Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp kéo đón cột sống và bài tập duỗi MCKENZIE trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.04 KB, 79 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐÊ
Đau thắt lưng là hiện tượng đau cấp tính hay mạn tính ở vùng từ ngang
đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5 – S1 (bao gồm cột sống thắt lưng và các tô
chức xung quanh) do nhiều nguyên nhân trong đó thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ lệ
ngày càng cao.
Theo tô chức Y tế thế giới 80% dân số có ít nhất một lần đau thắt
lưng[1]. Tại Việt Nam, theo thống kê điều tra của Trần Ngọc Ân và cộng sự,
đau thắt lưng là một hội chứng thường gặp ở nước ta, bệnh chiếm 2% dân số
và chiếm 17% số người trên 60 tuôi, bệnh chiếm tỷ lệ 41,45% trong nhóm
bệnh thần kinh cột sống và là một trong 15 bệnh cơ xương khớp hay gặp
nhất[2]. Theo Lambert khoảng 63% đau thắt lưng là do thoát vị đĩa đệm. Ơ
Việt Nam các tác giả nhận thấy có khoảng 80% bệnh nhân có hội chứng thắt
lưng hông còn trong độ tuôi lao động là do thoát vị đĩa đệm [3].
Theo hội cột sống Mỹ tháng 6/2005 bệnh TVĐĐ chiếm 2 – 3% dân số,
thường gặp ở lứa tuôi 30 – 50, nam mắc nhiều hơn nư[4], Ơ Anh, ước tính
khoảng 13% dân số trong độ tuôi lao động phải nghỉ việc vì đau thắt lưng do
thoát vị đĩa đệm trong khoảng 1 tháng hoặc nhiều hơn [5].
Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là tình trạng dịch chuyển chỗ của nhân nhầy
đĩa đệm vượt quá giới hạn sinh lý của vòng xơ, gây nên sự chèn ép các thành
phần lân cận (tủy sống, các rễ thần kinh…), biểu hiện chính là đau thắt lưng
và hạn chế vận động vùng cột sống với các biểu hiện chèn ép vùng các rễ thần
kinh tương ứng [6] [7]. Đây là một vấn đề sức khỏe lớn của cộng đồng, tác
động đến rất nhiều người, ở mọi giới và mọi lứa tuôi, làm ảnh hưởng đến khả
năng lao động và tôn phí rất nhiều tiền bạc cho việc khám và điều trị.


2

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung và lĩnh vực y học


nói riêng. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng có nhiều công trình
nghiên cứu về TVĐĐ, việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm không còn khó khăn
như trước tuy nhiên để điều trị thoát vị đĩa đệm sao cho an toàn, hiệu quả và
chi phí phù hợp với người bệnh thì còn nhiều quan điểm khác nhau. Có nhiều
phương pháp được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm như: nội khoa,
ngoại khoa, vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, y học cô truyền…Mỗi
phương pháp lại có nhưng ưu điểm, nhược điểm riêng, áp dụng trong từng chỉ
định khác nhau. Qua một số kết quả khả quan trong nghiên cứu của Nghiêm
Thị Thu Thuỷ (2013)[13]về việc đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do
thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng điện trường châm kết hợp kéo dãn
cột sống thắt lưng, để tăng cường hiệu quả điều trị và dự phòng tái phát mà
không phát sinh thêm chi phí trong điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp kéo dãn cột sống va
bai tập duỗi McKenzie trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”
nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị của điện trường châm kết hợp kéo dãn
cột sống thắt lưng và bài tập McKenzie trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột
sống thắt lưng.
2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của phương pháp trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU - SINH LÝ ĐOẠN CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Cột sống có từ 32 - 33 đốt sống được chia thành các đoạn theo chức
năng gồm: Đoạn cột sống cô gồm 7 đốt sống, đoạn CS lưng gồm 12 đốt sống,
đoạn CS thắt lưng gồm 5 đốt sống, đoạn CS cùng gồm 5 đốt và đoạn cụt có từ
3 đến 4 đốt sống [7].

Mỗi đốt có 3 phần chính: thân, cung sau và các mỏm. Giưa cung và thân
có lỗ đốt sống, tạo nên ống tủy khi các đốt sống chồng lên nhau, trong đó
chứa đựng tủy sống. Các đốt sống nằm chồng lên nhau và đệm giưa các đốt
sống là các đĩa đệm gian đốt sống, bình thường cột sống có 23 đĩa đệm (5 cô,
11 lưng, 4 thắt lưng và 3 chuyển đoạn: cô - lưng, lưng - thắt lưng, thắt lưng cùng) [6][9].
1.1.1. Giải phẫu cột sống thắt lưng
Mỗi đốt sống thắt lưng có cấu trúc gồm các phần chính là thân đốt sống,
cung đốt sống, mỏm đốt sống và lỗ đốt sống.

Hình 1.1. Các thanh phần đốt sống va đĩa đệm CSTL [10]


4

1.1.1.1. Thân đốt sống
Hình trụ dẹt, có hai mặt gian đốt sống và một vành chung quanh. Thân
đốt sống có kích thước tăng dần từ trên xuống dưới phù hợp với sự tăng dần
của trọng lượng từng phần cơ thể và lực tác dụng lên các đốt phía dưới
1.1.1.2. Cung đốt sống
Cung đốt sống gồm hai phần: Phần trước dính với thân đốt sống gọi là
cuống, phần sau gọi là mảnh đốt sống.
- Cuống cung đốt sống là hai cột xương, ở bên phải và bên trái. Bờ trên
và bờ dưới của cuống lõm vào gọi là khuyết đốt sống. Khớp dưới của một đốt
sống hợp với khuyết trên của đốt sống ngay dưới nó thành một lỗ gọi là lỗ
gian đốt, nơi đi qua của các dây thần kinh sống và các mạch máu.
- Mảnh cung đốt sống là hai mảnh xương nối từ hai cuống đến mỏm gai
tạo nên thành sau của lỗ đốt sống. Mảnh hình dẹt bốn cạnh, có hai mặt trước
và sau, hai bờ trên và dưới. Ơ mặt trước mảnh có một chỗ gồ ghề là nơi bám
của dây chằng vàng. Mặt sau liên quan với khối cơ chung.
1.1.1.3. Các mỏm đốt sống

Đi từ cung đốt sống ra, mỗi cung đốt sống có:
- Hai mỏm ngang chạy sang hai bên.
- Bốn mỏm có diện khớp gọi là mỏm khớp gồm hai mỏm khớp trên
mang các mặt khớp trên và hai mỏm khớp dưới mang các mặt khớp dưới.
- Một mỏm ở phía sau gọi là mỏm gai.
1.1.1.4. Lỗ đốt sống
Lỗ đốt sống là nơi để các dây thần kinh tuỷ sống đi qua, được tạo bởi
phía trước là thân đốt sống và đĩa đệm, trên và dưới là cuống đốt sống, phía
sau bên là khớp liên cuống.


