Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Vận hành máy gieo trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.21 KB, 45 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
“Vận hành máy gieo trồng” là thực hiện các công việc vận hành và bảo dưỡng liên
hợp máy gieo, máy cấy để máy hoạt động gieo hạt, cấy lúa an toàn, chính xác, đảm bảo
năng suất và chất lượng. Môi trường làm việc của máy gieo trồng là nắng nóng, bụi,
mưa ẩm và rung động lớn; ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, cháy và các mối nguy
hiểm khác cho người và máy. Vì vậy, người làm nghề kỹ thuật máy nông nghiệp cần
phải có kiến thức về chuyên môn, có những kỹ năng cần thiết, có tinh thần trách nhiệm
bảo quản máy móc và ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tác phong công nghiệp và sức khoẻ
tốt để có thể làm việc lâu dài trong lĩnh vực gieo cấy.

1


I. LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
nghề Kỹ thuật máy nông nghiệp chủ biên biên soạn tài liệu: ”Vận hành máy gieo
trồng” này dựa trên cơ sở tìm hiểu máy gieo cấy và công nghệ gieo cấy thực tế và
chương trình đào tạo nghề ”Kỹ thuật máy máy nông nghiệp” đã được ban hành. Tài liệu
này gồm 02 bài, thời gian đào tạo 25 giờ.
Chủ biên đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, công nhân
lành nghề đang trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực ”gieo cấy nông nghiệp”. Do điều kiện
thời gian và năng lực có hạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
Chương trình đào tạo nghề cùng với tài liệu của mô đun Vận hành máy máy gieo
trồng được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kinh nghiệm, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ
thuật … và kỹ năng cần có mà người thợ chuyên ngành còn thiếu để học tập cấp trình
độ trung cấp nghề. Ngoài ra, tài liệu còn được sử dụng trong quá trình tìm hiểu nghề kỳ
thuật máy nông nghiệp cho lao động nông thôn ở trình độ trung, sơ cấp nghề.
Tài liệu gồm 2 phần chính:
1- Kỹ thuật máy gieo xạ hạt
2- Vận hành liên hợp máy cấy lúa
Tài liệu được trình bầy ngắn gọn, cụ thề từng kỹ năng vận hành trên máy gieo cấy.



Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tái bản giáo trình này
lần sau sẽ được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn./.

Chủ biên: Nguyễn Ngọc Oanh

2


PHỤ LỤC
Lời giới thiệu

1

Mục tiêu của Mô đun

6

Vị trí, ý nghĩa, vai trò của Mô đun
Bài 1: Máy gieo xạ hạt

7

1. Khái quát chung về máy gieo hạt

7

1.1. Công dụng, phân loại máy gieo xạ hạt.


8

1.2. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy gieo xạ lúa hàng

9

1.3. Tính năng một số loại máy gieo xạ hạt thông dụng.

11

2. Chuẩn bị điều kiện gieo trước khi gieo hạt
2.1.Chuẩn bị đồng ruộng

16

2.2.Chuẩn bị máy gieo xạ hạt.

16

2.3.Trình tự vận hành máy gieo xạ hạt.

18

2.4.Sai hỏng và nguyên nhân thường gặp
2.5. Bảo dưỡng, bảo quản máy gieo xạ hạt

18

3. Tổ chức làm việc với máy gieo xạ hạt.
3.1.Trình tự di chuyển địa bàn.


19

3.2. Sai hỏng và biện pháp khắc phục trong sử dụng.

20

4. Các phương pháp chuyển động:
4.1. Gieo tay thẳng bờ đơn chiếc

21

4.1.1. Phạm vi áp dụng
4.1.2. Sơ đồ chuyển động
4.1.3. Trình tự thực hiện
4.1.1. Những ưu nhược phương pháp
4.2. Gieo hạt bằng máy gieo bón phân

21

4.2.1. Phạm vi áp dụng
4.2.2. Sơ đồ chuyển động
4.2.3. Trình tự thực hiện
4.2.1. Những chú ý khi áp dụng phương pháp
Bài 2: Máy cấy

22

1. Khái quát chung về máy cấy


23
3


1.1. Công dụng, phân loại

24

1.2. Tính năng, phạm vi áp dụng các loại máy cấy thông dụng.

25

1.3. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy cấy kubota

31

1.4. Quy tắc an toàn khi sử dụng máy cấy

32

1.5. Tổ chức làm việc với máy
2. Sử dụng máy cấy trên bãi phẳng

32

2.1. Chuẩn bị máy cấy

33

2.2. Khởi động máy


34

2.3. Tiến, lùi, quay vòng máy cấy trên bãi phẳng
3. Lái máy cấy cây lúa trên đồng
3.1. Chuẩn bị điều kiện cấy trước khi cấy lúa

36

3.2. Đưa máy cấy xuống ruộng cấy.
3.3. Chọn sơ đồ chuyển động và chế độ cấy máy.

37

3.4. Thực hiện cấy lúa

39

3.5. Sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

40

4. Bảo dưỡng máy cấy

44

4.1. Bảo dưỡng trước khi làm việc
4.2. Bảo dưỡng trong và sau khi làm việc
4.3. Bảo quản máy cấy


4


CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Nghĩa từ viết tắt

Từ viết tắt
CĐN

Cao đẳng nghề

BGH

Ban Giám hiệu

PĐT

Phòng Đào tao

CTĐT

Chương trình đào tạo

SV

Sinh viên

HS

Học sinh


MGT

Máy gieo trồng

LHM

Liên hợp máy

5


VẬN HÀNH MÁY GIEO TRỒNG
Mã số mô đun: MĐ 22
Thời gian mô đun: 25 h

(Lý thuyết: 7 h; Thực hành: 18 h)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, nghề
vận hành máy gieo trồng;
- Mô đun được bố trí trong chương trình của thực hành kỹ năng nghề vận hành máy
nông nghiệp
- Mô đun học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
- Mô đun hình thành cho học sinh kỹ năng điều khiển các máy gieo trồng thực hiện
công việc gieo trồng (cấy lúa, gieo hạt) trên đồng ruộng.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của các máy gieo trồng và yêu cầu nông học khi
gieo hạt, cấy lúa.
- Mô tả được sơ đồ cấu tạo của các máy gieo xạ hạt, máy cấy lúa mạ thảm.

