Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tế địa phương.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.14 KB, 10 trang )

Câu 1: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp
luận và liên hệ thực tế địa phương.
Vật chất và ý thức là những phạm trù cơ bản của triết học, là nền tảng của
CNDVBC. Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ lẫn nhau. Chung quanh các phạm
trù này từ lâu đã trở thành nội dung luận bàn của các trường phái triết học, bởi làm rõ
nội dung vật chất và ý thức cũng như mối quan hệ của nó sẽ có ý nghĩa lớn về mặt lý
luận cũng như trong hoạt động thực tiễn.
*Trước hết, vật chất là gì? Vấn đề này, trên quan điểm triết học có những quan
điểm khác nhau:
+ CNDT tôn giáo tuy thừa nhận sự tồn tại của vật chất nhưng phủ nhận sự tồn tại
mang tính khách quan của các sự vật, hiện tượng trong một thời điểm. Vật chất là gì thì
ko có câu trả lời.
+ CNDV thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất nhưng có hai khuynh hướng:
CNDV trước Mác và CNDV từ Mác trở đi.
+ CNDV trước Mác thời cổ đại thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất nhưng vật
chất là gì thì họ đồng nhất giữa vật chất và vật thể cụ thể. Ví dụ, Ta -lét coi vật chất là
nước, Anaximen coi vật chất là không khí, Hraclít coi vật chất là lửa, Đêmôcrít coi vật
chất là nguyên tử... Nói chung các nhà duy vật cổ đại hiểu vật chất dưới dạng cảm tính
và quy vật chất thành một vật cụ thể, cố định. Mặc dù có hạn chế lịch sử, song những
quan niệm trên lại có ý nghĩa tích cực trong việc đấu tranh chống quan điểm duy tâm
bấy giờ.
Đến thời kỳ cận đại, khoa học phát hiên ra nguyên tử, cho nên quan niệm thuyết
nguyên tử về cấu tạo của vật chất càng được khẳng định. Quan niệm này đã tồn tại và
được các nhà triết học duy vật và cả các nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng sử dụng cho
đến tận cuối thế kỷ 19...Tuy vậy các quan niệm của các nhà duy vật này về cơ bản vẫn
mang tính chất cơ giới, đó là khuynh hướng đồng nhất vật chất với nguyên tử, hoặc với
khối lượng.
Còn CNDV biện chứng là của những người sáng lập ra nó gồm Mác, Angghen và
Leenin. Mác và Ăng ghen đã kế thừa những giá trị tích cực, đồng thời vạch ra những
hạn chế trong quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước đó, đã tổng kết những
thành tựu của khoa học hiện đại, khái quát và hình thành một quan niệm khoa học về


vật chất. Mác không định nghĩa vật chất là gì nhưng cho rằng sản xuất vật chất quyết
định đời sống tinh thần. Ăng ghen cho rằng vật chất là tổng số tất cả sự vật đang tồn
tại, bằng con đường nào đó, người ta trừu tượng hóa, khái quát hóa để có phạm trù vật
chất. Tuy nhiên Mác và Awngghen chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất,
nhưng những tư tưởng về vật chất của các ông đã có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển của khoa học lúc bấy giờ. Nó là cơ sở trực tiếp để Leenin phát triển học thuyết
duy vật biện chứng về vật chất sau này.
Trên có sở phân tích một cách sâu sắc và khái quát những thành tựu mới nhất của
KHTN; kế thừa và tiếp tục phát triển những tư tưởng triết học của C.Mác và
Ph.Ăngghen về sự đối lập giữa vật chất và ý thức, về bản chất và tính thống nhất vật
chất của thế giới, về tính khái quát của phạm trù vật chất và sự tồn tại của vật chất dưới
các dạng cụ thể... vào năm 1908, trong tác phẩm CNDV và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán, V.I.Lênin đã định nghĩa khoa học về vật chất như sau: "Vật chất là một phạm trù
triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
1


