1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
[\
TRẦN VĂN GIÁP
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH LIÊN THÔNG
TỪ BẬC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP LÊN ĐẠI HỌC
NGÀNH VẬN HÀNH MÁY TÀU BIỂN
Chuyên ngành : Quản Lý Giáo Dục
Mã số : 5.07.03
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ SƠN
Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2004
2
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 4
Danh mục các bảng 5
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ , biểu đồ 5
Phần mở đầu 7
CHƯƠNG I. Cơ sở lý luận 14
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 14
1.2 Mục đích và ý nghóa của đào tạo liên thông 20
1.3 Khái niệm về chương trình đào tạo, xây dựng chương trình ĐTLT 23
1.4 Thiết kế quy trình xây dựng chương trình đào tạo liên thông 24
CHƯƠNG II. Thực trạng đào tạo ngành Vận hành máy tàu biển tại
Trường Trung Học Hàng Hải II và Đại Học Giao Thông Vận Tải
TP. Hồ Chí Minh 41
2.1 Vài nét về Trường Trung Học Hàng Hải II và Đại Học Giao Thông Vận
Tải TP. Hồ Chí Minh 41
2.2 Thực trạng đào tạo ngành vận hành máy tàu biển tại Trường Trung Học
Hàng Hải II và Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh. 48
CHƯƠNG III :Xây dựng chương trình đào tạo liên thông ngành
Vận hành máy tàu biển 71
3.1 Thăm dò nhu cầu 71
3.2 Xác đònh mục tiêu đào tạo 80
3.3 Xác đònh nội dung Chương trình đào tạo 84
3.4 Thẩm đònh chương trình đào tạo 93
Kết luận và kiến nghò. 97
Tài liệu tham khảo. 100
Phụ lục. 103
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của bản thân đến:
o Đảng ủy, Ban giám hiệu , Phòng Nghiên cứu khoa học và Sau đại học
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
o Q Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học ngành Quản lý giáo dục.
o Q Thầy Cô giáo, Cán bộ Công nhân viên các Phòng, Khoa, Bộ môn
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
o Thầy hướng dẫn PGS.TS. LÊ SƠN .
o Hiệu Trưởng, các thầy ,cô giáo, cán bộ công nhân viên Trường Trung
Học Hàng Hải II, Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam, Trường Đại
Học Giao Thông Vận Tải TP.Hồ Chí Minh .
o Các đồng chí cán bộ kỹ thuật và máy trưởng các Công Ty Vận Tải biển
tại khu vực TP. Hồ Chí Minh.
o Tiến Sỹ khoa học Hoàng Ngọc Vinh – chuyên viên Bộ Giáo Dục Và
Đào Tạo.
o Các bạn học viên lớp Cao học khoá 11 ngành Quản lý giáo dục.
Đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này !
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
- ANTA Australian National Training Authority.
- ATCB An toàn cơ bản.
- AVCC Australian Vice- Chancellors Committee.
- CNKT Công nhân kỹ thuật.
- CTĐT Chương trình đào tạo.
- DWT Dead weight ( Trọng tải toàn phần ).
- ĐTLT Đào tạo liên thông.
- ĐVHT Đơn vò học trình.
- GMDSS Hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu.
- GTVT Giao thông vận tải.
- GTVT TP.HCM Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.
- HTTĐĐC Hệ thống tự động điều chỉnh.
- IMO International Maritime Organization (Tổ chức Hàng
Hải Quốc Tế) .
- KTX Ký túc xá.
- KT HĐL Khai thác hệ động lực.
- STCW Bộ luật về các tiêu chuẩn huấn lu
y
ện cấ
p
bằn
g
đi ca
ca cho thuyền viên.
- TAFE Technical and Further Education.
- THCN Trung học chuyên nghiệp.
- THHH II Trung học hàng hải II.
- THPT Trung học phổ thông.
- VTĐ Vô tuyến điện.
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Chức năng nhiệm vụ về đào tạo và huấn luyện hàng hải.
của Trường THHH II và Trường Đại Học GTVT TP.HCM.
Bảng 2.2 Các chức danh trên tàu biển tương ứng với các bậc đào tạo.
Bảng 2.3 Trang thiết bò đào tạo hàng hải theo yêu cầu của STCW78/95
Bảng 3.1 Chuẩn trình độ THCN và đại học chuyên ngành vận hành
máy tàu biển.
Bảng 3.2 Bảng liệt kê môn học và so sánh thời gian giảng dạy.
Bảng 3.3 Bảng phân bố các học phần theo tuần.
Bảng 3.4 Bài tập lớn và thiết kế môn học.
Bảng 3.5 Thi tốt nghiệp.
Bảng 3.6 Phân bố thời gian toàn khoá học theo tuần lễ .
Bảng 3.7 Đánh giá chương trình đào tạo.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ , SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Vòng chất lượng Deming M-P-P-S.
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức nhà nước về đào tạo, huấn luyện hàng hải
Việt Nam.
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của Trường Trung Học Hàng Hải II.
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức của Trường Đại Học GTVT TP. HCM.
