Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Siêu văn bản trong 3 3 3 9 những mảnh hồn trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.28 KB, 10 trang )

SIÊU VĂN BẢN VÀ TIỂU THUYẾT “3.3.3.9 NHỮNG MẢNH
HỒN TRẦN” CỦA ĐẶNG THÂN
Th.s. Nguyễn Nhật Huy
ĐHSP Thái Nguyên
Internet và sự bùng nổ của văn học mạng với những tích chất khác
biệt hoàn toàn với sách in truyền thống đưa ra một thách thức với người
đọc hiện nay. Nói một cách khác, sách in truyền thống đang dần suy yếu
trước các thế mạnh mà văn bản mạng mang lại cho độc giả như ưu thế của
hình ảnh mạng và các đường liên kết (link). Văn học mạng cũng sử dụng
ngôn ngữ đặc thù của internet là siêu văn bản.
Siêu văn bản (hypertext) là văn bản của một tài liệu có thể được truy
tìm không theo tuần tự. Người đọc có thể tự do đuổi theo các dấu vết liên
quan qua suốt tài liệu đó bằng các mối liên kết xác định sẵn do người sử
dụng tự lập nên.
Trong một môi trường ứng dụng siêu văn bản thực sự, người đọc có
thể trỏ vào chỗ tô sáng (highlight) bất kì từ nào của tài liệu và tức khắc
nhảy đến những tài liệu khác có văn bản liên quan đến nó. Cũng có những
lệnh cho phép người đọc tự tạo cho riêng mình những dấu vết kết hợp qua
suốt tài liệu. Các trình ứng dụng dùng siêu văn bản rất hữu ích trong trường
hợp phải phải làm việc với số lượng văn bản lớn, như các bộ từ điển bách
khoa và các bộ sách nhiều tập.
Thông thường siêu văn bản được sử dụng để phân biệt sự khác nhau
giữa kiểu đọc tuyến tính của văn bản in ấn tự nhiên và dạng tái tạo đòi hỏi
các liên kết điện tử. Đứng trước một siêu văn bản tức là người đọc tiếp xúc


với vô vàn đường liên kết buộc họ phải nhớ lại các tri thức đã có để tiến
hành lựa chọn.
Vậy làm thế nào để có thể đọc một siêu văn bản? Chúng tôi đi tìm
câu trả lời qua tiểu thuyết “3.3.3.9 những mảnh hồn trần” của nhà văn Đặng
Thân – một tác phẩm độc đáo với mô hình của siêu văn bản.


1. Tư duy với hình ảnh:
Có thể nói, văn bản điện tử đã thay đổi sự cân bằng giữa chữ viết và
hình ảnh. Khác với văn bản in ấn thông thường, hình ảnh luôn bị triệt tiêu
thì siêu văn bản cho phép chúng ta phục hồi lại địa vị của nó. Đã từ rất lâu,
những văn bản thông thường bị bỏ qua hình ảnh. Hình minh họa chỉ thực
sự xuất hiện trong văn học trẻ em. Chúng ta thường nghĩ rằng trường hợp
trẻ em (những người tập đọc) mới cần thỏa mãn với hình ảnh và người
trưởng thành thì nhận thức tốt đồng nghĩa với việc đọc không hình ảnh.
Nếu không như vậy họ sẽ bị coi như thất học hoặc đang tập đọc.
Thông qua tài nguyên vô tận của hình ảnh công nghệ, internet nhắc
nhở chúng ta về sự vận động trở lại của ngôn ngữ hình ảnh. Những hình
ảnh và âm thanh vừa chèn ép vừa làm khuếch trương các hình thái ngôn
ngữ hình thái ngôn ngữ để chiếm lĩnh lại không gian trong não người. Đồ
họa trong giao diện điện tử được cung cấp giúp chúng ta ý thức lại về cơ
cấu của sự tưởng tượng. Nếu văn bản in ấn làm hao mòn sự nhận thức của
chúng ta thì văn bản điện tử làm với các thao tác hình ảnh lại làm người
đọc ý thức hơn về sự tưởng tượng. Phạm vi tri giác của người đọc trở nên
phong phú hơn và phức tạp hơn với văn bản điện tử.
Sự thay đổi của thị giác là một luận cứ để chúng ta hy vọng về một
dạng văn hóa trong tương lai. Điều này cũng có thể thấy rất rõ trong quảng


cáo truyền hình. Các đoạn phim quảng cáo đưa ra một loạt các thủ thuật
hình ảnh để thu hút sự chú ý của người xem. Sự hữu dụng của đa phương
tiện trong quảng cáo cũng như trong siêu văn bản thể hiện rõ tính chất của
thị hiếu cộng đồng và tính thương mại.
Trong tiểu thuyết “3.3.3.9 những mảnh hồn trần” của Đặng Thân,
chúng ta cũng có thể thấy ông đã cố gắng sử dụng các hình ảnh để tác động
vào tri giác người đọc. Đối với cách đọc trên các văn bản mạng, hình ảnh
trở nên phổ biến như trường hợp ở trang 8 của tiểu thuyết này.