được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác" (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.18, tr.151).
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao hàm các nội dung sau đây:
+ Trước hết cần phải phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các
quan niệm của KHTN về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng, các
dạng vật chất khác nhau. Các đối tượng vật chất cụ thể đều có giới hạn, có sinh ra và
mất đi để chuyển hóa thành cái khác, còn vật chất nói chung thì vô hạn và vô tận,
không sinh ra và không mất đi. Vì vậy, không thể quy vật chất về vật thể cũng như
không thể đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất.
Thế giới vật chất tồn tại dưới dạng các sự vật, hiện tượng cụ thể rất phong phú.
Các sự vật, hiện tượng do đó rất khác nhau, song chúng đều có thuộc tính chung dó là
thuộc tính tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với ý thức của con người. Lên nin gọi
đây là “ thuộc tính duy nhất” của vật chất mà chủ nghĩa duy vật gắn liền với sự thừa

nhận thuộc tính đó. Phạm trù triết học về vật chất được khái quát từ thuộc tính chung
đó, chỉ cái chung về mặt tồn tại của mọi cái riêng, cụ thể. Mọi đối tượng vật chất dù là
vi mô hay vĩ mô, dù dưới dạng hạt hay dạng trường, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong
xã hội cũng đều là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người,
có nghĩa chúng đều là các dạng cụ thể của vật chất mà thôi.
Như vậy, vật chất là một phạm trù khái quát mặt thế giới quan dùng để chỉ thuộc
tính chung của mọi sự vật là tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người.
Thuộc tính này là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải
là vật chất, là tiêu chuẩn để khẳng định rằng thế giới vật chất có tồn tại thực sự hay
không, là cơ sở khoa học để đấu tranh chống lại CNDT chủ quan và CNDT khách
quan.
+ Vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, là tất
cả những gì có thuộc tính tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức và khi tác
động vào giác quan thì gây ra cảm giác.Cho nên thực tại khách quan là cái có trước,
cảm giác, ý thức của con người là cái có sau.
+ Ngoài dấu hiệu tồn tại khách quan, vật chất còn có một dấu hiệu quan trọng
khác là tính có thể nhận thức được. Vật chất không phải tồn tại một cách thần bí, vô
hình mà tồn tại một cách hiện thực. Tồn tại vật chất là tồn tại dưới dạng các sự vật,
hiện tượng cảm tính, tức dưới dạng cụ thể mà giác quan con người có thể nhận thức
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy về nguyên tắc không đối tượng nào không thể
nhận thức được, chỉ có những đối tượng chưa nhận thức được mà thôi.
Việc nghiên cứu định nghĩa vật chất của Lênin còn có ý nghĩa về mặt phương
pháp luận.
Định Nghĩa của Leenin đã giải quyết triệt để cả hai mặt của vấn đề cơ bản của
Triết học trên lập trường duy vật biện chứng, qua đó vừa chống được những quan điểm
duy tâm, thuyết bất khả tri, vừa khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật
trước Mác về phạm trù vật chất.
Định Nghĩa của Leenin đã khắc phục được tính chủ quan, siêu hình, máy móc
trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ, đồng thời kế thừa và phát huy
được những tư tưởng của Mác và Ăng nghen về vật chất.

Định nghĩa của Leenin đã góp phần đưa chủ nghĩa duy vật lên một tầm cao mới,
làm cơ sở khoa học xây dựng quan niệm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội,
đồng thời góp phần khắc phục sự khủng hoảng về mặt Thế giới quan trong đội ngũ các
2


nhà Triết học và khoa học tự nhiên lúc bấy giờ, qua đó thúc đẩy họ tiếp tục đi sâu tìm
hiểu thế giới vật chất, củng cố thêm mối liên minh chặt chẽ giữa khoa học tự nhiên và
chủ nghĩa duy vật triết học.
Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần, b/gồm những tư tưởng, những tình cảm,
những tâm trạng của con người phản ảnh các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện
thực k/quan.
Về nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức là một vấn đề hết sức phức tạp của
triết học, là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm trong lịch sử.
Các nhà duy tâm cho rằng ý thức quyết định vật chất, sinh ra vật chất, chi phối sự
vận động và tồn tại của vật chất; tách ý thức ra khỏi vật chất, lấy ý thức làm điểm xuất
phát để suy ra giới tự nhiên.
Các nhà duy vật trưóc Mác đã cố gắng chứng minh sự phụ thuộc của ý thức vào
vật chất. Song họ không giải thích nổi những vấn đề phức tạp liên quan đến nguồn gốc
và bản chất của ý thức. Theo chủ nghĩa Chủ nghĩa Mác-Lênin, ý thức có nguồn gốc tự
nhiên và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc tự nhiên là từ hiện thực khách quan và từ óc
người. Nguồn gốc xã hội là từ lao động và ngôn ngữ. Ý thức là một dạng vật chất sống
có tổ chức cao, đó là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức.
Hoạt động ý thức chỉ xảy ra trong bộ óc người, trên cơ sở các quá trình sinh lý- thần
kinh của bộ óc.
Chính do vậy, Mác nói ý thức chỉ là vật chất được di chuyển vào trong bộ óc con
người và được cải biến đi ở trong đó. Nói cách khác ý thức là hình ảnh chủ quan của
TGKQ. Ý thức là sự pản ánh thế giới khách quan một cách tích cực, chủ động sáng tạo.
ý thức là hiện tượng tâm lý XH có kết cấu phức tạp bao hàm nhiều yếu tố khác nhau

