Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

de cuog bai giang thi phap(1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.2 KB, 44 trang )

THI PHÁP (POETICS)
Chương I: Thi pháp và thi pháp học, các trường phái nghiên
cứu thi pháp
(Lý thuyết:1 ; Thực hành: 0)
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Về kiến thức
- Nhằm giúp cho sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về các khái niệm
thi pháp và thi pháp học.
- Hình thành một cái nhìn tổng quan về lịch sử và các trường phái thi pháp
học.
2. Về kỹ năng
- Bước đầu hình thành các thao tác khảo sát của thi pháp học như: phân
tách văn bản thành các yếu tố thi pháp
3. Về thái độ
- Có thái độ tích cực, say mê với lý thuyết và vận dung thi pháp học
TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Tài liệu bắt buộc
[1] Trần Đình Sử (2005) Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB GD.HN
2. Tài liệu tham khảo
[1]Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, NXB HNV
[2] M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtoiepxki, NXB GD
[3] Trần Đình Sử. (1987) Thi pháp thơ Tố Hữu. Nxb Tác phẩm mới.
[4] Trần Đình Sử., (2002) Thi pháp Truyện Kiều. Nxb Giáo dục.
[5] Trần Đình Sử, Toàn cảnh thi pháp học, lythuyetvanhoc.wordpress.com

1


NỘI DUNG BÀI HỌC
1.1. Thi pháp và thi pháp học
1.1.1. Khái niệm thi pháp:


“Thi pháp là hệ thống nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, một trường
phái hoặc cả một thời đại văn học, tức là những gì mà bất cứ nhà văn nào cũng
sáng tạo cho mình, bất kể là có ý thức tự giác hay không. Một thi pháp như thế
đã tồn tại rất lâu đời trong văn học, hàng nghìn năm trước khi có Aristote”.
(Averinxep)
- Theo nghĩa hẹp: thi pháp là nguyên tắc, biện pháp chung tạo ra tác phẩm
nghệ thuật. Thông thường các nhà nghiên cứu gọi là “phương pháp làm thơ, làm
văn”.
VD: Những lời bình thơ trong văn học cổ điển
- Theo nghĩa rộng: Thi pháp là nguyên tắc, biện pháp sáng tạo cụ thể tạo
nên đặc sắc nghệ thuật của một tác giả, tác phẩm, trào lưu, thể loại…
VD: Thi pháp các trào lưu văn học phương Tây
Nói như vậy, có nghĩa là thi pháp bao trùm một phạm vi rộng lớn từ khâu
đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong xây dựng tác phẩm.
1.1.2. Khái niệm thi pháp học
- Việc đi tìm định nghĩa về thi pháp học luôn được chú ý và là câu chuyện
không có hồi kết. Song, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào bao quát
được nội hàm của nội dung này.
“Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi ca (tức là văn học) như là một
nghệ thuật”. (Girmunski)
“Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các dạng thức, các phương
tiện, phương thức tổ chức tác phẩm của sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc

2


và các thể loại tác phẩm văn học. Nó muốn bao quát không chỉ là các hiện
tượng của ngôn từ thơ, mà còn là các khía cạnh khác nhau nhất của tác phẩm
văn học và sáng tác dân gian”. (V.Vinogranop)
“Thi pháp học là khoa học về cấu tạo của tác phẩm văn học và hệ thống

các phương tiện được sử dụng trong nó”. (Từ điển Bách khoa văn học giản yếu)
Tất cả các định nghĩa trên đều cho thấy Thi pháp học là khoa học nghiên
cứu hình thức nghệ thuật. Cụ thể hơn Thi pháp học là khoa học nghiên cứu hệ
thống nguyên tắc nghệ thuật xây dựng những hình thức mang tính nội dung của
văn học
- Thi pháp học bao gồm:
+ Thi pháp học truyền thống: Là các nghiên cứu của Aristote, là những
công trình nghiên cứu của các nhà phê bình văn học trung đại ở Châu Á.
+ Thi pháp học hiện đại: học phần mà chúng ta đang nghiên cứu, là khoa
học nghiên cứu hình thức nghệ thuật mang tính quan niệm.
1.2. Lịch sử thi pháp học, các trường phái, khuynh hướng hiện đại
1.2.1. Lịch sử thi pháp học
* Ở phương Tây, “thủy tổ” của thi pháp học là Aristote đã tổng kết được
những nguyên lý tương đối toàn diện về việc xây dựng kịch thơ, tức bi kịch Hy
Lạp cổ đại. Ông cho rằng:
+ Kịch là một hành vi “mô phỏng”, bắt chước một câu chuyện ngoài đời,
bắt chước cách kể chuyện.
+ Bi kịch chủ yếu ca ngợi, đề cao; hài kịch chủ yếu phê phán, hạ thấp.
+ Cốt truyện tức hành động là chính rồi mới đến tính cách nhân vật.
+ Kịch gồm 6 phần: Cốt truyện, tính cách, diễn đạt, tư duy và hát.
* Ở phương Đông, “Văn tâm điêu long” của lưu Hiệp cũng được xem như
là một công trình thi pháp học nổi tiếng:

