Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dừa Bến Tre sang thị trường Trung Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

PHẠM HÀ ANH THƯ

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
CÁC SẢN PHẨM DỪA BẾN TRE SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

MUÏC LUÏC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------

PHẠM HÀ ANH THƯ

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
CÁC SẢN PHẨM DỪA BẾN TRE SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG
Chuyên ngành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mã số: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. TRIỆU HỒNG CẨM

MUÏC LUÏC
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản thân,
được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các
thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực.

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013
Người cam đoan

Phạm Hà Anh Thư


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ ........................................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CẦN ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỪA.............................................................. 6
1.1. Các học thuyết về thƣơng mại quốc tế ....................................................... 6
1.1.1. Thuyết trọng thương .................................................................................. 6
1.1.2. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ......................................... 6
1.1.3. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo ............................................. 7
1.1.4. Lý thuyết về chi phí cơ hội của Haberler .................................................. 7
1.1.5. Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế của Heckscher – Ohlin .......... 8
1.2. Tổng quan về ngành dừa ............................................................................. 9
1.2.1. Dừa, sản phẩm dừa và vai trò của nó ....................................................... 9
1.2.2. Thị trường các sản phẩm dừa trên thế giới ............................................ 10
1.2.2.1. Cơm dừa sấy ........................................................................................... 13
1.2.2.2. Sữa dừa ................................................................................................... 15
1.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dừa
trên thế giới ......................................................................................................... 15
Kết luận chương 1 ................................................................................................ 19
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN
PHẨM DỪA BẾN TRE SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG ĐÔNG ................. 20
2.1. Giới thiệu về ngành dừa tỉnh Bến Tre ..................................................... 20
2.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng .............................................................. 20


iii

2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu ............................................................................... 22
2.1.3. Cơ cấu sản phẩm dừa xuất khẩu ............................................................ 23
2.1.4. Thị trường xuất khẩu ............................................................................... 24
2.2. Khái quát chung về Trung Đông và thị trƣờng dừa của Trung Đông.. 26
2.2.1. Khái quát chung về Trung Đông ............................................................. 26
2.2.1.1.


Tổng quan về Trung Đông .................................................................. 26

2.2.1.2.

Quy chế quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu vào Trung Đông .......... 28

2.2.1.3.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Đông .................................... 29

2.2.2. Nghiên cứu thị trường dừa Trung Đông ................................................ 30
2.2.2.1.

Quy mô và tiềm năng của thị trường ................................................... 30

2.2.2.2.

Thị hiếu tiêu dùng sản phẩm dừa tại Trung Đông ............................... 31

2.2.2.3.

Hệ thống phân phối sản phẩm dừa ở Trung Đông .............................. 32

2.2.2.4.

Đối thủ cạnh tranh ............................................................................... 33

2.3. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dừa
Bến Tre sang thị trƣờng Trung Đông .............................................................. 35

2.3.1. Thực trạng xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang Trung Đông .. 35
2.3.1.1.

Sản lượng xuất khẩu ............................................................................ 35

2.3.1.2.

Kim ngạch xuất khẩu ........................................................................... 38

2.3.1.3.

Giá xuất khẩu ....................................................................................... 39

2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các sản
phẩm dừa Bến Tre sang Trung Đông thời gian qua ......................................... 41
2.3.2.1.

Giới thiệu về mẫu khảo sát .................................................................. 41

2.3.2.2.

Cơ cấu sản phẩm và chất lượng sản phẩm .......................................... 42

2.3.2.3.

Nguồn nguyên liệu .............................................................................. 43

2.3.2.4.

Trình độ công nghệ sản xuất chế biến ................................................. 46


2.3.2.5.

Đặc điểm hoạt động xuất khẩu với khách hàng Trung Đông .............. 48

2.3.2.5.1.

Phương thức xuất khẩu ................................................................. 48

2.3.2.5.2.

Điều kiện thương mại Incoterms ................................................... 49

2.3.2.5.3.

Phương thức thanh toán ................................................................. 50


iv

2.3.2.6.

Hoạt động Marketing của doanh nghiệp ............................................. 51

2.3.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre
sang thị trường Trung Đông............................................................................... 55
Kết luận chương 2 ................................................................................................ 57
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM
DỪA BẾN TRE SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG ĐÔNG .............................. 58
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang

thị trƣờng Trung Đông ..................................................................................... 58
3.2. Mục tiêu ..................................................................................................... 59
3.3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang
thị trƣờng Trung Đông ..................................................................................... 60
3.3.1. Giải pháp về ổn định nguồn nguyên liệu ................................................ 60
3.3.1.1.

Mục tiêu đề ra giải pháp ...................................................................... 60

3.3.1.2.

Nội dung giải pháp .............................................................................. 60

3.3.1.3.

Các bước thực hiện .............................................................................. 61

3.3.1.4.

Lợi ích dự kiến..................................................................................... 63

3.3.1.5.

Khó khăn khi thực hiện ....................................................................... 63

3.3.2. Giải pháp về hoạt động Marketing và xây dựng thương hiệu, đặc biệt
chú trọng hình thức thương mại điện tử ........................................................... 66
3.3.2.1.

Mục tiêu đề ra giải pháp ...................................................................... 66


3.3.2.2.

Nội dung giải pháp .............................................................................. 66

3.3.2.3.

