Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐỀ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.24 KB, 3 trang )

ĐỀ 1 (Năm 2017)
PHẦN I: Trắc nghiệm (Chọn đáp án em cho là đúng)
Câu 1: Tỉ khối của chất khí B đối với khí Oxi là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Phân
tử khối của khí A là:
A. 30
B. 32
C. 33
D. 34
Câu 2: Trường hợp giải phóng khối lượng khí hiđro ít nhất khi cho 1 gam mỗi kim loại Al, Fe, Mg, Zn
tác dụng hết với axit clohiđric HCl là:
A. Al
B. Fe
C. Mg
D. Zn
Câu 3: Đốt 1,2g bột sắt trong Oxi, người ta thu được1,74g oxit sắt. CTHH của oxit sắt là:
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. Không có kết quả
Câu 4: Hòa tan 14,28g Na2CO3.10H2O vào 200g nước. Nồng độ % của dung dịch là:
A.
2,08%
B. 2,4%
C. 5,63%
D. 7,62%
Câu 5: Trộn 2 lít dung dịch HCl 4M vào 1 lít dung dịch HC 0,5M. Nồng độ mol của dung dịch mới là:
A. 2,82M
B. 2,81M
C. 2,83M
D. Tất cả đều sai
Câu 6: Cho 28,4g điphotpho pentaoxit vào cốc chứa 90g nước để tạo thành axit photphoric. Khối


lượng axit photphoric được tạo thành là:
A. 19,6g
B. 58,
C. 39,2g
D. 40g
Câu 7: Phân tích một khối lượng hợp chất M, người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có
50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Công thức của hợp chất M có thể là:
A. SO2
B. SO3
C. SO4
D. S2O3
Câu 8. PTHH viết đúng là :
A. Ba + H2O

 →

Ba(OH)2

B. Fe3O4 + 4H2SO4(loãng)
C. MxOy + 2yHCl
D. Al +

 →

 →

6HNO3(loãng)

+


H2

FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

xMCly+ y H2O

 →

Al(NO3)3 +

3NO2 +

3H2O

Câu 9: Trộn tỷ lệ về thể tích (đo ở cùng đk) giữa O2 và N2 để người ta thu được một hỗn hợp khí có tỷ
khối so với H2 bằng 14,75. Tỷ lệ đó là:
A. VO2: VN2 = 3 : 5
B. VO2: VN2 = 5 : 3
C. VO2: VN2 = 1 : 5
D. VO2: VN2 = 5 : 1
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất X, cần dùng hết 10,08 lít O2 (đktc). Sau khi kết thúc phản
phản ứng, chỉ thu được 13,2 gam khí CO2 và 7,2 gam nước (Biết công thức dạng đơn giản chính là công thức
hoá học của X). Công thức hoá học của X là:
A. CH4
B. C2H2
C. C3H8O
D. C4H6O
Câu 11: Lấy tinh thể CuSO4.5H2O và nước để pha chế 500 gam dung dịch CuSO4 5%. Khối lượng
CuSO4.5H2O và nước cần lấy lần lượt là:
A. 30,25 gam và 469,75 gam

B. 31,75 gam và 468,25 gam
C. 31,25 gam và 468,75 gam
D. 39,1 gam và 460,9 gam
Câu 12: Cho a gam hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B (chưa rõ hoá trị) tác dụng hết với dd HCl (cả A
và B đều phản ứng). Sau khi phản ứng kết thúc, người ta chỉ thu được 67 gam muối và 8,96 lít H2 (đktc). Giá
trị của a là:


A. 36,8 gam

B. 30,6 gam

C. 31,8 gam

D. 38,6 gam

Câu 13: Trộn 300 ml dung dịch NaOH 1M với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M . Nồng độ mol của dung
dịch thu được là:
A. 1,1M
B.1,2M
C. 1,3M
D. 0,0M
Câu 14: Độ tan của phân đạm 2 lá NH4NO3 ở 200C là 192g.ở nhiệt độ này dung dịch NH4NO3 bão hòa
có nồng độ phần trăm là:
A.60%
B. 34%
C. 65,75%
D. 70%
Câu 15: Một hợp chất khí A gồm hai nguyên tố là hiđro và lưu huỳnh có tỉ khối so với hiđro là = 17,
thành phần phần trăm của H = 5,88% và 94,12%S. Công thức phân tử của A là:

A. HS
B. H2S
C. HS2
D. H2S3
Câu 16: Để nhận biết các chất khí đựng trong các bình riêng biệt là: Oxi, hiđro, cacbonic và nitơ ta
dùng những chất nào?
A. Nước vôi trong, bột FeO, kim loại Cu nung nóng
B. Dung dịch Ca(OH)2, Cu nung nóng, bột CuO nung nóng
C. Nước vôi trong, kim loại Fe nung nóng, mẩu than hồng
D. Dung dịch Ca(OH)2, mẩu than hồng, bột CuO nung nóng
PHẦN II: Tự luận
Câu 1: Viết phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ biến hóa sau:
KClO3 → (A) → (B) → (C) → (D) → CaCO3
Trong đó (A), (B), (C), (D) là các chất riêng biệt
Câu 2: Bằng các phương pháp hoá học hãy nhận biết 4 khí là O2 , H2 , CO2 , CO đựng trong 4 bình
riêng biệt. Viết phương trình phản ứng.
Câu 3: a. Đốt 0,24g magie Mg trong không khí, người ta thu được 0,40g magie oxit. Hãy tìm công
thức hóa học đơn giản nhất của magie oxit.
b. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe(OH)y + H2SO4 Fex(SO4)y + H2O
Hãy biện luận để thay x, y (biết rằng x y) bằng các chỉ số thích hợp rồi lập phương trình hóa học của
phản ứng.
Câu 4: Phân loại và gọi tên các chất: Na2O, CO2, P2O5, Mn2O7, CrO3, SO2, ZnO, SO3, PbO, Al2O3, NO,
CO, Zn(OH)2, KMnO4, HMnO4, H2CrO4, Fe(OH)2, CuSO4, KClO3
Câu 5: 1. a. Cho hỗn hợp khí X gồm CO2 và N2 (ở đktc) có tỉ khối đối với khí oxi là 1,225.
- Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.
- Tính khối lượng của 1 lít hỗn hợp khí X ở đktc.
b. Cho 0,2 (mol) CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% đun nóng, sau đó làm nguội dung
dịch đến 10oC. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch, biết rằng độ tan của CuSO4
ở 10oC là 17,4 (g).
2. Có V lít hỗn hợp khí gồm CO và H2 . Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau.

Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất bằng oxi. Sau đó dẫn sản phẩm đi qua nước vôi trong (dư) thu được
20g kết tủa trắng.
Dẫn phần thứ 2 đi qua bột đồng (II) oxit nóng dư. Phản ứng xong thu được 19,2g kim loại đồng.
- Viết phương trình phản ứng xảy ra.
- Tính thể tích của V lít hỗn hợp khí ban đầu ( ở đktc )
- Tính thành phần % của hỗn hợp khí ban đầu theo khối lượng và theo thể tích.
Cho biết: O:16; Al: 27; Fe: 56; Mg: 24; Zn: 65; Na: 23; C:12; H: 1; Cl: 35,5; P: 31; S: 32; N:14; Cu: 64


== Hết ==



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×