3


“Vua Đại Thuấn nói: “Thơ nói chí, ca làm cho lời thơ dài ra”. Cái mà
mẫu mực thánh đã phân tích, nghĩa đã rõ rồi. Cho nên ở tâm là chí có lẽ ở thơ
chăng? Thơ là gìn giữ, gìn giữ tính tình của con người: Cái bao trùm cả 300
thiên thơ nghĩa của nó quy về “suy nghĩ không thiên lệch”. Sự giải thích về chữ

“gìn giữ” có điều hợp với nó vậy”
(Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long, Minh thi thiên thứ 6)
Bên cạnh đó trong lịch sử văn học Trung Quốc cũng có rất nhiều công
trình khác dùng thuật ngữ “thi pháp” để chỉ phép làm thơ như: Nghiêm Vũ, Chu
Bật… những nhà bình điểm tiểu thuyết như: Kim Thánh Thán, Mao Tôn Cương,
Lý Trác Ngô…
* Ở Việt Nam, văn học trung đại cũng có khá nhiều ý kiến nói về thơ và
cách làm thơ.
“Thơ mà quá cầu kì thì sa vào giả dối, quá chau chuốt thì sa vào xảo trá,
hoang lưu hưu hắt thì sa vào buồn bã” (Ngô Thì Nhậm)
Nhìn chung thi pháp học truyền thống (cổ đại, trung đại) đều thiên về
nghiên cứu thể loại, ngôn từ để chỉ đạo, lời khuyên sáng tác. Thi pháp được xem
là hiện tượng bất biến và cấu trúc văn học được xét theo các yếu tố nhỏ nhất liên
kết với nhau mà thành. Nguyên tắc thi pháp được hiểu thành quy phạm giáo
điều. Tuy nhiên, nghệ thuật không phải cái đem dạy cho người khác được. Trong
sáng tác văn học còn có nhiều điều bí ẩn. Để lý giải cặn kẽ hơn vấn đề này,
chúng ta cần đến thi pháp học hiện đại.
1.2.2. Các trường phái khuynh hướng hiện đại
Thi pháp học hiện đại xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX với
những tiền đề lý thuyết mới. Các lý thuyết này đã cho thấy sự liên hệ giữ nghệ
thuật và sự sống của con người, sự cảm nhận, sự hiểu của người đọc. Sáng tạo
nghệ thuật không đồng nhất với các quan niệm lý tính và ý nghĩa của nghệ thuật

4


do người đọc cấu tạo nên trên cơ sở hình tượng nghệ thuật. Đồng thời các lý
thuyết này cũng cho thấy tính cấu trúc của cái biểu đạt nghệ thuật không đồng
nhất với các phương tiện ngôn ngữ, tính độc lập tương đối của hình thức nghệ
thuật. Tóm lại tính chủ thể, tính sáng tạo, tính quy ước, tính cấu trúc là nền tảng

của thi pháp học hiện đại. Các trường phái thi pháp học hiện đại đã đổi mới
nghiên cứu thi pháp theo tinh thần đó.
+ Thi pháp học lịch sử: mỗi thời kì, giai đoạn văn học, trào lưu văn học có
nội dung thi pháp khác nhau, mang dấu ấn lịch sử khác nhau.
+ Thi pháp học cấu trúc: sự tổ chức, sắp xếp các tầng bậc của cấu trúc tạo
nên các phương thức, phương tiện biểu hiện khác nhau.
+ Thi pháp học văn hóa: các yếu tố văn hóa đã tạo nên thi pháp
+ Thi pháp học so sánh: các nền văn học khác nhau, các tác phẩm khác
nhau của các nhà văn có sự tương đồng và khác biệt. Sự đối chiếu sẽ tạo nên thi
pháp
+ Thi pháp học xã hội học: giải thích mọi yếu tố của nội dung và hình thức
tác phẩm ở hoàn cảnh xã hội lịch sử mà tác phẩm ra đời.
Toàn cảnh thi pháp học cho thấy nghiên cứu toàn bộ các phương diện,
thành phần cấu tạo, ngôn ngữ văn hoc, từ nội dung hạn hẹp đã mở rộng dần, nảy
sinh những chi nhánh mới dưới các tên gọi khác nhau với các cách tiếp cận khác
nhau vẫn đang tiếp diễn, mở rộng.
Nhìn qua bức tranh toàn cảnh khái quát trên đây có thể thấy thi pháp học ở
Việt Nam có cội nguồn từ thi pháp học hiện đại trên thế giới. Có khuynh hướng
phong cách học ngôn ngữ, có khuynh hướng kí hiệu học, có khuynh hướng phân
tâm học, có khuynh hướng thi pháp học xã hội, có hướng thi pháp học lịch sử,
văn hoá. Thi pháp học có thể vận dụng linh hoạt bằng nhiều cách nhưng phải có

5


cơ sở của nó, có mô hình của nó và xử lý tốt mối quan hệ giữa chủ thể và đối
tượng, hình thức và nội dung, chất liệu và thủ pháp, văn bản và ý nghĩa.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Khi đọc chương này cần nắm vững những nội dung chính sau đây:
- Định nghĩa thi pháp và thi pháp học