- Trình bày được các bước vận hành máy cấy lúa mạ thảm.
- Vận hành được máy gieo xạ hạt, máy cấy lúa mạ thảm trên đồng ruộng, bảo dưỡng
máy cấy và khắc phục được những hư hỏng thông thường.
- Điều khiển di chuyển được máy cấy chuyển địa bàn.
- Nêu cao ý thức tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện và chăm sóc, bảo dưỡng kỹ
thuật máy gieo, máy cấy trong quá trình sử dụng.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN :
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Thời gian
TT

Tên các bài trong mô đun
Tổng số

Lý thuyết

Thực
hành

1

Bài: 1 Máy gieo xạ hạt

5

3

2


2

Bài: 2 Máy cấy

18

4

14

3

Kiểm tra kết thúc mô đun

2

Cộng

25

Kiểm
tra*

2
7

16

2


6


BÀI 1: MÁY GIEO XẠ HẠT
Giới thiệu: Trong những năm qua, quá trình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp đã phát triển ở một số khâu canh tác nông nghiệp, gieo cấy. Bên cạnh đó, số người
sử dụng máy móc tự mua máy.mò sử dụng là chủ yếu. Cho nên, trong quá trình sử dụng
máy gặp rất nhiều khó khăn ở tất cả các công đoạn (vận hành, chăm sóc, sửa chữa
máy…). Vì vậy, yêu cầu cấp thiết là phải có một đội ngũ lao động được đào tạo bài bản,
có kỹ năng thành thục trong vận hành máy gieo. Để giải quyết yêu cầu cấp thiết trên vận
hành lái máy cơ bản hướng dẫn các kỹ thuật sử dụng bao gồm các biện pháp như: Chuẩn
bị máy, vật tư, các thao tác sử dụng các trang thiết bị, vận hành máy, thực hiện tiến, dừng,
đỗ máy, lùi tiếp liệu...chuẩn bị máy kéo trước ca làm việc.

Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được các bước chuẩn bị đồng ruộng khi gieo cấy
- Mô tả được cấu tạo của máy gieo xạ hạt.
- Trình bày được hoạt động của máy.
- Vận hành được máy gieo hạt trên đồng, khắc phục được các hư hỏng thông
thường
- Điều khiển được máy khi di chuyển địa bàn.
- Đảm bảo an toàn.
Nội dung:
1. Khái quát chung về máy gieo hạt
2. Chuẩn bị điều kiện gieo trước khi gieo hạt
3. Tổ chức làm việc với máy gieo
4. Các phương pháp chuyển động
1. Khái quát chung về máy gieo hạt
Giới thiệu chung: Máy gieo hạt có nhiệm vụ gieo hạt trên đồng với những hình thức
sau (tuỳ theo loại hạt):

- Vãi đều trên mặt ruộng, không lấp hoặc chỉ lấp sơ.
- Gieo đều thành hàng (rộng, hẹp, chữ thập, dải) và lấp kín hạt, có nén hay
không nén đất.
7


- Gieo thành cụm (mỗi cụm 1,2 hay 3 hạt) lấp và nén đất và hạt khít chặt nhau.
Để thực hiện việc gieo hạt máy gieo có nhiệm vụ:
- Để gieo vãi máy có nhiệm vụ vung hạt đều trên đồng và cào đất lấp sơ.
- Để gieo hàng máy có nhiệm vụ ra hạt, xẻ rãnh, đưa hạt xuống rãnh, lấp đất,
nén hoặc không nén.
- Để gieo hốc ngoài những nhiệm vụ ở máy gieo hàng, máy còn có thêm nhiệm vụ
chụm 1 số hạt lại gieo xuống rãnh, nếu là gieo ở ô vuông máy còn thêm trang bị để
gieo các cụm thẳng hàng ngang
- Máy gieo cần gieo được nhiều loại hạt khác nhau, cả về tính chất bề mặt,
hình dạng và kích thước với định mức theo yêu cầu.
- Máy gieo đảm bảo gieo đều trên diện tích gieo. Đảm bảo số lượng hạt trên
mỗi hàng, mộc hốc, mỗi đơn vị diện tích gieo đều nhau. Độ sai lệch cho phép so với
định mức không quá ± 3%; độ sai lệch giữa các hàng và các bộ phận gieo 3%.
- Bộ phận rạch hàng phải rạch hàng tới độ sâu theo yêu cầu. hướng hạt tới đáy
rãnh đã nén chặt và độ sâu đồng đều, lấp hạt kín bằng đất tới, nhỏ với độ dày theo yêu
cầu. Độ sai lệch về độ sâu sai số cho phép không quá ± 1cm. Mặt ruộng sau khi gieo
phải phẳng, độ cao các các sóng và gồ đất không vượt quá 2 - 3 cm.
- Máy gieo phải đảm bảo gieo hạt với bề rộng giữa các hàng đúng quy định.
Độ sai lệch cho phép không quá ± 1cm.
- Máy gieo kết hợp bón phân phải rải được từ 25 - 200 kg/ha (phân vô cơ). Độ sai
lệch ≤ 10%.
- Máy gieo không được làm hỏng hạt và mầm hạt, có hệ thống điều chỉnh cơ học, để
điều chỉnh lượng hạt gieo. độ sâu lấp hạt. Máy phải làm việc chắc chắn, an toàn, sử dụng
và chăm sóc thuận tiện và hiệu quả kinh tế cao.