5

1.1.1.5. Các dây chằng cột sống thắt lưng
- Dây chằng dọc trước:
Là một dải rộng phủ mặt trước thân đốt sống và phần bụng của vòng sợi
đĩa đệm từ đốt sống cô thứ nhất đến xương cùng, nhưng sợi trong cùng hoà
lẫn với vòng sợi trải từ thân đốt sống này qua đĩa đệm đến thân đốt sống kế
cận. Các sợi này cố định đĩa đệm vào bờ trước thân đốt sống, còn các sợi
mỏng trải trên các thân đốt và cố định các thân đốt với nhau.
- Dây chằng dọc sau:
Nằm ở mặt sau của thân đốt sống cô thứ 2 đến xương cùng, dây chằng
dính chặt vào sợi và dính chặt vào bờ thân xương, ở phía trên dây chằng dọc
sau rộng hơn ở phía dưới. Khi tới thân đốt sống thắt lưng dây chằng này chỉ
còn một dải nhỏ, không phủ kín hoàn toàn giới hạn sau của đĩa đệm.
- Dây chằng bao khớp:
Bao quanh giưa khớp trên và khớp dưới của hai đốt sống kế cận. Trường
hợp vận động quá tầm, nhưng dây này sẽ giãn ra để cho các diện khớp trượt
lên nhau và giư cho khớp được vưng.
- Dây chằng vàng:

Phủ phần sau của ống sống, bám từ cung đốt này đến cung đốt khác và
tạo nên một bức vách thẳng ở phía sau ống để che chở cho tuỷ sống và các rễ
thần kinh. Dây chằng vàng có tính đàn hồi, khi cột sống cử động nó có tác
dụng kéo cột sống trở về nguyên vị trí.


6

Hình 1.2. Dây chằng cột sống thắt lưng [10]
- Dây chằng trên gai và dây chằng liên gai:
Có tác dụng nối các mỏm gai với nhau. Dây chằng trên gai là dây mỏng
chạy qua đỉnh các gai sống, góp phần gia cố phần sau của đoạn vận động
CSTL khi đứng thẳng nghiêng và khi gấp cột sống tối đa [6] [11].
1.1.1.6. Thần kinh chi phối:
Đều tách từ đám rối thần kinh thắt lưng và đám rối thần kinh cùng. Đám
rối thần kinh thắt lưng chủ yếu chi phối cảm giác và vận động vùng đùi, bẹn,
bộ phận sinh dục. Các nhánh tận của đám rối thần kinh chi phối cho các cơ
vùng hậu môn, đùi, bẹn.
1.1.2. Cấu trúc đĩa đệm va sinh bệnh học
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1.1.2.1. Cấu trúc đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đĩa đệm nằm trong khoang gian đốt bao gồm: Mâm sụn, vòng sợi và
nhân nhầy.
- Mâm sụn: là cấu trúc thuộc về thân đốt sống, nhưng có liên quan đến
chức năng dinh dưỡng trực tiếp với đĩa đệm. Nó đảm bảo dinh dưỡng cho
khoang gian đốt sống
- Vòng sợi: Gồm nhiều vòng xơ sụn đồng tâm, được cấu tạo bằng nhưng
sợi sụn rất chắc và đàn hồi, đan ngược với nhau kiểu xoắn ốc. Các bó của vòng



7

sợi tạo thành nhiều lớp, giưa các lớp có nhưng vách ngăn được gọi là yếu tố đàn
hồi [12]. Tuy vòng sợi có cấu trúc bền chắc nhưng phía sau và sau bên, vòng sợi
mỏng và chỉ gồm một ít nhưng bó sợi tương đối mảnh, đấy là điểm yếu nhất của
vòng sợi và cũng là lý do nhân nhầy thường lồi về phía sau nhiều hơn [13].
- Nhân nhầy: Có hình cầu hoặc bầu dục, nằm ở khoảng nối 1/3 giưa với
1/3 sau của đĩa đệm, cách mép ngoài của vòng sợi 3 - 4mm. Chiếm khoảng
40% bề mặt của đĩa đệm cắt ngang. Nhân nhầy được tạo bởi chất gelatin có
tác dụng chống đỡ các tác động cơ giới. Khi cơ thể vận động (quay, cúi,
ưỡn…) thì nhân nhầy sẽ chuyển dồn lệch về phía đối diện và đồng thời vòng
sụn cũng chun giãn. Đây là một trong nhưng nguyên nhân làm cho nhân nhầy
cột sống dễ lồi ra sau.
- Phân bố thần kinh mạch máu đĩa đệm: Rất nghèo nàn, các sợi thần
kinh cảm giác cho đĩa đệm ít, mạch máu nuôi dưỡng chủ yếu ở xung quanh
vòng sợi, nhân nhầy không có mạch máu. Do đó đĩa đệm chỉ được đảm bảo
cung cấp và nuôi dưỡng bằng hình thức khuyếch tán [6][13].
1.1.2.2. Sinh bệnh học thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bệnh căn va bệnh sinh TVĐĐ [6]


