Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy showa từ năm 2011 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 102 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
VIN O TO Y HC D PHềNG V Y T CễNG CNG

NGUYN THANH THO

Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của
ngời lao động Công ty trách nhiệm hữu
hạn
sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Showa
từ năm 2011 đến năm 2015
Chuyờn ngnh : Y hc d phũng
Mó s
: 60720163
LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS KHNG VN DUY
2. TS NGUYN èNH DNG

H NI 2015
1


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn:

- Ban giám hiệu và phòng đào tạo sau đại học- Viện ĐT YHDP và YTCC,
Trường Đại học Y Hà Nội.


- Thầy cô giáo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

- PGS.TS. Khương Văn Duy, người thầy đã hướng dẫn em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

- TS. Nguyễn Đình Dũng, người thầy đã hướng dẫn tận tình và chia sẻ kinh
nghiệm quý báu của thầy mà nhờ đó em có bài học nghiên cứu cho riêng mình.
Em xin trân trọng cảm ơn đội ngũ Y, bác sĩ Bệnh viện Dệt May đã tạo điều
kiện giúp đỡ em trong quá trình lấy số liệu.
Cuối cùng, em xin gửi cảm ơn chân thành nhất tới bố mẹ, gia đình, bạn bè đã
động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2015

Nguyễn Thanh Thảo

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
--------***------LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

- Phòng đào tạo sau đai học trường Đại học Y Hà Nội
- Phòng đào tạo sau đại học Viên đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tên em là: Nguyễn Thanh Thảo -học viên cao học khóa XXII-trường Đại học
Y Hà Nội

Em xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thực, kết quả trung thực,
chính xác và chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thanh Thảo

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AAR

Tỷ lệ mắc bệnh cộng dồn

BMI

Body mass index (chỉ số khối cơ thể)

BNN

Bệnh nghề nghiệp

CN, CNLĐ, NLĐ

Công nhân, Công nhân lao động, Người lao động

CNH -HĐH


Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

ĐNN

Điếc nghề nghiệp

M: F

Nam: Nữ

MT

Môi trường

RLCXK

Rối loạn cơ xương khớp

SK

Sức khỏe

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

THA

Tăng huyết áp


THNN

Tác hại nghề nghiệp

TK

Thần kinh

TNLĐ

Tai nạn lao động

4


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

6


7


ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam đang trong tiến trình CNH- HĐH, với những bước tiến nhảy vọt về
khoa học- công nghệ, mang lại nhiều thành tựu to lớn. Có rất nhiều nhà máy, xí
nghiệp trên mọi miền tổ quốc đang góp phần sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp,
trong đó có một bộ phận lớn là các công ty liên doanh. Các sản phẩm sản xuất được
vừa nhằm phục vụ nhu cầu trong nước vừa để xuất khẩu đem lại nguồn thu nhập lớn
cho người lao động Việt Nam.
Hiệu quả kinh tế mang lại rất khả quan, mức tăng trưởng rất đáng khích
lệ.Theo số liệu điều tra về GDP và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2006 2012 của Tổng cục Thống kê vừa công bố, thì trong giai đoạn này, GDP/người tăng
liên tục, từ 795USD năm 2006 lên 1.771USD năm 2012; thu nhập bình quân đầu
người tăng dần theo năm [1].
Bên cạnh những thành tựu đạt được, lao động là điều kiện tiên quyết để sản
xuất ra của cải vật chất, song lao động cũng tác động trở lại với sức khỏe, bệnh, tật
của người lao động. Điều kiện lao động bất lợi với nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp
là những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người lao động, đặc biệt
là kiểm soát tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, qua đó ảnh
hưởng tới năng suất, hiệu quả lao động.
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là tiến trình CNH - HĐH,
hiện nay ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo máy và phụ tùng đang được quan tâm và
giải quyết vấn đề việc làm cho một số lượng lớn người lao động, từ lao động phổ
thông tới lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Với điều kiện lao động đặc
thù, khó khăn, phức tạp, môi trường lao động nguy hiểm và độc hại, vị trí và tư thế
lao động cố định trong thời gian dài, cường độ và thời gian lao động nặng nhọc… là
các yếu tố bất lợi gây bệnh tật, đặc biệt là bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp
đến sản phẩm, năng suất và hiệu quả lao động.