như tri thức, tình cảm, lòng tin, ý chí... Quá trình hình thành và phát triển ý thức cũng
chính là quá trình con người tìm kiếm, tích lũy tri thức xung quanh. Nếu không dựa
vào tri thức thì ý thức là 1 sự trừu tượng trống rỗng thuần túy, không giúp ích cho con
người trong hoạt động thực tiễn. Nhưng tri thức mà không thông qua tình cảm, không
chuyển thành lòng tin thì vẫn chưa thể là ý thức trong hành động.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, vật chất
quyết định ý thức, còn ý thức có tác động trở lại đối với vật chất.
- Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
+ Vật chất quyết định ý thức về nguồn gốc, nội dung, bản chất và sự vận
động phát triển. Vật chất là yếu tố có trước, ý thức là yếu tố có sau. Vật chất tồn tại
KQ, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức.
+ TGKQ là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung, sự vận động phát triển của
ý thức. Vì vật chất như thế nào thì ý thức phản ảnh như thế ấy, đồng thời vật chất luôn
luôn vận động biến đổi nên nhận thức cũng phải vận động và biến đổi theo
- Ý thức tác động trở lại vật chất:
+ Do có tính năng động, sáng tạo và độc lập tương đối so với vật chất nên ý thức
có vai trò, định hướng và chỉ đạo mọi hoạt động thực tiễn của con người. Thông qua
3


hoạt động thực tiễn, ý thức có thể tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động, biến
đổi, phát triển các điều kiện vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan.
* Nếu ý thức phản ánh đúng sẽ giúp con người cải tạo có hiệu quả, thúc đẩy sự
phát triển của hiện thực khách quan. Hơn nữa, sự phản ánh của ý thức đối với vật chất
là sự phản ánh sáng tạo chủ động, chứ không thụ động máy móc nguyên si. Sự phát
triển của ý thức là 1 quá trình con người không ngừng tìm kiếm, tích lũy những hiểu
biết mới ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về mặt bản chất, quy luật vận động và phát
triển sự vật và qua đó sau khi đã hình thành, ý thức có vai trò định hướng cho con
người trong việc xác định mục tiêu, phương hướng, tìm ra biện pháp lựa chọn các