Các bước thực hiện .............................................................................. 67

3.3.2.4.

Lợi ích dự kiến..................................................................................... 70

3.3.2.5.

Khó khăn khi thực hiện ....................................................................... 70

3.3.3. Giải pháp về thiết lập sự hiện diện sản phẩm mang thương hiệu
doanh nghiệp dừa Bến Tre tại Trung Đông ...................................................... 71
3.3.3.1.

Mục tiêu đề ra giải pháp ...................................................................... 71

3.3.3.2.

Nội dung giải pháp .............................................................................. 71

3.3.3.3.

Các bước thực hiện .............................................................................. 71



v

3.3.3.4.

Lợi ích dự kiến..................................................................................... 77

3.3.3.5.

Khó khăn khi thực hiện ....................................................................... 78

3.4. Kiến nghị ..................................................................................................... 78
3.4.1. Đối với Nhà nước ..................................................................................... 78
3.4.2. Đối với các cơ quan Nhà nƣớc tại địa phƣơng ..................................... 79
3.4.3. Đối với Hiệp hội Dừa ............................................................................... 80
3.4.3.1.

Hiệp hội Dừa Việt Nam ....................................................................... 80

3.4.3.2.

Hiệp hội Dừa Bến Tre ........................................................................ 81

Kết luận chương 3 ................................................................................................ 82
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................ix
PHỤ LỤC ........................................................................................................... xiii



vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

APCC (Asian and Pacific Coconut Community): Hiệp hội Dừa Châu Á – Thái Bình
Dương
BRC (British Retail Consortium): Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu
CDA of Sri Lanka (Coconut Development Authority of Sri Lanka): Ủy ban Phát
triển Dừa Sri Lanka
EU (European Union): Liên minh châu Âu
GCC (Gulf Cooperation Council): Hội đồng Hợp tác các Quốc Gia Vùng Vịnh
OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries): Tổ chức các nước
xuất khẩu dầu mỏ
PCA (Philippine Coconut Authority): Ủy ban Dừa Philippines
UAE (The United Arab Emirates): Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình canh tác và tiêu thụ dừa của một số quốc gia ..................... 11
Bảng 1.2: Danh sách 10 nước sản xuất dừa lớn nhất thế giới năm 2011 ............. 12
Bảng 2.1: Cơ cấu các sản phẩm dừa xuất khẩu của Bến Tre ............................... 24
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre .................... 25
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia Trung Đông năm 2012 ........ 27
Bảng 2.4: Sản lượng xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang Trung Đông ... 36
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang Trung Đông .. 38
Bàng 2.6: Cơ cấu sản phẩm dừa sản xuất và xuất khẩu sang Trung Đông của
các doanh nghiệp dừa Bến Tre ............................................................................. 42

Bảng 2.7: Nguồn thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp dừa Bến Tre ........ 45
Bảng 2.8: Trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp dừa tỉnh
Bến Tre ................................................................................................................. 47
Bảng 2.9: Khách hàng Trung Đông của các doanh nghiệp dừa Bến Tre ............. 49
Bảng 2.10: Các điều kiện thương mại giữa các doanh nghiệp dừa Bến Tre với
khách hàng Trung Đông ....................................................................................... 50
Bảng 2.11: Các phương thức thanh toán với khách hàng Trung Đông của
doanh nghiệp dừa Bến Tre .................................................................................. 51
Bảng 2.12: Các doanh nghiệp dừa Bến Tre có thiết lập bộ phận Marketing ....... 52
Bảng 2.13: Các doanh nghiệp dừa Bến Tre có xây dựng website riêng .............. 53
Bảng 2.14: Sản phẩm của doanh nghiệp dừa Bến Tre đạt chứng chỉ Halal ......... 53
Bảng 2.15: Sản phẩm của doanh nghiệp dừa Bến Tre đạt chứng nhận Kosher ... 54
Bảng 3.1: Chi phí tham khảo cho văn phòng đại diện (diện tích 50m2) tại
Dubai .................................................................................................................... 74


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ – HÌNH VẼ

Biểu đồ 1.1: Phân bổ diện tích dừa trên thế giới theo vùng địa lý năm 2012 ..... 11
Biểu đồ 1.2: Giá xuất khẩu cơm dừa sấy của một số nước trên thế giới ............. 14
Biểu đồ 2.1: Diện tích trồng dừa của tỉnh Bến Tre chia theo huyện năm 2012 ... 20
Biểu đồ 2.2: Diện tích trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng dừa của tỉnh
Bến Tre giai đoạn 2005-2012 ............................................................................... 21
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre ........................... 23
Biểu đồ 2.4: Sản lượng xuất khẩu sản phẩm dừa Bến Tre sang Trung Đông ...... 37
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dừa Bến Tre sang Trung Đông .... 39
Biểu đồ 2.6: Giá cơm dừa sấy trung bình năm của Bến Tre và một số nước ...... 40
Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi giá trị dừa Bến Tre ........................................................... 44