7



8

Hiện nay tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có xu hướng tăng cả
về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội năm 2011: cả nước xảy ra gần 6000 vụ TNLĐ làm 6.154 người bị tai
nạn, trong đó có 574 người chết, 1.314 người bị thương, tăng gần 6% so với năm
2010. Trong đó ngành cơ khí chế tạo chiếm 8% [2]. Đây là bài toán đặt ra với các
doanh nghiệp cơ khí chế tạo máy trong cả nước, bởi vì ngành công nghiệp cơ khí
chế tạo đang ngày càng có chỗ đứng trong nền công nghiệp quốc gia. Dù đã có
nhiều nghiên cứu về điều kiện và môi trường lao động ảnh hưởng đến sức khỏe và
bệnh tật của người lao động trong ngành công nghiệp cơ khí, đồng thời đưa ra các
giải pháp để phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, song còn riêng lẻ,
chưa đồng bộ. Để có cái nhìn tổng quan về sức khỏe, bệnh tật và khuynh hướng
mắc bệnh chung của người lao động ngành cơ khí, chế tạo phụ tùng ô tô, xe máy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người
lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Showa
từ năm 2011 đến năm 2015”, với những mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Mô tả thực trạng sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty trách
nhiệm hữu hạn Showa, năm 2011 – 2015.
2. Mô tả xu hướng mắc bệnh của người lao động Công ty trách nhiệm
hữu hạn Showa, năm 2011 – 2015.
Từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe cho
người lao động Công ty TNHH Showa Việt Nam.

8


9


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Sức khoẻ và một số yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe
Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái
về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh, tật”. Còn trong
chiến lược Bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1999- 2000 của Bộ Y tế đã nêu rõ “Sức khoẻ
là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội chứ không chỉ bó hẹp
vào nghĩa là không có bệnh hay thương tật, đây là một quyền cơ bản của con người.
Khả năng vươn lên đến một sức khoẻ cao nhất có thể đạt được là mục tiêu xã hội
quan trọng liên quan đến toàn thế giới và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã
hội khác nhau chứ không đơn thuần là của ngành y tế”.
Như vậy sức khỏe có ý nghĩa toàn diện gồm nhiều mặt khác nhau như sức
khỏe thể chất, tinh thần, tâm thần, tình dục, xã hội và sức khỏe môi trường.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe và sự thoải mái
của người lao động; chúng có tác dụng tương hỗ với nhau. Các yếu tố như: nơi làm
việc (môi trường lao động, điều kiện lao động), các yếu tố tổ chức, văn hóa nơi làm
việc, nhiệm vụ của từng cá nhân và các hoạt động công việc… tất cả đều ảnh hưởng tới
sức khỏe của người lao động. Các yếu tố về lối sống, điều kiện sống cũng như văn hóa
và cấu trúc cộng đồng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe công nhân.
1.1.2. Người lao động
“Người lao động là những người lao động chân tay, làm việc theo giờ
công và ăn lương theo sản phẩm”. Người lao động là người lao động phổ thông,
theo nghĩa rộng là người kiếm sống bằng cách làm việc thể lực (lao động chân
tay), cung cấp lao động để lĩnh tiền công (tiền lương) của người sử dụng lao
động, để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ và thường được thuê với hợp
đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, một công việc hay
chức năng.
9



10

Người lao động, lúc đầu là người lao động trong các ngành nghề xây dựng,
truyền thống coi là không có tay nghề lao động chân tay, nhưng trái ngược với lao
động có tay nghề cao, tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, mỗi người lao động chỉ
bỏ sức lao động cho một loại sản phẩm riêng biệt và yêu cầu sản phẩm có kỹ thuật
cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động. Người lao động có các dụng cụ
hỗ trợ lao động như dụng cụ cầm tay, dụng cụ điện, công cụ không khí, và thiết bị
nặng nhọc, và hành động giúp các ngành nghề khác, thí dụ, các nhà khai thác mỏ
hoặc thợ xây dựng [3].
1.1.3. Môi trường và sức khỏe người lao động
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người,
ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như:
không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Bao gồm: môi
trường tự nhiên, môi trường kỹ thuật, môi trường lao động và môi trường xã hội.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện
hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách
thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Môi trường lao động đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe
người lao động. Trong lao động xản xuất ở bất kỳ ngành nào việc đảm bảo tốt điều
kiện lao động luôn là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra còn phải thường xuyên khảo sát
các yếu tố độc hại của môi trường sản xuất nhằm đánh giá thực tế mức độ ảnh
hưởng đến sức khoẻ người lao động. Môi trường lao động sạch, sức khỏe người lao
động được đảm bảo để phát triển sản xuất, tái tạo sức lao động và kéo dài tuổi thọ
công nhân qua đó góp phần phát triển kinh tế của doanh nghiệp và xã hội.
Trong cuộc sống con người và môi trường có mối liên quan khăng khít và tác
động qua lại với nhau, tuy nhiên môi trường nào cũng ẩn chứa nhiều yếu tố bất lợi
cho sức khỏe. Sức khỏe cán bô người lao động viên và môi trường lao động là 2 yếu
tố liên quan mật thiết với nhau, môi trường lao động ô nhiễm sẽ làm giảm sức khỏe

của người cán bô người lao động, gây ra bệnh tật, trong đó có những bệnh tật không
10