8

Chức năng của đĩa đệm CSTL là phải thích nghi với hoạt động cơ học
lớn, chịu áp lực cao thường xuyên, trong khi đĩa đệm lại là mô được nuôi
dưỡng kém do được cấp máu chủ yếu bằng thẩm thấu nên sớm bị loạn dưỡng
và thoái hoá tô chức. Thoái hoá đĩa đệm thường hay gặp ở người trưởng thành
nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ em. Ơ vùng CSTL, đĩa đệm thứ tư và thứ
năm hay bị ảnh hưởng nhất, ban đầu các vòng xơ bị xé rách, hay gặp ở vị trí

sau bên. Các chấn thương nhẹ tái đi tái lại nhiều lần gây rách vòng xơ sẽ dẫn
đến phì đại cà tạo thành các rách xuyên tâm. Đĩa đệm thoái hoá đã hình thành
một tình trạng dễ tôn thương bất cứ lúc nào. Sau một tác động đột ngột của
các động tác sai tư thế, một chấn thương bất kỳ có thể gây đứt rách vòng sợi
đĩa đệm, nhân nhầy chuyển dịch ra khỏi giới hạn giải phẫu của nó hình thành
TVĐĐ. Nhân nhầy có thể thoát vị vào trong thân đốt sống phía trên và phía
dưới hoặc vào bên trong ống sống. Các chấn thương hơn nưa sẽ dẫn đến rối
loạn bên trong đĩa đệm, giảm chiều cao đĩa đệm hoặc đôi khi là mất hầu như
hoàn toàn đĩa đệm.
1.2. THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG THEO Y HỌC
HIỆN ĐẠI
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra
khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần
kinh sống.
Về giải phẫu bệnh có sự đứt rách vòng sợi, về lâm sàng gây nên hội
chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh [2][6][14][15].
1.2.1. Lâm sang
1.2.1.1. Hội chứng cột sống
- Đau cột sống thắt lưng: Khởi phát sau một chấn thương hoặc vận
động cột sống quá mức. Đau cấp tính tiến triển giảm dần sau đó đau tái phát
trở lại thành mạn tính. Đau có tính chất cơ học (tăng lên khi ho, hắt hơi, thay
đôi tư thế, đau nửa đêm về sáng, nghỉ ngơi đau giảm)


9

- Biến dạng cột sống:
+ Mất ưỡn thắt lưng (mất đường cong sinh lý)
+ Vẹo cột sống thắt lưng
+ Dấu hiệu gập góc: bệnh nhân có tư thế chống đau do TVĐĐ

+ Có điểm đau cột sống và cạnh cột sống thắt lưng: Rất phô biến, tương
ứng với các đoạn vận động bệnh lý và là điểm xuất chiếu đau của các rễ thần
kinh tương ứng.
+ Hạn chế tầm vận động: Hạn chế các động tác gấp, duỗi, nghiêng, xoay
CSTL, đặc biệt là hạn chế khả năng nghiêng về bên ngược với tư thế chống
đau và khả năng cúi
1.2.1.2. Hội chứng rễ thần kinh
- Các triệu chứng tương ứng với vùng phân bố rễ thần kinh bị tôn thương
với đặc điểm:
+ Đau lan theo đường đi của rễ thần kinh chi phối
+ Rối loạn cảm giác lan theo dọc các dải cảm giác
+ Teo cơ do rễ thần kinh bị chèn ép
+ Giảm hoặc mất phản xạ gân xương
- Đặc điểm của đau rễ thần kinh:
Đau rễ thần kinh thắt lưng – cùng, nhất là rễ L 5 – S1 Đau theo dải, từ thắt
lưng xuống chân tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh bị tôn thương.
Đau có tính chất cơ học và xuất hiện sau đau thắt lưng cục bộ. Cường độ đau ở
thắt lưng và chân (đùi, cẳng chân) thường không bằng nhau. Độ dài của dải đau
tỷ lệ thuận với lực ép vào rễ thần kinh. Cơ chế đau là do xung đột đĩa – rễ. Có
thể gặp đau hai chi dưới kiểu rễ cần nghĩ đến khối thoát vị to ở trung tâm, nhất
là khi kèm theo hẹp ống sống. Còn khi đau có tính chất di chuyển từ chân nọ
sang chân kia một cách đột ngột hoặc gây hội chứng đuôi ngựa thì cần nghĩ đến
sự di chuyển của mảnh thoát vị to bị đứt rời gây nên [6] [15][16][17].


10

- Các dấu hiệu có giá trị chẩn đoán TVĐĐ cao là:
+ Dấu hiệu Lasègue thẳng: Bn nằm ngửa thoải mái, hai chân duỗi thẳng
Thầy thuốc dùng một tay của mình cầm cô chân bn, tay còn lại đặt ở đầu

gối giư chân bn thẳng, thao tác khám theo hai thì.
Thì 1: Nâng cao chân bệnh nhân (luôn ở tư thế duỗi thẳng) lên khỏi mặt
giường (hướng tới 90o), tới khi bệnh nhân kêu đau, căng dọc mặt sau chân thì
dừng lại. Xác định góc giưa chân bệnh nhân và mặt giường (ví dụ nâng chân
lên một góc 45o bn kêu đau thì Lasègue (+) 45o.
Thì 2: Giư nguyên góc đó (theo ví dụ trên là 45o) và gấp chân bệnh nhân
lại tại khớp gối. Bệnh nhân không còn đau dọc mặt sau chân nưa. Khám lần
lượt 2 chân của Bn.
+ Dấu hiệu Lasègue chéo: Khi thao tác khám tìm dấu hiệu Lasègue bên
lành chân bên bị bệnh đau tăng.
+ Dấu hiệu “bấm chuông”
Bn nằm hoặc đứng tư thế thoải mái. Thầy thuốc ấn trên đường cạnh
sống (cách trục cột sống khoảng 2cm về hai phía phải và trái) ngang mức
điểm giưa khoảng cách liên gai. Xuất hiện đau lan dọc theo rễ thần kinh
tương ứng.
+ Hệ thống các điểm Valleix:
Đây là nhưng điểm mà dây thần kinh hông to đi qua, thường xác định ở
năm vị trí:
* Điểm giưa ụ ngồi và mấu chuyển
* Điểm giưa nếp lằn mông
* Điểm giưa mặt sau đùi
* Điểm giưa nếp khoeo chân
* Điểm giưa cung cơ dép cẳng chân


