng được coi là một bệnh mạn tính và đang có xu
hướng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Một chẩn đoán ung thư vú có thể tác
động lên tất cả các khía cạnh của cuộc sống của người phụ nữ từ thể chất đến tinh thần và
xã hội. Bệnh nhân phải đối mặt, thích nghi và giải quyết rất nhiều vấn để có thể sống sót
với căn bệnh ung thư của mình..............................................................................................7
Áp dụng từ mô hình xã hội của các bệnh mạn tính trên đối với bệnh nhân ung thư vú cho
thấy những vấn đề mà bệnh nhân ung thư vú phải đối mặt bao gồm: Sự kỳ thị từ phía xã
hội hay của chính bệnh nhân; sự không chắc chắn về kết quả điều trị, tiên lượng bệnh và
một số triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải; sự phá vỡ “lý lịch bản thân” đó là việc phải
chung sống với căn bệnh suốt đời và chấp nhận thay đổi hình ảnh của bản thân. Bệnh nhân
phải thích nghi và tuân thủ điều trị với việc hàng ngày phải sử dụng thuốc, thay đổi chế độ
ăn, thay đổi chế độ luyện tập và định kỳ kiểm tra sức khoẻ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng
có nhu cầu về giao tiếp và hỗ trợ thông tin từ phía bác sỹ và cộng đồng người bệnh...........8
1.2.1. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú (Quality of life)....................8
1.2.2. Rối loạn lo âu, trầm cảm....................................................................................11
1.2.3. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú...................................20
Mô hình khái niệm chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư trong hình 2 (trang
9) đã mô tả khá đầy đủ phạm vi tác động của một căn bệnh ung thư lên người
bệnh đó là: sức khoẻ tâm thần, sức khoẻ thể chất, các triệu chứng hay tác
dụng phụ của điều trị và các khía cạnh khác trong cuộc sống như mối quan hệ
tương tác trong gia đình, mối quan hệ tương tác với bạn bè, mối quan hệ
trong công việc và sự giải trí . Các yếu tố này tác động qua lại với nhau và
làm cho chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân ung thư vú bị ảnh hưởng rõ
rệt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tâm lý xã hội có tác động làm tăng


tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm như là cảm xúc hạnh phúc của người bệnh,
thiếu một mối quan hệ thân thiết để tâm sự, tuổi trẻ, kinh nghiệm sống, lo
lắng quá trình điều trị kéo dài, không được hỗ trợ bởi các nhóm hỗ trợ xã hội,

sống độc thân, thu nhập thấp ,,,.......................................................................20
Tác động của tâm lý xã hội cũng phải được hiểu trong một bối cảnh mà có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến cách mà bệnh nhân phản ứng, đối phó với bệnh tật cũng
như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cảm xúc hạnh phúc của bệnh
nhân ví dụ như: các yếu tố về kinh tế xã hội, yếu tố văn hoá, sự sẵn có của
các nhóm hỗ trợ xã hội, khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ,
sự hiện diện của các bệnh mạn tính khác như tiểu đường, tăng huyết áp, tim
mạch, hoặc những khủng hoảng khác trong cuộc sống mà nguyên nhân không
phải do ung thư ..............................................................................................20
Hầu hết các bệnh nhân ung thư vú đều đã trải qua một số rối loạn về tâm thần hoặc về
tâm lý xã hội kể từ lúc được chẩn đoán ung thư cho đến quá trình điều trị
bệnh của họ. Tuy nhiên mức độ gặp phải là khác nhau giữa các phụ nữ. Sự
căng thẳng quá mức (distress) của người bệnh ung thư vú ảnh hưởng đến sự
thoải mái và chất lượng cuộc sống của họ, từ đó ảnh hưởng đến việc quyết
định điều trị và quá trình điều trị của người bệnh . Một nghiên cứu của
Zabora và cộng sự năm 2001 đã sử dụng công cụ sàng lọc tâm lý để sàng lọc
các vấn đề về tâm lý xã hội trên các bệnh nhân ung thư cho kết quả là nếu
tính trên tất cả các loại ung thư thì tỷ lệ bệnh nhân có căng thẳng quá mức
(distress) là 35,1%, nếu tính riêng cho ung thư vú thì tỷ lệ này là 32,8% ]. Các
rối loạn tâm lý xã hội còn liên quan đến các vấn đề về thể chất như bệnh tật,
khuyết tật bản thân, các vấn đề về tâm lý, vấn đề về gia đình, sự quan tâm của
xã hội, mối quan hệ trong công việc, sự quan tâm chia sẻ của những người
xung quanh, bảo hiểm y tế .............................................................................20
Các vấn đề tâm lý xã hội liên quan đến tình trạng bệnh tật.........................................21
Các vấn đề tâm lý xã hội liên quan đến mối quan hệ trong gia đình...........................23
Các vấn đề tâm lý xã hội liên quan đến mối liên hệ/ tương tác xã hội........................24