Bài báo viết về Victor Noir – một người đã chết được chôn cất tại
khu nghĩa địa Pere – Lachaise, nơi mà nhân vật Asch trong tiểu thuyết đã đi
tới. Hình ảnh được chú thích với các thông tin cụ thể như trên một trang
mạng. Người viết đặt ra câu hỏi là hình ảnh này có tác động gì vào tư duy
người đọc hay chỉ là một hình thức sắp đặt của nhà văn. Có thể nói, đây là
một thủ thuật sắp đặt nhưng quan trong hơn nó mang ý nghĩa của sự liên
tưởng mở rộng như tác giả Nguyễn Nam khẳng định: “Người đọc am tường
liên tưởng mở rộng” [7]. Những hình ảnh khiến cho thông tin mà Đặng


Thân đưa ra trở nên đáng tin vừa không đáng tin bởi chính tác giả cũng chỉ
là người tham khảo. Tức là ở đây, tác giả đã “lẩn” đi bằng cách thay thế bởi
một giọng kể của người khác, ở một hướng khác. Người đọc rơi vào trạng
thái hai lần nghi ngờ, vừa nghi ngờ tác giả vừa bị hứng thú bởi thông tin từ
hình ảnh và muốn xác minh nó. Điều này chúng ta cũng thấy rõ trên văn
bản mạng. Khi bước vào một trang mạng, chúng ta thường bị lôi cuốn bởi
hình ảnh chứ không phải chữ viết. Nó kích thích nhu cầu bấm chuột vào
hình ảnh đó để theo dõi thông tin. Hay nói cách khác, các hiệu ứng hình
ảnh đã tạo nên một sức mạnh bổ trợ cho văn bản điện tử so với văn bản
truyền thống. Sự hấp dẫn của văn học mạng có lẽ nằm ở đây khi người đọc
luôn có sự trợ giúp của thị giác.
Tuy nhiên, đôi khi người đọc lại không được thỏa mãn với hình ảnh
bởi đó không phải là hình ảnh của người đọc. Đó là sự thất vọng khi hình
ảnh không khớp với trí tưởng tượng. Giống như khi xem một bộ phim được
chuyển thể từ tiểu thuyết, chúng ta thường cảm thấy thất vọng bởi đó là
hình ảnh mà đạo diễn đưa ra. Và ở đây, thế giới nghệ thuật không còn là
của riêng độc giả và tác giả nữa mà còn có sự tham gia của người thứ ba,
thứ tư…tức là văn bản đã tạo nên vô số hình ảnh khác nhau.
Với kiểu văn bản mạng, chúng ta có lẽ nên thay đổi cách gọi độc giả

bằng độc thị giả. Bởi họ không còn đọc một cách đơn thuần nữa mà còn
nhìn văn bản. Cách đọc mới cũng đồng nghĩa với việc thay đổi quan niệm
về hình ảnh, sự công bằng với hình ảnh trong tiếp nhận văn học.
2. Lựa chọn liên kết
Một siêu văn bản có trật tự của nó. Mỗi hướng đi của siêu văn bản sẽ
tạo ra một cách đọc. Một văn bản như một mạng lưới tri giác không đơn


nghĩa. Nó là vô hạn mà không có quyền lực nào có thể áp đặt một giọng
thống trị.
Mô hình siêu văn bản tạo ra các liên tưởng tự nhiên. Trong cấu trúc
của các nhánh liên kết và giao tuyến, siêu văn bản tái tạo liên tưởng của
tâm trí. Các dạng này tạo ra quyền lực cho người đọc và giải phóng họ khỏi
tuyến tính của văn bản truyền thống. Tính chất phi tuyến tính của các liên
kết mạng khác với việc chúng ta tham khảo một cuốn từ điển. Trong quá
trình tiếp cận với siêu văn bản, người đọc thường xuyên phải đối mặt với
việc phán đoán và quyết định chuỗi thao tác thích hợp để di chuyển. Nếu
cấu trúc vật chất của sách in tạo ra sự rõ ràng một cái nhìn thông tin đầy đủ
thì siêu văn bản lại thường xuyên tạo cảm giác đứt gãy hoặc thiếu xót cho
quá trình đọc. Đặc biệt với dạng văn bản hiện đại này, nó đòi hỏi về sự vận
động trí nhớ một cách nhanh chóng. Người đọc phải tìm kiếm vị trí cho
thao tác qua sự gợi ý về ý nghĩa của đường liên kết. Thông tin mà chúng ta
thu được cũng không thể sắp xếp trong trí nhớ một cách lâu dài. Nói cách
khác người đọc rất dễ mất phương hướng bởi không hề có sự liên kết giữa
tác giả và người đọc. Không có nhà văn nào có thể dẫn dắt người đọc đi
theo một trình tự nhất định mà phụ thuộc vào chính ý tưởng cá nhân của
họ.
Ở đây, vấn đề người đọc lạc lối được đặt ra. Giữa muôn vàn liên kết
buộc phải lựa chọn họ rất dễ nhầm lẫn. Ngay cả khi siêu văn bản được thiết
kết cho sự hướng dẫn. Tuy nhiên mặt tích cực của nó là người đọc có thể