Sơ đồ 2.4 Quy trình đào tạo ngành Vận hành máy tàu biển tại các
Trường THHH II và Trường Đại Học GTVT TP. HCM.
Biểu đồ 2.1 Số lượng học sinh trung cấp máy tàu biển của Trường
THHH II năm 2000 – 2002.
Biểu đồ 2.2 Số lượng sinh viên đại học máy tàu biển của Trường
Đại Học GTVT TP. HCM năm 2000 – 2002.
6
Biểu đồ 2.3 Số lượng thợ máy , sỹ quan vận hành vã quản lý ngành
Vận hành máy tàu biển hiện có ( tính đến tháng 6/ 2003 ).
Biểu đồ 2.4 Nhu cầu số lượng thợ máy , sỹ quan vận hành vã quản lý
ngành máy tàu biển đến năm 2010
Biểu đồ 2.5 Mức độ đáp ứng yêu cầu thực tế của thuyền viên Việt Nam
có trình độ trung học và đại học trên tàu biển trong nước.
Biểu đồ 2.6 Mức độ đáp ứng yêu cầu thực tế của thuyền viên Việt Nam
có trình độ trung học và đại học trên tàu biển nước ngoài.
Biểu đồ 2.7 Các hạn chế hiện nay của thuyền viên Việt Nam có trình độ
trung học và đại học ngành Vận hành máy tàu biển.
Biểu đồ 2.8 Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế hiện nay của thuyền viên
trình độ trung học ngành Vận hành máy tàu biển.
Biểu đồ 2.9 Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế hiện nay của thuyền viên
trình độ đại học ngành Vận hành máy tàu biển.
Biểu đồ 3.1 Kết quả thăm dò trong học sinh về nhu cầu đào tạo liên thông.
Biểu đồ 3.2 Kết quả thăm dò trong lực lượng lao động về nhu cầu đào
tạo liên thông.
7
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH LIÊN THÔNG
TỪ BẬC TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP LÊN ĐẠI HỌC
NGÀNH VẬN HÀNH MÁY TÀU BIỂN
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài :
Báo cáo chính trò Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khoá VIII Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam [17] đã khẳng
đònh vò trí và đònh hướng phát triển cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo:
Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung,
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo
dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Phát huy tinh
thần độc lập suy nghó và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng
lực tự học, hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học
tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không
chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một
xã hội học tập”.
Đưa chủ trương , chính sách của Đảng về giáo dục và đào tạo vào cuộc
sống là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân nói chung và đặc biệt là của ngành
giáo dục nói riêng .
Sau hơn 15 năm đổi mới, toàn Đảng và toàn dân Việt Nam đã đạt đươc
những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong lónh vực giáo dục và đào tạo.
Chúng ta đã đa dạng hoá loại hình trường lớp và phương thức giáo dục; quy
8
mô giáo dục tăng nhanh; Trình độ hiểu biết và khả năng tiếp cận tri thức mới
trong học sinh , sinh viên ngày càng được nâng cao…[6].
Đạt được những thành tựu đó là nhờ chúng ta có đường lối đúng về phát
triển giáo dục đào tạo. Liên thông trong giáo dục và đào tạo là một trong số
những hướng đi đúng đắn mà chúng ta có được trong những năm qua. Chủ
trương của Đảng, Nhà nước và của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo về đào tạo liên
thông đã tạo điều kiện dễ dàng cho người học có thể chuyển từ một bậc học
này sang bậc học khác hoặc từ ngành học này sang ngành học khác trong hệ
thống giáo dục quốc dân tránh học lại những kiến thức , kỹ năng hiện có. Do
vậy, đào tạo liên thông sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo. “Đào
tạo liên thông sẽ tạo điều kiện để tiến tới một hệ thống giáo dục phi rào cản –
xu hướng tất yếu của hầu hết các nền giáo dục hiện đại trên thế giới “[2].
Nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của đào tạo liên thông, Bộ
Giáo Dục Và Đào Tạo đã thành lập ban chỉ đạo “ Xây dựng chương trình liên
thông “ do Bộ Trưởng làm trưởng ban. Sau một quá trình nghiên cứu , ngày
05/12/2002 Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đã ra quyết đònh số
49/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành Quy đònh tạm thời về đào tạo liên
thông Dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học. Quyết đònh nói
trên đã chính thức xác nhận tính cần thiết của đào tạo liên thông tại Việt Nam.
Thực ra, trước đó đào tạo liên thông đã được tiến hành nhiều năm nay ở
nước ta dưới hình thức đào tạo chuyên tu nhằm đáp ứng nhu cầu người học và
thực hiện chính sách cán bộ. Nhiều thế hệ học sinh, sinh viên đã được đào tạo
nâng cao trình độ , chuyển đổi nghề nghiệp , có công ăn việc làm thích hợp ổn
đònh cuộc sống và đóng góp công sức của mình vào sự tiến bộ của xã hội. Tuy
nhiên với hình thức đào tạo này, chúng ta còn một số tồn tại sau [2]:
1 Chưa có những đánh giá và những nghiên cứu về loại hình đào tạo
liên thông này để có chỉ đạo tốt hơn.
9
2 Chưa có những giải pháp và cơ chế chính sách thống nhất chỉ đạo từ
cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục .
3 Chưa kiểm soát được chất lượng đào tạo tại các cơ sở tiến hành đào
tạo liên thông.
Đối với ngành Hàng hải Việt Nam , đào tạo liên thông dưới hình thức
chuyên tu - chuyển cấp từ bậc học trung học chuyên nghiệp lên đại học đã bắt
đầu từ năm 1977 . Một trong những nguyên nhân khiến ngành Hàng hải sớm
có đào tạo liên thông là do tiền thân của Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
và Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh hiện nay là Trường
Trung Học Hàng Hải trước đây và phần lớn thuyền viên tốt nghiệp trung học
phải nhanh chóng học chuyển cấp lên đại học để đáp ứng kòp thời nhu cầu về
nhân lực của ngành .
Cũng như một số ngành khác, đào tạo liên thông trong ngành Hàng hải
ngoài những tồn tại nêu trên còn có những nhược điểm sau :
1 Chương trình đào tạo do chưa được tập trung nghiên cứu một cách
khoa học nên chưa đáp ứng với yêu cầu chất lượng đào tạo hiện nay của
ngành vận tải biển .
2 Hình thức liên thông chưa tuân thủ các quy đònh mới của Bộ Giáo
Dục & Đào Tạo.
Thật cần thiết khi đặt ra nhiệm vụ giải quyết những tồn tại nêu trên, vì
vậy tôi quyết đònh chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất Chương trình đào tạo liên
thông từ bậc Trung học chuyên nghiệp lên đại học chuyên ngành vận hành
máy tàu biển “ làm luận văn tốt nghiệp Cao học . Ngoài ra, việc xây dựng được
một chương trình liên thông có khoa học từ bậc trung học chuyên nghiệp lên
đại học còn là nhiệm vụ mà ngành giao cho trường phải thực hiện ngay trong
năm học 2004- 2005.
2- Mục đích nghiên cứu :
10
Qua việc khảo sát thực trạng về công tác đào tạo và đào tạo liên thông
đối với ngành vận hành máy tàu biển tại các trường hàng hải, đề tài sẽ đề xuất
một chương trình khung đào tạo liên thông từ bậc trung học chuyên nghiệp lên
đại học cho chuyên ngành này.
3- Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1- Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các
chương trình đào tạo trung học chuyên nghiệp và đại học chuyên ngành vận
hành máy tàu biển.
3.2- Khách thể nghiên cứu :
- Hoạt động đào tạo đối với chuyên ngành vận hành máy tàu biển tại
trường trung học hàng hải.
- Hoạt động đào tạo đối với chuyên ngành vận hành máy tàu biển tại
trường đại học Giao Thông Vận Tải TP. Hò CHí Minh.
4- Giả thuyết khoa học
Nếu nắm vững được lý luận xây dựng chương trình đào tạo liên thông,
vận dụng vào phân tích mục tiêu đào tạo và các đặc điểm của đối tượng sinh
viên Hàng Hải thì có thể thiết kế được một chương trình liên thông thích hợp
và khả thi.
5- Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về đào tạo liên thông nói chung và liên
thông từ bậc trung học chuyên nghiệp lên đại học nói riêng.
5.2 Khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo đối với chuyên ngành vận
hành máy tàu biển ở các trường Trung Học Hàng Hải và Đại Học Giao Thông
Vận Tải TP. Hồ Chí Minh trong 03 năm gần đây.
5.3 Thiết kế quy trình xây dựng chương trình đào tạo liên thông và
xây dựng chương trình khung (Mục tiêu chương trình, các môn học, cấu trúc và
11
tổ chức các môn học, thời gian đào tạo) đào tạo liên thông cho chuyên ngành
Vận hành máy tàu biển.
6- Giới hạn đề tài
6.1- Về thời gian : Khảo sát thực trạng đào tạo đối với chuyên ngành
vận hành máy tàu biển tại Trường Trung Học Hàng Hải và tại Đại Học Giao
Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh trong các năm học 1999-2000, 2000-2001,
2001-2002 .
6.2- Về không gian : Nghiên cứu tiến hành trong phạm vi các trường
Trường Trung Học Hàng Hải và tại Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí
Minh .
6.3- Về quy mô : Nghiên cứu tiến hành đối với chuyên ngành Vận
hành máy tàu biển ở mức độ là đề xuất một chương trình đào tạo liên thông từ
bậc trung học chuyên nghiệp lên đại học. Do thời gian và giới hạn ở mức độ
một luận văn cao học , nên luận văn chỉ tập trung vào hai khâu (khảo sát nhu
cầu, thực trạng và thiết kế xây dựng chương trình ) trong bốn khâu thuộc mô
hình quản lý của tiến sỹ U. E. Deming (Mỹ ). Hai khâu chưa được xem xét tới
trong luận văn là tổ chức đào tạo thí điểm và đánh giá kết quả của công tác
đào tạo.
7- Phương pháp nghiên cứu
7.1-Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước, tài
liệu, sách báo, tư liệu lưu trữ, thống kê, báo cáo khoa học có liên quan đến đề
tài.