phương án, hành động tối ưu nhất và sử dụng các điều kiện vật chất cần thiết để làm
biến đổi chúng đạt đến mục tiêu đã đề ra.
Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của ý thức ngày càng to lớn. Trong thời đại
ngày nay, khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp, kinh tế tri thức đã tạo ra sự phát triển
vượt bậc về năng xuất lao động. Con người trong thế giới hiện đại đang khai thác ngày
càng quy mô những sức mạnh vật chất tiềm tàng trong tự nhiên, trong xã hội và trong
chính bản thân mình. Tất cả những việc làm đó là nhờ tri thức khoa học dẫn đường,
nhờ có ý chí vươn lên để làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân của họ.
* Ngược lại ý thức phản ánh không đúng sẽ làm cho hoạt động của con người
kém hiệu quả thậm chí phản tác dụng, kìm hãm gây nguy hại cho chính bản thân con
người và hiện thức khách quan. Trong lịch sử loài người, những tư tưởng phản động đã
từng là vật cản đối với sự phát triển của lịch sử. Nhiều tư tưởng duy tâm tôn giáo đã
hạn chế năng lực thực tiễn của con người. Tư tưởng bá quyền, đế quốc chủ nghĩa đã
từng gây ra những cuộc chiến tranh tàn khốc làm hao tổn biết bao sức người, sức của.
Việc ko nhận thức đúng đăn về vấn đề môi sinh, môi trường đã làm cho nguồn tài
nguyên thiên nhiên bị phá hoại nghiêm trọng.
Như vậy là ý thức không chỉ có tác động tích cực mà mà còn có tác động tiêu cực.
+ Khả năng ý thức tác động trở lại vật chất không chỉ phụ thuộc vào năng lực
phản ánh của ý thức, tình cảm, ý chí, bản lĩnh, kinh nghiệm… của chủ thể mà còn phụ
thuộc rất lớn vào điều kiện khách quan. Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù đến
mức độ nào đi chăng nữa thì vẫn phải dựa trên sự phản ánh Thế giới vật chất và sức
mạnh của sự tác động đó chỉ được thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con
ngwoif. Cơn người dựa trên các tri thức về các qui luật thế giới khách quan mà đề ra
mục tiêu, phương hướng thực hiện, xác định các phương pháp hành động và bằng ý chí
thực hiện mục tiêu ấy. Biểu hiện của mối quan hệ vật chất và ý thức trong đời sống xã
hội là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã
hội. Ngoài ra, mối quan hệ vật chất ý thức còn là cơ sở xem xét các mối quan hệ khác
như: chủ thể và khách thể, lý luận và thực tiễn, điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan…

Như vậy Vật chất và ý thức luôn có sự tác động qua lại với nhau. Tuyệt đối hóa
bất cứ mặt nào cũng ko tránh khỏi sai lầm. Điều đó có ý nghĩa phương pháp luận hết
sức to lớn đối với hoạt động của con người.
4


* Với nội dung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức giúp chúng ta rút ra được
ý nghĩa về phướng pháp luận trong nhận thức cũng như trong chỉ đạo hoạt động thực
tiễn.
Vật chất quyết định, do đó chúng ta phải xây dựng nguyên tắc khách quan trong sự
xem xét. Nguyên tắc này thể hiện ở mấy vấn đề sau:
Một là đòi hỏi tư duy của chúng ta phải nhận thức sự vật với tư cách là cái khách
quan, tồn tại và phát triển ngoài ý thức của con người, nó đòi hỏi khi xem xét sự vật,
hiện tượng phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng đó, đồng thời phải tôn trọng
quy luật trong sự phản ánh, không được lấy ý muốn chủ quan của ta làm điểm xuất
phát.
Hai là không coi nhẹ vai trò của nhân tố chủ quan, không coi nhẹ tính năng động
của ý thức mà nguyên tắc khách quan đòi hỏi sự phát huy tính năng động chủ quan,
sáng tạo của ý thức trong việc tìm ra những con đường, những phương pháp để từng
bước thâm nhập vào bản chất của sự vật.
Ba là, tránh chủ nghĩa khách quan. Đặc trưng của chủ quan là đề cao, thổi phồng,
tuyệt đối hóa yếu tố kách quan, đồng thời hạ thấp vai trò của con người trước thế giới
hiện thực.
Bốn là, đòi hỏi sự trung thực trong sự phản ánh, điều đó có tác dụng ngăn ngừa tư
duy của chúng ta vấp phải những sai lầm do việc chủ thể đưa vào khách thể một số
yếu tố khách quan vốn không có trong bản thể khách thể đó. Nguyên tắc khách quan
góp phần ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí. Nguyên nhân vi phạm nguyên tắc
khách quan là do xa ròi thực tiễn, do hạn chế về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận;
do thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch, do sự cố tình của chủ thể nhận thức.
Nghiên cứu mối quan hệ vật chất và ý thức giúp chúng ta trong nhận thức cũng