11

thể chữa khỏi như: bệnh bụi phổi - silic, bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh rung chuyển
nghề nghiệp… [4], [5], [6], [7].
1.1.4. Bệnh tật và các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động
Bệnh là quá trình hoạt động không bình thường của cơ thể sinh vật từ
nguyên nhân khởi thuỷ đến hậu quả cuối cùng. Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra
bệnh, nhưng có thể chia thành ba loại chính.
- Bệnh do bản thân cơ thể sinh vật có khuyết tật như di truyền bẩm sinh hay
rối loạn sinh lí.
- Bệnh do hoàn cảnh sống của sinh vật khắc nghiệt như quá lạnh, quá nóng,
bị ngộ độc, không đủ chất dinh dưỡng.
- Bệnh do bị các sinh vật khác (nhất là các vi sinh vật) kí sinh.
Triệu chứng, điều kiện phát sinh phát triển của từng loại bệnh thường khác nhau.
Có nhiều yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ và sự
thoải mái của người lao động và chúng tác động tương hỗ với nhau. Các yếu tố nơi
làm việc như môi trường lao động và các điều kiện vệ sinh, các yếu tố tổ chức và
văn hoá nơi làm việc, nhiệm vụ của từng cá nhân và các hoạt động công việc, tất cả
đều có ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Các yếu tố về lối sống và điều kiện sống
của công nhân cũng như văn hóa cấu trúc cộng đồng có ảnh hưởng đến sức khoẻ
của họ [7].
Trong quá trình lao động con người phải tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy
cơ: yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, điều kiện làm việc không hợp lý về ecgônômi
và một số loại hình lao động nặng nhọc về thể lực, căng thẳng về thần kinh tâm lý
phối hợp với vô số các loại vấn đề xã hội và tâm lý được xác định là các yếu tố
nguy cơ hoặc các điều kiện làm việc có hại xuất hiện thường xuyên, phối hợp và tác

động qua lại với nhau. Các yếu tố này là các nguy cơ gây tổn thương nghề nghiệp,
bệnh nghề nghiệp, căng thẳng nghề nghiệp.
1.1.4.1. Các yếu tố chung ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động
a) Đặc trưng cá nhân: Các yếu tố tuổi, giới, yếu tố di truyền, tính nhạy cảm
11


12

của từng cá thể có ảnh hưởng đến sức khoẻ.
b) Yếu tố văn hoá xã hội, kinh tế và phong tục tập quán: Các yếu tố văn hoá
xã hội bao gồm trình độ văn hoá của NLĐ, phong tục tập quán, an ninh xã hội và
gia đình... cũng như thu nhập kinh tế ảnh hưởng đến sức khoẻ.
c) Ảnh hưởng của lối sống không lành mạnh tới sức khoẻ
Hút thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh như bệnh tim mạch,
bệnh phổi, ung thư.... Đặc biệt đối với NLĐ khi phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại ở
môi trường lao động, tác hại sẽ tăng lên nhiều khi kèm theo thói quen hút thuốc.
Ngoài ra lối sống buông thả như mại dâm, nghiện chích là những yếu tố nguy
cơ lây truyền HIV/AIDS và những bệnh lây qua đường tình dục.
d) Các yếu tố môi trường sống tác động đến sức khoẻ
- Ô nhiễm môi trường không khí xung quanh
- Ô nhiễm nguồn nước
- Ô nhiễm môi trường đất
e) Các yếu tố dinh dưỡng tác động đến sức khỏe: Chế độ ăn cũng như thói
quen dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát sinh, phát triển bệnh. Điều này
càng quan trọng đối với NLĐ, bởi vì các nghề, công việc khác nhau đòi hỏi nhu cầu
dinh dưỡng khác nhau.
f) Các yếu tố thuộc về chăm sóc sức khoẻ
- Màng lưới tổ chức y tế
- Khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế [8]; [9].

1.1.4.2. Các yếu tố liên quan đến điều kiện lao động
a) Yếu tố liên quan đến môi trường làm việc :
- Yếu tố vật lý: Vi khí hậu xấu, bức xạ mặt trời (tia cực tím), tiếng ồn, rung,
bức xạ....
- Yếu tố hoá học và yếu tố lý hoá: Bụi hữu cơ, bụi sinh học, hoá chất bảo vệ
thực vật...
- Yếu tố sinh học: Vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng, nấm mốc, côn trùng.
b) Yếu tố liên quan đến tâm sinh lý lao động - Ecgônômi, lối sống, tác
12


13

phong làm việc... Phần nhiều những tác hại này liên quan đến tổ chức lao động,
thiết kế vị trí lao động như:
- Lao động thể lực nặng nhọc
- Tư thế lao động gò bó
- Các Stress (tâm lý, xã hội...)
- Căng thẳng thần kinh giác quan, nhịp điệu làm việc
- Tính đơn điệu của công việc
- Thời gian lao động - nghỉ ngơi không hợp lý [9], [10]
1.1.5. Tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp
Trong mọi ngành nghề, người lao động phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ
có trong quá trình lao động hay còn gọi là yếu tố tác hại nghề nghiệp (THNN). Các
yếu tố THNN luôn thay đổi phụ thuộc vào quá trình sản xuất. Các yếu tố này có ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe người tiếp xúc, có thể gây nên bệnh nghề nghiệp (BNN)
hay bệnh có tính chất nghề nghiệp. Theo định nghĩa "bệnh nghề nghiệp là bệnh phát
sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động".
Tuỳ theo điều kiện lao động đặc thù của từng nghề mà gây nên các bệnh nghề
nghiệp khác nhau như bệnh bụi phổi - silic do tiếp xúc với bụi silic, bệnh bụi phổibông do tiếp xúc với bụi bông, bệnh nhiễm độc chì vô cơ và hữu cơ do tiếp xúc với