7.2- Phương pháp điều tra :
Điều tra bằng phiếu câu hỏi đối với học viên, cán bộ quản lý về thực
trạng chương trình đào tạo của ngành máy tàu biển tại các trường Trung học
Hàng Hải và Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh .
12
7.3- Phương pháp phỏng vấn trao đổi trực tiếp với các chuyên gia quản
lý công tác đào tạo và sử dụng nhân lực đào tạo về chương trình đào tạo hiên
hành , những yêu cầu từ thực tế học tập và sản xuất để đưa vào chương trình
đào tạo.
7.4 Trưng cầu ý kiến xây dựng chương trình đào tạo liên thông.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO XÂY
DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
THIẾT KẾ QUI TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
14
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu :
Con người sinh ra vốn có khả năng sinh tồn , một trong số đó là khả năng
tìm kiếm việc làm thích hợp trong một xã hội đa dạng. Việc cải thiện việc làm,
thay đổi công việc trong quá trình lao động của người lao động là quy luật tất
yếu trong một xã hội phát triển và đào tạo liên thông (ĐTLT ) nhằm phục vụ
cho quy luật đó sẽ hoàn toàn có cơ sở để hình thành và phát triển .
1.1.1- Đào tạo liên thông trên thế giới :
Trên thế giới đào tạo liên thông đã hình thành và phát triển ở nhiều
quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Australia, Singapor…Các quốc gia này đang
nỗ lực gắn chặt hơn nữa giáo dục và đào tạo với thò trường lao động qua
chính sách “ Từ trường học đến việc làm “. Chính vì vậy , quá trình liên thông
trong đào tạo có thể xem như một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu
nói trên.
* Tại Hoa Kỳ : Đào tạo liên thông đã hình thành và phát triển ở những
năm thập kỷ 60 cuả thế kỷ XX. đây, người ta chia yêu cầu về trình độ ra ba
mức [4]:
Mức 1 – mức thấp nhất (entry level) cho công nhân
Mức 2 – nâng cao (advanced level) cho cán bộ kỹ thuật
Mức 3 - mức chuyên nghiệp (professional level) cho kỹ sư
Mỗi mức đều chỉ ra những yêu cầu cụ thể, học sinh phải đạt được chuẩn
và hướng dẫn chương trình kèm theo ở mỗi bậc học. Trên cơ sở đó thực hiện
liên thông (articulation and credits transfer) giữa các bậc học.
* Tại Australia : Khung trình độ chuẩn chia ra làm các bậc : chứng chỉ
cấp I; chứng chỉ cấp II; chứng chỉ cấp III; chứng chỉ cấp IV; sau trung học phổ
thông – Diploma (tương dương bằng THCN của ta); Cao đẳng – Advance
15
diploma (tương đương bằng cao đẳng của ta); đại học; thạc só; tiến só. Mỗi bậc
học đều có khung trình độ chuẩn, nêu lên những khác biệt năng lực nghề
nghiệp hoặc trình độ yêu cầu mỗi bậc học thuộc hệ thống TAFE (Technical
and Further Education). Căn cứ vào khung trình độ quốc gia, hầu hết các
trường đại học đều có chính sách thỏa thuận công nhận tín chỉ ở bậc học dưới.
Để có thể liên thông giữa các bậc học thì cần thiết phải có bằng diploma hoặc
advance diploma để liên thông lên đại học và trên đại học.
Trong chính sách liên thông có hướng dẫn chi tiết về những điều kiện
để học sinh có thể vào học một hoặc một vài khóa học trong nhà trường nhằm
tạo điều kiện tốt nhất cho họ có thể theo học. Trên cơ sở hợp tác giữa các
trường chuyên nghiệp và các trường đại học, những chi tiết cụ thể về thỏa
thuận chuyển tín chỉ sẽ do khoa ở các trường chòu trách nhiệm ban hành. Cơ
quan quản lý cao nhất của mỗi bậc học này là AVCC (Australian Vice-
Chancallors Committee) phụ trách khối đại học và ANTA (Australian National
Training Authority) chòu trách nhiệm trong khối giáo dục kỹ thuật và nghề
nghiệp (Vocational Education and Training - VET) trong việc ban hành qui
đònh, những nguyên tắc và chỉ dẫn điều hành mang tính hệ thống về đào tạo
liên thông đối với các bậc học.
* Tại Canada : Đào tạo liên thông cũng tiến hành từ thập niên 60 cuả
thế kỷ XX với các hình thức giống như Mỹ và Australia. Liên thông thực hiện
trên cơ sở thoả thuận giữa các hệ thống , cơ sở đào tạo và các chương trình
đào tạo. Bộ Giáo dục British Colombia (Canada) tham gia quản lý nhà nước
trong đào tạo liên thông để đảm bảo chất lượng đào tạo và công bố những văn
bản hướng dẫn để cho quá trình liên thông diễn ra thuận lợi.