1.3. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu........................................................28



Tại Hà Nội, phần lớn bệnh nhân ung thư vú tới khám và chẩn đoán và tại
các bệnh viện lớn về chuyên ngành ung bướu đó là Bệnh viện K, Bệnh
viện Bạch Mai, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.....................................28
Bệnh viện K được thành lập vào năm 1969, là bệnh viện tuyến trung ương,
đầu ngành trong chẩn đoán và điều trị ung thư tại Việt Nam. Bệnh
viện cũng là đơn vị tham mưu cho Bộ Y tế và Chính phủ đồng thời
điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng và kiểm soát ung
thư tại Việt Nam. Hiện tại, Bệnh viện K có trên 750 cán bộ với 3 cơ sở
chính: Cơ sở 1 tại Quán Sức, cơ sở 2 tại Tam Hiệp và cơ sở 3 tại với
hơn 1000 giường bệnh tại Tân Triều. Hàng ngày, bệnh viện tiếp nhận
khám và điều trị cho hàng nghìn người. Bệnh viện cũng thực hiện
nghiên cứu khoa học các đề tài về điều trị và phòng chống ung thư,
đồng thời cũng là cơ sở giảng dạy đại học và sau đại học của trường
Đại học Y Hà Nội................................................................................28
Bệnh viện Bạch Mai được thành lập năm 1911, là bệnh viện đa khoa tuyến
trung ương, đầu ngành trong chẩn đoán và điều trị các bệnh trong đó
có bệnh ung thư, có địa chỉ tại 78 Giải phóng, quận Hai Bà Trưng.
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu trực thuộc bệnh viện là trung
tâm đầu ngành thực hiện các chức năng chẩn đoán, điều trị bệnh bằng
các kỹ thuật Y học hạt nhân, đồng thời cũng khám, chẩn đoán và điều
trị các bệnh ung bướu. Cũng như Bệnh viện K, trung tâm Y học hạt
nhân và Ung bướu có thực hiện các nghiên cứu khoa học về ung thư
và cũng là dạy đại học và sau đại học.................................................28
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội được thành lập năm 2000, trực thuộc sở y tế
Hà Nội, có địa chỉ tại 42A Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, là bệnh
viện chuyên khoa đầu ngành về ung thư thành phố Hà Nội. Bệnh viện
có tổng số 23 khoa, phòng chuyên môn với tổng số trên 320 cán bộ.
Bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân ung thư trên địa bàn thành phố



Hà Nội và các tỉnh lân cận từ miền Trung trở ra. Mỗi ngày, bệnh viện
tiếp nhận khám bệnh cho hàng trăm bệnh nhân trong lĩnh vực ung
bướu....................................................................................................29
CHƯƠNG 2..........................................................................................................................29
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................29

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................29
2.2. Thiết kế nghiên cứu...............................................................................30
2.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................30
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân..........................................................................30
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ..............................................................................................30

2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu..........................................................30
2.4.1. Cỡ mẫu...............................................................................................................30
2.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu.............................................................................................31

2.5. Biến số và các chỉ số nghiên cứu..........................................................31
2.6. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin.................................................34
2.6.1. Công cụ thu thập thông tin.................................................................................34
2.6.2. Kỹ thuật thu thập thông tin.................................................................................35

2.7. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................35
2.8. Khống chế sai số...................................................................................36
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................36
..............................................................................................................................................37
CHƯƠNG 3..........................................................................................................................37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................................37

3.1. Phần nghiên cứu định lượng.................................................................37
3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu........................................................37

3.1.2. Mô tả tình trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của đối tượng
nghiên cứu.......................................................................................................40

Sử dụng thang điểm HADS để đánh giá tình trạng lo âu, trầm cảm của bệnh
nhân kết quả cho thấy: điểm lo âu trung bình của đối tượng nghiên
cứu là 8,0 (SD=4,4) trong đó tổng điểm lo âu nhỏ nhất là 0 và lớn nhất


là 20. Điểm trầm cảm trung bình là 6,6 (SD=3,9) trong đó tổng điểm
trầm cảm nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 20............................................40
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý
xã hội của bệnh nhân ung thư vú....................................................................46

3.2. Kết quả phần nghiên cứu định tính.......................................................53
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..................................................................53
3.2.2. Vấn đề tâm lý của bệnh nhân ung thư vú...........................................................53
3.2.3. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú...................................56
CHƯƠNG 4..........................................................................................................................63
BÀN LUẬN.........................................................................................................................63

4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.....................................................63
4.2. Mô tả lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân
ung thư vú...........................................................................................65
4.2.1. Tình trạng lo âu, trầm cảm và một số vấn đề tâm lý của bệnh nhân ung thư vú65