tiến hành tranh luận với những ý tưởng khác tiến tới nhận thức rõ hơn về
nội dung văn bản. Sau đó họ hợp nhất quá trình đọc của họ với những gì họ
đã biết.


Các liên kết trong tiểu thuyết 3.3.3.9 (Những mảnh hồn trần) đã trở
thành một yếu tố đưa người đọc tự mình đến với những khám phá và hàng
loạt những lựa chọn. Chúng ta có thể phân tích một vài ví dụ để làm rõ. Đối
với chương 31 tác giả viết về nhân vật Mộng Hường với người tình nhân
của mình là Dương Đại Nghiệp- một thương gia có tiếng ở Trung Quốc
cùng những cuộc đi của họ trên hầu khắp các vùng miền nổi tiếng trên
Trung Hoa đại lục. Mạch câu chuyện chỉ xoay quanh hai nhân vật này
nhưng điều đặc biệt ở đây là có sự xuất hiện của một khối kiến thức thuộc
về lĩnh vực lịch sử, báo chí và cả khoa học, tất cả như một chú thích thêm
nhưng nó vô cùng quan trọng. Mộng Hường đến với Hồng Công thì cũng
lúc này vùng đất này đã được tái hiện lên trên trang tiểu thuyết với những
gì thuộc về lịch sử của nó cho đến cuộc sống thời hiện đại, tác giả đã viết
cụ thể chi tiết về cả những vấn đề nổi trội của vùng đất này như đây là vùng
đất có nhiều sân bay tốt nhất, nhất trong xếp hạng các cảng container, nhất
trong xếp hạng IQ, nhất trong chỉ số access, nhất về chỉ số tự do kinh tế…
Những tri thức này có thể gọi là những “khúc cua” nhằm bẻ hướng chú ý
của người đọc. Nó giống như ma trận mà chúng ta phải lựa chọn con đường
tùy thuộc vào kinh nghiệm của bản thân để khám phá.
Đoạn viết về Mộng Hường cùng tình nhân của mình đến với Dương
Châu, nhà văn đã dẫn ra cả những bài thơ viết về Dương Châu rồi cuối
cùng lại dẫn bạn đọc đến với câu truyện viết về nàng Mạnh Khương trong
lịch sử Trung Hoa nhưng đến đây tác giả không kể rõ về nó mà chỉ viết
rằng:
“Bài viết có tựa đề vô cùng xao xuyến “Xanh ngắt liễu Dương
Châu”. Ai quan tâm đến vẫn có thể đọc được bài này tại

/>
”[5;67].


Những thông tin bổ trợ lái người đọc sang một hướng khác. Chúng ta bị
đưa vào tình thế bắt buộc phải lựa chọn bỏ qua liên kết để theo dõi mạch
truyện hay tạm dừng để di chuyển đến thông tin về nàng Mạnh Khương.
Luôn có một cảm giác “bỏ lỡ” điều gì đó ở đọc giả kích thích họ tìm hiểu.
Đây cũng chính là một ưu thế vượt trội mà văn bản truyền thống không thể
mang lại.
33 đường liên kết mà Đặng Thân sử dụng trong tác phẩm là 33 sự
lựa chọn để đi đến những luồng thông tin, những giọng điệu khác nhau.
Cách tổ chức này tạo ra sự hoàn toàn giải phóng cho độc giả. Họ có quyền
lựa chọn tìm cách đọc cho riêng mình mà không bị hình tượng tác giả nào
chi phối nữa.
3. Sự gặp gỡ giữa các người đọc
Thực tế cho thấy rằng, cùng với một văn bản ở cả dạng tuyến tính và
dạng siêu văn bản, người đọc siêu văn bản có xu hướng được đánh thức
những bình luận mang tính khái quát hơn là những bình luận mang tính
chất cảm xúc cá nhân. Người đọc siêu văn bản cũng có xu hướng đi tìm
những khúc mắc và sự không trọn vẹn của câu chuyện khi vô số liên kết
được mở ra trên giao diện của văn bản. Nó giống như cảm giác họ đã bỏ lỡ
không bấm vào một liên kết nào đó giúp cho sự hiểu tác phẩm.
Một điểm đặc biệt ở dạng siêu văn bản là nó có thể tạo ra các liên kết
bình luận cảm xúc giữa các người đọc, thậm chí với cả tác giả. Điều này rất
khó thực hiện với một văn bản thông thường khi giữa tác giả và các người
đọc thiếu đi sự tương tác. Họ thực hiện các trải nghiệm đọc viết của mình
một cách riêng lẻ.Với siêu văn bản, sự tương tác được mở rộng trong rất