như trong chỉ đạo hành động thực tiễn, nhất là khi đề ra chủ trương đường lối chính
sách cần phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật KQ.
Trong nhận thức và hành động con người phải dựa vào điều kiện khách quan,
lấy khách quan làm cơ sở, làm phương tiện cho hành dộng có mục đích của mình
nhưng phải biết nhận thức và vận dụng quy luật khách quan một cách chủ động sáng
tạo với ý chí không ngừng cải tạo hiện thực theo nhu cầu tiến bộ xã hội. Tinh thần
cách mạng và khoa học trong việc vận dung mối quan hệ vật chất và ý thức đòi hỏi
chúng ta phải chống lại thái độ tiêu cực, thụ động vin vào điều kiện khách quan ngồi
chờ, không dám hành động; đồng thời phải chống lại chủ quan duy ý chí, là biểu biểu
hiện là hành động bất chấp quy luật, điều kiện cụ thể. Trong hoạt động động của con
người, nhân tố vật chất và yếu tố tinh thần có mối liên hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau,
tác động qua lại thành thể thống nhất chặt chẽ. Sức mạnh ý thức của con người không
phải ở chỗ tách rời điều kiện vật chất, thoát ly hiện thực khách quan mà biết dựa vào
điều kiện vật chất đã có, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách
quan. Đồng thời phải nâng cao tính năng động chủ quan. Để nâng cao tính năng
động, chủ quan, phải nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận
chính trị Mác-Lênin, nâng cao lòng nhiệt tình cách mạng, rèn luyện cả tài lẫn đức.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, Đảng ta luôn xác định: Một trong những điều kiện cơ
bản để đảm bảo sự lãnh đạo của đúng đắn của mình là phải luôn luôn đề ra các chủ
trương chính sách xuất phát từ các yêu cầu bức xúc cần giải quyết của thực tiễn, đồng
thời trong quá trình thực hiện phải tôn trọng và thực hiện theo đúng quy luật KQ.
5


Thực tiễn cho thấy ở đâu và khi nào, con người rơi vào chủ quan duy ý chí, coi
thường thực tiễn KQ thì ở đó việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội sẽ gặp khó khăn, thậm
chí thất bại. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là minh
chứng cho việc không đánh giá đúng thực tiễn. Thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta đã có lúc trước đây, trong một thời gian dài đã mắc phải sai lầm của
bệnh chủ quan duy ý chí đã làm ảnh hưởng không nhỏ đế sự phát triển kinh tế -xã hội

của đất nước. Những sai lầm này thể hiện cụ thể ở việc xác định mục tiêu và bước đi
trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý
kinh tế. Với suy nghĩ và hành động giản đơn, lại nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ
quan”, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế- xã hội xa rời với thực tế khách quan, trong khi
trình độ quản lý kinh tế xã hội còn hạn chế, bị các thế lực đế quốc và phản động bao
vây, cô lập. Hậu quả làm nền kinh tế- xã hội bị khủng hoảng, trì trệ, và ảnh hưởng
đến các lĩnh vực khác, uy tín nước ta trên trường quốc tế bị giảm sút... Với quan điểm
nhìn thẳng vào sự thật, đánh gía đúng sự thật, Đại hội VI của Đảng đã thẳng thắn
vạch rõ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra từ tực trạng trên, trong đó
đặc biệt nhấn mạnh:
Tóm lại, để hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn có hiệu quả, con người
phải xuất phát từ thực tế k/quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan,
đồng thời phát huy cao nhất vai trò của nhân tố chủ quan. Bên cạnh đó cũng cần chống
chủ nghĩa k/quan, định mệnh, trông chờ, ỷ lại đk khách quan; đồng thời chống chủ
quan, duy ý chí, tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, tinh thần
Để thấy rõ hơn về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, những ý
nghĩa rút ra từ những mối quan hệ đó, chúng ta có thể liên hệ với những thực tiễn
của cách mạng nước ta.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thông qua hệ thống các chủ trương, chính sách
đúng đắn, sự nghiệp cách mạng Việt nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn và đạt đến
những thắng lợi vĩ đại, đánh đổ chủ nghĩa thực dân cũ và mới, xây dựng và đặt những
tiền đề căn bản để tiến lên con đường CNXH. Song, bên cạnh đó trong lãnh đạo Đảng
có lúc cũng phạm sai lầm, khuyết điểm, có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng
do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, đã nóng vội trong cải
tạo xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh quá mức xây dựng công nghiệp nặng , duy trì quá trình
quá lâu cơ chế kinh tế, tập trung quan liêu, bao cấp, đã có nhiều chủ trương và biện
pháp thiếu cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn trong cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương.
Trước tình hình đó ĐH lần thứ VI của Đảng với phương châm nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đã đánh giá đúng những thành tích và những