1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Các sản phẩm dừa Bến Tre đã xuất khẩu trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của địa
phương trong nhiều năm qua. Về cơ cấu các sản phẩm dừa xuất khẩu, hai sản phẩm
đang được ưu tiên chú trọng phát triển đó là cơm dừa sấy và sữa dừa. Trong đó cơm
dừa sấy được xem là sản phẩm truyền thống và chủ lực của hầu hết các doanh
nghiệp, luôn chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dừa; còn sữa
dừa là dòng sản phẩm mới, chứa hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng khá cao.
Thị trường hai sản phẩm này ngày càng được mở rộng từ châu Á, châu Âu đến châu
Phi, trong đó khu vực Trung Đông được đánh giá là thị trường chủ lực có nhu cầu
về sản phẩm dừa luôn tăng cao. Với những đặc trưng về tín ngưỡng tôn giáo, nhu
cầu sử dụng chất béo thực vật từ hai sản phẩm dừa này trong các chế độ ăn hàng
ngày của người Trung Đông rất cao. Thêm vào đó, trong các dịp lễ hội hàng năm,
điển hình như tháng lễ Ramadan quy tụ người Hồi giáo từ khắp thế giới về Trung
Đông thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm dừa trong chế biến thực phẩm phục vụ lễ
hội tăng gấp 4 – 5 lần so với những tháng khác. Bên cạnh đó, các yêu cầu về tiêu
chuẩn, chất lượng đối với mặt hàng dừa nhập khẩu không quá khắt khe như các
nước phát triển (Hoa Kỳ, EU...) do đó khá phù hợp với các doanh nghiệp dừa của
tỉnh. Do đó hướng tăng cường xuất khẩu các sản phẩm dừa vào thị trường Trung
Đông là vô cùng cần thiết.
Một thực tế là từ nhiều năm nay, sản phẩm dừa Bến Tre đã được tiêu thụ
rộng rãi tại Trung Đông nhưng dưới nhãn mác thương hiệu của các nhà nhập khẩu
lớn trên thế giới, do đó hầu hết người tiêu dùng Trung Đông đều không biết đến
thương hiệu dừa Bến Tre. Thêm vào đó, Trung Đông lại tồn tại những yếu tố rủi ro

về bất ổn về chính trị, văn hóa Hồi giáo khó tiếp cận, tập quán kinh doanh, phương
thức giao dịch, thanh toán còn mang nặng tính địa phương… Do đó việc đưa ra các
giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cho ngành dừa Bến Tre tại


2

thị trường Trung Đông càng trở nên cần thiết. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn
đề tài “GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỪA BẾN
TRE SANG THỊ TRƢỜNG TRUNG ĐÔNG” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những học thuyết làm nền tảng cho việc đưa ra các giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang thị trường Trung Đông.
Nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu dừa của một số quốc gia như Philippines,
Sri Lanka; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu
dừa sang Trung Đông của tỉnh Bến Tre.
Nghiên cứu về thị trường dừa của Trung Đông.
Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng xuất khẩu dừa của Bến Tre sang
thị trường Trung Đông trong những năm qua, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dừa Bến Tre vào thị trường này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dừa của Bến Tre
sang thị trường Trung Đông.
Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: tác giả nghiên cứu thực tế về các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu dừa của tỉnh Bến Tre.
 Thời gian: tác giả tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu dừa Bến Tre
trong 3 năm gần đây nhất, tức là từ năm 2010 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính.

Theo đó nghiên cứu sơ bộ được thực hiện dựa trên việc thu thập, phân tích
và thống kê các dữ liệu, thông tin từ sách, báo, internet, các nghiên cứu liên quan
trong và ngoài nước, và các bản tin ngành hàng từ hiệp hội Dừa châu Á – Thái Bình
Dương, hiệp hội Dừa Bến Tre và Sở Công thương Bến Tre.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát đối
với các doanh nghiệp và phỏng vấn chuyên gia. Cách thức phỏng vấn như sau:


3

o Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát đối với 17 doanh nghiệp
chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dừa của tỉnh Bến Tre có hoạt động xuất
khẩu sản phẩm này sang thị trường Trung Đông.
o Phỏng vấn trực tiếp 3 chuyên gia là các thành viên của hiệp hội dừa Bến
Tre. Các chuyên gia này đều rất am hiểu và tích lũy nhiều năm kinh nghiệm hoạt
động trong ngành dừa địa phương.
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng Excel nhằm làm căn cứ cho việc phân tích
và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu, cũng như giúp đưa ra các giải pháp và
kiến nghị một cách thiết thực.
5. Tính mới của đề tài:
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã tham khảo các đề tài nghiên cứu của
các tác giả như sau:
- Prosperity Initiative (2008), “Small scale review of coconut”, Center for
Agricultural Policy of Vietnam’s Ministry of Agriculture and Rural Development.
Bài nghiên cứu này đã phân tích tổng quan về tình hình sản xuất dừa trên thế
giới, chuỗi giá trị dừa của Bến Tre và so sánh một số điều kiện về trình độ sản xuất,
chính sách phát triển ngành dừa của Việt Nam so với quốc gia hàng đầu ngành dừa
là Philippines. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức tổng quan, chưa đi sâu vào
phân tích thực trạng ngành dừa Bến Tre, cũng như số liệu khá cũ không còn phù
hợp với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành dừa Bến Tre.

