Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

cảm nghĩ về nhân vật trong truyện kiều qua góc nhìn hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.55 KB, 8 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Trâm Oanh
Ngày sinh: 17/09/1997
Dân tộc: Kinh
Chi đoàn: Ngữ văn D – K50
SĐT: 01648194928

BÀI DỰ THI:
“Nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
từ góc nhìn hiện đại”

Đề tài: Hoạn Thư – nhân vật đặc biệt trong Truyện Kiều
Bài làm
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu
đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguôn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, Truyện Kiều của Nguyễn Du – đại thi
hào dân tộc, là một tác phẩm như thế. Mỗi nhân vật trong Truyện Kiều vẫn như đang tồn
tại, đang sống trong cuộc sống, những Mã Giám Sinh, những Sở Khanh, Tú Bà… luôn
được người ta nhắc tên, điểm mặt. Tất cả được thể hiện qua chất “thực”, sự tài hoa của
Nguyễn Du, để tác phẩm sống mãi với thời gian. Trong văn học, người ta thường dành
nhiều giấy mực cho những Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng…mà dường như quên đi một
nhân vật vẫn được cho là vai phản diện, đó là Hoạn Thư. Phải chăng dưới góc nhìn một
chiều, người ta ít bình luận về nhân vật nàỳ, coi đây là nhân vật nham hiểm, tàn ác, góp
phần đẩy Thúy Kiều tới số phận bất hạnh. Trong xã hội hiện đại, người ta đã bắt đầu bình
diện nhân vật này ở nhiều khía cạnh khác nhau, càng đi sâu, ta càng nhận ra rằng,
Nguyễn Thị Trâm Oanh

Page 1


Nguyễn Du đã xây dựng lên một hình ảnh khác với bản gốc “Kim Vân Kiều truyện”.
Hoạn thư đã trở thành một hình tượng nghệ thuật cao hơn, đa chiều hơn ý nghĩa thông


tục nói về sự ghen tuông mà xưa nay mọi người vẫn hiểu.
Trước tiên, muốn hiểu về một nhân vật, người ta tìm hiểu từ hoàn cảnh, xuất
thân của nhân vật. Hoạn tiểu thư sinh ra trong một gia đình gia giáo và có thế lực:
" Vốn dòng họ Hoạn danh gia
Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư "
Hoạn Thư là con gái của quan Thượng Thư Bộ Lại, dưới Triều Minh đứng đầu tất
cả các quan hàm tương đương với Tể Tướng. Thúc Sinh và Hoạn Thư là vợ chồng có
hôn ước theo đúng lễ giáo phong kiến, gia đình Hoạn Thư lại thuộc dòng dõi quan gia
cao cấp. Bản thân Hoạn Thư là cô gái xinh đẹp sắc sảo thông minh có học thức. Còn
Thúc Sinh xuất hiện trong truyện Kiều:
"Khách du bỗng có một người
Kì tâm họ Thúc vốn nòi thư sinh"
Cứ theo tiêu chí xưa thì cuộc hôn nhân của Thúc sinh và Hoạn thư không được
“môn đăng hộ đối” lắm. Chàng tuy cũng là dòng dõi học trò, bố là một nhà buôn, có ngôi
hàng ở Lâm Truy, nhưng sao sánh được với gia thế nhà nàng. Họ kết tóc xe tơ chỉ do
duyên phận (Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa), chứ không phải bắt đầu từ cái nhìn “sét
đánh” tiết xuân như mối tình Kim - Kiều, hay “trước còn trăng gió sau ra đá vàng” như
chuyện Thúc – Kiều. Trong cuộc hôn nhân này, phần “hời” có lẽ thuộc về chàng Thúc vì
lấy được người vợ “danh gia vọng tộc”. Đó là về gia thế, bên cạnh đó Hoạn Thư còn là
người phụ nữ chịu sự giáo huấn tam cương, ngũ thường và rất biết cách đối nhân sử thế:
" Ở ăn, thì nết cũng hay
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già "