* Tại Đông Nam Á : Đào tạo liên thông còn tương đối mới nên còn
nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong khu vực, chỉ có Singapor là nước có
chương trình đào tạo liên thông khá mềm dẻo, hiệu quả và đa dạng nhằm đáp
16
ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực. Sinh viên hoàn tất một bằng diploma về
polytechnic có thể vào học hầu hết các khoá học ở bậc đại học với những
chuyên ngành tương ứng. Trong khi đó, ở Thái Lan, những học sinh học ở
trường nghề rất ít có cơ hội để vào học đại học, đặc biệt là những trường đại
học công.
Đào tạo liên thông ở các nước trên thế giới đã được nghiên cứu và thực
hiện từ lâu nên có những nguyên tắc, trình tự thực hiện và những vấn đề tồn
đọng riêng. Mỗi nước có một bài học khác nhau trong quá trình ĐTLT. (Xem
phụ lục 1-một số bài học kinh nghiệm về đào tạo liên thông ở một số nước )
1.1.2- Đào tạo liên thông tại Việt Nam
Đào tạo liên thông cũng đã xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1960,
với hình thức đào tạo chuyên tu để vừa bảo đảm chính sách cán bộ , vừa kòp
thời bổ sung đội ngũ cán bộ rất thiếu lúc bấy giờ . Bộ Đại học và THCN (phía
Bắc) thời kỳ này đã có một số văn bản quy đònh và hướng dẫn đào tạo cũng
như văn bằng chứng nhận kết quả học tập cho loại hình này .Có thể nói đào
tạo chuyên tu đã góp phần tạo ra cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa học và
quản lý trưởng thành từ sản xuất và chiến đấu. Chính sách này vẫn còn áp
dụng đến ngày nay.
Trong khoảng chục năm trở lại đây, một số hình thức liên thông mới đã
được một số trường áp dụng :
* Một số trường đại học cho phép sinh viên vào học và miễn trừ một số
môn đã học ở một nghành khác ( chủ yếu là các môn văn hóa ) và thời gian
học cũng vì thế mà có thể được rút ngắn .
* Một số trường, được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo như
Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại
học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Kinh tế
quốc dân, Đại học Y - Dượïc và các đại học sư phạm tiến hành đào tạo liên
17
thông với hình thức là tiếp nhận những học sinh không đủ điểm tuyển vào đại
học vào hệ cao đẳng tại trường thi tuyển. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng được xét
chuyển lên học đại học trong thời gian 3 đến 3,5 năm. Tổng thời gian để tốt
nghiệp đại học là 6 đến 6,5 năm .
* Một hình thức liên thông khác nữa cũng đã tồn tại nhiều năm khi Bộ
Giáo Dục Và Đào Tạo ban hành chính sách đào tạo hai giai đoạn, cho phép
học sinh học xong giai đoạn I ở trường này có thể chuyển sang học tiếp giai
đoạn II ở một vài trường khác cùng khối ngành.
Các hình thức đào tạo liên thông nói trên có ưu điểm là giúp cho người
học tận dụng hết năng lực và động cơ học tập để có thể học một lúc nhiều
trường hoặc học ở những trường mong đợi mà ban đầu chưa được vào học do
điểm thi đầu vào thấp. Tuy nhiên các hình thức trên cũng đã bộc lộ những
điểm yếu là:
- Học sinh yếu học lực học ở những trường đòi hỏi học lực cao nên chất
lượng học thấp.
- Do có thể chuyển trường khi chuyển giai đoạn nên các trường thường
bò động về lưu lượng học sinh.
- Trong hầu hết các trường đào tạo liên thông vẫn chưa đònh rõ ràng
chuẩn trình độ, chuẩn kỹ năng , chuẩn kiến thức ở mỗi bậc học mà học sinh tốt
nghiệp cần phải có, vì vậy chương trình đào tạo xây dựng chưa thực sự hoàn
chỉnh.
Về tính khoa học , Đào tạo liên thông chưa được nghiên cứu nhiều ở
Việt Nam. Công trình quốc gia nghiên cứu về đào tạo liên thông được ghi nhận
là đề tài khoa học cấp Bộ , mã số B96-49-29 mang tên “ Sự khác biệt và liên
thông giữa hai cấp Đại học và Cao đẳng trong bậc giáo dục đại học” do Viện
Khoa Học Giáo Dục Việt Nam thực hiện ( TS. Đỗ Công Vònh – chủ nhiệm đề
18
tài ) tháng 12 năm 1997 [30] đã đề cập đến những cơ sở của việc đào tạo liên
thông trong kỷ nguyên mới, những yêu cầu và điều kiện liên thông, các con
đường thực hiện liên thông và giới thiệu thiết kế mẫu chương trình đào tạo liên
thông . Ngòai công trình nói trên, còn có một số nghiên cứu khác dưới dạng
báo cáo, tham luận tại các cuộc hội thảo về đào tạo liên thông do Bộ Giáo
Dục & Đào Tạo tổ chức .
Trong số các cuộc hội thảo về đào tạo liên thông phải kể đến hai cuộc
hội thảo lớn do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2001
và tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 10/2001. Hội thảo diễn ra với sự tham gia
các đại biểu đại diện cho các Bộ, Ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo, và các
trường Đại học, Cao đẳng, THCN. Hội thảo đã tập trung thảo luận một số vấn
đề:
1. Tính cấp thiết của việc tổ chức đào tạo liên thông .
2. Ngành đào tạo cần liên thông và hình thức liên thông
3. Bước đi và các điều kiện đảm bảo chất lượng
4. Những vấn đề khó khăn khi thực hiện đào tạo liên thông.
5. Kinh nghiệm và đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong đào
tạo liên thông.