- TS. Trần Tiến Khai và cộng sự (2011), “Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến
Tre”, khoa Kinh tế phát triển - Đại học Kinh tế TP.HCM
Bài nghiên cứu do TS. Trần Tiến Khai chủ trì nằm trong dự án Phát triển
kinh doanh với người nghèo nông thôn của tỉnh Bến Tre. Nhóm nghiên cứu đã đưa
ra được sơ đồ chuỗi giá trị dừa Bến Tre bao gồm tất cả các tác nhân tham gia trực
tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu của ngành dừa tỉnh.
Quan trọng hơn hết, bài nghiên cứu đã tiến hành phân tích toàn diện thực trạng hoạt
động của các tác nhân, bắt đầu từ các hộ nông dân, thương lái cho đến các đại lý, cơ
sở sơ chế, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các sản phẩm dừa. Nghiên cứu đã


4

chỉ ra hoạt động xuất khẩu dừa trái thô tuy tạo ra 20,1% tổng giá trị gia tăng nhưng
chỉ đóng góp 13,7% giá trị gia tăng cho xã hội. Trong khi đó, kênh chế biến sản
phẩm dừa tuy tạo ra giá trị gia tăng ít hơn vì phải qua nhiều công đoạn trung gian
nhưng lại tạo ra được 27,4% giá trị gia tăng cho xã hội. Nghiên cứu đã chứng minh
được xuất khẩu các sản phẩm dừa là hướng đi đúng đắn của tỉnh, từ đó đề xuất các
chiến lược phát triển thích hợp bao gồm ổn định vùng dừa nguyên liệu, sản xuất
theo hướng tích hợp sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đồng thời với việc xây dựng
chuỗi giá trị dừa theo cả liên kết ngang và liên kết dọc.
- Nguyễn Văn Niệm (2012), “Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh
ngành dừa Bến Tre”, luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Luận văn đã chỉ ra ngành dừa Bến Tre có nhiều lợi thế so sánh khi đánh giá
về năng lực cạnh tranh với các nước có thế mạnh về dừa trên thế giới như về năng
suất, chất lượng quả dừa, chỉ số P/IC1 toàn ngành dừa đạt 4,12 tức chuỗi có năng
lực cạnh tranh rất tốt. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của ngành dừa Bến Tre hiện
nay cũng còn nhiều hạn chế như về cơ sở hạ tầng, quy mô canh tác, quy mô vốn và
lao động còn yếu, mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi còn lỏng lẻo. Luận văn
đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dừa dựa vào tổ chức sản

xuất hợp lý, cắt giảm chi phí trung gian, cân bằng lợi ích giữa xuất khẩu dừa thô với
chế biến các sản phẩm dừa, chú trọng hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ.
Ưu điểm của các tác phẩm trên mà nghiên cứu dự định kế thừa:
- Phân tích một cách cụ thể thực trạng hoạt động của ngành dừa Bến Tre.
- Chỉ ra được vai trò của từng tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị dừa Bến
Tre, từ đó góp phần phát hiện và củng cố các mối liên kết có tác động mạnh nhất
đến sự phát triển ngành dừa của tỉnh.
- Đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế thực tế mà ngành chế biến dừa
của tỉnh Bến Tre đang đối mặt.

1

Chỉ số doanh thu/ chi phí trung gian


5

Hạn chế so với mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Chưa có nghiên cứu đi vào phân tích thực trạng cũng như hướng đến đẩy
mạnh xuất khẩu sản phẩm dừa của Bến Tre sang thị trường Trung Đông.
Điểm mới của đề tài:
- Tập trung nghiên cứu vào thị trường tiềm năng hàng đầu của ngành dừa
Bến Tre là khu vực Trung Đông
- Đưa ra các giải pháp khả thi giúp các doanh nghiệp của Bến Tre có thể
hoàn thiện và đẩy mạnh xuất khẩu vào vùng Trung Đông.
- Đề xuất các kiến nghị cho phía Nhà nước và các bộ ngành, hiệp hội nhằm
khắc phục các điểm yếu, giúp ngành dừa thâm nhập tốt vào thị trường này.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học để khẳng định cần đẩy mạnh xuất khẩu các sản

phẩm dừa
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang
thị trường Trung Đông
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre sang
thị trường Trung Đông


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CẦN ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM DỪA
1.1. Các học thuyết về thƣơng mại quốc tế
Vào cuối thế kỷ 15, các nhà kinh tế học cổ điển đã phát hiện ra vai trò quan
trọng của thương mại quốc tế đối với hoạt động phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Từ đó cho đến nay nhiều thế hệ các nhà kinh tế học trên thế giới đã kế thừa, bổ sung
và phát triển các học thuyết về thương mại quốc tế. Sau đây là nội dung cơ bản của
một số học thuyết thương mại quốc tế.
1.1.1. Thuyết trọng thƣơng
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra
đời trước hết ở Anh, Pháp và sau đó lan rộng sang các nước châu Âu vào khoảng
cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVII. Thuyết trọng thương bao gồm một số nội dung cơ
bản: coi trọng xuất nhập khẩu, cho rằng xuất siêu là con đường mang lại sự phồn
thịnh cho đất nước. Bên cạnh việc đánh giá cao vai trò của thương mại quốc tế,
thuyết còn đề cao sự can thiệp sâu của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế và
ngoại thương thông qua việc lập ra hàng rào thuế quan, khuếch trương xuất khẩu,
hạn chế nhập khẩu. Các học giả trọng thương được gọi là “những nhà kinh tế dân
tộc chủ nghĩa” vì họ cho rằng một quốc gia có thể có lợi nhờ mậu dịch trên sự hy
sinh của một quốc gia khác. Điều đó có nghĩa là mậu dịch quốc tế là một trò chơi có
tổng bằng không2. Mặc dù còn những hạn chế về lý luận song hệ thống quan điểm
của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra những tiền đề kinh tế cho các lý thuyết kinh tế