- Phân biệt thi pháp học cổ điển và thi pháp học hiện đại
- Các trường phái nghiên cứu thi pháp học trên thế giới
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Các quan niệm về Thi pháp và thi pháp học. Phân biệt thi pháp học cổ
điển và thi pháp học hiện đại.
2. Trình bày sơ lược các trường phái nghiên cứu thi pháp

6


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM TRÙ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU CỦA THI PHÁP HỌC

(Lý thuyết:1 ; Thực hành: 1)
2.1. Hình thức nghệ thuật – đối tượng chủ yếu của thi pháp học
2.1.1. Thi pháp học và hình thức nghệ thuật
- Lịch sử thi pháp học hơn 2 nghìn năm đã cho thấy khi bàn về cái đẹp và
nghệ thuật không thể không nhắc tới vấn đề hình thức.
Viên Mai: “Thơ có cành mà không có hoa là cành củi khô, có thịt mà
không có xương là loài sâu bọ, có người mà không có cái “tôi” là bù nhìn, có
thẳng mà không có cong là cái ống cất rượu” (Tùy viên thi thoại)
Chế Lan Viên:
“Hình thức cũng là vũ khí
Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lý
Anh nghe cái mặn mà của đời đang độ kết tinh
Nó chưa thành hình, anh làm nó thành hình
Nó chưa thành hạt, anh làm nó thành hạt
Rồi trả tận tay người cùng máu với anh”
Nguyễn Đình Thi: “Đụng chạm với hành động hàng ngày. Tâm hồn tự
nảy lên bao nhiêu hình ảnh như những tia lửa lóe lên…người làm thơ lượm

những tia lửa ấy kết thành một tia sáng – đó là hình ảnh thơ” (Mấy vấn đề văn
học)
- Nếu nội dung là chất liệu, yếu tố hoặc cái nội hàm cấu thành sự vật thì
hình thức là hình thái tồn tại của sự vật, bao gồm phương thức cấu tạo và hình
thái bề ngoài.
- Hình thức là khái niệm được sử dụng nhiều và đa nghĩa

7


+ Hình thức thường được hiểu là yếu tố duy nhất, tất yếu của cái đẹp và
nghệ thuật nhưng lắm khi nó chỉ được hiểu như những yếu tố kĩ thuật, những thủ
pháp.
+ Hình thức thường được hiểu là nguyên tắc, phương thức tổ chức của sự
vật, gắn với sự tồn tại của sự vật những nhiều khi lại bị hiểu là cái vỏ, bao bì
đóng gói sự vật.
+ Hình thức được hiểu là yếu tố tách biệt, đối lập với nội dung nhưng
nhiều khi hiểu ngược lại nội dung và hình thức là một thể không tách rời.
- Tuy nhiên, lịch sử triết học đã chứng minh hình thức là yếu tố tất yếu của
toàn bộ thế giới. Không có hình thức sẽ không có gì tồn tại.
- Thi pháp học “Xưa nay không làm việc gì khác ngoài” xác lập các
nguyên tắc nghiên cứu hình thức nghệ thuật, xác lập các phạm trù, phân loại và
mô tả các hình thức nghệ thuật thuộc các cấp độ.
2.1.2. Khái niệm hình thức:
2.1.2.1. Trong thực tế
- Hình thức là hình thể, hình dáng, hình trạng, trạng thái của sự vật, hiện
tượng trong thế giới.
- Sự vật có hình thức thì mới gây được cảm nhận, nhận thức của con
người. Hình thức là sự thể hiện cái bên trong của sự vật, là biểu hiện các mối
quan hệ của nó với xung quanh.

- Hình thức là dấu hiệu phân biệt và là thước đo các sự vật.
2.1.2.2. Trong triết học
- Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống
các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Bất cứ sự vật nào cũng có hình thức bề ngoài của nó. Song phép biện chứng duy

8


vật chú ý chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong
của nội dung.
Trong cặp phạm trù nội dung và hình thức, phép biện chứng duy vật chủ
yếu muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội
dung chứ không muốn nói đến hình thức bề ngoài của sự vật.
2.1.2.3. Trong nghệ thuật
- Lịch sử văn học trước đây thường nghiên cứu trên cơ sở tách rời hình
thức nghệ thuật thành từng yếu tố chứ không phải nghiên cứu như một chỉnh thể.
(từ Aristote đến các trường phái nghiên cứu Thí pháp học thế kỉ XX).
- Girmunxki: Với nghệ thuật, nội dung phải hóa thân thành hình thức cho
nên chỉ cần nghiên cứu hình thức là đủ. Mà hình thức văn học là sự cấu tạo bằng
chất liệu ngôn từ nên bắt đầu từ việc nghiên cứu các thủ pháp tổ chức chất liệu
nghệ thuật ngôn từ.
- Thi pháp học cấu trúc và lý thuyết trần thuật học hiện đại thì không đi
vào nghiên cứu tác phẩm cụ thể mà chỉ chú ý đến cấu trúc của diễn ngôn văn học
hoặc cấu trúc của một thể loại nào đó.
- Poxpelop cho rằng hình thức văn học gồm: ngôn từ, kết cấu, chi tiết tạo
hình khách thể. (Đây chỉ là phương tiện vật chất của tác phẩm chứ chưa phải bản
thân hình thức của tác phẩm).
- Hình thức nghệ thuật của văn học phải là hình thức của thế giới nghệ
thuật mà người đọc tiếp xúc và cảm thấy. Nó bao gồm cả hình thức văn bản ngôn

từ và hình thức hình tượng, cả hai thống nhất để tạo nên văn bản nghệ thuật.
Thi pháp học có nhiệm vụ không chỉ là nghiên cứu, hệ thống hóa các yếu
tố hình thức riêng lẻ mà chủ yếu nghiên cứu các hình thức biểu hiện nội dung,
gắn bó với nội dung là hình thức chỉnh thể toàn vẹn của tác phẩm văn học.
* Hình thức bao gồm:

9


- Hình thức bên ngoài:
+ Hình thức bên ngoài là cơ sở khách quan của tác phẩm. Không có hình
thức này thì tác phẩm không tồn tại.
+ Hình thức bên ngoài là hình thức quy phạm cố định của thể loại, có thể
được lặp lại và sử dụng vào các tác phẩm khác nhau như hình thức các thể thơ:
Thơ 4 chữ, 5 chữ, lục bát…
+ Hình thức bên ngoài còn là các thủ pháp mà người ta có thể áp dụng vào
các trường hợp khác nhau như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ…
+ Hình thức bên ngoài là sự thực hiện bằng vật chất, chất liệu cái khách
thể thẩm mĩ bên trong.
Tóm lại, hình thức bên ngoài là yếu tố không thể thiếu đối với văn học. Nó
là bộ khung, giá đỡ, là diện mạo tối thiểu cần thiết của tác phẩm nhưng chúng
chưa đích thực là hình thức nghệ thuật của văn học.
- Hình thức bên trong là hình thức nghệ thuật đặc trưng. Nó không phải
hình thức văn bản trần trụi mà bộc lộ trong cảm nhận, tức hình thức của khách
thể thẩm mỹ mà tác phẩm mang lại cho người đọc.
Ở đây có sự phân biệt rõ ràng giữa văn bản nghệ thuật và văn bản ngôn từ.
Tức là tác phẩm phải thông qua cảm nhận (Có người đọc) thì mới bộc lộ đầy đủ
hình thức nghệ thuật nội tại của khách thể thẩm mỹ.
- Hình thức bên trong là hình thức của cái nhìn nghệ thuật, là sự hiện diện
của con mắt nghệ sĩ, yếu tố quy định cách tạo hình cho tác phẩm.

- Chính hình thức bên trong cho thấy sự vận động phát triển và đa dạng
của yếu tố nghệ thuật, tư duy nghệ thuật.
2.1.3. Tính quan niệm của hình thức nghệ thuật
- Hình thức nghệ thuật là hình thức mang tính quan niệm, là hình thức bên
trong, hình thức của cái nhìn. Nó là đối tượng quan trọng nhất của thi pháp học.

10


- Vấn đề này có nghĩa là hình thức nghệ thuật nào cũng mang một quan
niệm nào đó. Quan niệm là cách giải thích một đối tượng, hiện tượng, một quá
trình nào đó và trở thành nguyên tắc cấu tứ, xây dựng trong hoạt động nghệ
thuật.
- Quan niệm nghệ thuật tạo thành một giới hạn của việc miêu tả. Các hình
thức bi kịch, sử thi, trữ tình đều hàm chứa một quan niệm về thế giới. Chẳng
hạn, hình thức bi kịch mang tính quan niệm xung đột giữa cá nhân và định mệnh,
được hiểu như một tất yếu mà con người không thể vượt qua.
- Hình thức mang tính quan niệm là hình thức thể hiện một giới hạn nhất
định trong cảm nhận đời sống, gắn liền với những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng.
+ Thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức chỉ xuất hiện khi người ta
nhận thức được cuộc sống nội tâm toàn vẹn của con người.
+ Thời trung đại, con người cảm nhận thế giới một cách toàn vẹn nên tác
phẩm bao giờ cũng có mở đầu và kết thúc trọn vẹn.
+ Thời hiện đại, con người cảm nhận thế giới đứt tung, rã rời nên trật tự
tác phẩm cũng bị xáo trộn, không dễ tìm điểm bắt đầu và kết thúc thường mở.
- Tính quan niệm của hình thức cho thấy thi pháp không giản đơn chỉ là hệ
thống các phương thức, phương tiện miêu tả nghệ thuật, mà còn là hệ thống các
nguyên tắc cảm nhận đời sống một cách thẩm mỹ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở của phương pháp nghiên cứu thi pháp là xem xét tác phẩm không

chỉ như một văn bản ngôn từ, một tổng cộng của các yếu tố xác định mà như một
chỉnh thể của thế giới nghệ thuật mang tính quan niệm.
- Thế giới nghệ thuật này được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ cho nên
khai thác yếu tố ngôn từ là yêu cầu đầu tiên.