1.1. Công dụng, phân loại máy gieo xạ hạt.
Công dụng: Dùng gieo hạt trên các chân ruộng được canh tác bằng máy làm đât
Phân loại máy gieo:
- Theo phương pháp gieo: máy gieo hàng, hàng hẹp, gieo dải, gieo hốc, ngắt
quãng và gieo vãi.
- Theo công dụng có các nhóm máy: gieo ngũ cốc, gieo cỏ, gieo hạt kết hợp bón
8


phân và các nhóm máy khác.
- Theo phương pháp liên kết với máy kéo: máy gieo móc và máy gieo treo.
1.2. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy gieo xạ lúa hàng
a. Yêu cầu kỹ thuật, các hình thức gieo và phân loại máy gieo.
Quá trình gieo hạt bằng máy phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Hạt gieo đều trên
các hàng, hốc hoặc trên toàn bề mặt cả về mật độ, độ sâu gieo. Bộ phận làm việc của máy
không làm ảnh hưởng đến hạt, mầm non. Máy gieo phải gieo được nhiều loại hạt, phải
điều chỉnh được lượng gieo, độ sâu gieo trong một giới hạn rộng, tức là máy phải vạn
năng. Việc sử dụng và chăm sóc phải đơn giản, an toàn. Tùy theo loại hạt, điều kiện đất
đai, mùa vụ mà có thể áp dụng một trong các hình thức gieo hạt sau: Gieo vãi toàn bề
mặt, gieo hàng, gieo hốc, gieo ô vuông và gieo điểm... Hiện nay gieo hàng là hình thức
gieo phổ biến nhất . Gieo hàng hẹp khi khoảng cách giữa hàng <10cm. Gieo hàng vừa
khi khoảng cách giữa hàng từ 11- 20cm. Gieo hàng rộng khi khoảng cách giữa hàng từ
40- 80cm. Gieo hàng chữ thập là vừa gieo dọc vừa gieo ngang.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều kiểu, loại máy gieo khác nhau. Theo hình thức
gieo, có máy gieo vãi, máy gieo hàng, gieo hốc, gieo ô vuông. Theo khả năng làm việc, có
máy gieo chuyên dùng (chỉ gieo một loại hạt) và máy gieo vạn năng (gieo được một số
loại
Các bộ phận làm việc chủ yếu của một máy gieo hàng là: Thùng chứa và cung cấp
hạt giống, bộ phận phân phối hạt , ống dẫn hạt, bộ phận rạch hàng, bộ phận san lấp và nén
hạt. Ngoài ra trên một máy gieo còn có khung, bộ phận treo hay móc, các bánh xe máy

gieo, bộ phận rạch tiêu, v.v... Ở máy gieo có khả năng gieo hốc và gieo ô vuông thì còn
trang bị thêm các bộ phận để gieo hốc và gieo ô vuông trên cơ sở máy gieo hàng. Một số
máy gieo hàng kiểu khí động hoặc chân không còn có hệ thống truyền động từ trục thu
công suất của máy kéo, quạt gió hay bơm hút chân không.
Nguyên tắc làm việc của máy gieo hàng như sau: Khi liên hợp máy di chuyển trên
đồng, các lưỡi rạch sẽ rạch các hàng có độ sâu được điều chỉnh trước. Nhờ bộ phận truyền
động, bộ phận phân phối hạt làm việc. Hạt được rơi vào ống dẫn hạt xuống đáy rãnh. Bộ
phận lấp hạt đi sau sẽ lấp và nén đất với độ chặt nhất định. Khi liên hợp máy quay vòng
hoặc di chuyển thì các nhánh gieo ở vị trí không làm việc.
9


Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo một nhánh gieo hàng

1. Hạt gieo

2. Bộ phận phân phối

5. Ống dẫn hạt

3. Bộ phận lấp hạt

4. Bộ phận rạch hàng

6. Bánh xe

7. Khung máy

Hình 1.2. Công cụ gieo hàng lúa nước
b. Quy tắc vận hành an toàn máy gieo hạt

Trong thời gian làm việc, công nhân làm việc trên máy gieo hạt phải đứng trên sàn,
không được đứng ở khoảng cách giữa máy gieo và máy kéo không được nhảy lên xuống
sàn khi máy liên hợp máy đang làm việc, trước khi cho máy làm việc phải đậy nắp các
thùng hạt giống , không được dùng tay không hoặc thanh sắt để làm sạch các bộ phận
gieo, không được dùng tay không để đảo các hạt giống trong thùng có bộ phận quấy trộn
hay bộ phận đẩy hạt. Khi bộ phận gieo bị kẹt hoặc không thấy gieo hạt nữa ta phải dừng
máy ngay để khắc phục những hư hỏng. Nếu phương pháp ô vuông, khi liên hợp máy
10


quay vòng, dây có nút thì bắt ra khỏi nút và tất nhiên máy chuyển sang thế nâng. Ngoài ra
không được đứng ở gần trụ căng dây và phía dây có nút. Bởi vì khi máy gieo có nút tự
động móc các bộ phận, nên phải theo dõi khi máy làm việc, khi vận chuyển phải đảm bảo
nâng móc
1.3. Tính năng một số loại máy gieo xạ hạt thông dụng khác.

a. Cấu tạo chung của một máy gieo hạt thông dụng.

Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo máy gieo - bón lúa
1. Cam điều khiển nâng hạ lưỡi rạch; 2. Trục cuốn gieo thóc; 3. Trục cuốn bón phân; 4. Cần điều
khiển nâng hạ; 5. Ống dẫn phân; 6. Ống dẫn hạt; 7. Lưỡi rạch hành; 8. Bộ phận lấp hạt

Gồm có các bộ phận: thùng đựng hạt, bộ phận gieo ống dẫn hạt, bộ phận
rạch hàng, bộ phận lấp hạt, hệ thống truyền động, cần rạch tiêu, bộ phận nâng hạ,
ly hợp, bộ phận vận chuyển và khung máy và các thiết bị phụ trợ.
* Bộ phận gieo
Là bộ phận làm việc chính - quyết định chất lượng gieo (độ gieo đều, gieo đúng
lượng, an toàn hạt).
- Bộ phận gieo kiểu lá cuốn
Cấu tạo gồm có thân là hộp gieo và phần làm việc là trục cuốn. Trục cuốn 6

có tai khế, khi trục quay những tai khế sẽ gạt hạt ra ống dẫn. Để điều chỉnh lượng
11