chì… Hiện nay nước ta mới có 31 bệnh ở trong danh mục bệnh nghề nghiệp được
bảo hiểm. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục bổ sung thêm một số bệnh nữa [7].
THNN không hẳn sẽ mãi mãi gắn chặt với nghề nghiệp mà không thể phòng
tránh được. Trái lại, con người có khả năng thay đổi nó, hạn chế nó, thậm chí loại
trừ hẳn ra khỏi điều kiện làm việc.
Ở mỗi ngành nghề có thể có nhiều yếu tố THNN. Các yếu tố này sẽ tác động
phối hợp với nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Trung và CS (Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ 2002) cho thấy: các yếu tố THNN gặp trong ngành sản xuất vật
liệu xây dựng là bụi, nóng, ồn. Trong ngành dệt là bụi, tiếng ồn, nóng ẩm, chế độ
lao động ca kíp, tư thế lao động không thuận lợi. Trong ngành giấy người lao động
phải tiếp xúc với tiếng ồn cao và một số hơi khí độc đặc biệt là Clo và H2S [10]...
13


14

Theo số liệu báo cáo của Cục YTDP trong Hội nghị triển khai công tác y
tế lao động giai đoạn 2006 - 2010 (Bắc Ninh tháng 2/2006) cho thấy ở giai đoạn
2001- 2005 mặc dù đã có nhiều cải thiện so với trước đây nhưng trong nhiều
ngành nghề, các yếu tố THNN vẫn còn ở mức độ đáng chú ý: tỷ lệ số mẫu đo vượt
TCCP cao nhất là tiếng ồn (30,8%), rung chuyển (27,9%), bụi (22,3%), ánh sáng
(21,4%), vi khí hậu (17,3%), phóng xạ, điện từ trường (11,9%), hơi khí độc (9,9%)…
Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiếp xúc. Tỷ lệ NLĐ được phát hiện
BNN là 21.782/ 236.187 người khám (12,2%) và tỷ lệ được giám định/Tổng số phát
hiện là 26,4%. Trong số các BNN được giám định thì cao nhất là nhóm các bệnh bụi
phổi và phế quản (78,1%), nhóm bệnh do yếu tố vật lý (14,3%), bệnh nhiễm độc nghề
nghiệp ( 4,4%), da nghề nghiệp (2,5%)… Vì vậy việc giám sát và khống chế các yếu tố
THNN là cần thiết và cấp bách nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động.
Định nghĩa Bệnh nghề nghiệp (BNN):
- Khuynh hướng thứ nhất: BNN là một bệnh gây nên do lao động hoặc do

những điều kiện lao động và mắc trong thời gian lao động. Theo định nghĩa này
BNN được hiểu rất rộng bao gồm BNN, bệnh có tính chất nghề nghiệp và bệnh liên
quan đến nghề nghiệp.
- Khuynh hướng thứ hai: BNN là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố
tác hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà
gây nên bệnh (Thông tư liên Bộ 08/TCCB/1976)
Hiện nay theo định nghĩa được quy định trong Bộ luật lao động của nước ta:
BNN là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối
với người lao động [7].
1.2. Điều kiện lao động, môi trường lao động của người lao động trong các nhà
máy, xí nghiệp
1.2.1. Khái niệm điều kiện lao động
Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội,
kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động,
đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố
14


15

trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối
quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho
con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của con người trong
khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều
kiện lao động.
Nói đến công cụ và phương tiện lao động, chúng ta hiểu nó bao gồm từ các
công cụ đơn giản đến các máy móc, thiết bị tinh vi, hiện đại, từ một chỗ làm việc
đơn sơ, thậm chí không có mái che đến những nơi làm việc trong nhà xưởng với
đầy đủ tiện nghi. Chúng ta cần đánh giá xem tình trạng của các công cụ, thiết bị
máy móc, nhà xưởng đó ra sao, mới, cũ, tốt, xấu hư hỏng thế nào, có tiện nghi,