thị trường sau này, đặc biệt là những quan điểm về vai trò kinh tế của nhà nước.
1.1.2. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith (1723 – 1790) là nhà lý luận kinh tế chính trị học nổi tiếng
người Anh. Ông được xem là cha đẻ của lý thuyết kinh tế thị trường, đưa ra ý tưởng
về lợi thế tuyệt đối để giải thích nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế.
2

Theo Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Hữu Lộc và Nguyễn Phú Tụ, 2007. Giáo Trình Kinh Tế

Quốc Tế. Nhà xuất bản Thống kê.


7

Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith đề cao vai trò của cá nhân và
các doanh nghiệp, ủng hộ cho nền thương mại tự do mà không có sự can thiệp của
Chính phủ. Theo đó sẽ có một bàn tay vô hình dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi
ích chung ngoài mong đợi của cá nhân đó. Theo ông, hai quốc gia mậu dịch với
nhau là tự nguyện và cả hai đều cùng phải có lợi, khác hẳn với thuyết trọng thương
khi cho rằng một quốc gia chỉ có lợi trên sự hy sinh của quốc gia khác. Ông khẳng
định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận làm cơ sở cho sự ra
đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích
được một phần trong mậu dịch thế giới ngày nay ví dụ như giữa nước phát triển với
nước đang phát triển, còn các trường hợp khác thì chưa thể giải thích hợp lý được.
1.1.3. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo
David Ricardo (1772 – 1823) là nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh. Ông
cho rằng nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất và xuất khẩu những sản
phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà mình không có
lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Lợi thế so sánh ở đây là dựa vào
trình độ phát triển yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia và sẽ thay đổi theo thời gian

cũng như theo trình độ phát triển của mỗi địa phương, quốc gia nhất định.
Nếu như lợi thế tuyệt đối của Adam Smith được xây dựng dựa trên cơ sở
khác biệt về số lượng lao động thực tế được sử dụng ở các quốc gia khác nhau, thì
lợi thế so sánh lại xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối. Nhờ đó có cách lý giải
cho các trường hợp giao thương mà lý thuyết về lợi thế tuyệt đối không giải thích
được. Đó là cho một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối so với quốc gia khác ở cả
hai sản phẩm nhưng vẫn có lợi khi trao đổi với nhau trừ trường hợp một quốc gia có
cùng một tỷ lệ về năng suất lao động hay chi phí sản xuất đối với quốc gia kia ở cả
hai sản phẩm.
1.1.4. Lý thuyết về chi phí cơ hội của Haberler
Gottfried von Haberler (1900 – 1995) là một nhà kinh tế học nổi tiếng người
Hoa Kỳ gốc Áo. Theo ông, chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng của một


8

sản phẩm khác mà người ta phải hy sinh để có đủ tài nguyên làm tăng thêm một đơn
vị sản phẩm thứ nhất.
Nội dung của lý thuyết về chi phí cơ hội đó là nếu mỗi quốc gia chuyên môn
hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ hội thấp hơn và nhập
khẩu sản phẩm mà mình có chi phí cơ hội cao hơn thì tất cả các quốc gia đều có lợi.
Như vậy lý thuyết chi phí cơ hội vẫn sử dụng quy luật lợi thế so sánh để giải
thích mậu dịch quốc tế. Tuy nhiên lý thuyết chi phí cơ hội đã khắc phục được khiếm
khuyết trong lý thuyết của David Ricardo khi giả thiết rằng lao động không phải là
yếu tố sản xuất duy nhất hay đồng nhất để tạo ra sản phẩm như quy luật lợi thế so
sánh.
1.1.5. Lý thuyết hiện đại về thƣơng mại quốc tế của Heckscher – Ohlin
Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế của Heckscher – Ohlin hay còn gọi
là lý thuyết yếu tố thâm dụng được phát biểu như sau: Một quốc gia sẽ xuất khẩu
sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu sản

phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia khan hiếm tương đối.
Lý thuyết H – O giải thích được sự khác nhau trong giá cả sản phẩm so sánh
hay lợi thế so sánh giữa các quốc gia là sự khác nhau giữa các yếu tố thừa tương đối
hoặc khan hiếm tương đối hay nguồn lực sản xuất vốn có của mỗi quốc gia.
Vận dụng các lý thuyết này tác giả nhận thấy ngành dừa của tỉnh Bến Tre có
nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển. Dừa Bến Tre có những lợi thế như năng
suất dừa cao nhất thế giới vào khoảng 7.700 trái/ha, trọng lượng mỗi trái đạt 1.500
gram cao hơn mức bình quân thế giới là 1.300 gram, chất lượng dừa hàng đầu thế
giới, chỉ số P/IC của ngành dừa đạt 4,12 tức chỉ cần đầu tư 1 đồng chi phí hàng
hóa trung gian để tạo ra 4,12 đồng doanh thu, như vậy chỉ số này đã chứng minh
chuỗi giá trị dừa hiện nay đang có khả năng cạnh tranh cao. Thêm vào đó, so với
các ngành hàng đặc trưng và thế mạnh khác của tỉnh thì ngành dừa có lợi thế về chi
phí sản xuất hơn hẳn. Cụ thể, chi phí sản xuất 1 tấn dừa là 21,73 triệu đồng 3, thấp
Trần Tiến Khai và cộng sự, 2011. Báo cáo nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến
Tre. Khoa Kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
3