hạt ra, bên phái có ống chắn che bớt phần trục tiếp xúc với hạt hoặc điều chỉnh tốc độ
quay của trục cuốn. Trục cuốn có thê quay theo hai chiều khác nhau:
Gieo dưới: dùng đế gieo các loại hạt ngũ cốc, hạt rau và các loại hạt nhỏ
khác.
Gieo trên: dùng để gieo các loại hạt lớn như lạc, đậu cô ve... giảm sự trà sát
lên vỏ hạt.
- Bộ phận gieo kiểu khí động học
Bộ phận làm việc chính là đĩa gieo, khi máy hoạt động, địa gieo quay, đồng
thời quạt hút khí hút hết không khí trong địa ra, tạo ra khoảng chân không trong đĩa.
Hạt từ thùng chứa hạt được bộ phận cấp hạt đưa tới địa. Do có sự chênh áp giữa môi
trường và trong đĩa nên hạt bị ép chặt vào các lỗ hút hạt, mỗi lỗ một hạt và chuyển
động quay cùng với đưa lới vị trí con lăn, con lăn bị bịt kín phía trong lỗ hút hạt nên
hạt không bị hút nữa và rơi xuống ống dẫn hạt. Để điều chỉnh lượng hạt gieo bằng cách
thay đổi số lỗ trên mỗi hàng hoặc vận tốc gieo của đĩa gieo. Bộ phận gieo này thích hợp
với hạt như ngô, đỗ, lạc...

Hình 1.4. Máy gieo hạt kiểu khí động
- Bộ phận gieo kiểu đĩa quay
Đĩa quay những hạt nằm trong rãnh được đi vào dưới nắp, những hạt ngoài
rãnh bị lưỡi gạt lại. Khi hại đi đến lỗ của vòng đáy bị lưỡi ấn ấn rơi xuống đất. Điều
chỉnh lượng hạt gieo bằng cách thay đổi tốc độ quay của đĩa hoặc thay đổi đĩa có rãnh
12


phù hợp với kích thước hạt.
- Bộ phận gieo kiểu rung

Khi làm việc, trục cam nhận truyền động từ bánh xe máy gieo sẽ làm các thanh
truyền rung chuyển động dao động làm ống rung rung động, hạt từ thùng chứa rơi
vào ống rung và bị rung động tới ống dẫn hại. Thay đổi lượng hạt gieo bằng cách thay
đổi kích thước miệng ống rung và độ nghiêng của ống rung.
Bộ phận gieo hạt loại này có ưu điểm đảm bảo an toàn cho hạt gieo, do đó gieo
các loại hạt có vỏ mỏng, dễ bị xây sắt như vừng, lạc... Ngoài ra còn có loại bộ phận gieo
hạt kiểu bàn chải, bộ phận gieo kiểu gầu múc...

Hình 1.5. Máy gieo hạt kiểu rung
b. Các bộ phận của máy gieo.
* Bộ phận rạch hàng
Bộ phận rạch hàng có nhiệm vụ rạch rãnh tới độ sâu quy định để hạt rơi vào đó.
Bộ phận rạch hàng chia làm hai loại: rạch hàng kiểu đĩa quay và rạch hàng kiểu tịnh
tiến.

13


Hình 1.6. Máy gieo hạt kiểu rạch hàng
- Bộ phận rạch hàng kiểu đĩa quay
+ Bao gồm hai đĩa, hai địa lắp nghiêng với nhau một góc bằng 11- 230. Khi
làm việc địa sẽ quay do tiếp xúc với đất, rạch đất và ép đất sang hai bên tạo thành rãnh.
Hạt từ ống dẫn hạt rơi xuống rãnh và sau khi đĩa đi khỏi, đất lơi nhỏ lừ hai bên thành
rãnh, rơi xuống lấp lên trên hạt. Để cạo sạch đất bên trong của đĩa giữa hai đĩa lắp
thêm thanh gạt đất. Dưới sức ép của lò xo đĩa rạch rãnh tới độ sâu tương ứng.
+ Để điều chỉnh độ rạch sâu chỉ việc điều chỉnh sức nén của lò xo.
+ Ưu điểm: rạch rãnh sâu đều. không dính đất nên được sử dụng phổ biến. Đối với
đất lẫn nhiều sỏi đá không sử dụng được, giá thành chế tạo đắt.

Hình 1.7. Bộ phận rạch hàng kiểu đĩa quay

- Bộ phận rạch hàng kiểm tịnh tiến
Sử dụng phổ biến có 2 loại: bộ phận rạch hạng loại dao cong có tấm tựa và không có
tấm tựa.
Bộ phận làm việc chính là dao rạch. Khi làm việc dao rạch chuyển động tịnh tiến
14


trên mặt ruộng, sẽ đất ép sang hai bên tạo thành rãnh. Phía sau dao rạch có dạng lõm
để lắp ống dẫn hạt bảo đảm hạt rơi xuống đáy rãnh đều đặn. Sau khi dao rạch đi khỏi, đất
tơi nhỏ từ hai bên thành rãnh rơi xuống lấp hại.
- Điều chỉnh độ rạch sâu bằng cách thay đổi khoảng cách giữa cạnh sác của dao
rạch với bánh xe máy gieo hạt theo phương thẳng đứng.
- Ưu điểm: cấu tạo gọn nhẹ. làm việc chắc chắn. dùng để rạch rãnh đất lẫn nhiều
sỏi đá
- Nhược điểm: hay bị dính đất nên không sử dụng ở vùng đất ẩm ướt, có độ kết
dính cao, nén đất dưới đáy rãnh kém thường tạo thành những sóng đất cao.
* Ống dẫn hạt
Ống dẫn hạt có nhiệm vụ dẫn hạt từ bộ phận gieo xuống rãnh dẫn đã rạch sẵn.
Yêu cầu: phải đảm bảo mềm, dẻo. không làm vướng hạt, trọng lượng nhỏ, giá thành
thấp và không thay đổi hình dạng khi nhiệt độ thay đổi. Ống dẫn có các loại sau:
- Loại dải xoắn có trong các máy gieo lúa. Loại này rung động tết, co dãn tết,
nhược điểm là khó sửa chữa.
- Loại ống cao su gấp nếp: loại này kém rung hơn so với, loại dải xoắn. Ưu
điểm: không bị phân hoá học làm hỏng nên thường dụng làm ống dẫn phân hoá học.
- Loại phễu chồng lên nhau: rung kém hơn loại dải xoắn. Nhưng hỏng dễ sửa chữa
bằng cách thay phễu, dùng làm ống dẫn phân hoá học.
Ngoài ra có loại ống cao su, ống tôn, ống lồng, những loại này không đảm bảo yêu
cầu nên ít dùng.
* Bộ phận lấp hạt
- Nhiệm vụ: lấp hạt đã gieo với độ dày theo yêu cầu nhằm giữ ẩm cho hạt và tránh bị