Điểm lo âu trung bình của đối tượng nghiên cứu là 8,0 (SD=4,4) khi sử
dụng thang điểm HADS để đánh giá. Điểm trầm cảm trung bình của
đối tượng nghiên cứu là 6,6 (SD=3,9). Kết quả này cao hơn so với
nghiên cứu của Thomas và cộng sự (2005) đánh giá lo âu, trầm cảm
trên những bệnh nhân ung thư tại Ấn Độ, điểm trung bình của lo âu

được báo cáo là 3,9 (SD=4,33; min=0, max=19), với trầm cảm là 4,5
(SD=3,75; min=0, max=21) . Trong một nghiên cứu tại Trung Quốc
năm 1999, C.M. Leung và các cộng sự đã báo cáo điểm trung bình của
điểm lo âu thấp hơn nghiên cứu này là 6,94 ± 4,37, trong khi đó điểm
trầm cảm lại cao hơn là 8,34 ± 5,16 . Tại Việt Nam, nghiên cứu về lo
âu, trầm cảm trên bệnh nhân ung thư nói chung tại bệnh viện K năm
2014 cho kết quả về điểm lo âu trung bình thấp hơn là 5,7 (SD=3,8) và
điểm trầm cảm trung bình cao hơn là 8,4 (SD=3,4) . Sự chưa tương
đồng về kết quả của chúng tôi với các nghiên cứu khác có thể là do
đối tượng nghiên cứu chưa tương đồng. Các kết quả trên nghiên cứu


trên nhiều loại ung thư trong khi nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập
trung vào bệnh nhân ung thư vú..........................................................65
4.3.2. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú...................................69

4.3. Một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý
xã hội của bệnh nhân ung thư vú........................................................76
4.3.1. Yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm của bệnh nhân ung thư vú......................76
4.3.2. Yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú. .81
KẾT LUẬN..........................................................................................................................83
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................1

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Thông tin chung về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu............................37
Bảng 3.2: Thông tin chung về tình trạng làm việc và bảo hiểm y tế của đối tượng nghiên

cứu (N=264).........................................................................................................................38
Bảng 3.3: Thông tin chung về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu (N=264)............39
Bảng 3.4: Phân bố những đối tượng mà bệnh nhân ung thư vú đã thảo luận về căn bệnh của
mình (N=264).......................................................................................................................41
Bảng 3.5: Mức độ nhu cầu hỗ trợ các vấn đề về tâm lý xã hội trong nhóm hỗ trợ cảm xúc/
thông tin của bệnh nhân ung thư vú theo bảng hỏi MOS.....................................................43
Bảng 3.6: Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ các vấn đề về tâm lý xã hội trong nhóm hỗ trợ các
hoạt động thiết thực của bệnh nhân ung thư vú theo bảng hỏi MOS...................................44
Bảng 3.7: Mô tả mức độ nhu cầu hỗ trợ các vấn đề về tâm lý xã hội trong nhóm hỗ trợ tình
cảm của bệnh nhân ung thư vú theo bảng hỏi MOS............................................................44
Bảng 3.8. Những nội dung mà bệnh nhân ung thư vú có mong muốn nhận được sự hỗ trợ
..............................................................................................................................................45
Bảng 3.9: Mô tả nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú bằng cách tính
điểm từ bảng hỏi MOS.........................................................................................................46
Bảng 3.10: Phân bố tỷ lệ lo âu và trầm cảm theo một số đặc điểm về nhân khẩu học và tình
trạng bệnh.............................................................................................................................47
Bảng 3.11: Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm của
bệnh nhân ung thư vú...........................................................................................................49
Bảng 3.12: Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu hỗ trợ cao về tâm lý xã hội của bệnh nhân
ung thư vú.............................................................................................................................51


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Mô hình Xã hội học của bệnh mạn tính.................................................................7
Hình 1.2: Mô hình lý thuyết về “Chất lượng cuộc sống”.......................................................9
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ lo âu và trầm cảm của đối tượng nghiên cứu..........................................41