9

hơn so với chi phí sản xuất của mặt hàng cá tra là vào khoảng 23 – 24 triệu đồng/
tấn cá4. Như vậy, vận dụng cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế vào thực tế hoạt
động của ngành dừa Bến Tre, ta có thể nhận thấy việc đẩy mạnh sản xuất và xuất
khẩu các sản phẩm dừa Bến Tre là hướng đi hết sức đúng đắn của ngành dừa Bến
Tre.
1.2. Tổng quan về ngành dừa
1.2.1. Dừa, sản phẩm dừa và vai trò của nó
Cây dừa có tên khoa học là cocos nucifera, là một trong những loại cây lấy
dầu quan trọng nhất thế giới hiện nay. Cây dừa phân bố rộng rãi từ vĩ độ 20 o Bắc
xuống vĩ độ 20o Nam của đường xích đạo, với tổng diện tích 12,47 triệu ha được

trồng tại 93 quốc gia, trong đó các quốc gia thuộc Hiệp hội dừa Châu Á – Thái Bình
Dương (APCC) chiếm tới 10,76 triệu ha.
Cây dừa sau khi được trồng khoảng 4 - 5 năm thì bắt đầu cho trái với sản
lượng mỗi năm là khoảng 75 trái/cây/năm. Sau khi được thu hoạch, trái dừa khô sẽ
trải qua công đoạn sơ chế để bóc tách ra các thành phần khác nhau là vỏ dừa, gáo
dừa, cơm dừa và nước dừa. Các sản phẩm thô này sẽ trở thành nguyên liệu đầu vào
cho hoạt động sản xuất chế biến các sản phẩm dừa. Cụ thể có thể chia ra 4 nhóm
sản phẩm chính từ dừa:
 Nhóm 1: các sản phẩm được chế biến từ vỏ dừa, bao gồm xơ dừa và mụn
dừa. Từ xơ dừa sản xuất ra chỉ xơ dừa, thảm xơ dừa, đệm xơ dừa, dây thừng
và lưới xơ dừa. Mụn dừa được phơi hoặc sấy và gia công ép bánh với nhiều
kích cỡ khác nhau.
 Nhóm 2: các sản phẩm được chế biến từ gáo dừa. Gáo dừa được sản xuất
thành than thiêu kết, sau đó được xay nghiền với nhiều kích cỡ khác nhau và
xuất khẩu. Ngoài ra còn có than hoạt tính. Một phần nhỏ gáo dừa được sản
xuất thành các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
 Nhóm 3: các sản phẩm được chế biến từ cơm dừa như: cơm dừa sấy, dầu
dừa, sữa dừa, bột sữa dừa và một phần được dùng để chế biến bánh kẹo.
4

Võ Thị Thanh Lộc, 2009. Phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị cá tra ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 26.


10

 Nhóm 4: các sản phẩm được chế biến từ nước dừa, như là: thạch dừa thô,
thạch dừa thành phẩm, thạch dừa dưỡng da và một phần nhỏ sản xuất nước
màu dừa.
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của các quốc gia có thế mạnh về dừa thường bao

gồm dừa trái và các sản phẩm dừa. Trong khi dừa trái xuất khẩu thường không
mang lại giá trị gia tăng, cũng như hoạt động xuất khẩu không ổn định; thì hoạt
động xuất khẩu các sản phẩm dừa như cơm dừa, sữa dừa hay than hoạt tính có giá
trị gia tăng cao hơn và trở thành các sản phẩm sản xuất và xuất khẩu chủ lực của các
nước này. Ngành chế biến và xuất khẩu các sản phẩm dừa đã trở thành một ngành
kinh tế trọng điểm của các quốc gia, đã góp phần phát triển nông nghiệp, giải quyết
việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân địa phương; đồng thời góp phần mang
lại nguồn ngoại tệ cho các nước.
1.2.2. Thị trƣờng các sản phẩm dừa trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng 12,47 triệu ha được phân bố ở 93 quốc gia,
trong đó phần lớn diện tích được trồng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Do
đó hiệp hội APCC được xem như một tổ chức quốc tế của các quốc gia có thế mạnh
về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dừa. APCC gồm 18 nước thành viên, chiếm
trên 90% sản lượng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dừa của toàn thế giới. Trong đó
một số quốc gia thành viên của APCC cũng chính là những nhà cung cấp sản phẩm
dừa hàng đầu thế giới như là Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ…


11

Biểu đồ 1.1: Phân bổ diện tích dừa trên thế giới theo vùng địa lý năm 2012 (%)