11


- Việc khảo sát này phải thông qua tính hệ thống của ngôn từ nằm trong
tính hệ thống của thế giới nghệ thuật.
- Các nguyên tắc thi pháp thể hiện qua các yếu tố lặp lại và không lặp lại.
Không tìm thấy tính độc đáo sáng tạo thì không thể thấy tính nghệ thuật, mà
không thấy tính lặp lại trên nhiều cấp độ và trong một hay nhiều văn bản thì
không thấy các quy tắc tổ chức hình thức.
- Các yếu tố lặp lại ở đây có thể kể đến rất nhiều: ngôn từ, chân dung nhân
vật, chi tiết, ngoại hình, môtíp hành động, các loại quan hệ…
- Nghiên cứu thi pháp không thể tác rời với bối cảnh văn hóa, truyền thống
và giao lưu văn học.
Ví dụ: Mô hình tam giáo đã ảnh hưởng đến miêu tả con người trong văn
học trung đại Việt Nam.
- Nguyên tắc lịch sử rất cần thiết trong nghiên cứu thi pháp
- Nghiên cứu liên ngành trong thời hiện đại cũng rất quan trọng.
- Thi pháp học so sánh là một hướng nghiên cứu quan trọng.
2.3. Các phạm trù thi pháp học
- Thi pháp nhân vật
- Thi pháp không gian nghệ thuật
- Thi pháp thời gian nghệ thuật
- Thi pháp chi tiết nghệ thuật
- Thi pháp cốt truyện
- Thi pháp kết cấu

- Thi pháp lời văn nghệ thuật
- Thi pháp hình tượng tác giả
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Khi tìm hiểu chương này, sinh viên cần nắm vững:

12


- Đối tượng của thi pháp học và đặc điểm của nó
- Hình thành cái nhìn cơ bản về phương pháp thi pháp học
- Nắm được các phạm trù cơ bản của thi pháp học
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đối tượng của thi pháp học là gì? Nêu và phân tích những đặc điểm
của nó.
2. Trình bày các phạm trù thi pháp học cơ bản.

13


CHƯƠNG 3: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI

(Lý thuyết:2 ; Thực hành: 1)
3.1. Khái niệm:
3.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lý giải, cảm
thụ của chủ thể:
- Văn học là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối
tượng chủ yếu của văn học. Tất cả những gì liên quan đến con người, thuộc về
con người đều nằm trong phạm vị biểu hiện của văn học
- Khi miêu tả về con người không thể không có những hiểu biết, cảm nhận
và phương pháp, biện pháp biểu hiện.

- Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa sự cảm thấy
con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình
thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho
các hình tượng nhân vật trong đó.
- Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con người trong văn học. Tuy
nhiên trước đây, nghiên cứu văn học thường phân tích nhân vật như những người
có thật ở ngoài đời, tức là xem nó giống hay không giống so với thực tế mà xem
nhẹ vai trò sáng tạo tư tưởng của nhà văn, giản đơn hóa bản chất của sáng tạo
văn học.
- Quan niệm nghệ thuật về con người mở ra một hướng khác. Nó hướng
người ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của
chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng
có thật.
3.1.2. Những biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con người

14


3.1.2.1. Tương quan nhân vật văn học và quan niệm nghệ thuật về con
người:
- Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc tác
phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết ở các nhân vật bởi “các nhân
vật văn học là con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện
văn học”.
- Nhân vật văn học chính là mô hình con người của tác giả. Tuy nhiên
quan niệm nghệ thuật về con người và nhân vật không phải là một:
Ví dụ: Truyện cổ tích Tấm Cám: Tấm và Cám là hai nhân vật khác nhau
nhưng cùng thể hiện một quan niệm nghệ thuật về con người.
- Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người rộng hơn nhân vật. Nhân
vật chỉ là biểu hiện cụ thể cá biệt của quan niệm kia.

- Muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người thì phải xuất phát từ
các biểu hiện lặp đi lặp lại của nhiều nhân vật, thông qua các yếu tố bền vững,
được tô đậm dùng để tạo nên chúng: cách xưng hô, tên gọi, chân dung nhân vật,
hoạt động, tâm lý…
3.2.2.2. Những biểu biện của quan niệm nghệ thuật về con người
a) Quan niệm được biểu hiện qua tên gọi, cách xưng hô
Ví dụ: Khảo sát một loạt tên gọi của các nhân vật trong sáng tác của Tự
lực văn đoàn
Tên gọi trong sáng tác của Nam Cao
b) Quan niệm được biểu hiện qua chân dung nhân vật
- Ngoại hình của con người trong văn học trung đại được so sánh với thiên
nhiên:
+ “ Râu hùm, hàm én, mày ngài”
+ Kiều làm thơ: “Tay tiên gió táp mưa xa”

15


Con người khao khát vũ trụ, muốn sánh ngang vũ trụ, ngoại hình mang
những đặc điểm thiên nhiên.
- Chân dung Chí Phèo: Quan niệm của con người thời đại đấy. Đó là bức
chân dung nửa quên, nửa tỉnh, là bức chân dung của con người bị tha hóa, con
người dị dạng.
c) Quan niệm được biểu hiện qua hành động cua nhân vật
- Hành động nhân vật được lặp đi lặp lại thể hiện quan niệm về con người:
+ Văn học trung đại: Nhân vật hành động để chứng tỏ lẽ sống
Kiều: Bán mình chuộc cha
Lục Vân Tiên: Thấy giặc thì đánh, thấy người bị nạn thì cứu
+ “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam: Nhân vật thiên về hành động nghe, cảm thấy
những đổi thay của ngoại cảnh.