chim, chuột phá hoại.
- Các biện pháp lấp hạt thường sử dụng: nếu loại hạt đất không cần nén thì dùng
xích lấp hạt. Nếu loại hạt cần nén lớp đất phía trên hạt thì dùng bánh xe lấp hạt hoặc
thanh gạt đàn hồi.
* Hệ thống truyền động
- Nhiệm vụ: truyền động từ bánh xe máy gieo tới trục của bộ phận gieo, hệ thống
nâng hạ lưỡi rạch hàng và ngắt chuyển động của trục bộ phận gieo khi máy vòng đầu bờ.
15


- Cấu tạo: gồm hệ thống truyền động bánh răng và truyền động xích để đảm bảo
thay đổi được tỉ số truyền cho trục của bộ phận gieo nhằm đảm bảo định mức gieo của
máy. Trên hệ thống truyền lực phải có một ly họp riêng để ngắt mômen quay khi di
chuyển và khi quay vòng đầu bờ.
* Cần rạch tiêu
Dùng để rạch đường tiêu làm đường chuẩn giúp cho người lái máy đi đúng
đường, đúng khoảng cách quy định cho lượt làm việc kế tiếp.
2. Chuẩn bị điều kiện gieo trước khi gieo hạt
2.1.Chuẩn bị đồng ruộng
a. Đối với vụ Đông xuân.

- Dọn sạch cỏ.
- Trục đánh bùn và san bằng mặt ruộng bằng máy cày bánh lồng có trang san
kèm theo.
b. Đối với vụ Hè thu.
- Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15-20 cm.
- Phơi ải trong thời gian 1 tháng.
- Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang san
phẳng mặt ruộng kèm theo.
- Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thoát nước tốt và không đọng nước.

2.2. Bón phân cho đất trước khi gieo trồng.
a. Đất phù sa.
- Vụ hè thu: Nên bón lót trước khi gieo 20-25 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B
(dạng hạt) + 2 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể bón ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo); ở
giai đoạn 7-10 ngày sau gieo (NSG) bón: 15 kg NPK (20-20-15); giai đoạn 22-25 NSG
bón: 4-5 kg DAP + 7-8 kg Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 5-6 kg Urea + 3 kg KCl.
- Vụ đông xuân: Nên bón lót trước khi gieo 30-35 kg phân hữu cơ sinh học HVP
401.B (dạng hạt) + 2 – 3 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể bón ở giai đoạn 7-10 ngày sau
gieo); ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo (NSG) bón: 10 kg NPK (20-20-15) + 4-5 kg Urea;
giai đoạn 22-25 NSG bón: 4-5 kg DAP + 7-8 kg Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 7-8 kg
Urea + 3 kg KCl. Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình.
16


b. Đất phèn nhẹ và trung bình.
- Vụ hè thu: Nên bón lót trước khi gieo 30-35 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401.B
(dạng hạt) + 2 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể bón ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo); ở
giai đoạn 7-10 ngày sau gieo (NSG) bón: 15 kg NPK (20-20-15); giai đoạn 22-25 NSG
bón: 6-7 kg DAP + 6-7 kg Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 4-5 kg Urea + 3 kg KCl.
- Vụ đông xuân: Nên bón lót trước khi gieo 35 – 40 kg phân hữu cơ sinh học HVP
401.B (dạng hạt) + 2 – 3 kg HVP ORGANIC (hoặc có thể bón ở giai đoạn 7-10 ngày sau
gieo); ở giai đoạn 7-10 ngày sau gieo (NSG) bón: 10 kg NPK (20-20-15); giai đoạn 22-25
NSG bón: 5-6 kg DAP + 6-7 kg Urea; giai đoạn 42-45 NSG bón: 5-6 kg Urea + 3 kg KCl.
2.3.Chuẩn bị máy gieo xạ hạt trước khi làm việc.
Quá trình chuẩn bị máy gieo hạt bằng máy phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Hạt
gieo đều trên các hàng, hốc hoặc trên toàn bề mặt cả về mật độ, độ sâu gieo. Bộ phận làm
việc của máy không làm ảnh hưởng đến hạt, mầm non. Máy gieo phải gieo được nhiều
loại hạt, phải điều chỉnh được lượng gieo, độ sâu gieo trong một giới hạn rộng, tức là máy
phải vạn năng. Việc sử dụng và chăm sóc phải đơn giản, an toàn. Tùy theo loại hạt, điều
kiện đất đai, mùa vụ mà có thể áp dụng một trong các hình thức gieo hạt sau: Gieo vãi

toàn bề mặt, gieo hàng, gieo hốc, gieo ô vuông và gieo điểm... Hiện nay gieo hàng là
hình thức gieo phổ biến nhất . Gieo hàng hẹp khi khoảng cách giữa hàng <10cm. Gieo
hàng vừa khi khoảng cách giữa hàng từ 11- 20cm. Gieo hàng rộng khi khoảng cách giữa
hàng từ 40- 80cm. Gieo hàng chữ thập là vừa gieo dọc vừa gieo ngang.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều kiểu, loại máy gieo khác nhau. Theo hình thức
gieo, có máy gieo vãi, máy gieo hàng, gieo hốc, gieo ô vuông. Theo khả năng làm việc, có
máy gieo chuyên dùng (chỉ gieo một loại hạt) và máy gieo vạn năng (gieo được một số
loại
Chuẩn bị các bộ phận làm việc chủ yếu của một máy gieo hàng là: Thùng chứa và
cung cấp hạt giống, bộ phận phân phối hạt , ống dẫn hạt, bộ phận rạch hàng, bộ phận san
lấp và nén hạt. Ngoài ra trên một máy gieo còn có khung, bộ phận treo hay móc, các bánh
xe máy gieo, bộ phận rạch tiêu, v.v... Ở máy gieo có khả năng gieo hốc và gieo ô vuông
thì còn trang bị thêm các bộ phận để gieo hốc và gieo ô vuông trên cơ sở máy gieo hàng.