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ cả ở các nước phát
triển và các nước đang phát triển. Theo thống kê của ung thư toàn cầu 2012
(GLOBOCAN) Ung thư vú cũng đứng thứ 5 trong tổng số các loại ung thư
gây tử vong (522.000 ca tử vong) và là loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở
nữ giới tại các nước đang phát triển (324.000 ca tử vong, chiếm 14,3%),
đứng thứ 2 ở các nước phát triển (198.00 ca tử vong, chiếm 15,4%) .
Tại Việt nam, theo số liệu ghi nhận ung thư năm 2010, ung thư vú đứng
hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trung bình trong cả nước là
29,9/100.000 dân. Ước tính năm 2020, con số này là 38,1/100.000 . Ung thư
vú không những trở thành mối đe dọa cho sức khỏe của phụ nữ về thể chất và
tinh thần mà còn mang tới gánh nặng về kinh tế xã hội.
Người phụ nữ khi được chẩn đoán mắc ung thư vú đã phải trải qua rất
nhiều cung bậc cảm xúc như sốc, lo lắng, sợ hãi, từ chối điều trị. Trong quá
trình điều trị, bên cạnh những đau đớn về thể chất và các tác dụng không
mong muốn do các phương pháp điều trị gây ra thì bệnh nhân ung thư vú
thường phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm và gặp
phải những những vấn đề về xã hội như các sự thay đổi trong mối quan hệ với
gia đình, với bạn bè, với công việc. Việc phải đối mặt với căn bệnh ung thư có
lẽ là một trong những tình huống căng thẳng nhất mà bệnh nhân ung thư vú
phải đối mặt trong đời .
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra những vấn đề tâm lý xã hội mà
người bệnh ung thư vú gặp phải. Nghiên cứu của Mehnert A và Koche U năm
2008 về tâm lý xã hội và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú đã
cho thấy tỷ lệ bệnh nhân lo âu là 38%, tỷ lệ trầm cảm là 22% và rối loạn căng


2

thẳng là 12%, 46% phụ nữ cảm thấy chưa được cung cấp thông tin đầy đủ,

chất lượng sống của họ bị giảm nhiều . Cùng với các phương pháp điều trị
triệt để cho bệnh nhân ung thư vú thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và xã
hội là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng cho họ. Kết quả nghiên cứu
của Karin M. Stinesen Kollberg tại Thụy Điển năm 2014 cho thấy bệnh nhân
sau chẩn đoán ung thư vú có nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội rất lớn, họ mong
muốn được tư vấn và cung cấp thông tin càng sớm càng tốt .
Mặc dù hiện nay Y học đã có nhiều tiến bộ trong việc chẩn đoán sớm
và điều trị giúp cho bệnh nhân ung thư vú kéo dài cuộc sống, nhưng những
người sống sót với ung thư thường phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn
trong cuộc sống. Sự hỗ trợ để giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội đem lại lợi
ích rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư vú cũng như nâng
cao chất lượng sống cho họ . Để hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân ung thư vú đạt
hiệu quả cao thì việc phát hiện một số vấn đề về tâm lý và đánh giá được nhu
cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của họ đóng vai trò trọng tâm. Tuy nhiên, tại Việt
Nam, những nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế. Vì vậy, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội
của người bệnh ung thư vú điều trị tại một số bệnh viện ở Hà Nội năm
2015” với mục tiêu sau:
1.

Mô tả lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của
người bệnh ung thư vú tại Hà Nội năm 2015.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm và
nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của các bệnh nhân trên.


3


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Đại cương về bệnh ung thư vú

1.1.1. Khái niệm
Ung thư vú là bệnh lý ác tính của tế bào xuất phát từ tuyến vú. Khi bị
kích thích của các tác nhân gây ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ,
vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể.
Ung thư vú là một bệnh dễ phát hiện, điều trị ở giai đoạn sớm sẽ đem
lại những kết quả khả quan. Những năm gần đây, nhờ những chương trình
sàng lọc với vai trò quan trọng của chụp X- quang tuyến vú (mamography), tỷ
lệ tử vong do ung thư vú đã giảm một cách đáng kể bởi có thể phát hiện bệnh
ở giai đoạn rất sớm ,.
1.1.2. Dịch tễ học bệnh ung thư vú
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính năm 2012
có khoảng 1,67 triệu ca mắc mới, chiếm 25% tổng số các loại ung thư . Số ca mới
mắc ở các nước đang phát triển ước tính là 883.000 trường hợp, cao hơn số ca ghi
nhận được ở các nước phát triển là 794.000 trường hợp .
Tại Việt nam, theo số liệu ghi nhận ung thư năm 2010, ung thư vú đứng
hàng đầu ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi trung bình trong cả nước là
29,9/100.000 dân. Ước tính năm 2020, con số này là 38,1/100.000 .
1.1.3. Gánh nặng bệnh tật
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ cả ở các nước phát
triển và các nước đang phát triển. Ung thư vú cũng đứng thứ 5 trong tổng số
các loại ung thư gây tử vong (522.000 ca tử vong) và là loại ung thư gây tử
vong hàng đầu ở nữ giới tại các nước đang phát triển (324.000 ca tử vong,

chiếm 14,3%), đứng thứ 2 ở các nước phát triển (198.00 ca tử vong, chiếm
15,4%) .