Hội thảo đã xác đònh, mục tiêu bao trùm của đào tạo liên thông là nhằm
đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao, đa dạng và hiệu quả để đáp ứng đòi
hỏi của nền kinh tế đang phát triển. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo sẽ là cơ quan chỉ
đạo đầu mối có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý các hoạt động ĐTLT, tư vấn và
điều phối các mối quan hệ trong quá trình thực hiện. Nhiệm vụ chính sẽ thuộc
về các cơ sở đào tạo trong việc thiết kế chương trình, xác đònh diện học sinh
nào được liên thông tìm đối tác để có được thoả thuận liên thông nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
19
Tuy nhiên, đào tạo liên thông là vấn đề mới ở Việt Nam nên trong quá
trình thực hiện sẽ gặp những khó khăn tồn tại cản trở việc xây dựng chương
trình như sau:
1. Phải xây dựng được chuẩn trình độ đào tạo ở mỗi bậc học để làm cơ
sở xác đònh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo liên thông.
2. Ngành đào tạo trong từng bậc học và giữa các bậc học phải thống
nhất về tên gọi để tạo sự kết nối giữa hai bậc học.
3. Chương trình khung giáo dục cao đẳng chưa áp dụng thống nhất tại
các trường Cao đẳng.
4. Tài liệu học tập của bậc THCN vừa thiếu vừa không đồng bộ, nhất
là giáo trình, sách tham khảo mỗi trường sử dụng một tài liệu riêng, thiếu nhất
quán trong việc biên soạn sách giáo khoa khiến cho công việc kiểm tra liệt kê
nội dung mất rất nhiều thời gian , công sức và khó thực hiện.
5. Nghiên cứu về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trong các
trường chưa được quan tâm đúng mức thiếu chuyên gia xây dựng và phát triển
chương trình nên khi tiếp cận chương trình mới còn máy móc, lúng túng.
6. Giáo viên ở bậc THCN còn rất nhiều hạn chế về trình độ sư phạm,
về trình độ chuyên môn, cũng như nghiên cứu khoa học nên hiệu quả hợp tác
còn thấp khi xây dựng chương trình.
7. Còn tồn tại những quan điểm lệch lạc về ĐTLT và những nguyên
nhân khác tạo những cản trở vô hình cho quá trình xây dựng.
Đây cũng chính là những trở ngại đặt ra khi thực hiện đề tài. Tuy nhiên
xét về tính lòch sử của vấn đề nghiên cứu, đề tài có những thuận lợi sau :
1 Đào tạo liên thông đã chính thức trở thành chính sách trong giáo dục
– đào tạo ở nước ta.
2 Tuy chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo liên thông ở
nước ta, nhưng những công trình nghiên cứu đã có cũng đã đặt được những nền
móng cơ bản để giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra.
20
3 Đối với ngành Hàng hải, vì Việt Nam là thành viên của Tổ Chức
Hàng Hải Quốc Tế ( IMO ) nên chuẩn đào tạo về chuyên môn cơ bản phải
tuân theo quy đònh của IMO ở các bậc học.
4 Chuyên ngành và tên gọi của chuyên ngành ở bậc trung học và đại
học hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau ở mức độ cao thấp về trình độ
chuyên môn.
5 Tài liệu học tập ở bậc trung học đa phần là tài liệu học tập ở bậc đại
học được cắt bỏ những phần được xem là không cần thiết đối với bậc trung
học.
1.2 Mục đích và ý nghóa của đào tạo liên thông :
1.2.1 Khái niệm về đào tạo liên thông : Đào tạo liên thông là gì?
Có nhiều đònh nghóa về ĐTLT, nói về ĐTLT người ta thường đề cập
đến 3 thuật ngữ: articulation (quay chuyển hướng), credit transfer (chuyển tín
chỉ), cross – sectoral qualification linkage (liên kết thông qua các bậc học).
- Liên thông (Articulation) là sự ghép nối của hai hoặc nhiều hệ thống
trong một cộng đồng trường học để giúp sinh viên chuyển dễ dàng từ một bậc
học này tới một bậc học khác mà không phải học lại hoặc mất tín chỉ. Bên
cạnh đó nó cho phép sinh viên đạt được một trình độ kỹ năng cao hơn sau khi
hoàn tất khoá học.
- Chuyển tín chỉ (Credit transfer) là quá trình đánh giá kiến thức và kỹ
năng của người học ở một bậc học nào đó để xác đònh sự trùng lắp (overlap)
hay là tương đương với kiến thức và kỹ năng của bậc học khác để thừa nhận
các tín chỉ cho người học.
- Liên kết thông qua các bậc học (Cross – sector Qualification Linkage):
bất kỳ mối liên hệ chính thức giữa một trình độ nghề hoặc những phần của một
trình độ nghề với một trình độ học, đều được phát triển để tạo ra con đường
học tập xuyên suốt qua các bậc học, thông qua việc thỏa thuận giữa các cơ sở
đào tạo có các bậc học với sự chấp nhận của cơ quan quản lý và cấp văn bằng.