khuyết điểm sai lầm trong công tác lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở đó đề ra đường lối,
đổi mới toàn diện đất nước. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng đã rút ra những
bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học: Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo qui luật khách quan, năng lực nhận thức và hành động theo
quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng”. Bài học đó có ý nghĩa thời sự
nóng hổi trong quá trình đổi mới đất nước ta.
Qua tổng kết lý luận – thực tiễn 20 năm đổi mới chúng ta càng thấy rõ giá trị định
hướng và chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH đồng thời cũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu,
6


bổ sung và phát triển cương lĩnh làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động
của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong q trình đưa đất nước đi lên CNXH.
Do nhận thức rõ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nên Đảng Cộng sản Việt
Nam bao giờ cũng coi trọng cả yếu tố vật chất và tinh thần. Cùng với việc khai thác
những sức mạnh vật chất tiềm tàng của đất nước, của dân tộc, Đảng ln chú trọng bồi
dưỡng tinh thần u nước, tinh thần dân tộc, giáo dục tinh thần cách mạng cho mọi
tầng lớp nhân dân. Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, bao giờ Đảng cũng chú
trọng đến việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần.
Chính với tinh thần đó, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI
đã khẳng định mục tiêu đầu tiên là phải xây dựng kinh tế: “ỉn ®Þnh
kinh tÕ vÜ m«, ®ỉi míi m« h×nh t¨ng trëng vµ c¬ cÊu kinh tÕ,
n©ng cao chÊt lỵng, hiƯu qu¶, ph¸t triĨn bỊn v÷ng; huy ®éng vµ
sư dơng cã hiƯu qu¶ c¸c ngn lùc; tõng bíc x©y dùng kÕt cÊu h¹
tÇng hiƯn ®¹i. TiÕp tơc hoµn thiƯn thĨ chÕ kinh tÕ thÞ trêng ®Þnh
híng x· héi chđ nghÜa”.
Cùng với phát triển kinh tế, Đảng ln coi trọng phát triển văn hóa giáo dục.
Văn kiện Đại hội XI khẳng định: “Ph¸t triĨn, n©ng cao chÊt lỵng gi¸o dơc vµ ®µo t¹o,
chÊt lỵng ngn nh©n lùc; ph¸t triĨn khoa häc, c«ng nghƯ vµ kinh tÕ tri thøc”.

Đảng cũng đặt nhiệm vụ phải “ TiÕp tơc x©y dùng nỊn v¨n ho¸ ViƯt Nam tiªn
tiÕn, ®Ëm ®µ b¶n s¾c d©n téc, b¶o tån vµ ph¸t huy c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ tèt ®Đp cđa
d©n téc, ®ång thêi tiÕp thu tinh hoa v¨n ho¸ nh©n lo¹i ‘
Những tư tưởng đó là sự vận dụng mỗi quan hệ vật chất và ý thức vào điều kiện
cụ thể của nước ta hiện nay.
Liên hệ thực tế tại địa phương:
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, yêu cầu cán bộ
đảng viên vừa phải học tập và nắm vững lý luận để chỉ đạo hoạt
động cách mạng đi đúng hướng, vừa phải đi sâu đi sát hoàn cảnh, đk
thực tế khách quan. Vì đk thực tế nước ta khác với các nước, rồi các
tỉnh các vùng miền trong nước cũng có đặc điểm khác nhau. Vì vậy,
phải nắm vững thực tế rồi vận dụng lý luận trên cơ sở vận dụng
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể đòa phương mình. Từ đó chống tư tưởng
quan liêu, xa quần chúng, xa thực tế.
Phú n là một tỉnh nhỏ, nghèo của Nam Trung Bộ với 09 huyện/thị/thành phố
và gần 900 nghìn dân. Bên cạnh những thành tựu đạt được về q trình phát triển
kinh tế, đi đơi với phát triển nền văn hố tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là từ
khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, cùng với những trào lưu văn hố
tiến bộ góp phần tơ đẹp cho nền văn hố dân tộc, tạo lập những tư tưởng, ý thức xã
hội tiến bộ, văn minh và nhân bản, thì văn hố đua đòi, lai căng, hưởng thụ, đồi truỵ
cũng ồ ạt tràn vào, ý thức về truyền thống văn hố tốt đẹp của dân tộc, truyền thống
quật cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một bộ phận nhân dân bị phai nhạt,
nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên.
Điều đó, đặt ra cho chúng ta những nhiệm vụ nặng nề trong việc xây dựng ý
thức xã hội - xã hội chủ nghĩa, như: thơng qua cơng tác giáo dục Chủ nghĩa Mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng của giai cấp cơng nhân, hệ tư tưởng
7