11

- Có thể gặp các dấu hiệu tôn thương rễ
+ Rối loạn cảm giác: Giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm (kiến
bò, tê bì, dị cảm…) ở da theo khu vực rễ thần kinh chi phối

+ Rối loạn vận động: Khi chèn ép rễ L 5 lâu ngày các khu trước ngoài
cẳng chân sẽ bị liệt làm cho bn không thể đi lại bằng gót chân được (duỗi bàn
chân mặt mu), còn với rễ S 1 thì các cơ khu sau cẳng chân sẽ bị liệt làm bn
không thể kiễng chân lên được (duỗi bàn chân mặt gan).
+ Giảm phản xạ gân xương: Giảm phản xạ gân cơ tứ đầu đùi của rễ L4 và
gân gót của rễ S1
+ Có thể gặp teo cơ và rối loạn cơ tròn: (bí đại tiểu tiện, đại tiểu tiện
không tự chủ, rối loạn chức năng sinh dục) khi tôn thương nặng có chèn ép
đám rối đuôi ngựa.
1.2.2. Cận lâm sang
1.2.2.1. Chụp X-quang thường quy
Thường sử dụng ba tư thế: Phim thẳng, phim nghiêng, phim chếch 3/4
cho phép đánh giá được trục cột sống (đường cong sinh lý), so sáng được kích
thước và vị trí của các đốt sống, khoang gian đốt và đĩa đệm, kích thước lỗ
tiếp hợp, đánh giá được mật độ và cấu trúc xương, các dị tật bẩm sinh…
1.2.2.2. Chụp bao rễ thần kinh
Là phương pháp chụp X-quang sau khi đưa chất cản quang vào khoang
dưới nhện của tuỷ sống đoạn thắt lưng bằng con đường chọc dò ống sống. Chỉ
định chụp bao rễ thần kinh cần cân nhắc thận trọng vì các tai biến và độc tính
của chất cản quang như nhức đầu, phản ứng màng não, viêm màng não do vi
khuẩn, động kinh tuỷ.
Chống chỉ định trong các trường hợp: tăng áp lực nội sọ, lao cột sống, dị
ứng với thuốc cản quang, bệnh nhân đang sốt, người đang mắc bệnh tim
mạch, gan, thận nặng…


12

1.2.2.3. Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng
Phương pháp này có giá trị chẩn đoán cao với nhiều thể TVĐĐ (ra sau, thành

khối lớn, trên một thoái hoá đĩa đệm…) và chẩn đoán phân biệt đối với một số
bệnh lý khác nhau như: hẹp ống sống, u tuỷ…với độ chính xác cao [18] [19].
1.2.2.4. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân: (MRI)
Đây là phương pháp rất tốt để chẩn đoán TVĐĐ vì cho hình ảnh trực tiếp
của đĩa đệm cũng như rễ thần kinh trong ống sống và ngoại vi [20] Phương
pháp này cho phép chẩn đoán chính xác TVĐĐ CSTL từ 95-100%. Tuy nhiên
đây vẫn là phương pháp chẩn đoán đắt tiền.
Trên phim: Hình ảnh đĩa đệm là tô chức đồng nhất tín hiệu ở các thân đốt
sống với mật độ khá đồng đều, xu hướng tăng cân đối từ trên xuống dưới và hơi
lồi ở phía sau. Đĩa đệm là tô chức giảm tín hiệu trên T1 và tăng tín hiệu trên T2

Hình 1.3. Hình ảnh thoát vị đĩa đệm trên phim MRI [21].
- Thoát vị đĩa đệm trên phim MRI được chia thành:
+ Phình lồi đĩa đệm: bờ phẳng, phình nhẹ ra sau, không lồi khu trú,
không tôn thương bao xơ.


13

+ Thoát vị đĩa đệm: lồi khu trú của thành phần đĩa đệm, tôn thương
bao xơ. Có thể thoát vị ra trước hoặc sau, đặc biệt thoát vị ra sau hay gặp nhất.
+ Thoát vị đĩa đệm tự do: mảnh rời thoát ra và không liên tục với khoang
đĩa đệm, có khả năng di chuyển lên xuống, tôn thương dây chằng dọc sau
thường ở vị trí sau bên. Ngoài ra còn quan sát được tất cả các hình ảnh của
các tô chức lân cận như: thân đốt sống, các sừng trước và sừng sau, và một số
cấu trúc như: khối da, cơ và tô chức dưới da …[20],[22].
1.2.3. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
1.2.3.1. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: Theo tiêu chuẩn của Saporta 1980, trên lâm sàng bệnh nhân
có từ 4/6 triệu chứng sau đây có thể chẩn đoán là TVĐĐ.

+ Có yếu tố chấn thương hoặc vi chấn thương.
+ Đau rễ thần kinh hông có tính chất cơ học
+ Có tư thế chống đau
+ Có dấu hiệu bấm chuông
+ Dấu hiệu Lasègue dương tính
+ Có dấu hiệu gập góc cột sống
- Cận lâm sàng:
Thường dựa vào hình ảnh trên phim chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng
hưởng từ CSTL để chẩn đoán xác định [6] [15] [16] [23].
1.2.3.2. Chẩn đoán thể thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm ra sau:
- Đặc điểm lâm sàng:
+ Thường khởi phát đột ngột sau chấn thương
+ Có hội chứng cột sống
+ Có hội chứng rễ thần kinh
+ Đau thắt lưng hông có tính chất cơ học