21
Theo dự án ĐTLT Australia:
“Đào tạo liên thông là quá trình liên kết hai hoặc nhiều bậc học vào
một mạch đường kế tiếp và tích hợp để người học có thể chuyển từ bậc học
này tới bậc học kia một cách liên tục với điều kiện thoả mãn một lượng tín chỉ
về thành tích học tập của bậc học trước đó mà có liên quan đến bậc học được
chuyển tới”
PGS.TS. Nguyễn Đại Thành- Vụ trưởng vụ THCN Bộ Giáo Dục & Đào
Tạo, trong Hội thảo Xây dựng chương trình đào tạo liên thông tại Hà Nội
tháng 10/2001, đã đưa ra đònh nghóa:
Đào tạo liên thông là quá trình đào tạo cho phép công nhận và
chuyển đổi kết quả học tập và rèn luyện của người học từ bậc học này
tới một số bậc học khác trong hệ thống đào tạo. Như vậy, liên thông có
thể hiểu với nghóa liên kết và chuyển đổi giữa các ngành học và bậc học
với nhau [2].
Theo đònh nghóa được đưa ra tại hội thảo Hà Nội 10/2001 thì ĐTLT là
một “quy trình cho phép và chuyển đổi “. Như vậy có thể hiểu ĐTLT bao gồm
hai khối công việc : 1- Kỹ thuật phát triển chương trình đào tạo ( để có thể kế
thừa kiến thức và kỹ năng ) ; 2- Thể chế chính sách vận hành điều khiển quá
trình này ( cho phép nối ghép với nhau giữa các khối kiến thức và kỹ năng ).
1.2.2 Các hình thức ĐTLT
Hiện nay trên thế giới tồn tại một số hình thức liên thông như sau:
- Liên thông dọc ( Vertical Articulation ): người học chuyển từ bậc học
thấp lên bậc học cao hơn trong cùng một ngành học như từ THCN lên cao
đẳng, THCN lên đại học, cao đẳng lên đại học.
- Liên thông ngang (Horizotal Articulation ): người học di chuyển trong
cùng bậc học để có thể học thêm những ngành tương tự hoặc khác ngành.
22
- Liên thông chéo ( Diagonal Articulation ): người học di chuyển sang các
bậc học khác nhau với chuyên ngành đào tạo không giống bậc học trước.
- Liên thông ngược ( Reversed Articulation ): người học chuyển từ bậc
học cao hơn xuống bậc học thấp hơn để rèn luyện những kỹ năng cần thiết có
thể không liên hệ với chuyên môn đã học.
1.2.3 Mục đích và ý nghóa ĐTLT
Đào tao liên thông có mục tiêu chính là nhằm đào tạo lực lượng lao
động chất lượng cao, đa dạng và hiệu quả để đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế
đang phát triển.
Ngoài ra đào tạo liên thông còn có ý nghóa sau:
- Thoả mãn nhu cầu học tập, tạo cơ hội rộng rãi hơn khi quyết đònh
chọn bậc học đối với người học . Đáp ứng nhu cầu học cho người học khi muốn
chuyển đổi bậc học cao hơn.
- Tận dụng nguồn lực hiện có của các cơ sở đào tạo, giảm bớt gánh
nặng đầu tư cơ sở vật chất và lực lượng giảng dạy.
- Nhà trường thấy rõ hơn ý nghóa của việc đổi mới mục tiêu, nội dung,
phương pháp giảng dạy trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
- Tăng cường chức năng quản lý nhà nước cao hơn trong việc điều chỉnh
cơ cấu lao động xã hội phù hợp với nhòp độ và xu hướng phát triển.
- Tạo điều kiện phân luồng học sinh sau THPT và giảm áp lực thi vào
đại học, điều phối cơ cấu lao động xã hội cân đối với nhu cầu lao động thò
trường.
- Có thể tạo được mối liên kết giữa nhà trường với cơ sở giáo dục khác,
giữa nhà trường với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dòch vụ tốt hơn.
- Tăng cường dân chủ hoá trong giáo dục.
1.3 Khái niệm chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, xây
dựng chương trình đào tạo liên thông.
23
1.3.1- Khái niệm chương trình đào tạo :
Chương trình đào tạo là gì ? Đây là câu hỏi còn nhiều tranh cãi. Tuỳ
theo cách lý giải khác nhau người ta có thể hiểu khác nhau về khái niệm
chương trình đào tạo [5], ví dụ :
- CTĐT là những điều được dạy trong nhà trường ( nhìn một cách tổng
quan)
- CTĐT là một tập hợp của các môn học ( xét về cách sắp xếp các môn
học)
- CTĐT là cái được dạy bên trong, và ngoài trường học nhưng được đònh
hướng bởi nhà trường ( nhìn từ góc độ xà hội ).
- CTĐT là cái mà người học trải qua như một kết quả giáo dục – đào tạo
(nhìn từ góc độ của người học ).