triệt để cách mạng và khoa học trong cơng tác xây dựng ý thức chính trị trong quần

chúng nhân dân, đặc biệt giáo dục tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có ý thức pháp luật, nâng cao trình
độ và ý thức tơn trọng pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có
lối sống lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của chính mình, chăm lo lợi
ích của cộng đồng, tinh thần dân tộc, ý chí tự lực tự cường.
Tại đơn vị Tỉnh Đồn Phú n, qua triển khai thực hiện, thơng qua những
hình thức như: chương trình “Tiếp bước cho em đến trường”, phong trào Thanh
niên tình nguyện, chương trình “Mùa hè Xanh”; các chương trình về nguồn và giao
lưu với đồng bào vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa, kết hợp với các
phong trào thanh niên lập nghiệp, thanh niên làm kinh tế giỏi (Phú n hiện đã có
các câu lạc bộ 100 triệu, câu lạc bộ 200 triệu dành cho thanh niên làm kinh tế giỏi);
cơng tác giáo dục truyền thống quật cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc của
cha ơng; ý thức, tinh thần cảnh giác với âm mưu diễn biến hồ binh của các thế lực
thù địch được thanh niên, học sinh, sinh viên nhiệt tình tham gia.
Qua học tập và qua các cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ, đặc biệt là Cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (được Tỉnh
Đồn Phú n cụ thể hóa thành cuộc vận động “Tuổi trẻ Phú n học tập và làm
theo lời Bác”), trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh trong phần lớn thanh niên được nâng lên. Đã xuất hiện nhưng gương mặt trẻ
điển hình về xây dựng kinh tế giỏi đồng thời giúp đỡ người có hồn cảnh khó khăn
vượt khó, thốt nghèo. Đây cũng là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn mối quan
hệ biện chứng thống nhất giữa 2 vấn đề cơ bản của triết học về vật chất và ý thức
của Đảng bộ tỉnh Phú n thời gian qua./.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú n lần thứ XV, nhiệm kỳ 2011 – 2015 đã đề ra mục
tiêu tổng qt: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tồn đảng bộ;
phát huy dân chủ và sức mạnh đại đồn kết tồn dân; đẩy mạnh tồn diện sự
nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa Phú n phát triển nhanh
và bền vững, phấn đấu đạt mức bình qn chung của cả nước, tạo đà để đến năm
2020, Phú n cơ bản trở thành một tỉnh cơng nghiệp.
Tin rằng, nếu nhận thức và vận dụng quy luật khách quan một cách chủ động,

sáng tạo, phát huy vai trò nhân tố chủ quan, áp dụng và thực hiện đúng những quan
điểm về vật chất, ý thức, mối quan hệ giữa vật chất – ý thức, Phú n sẽ sớm phát triển
trong tương lai gần.
Kết luận : Bước vào thế kỷ XXI ,chúng ta đang tiến hành công cuộc
đổi mới trong điều kiện và hoàn cảnh mới, khi cuộc cách mạng khoa học
công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, xu thế khu vực hoá, toàn
cầu hoá về kinh tế với cả những mặt tiêu cực và tích cực đang ảnh
hưởng to lớn và sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Chúng ta cần
kiên trì thực hiện nhất quán chủ trương mở cửa, đổi mới quản lý kinh tế,
hành chính, bài trừ sự trì trệ, quan liêu… để hội nhập với thế giới đó là
xu hướng tất yếu của thời đại, để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp –
hiện đại hoá đất nước.