thuận lợi hoặc có nguy cơ gây ra ảnh hưởng xấu, nguy hiểm đối với tính mạng, sức
khoẻ con người hay không?
Đối tượng lao động của con người được hiểu là đối tượng vật chất mà con
người tác động vào nó trong quá trình sản xuất để tạo thành sản phẩm. Nó rất đa dạng,
phong phú, từ những loại rất đơn giản, không gây nên ảnh hưởng hoặc tác hại xấu đối
với con người, đến những loại rất phức tạp, độc hại, nguy hiểm, thậm chí rất nguy hiểm
đối với con người (dòng điện, hoá chất, vật liệu phóng xạ, vật liệu nổ...). Rất nhiều đối
tượng sản xuất, khi đã tạo thành sản phẩm thì tính chất nguy hiểm, độc hại đã bớt đi, có
lợi cho con người, song cũng không ít đối tượng lao động vẫn giữ nguyên, thậm chí
còn làm tăng hoặc lưu giữ tiềm tàng tính chất nguy hiểm, độc hại đó.
Quá trình công nghệ trong sản xuất được hiểu là cách thức mà con người tác
động vào đối tượng lao động để tạo thành sản phẩm. Nó có thể hết sức thủ công, thô
sơ, do đó mà người lao động phải làm việc nặng nhọc, phải thường xuyên tiếp xúc
trực tiếp với các yếu tố độc hại, nguy hiểm dễ gây nên TNLĐ, BNN. Quá trình công
nghệ cũng có thể rất hiện đại, có trình độ cơ khí hoá, tự động hoá cao, do đó làm
giảm nhẹ mức độ nặng nhọc, bảo vệ tốt sức khoẻ tính mạng con người [4], [5].
1.2.2. Các yếu tố tác hại của điều kiện lao động
Các yếu tố tác hại được phân thành các nhóm sau:
15


16

- Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại (ion hoá và không
ion hoá), bụi, tiếng ồn, độ rung, thiếu ánh sáng...
- Các yếu tố hoá học như các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất
phóng xạ...
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm
mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng, rắn...
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, quá tải về thể lực, không tiện nghi do

không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý...
1.2.2.1. Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa
Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: Máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng,
năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động.
Các yếu tố liên quan đến lao động: Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi
làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan
đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới với
cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc...
Tính chất của quá trình lao động: Lao động thể lực hay trí óc, lao động thủ
công, cơ giới, tự động...
Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: Bố trí vị trí lao động, phương pháp
hoạt động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động...
1.2.2.2. Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ecgônômi
Yếu tố tâm - sinh lý: Gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần
kinh - giác quan...

16


17

Đặc điểm của lao động: Cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao động
không thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh
lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong lao động…
Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể
phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó
trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng,
động tác lao động đơn điệu buồn tẻ... hoặc với trách nhiệm cao gây căng thẳng về
thần kinh tâm lý.
Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho hoạt động bình thường,

gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi, chán nản dẫn tới những biến
đổi ức chế thần kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý mệt mỏi uể oải, suy nhược thần
kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất và chất lượng lao động, có khi dẫn đến
tai nạn lao động.
Theo Trần Như Nguyên khi nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động
nóng ẩm, nóng khô đến sức khỏe công nhân cho thấy phát hiện 10 stress nóng,
16 ±2% say nóng, nhiễm độc CO, và các bệnh có tỷ lệ cao bao gồm: bệnh về tai
mũi họng, bệnh về mắt...[11], [12].
1.2.2.3. Các yếu tố môi trường lao động
Các yếu tố môi trường lao động: Vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và
phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại…
a) Vi khí hậu
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu
hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ
vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù
hợp với sinh lý của con người.

17


18

- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể,
làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc
thiết bị... Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say
nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về
hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh... Khi nhiệt độ môi trường tăng thì
tốc độ dẫn truyền xung động trên sợi thần kinh đến cơ giảm, làm các cơ bị mệt mỏi,
sự điều hòa phối hợp vận động kém, dẫn tới giảm năng suất lao động và tai nạn lao
động, đặc biệt là cuối ca lao động [9].

- Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ
nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi.
- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động
của con người.
Nghiên cứu quá trình lao động tại vi khí hậu nóng, Lê Gia Khải và cộng sự
cho thấy tiêu hao năng lượng trong một số thao tác của công nhân cơ khí- luyện kim
như: cán thép 2,07 Kcal/phút; luyện thép 3,21 Kcal/phút; gò tay 3,45 Kcal/phút.
Nhiều vị trí lao động, công nhân phải làm việc trong vi khí hậu nóng, nhiệt độ
không khí trong phân xưởng luyện thép có thể cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 3- 4 0C,
phân xưởng cán thép cao hơn 5- 60C. Trong điều kiện như vậy thì sau ca lao động công
nhân có thể mất từ 5- 6 lít mồ hôi. Tỷ lệ sút cân trên thể trạng trung bình từ 0,71,7% có trường hợp lên tới 3% và cao hơn nữa. Trong các xưởng cơ khí có thao tác
trung bình thì tiêu hao năng lượng từ 2,5- 3 Kcal/phút, thao tác nặng hoặc rất nặng
thì tiêu hao từ 4- 8 Kcal/phút [13].
Theo nghiên cứu của Scherbak E.A cho thấy công nhân làm việc trong môi
trường nóng ẩm cao trong thời gian dài có tỷ lệ bệnh mạch vành và tăng huyết áp
lần lượt là 11,6% và 27,7%; cao hơn so với người không tiếp xúc thường xuyên là
6,7% và 15,7% [14].