4

Ung thư vú có xu hướng tăng nhanh trên toàn cầu. Theo thống kê của
WHO, năm 2008 trên thế giới ước tính khoảng 1,4 triệu người mới mắc,
nhưng đến năm 2012 con số này đã là 1,67 triệu người .
Ở nhiều quốc gia, ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng là một vấn
đề sức khỏe hàng đầu, nó gây nên những chi phí kinh tế lớn cho bệnh nhân,
gia đình và hệ thống chăm sóc sức khỏe . Hầu hết bệnh nhân ung thư vú ở
Việt Nam được chẩn đoán và nhập viện khi ở giai đoạn muộn, vì vậy việc
điều trị cho bệnh nhân càng thêm khó khăn và tốn kém, tạo thêm nhiều gánh
nặng bệnh tật cho xã hội.
Một chẩn đoán ung thư vú tác động lên tất cả các khía cạnh của cuộc
sống người phụ nữ bao gồm thể chất, tinh thần, tài chính và các lĩnh vực xã
hội của cuộc sống. Về thể chất, người bệnh ung thư vú phải đối mặt với sự
mệt mỏi, đau đớn, mất ngủ, suy giảm chức năng hoạt động của các bộ phận
như tuyến vú, cánh tay, bệnh nhân còn phải đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ
trong quá trình điều trị. Về tinh thần, việc tiếp nhận thông tin mắc ung thư vú
có thể coi là một trong những sự kiện đau buồn nhất mà phụ nữ từng trải qua.
Để duy trì việc điều trị ung thư vú lâu dài, rất nhiều phụ nữ và gia đình của họ
đã rơi vào tình trạng nghèo đói, nợ nần về kinh tế. Người bệnh ung thư vú còn
phải đối mặt với tình trạng: thất nghiệp, giảm hoặc mất đi nhiều mối quan hệ
xã hội, tạo gánh nặng về vật chất cũng như tinh thần cho người thân ,.
1.1.4. Yếu tố nguy cơ của ung thư vú ,,
Yếu tố gia đình: Đây là yếu tố nổi bật bất. Một phụ nữ có mẹ hoặc chị,
em gái hoặc con gái đã bị ung thư vú thì có nguy có bị bệnh này cao gấp 2-3
lần so với các phụ nữ khác. Phụ nữ càng có nhiều người thân mắc ung thư vú

thì nguy cơ càng tăng


5

Gen: Những phụ nữ mang đột biến di truyền các gen BRCA1 và
BRCA 2 có nguy cơ cao bị ung thư vú.
Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng. Trong tổng số
bệnh nhân ung thư vú thì số bệnh nhân bắt đầu bị bệnh lúc trên 50 tuổi chiếm
tới 77%.
Các yếu tố nội tiết: Những yếu tố làm tăng thời gian tiếp xúc của
tuyến vú với estrogen đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Một số yếu tố
đó bao gồm: Tuổi bắt đầu có kinh sớm trước 12 tuổi, mãn kinh muộn sau 55
tuổi, phụ nữ sinh con đầu lòng sau 30 tuổi và phụ nữ không sinh con.
Tiền sử các bệnh tại vú: Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh
lành tính như quá sản không điển hình cũng là các yếu tố tăng nguy cơ ung
thư vú.
Tiếp xúc tới tia phóng xạ: Phụ nữ tiếp xúc với tia phóng xạ khi còn trẻ
như phải điều trị bằng tia xạ tại vùng ngực vì các bệnh ác tính khác (như u
lymphô ác tính không Hodgkin hoặc Hodgkin) có nguy cơ bị ung thư vú cao
hơn những phụ nữ khác gấp 12 lần.
Sử dụng rượu bia: Những phụ nữ uống rượu bia có nguy cơ bị ung
thư vú tăng 10%.
Ít vận động: Khoảng 10% ung thư vú liên quan với ít vận động.
Thừa cân và béo phì: Những phụ nữ béo đặc biệt khi đã mãn kinh liên
quan với nguy cơ ung thư vú tăng
1.1.5. Các phương pháp điều trị
Ung thư vú đã được các nhà khoa học chứng minh làm một bệnh toàn
thân. Vì thế nên việc điều trị ung thư vú là sự phối hợp giữa các phương
pháp tại chỗ, tại vùng (phẫu thuật, xạ trị) với các phương pháp toàn thân