0.9%

Indonesia
13.3%

1.4%
2.0%


Philippines

1.8%
30.4%

2.4%

Ấn Độ
Sri Lanka
Brazil

3.3%

Thái Lan
Papua New Guinea

16.0%

Malaysia
Việt Nam

28.5%

Khác

Nguồn: The Cocommunity, Vol. XLIII No. 1, 1 January 2013 - APCC
Theo biểu đồ trên, ba quốc gia có diện tích dừa lớn nhất thế giới lần lượt là
Indonesia (3,8 triệu ha), Philipp
có diện tích nhỏ hơn như Sri Lanka, Thái Lan hay Malaysia cũng đóng góp khá
quan trọng vào ngành dừa thế giới. Một số quốc gia còn lại như Việt Nam có trên

144.000 ha diện tích trồng dừa, chiếm chưa đến 1% diện tích dừa thế giới.
Bảng 1.1: Tình hình canh tác và tiêu thụ dừa của một số quốc gia
Sản lƣợng dừa
Năng suất
Tỷ lệ tiêu thụ nội địa
Quốc gia
(tỷ trái)
(trái/ha/năm)
(%)
Indonesia

16,2

4.237

51

Philippines

15,6

3.725

38,7

Ấn Độ

14,7

7.748


113

Sri Lanka

2,9

7.364

83,8

Thái Lan

1,19

4.800

75

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nghiên cứu Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre
do TS. Trần Tiến Khai chủ trì nghiên cứu


12

Hai nước có diện tích dừa lớn nhất là Indonesia, Philippines lại có năng suất
khá thấp. Trong khi đó hai nước có diện tích dừa đứng thứ 3 và 4 lại có năng suất
cao hơn nhiều như Ấn Độ (7.748 trái/ha/năm) và Sri Lanka (7.364 trái/ha/năm)
nhưng lại tiêu thụ nội địa phần lớn sản lượng dừa thu hoạch được. Do đó nguồn
cung các sản phẩm dừa trên thế giới không chỉ phụ thuộc phần lớn vào các nước

này mà còn có sự đóng góp không nhỏ từ các quốc gia khác thuộc khu vực châu Á –
Thái Bình Dương như Malaysia, Thái Lan và Việt Nam…
Các sản phẩm dừa xuất khẩu chủ yếu là cơm dừa, cơm dừa sấy, dầu dừa,
than gáo dừa (than sinh hoạt), than hoạt tính và các sản phẩm xơ dừa như chỉ xơ
dừa, thảm xơ dừa, lưới xơ dừa. Bên cạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn
như sữa dừa, kem dừa hay bột sữa dừa cũng bắt đầu được chú trọng mặc dù khối
lượng sản xuất và tiêu thụ còn thấp.
Trong danh sách các quốc gia sản xuất các sản phẩm dừa hàng đầu thế giới,
5 quốc gia có diện tích dừa lớn nhất cũng đồng thời là các nhà sản xuất và xuất khẩu
dừa đứng đầu thế giới, theo thứ tự đứng đầu là Indonesia, Philippines, Ấn Độ,
Braxin và Sri Lanka.
Bảng 1.2: Danh sách 10 nƣớc sản xuất dừa lớn nhất thế giới năm 2011
Hạng
Quốc gia
Sản lƣợng (tấn)
1

Indonesia

17,500,000

2

Philippines

15,244,600

3

Ấn Độ


11,200,000

4

Braxin

2,943,650

5

Sri Lanka

1,522,560

6

Papua New Guinea

1,238,260

7

Việt Nam

1,188,800

8

Thái Lan


1,055,320

9

Mexico

1,017,010

10

Malaysia
577,647
Nguồn: />

13

Các quốc gia trên đều có những lợi thế ở một số mặt hàng dừa nhất định và
trở thành nhà cung cấp hàng đầu về mặt hàng đó cho thị trường thế giới. Cụ thể là
dầu

dừa,

khô

dầu

dừa

được


cung

cấp

chủ

yếu

từ

Philippines,

Indonesia, Malaysia và Papua New Guinea; cơm dừa sấy là thế mạnh của
Philippines, Indonesia, Sri Lanka và Việt Nam; xơ dừa và các sản phẩm xơ dừa
được cung cấp chính từ Sri Lanka và Ấn Độ; than gáo dừa, than hoạt tính là thế
mạnh của Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Sau
đây tác giả xin phân tích hai trong số những sản phẩm dừa đang được tiêu thụ mạnh
trên thế giới cũng như tại thị Trung Đông.
1.2.2.1.

Cơm dừa sấy:

Tổng quan về sản phẩm
Cơm dừa sấy là sản phẩm được chế biến từ cơm dừa và là sản phẩm xuất
khẩu chính của phần lớn các nước có thế mạnh về dừa. Cơm dừa sấy được dùng chủ
yếu theo hai hướng:
- Một là, cơm dừa sấy dùng để làm thực phẩm trong ngành công nghiệp bánh
kẹo như làm nhân bánh, kẹo và các loại mứt. Các quốc gia nhập khẩu mặt hàng này
chủ yếu là các nước công nghiệp có ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo phát

triển, dẫn đầu là Hoa Kỳ và các nước châu Âu như Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ,
Tây Ban Nha…
- Hai là, cơm dừa sấy được dùng trong nấu nướng, chế biến thức ăn hàng
ngày như ở các bếp ăn tập thể, các hệ thống nhà hàng ăn uống; và đặc biệt là một
khối lượng lớn được tiêu thụ tại các quốc gia Hồi giáo vùng Trung Đông dùng cơm
dừa sấy cung cấp chất béo thực vật thay thế cho chất béo động vật.
Tình hình xuất nhập khẩu
Các quốc gia xuất khẩu cơm dừa sấy hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua
là Philippines, Indonesia và Sri Lanka. Đứng đầu là Philippines, sản lượng xuất
khẩu cơm dừa sấy của quốc gia này trong năm 2012 đạt 100.238 tấn, giảm 7,9% so
với năm 2011. Với sản lượng xuất khẩu cơm dừa sấy trung bình trong giai đoạn
2007 – 2012 là 118.159 tấn/năm thì năm 2012 Philippines đạt mức sản lượng thấp