Nhân vật trong văn học trung đại chủ yếu có hành động hướng ngoại do ý
thức về cái tôi còn hạn chế. Quan niệm về con người chủ yếu là quan niệm bày
tỏ chí hướng, trách nhiệm với cộng đồng.
Nhân vật văn học hiện đại hành động hướng nội do ý thức cá nhân rõ rệt,
con người nhỏ bé trong cuộc đời.
d) Quan niệm nghệ thuật biểu hiện qua tâm lí nhân vật
Mô tả tâm lí con người càng cho thấy những quan điểm nhân vật
Ví dụ:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Mây trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một mầu xanh xanh”

16


Có tâm trạng buồn những cái buồn chung chung, khái quát. Quan niệm về
con người cá nhân chưa cụ thể
Thủy Hử: Tiểu thuyết chương hồi, nhân vật cũng chỉ có hành động, tâm lí
rất ít khi được mô tả. Các nhân vật anh hùng có buồn cũng chỉ ngồi uống rượu
hoặc đề thơ…
+ Nhân vật trong Văn học Hiện đại: Hai đứa trẻ từ khung cảnh phố huyện
buổi chiều: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru…”.Từ không gian đến tâm
lí đều được mô tả một cách tinh tế, từ sự nhàm tẻ của kiếp người đến sự chờ đợi
đoàn tàu chạy qua…Tất cả đều nhằm tái hiện tâm lí nhân vật
e) Quan niệm được biểu hiện qua chi tiết, ngôn ngữ
Ngôn từ trong tính hệ thống, trong sự lặp lại có quy luật thể hiện quan
niệm nghệ thuật.

3.2.2. Sự vận động và phát triển của quan niệm nghệ thuật về con
người
3.2.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn hoc dân gian
a. Con người trong thần thoại
- Con người thần thoại là con người chức năng, chỉ đảm nhiệm một vai trò
nào đó.
+ Apolong: Thần ánh sáng mặt trời.
+ Evôx: Thần tình yêu.
+ Thánh Gióng: Cốt truyện mang màu sắc sử thi anh hùng được kể qua
5 chi tiết
Sự sinh đẻ kì diệu do một người mẹ dẫm lên dấu chân lạ rồi thụ thai.
Sự lớn lên kì lạ.
Rèn đúc vũ khí đặc biệt
Cưỡi ngựa về trời

17


Sinh ra không làm trẻ con (nằm yên, không khóc, không cười) chờ sứ
mệnh. Đánh giặc xong thì về trời: chức năng đánh giặc.
+ Lạc Long Quân – Âu Cơ: Chức năng sinh đẻ
- Con người thần thoại là con ngươi biến hóa (thời đại chưa có ý thức rõ về
tự nhiên)
Ví dụ: Thần Zớt biến thành bò để đi ngoại tình.
Nữ Oa, Phục Hy nửa người nửa rắn.
- Con người thần thoại thường mang tính cách sáng tạo, khám phá
Ví dụ: Thần trụ trời
- Con người thần thoại
b. Con người trong sử thi
- Con người sử thi có lí tưởng cao, không hành động vì cảm giác hoặc ham

muốn.
Ví dụ: Uylixơ mới lấy vợ, sinh con không muốn tham gia chiến tranh; giả
điên, khi bị lộ mới chấp nhận.
Pênêlôp nhận ra chồng nhưng không bày tỏ cảm xúc, chỉ nhận chồng khi
bí mật về chiếc giường được bày tỏ
Rama không tin Xita đến khi được thần lửa xác minh
- Con người sử thi chưa phát triển ý thức cá nhân, họ là người đại diện
toàn năng cho cộng đồng.
Ví dụ: Sức mạnh của Đăm Săn, vẻ đẹp trang sức của H’nhi, H’bhi…đại
diện cho bộ tộc, cho niềm tự hào dân tộc.
Con người sử thi chưa có tình cảm thực sự, tình cảm của họ có cội nguồn
lí trí. VD: Đăm Săn.
- Con người sử thi là những người khai sinh bộ tộc hoặc anh hùng bộ tộc.
c. Con người trong cổ tích

18


- Con người cổ tích quan tâm tới số phận cá nhân (khác thần thoại, sử
thi)¦ ước mơ cuộc sống đầy đủ tốt đẹp hơn, nhân vật thường là con út, con mồ
côi…¦phản ánh sự bất bình đẳng của thị tộc.
- Con người cổ tích giảm sút nhiều về tính thần kì. Năng lực thần kì được
dồn vào vật trung gian
VD: Thạch Sanh – niêu cơm
Tấm Cám – xương cá bống
- Con người trong cổ tích là con người làm tròn bổn phận theo quan niệm
thiện giả thiện báo, ác giả ác báo.
- Con người trong cổ tích chưa có nội tâm hoặc nội tâm không phát triển,
không nhất quán.
Ví dụ: Tấm Cám: Tấm cả tin, bị lừa hết lần này đến lần khác, Cám gian

ngoan, xảo quyệt. Cuối cùng Cám lại bị Tấm lừa.
3.2.2.2.