6

(hóa trị, nội tiết). Việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc
vào giai đoạn bệnh, thể trạng chung của người bệnh, tuổi tác, tình trạng thụ
thể nội tiết.
Các phương pháp điều trị ung thư vú cụ thể là:
- Phẫu thuật: Bao gồm từ lấy rộng khối u đối với giai đoạn sớm đến
phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú triệt căn.
- Xạ trị: Đây là phương pháp bức xạ ion hóa để giết chết tế bào ung thư.
Khi xạ trị người bệnh thường gặp phải nhiều phản ứng phụ. Các phản ứng thông
thường nhất là bị phỏng nhẹ, lột da, đau rát. Đôi khi nếu bị phản ứng phụ quá
nặng, người bệnh cần phải nghỉ một thời gian ngắn trước khi điều trị lại.
- Hóa trị: Là phương pháp điều trị toàn thân bằng cách đưa các loại
thuốc hóa chất vào cơ thể nhằm mục đích tiêu diệt những tế bào ung thư. Tuy
nhiên hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư cũng gây hủy hoại tế bào lành và có
nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Những tác dụng phụ
của hóa chất bao gồm: rụng tóc, đỏ da, buồn nôn, nôn, chán ăn và mệt mỏi
toàn thân. Để hạn chế các tác dụng phụ này, các bác sỹ nội khoa ung thư
thường chỉ định cho bệnh nhân dùng các thuốc chống dị ứng, chống nôn, nâng
cao thể trạng trong quá trình điều trị. Ngoài ra, để có đủ sức khỏe hóa trị,
người bệnh ung thư vú cần phải được tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đầy
đủ, hợp lý trong quá trình truyền và uống thuốc.
- Điều trị nội tiết: Ung thư vú là một bệnh chịu ảnh hưởng của nội tiết
tố nữ, vì thế nên người tai điều trị ung thư bằng cách ngăn chặn hay cho thêm
nội tiết tố vào cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả đối với những
phụ nữ mắc loại ung thư vú nào nhạy cảm với nội tiết tố nữ mà thôi.
- Chăm sóc sau phẫu thuật và phục hồi chức năng: Tuyến vú ở phụ
nữ nằm giữa các xương sườn và bờ xương ức. Việc phẫu thuật cắt bỏ một



7

phần hay toàn bộ tuyến vú không những ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ
vùng vú mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của cánh tay. Thông thường sau vài
tháng phẫu thuật người bệnh sẽ cảm thấy căng, đau khi cử động, cảm giác bị
co kéo ở bên vú phẫu thuật, hạn chế vận động tay và phù tay ở bên vú phẫu
thuật. Vì vậy, việc hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng là rất cần thiết
đối với tất cả bệnh nhân ung thư vú đã phẫu thuật.
1.2. Các vấn đề về tâm lý xã hội của bệnh nhân ung thư vú
Sự không chắc chắn:
- Triệu chứng: ban đầu,
tác dụng phụ.
- Kết quả điều trị
- Tiên lượng bệnh

Sự kỳ thị:
- Từ xã hội.
- Tự kỳ thị

Phá vỡ “lý lịch bản thân”:
- Chung sống với bệnh suốt đời
- Thay đổi hình ảnh bản thân

Bệnh mạn tính (ung
thư, tim mạch, đái tháo
đường, tăng huyết áp…)

Thích nghi và tuân thủ điều trị:

- Việc hàng ngày phải sử dụng thuốc
- Việc thay đổi chế độ ăn
- Việc thay đổi chế độ luyện tập
- Việc định kỳ kiểm tra sức khỏe

Nhu cầu về thông tin, giao
tiếp và hỗ trợ:
- Từ phía Bác sỹ
- Từ phía cộng đồng người
bệnh.

Hình 1.1: Mô hình Xã hội học của bệnh mạn tính
Ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng được coi là một bệnh mạn
tính và đang có xu hướng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Một
chẩn đoán ung thư vú có thể tác động lên tất cả các khía cạnh của cuộc sống
của người phụ nữ từ thể chất đến tinh thần và xã hội. Bệnh nhân phải đối mặt,


8

thích nghi và giải quyết rất nhiều vấn để có thể sống sót với căn bệnh ung thư
của mình.
Áp dụng từ mô hình xã hội của các bệnh mạn tính trên đối với bệnh
nhân ung thư vú cho thấy những vấn đề mà bệnh nhân ung thư vú phải đối
mặt bao gồm: Sự kỳ thị từ phía xã hội hay của chính bệnh nhân; sự không
chắc chắn về kết quả điều trị, tiên lượng bệnh và một số triệu chứng mà bệnh
nhân gặp phải; sự phá vỡ “lý lịch bản thân” đó là việc phải chung sống với
căn bệnh suốt đời và chấp nhận thay đổi hình ảnh của bản thân. Bệnh nhân
phải thích nghi và tuân thủ điều trị với việc hàng ngày phải sử dụng thuốc,
thay đổi chế độ ăn, thay đổi chế độ luyện tập và định kỳ kiểm tra sức khoẻ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có nhu cầu về giao tiếp và hỗ trợ thông tin từ
phía bác sỹ và cộng đồng người bệnh.
1.2.1. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú (Quality of life)
Chất lượng cuộc sống là một khái niệm rộng nói về sự hài lòng trong
cuộc sống và được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh của cuộc sống bao gồm:
sức khỏe (là sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần) và các vấn đề xã hội như
nhà ở thích hợp, công việc, hạnh phúc của gia đình và bản thân, chức năng
tình dục, giáo dục và các nhu cầu giải trí .