14

- Chẩn đoán vị trí TVĐĐ dựa vào định khu của dấu hiệu rễ:
+ Trường hợp đau một rễ:
* Theo quy luật các rễ bị tôn thương là do các rễ trên nó bị thoát vị
* Thoát vị đĩa đệm ở lỗ tiếp hợp: rễ bị tôn thương là do đĩa đệm cùng
tầng bị thoát vị
* Thoát vị đĩa đệm di chuyển lên trên hoặc xuống dưới hoặc có sự phân
bố bất thường hay dị dạng của rễ thần kinh, chẩn đoán khu phải dựa vào chụp
cản quang và đôi khi chỉ có thể chẩn đoán được trong phẫu thuật
* Dựa vào tư thế chống đau của bệnh nhân: tư thế chống đau cùng bên
thường hay gặp trong thoát vị ở vị trí cạnh giưa, tư thế chống đau khác bên

thường hay gặp trong thoát vị ở vị trí bên
+ Trường hợp đau hai hay nhiều rễ:
* Trường hợp đau hai rễ cùng tầng đĩa đệm đa số do thoát vị ở giưa sau
hoặc ra sau ở hai bên. Triệu chứng đau tăng giảm không đều nhau ở hai bên.
* Trường hợp đau hai rễ kế cận cùng bên, thường gặp là rễ L 4 L5 hoặc rễ
L5 hoặc rễ S1 khi đó chẩn đoán định khu cần cân nhắc kỹ vì có mấy khả năng.
Có thể là thoát vị ở một tầng mà chèn ép cả hai rễ. Thoát vị ở một tầng có
kèm theo phản ứng viêm ngoài màng cứng gây nên viêm cả rễ thần kinh kế
cận ở phía trên hoặc phía dưới.
* Trường hợp đau nhiều rễ: ít gặp, ít có giá trị chẩn đoán định khu nhưng
quan trọng vì thường là khởi đầu của hội chứng đuôi ngựa do khối thoát vị
lớn chèn ép đuôi ngựa.
Thoát vị đĩa đệm ra trước:
- Khởi phát đột ngột sau chấn thương cột sống hoặc vận động mạnh đột
ngột khi cột sống thắt lưng đang ở tư thế ưỡn quá mức. Tuy nhiên cũng có thể
xảy ra từ từ do cột sống luôn ở tư thế ưỡn kéo dài của nghề nghiệp trên cơ sở
thoái hoá đĩa đệm.


15

- Giai đoạn đầu thì đau thắt lưng cấp sau đó chuyển sang đau thắt lưng
mạn tính tái phát.
- Đau tăng khi vận động cột sống.
- Có hội chứng cột sống
- Không có hội chứng rễ
- Chẩn đoán xác định dựa vào MIR hoặc chụp đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm vào phần xốp thân đốt (Kiểu Schmorl)
Là biểu hiện điển hình của thoái hoá đĩa đệm, ở người cao tuôi có thể
gặp thoát vị đĩa đệm kiểu Schmorl ở các đĩa đệm liên tiếp nhau, nhất là các

đĩa đệm thắt lưng và lưng, tạo nên sự thay đôi đường cong sinh lý của cột
sống: gù sinh lý, mất ưỡn sinh lý, giảm chiều cao cột sống.
Ơ lứa tuôi trẻ, thoát vị đĩa đệm thể này chỉ xảy ra trên cơ sở chấn thương
hoặc trọng tải quá mức hoặc dồn ép đĩa đệm tái đi tái lại theo trục cột sống. Là
một biểu hiện của bệnh gù thiếu niên Scheuermann.
Lâm sàng:
- Khởi phát từ từ do nguyên nhân vi chấn thương
- Đau thắt lưng ít dư dội, thường thoái lui nhanh sau vài ngày nhưng dễ
tái phát với biểu hiện đau thắt lưng mạn.
- Có hội chứng cột sống.
- Không có hội chứng rễ thần kinh.
1.2.4. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp Y học hiện đại
1.2.4.1. Nội khoa
- Bất động trong thời kì cấp tính:
Đây là nguyên tắc quan trong đầu tiên trong điều trị nội. Bất động trên
giường cứng phải liên tục và kéo dài đủ thời gian
- Dùng thuốc


16

Thường dùng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid đường uống
được chỉ định trong thời kỳ cấp và trong đợt tái phát. Có thể kết hợp dùng các
thuốc an thần giãn cơ nhẹ, các vitamin nhóm B liều cao và một số thuốc giảm
đau thần kinh khác.
Trong các trường hợp đau nặng, thuốc giảm đau chống viêm thông
thường không có hiệu quả thì xem xét chỉ định điều trị bằng corticoid và các
phương pháp phong bế thần kinh.
- Phục hồi chức năng bằng vật lý trị liệu:
Các phương pháp thường được sử dụng trong điều trị TVĐĐ cột sống

thắt lưng bao gồm: điện trị liệu, nhiệt trị liệu, ánh sáng trị liệu, xoa bóp trị
liệu, kéo giãn cột sống thắt lưng và sử dụng áo nẹp cột sống. Mục đích của
các phương pháp này là làm tăng lưu lượng máu, giảm phù nề, giảm bớt sự
kết dính, tăng độ linh hoạt của cột sống thắt lưng
Trong đó kéo giãn cột sống được áp dụng phô biến, là phương pháp điều
trị giải quyết được một phần bệnh sinh cuả TVĐĐ [24].
1.2.4.2. Phương pháp điều trị phẫu thuật
- Mục đích:
Lấy bỏ nhân nhầy thoát vị chèn ép vào tủy hoặc rễ thần kinh mà không
gây tôn thương cấu trúc thần kinh và đảm bảo sự vưng chắc của cột sống
Sau khi có chẩn đoán xác định, bệnh nhân được điều trị nội khoa một
cách hệ thống cơ bản mà không khỏi sẽ được chỉ định phẫu thuật trong
trường hợp
- Chỉ định tuyệt đối: TVĐĐ có hội chứng đuôi ngựa hoặc hội chứng
chèn ép rễ thần kinh một hoặc hai bên gây liệt và đau nhiều.
- Chỉ định tương đối: Sau điều trị nội 3 tháng không hiệu quả với các
biểu hiện đau rễ hoặc TVĐĐ mạn tính tái phát kèm đau rễ [7],[25].