17


Một số máy gieo hàng kiểu khí động hoặc chân không còn có hệ thống truyền động từ
trục thu công suất của máy kéo, quạt gió hay bơm hút chân không.
Nguyên tắc làm việc của máy gieo hàng như sau: Khi liên hợp máy di chuyển trên
đồng, các lưỡi rạch sẽ rạch các hàng có độ sâu được điều chỉnh trước. Nhờ bộ phận truyền
động, bộ phận phân phối hạt làm việc. Hạt được rơi vào ống dẫn hạt xuống đáy rãnh. Bộ
phận lấp hạt đi sau sẽ lấp và nén đất với độ chặt nhất định. Khi liên hợp máy quay vòng
hoặc di chuyển thì các nhánh gieo ở vị trí không làm việc.
2.4.Trình tự vận hành máy gieo xạ hạt.
- Những quy tắc khi vận hành máy gieo xạ hạt:
Trong thời gian làm việc, người làm việc trên máy gieo hạt phải đứng trên sàn,
không được đứng ở khoảng cách giữa máy gieo và máy kéo không được nhảy lên xuống
sàn khi máy liên hợp máy đang làm việc, trước khi cho máy làm việc phải đậy nắp các
thùng hạt giống , không được dùng tay không hoặc thanh sắt để làm sạch các bộ phận

gieo, không được dùng tay không để đảo các hạt giống trong thùng có bộ phận quấy trộn
hay bộ phận đẩy hạt. Khi bộ phận gieo bị kẹt hoặc không thấy gieo hạt nữa ta phải dừng
máy ngay để khắc phục những hư hỏng. Nếu phương pháp ô vuông, khi liên hợp máy
quay vòng, dây có nút thì bắt ra khỏi nút và tất nhiên máy chuyển sang thế nâng. Ngoài ra
không được đứng ở gần trụ căng dây và phía dây có nút. Bởi vì khi máy gieo có nút tự
động móc các bộ phận, nên phải theo dõi khi máy làm việc, khi vận chuyển phải đảm bảo
nâng móc
2.5. Bảo dưỡng, bảo quản máy gieo xạ hạt
Nội dung chăm sóc kỹ thuật và sửa chữa các máy gieo trồng thường bao gồm:
chăm sóc kỹ thuật hàng kíp; chăm sóc kỹ thuật định kỳ và kiểm tra tình trạng kỹ thuật
định kỳ, sửa chữa nhỏ những chi tiết hỏng, sửa chữa lớn chủ yếu là thay thế cả cụm bộ
phận hư hỏng.
Chăm sóc kỹ thuật hàng kíp do nông dân sửa chữa hay các công nhân sử dụng máy
làm trước và sau mỗi kíp, bao gồm việc kiểm tra bên ngoài máy ( bulông, đai ốc, bánh
đai, dây đai), cho dầu mỡ bôi trơn và điều chỉnh máy nếu cần thiết.
Chăm sóc kỹ thuật định kỳ do công nhân sửa chữa và cán bộ cơ khí của trại thực
hiện, bao gồm kiểm tra tình trạng kỹ thuật máy theo định kỳ đối với từng loại máy ( hoặc
18


có giới thiệu ở bảng thuyết minh tính năng tác dụng và nội quy sử dụng máy đó hoặc tự
theo quy định theo số lượng sản phẩm đã làm được hoặc số giờ đã làm việc), điều chỉnh
lại các chỗ sai lệch không đúng nội quy sử dụng; phát hiện những chi tiết hao mòn, hư
hỏng dể có kế hoạch sửa chữa nhỏ, bôi trơn toàn bộ những chỗ cần làm.
Sửa chữa nhỏ được thực hiện tại chỗ do tổ cơ khí của trại bao gồm các công nhân
sửa chữa và cán bộ cơ khí làm, thường là tháo các chi tiết hao mòn hư hỏng mà sửa lại.
Sửa chữa lớn có thể thực hiện tại chỗ, có thể phải đưa tới xưởng cơ khí sửa chữa
cấp huyện..., chủ yếu là thay thế cụm máy hư hỏng bằng những phụ tùng mới hoặc tự chế
tạo cụm mới để thay thế.
Ngoài ra, xưởng sửa chữa cấp huyện có thể sử dụng loại xe sửa chữa chuyên dùng

cho máy gieo trồng để giúp đỡ kịp thời cho các nông trại.
Vấn đề quan trọng của việc tổ chức chăm sóc kỹ thuật các máy gieo trồng là có
những biện pháp quy định và áp dụng chặt chẽ những quy định kỹ thuật, thực hiện sát sao
các độ chăm sóc kỹ thuật và kiểm tra kỹ thuật. Ở các nơi đặt máy sử dụng, cần treo bảng
nội quy, quy chế sử dụng và thực hiên tốt việc giao trách nhiệm cho người sử dụng.
3. Tổ chức làm việc với máy gieo xạ hạt.
3.1.Trình tự di chuyển địa bàn.
Nguyên tắc làm việc của máy gieo hàng như sau: Khi liên hợp máy di chuyển trên
đồng, các lưỡi rạch sẽ rạch các hàng có độ sâu được điều chỉnh trước. Vậy trước khi di
chuyển cần thực hiện các bước sau:
1. Cắt truyền động cho máy
2. Năng máy lên vị trí vận chuyển lên
3.Cắt, buộc các tay làm việc
4. Tháo rời các bộ phận để vận chuyển riêng: thùng hạt, thùng chứa phân, dao rạch
hàng, bộ phận ra hạt cần bọc kín
5. Vận chuyển đi xa cần đưa lên xe tẹc phọc.
3.2. Sai hỏng và biện pháp khắc phục trong sử dụng.
Khi chuyển địa bàn nhờ bộ phận truyền động, nếu để bộ phận phân phối hạt làm việc
dẫn đến sai lệch.
. Hạt được rơi vào ống dẫn hạt xuống đáy rãnh tắc hạt, cần tháo lắp lại ống dẫn
19