9

Đau
Nôn,
buồn nôn

Triệu chứng
và các tác
dụng phụ

Chán
ăn
Sự tương tác
trong gia
đình

Lo âu

Trầm
cảm


Chức năng
về tâm lý,
tâm thần
Sự hài lòng
về việc chăm
sóc

CHẤT
LƯỢNG
CUỘC SỐNG

Chức năng
về xã hội

Công
việc/ Giải
trí

Thời gian
với bạn


Chức năng
về thể chất
Mệt mỏi

Khả năng
di chuyển
Tự chăm

sóc bản
thân

Hình 1.2: Mô hình lý thuyết về “Chất lượng cuộc sống”
Mô hình lý thuyết ở Hình 2 cho thấy một cách tổng quát và đầy đủ các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư bao gồm
4 nhóm yếu tố chính như sau:
+ Nhóm yếu tố về chức năng thể chất gồm: Dấu hiệu mệt mỏi, khả
năng tự di chuyển của chính bệnh nhân và khả năng tự chăm sóc
bản thân của bệnh nhân.


10

+ Nhóm yếu tố về chức năng tâm lý, tâm thần gồm: Rối loạn lo âu,
rối loạn trầm cảm và sự hài lòng về việc chăm sóc của những
người xung quanh (bác sỹ, điều dưỡng, người thân,..)
+ Nhóm yếu tố về chức năng xã hội gồm: Sự tương tác hay mối
quan hệ của bệnh nhân với những người thân trong gia đình, việc
dành thời gian cho mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ và thời gian
cho công việc cũng như cho việc giải trí của bản thân.
+ Nhóm yếu tố là các triệu chứng của bệnh và triệu chứng của các
tác dụng phụ do việc điều trị gây nên gồm: Triệu chứng đau, biểu
hiện chán ăn, biểu hiện buồn nôn hoặc nôn.
Nhiều tiến bộ của y học trong việc điều trị bệnh ung thư vú hiện nay đã
giúp cho nhiều bệnh nhân sống sót lâu dài với căn bệnh ung thư vú. Vì vậy,
việc chăm sóc bệnh nhân ung thư vú để nâng cao chất lượng sống cho họ
ngày càng trở nên quan trọng . Nghiên cứu của Chih-Hung Chang và cộng sự
năm 2007 về đánh giá chất lượng cuộc sống ở phụ nữ ung thư vú đã nêu ra
hai sự thay đổi lớn trong nền Y học về ung thư xảy ra trong thập kỷ qua là: 1.

Họ đã công nhận tâm lý lành mạnh và hạnh phúc của bệnh nhân là yếu tố
quan trọng góp phần điều trị bệnh ung thư vú hiệu quả. 2. Chất lượng cuộc
sống có thể được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng để dự đoán sự tồn
tại, đáp ứng điều trị, theo dõi và kiểm soát các bệnh về tâm lý .
Trong năm đầu tiên sau khi chẩn đoán ung thư vú, cuộc sống của phụ
nữ bị xáo trộn mạnh mẽ, họ có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi thậm chí là sốc,
hoảng loạn, rối loạn lo âu, trầm cảm, họ cũng gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý
xã hội khác trong cuộc sống: khó khăn trong việc tuân thủ điều trị, lo lắng về
thời gian sống thêm của mình, lo lắng về các tác dụng phụ của điều trị, lo lắng
về con cái, tình dục, tài chính và các mối quan hệ xã hội. Việc tiếp nhận căn


11

bệnh ung thư vú, thích nghi và sống chung với nó cả đời là một việc rất khó
khăn đối với người phụ nữ trong giai đoạn đầu phát hiện bệnh ,,.
1.2.2. Rối loạn lo âu, trầm cảm
1.2.2.1. Lo âu
 Đặc điểm của lo âu
Lo âu là một trạng thái căng thẳng cảm xúc lan tỏa, hết sức khó chịu
nhưng thường mơ hồ, bâng quơ kèm theo nhiều triệu chứng cơ thể như cảm
giác trống rỗng ở thượng vị, siết chặt ở ngực, hồi hộp vã mồ hôi, đau đầu,
run, khô miệng đau cơ, kèm sự bứt rứt bất an đứng ngồi không yên. Lo âu
là một hiện tượng phản ứng cảm xúc tự nhiên tất yếu của con người trước
những khó khăn, thử thách đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải
tìm ra các giải pháp để vượt qua, vươn tới, tồn tại . Lo âu trở thành lo âu
lâm sàng khi nó xuất hiện không có liên quan tới một mối đe dọa rõ ràng
nào, mức độ lo âu không cân xứng với bất kì một đe dọa nào để có thể tồn
tại hoặc kéo dài. Khi mức độ lo âu gây trở ngại rõ rệt các hoạt động, lúc đó
được gọi là lo âu bệnh lý .