17

1.3. THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG THEO Y HỌC CỔ
TRUYÊN
1.3.1. Bệnh danh
Thoát vị đĩa đệm được YHCT mô tả trong phạm vi chứng tý với bệnh
danh là “Yêu thống” hay “Yêu cước thống”. Chứng tý theo y học cô truyền là
một chứng bệnh mà đặc điểm chủ yếu là đau các cơ khớp ở tay chân do khí
huyết không lưu thông tốt gây bế tắc kinh lạc. Nhưng chứng bệnh phong
thấp, thấp khớp cấp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cơ, đau thần kinh toạ,
bệnh gút... đều có thể qui vào chứng tý ".

Chứng tý được ghi đầu tiên trong sách "Nội kinh" như sau: "Phong hàn
thấp 3 khí hợp lại gây nên chứng tý..." và "Phong khí thắng là hành tý, hàn
khí thắng là thống tý, thấp khí thắng là trước tý”
Sách 'Loại Chứng Trị Tài’ viết rõ thêm: 'Các chứng tý... do dinh vệ
hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp tà khí thừa lúc hư xâm nhập vào cơ
thể, chính khí lưu thông bị tắc, sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành
chứng tý. "[13]
1.3.2. Nguyên nhân va cơ chế bệnh sinh
1.3.2.1. Do chính khí hư suy
Chính khí hư suy làm cho khí huyết lưu thông ở kinh lạc bị ứ trệ, theo
YHCT “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” nghĩa là khí huyết vận hành
trong kinh lạc được lưu thông thì không đau đớn, ngược lại khí huyết ngưng
trệ, không lưu thông được gây đau.
1.3.2.2. Do tà khí thực
Do tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào kinh lạc gây bệnh, chủ yếu là
phong, hàn, thấp. Các nguyên nhân này có thể riêng lẻ hoặc kết hợp với nha.
- Phong tà: Phong là gió, là dương tà chủ khí mùa xuân, phong có tính di
chuyển, đột ngột, diễn biến mau lẹ.


18

- Hàn tà: Hàn là lạnh, là âm tà hay làm tôn thương dương khí, hàn tính
ngưng trệ khi xâm nhập vào kinh mạch sẽ làm khi huyết không lưu chuyển
gây đau tại chỗ, hàn có tính co rút xâm nhập vào cơ xương khớp gây co cơ,
cứng khớp, chân tay tê dại.
- Thấp tà: Thấp là âm tà, chủ khí cuối hạ, thấp tính nặng và đục vì vậy
khi gây bệnh sẽ làm cho cơ thể nặng nề khó vận động, tứ chi đau mỏi, ngoài
da tê bì, các khớp co duỗi khó khăn.
1.3.2.3. Do bất nội ngoại nhân

Do lao động, sinh hoạt không điều độ gây ra chấn thương làm khí trệ
huyết ứ. Khí huyết ngưng trệ ở cơ xương khớp gây đau tức, cự án [26].
1.3.3. Các thể lâm sang
Theo YHCT, Yêu thống được phân thành bốn thể với các biểu hiện khác
nhau là: Thể hàn thấp, thể phong thấp nhiệt, thể can thận âm hư và thể huyết
ứ. Với các đặc điểm lâm sàng của thoát vị đĩa đệm CSTL thì các thể Huyết ứ
và thể Huyết ứ trên can thận hư là phù hợp nhất.
1.3.3.1. Thế huyết ứ
- Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Thường xuất hiện đột ngột do các tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn lao
động, tai nạn giao thông… gây ra. Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết bị
ngưng trệ gây bế tắc kinh lạc, khí huyết không điều hoà gây đau và hạn chế
vận động.
- Triệu chứng:
Đau dư dội vùng cột sống thắt lưng, có thể lan xuống mông và chân, đi
lại vận động khó khăn. Bệnh nhân nằm bất động, co chân thì đỡ đau. Đau tăng
khi ho, hắt hơi, đại tiện hoặc vận động. Ăn ngủ kém, mạch nhu sáp.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực


19

- Điều trị:
+ Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống
+ Phương dược: Tứ vật đào hồng gia giảm
+ Châm cứu: Châm các huyệt Thận du, đại trường du, giáp tích, A thị
huyệt, bát liêu (2 bên) nếu có lan xuống chân thì châm thêm: Thừa phù, vân
môn, uỷ trung, thừa sơn, côn lôn bên bệnh
+ Xoa bóp: Thực hiện mức độ vừa phải, dùng các thủ thuật như lăn,
day, vờn, bóp, bấm huyệt, vận động cột sống.

+ Vật lý trị liệu: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu…
1.3.3.2. Thể huyết ứ trên can thận hư
- Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Thường gặp ở người cao tuôi, thiên quý suy giảm, chức năng can thận bị
ảnh hưởng, thận hư không chủ được cốt tuỷ, thận thuỷ suy không dưỡng được
can mộc, can hoả bốc, can huyết bất túc lại gặp phải các tai nạn lao động, sinh
hoạt làm khí huyết ứ trệ gây bệnh
- Triệu chứng:
Đau dư dội vùng cột sống thắt lưng, có thể lan xuống mông và chân, đi
lại vận động khó khăn. Bệnh nhân nằm bất động, co chân thì đỡ đau. Đau tăng
khi ho, hắt hơi, đại tiện hoặc vận động. Kèm theo đau mỏi lưng gối, đau đầu
hoa mắt chóng mặt,mạch tế sáp
- Chẩn đoán:
+ Bát cương: Biểu lý tương kiêm, hư trung hiệp thực, thiên nhiệt
- Điều trị:
+ Pháp điều trị: Bô can thận, thông kinh hoạt lạc
+ Phương dược: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm
+ Châm cứu: Châm bô các huyệt vùng lưng, chân bị bệnh: Thận du,
Đại trường du, Mệnh môn, Bát liêu, Hoàn khiêu, Giáp tích đoạn CSTL, A thị
huyệt, Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền…


20

+ Xoa bóp bấm huyệt: Thủ thuật: Day, đấm, lăn, ấn, phân, hợp, véo, phát
+ Vật lý trị liệu: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu…[27].
1.4. TỔNG QUAN VÊ ĐIỆN TRƯỜNG CHÂM – KÉO DÃN CỘT
SỐNG THẮT LƯNG – BÀI TẬP DUỖI MC KENZIE
1.4.1. Điện trường châm
1.4.1.1. Châm cứu