Nguyễn Thị Trâm Oanh

Page 2


Rõ ràng, trong cuộc sống "ở ăn" Hoạn Thư là một phụ nữ tốt, khôn ngoan, hiểu biết
nghĩa lý và tỏ ra cứng rắn khi giải quyết những việc thuộc về lý. Thuý Kiều cũng đã từng

tìm hiểu và đánh giá về mặt phẩm hạnh ở con người Hoạn Thư:
Trộm nghe kẻ lớn trong nhà,
Ở vào khuôn phép nói ra mối dường
Một người được cả Thuý Kiều lẫn Nguyễn Du ghi nhận như vậy hẳn không thể có
những "đòn ghen" vô cớ. Nếu ta nhìn bằng con mắt đa chiều, Hoạn Thư còn là người phụ
nữ chịu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân, khi lấy phải người chồng như Thúc Sinh.
Một tiểu thư quyền quý, sắc sảo, một người vợ “cành vàng lá ngọc” toàn tâm
toàn ý lo lắng chu toàn việc nhà vẫn không đủ để giữ chân người chồng. Quan hệ giữa
Hoạn Thư và Thúc Sinh là quan hệ chịu sự chi phối của đẳng cấp xã hội. Thúc Sinh chưa
bao giờ là một người chồng theo đúng nghĩa. Trong tay gia đình danh gia vọng tộc
và người vợ quá thông minh như Hoạn Thư, Thúc Sinh là một anh chàng lép vế, nhu
nhược. Đây là một nguyên nhân quan trọng khiến cho Hoạn Thư không chiếm được
trái tim Thúc. Đương nhiên còn một sự đối lập nữa đó là tính cách của cặp đôi này,
nếu Thúc tự do lãng tử, thì Hoạn Thư lại gia giáo chấp nhặt chi tiết, nếu Thúc bay
bổng phóng đãng thì Hoạn Thư lại là người lạnh về lý trí khuôn phép. Sự đối lập tương phản về tính cách giữa vợ chồng Thúc - Hoạn là nguyên nhân dẫn đến bi kịch
cay đắng của Hoạn Thư đó là nỗi đau của người đàn bà danh giá có chồng không
được chồng yêu, mà còn bị phụ bạc.
Trên sân khấu cuộc đời, bi kịch không từ một ai, kể cả những người đàn
bà ở trong màn the trướng gấm, xuất thân từ danh gia vọng tộc. Đọc Truyện Kiều mà
ta chỉ nói đến bi kịch của nàng Kiều là chưa đủ, còn một nỗi bi kịch nữa của người
phụ nữ phong kiến xưa, đó là nỗi bi kịch của Hoạn Thư.

Nguyễn Thị Trâm Oanh

Page 3


Mối tơ duyên giữa Thúc Sinh và Hoạn Thư chỉ là sự gán ép, xếp đặt
trong trật tự xã hội phong kiến mà thôi. Trong sợi tơ duyên ấy không có lời tri kỷ,
không có hồn sẻ chia, không có tình nhân ngãi và nghĩa vợ chồng.

Ở đoạn “Kiều báo ân, báo oán” Thúc Sinh mất hết chí khí Nho gia mà
vốn một kẻ sĩ cần phải có, nhận báo ân mà mặt tái xanh “như chàm đổ”, nhưng
quan trọng hơn là sự câm lặng trước nan nguy của vợ. Ở đây, chỉ còn một Thúc
Sinh bạc nhược và run sợ tột cùng. Hoạn Thư phải một mình đối phó với Kiều,
Thúc Sinh đã tự phơi bày cái hèn kém, nhu nhược, và xét trong khía cạnh quan hệ
tình cảm với Hoạn Thư, Thúc còn là kẻ bạc tình, bạc nghĩa. Thúc đã bỏ rơi Hoạn
vào lúc gian nguy nhất của cuộc đời nàng. Hoạn Thư có chồng mà cũng như không.
Ở vào hoàn cảnh ấy, không ghen sao được, khi người chồng mà mình
toàn tâm toàn ý lại có tình cảm sâu nặng với một cô gái lầu xanh, Thúc Sinh càng
có tình cảm với thúy Kiều bao nhiêu thì chứng tỏ chàng càng lạnh nhạt, hời hợt với
vợ bấy nhiều, và sau bao ngày chia cách, khi trở về tình cảm vợ chòng cũng chỉ
được Nguyễn Du miêu tả trong câu thơ:
Lời tan hợp nỗi hàn huyên,
Chữ tình càng mặn chữ duyên càng nồng.
Tình cảm nhạt nhòa như thế, người chồng hờ hững như thế, đến cả gia đình
chồng cũng xuôi chiều cưới thêm vợ bé cho con trai thì nỗi thất vọng, cay đắng, nỗi đau
của Hoạn Thư lên đến nhường nào, thêm máu ghen “sẵn tính đàn bà”, chẳng vậy mà
những dằn vặt tính toán đã được chính nhất phu nhân vạch ra:
Làm cho nhìn chẳng được nhau,
Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên!
Làm cho trong thấy nhãn tiền,
Cho người buốn ván bán thuyền biết tay
Nguyễn Thị Trâm Oanh

Page 4


Có lẽ đến đây người ta sẽ nghĩ đến một cuộc đánh ghen ghê gớm, làm cho gia đình
tan vỡ, ấy thế mà Hoạn Thư lại có cách ghen rất khác, chẳng những giữ được gia đình
yên ấm mà cũng khiến Thúc Sinh không dám tơ thưởng nữa.