Con người trong văn học viết Trung đại

3.2.2.3.

Con người trong văn học cận, hiện đại

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Bài giảng cần đảm bảo cho sinh viên:
- Định nghĩa quan niệm nghệ thuật về con người và cơ sở hình thành của

- Các biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm.
- Sự vận động và phát triển quan niệm nghệ thuật về con người trong văn
học.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Cơ sở hình thành quan niệm nghệ thuật về con người? khái niệm
quan niệm nghệ thuật về con người?

19


2. Các biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm
văn học.
3. Tiến trình phát triển và biến đổi của quan niêm nghệ thuật về con
người trong lịch sử văn học
BÀI TẬP
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong một số truyện ngắn
của Nam Cao trước 1945.


20


CHƯƠNG IV: THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN
NGHỆ THUẬT
(Lý thuyết:3 ; Thực hành: 1)
4.1. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật
- Trong triết học xem thế giới là hình thức (phương thức) của tồn tại của
vật chất. Đó là hình thức tồn tại có tính liên tục, có độ dài, có hướng có nhịp độ,
có 3 chiều quá khứ, hiện tại, tương lai và có tính chất không thể đảo ngược.
Không một vật chất nào có thể tồn tại ngoài thời gian.
- Ngoài thời gian vật lý, thời gian lịch sử, còn có thời gian sinh vật, thời
gian tâm lý.
- Tác phẩm nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian vật chất: Thời gian khi
ta đọc một tác phẩm, xem một bộ phim, nghe một bản nhạc… nhưng đây chưa
phải thời gian nghệ thuật.
- Với tác phẩm nghệ thuật, ta sẽ được sống với nhiều thời gian có thể là
một ngày, 1 năm, 1 đời, nhiều thế hệ, có thể quay về quá khứ hoặc đi tới tương
lai. Thế giới nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm
nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hoặc chậm với
chiều thời gian hiện tại, quá khứ hoặc tương lai.
- Thời gian nghệ thuật gắn với thời gian tâm lý. Nó có thể kéo dài, rút
ngắn, đảo ngược thời gian thực tế tạo cho người thưởng thức cảm giác hồi hộp
chờ đợi, thanh thản vô tư, chìm đắm vào quá khứ.
“Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài thê”
Ví dụ: Từ Thức gặp tiên: 1 ngày tiên giới bằng một năm hạ giới

21



- Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng, 1 tượng trưng, thể hiện một quan
niệm của nhân vật về cuộc đời và con người.
+ Cuộc đời có thể như chớp mắt, như giấc mộng: Vội vàng (Xuân Diệu)
+ Cuộc đời là một sự đầy ải vô tận: Sống mòn (Nam cao)
+ Cuộc đời nhạt nhẽo, vô nghĩa: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
+ Cuộc đời là cuộc hành quân tới tương lai: Thơ Tố Hữu
- Thời gian thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Nghệ sĩ có
thể chọn điểm bắt đầu hoặc kết thúc, có thể kẻ nhanh hay chậm, xuôi hay đảo
ngược…
- Như vậy, thời gian nghệ thuật là một yếu tố nội dung tích cực “một kẻ
tham gia độc lập vào hoạt động nghệ thuật”, là “một trong những phương tiện
hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung của nghệ thuật”.
4.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật
4.2.1. Thời gian trần thuật
- Thời gian trần thuật là thời gian vận động theo dòng vận động tuyến tính,
một chiều của văn bản ngôn từ. Văn học là nghệ thuật thời gian vì văn học diễn
đạt các sự việc, hiện tượng theo trật tự thời gian của lời nói liên tục, từ câu đầu
đến câu cuối, không thể đảo ngược.
- Thời gian trần thuật là thời gian của người kể, của sự kể:
+ Nó có mở đầu, kết thúc, do đó là thời gian hữu hạn. Tác phẩm có dài đến
thế nào thì vẫn phải có kết thúc.
+ Nó có tốc độ và nhịp độ riêng do người kể có thể kể nhanh hay chậm, có
nghĩa là kể lướt hoặc là tỉ mỉ, dừng lại miêu tả chi tiết.
+ Do nó có tính không đảo ngược cho nên có thể sắp xếp lại trật tự thời
gian của sự việc vào trật tự trước sau của nó.