- V.v…
Như vậy, tương tự như khái niệm giáo dục , khái niệm chương trình đào
tạo có thể hiểu theo nghóa rộng và nghóa hẹp.Trong phạm vi nghiên cứu mà đề
tài đặt ra , chúng ta chỉ giới hạn khái niệm chương trình đào tạo theo nghóa hẹp
là tập hợp các môn học được dạy trong nhà trường [5]. Chương trình đào tạo
theo nghóa hẹp được xem là chương trình khung đào tạo. Chương trình đào tạo
nói chung và chương trình đào tạo liên thông nói riêng thường được xây dựng
theo một quy trình nhất đònh.
Trước khi bước vào thiết kế quy trình xây dựng chương trình đào tạo,
chương trình đào tạo liên thông chúng ta xem xét khái niệm xây dựng chương
trình đào tạo, xây dựng chương trình liên thông .
1.3.2- Khái niệm xây dựng chương trình đào tạo liên thông:
Xây dựng chương trình liên thông là nhằm tạo ra hệ thống các vấn
đề tạo điều kiện cho các bậc học và các nghề liên thông được với nhau.
Các vấn đề nêu trên là cơ chế liên thông, công nhận và chuyển đổi
tín chỉ kết quả học tập, quản lý đào tạo… Các vấn đề này liên kết với nhau
24
thành một hệ thống chặt chẽ đảm bảo quá trình liên thông diễn ra thông
suốt và theo trật tự qui đònh [4].
1.4 Thiết kế quy trình xây dựng chương trình đào tạo liên thông.
Để xây dựng chương trình đào tạo thường phải thực hiện các bước theo
quy đònh. Các bước đó được gọi là quy trình .
Qui trình là gì ?
Qui trình là thứ tự các bước tiến hành trong một quá trình sản xuất.
(Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, GS. Nguyễn Lân ).
Vậy,Thiết kế quy trình xây dựng chương trình đào tạo liên thông là thiết
kế trình tự tiến hành tạo ra chương trình đào tạo, mà chương trình này đưa đến
sự liên thông giữa các bậc học trong cùng một nghề hoặc giữa bậc học trong
một nghề nào đó đến các bậc học trong ngành nghề khác.
Để thiết kế quy trình đào tạo nhiều tác giả đã vận dụng “ Vòng quản lý
chất lượng Deming “ ( US. Deming, nhà quản trò học nổi tiếng người Mỹ).
Theo vòng quản lý chất lượng Deming ( hình 1.1 ) thì chu trình sản xuất
bất kỳ sản phẩm nào đó phải bắt đầu từ nghiên cứu thò trường tìm hiểu nhu cầu
khách hàng ( Marketing – M ), sau đó là thiết kế ( Project – P ), rồi mới tạo
sản phẩm (Production – P ), tiếp theo là tiêu thụ sản phẩm ( Consumer – C ) để
tiếp một chu trình sau trên cơ sở kinh nghiệm thu được trong chu trình trước.
Cứ như vậy sản phẩm tạo ra ngày càng hoàn thiện hơn.
Hình 1.1 : Vòng tròn quản lý chất lượng Deming (M - P - P - C)
MP
P C
25
Vận dụng vòng quản lý chất lượng Deming , Richard A. Swanson [ 33 ],
đã đưa ra quy trình xây dựng chương trình đào tạo gồm 5 giai đoạn:
1 Phân tích ( Analyze ) : nhằm xác đònh được nhu cầu đào tạo
2 Thiết kế ( Design ) : Thiết kế chương trình đào tạo và các bài học.
3 Triển khai ( Develop ) : triển khai cơ sở vật chất và phương pháp giảng
dạy.
4 p dụng ( Implement ) : Thực hiện chương trình đào tạo.
5 Đánh giá ( Control ) : Đánh giá chương trình đào tạo.
Theo Tác giả William Blank [32] chương trình xây dựng trải qua 11 bước:
1. Xác đònh và mô tả các đặc điểm của nghề
2. Xác đònh những yêu cầu chính của đối tượng người học
3. Xác đònh các công việc của nghề
4. Phân tích các công việc của nghề và bổ sung những kiến thức (chuyên
đề) cần thiết
5. Viết mục tiêu thực hiện của các công việc
6. Sắp xếp theo thứ tự các công việc và các mục tiêu thực hiện
7. Phát triển các bài kiểm tra thực hiện (thực hành)
8. Phát triển các bài kiểm tra kiến thức (lý thuyết)
9. Phát triển các hình thức hướng dẫn học tập
10. Phát triển các hệ thống quản lý việc học tập
11. Bổ sung và đánh giá chương trình đào tạo
Theo TS. John Collum (Trung tâm Giáo dục và Đào tạo lao động thuộc
Đại học Ohio, tiểu bang Ohio của Hoa kỳ ) đưa ra CTĐT nghề theo CDOT
(Curriculum Development for Occupational Training) trong hội thảo về “Xây
dựng chương trình và phát triển giảng dạy” tổ chức 17/8/1993 tại Columbo,
Srilanka:
1. Phân tích nhu cầu đào tạo
2. Nghiên cứu về nghề