Thoạt đầu, Hoạn Thư không hề thù ghét Kiều:
"Từ nghe vườn mới thêm hoa,
"Miệng người đã lắm, tin nhà thì không.
"Lửa tâm càng dập càng nồng,
"Giận người đen bạc ra lòng trăng hoa.
"Ví bằng thú thật cùng ta,
"Cũng dong kẻ dưới mới là lượng trên.
"Dại chi chẳng giữ lấy nền,
"Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình."
Sở dĩ Hoạn Thư không muốn "rước lấy tiếng ghen" vì lễ giáo của nhà Nho không phản
đối việc người đàn ông có thể đèo bòng tới "năm thê, bảy thiếp", cái giận của Hoạn Thư là Thúc
Sinh đã giấu giếm, không thông báo cho người vợ chính thất về việc lấy thêm thiếp, chính sự hèn
nhát của Thúc Sinh đã làm cho sự việc diễn ra theo một hướng khác.
Sự sắc sảo, tài trí của Hoạn Thư được thể hiện ngay từ cách giải quyết ban đầu . Khôn

khéo, cố kìm nén, tránh xung đột vợ chồng trong cuộc trở về của Thúc sinh. Gặp nhau
sau bao ngày xa cách, mong mỏi, còn gì tủi cực hơn khi người vợ phải nồng thắm với
chồng chỉ bằng cái vẻ bề ngoài, bên trong thì một mình gặm nhấm cái “nỗi chàng ở bạc
nỗi mình chịu đe”. Đưa ra giải pháp hợp lí đã khó nhưng vẫn còn dễ hơn việc thực hiện
trong cuộc. Người nhạy cảm như Hoạn thư, thật chẳng dễ chịu gì khi phải cố gắng, “đêm
ngày lòng những dặn long”. Rồi có lúc, nàng cũng không nén được, cũng phải giở những
lời đâu đâu để gạn hỏi chuyện Lâm Truy mà dư luận đang bàn tán. Cái mà người vợ
mong chờ cũng đâu phải là quá đáng: chỉ cần được chồng báo tin, được thú thật, để rồi
được bao dung tha thứ một cách đàng hoàng. Đáng tiếc là chàng Thúc, không phải là tri
Nguyễn Thị Trâm Oanh

Page 5


âm tri kỉ của vợ, tưởng mọi chuyện còn kín, hơn nữa thuộc loại nhát gan, lo sợ mọi việc

đổ vỡ. Thành thử, vì sự im lặng của chàng, sau này Hoạn Thư mang tiếng ghen, còn Kiều
phải nhận những ngày tháng khổ cực.
Tuy vậy trong chuyện này, Hoạn Thư đã có những tính toán khôn ngoan để bảo vệ
danh dự cho mình; giữ tiếng cho chồng, cho gia đình; tránh xung đột và sứt mẻ tình cảm
với chồng, tránh bị người ngoài lợi dụng, kích động, tránh đối mặt trực tiếp với dư luận,
tránh bị sốc, cả giận mất khôn. Tóm lại, Hoạn thư đã đạt được ý định: giữ cho gia đình
ngoài kín trong êm, và tạo điều kiện cho bước quyết liệt tiếp theo.
Đối với gia nhân và dư luận, nàng cũng đã có những hành động trấn áp mạnh tay
mục đích cuối cùng vẫn là để bảo vệ danh dự cho chồng, giữ cho gia đình bền vững.
“Tiểu thư nổi giận đùng đùng
Gớm tay thêu dệt ra lòng trêu ngươi!
Chồng tao nào phải như ai,
Điều này hẳn miệng những người thị phi”.
Đến đây, có lẽ phần nhiều điều khiển Hoạn thư là lý trí. Nàng hiểu rằng, người bên
cạnh mình giờ chỉ là xác, còn phần hồn đang ở Lâm Truy, nàng càng hiểu nếu thủ tiêu
Thúy Kiều không may bị lộ chuyện thì có còn giữ được chồng, giữ được gia đình nữa hay
không? Vì vậy nàng quyết định bắt cóc Kiều.
Tình tiết Hoạn Thư để cho Kiều ở nhà Hoạn bà rồi sau đó mới mang Kiều về
làm người hầu cũng chứng tỏ Hoạn Thư rất hiểu Kiều. Rồi sau đó, Kiều luôn được
Hoạn Thư gia ân trong nhiều tình tiết như không bắt Kiều hầu ngủ, cho Kiều ra
Quan Âm các, không truy nã khi Kiều bỏ trốn… Ngay trong đoạn Kiều hầu rượu,
hầu đàn thì rõ ràng, mục đích của việc đánh ghen là nhằm vào Thúc Sinh chứ không
hẳn là nhằm tập trung vào Kiều:
Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng
Cách đánh ghen của Hoạn Thư không ồn ào mà hiệu quả, không đánh vào thể xác
Thuý Kiều mà đánh sâu vào tâm tưởng, thế mới là "nhẹ như bấc" nhưng lại "nặng như
Nguyễn Thị Trâm Oanh