nhiều bình luận ở bên dưới tác phẩm. Nó tạo ra sự đối thoại lập tức, những
tranh luận bất tận giữa tác giả và những người đọc.
“3.3.3.9 những mảnh hồn trần” không còn là một “hòn đảo cô độc”
như những văn bản truyền thống nữa. Siêu văn bản với những bình luận
trực tiếp của độc giả và phản hồi của tác giả cuối mỗi chương chính là điều
mới mẻ khiến sự đối thoại đa chiều càng thêm triệt để. Siêu văn bản này
chính là nơi độc giả và tác giả gặp gỡ nhau, liên kết chặt chẽ với nhau,
khen chê, hay dở phô bày một cách rõ nét. Nếu ở các văn bản truyền thống,
nhà văn viết xong tác phẩm coi như ông ta đã hoàn thành sứ mệnh. Công
việc tiếp theo là ở người đọc. Người đọc thấy hay dở thế nào cũng chỉ để
đấy. Nhưng với kết cấu siêu văn bản này, “tác giả không chết” mà “người
đọc vẫn được khai sinh”. Thông qua văn bản, sự tranh luận làm tác phẩm
thêm nhiều mầu sắc phong phú. Văn bản mở ra những chiều hướng khác
cho câu chuyện. Chính tác giả Đặng Thân cũng đã lên tiếng về vấn đề này
trong tác phẩm của mình: “Thưa rất cảm ơn, nhưng, những comment đến
với tác phẩm này đều phát xuất hết sức tự nhiên, như gió trời. Mà tự nhiên
với gió trời thì đâu có thế lực nào áp đặt được chữ “phải”. Gió có khi là bão
tố nhưng cũng có khi thoảng qua như hơi thở, có lúc đậm đà hương hoa mà
có lúc nặng mùi hay nhạt toẹt…
Về mặt nghệ thuật, cấu tứ và ngôn ngữ của tác phẩm này biểu hiện
không gian đa chiều (>3) với mong muốn vượt thoát khỏi những logic máy
móc mang tính nhị nguyên của cái không gian ba chiều (nhiều bậc cao sĩ
xưa nay cho rằng chính cái đặc tính “ngôn ngữ ba chiều” của chúng ta đã
cản trở tư duy và diễn đạt của con người, khiến tồn lưu quá nhiều những
điều “bất khả tri” và “bất khả giải”). Mong rằng độc giả sẽ cảm nhận được


“chiều thứ tư” của cuốn sách này được thể hiện qua một số thủ pháp.”
(5;129).
Tất nhiên, việc đọc siêu văn bản sẽ tạo ra sự mơ hồ và bối rối cho

người đọc khi một lượng thông tin quá lớn và cái nhìn nhiều chiều được tạo
ra. Một lần nữa người đọc lại phải thực hiện sự lựa chọn để hình thành hiểu
biết cuối cùng.
Thông qua việc khảo sát một tiểu thuyết có các tổ chức nhưng
“3.3.3.9 những mảnh hồn trần” của Đặng Thân, người viết muốn nhấn
mạnh thêm những đặc điểm và ưu thế của văn bản mạng như: tư duy hình
ảnh, lựa chọn liên kết hay đối thoại giữa các độc giả để mong muốn đưa ra
một cách tiếp cận với kiểu văn bản mới này. Tính tích cực và tiêu cực của
văn bản internet có lẽ còn cần đánh giá kĩ lưỡng thêm những không thể phủ
nhận sức mạnh của nó trong việc tạo kiểu tư duy mới cho thời đại: Thời đại
văn học mạng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David S. Miall and Teresa Dobson (2001), Reading Hypertext and the
Experience of Literature ,
2. M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch),
Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
3. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Doxtoiepxki, Nxb
GD, HN.
4.

R.Barthes,

Cái

chết

của

tác


giả

(Trần

ĐÌnh

Sử

dịch),

lithuyetvănhoc.wordpress.com
5. Đặng Thân, 3.3.3.9 Những mảnh hồn trần, NXB . Hội Nhà văn, 2011


6. Umberto Eco (2004), Đi tìm sự thật biết cười, Nxb. Hội Nhà văn , Hà
Nội.
7. Nguyễn Nam (2010), Điểm qua mấy hướng tiếp cận liên văn bản ngoài
nước, lyluanvanhoc.com.



×