Bộ phận lấp hạt đi sau sẽ lấp và nén đất với độ chặt nhất định. Khi liên hợp máy quay
vòng hoặc di chuyển thì các nhánh gieo ở vị trí không làm việc, phải treo xích nén

Hình 1.8. Sơ đồ cấu tạo một nhánh gieo hàng
1. Hạt gieo

2. Bộ phận phân phối


5. Ống dẫn hạt

3. Bộ phận lấp hạt

4. Bộ phận rạch hàng

6. Bánh xe

7. Khung máy

Hình 1.9. Công cụ gieo hàng lúa nước thông dụng
- Khi phát hiện sai lệch bộ phận lấp hạt đi sau sẽ lấp và không nén đất cần báo cho bộ
phận kỹ thuật sử lý.
- Khi gieo không đáp ứng yêu cầu về mật độ, số hạt, hàng xông cần vệ sinh trống gieo
ngay. rửa và xì khô.
4. Các phương pháp chuyển động:
Giới thiệu: máy gieo hạt là loại máy không có khả năng quay vòng, không điều chỉnh
lượng hạt cho một lỗ do vậy việc tìm phương pháp quay vòng cần dựa vào kích thước vạt
20


cụ thể, bờ ruộng hiện tại, hay mức nước ruộng gieo, loại máy gieo....tuy nhiên cần chọn
phương pháp chuyển động nào là phù hợp thì chọn các kiểu sau đây:
4.1. Gieo tay thẳng bờ đơn chiếc
4.1.1. Phạm vi áp dụng: gieo cá thể ruộng hẹp, diện tích không nhiều hình thù thửa không
ổn đinh.
4.1.2. Sơ đồ di chuyển
Diện tích vòng đầu
bờ rộng 2,4- 4,6 m


Hình 1.10. Sơ đồ di chuyển gieo hạt
4.1.3. Trình tự thực hiện
Để vòng đầu bờ khoảng vừa đủ để gieo sao cho không để lại nhiều vết chân trên ruộng và
thực hiện theo sơ đồ. hướng mũi tên là chiều di chuyển.
4.1.1. Những ưu nhược phương pháp
- Áp dụng phương pháp đơn giản
- Nhược điểm để lại vết chân trên ruộng gieo, khi quay vòng phải nâng máy gieo lên.
4.2. Gieo hạt bằng máy gieo bón phân
4.2.1. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho thửa ruộng kích thước lớn, phối hợp bón gieo cùng lúc.
4.2.2. Sơ đồ chuyển động
Tương tự như phương pháp gieo đơn chiếc đã trình bày khi gieo tay.
4.2.3. Trình tự thực hiện
Để vòng đầu bờ khoảng vừa đủ để đặt máy gieo sao cho không để lại nhiều vết chân
trên ruộng và thực hiện theo sơ đồ. hướng mũi tên là chiều chuyển động của máy.
Trước khi thực hiện phương pháp cần trộn phân theo tỷ lệ hoặc tính số lượng cần bón
trên diện tích gieo. khoảng tiếp liệu phù hợp.
4.2.1. Những chú ý khi áp dụng phương pháp
- Áp dụng phương pháp đơn giản. phối hợp bón phân và gieo cùng lúc
21


- Nhược điểm để lại vết chân trên ruộng gieo, khi máy gieo cùng bón phân có thể làm thối
hạt khi không trộn đúng cách.
Câu hỏi máy gieo:
Câu 1. Trình bày khái quát chung về máy gieo hạt? Công dụng phân loại máy gieo
xạ hạt?
Câu 2.Trình bày sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động máy gieo xạ lúa hàng ?
Câu 3. Trình bày một số máy gieo hạt thông dụng đang được áp dụng?

Câu 4. Chuẩn bị điều kiện gieo trước khi gieo hạt?
Câu 5. Trình bày trình tự các công việc vận hành máy gieo hạt?
Câu 6. Trình bày công việc bảo dưỡng ca trước khi đưa máy gieo làm việc?
Câu 7. Trình bày trình tự bảo dưỡng, bảo quản máy gieo?

BÀI 2: MÁY CẤY
Giới thiệu chung về máy cấy lúa:
Trong cơ giới hoá các khâu canh tác lúa thì khâu cấy là khâu khó nhất. Trong việc cơ
giới hoá khâu cấy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... đã chế tạo thành công
máy cấy và đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
Ở nước ta, một số mẫu máy cấy mạ già của Trung Quốc được nhập từ những năm
1976 - 1977 để khảo nghiệm và cấy thí điểm tại một số địa phương. Từ 1991 đến 1997,
Ban Cơ điện và Chế biến nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và CNTP (nay là Bộ Nông
nghiệp và PTNT) đã thí điểm sử dụng máy cấy mạ non (mã hiệu S1- 45) của hãng Kubota
(Nhật). Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cũng đã có nhiều năm
nghiên cứu thiết kế chế tạo máy cấy và đã hợp tác với Công ty Máy kéo - Hà Tây chế tạo
thành công máy cấy theo mẫu máy có mã hiệu 2ZT9356B của Công ty TNHH Máy cấy
22


Diên Cát (Cát Lâm- Trung Quốc), có cải tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trên thị
trường hiện nay có hai loại máy cấy chủ yếu, đó là loại máy cấy có càng lái - người lái đi
bộ và loại máy cấy có vô lăng lái - người ngồi điều khiển. Mạ dùng để cấy là loại mạ non
gieo trong khay theo công nghệ Nhật Bản.
Trong tài liệu này, chỉ giới thiệu kiểu máy cấy phổ biến đã nhập và cấy lúa trên đồng
ruộng nước ta, đó là máy cấy kubota S1 - 45 (Nhật) và máy cấy 2ZT - 9356B (Trung
Quốc).
Mục tiêu
Học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của máy cấy và yêu cầu nông học khi cấy lúa;