Page 6



chì", làm Thuý Kiều nhục nhã, đau đơn ê chề, đủ để mặc cảm về địa vị, về "chữ trinh", về
thân phận mình. Hoạn Thư đã khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiều và Thúc Sinh, làm Kiều
ra đi một cách tự nguyện. Một mặt nào đó, Hoạn thư cũng cảm cái tài của Kiều, hiểu
được nỗi khổ chung chồng, có tấm lòng yêu ghét phân minh. Lúc trước, bớt gay gắt với
Kiều vì thương tài, còn hiện tại, vì như Hoạn thư nói với Thúc sinh (nhưng thực ra cũng
là tự nhủ lòng mình): tài nên trọng mà tình nên thương. Rồi nàng còn công khai khen tình
địch trước mặt chồng, thử hỏi có mấy ai trên đời làm được như nàng, khiến cho chàng
Thúc phải phục, phải nể, phải bó tay. Và cuối cùng, nàng chọn cách gia ân để của cải và
không cho người đuổi theo khi Kiều đi trốn.
Trong đoạn trích “Kiều báo ân, báo oán” một lần nữa bản lĩnh và tài trí của
người phụ nữ tài ba càng được thể hiện rõ. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, không
có ai ở bên, với một người chồng nhu nhược hèn kém, nàng chỉ có thể phụ thuộc vào sự
lanh lợi, khôn khéo của bản thân để bào chữa cho mình:
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi các viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót đà gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.”
Lời đầu tiên Hoạn Thư khẳng định mình vô tội, cái mà người ta cho la cay nghiệt,
“quỷ quái tinh ma” thực ra chỉ là “chút phận đàn bà”. Tiếp sau đó là nhắc lại những ân
tình cũ, và cuối cùng thừa nhận đã gây ra “ việc chông gai” để mong nhận được tha thứ.
Những lập luận của Hoạn Thư khiến Kiều lập tức hủy bản án tử hình và công khai khen
Hoạn Thư trước ba quân thiên hạ. Có thể nói sự bản lĩnh, trí tuệ và nhân cách đã cứu
Hoạn Thư thoát chết.
Bằng tài năng, tấm lòng yêu thương con người, Nguyễn Du đã tạo ra hai nhân vật

khác hẳn so với bản gốc, từ đó giúp cho nhân vật, cho tác phẩm sống mãi với thời gian.
Nguyễn Thị Trâm Oanh

Page 7


Nếu như Thúy Kiều với vẻ đẹp tài hoa nhan sắc thì Hoạn Thư lại hiện lên với vẻ đẹp sắc
sảo lý trí. Điều đặc biệt hơn là Nguyễn Du đã để cho mối quan hệ Thúy Kiều – Hoạn Thư
kết thúc một cách êm đẹp chứ không phải kết thúc trong bi kịch như những mối quan hệ
khác, kết thúc bằng sự tha thứ cho nhau. Bởi vì, chính Nguyễn Du hiểu, những người phụ
nữ tài hoa phong kiến, dù khác nhau về xuất thân, về hoàn cảnh, hay số phận thì họ đều
phải chịu cái bi kịch trong xã hội xưa:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”

.

Nguyễn Thị Trâm Oanh

Page 8



×