18


19

Theo Rutkove nhiệt độ và độ ẩm cao gây rối loạn hoạt động phản xạ của cơ
thể, khi nhiệt độ môi trường từ 300C trở lên khả năng tiếp thu kiến thức, trí nhớ, tư
duy giảm [15].
b) Tiếng ồn và rung
Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển
động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm. Rung chuyển thường do

các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các động cơ nổ tạo ra.
Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ
gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối
loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung
trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén... Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn
ngủ... Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh
thần kinh. Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động.
Tiếng ồn chủ yếu gây ra những rối loạn ở cơ quan thính giác, song nếu tiếng
ồn quá lớn > 90 dBA, tiếp xúc trong thời gian dài ngoài khả năng gây điếc còn có
khả năng gây ra những rối loạn về tim mạch (hồi hộp, đánh trống ngực, tăng huyết
áp phản ứng), suy nhược thần kinh và hội chứng dạ dày- tá tràng. Theo Lê Thị Yến,
tỷ lệ ù tai khi tiếp xúc ồn là 80% và nghe kém là 52% [16].
Với ngành sản xuất phụ tùng oto, xe máy thì tiếng ồn chủ yếu phát ra từ động
cơ máy móc đang hoạt động, tiếng va chạm của sản phẩm hay quá trình sản xuất
(gò, hàn, mài dũa sản phẩm...), đa số công nhân làm việc tại công ty TNHH Showa
đều nói rằng mình phải tiếp xúc với nguồn ồn trong các ca lao động.
c) Bức xạ và phóng xạ
Nguồn bức xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. Lò thép hồ
quang, hàn cắt kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại.
19


20

Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu,
chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
- Phóng xạ: Là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi
bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iôn hoá vật chất.
Những nguyên tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ.

- Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng: Gây
nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi
phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu
máu, vô sinh, ung thư, tử vong.
Trong các phân xưởng cơ khí của công ty Showa việc công nhân phải tiếp
xúc với bức xạ tử ngoại hàng ngày gây tác hại tới sức khỏe người lao động, đặc biệt
là các phân xưởng hàn, cắt, mài cũng như khi đổ khuôn đúc.
d) Đặc điểm kỹ thuật chiếu sáng
- Trong đời sống và lao động, con mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích
hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động.
- Các đơn vị đo lường ánh sáng thường được dùng: cường độ ánh sáng, độ
rọi, độ chói; máy đo ánh sáng chủ yếu hiện nay được dùng là Luxmet. Nhu cầu ánh
sáng đòi hỏi tùy thuộc vào công việc.
- Khi cường độ và kỹ thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định,
(thường là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động... về
mặt kỹ thuật an toàn còn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không
nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh sáng); do lóa mắt
(ánh sáng chói quá).
20


21

Công nhân trong công ty Showa làm việc trong nhà máy với điều kiện chiếu
sáng đủ nhưng một số vị trí lao động công nhân vẫn phải làm việc trong điều kiện
ánh sáng chói như hàn và giai đoạn đổ khuôn đúc.

e) Ô nhiễm bụi
Bụi là một dạng khí dung có các hạt phân tán rắn, được hình thành do sự nứt

vỡ, nghiền xoay, dập nát... của các vật rắn. Bụi gây độc với cơ thể theo nhiều cách:
-

Gây độc toàn thân: Bụi chì, bụi mangan, asen, clo, flo, oxit kẽm...

-

Gây kích thích cục bộ, tổn thương ở da, niêm mạc: Bụi ximent, calci oxit, bụi
thuốc lá...

-

Gây phản ứng dị ứng: Bụi đay, bụi sơn, phấn hoa...

-

Gây tác dụng quang học: Bụi hắc ín...

-

Gây nhiễm khuẩn: Bụi rẻ rách, lông súc vật, thóc lúa...

-

Gây ung thư: Bụi phóng xạ...

-

Gây tác động lên đường hô hấp: Bụi bông, bụi than, bụi oxit sắt...


Nghiên cứu về rối loạn thông khí ở công nhân tiếp xúc với bụi silic của Tạ Tuyết
Bình cho thấy tỷ lệ công nhân tiếp xúc với bụi phổi silic có rối loạn thông khí phổi là
13,4%, trong số này chủ yếu là rối loạn thông khí hạn chế, sau đó là rối loạn thông khí
hỗn hợp, ít gặp rối loạn thông khí tắc nghẽn đơn thuần [17].
Từ tác hại của bụi lên đường hô hấp gây tổn thương nhu mô phổi trong các bệnh
bụi phổi (tổn thương xơ hóa phổi), bệnh COPD... đã dẫn đến những rối loạn trên
các cơ quan bộ phận khác của cơ thể, trong đó nguy hiểm nhất là các rối loạn về
21