14

nhất trong vòng 6 năm qua. Trong cơ cấu các thị trường nhập khẩu mặt hàng này
của Philippines, các thị trường lớn nhất là EU, Bắc Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ và
Canada), châu Á – Thái Bình Dương với tỷ trọng lần lượt là 44%; 30,3% và 25,7%.
Đối với Sri Lanka, đây là quốc gia xuất khẩu cơm dừa sấy lớn thứ hai thế
giới sau Philippines. Sản lượng xuất khẩu cơm dừa sấy của Sri Lanka trong năm
2012 đạt 40.225 tấn, tăng 12,1% so với năm 2011. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là
Trung Đông chiếm đến 45,1% tổng sản lượng xuất khẩu với thị trường lớn nhất khu
vực Trung Đông là UAE. Thị trường nhập khẩu lớn thứ hai là EU chiếm 25,1% bao
gồm các nước như Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh, Bỉ và Hà Lan. Ngoài ra còn có
các thị trường đang phát triển cơm dừa sấy của Sri Lanka như là Hoa Kỳ, Braxin,
Colombia, Mexico và Nam Phi.
Nhìn chung, giá xuất khẩu cơm dừa sấy của các nước thay đổi theo từng thị
trường nhập khẩu. Giá xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, EU luôn cao hơn các quốc
gia Trung Đông tuy nhiên sản phẩm cơm dừa sấy phải đáp ứng các yêu cầu tiêu

chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm khắt khe của các nước phát triển.
Biểu đồ 1.2: Giá xuất khẩu cơm dừa sấy của một số nƣớc trên thế giới
Phiplippines (FOB Manila); Indonesia (FOB Jakarta/Surabaya);
Sri Lanka (FOB Colombo)

Đvt: USD/tấn

Nguồn: The Cocommunity, Vol. XLIII No. 6, 1 June 2013 – APCC


15

1.2.2.2.

Sữa dừa:

Tổng quan về sản phẩm
Sữa dừa cũng được tạo thành từ cơm dừa tươi, và được đóng thành lon với
nhiều kích thước khác nhau. Giống như cơm dừa sấy, sữa dừa cũng được dùng
trong chế biến các món ăn truyền thống cũng như trong công nghiệp chế biến bánh
kẹo. Tuy nhiên, đây là dòng sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng
cao hơn cơm dừa sấy, và hiện đang được ưa chuộng bởi sự tiện dụng của nó.
Tình hình xuất nhập khẩu
Sữa dừa là sản phẩm mới của các quốc gia có thế mạnh về dừa, được thị
trường thế giới ưa chuộng từ giai đoạn đầu năm 2000. Các nhà cung cấp sữa dừa
hàng đầu thế giới hiện nay là Thái Lan, Sri Lanka, Philippines… Ước tính lượng
sữa dừa cung cấp cho thị trường thế giới vào khoảng 150.000 – 250.000 tấn/ năm.
Trong đó Thái Lan là quốc gia sản xuất và xuất khẩu sữa dừa lớn nhất, chiếm đến
20-40% thị phần. Đồng thời Thái Lan cũng đạt được trình độ công nghệ dây chuyền
chế biến sữa dừa hiện đại nhất trong ngành, chuyên cung cấp công nghệ này cho các

nhà sản xuất sữa dừa ở trong và ngoài khu vực, trong đó có Việt Nam.
1.3. Bài học kinh nghiệm về hoạt động sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm
dừa trên thế giới
Bài học 1: Củng cố và phát triển nguồn nguyên liệu dừa về cả số
lƣợng và chất lƣợng, đảm bảo cung cấp ổn định nguyên liệu cho hoạt động sản
xuất.
Philippines và Sri Lanka là hai trong số những quốc gia có ngành dừa phát
triển hàng đầu thế giới, đồng thời cũng có nhiều thành công nhất định trong việc
phát triển nguồn nguyên liệu dừa tập trung cho năng suất cao, góp phần nâng cao
khả năng cung ứng cho ngành công nghiệp chế biến dừa của quốc gia. Cụ thể là:
Ủy ban Dừa Philippines (PCA) qua khảo sát nhận thấy hơn 30% vườn dừa
của quốc gia này đã già cỗi cho sản lượng thấp, chỉ bằng 48,1% so với năng suất
dừa của Ấn Độ, 50,6% năng suất dừa của Sri Lanka, mặc dù Philippines đứng thứ
hai thế giới về diện tích trồng dừa. Do đó giai đoạn 2009 - 2010 PCA đã triển khai


×