Là phương pháp chưa bệnh không dùng thuốc độc đáo của YHCT, là tên
gọi kép của hai phương pháp châm và cứu. Châm cứu được ứng dụng trong
điều trị bệnh ở nhiều nước trên thế giới, các hình thức châm cứu cũng không
ngừng phát triển với nhiều hình thức mới như điện châm, thuỷ châm, nhĩ
châm, đầu châm, diện châm, thủ châm, túc châm, châm tê…
- Cơ chế của châm cứu theo YHCT:
+ Điều hoà âm dương.
Bệnh tật phát sinh do mất cân bằng âm dương gây ra bởi các tác nhân
gây bệnh bên ngoài (tà khí lục dâm) hoặc do cơ thể suy nhược, công năng
tạng phủ giảm sút, tình chí không điều hoà, cũng có thể gây ra bởi lao động,
ăn uống… Trên lâm sàng, bệnh lý hoặc hàn hoặc nhiệt, hoặc hư, hoặc thực.
Nhiều khi bệnh tật rất phức tạp, các dấu hiệu về hàn nhiệt rất khó phân biệt.
Nguyên tắc chung là lập lại mối cân bằng âm dương, cụ thể trong điều trị
bằng châm cứu muốn đánh đuôi được tà khí, nâng cao chính khí phải tuỳ
thuộc vào sự nông sâu của bệnh, trạng thái hàn nhiệt của người bệnh để vận
dụng dùng châm hay cứu, dùng phép bô hay phép tả.
+ Điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.
Hệ kinh lạc bao gồm các đường ngang và thẳng tạo thành một hệ thống
chằng chịt, thông suốt mọi chỗ làm cho cơ thể thành một khối thống nhất.
Trong kinh lạc có kinh khí vận hành để điều hoà khí huyết, giúp cơ thể khoẻ
mạnh, chống đỡ được tác nhân gây bệnh. Hệ kinh lạc cũng là nơi biểu hiện


21

của các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các hình
thức kích thích (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, giác…) thông qua các huyệt
để chưa bệnh. Khi điều trị bằng châm cứu là tác động vào các huyệt trên các
kinh mạch nhằm làm lưu thông khí huyêt, giải quyết vấn đề kinh mạch bị bế
tắc, làm cho sự vận hành của kinh khí được thông suốt [28].

- Cơ chế tác dụng theo YHHĐ:
Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức
chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý. Sự ức chế hoặc phá vỡ cung phản xạ
bệnh lý có thể xảy ra ngay tức thì sau khi châm và tác động vào huyệt tuy
nhiên cũng có nhiều khi phải lưu kim và điều trị nhắc đi nhắc lại nhiều lần,
nhiều liệu trình mới thu được kết quả. Điều này chứng tỏ ngoài vai trò của
thần kinh còn có vai trò của nội tiết, thể dịch tham gia trong việc phá vỡ cung
phản xạ bệnh lý.
Vorgralic và Kassin (Liên Xô cũ), Chu Liễn, Vũ Xuân Quang và nhiều
tác giả khác đã căn cứ vào vị trí và tác dụng nơi châm để đề ra ba loại phản
ứng của cơ thể.
+ Phản ứng tại chỗ:
Châm cứu vào huyệt có tác dụng làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ,
nhưng phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự vận
mạch, nhiệt độ, sự tập trung của bạch cầu…làm giảm xung huyết, bớt nóng và
giảm đau…
+ Phản ứng theo tiết đoạn thần kinh:
Khi nội tạng có tôn thương bệnh lý thì có nhưng thay đôi cảm giác ở
vùng da của cùng một tiết đoạn với nó. Ngược lại kích thích ở nhưng vùng
da của một tiết đoạn nào đó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng của cùng một tiết
đoạn đó.


22

+ Phản ứng toàn thân:
Bất kỳ một kích thích nào cũng liên quan đến hoạt động của vỏ não,
nghĩa là có tính chất toàn thân. Khi châm cứu sẽ gây ra nhưng biến đôi về thể
dịch và nội tiết, sự thayy đôi các chất trung gian hoá học như Enkephalin,
catecholamin, endorphin, ACTH, số lương bạch cầu…[29][30].

1.4.1.2. Điện châm.
Điện châm là phương pháp chưa bệnh phối hợp giưa tác dụng châm kim
của châm cứu với kích thích điện của các dòng điện: một chiều, cảm ứng
xung một pha hay hai pha, xung đều hay không đều v.v…tác dụng của xung
điện phát ra từ máy điện châm.
Kích thích của dòng xung điện có tác dụng làm dịu đau, ức chế cơn đau,
kích thích hoạt động của các cơ, các tô chức, tăng cường dinh dưỡng ở tô
chức, làm giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ
- Chỉ định:
+ Giảm đau trong các bệnh lý cơ xương khớp, đau răng, đau thần kinh
toạ, đau vai gáy…[27][31].
1.4.1.3. Điện trường châm.
Trường châm phát triển từ cơ sở lý luận của Cửu châm mà người xưa có
ghi trong sách Linh khu (770 – 221 trước Công nguyên)
Châm tức là điều khí điều huyết, khi châm kim vào các huyệt vị sẽ khai
thông sự tuần hành của khí huyết.
Nhưng loại kim người xưa dùng có 9 loại (cửu châm) trong đó hay dùng
là loại kim số 7, dài từ 2 đến 8 cm, đường kính 0,2 – 0,3 mm gọi là Hào châm.
Tuy nhiên tác dụng điều khí của Hào châm còn hạn chế.
Trường châm là loại kim số 8, ứng với bát phong, phong trong thiên
nhiên từ 8 phương tới tác động lên 8 khớp lớn trong cơ thể gây chứng tý.
Muốn chưa phải châm sâu, châm xuyên huyệt, nên dùng loại kim dài 10 – 30
cm, đường kính từ 0,1 – 0,5mm, có tác dụng điều khí nhanh và mạnh