- Mô tả được cấu tạo của máy cấy;
- Vận hành được máy cấy trên đồng ruộng, khắc phục được những hư hỏng thông
thường ;
- Điều khiển được máy khi di chuyển địa bàn;
- Đảm bảo an toàn.
Nội dung:
1. Khái quát chung về máy cấy
2. Sử dụng máy cấy trên bãi phẳng
3. Lái máy cấy cấy lúa trên đồng
4. Bảo dưỡng máy cấy

1. Khái quát chung về máy cấy.
Trong cơ giới hoá các khâu canh tác lúa thì khâu cấy là khâu khó nhất. Trong việc cơ
giới hoá khâu cấy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... đã chế tạo thành công
máy cấy và đưa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
Ở nước ta, một số mẫu máy cấy mạ già của Trung Quốc được nhập từ những năm
1976 - 1977 để khảo nghiệm và cấy thí điểm tại một số địa phương. Từ 1991 đến 1997,
Ban Cơ điện và Chế biến nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và CNTP (nay là Bộ Nông
nghiệp và PTNT) đã thí điểm sử dụng máy cấy mạ non (mã hiệu S1- 45) của hãng Kubota
(Nhật) tại Mỹ Văn (Hải Hưng cũ). Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
cũng đã có nhiều năm nghiên cứu thiết kế chế tạo máy cấy và đã hợp tác với Công ty Máy
23


kéo - Máy nông nghiệp Hà Tây chế tạo thành công máy cấy theo mẫu máy có mã hiệu
2ZT9356B của Công ty TNHH Máy cấy Diên Cát (Cát Lâm- Trung Quốc), có cải tiến
phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trên thị trường hiện nay có hai loại máy cấy chủ yếu, đó
là loại máy cấy có càng lái - người lái đi bộ và loại máy cấy có vô lăng lái - người ngồi
điều khiển. Mạ dùng để cấy là loại mạ non gieo trong khay theo công nghệ Nhật Bản.
Trong tài liệu này, chỉ giới thiệu hai kiểu máy cấy nước ngoài đã nhập và thử nghiệm

trên đồng ruộng nước ta, đó là máy cấy S1 - 45 (Nhật) và máy cấy 2ZT - 9356B (Trung
Quốc). Ngoài ra, tài liệu cũng giới thiệu sơ bộ máy cấy MC6 - 250 do Viện Cơ điện Nông
nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch và Công ty Máy kéo - Máy nông nghiệp Hà Tây thiết
kế, chế tạo theo mẫu máy 2ZT-9356B (Trung Quốc).
1.1. Công dụng, phân loại
1.1.1.Công dụng.
Máy có nhiệm vụ cấy cây mạ đến độ sâu cần thiết theo hàng thành từng khóm,
mỗi khóm có một số dành mạ nhất định thích hợp với từng giống lúa.
1.1.2. Phân loại.
Hiện nay có các loại máy cấy như máy cấy mạ thảm, máy cấy mạ dược, mạ
khay, máy cấy dạng kẹp cấy, dạng chải cấy, máy cấy thủ công, máy cấy tự chạy, máy
cấy liên hợp với máy kéo.
1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật.
Máy cấy cần đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Cấy đều số cây mạ, có thể điều chỉnh nhiều hay ít tùy theo cây mạ lớn hay bé
- Cấy đều khoảng cách và độ sâu. Máy có thể điều chỉnh độ sâu cấy cho phù hợp
đất đai, giống lúa, mùa vụ
- Cây lúa đứng thẳng, bám chắc vào bùn, không nổi lên
- Không làm thương tổn đến sự phát triển của cây mạ.
- Máy di chuyển được trên ruộng bùn và không tạo vết bánh khi di chuyển
- Máy tự động cung cấp mạ và máy dễ sử dụng, an toàn
Tùy theo độ lớn của máy, chia ra máy cấy 2 hàng hoặc 3, 4, 6, 8 hàng hay
nhiều hơn nữa. Máy cấy có loại một người điều khiển, có loại hai người điều khiển, v.v...
Máy có thể vừa cấy lúa vừa cấy các loại cây khác tương đương trên ruộng nước.
24


1.2. Tính năng, phạm vi áp dụng một số máy cấy thông dụng.
a. Máy cấy MC6 – 250.
Nhóm tác giả đề tài KC.07. 25 thuộc chương trình KHCN cấp Nhà nước do TS.

Nguyễn Sỹ Hùng làm chủ nhiệm đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công chiếc máy
cấy mạ thảm. Công ty Máy kéo - Máy nông nghiệp Hà Tây đã chế tạo và thử nghiệm loạt
nhỏ. Với việc thay đổi tập quán gieo mạ từ mạ dược sang mạ thảm, máy cấy mạ thảm
MC6 - 250 tương lai sẽ được sử dụng rộng rãi. Dưới đây xin giới thiệu khái quát về chiếc
máy này.
Máy có nguyên lý làm việc và cấu tạo cơ bản giống máy cấy 2ZT- 9356B2ZT9356B đã giới thiệu ở trên. Điểm khác chủ yếu là khoảng cách giữa hàng mạ của máy này
là 250mm, trong khi máy của Trung Quốc có khoảng cách hàng là 300mm.
TT

Đặc tính kỹ thuật

1

Mã hiệu máy

2

Kích thước (dài rộng cao)

mm

2410  1830  1300

3

Khối lượng toàn máy

kg

300


4

Loại động cơ

5

Công suất động cơ/vòng quay

kW/vg.ph

3,0/2.600

6

Tốc độ cấy

m/s

0,35 - 0,58

7

Tốc độ máy chạy trên đường

km/h

7,8 - 10,7

8


Số hàng

9

Khoảng cách giữa các hàng

10

11

12

Khoảng cách cây có thể điều chỉnh
theo 3 nhóm

Đơn vị

MC6 - 250

Điêzen, 1 xi lanh, làm nguội
bằng không khí

6
mm
mm

phục vụ mạ)

250

120,

140;

147,

170;

160, 200
Mạ thảm, non,

Mạ dùng để cấy
Năng suất cấy (1 người lái, 1 người

Thông số

cao 100 - 200 mm
m2/h

1.200 - 2.000

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×