22

chức năng tim mạch như tăng áp động mạch phổi (PAP), thay đổi huyết áp, nhịp
tim, trục điện tim...
1.2.2.4. Các yếu tố hóa học
Hơi khí độc trong công nghiệp cơ khí là chất độc công nghiệp có thể là
nguyên liệu sản xuất, thành phẩm, bán thành phẩm hoặc chất thải trong quá trình
sản xuất. Hàng năm theo thống kê thì có khoảng trên dưới 200000 loại chất hóa học
được phát hiện và khoảng 20000 chất độc được đưa vào sản xuất, gây tăng quá trình
nhiễm độc.
Khi tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài, không những ảnh hưởng tới da
mà ảnh hưởng tới toàn bộ các bộ phận khác trong cơ thể như: tim mạch, hô hấp, tiêu
hóa, tiết niệu... sự kết hợp giữa nồng độ cao các hóa chất và điều kiện làm việc ở
nhiệt độ cao, làm tăng khả năng bay hơi của chất độc, đồng thời làm tăng chuyển
hóa cơ bản của cơ thể, tăng cường hô hấp và tuần hoàn, làm tăng khả năng hấp thu
hóa chất độc [18].
Trong công ty sản xuất phụ tùng oto, xe máy Showa, ở phân xưởng sơn và mạ
là 2 phân xưởng công nhân phải thường xuyên tiếp xúc với các loại sơn và hóa chất mạ
(như crom, đồng, chì...), ở phân xưởng đánh bóng công nhân còn tiếp xúc với dầu mỡ.
Trong đó ngộ độc chì là vấn đề cần được quan tâm. Theo nghiên cứu của Đặng Thị

Thảo tại một số doanh nghiệp cơ khí, luyện kim cho thấy nồng độ chì đa số đều ở mức
0,12 đến 0,35 mg/m3 cao hơn tiêu chuẩn cho phép (0.05mg/m3) [19].
1.3. Tình hình nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe người lao động
trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam và thế giới.
Lao động trong ngành công nghiệp chế tạo trang thiết bị phụ tùng xe máy ô
tô có đặc thù:

22


23

- Chỗ làm việc của công nhân thường cố định theo một tư thế, làm việc theo
dây chuyền sản xuất. Công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất ra các sản phẩm
cơ khí đa dạng, mỗi bộ phận có tính chuyên môn hóa cao.
- Nhiều sản phẩm được sản xuất, tốn nhiều công sức lao động, cần sức lao
động và tỷ mỷ trong công việc.
- Nhiều công việc bắt buộc công nhân phải làm việc trong tư thế gò bó, ít
thay đổi tư thế
- Nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm (bụi, hơi khí
độc,tiếng ồn, dầu mỡ, hóa chất), vi khí hậu khắc nghiệt, vi khí hậu nóng, thiếu gió,
độ ẩm không thích hợp, ánh sáng kém…
- Môi trường lao động chuyên môn hóa cao, tai nạn lao động luôn đe dọa sức
khỏe của người lao động.
- Chính những yếu tố đó là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ốm đau,
bệnh tật và tai nạn cho công nhân.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe người lao động
trong ngành công nghiệp cơ khí chế tạo tại Việt Nam
Đào Xuân Vinh và cộng sự đã thực hiện đề tài khảo sát môi trường lao động,
khám lâm sàng và đo chức năng hô hấp trên 1200 công nhân kết quả cho thấy: nồng

độ bụi silic cao hơn nồng độ cho phép. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic là 7,8% bao
gồm các thể bệnh có tổn thương được xếp loại từ mật độ 1/0 và kích thước p/+ đến
mật độ 2/1và kích thước q/+. Trong đó có 77 trường hợp có mật độ 0/1 và kích
thước p/+. Các tác giả kiến nghị rằng việc thiết kế, lắp đặt hệ thống thông gió phù
hợp, kèm theo sử dụng phương tiện bảo hộ lao động, đặc biệt là bảo vệ cơ quan hô
hấp là cần thiết trong phòng chống bệnh bụi phổi - silic [20].
Bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong 29 bệnh
nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở nước ta, tính đến cuối năm 2011 tổng số bệnh
nghề nghiệp mắc của Việt Nam là 27.246 trường hợp trong đó bệnh bụi phổi - silic
chiếm tới 74,40% [2].

23


24

Trong nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học bệnh bụi phổi silic ở công
nhân của Lê Thị Hằng và cộng sự (2007), tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi silic là 3,8%
và khác nhau ở các nhóm nghề [21].
Hoàng Khải Lập tiến hành nghiên cứu tại 4 nhà máy cơ khí là: Nhà máy cơ
khí Diezen Sông Công, nhà máy luyện gang thuộc Công ty gang thép Thái Nguyên,
Xí nghiệp luyện kim màu II Thái Nguyên và nhà máy Thép Thủ Đức - Tp. Hồ Chí
Minh cho thấy môi trường lao động bị ô nhiễm nặng chủ yếu là bụi, nhiệt độ cao và
hơi khí độc. Riêng tại nhà máy Diezen Sông Công, nồng độ bụi tại các khu vực làm
khuôn đúc vượt TCCP nhiều lần so với hàm lượng Si tự do từ 12- 40%, tỷ lệ bệnh
bụi phổi- silic năm 1995 là 25,9% và năm 1996 là 25%, tỷ lệ rối loạn chức năng hô
hấp từ 25- 58% [22].
Nghiên cứu của GS. Lê Trung và cộng sự trong đề tài nhánh cấp nhà nước
cho thấy trong ngành công nghiệp xây dựng, vấn đề ô nhiễm môi trường lao động,
tác hại nghề nghiệp vẫn là các yếu tố truyền thống như: vi khí hậu bất lợi, bụi, tiếng