23

Kết hợp với kích thích điện thay cho kích thích vê kim nên được gọi là
Điện trường châm.
Các nghiên cứu về dòng điện trên cơ thể đã đưa ra nhưng kết luận là:

Với dòng điện có tần số thích hợp, cường độ, điện thế thấp thì tác dụng tốt để
kích thích hoặc ức chế thần kinh, gây co cơ hoặc giảm co thắt cơ, tăng cường
điều chỉnh tuần hoàn và đặc biệt có tác dụng giảm đau.
Điện trường châm là một phát triển mới của ngành châm cứu, kết hợp
YHCT và YHHĐ, phát huy được cả tác dụng kích thích lên huyệt vị, huyệt
đạo và tác dụng của xung điện lên cơ thể.[29][30]
1.4.2. Kéo dãn cột sống
1.4.2.1. Định nghĩa
Kéo dãn cột sống là phương pháp cơ học vật lý để kéo dãn nhằm giải toả
áp lực đĩa đệm, giải toả hẹp khe liên đốt và giải phóng chèn ép rễ thần kinh.
Một số công trình nghiên cứu đã xác nhận với lực kéo trung bình khoảng 1/2
trọng lượng cơ thể trên tư thế nằm sau khoảng 15- 30 phút có thể tăng chiều
cao khoang liên đốt đoạn thắt lưng từ 1→1,5mm. Kỹ thuật kéo dãn cột sống
từ giản đơn phát triển ngày càng khoa học và hiện đại.
- Kéo dãn bằng tự trọng trên bàn dốc
- Kéo dãn bằng lực đối trọng
- Kéo dãn trên hệ thống bàn- máy kéo (phô biến nhất ngày nay).
- Hệ thống kéo dãn dưới nước
1.4.2.2. Tác dụng của Kéo dãn cột sống
- Giảm áp lực nội đĩa đệm tạo điều kiện nhân nhầy có thể trở lại vị trí
cân bằng động.
- Giải phóng rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép
- Khôi phục lại sự cân bằng lực của các hệ thống dây chằng và cơ liên
quan tạo điều kiện phục hồi lại đường cong sinh lý của cột sống.


24

- Giảm đau do giãn cơ và dây chằng, giảm áp lực nội đĩa đệm, giải
phóng chèn ép rễ, tăng nuôi dưỡng cục bộ.

- Tăng tầm vận động của đoạn đốt sống bị hạn chế, tạo thuận lợi trong
sinh hoạt.
- Khôi phục vị trí đĩa đệm (lồi, thoát vị) đặc biệt thoát vị mới ở độ I, II.
- Giảm các triệu chứng và di chứng như: mất đường cong sinh lý cột
sống, lệch vẹo cột sống do tư thế bù, dáng đi “người đau lưng”, tê bì hai chi
dưới [25] [32].
1.4.2.3. Một sô vấn đề cần chú ý khi Kéo dãn cột sống
- Chọn chế độ kéo:
Kéo liên tục

Kéo nghỉ

- Chọn lực kéo: - Đoạn cột sống cô:

Kéo ngắt quãng
Không quá 15kg (tư thế nằm)

- Đoạn cột sống thắt lưng:
+ F1 = lực tối đa ≤ 2/3 trọng lượng cơ thể
+ F2 = lực tối thiểu < F1 10, 15, 20 kg
- Định vị trí lực kéo:
Với nhưng trang thiết bị mới có điều kiện để đặt lực kéo cho từng đoạn
vận động để tập trung. Định vị lực kéo bằng tư thế kéo, phương kéo và đặc
biệt là đai kéo đặt đúng vị trí.
- Thời gian kéo:
Mỗi lần 15→ 30 phút x 1→ 2 lần/ngày và cách nhau khoảng 6 giờ, mỗi
đợt trung bình 15 - 25 ngày.


25


1.4.3. BÀI TẬP DUỖI MCKENZIE
Trong điều trị thoát vị đĩa đệm thể ra sau, theo nguyên lý của Mc Kenzie
và nhiều tác giả trên thế giới đã áp dụng bài tập ở tư thế duỗi bao gồm các bài
tập sau.
Bài tập 1: Nằm sấp thư giãn
Người bệnh nằm sấp, hai tay đặt dọc thân mình, đầu quay sang một bên, hít
thở sâu vài lần sau đó nằm thư giãn, duy trì tư thế này trong 2 – 3 phút.
Đây là bài tập hỗ trợ trước tiên, được thực hiện lúc bắt đầu tập luyện và
là bài tập chuẩn bị cho bài tập 2. Thực hiện bài tập này 3 – 6 lần/ngày, cũng
có thể nằm tư thế này khi nghỉ ngơi.
Bài tập 2: Nằm sấp và duỗi thân ở tư thế chống trên hai khuỷu tay
Bắt đầu từ tư thế nằm như bài tập 1, đặt khuỷu tay bên dưới vai, rồi duỗi
thân và chống trên hai khuỷu tay, hít thở sâu vài lần để cho các cơ vùng thắt
lưng thư giãn hoàn toàn
Duy trì tư thế này trong 2 - 3 phút hoặc lâu hơn nếu cảm thấy dễ chịu.
Mỗi ngày tập 3 – 6 lần. Bài tập này chuẩn bị cho bài 3.
Bài tập 3: Duỗi thân ở tư thế nằm sấp chống trên hai bàn tay
Bắt đầu tư thế nằm sấp như bài tập 1, đặt hai bàn tay dưới vai, dần dần
dùng lực 2 tay để nâng thân mình lên trong giới hạn đau chịu được tạo nên
một sự võng thắt lưng.
Chú ý giư cho khung chậu và cẳng chân áp sát trên bàn tập. Duy trì tư
thế này trong 1 – 2 giây (Có thể dài hơn nếu bệnh nhân thấy dễ chịu, đau
giảm, triệu chứng khu trú lại)
Lúc đầu cần thực hiện dần dần, sau đó nâng dần mức độ ưỡn thân mình
về phía sau đến mức có thể được.
Mỗi lần tập thực hiện bài tập này 10 lần. Tập 3 – 6 lần trong ngày. Đây là
bài tập quan trọng



×