Cần chú ý, lo âu cũng có thể là một biểu hiện hay gặp của nhiều rối
loạn tâm thần và cơ thể khác. Lo âu có thể là một thành phần của các bệnh
này, có thể do sự điều trị hoặc xuất phát từ nhận định tiêu cực của người bệnh
về tiên lượng bệnh của mình .
Rối loạn lo âu: Là rối loạn rối loạn đặc trưng bởi các cơn lo âu kéo dài,
bao gồm :
- Rối loạn lo âu đám đông.
- Rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
- Rối loạn hoảng sợ.
- Chứng sợ khoảng trống.
- Rối loạn lo âu toàn thể.
- Rối loạn ám ảnh- cưỡng bức
Các biểu hiện lâm sàng:
Các biểu hiện của lo âu thường rất đa dạng phức tạp, có lúc xuất hiện
một cách tự phát không rõ nguyên nhân, hoàn cảnh rõ rệt. Các triệu chứng


12

thường rất thay đổi, nhưng phổ biến là bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, lo lắng về
bất hạnh tương lai, dễ cáu, khó tập trung tư tưởng, căng thẳng vận động, bồn
chồn đứng ngồi không yên, đau căng đầu, đầu óc trống rỗng, run rẩy, không
có khả năng thư giãn, hoạt động quá mức thần kinh tự trị như vã mồ hôi,
mạch nhanh hoặc thở gấp, hồi hộp, đánh trống ngực, khó chịu vùng thượng
vị, chóng mặt, khô mồm .
1.2.2.2. Trầm cảm
 Đặc điểm của trầm cảm:
Trầm cảm là một rối loạn thuộc nhóm rối loạn khí sắc thể hiện sự ức chế
của cảm xúc, tư duy và vận động ,. Theo ICD-10 , một giai đoạn trầm cảm
điển hình gồm các triệu chứng chính như khí sắc trầm, mất mọi quan tâm

thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, cùng
với các triệu chứng phổ biến khác như giảm sút sự tập trung và chú ý, giảm
sút tính tự trọng và lòng tin, những ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn
vào tương lai ảm đạm và bi quan, ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát,
rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng.
Để chẩn đoán xác định trầm cảm cần phải có tối thiểu 2 trong các triệu
chứng chính cộng thêm 2 trong số các triệu chứng phổ biến khác. Phải có ít
nhất 2 tuần để làm chẩn đoán và cũng có thể cần thời gian ngắn hơn nếu các
triệu chứng nặng bất thường và khởi phát nhanh.
Phân biệt các mức độ trầm cảm nhẹ, vừa và nặng dựa vào một sự cân
nhắc lâm sàng phức tạp. Năng suất của các hoạt động xã hội nghề nghiệp là
yếu tố chỉ điểm cho việc xác định các mức độ nặng, nhẹ vừa của trầm cảm.
 Biểu hiện lâm sàng :
Trầm cảm là một giai đoạn rối loạn khí sắc, có 3 đặc điểm biểu hiện
quá trình ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần: Cảm xúc, tư duy và vận động:


13

- Cảm xúc buồn rầu: Người bệnh buồn rầu, ủ rũ, nhìn mọi vật xung
quanh một cách bi quan ảm đạm.
- Tư duy chậm chạp: Người bệnh suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng không
nhanh chóng, tự cho mình là thấp kém, có hoang tưởng bị tội, hoang tưởng tự
buộc tội, hoang tưởng nghi bệnh, hội chứng Cotard và có ý nghĩ hay hành vi
tự sát.
- Vận động ức chế: Người bệnh ít hoạt động, ít nói, sững sờ đờ đẫn,
thường hay ngồi lâu trong một tư thế với nét trầm ngâm suy nghĩ [20].
Tiêu chuẩn chẩn đoán cơn trầm cảm nặng: Cần có một trong hai triệu
chứng sau:
- Trạng thái trầm cảm

- Mất quan tâm hoặc thích thú với hầu hết hoặc tất cả các công việc thường nhật
Kèm 5/7 triệu chứng sau, tất cả ít nhất kéo dài 2 tuần lễ:
- Giảm cân hoặc tăng cân quá mức
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều
- Kích động hoặc chậm chạp tâm lý vận động
- Mệt mỏi hoặc mất sinh lực
- Cảm giác không đáng giá hoặc cảm giác có tội không đúng hoặc quá mức
- Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung bất định
- Ý tưởng tái diễn về cái chết hoặc tự tử.
Theo phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10), sự hỗn hợp các
triệu chứng là phổ biến, trầm cảm cùng tồn tại với lo âu là thường gặp nhất.
1.2.2.3. Các thang đo đánh giá tình trạng lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân ung thư


×