ồn… Các bệnh nghề nghiệp chủ yếu là bệnh bụi phổi - silic (35,37% trong sản xuất
vật liệu chịu lửa, 16,1% trong khai thác than đá); bệnh điếc nghề nghiệp (16% trong
khai thác than đá, 9,7% trong sản xuất xi măng); bệnh da nghề nghiệp (35,8% trong
khai thác đá, 40,1% trong sản xuất xi măng) [10].
Kết quả phân tích tình hình thương tích do lao động ở Việt Nam của Nguyễn
Thị Hồng Tú và cộng sự (2008) cho thấy, trong các ngành công nghiệp, trung bình
hàng năm có 4.639 tai nạn nơi làm việc, trong đó 2.617 người bị thương nặng và
499 người tử vong. Các ngành công nghiệp có tỷ lệ tử vong cao là cơ khí, xây dựng,
khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng. Thương tích do lao động chiếm 5,5% số
trường hợp tử vong do mọi nguyên nhân thương tích, 85% trường hợp tử vong do
lao động là nam, 71% là ở nhóm tuổi 15 - 34 tuổi [23].
Nghiên cứu môi trường lao động và tình hình sức khỏe công nhân nhà máy
xi măng Bút Sơn, Hà Nam của Lê Thị Thu Hằng (2010), cho thấy CNLĐ mắc các
bệnh thông thường khác nhau, cao nhất là bệnh đường tai mũi họng (49,62%), răng
24


25

hàm mặt (47,54%), tiêu hóa (13,83%), phụ nữ với bệnh phụ khoa chiếm tỷ lệ đáng
kể (25,37%). Có 2 bệnh nghề nghiệp mà chúng ta cần quan tâm: bệnh bụi phổi silic
(2,46%) và điếc nghề nghiệp (0,19%) [21].
Theo Phan Bích Hòa và Đỗ Hàm, nghiên cứu trên CN nhà máy xi măng La Hiên,
Thái Nguyên (2008), tỷ lệ công nhân có SK tốt giảm, SK kém tăng lên so với năm 2005
(SK loại IV và V: 5/ 10,15). Một số chứng bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi trường
vẫn có tỷ lệ cao: bệnh hô hấp 3-5%, tai mũi họng 68-69% [24].
Theo nghiên cứu của Phan Thị Bích Ngân và cộng sự (2011) về ảnh hưởng
của môi trường lao động và điều kiện lao động tới SK công nhân xây dựng, cho kết
quả như sau: CN có SK đạt loại II và III chiếm chủ yếu, trong đó loại II chiếm tỷ lệ
cao nhất (57,3%); 10,6% có vấn đề về tim mạch - huyết áp; 16,4% có bệnh về mắt.

Bên cạnh đó tỷ lệ tai nạn lao động cũng rất cao, trong đó TNLĐ do ngã chiếm tỷ lệ
cao nhất (86,2%); do điện giật (72,4%); do cháy nổ (69,5%), ngoài ra chiếm tỷ lệ
cao là do vật đè, va chạm với phương tiện lao động… [25].
Gần đây theo Trịnh Tuấn Anh về thực trạng sức khỏe công nhân lao động
trực tiếp tại công ty sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Machino cho thấy công nhân có
chỉ số BMI trung bình là 21,1± 2,4, thừa cân độ I là 4,0%, thừa cân độ II là 0,5%.
Tỷ lệ công nhân mắc các bệnh về mắt và tai mũi họng là cao nhất tương ứng là
21,0% và 20,5%, sau đó là các bệnh lý nội khoa như tiêu hóa (9%), tim mạch (7%)
và hệ thống vận động (4%)… Tỷ lệ công nhân đạt sức khỏe loại IV tăng dần theo
tuổi nghề (chiếm 9,5%) [26].
Theo nghiên cứu của Trần Trọng Hiếu về tình hình sức khỏe công nhân nhà
máy cơ khí công ty Yamazaki cho kết quả không có công nhân nào có sức khỏe loại IV,
V. Tỷ lệ công nhân mắc các bệnh lý về răng hàm mặt (chiếm 53,6%), tai mũi họng
(50%), sau đó là các bệnh lý phụ khoa (17,1%), bệnh về mắt (15,1%)… Trong đó các
bệnh phụ khoa chiếm tới 1/3 trong tổng số công nhân nữ. Tuổi đời và tuổi nghề của
công nhân càng cao thì tỷ lệ mắc các bệnh về tai mũi họng, răng hàm mặt cũng như các
bất thường trong các xét nghiệm máu càng cao [27].
25


×