22



+ Thời gian trần thuật luôn mang thời hiện tại. Tôi đang nói có nghĩa là
thời điểm hiện tại.
- Phân loại
+ Tỉnh lược: Thời gian được trần thuật rất dài nhưng thời gian trần thuật
lại bỏ qua. Thời gian trần thuật gần như bằng không.
+ Lược thuật: Lược kể một đoạn thời gian dài trong một câu ngắn.
+ Cảnh tượng: Kể các cuộc đối thoại, thời gian gần bằng thời gian thực tế
(còn gọi là thời gian kịch).
+ Dừng lại: Khi nhân vật miêu tả chân dung hoặc phong cách ( lúc này
thời gian trần thuật dừng lại bằng không).
[Thời gian trần thuật thực chất là thời gian biểu diễn bằng phương tiện
ngôn từ được thể hiện bằng nhiều yếu tố: Tác giả, người kể chuyện, nhân vật…
4.2.2. Thời gian được trần thuật
Thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện được nói tới. Thời gian
được trần thuật bao gồm:
a. Thời gian sự kiện là chuỗi liên tục của các sự kiện trong quan hệ liên tục
trước sau, nhân quả:
- Thời gian sự kiện có thể được tính theo độ dài thời gian mà nó diễn ra.
Ví dụ: thời gian sự kiện trong Tam quốc là 111 năm; thời gian sự kiện của
Truyện Kiều là 15 năm; Thời gian sự kiện trong Chí Phèo là cả cuộc đời Chí
Phèo.
- Thời gian sự kiện gồm: Thời gian tiền sử và thời gian truyện
+ Trong Chí Phèo thời gian tiền sử là một đời Chí Phèo, còn thời gian
truyện từ “hắn vừa đi vừa chửi” đến kết thúc – 6 ngày.

23


+ Thời gian tiểu sử thường được kể bổ sung, chấm phá còn thời gian

truyện thì liên tục.
+ Thời gian tiền sử có giá trị thuyết minh, thời gian truyện tạo nên cảm
giác vận động.
b. Thời gian nhân vật: Bao gồm thời gian tiểu sử và thời gian nếm trải qua
tâm hồn nhân vật. Thời gian tiểu sử tính từ ngày sinh , ngày đỗ đạt, lấy vợ, đẻ
con… đến chết. Hoạt động tâm lý, ký ức dòng ý thức tạo thành thời gian nhân
vật. Thời gian nhân vật gắn với các thời điểm có ý nghĩa riêng của nhân vật đó,
đồng thời thể hiện trong tương quan với các nhân vật khác.
c. Thời gian thiên nhiên: Gồm cuộc vận hành của vũ trụ, bốn mùa xuân hạ
thu đông, mùa mưa, mùa khô… Thời gian thiên nhiên có vị trí rất to lớn trong
đời sống tâm hồn con người.
d. Thời gian sinh hoạt là thời gian con người thực hiện các hoạt động sinh
hoạt thường ngày như: ăn, ngủ, thời gian ăn nhậu, dạo chơi, đàm đạo, làm việc.
Thời gian sinh hoạt giúp chúng ta hiểu được trạng thái sống và tồn tại của con
người.
e. Thời gian phong tục: Đó là thời gian của các phiên chợ, tuần chay, ngày
cúng giỗ, các ngày lễ tiết trong năm tạo nên nhịp độ chung của cuộc sống từng
vùng, từng dân tộc, từng tôn giáo và gia đình dòng họ.
g. Thời gian xã hội –lịch sử: đó là thời gian thay đổi sơn hà, hưng phế
thịnh suy của xã hội.
4.2.3. Mối quan hệ giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần
thuật
Sự sắp xếp, phối trí của thời gian được trần thuật vào thời gian trần thuật
mới tạo ra thế giới nghệ thuật thật sự. Mối quan hệ này được biểu hiện qua các
tương quan sau:

24


a, Tương quan giữa điểm mở đầu – kết thúc của thời gian trần thuật và

điểm mở đầu – kết thúc của thời gian sự kiện:
- Có thể trùng nhau như truyện Tấm Cám
- Không trùng nhau mà so le nhau. Ví dụ: Truyện Chí Phèo bắt đầu từ khi
“hắn vừa đi vừa chửi”, trong khi cuộc đời Chí bắt đầu từ “một sáng tinh sương,
một người đi nhặt ống lươn…” Tương quan này tạo ra quá khứ, tương lai, thời
gian nhiều bình diện.
b, Tương quan sự kiện trong thời gian trần thuật
- Liên tục nhau, sự kiện này kề theo sự kiện trước.
- Giữa các sự kiện có khoảng cách thời gian bị tỉnh lược ngắn hoặc dài,
được thông báo hoặc không thông báo.
- Gối đầu nhau, sự kiện này chưa xong, sự kiện khác đã tới.
- Ngắt nửa chừng, theo kiểu tiểu thuyết chương hồi (Hãm chậm thời gian
để gây chú ý)
- Đảo người thời gian: đòi hỏi sự hồi tưởng.
- Trần thuật dồn nén, lược thuật (Công thức “cứ mỗi lần”, “Bao giờ cũng
vậy” dẫn đến sự vật lặp đi lặp lại. Tương quan này tạo ra nhịp điệu, tốc độ của
nghệ thuật trần thuật).
c, Tương quan thời gian trần thuật và thời gian nhân vật:
Xây dựng thời gian trần thuật dựa vào quá trình tự ý thức của nhân vật. Sự
tự ý thức của con người là một quá trình từ chưa nhận ra đến nhận ra, theo quá
trình phát hiện. Ý thức con người vận động theo quy luật ký ức, liên tưởng.
- Thơ trữ tình: thời gian trần thuật trong thơ trữ tình
Ví dụ: Bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”
Thời gian trần thuật là thời gian trữ tình. Thời gian chờ đợi từ đêm qua đến
sáng nay. Ý thức vận động từ trông người đến thương mình.

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×