8


Tóm lại:VC và ý thức luôn có sự tác động qua lại với nhau. Tuyệt đối hóa bất cứ
mặt nào cũng ko tránh khỏi sai lầm. Điều đó có ý nghĩa p/pháp luận hết sức to lớn đối
với hđộng của con người.
Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam trung bộ, với diện tích
tự nhiên 5.045 km², chiều dài bờ biển 189km. Tỉnh nằm trên trục đường giao thông rất
thuận lợi có Quốc lộ 1A đi ngang qua, đường tỉnh lộ 645 và Quốc lộ 25 nối với các
tỉnh Tây Nguyên; đường sắt Bắc - Nam và Sân bay Đông Tác. Phú Yên có 9 huyện, thị
và thành phố (trong đó có 3 huyện miền núi gồm Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh).
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước, Phú Yên đã có nhiều
đổi mới, Tỉnh đã và đang tập trung huy động mọi nguồn lực đẩy mạnh thu hút đầu tư
nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng lợi thế để Phú Yên hội nhập và phát triển cùng cả
nước trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh còn có nhiều khó khăn, thách thức như: Trình độ
dân trí thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, sự phân hóa giầu nghèo ngày

càng tăng, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, tình hình an ninh chính trị óc lúc, có nơi còn
diễn biết phức tạp; bên cạnh đó đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, nhất là đối với cán bộ
ở cơ sở,...
Đứng trước thực trạng đó, Đảng bộ Tỉnh đã có những chủ trương, chính sách
quan trọng, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đồng thới triển khai có hiệu quả
các chương trình của chính phủ, chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là Chỉ thị
số 30 CT/TW, ngày 18/2/1998 của Bộ chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện
Quy chế dân chủ ở cơ sở. Những chủ trương, chính sách này xuất phát từ đòi hỏi của
thực tiễn khách quan, phù hợp với quy luật và xu thế phát triển. Vì vậy, nó được áp
dụng vào thực tiễn đã thu được kết quả hết sức khả quan, được nhân dân đồng tình và
ủng hộ. Theo đánh giá tổng kết 5 năm thực hiện nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thưa
XIV, nhiệm kỳ (2005-2010) cho thấy, tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tiếp
tục đạt những thành tựu rất quan trọng, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ lớn đã hoàn thành
theo nghị quyết Đại hội đã đề ra. Điển hình như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá
cao, quy mô nền kinh tế tăng nhanh; cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu cây trồng,
vật nuôi chuyển dịch đúng hướng; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng được nâng
lên rõ rệt; GDP hàng năm tăng trên 12%, thu nhập bình quân đầu người trên
650USD/năm, đã huy động có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và
các nguồn lực vì mục tiêu giảm nghèo, nên tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; quốc phòng-an
ninh được giữ vững; hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có nhiều tiến
bộ; hệ thống chính trị ở cơ sở có những chuyển biến tích cực, vai trò của UBMT
TQVN và các đoàn thể được phát huy, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước và chế độ XHCN.
Đây là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ biện chứng thống nhất
giữa 2 vấn đề cơ bản của triết học - vật chất và ý thức. Trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn con người phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế
khách quan làm cơ sở cho mọi hoạt động của mình, điều đó có nghĩa phải căn cứ vào
bản chất, vào qui luật khách quan của sự vật và nhu cầu lợi ích của quần chúng nhân
dân lao động để hoạch định đường lối chủ trương chính sách phải căn cứ vào thực tiễn

của đất nước trong mỗi thời kỳ. Cùng với xuất phát từ thực tế khách quan trong hoạt
9


động nhận thức và thực tiễn con người luôn phát huy tính năng động chủ quan của ý
thức trước hết là phát huy tính chủ động tích cực sáng tạo của nó trong việc nghiên cứu
nắm bắt đúng bản chất quy luật khách quan của sự vật và nhu cầu nguyện vọng của
quần chúng để luận chứng cho việc xây dựng đường lối chính sách và thực tiễn đồng
thời hạn chế những yếu tố tiêu cực lạc hậu, thường xuyên đổi mới tư duy và phương
pháp hoạt động. Thiết nghĩ với việc hiểu đầy đủ phạm trù - Mối quan hệ vật chất và ý
thức sẽ giúp chúng ta xây dựng niềm tin, hy vọng vào sự thắng lợi của Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên lĩnh vực đấu tranh tư tưởng lý luận, vận dụng sáng
tạo vào hoàn cảnh và điều kiện thực tế của cách mạng VN, góp phần cùng toàn Đảng,
toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.

10



×