Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Đề án BVMT cơ sở sản xuất dừa dòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.53 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ..........................................................................................6
Hình 1. Quy trình hoạt động của cơ sở.......................................................................7
STT.............................................................................................................................. 10
Hình 2. Bể tự hoại 3 ngăn..........................................................................................12


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở............................................................7
Bảng 2. Nhu cầu nguyên liệu sử dụng trung bình......................................................7
Bảng 3. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt chưa xử lý...........................10
Bảng 4. Kết quả phân tích mẫu không khí của Cơ sở.............................................13
Bảng 5. Chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở ước tính trong 01 tháng................14
Bảng 6. Kết quả phân tích tiếng ồn của Cơ sở.........................................................15
Bảng 7. Kế hoạch quản lý chất thải..........................................................................18
Bảng 8. Kế hoạch quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải.22
Bảng 9. Kế hoạch ứng phó sự cố...............................................................................22
Bảng 10. Kế hoạch quan trắc môi trường................................................................23


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Quy trình hoạt động của cơ sở.......................................................................7
Hình 2. Bể tự hoại 3 ngăn..........................................................................................12


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Đảng và Nhà nước luôn xem mục tiêu
phát triển kinh tế là động lực cho quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hoá Đất
nước.
Cùng với quá trình CNH – HĐH thì vấn đề ONMT ngày càng diễn ra nghiêm


trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của con người. Chính vì
vậy, mà chiến lược về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước đang
ngày càng được sự quan tâm của các cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa
học.
Cơ sở sản xuất Thanh Danh hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 34A8003943 do Phòng Tài chính Kế hoạch cấp lần đầu ngày 12 tháng
3 năm 2001 và đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 07 tháng 08 năm 2009 và đưa
vào hoạt động từ năm 2001 với công xuất 2 tấn sản phẩm/tháng., nhưng đến nay
cơ sở chưa có hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường.
Như vậy, theo Điều 1 của Nghị định 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014
của Chính phủ thì cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản; đồng thời
nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường. Trên cở hướng dẫn Luật
Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn liên quan, Cơ sở sản xuất Thanh
Danh tiến hành lập Đề án Bảo vệ Môi trường nhằm đánh giá những tác động do
hoạt động của cơ sở đến môi trường và các khu vực xung quanh. Trên cơ sở đó,
đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến
môi trường và các khu vực xung quanh, .
Cơ sở pháp lý
− Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;
− Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4
năm 2011 của Chính phủ về việc quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
− Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ngày 05/5/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày
29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về việc quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường;

− Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định
về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;


− Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 9/04/2012 của Chính phủ về việc Quản
lý chất thải rắn;
− Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên
Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại;
− Thông tư số 13/2012/TT-BXD ngày 31/12/2012 về hướng dẫn một số điều
của Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 09/4/2012 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn;
− Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
− Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ
sinh lao động.


CHƯƠNG 1.
MÔ TẢ TÓM TẮT CƠ SỞ
1.1 Tên cơ sở
Tên hộ kinh doanh: CƠ SỞ SẢN XUẤT THANH DANH
Địa chỉ liên hệ: Số 66 Nguyễn Thụy, phường Trần Phú, thành phố Quảng
Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
1.2 Chủ cơ sở
Đại diện: ông Trần Quang Danh
Địa chỉ liên hệ: Số 66 Nguyễn Thụy, phường Trần Phú, thành phố Quảng
Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại: 055.3825134
1.3 Vị trí địa lý của cơ sở

Cơ sở sản xuất Thanh Danh đặt tại số 66 Nguyễn Thụy, phường Trần Phú,
thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Với các mặt tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp: Nhà dân
- Phía Tây giáp: Đường ray xe lửa
- Phía Nam giáp: Nhà dân
- Bên Bắc giáp: Đường Nguyễn Thụy
1.4. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
1.4.1. Quy mô/công suất hoạt động

Quy mô cơ sở
Cơ sở đặt tại thửa đất số 151 tờ bản đồ số 23 tại số 66 Nguyễn Thụy, phường
Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Tổng diện tích mặt bằng lô đất
là 238,1 m2, bao gồm: nhà ở, khu vực sản xuất và sân bãi.

Công suất hoạt động/kinh doanh
Cơ sở sản xuất Thanh Danh hoạt động ngành nghề kinh doanh chủ yếu là:
sản xuất dừa dòn - công suất 2 tấn sản phẩm/tháng.
Quy trình hoạt động của cơ sở được trình bày như sau:


Dừa tươi
Nước thải
Chất thải rắn

Bóc vỏ

Thái lát mỏng

Trộn đường RS


Chất thải rắn

Rim

Khí thải

Sấy

Khí thải

Để nguội, đóng bao

Hình 1. Quy trình hoạt động của cơ sở
Thuyết minh quy trình hoạt động
Dừa tươi được bóc vỏ làm sạch, lấy nước. Sau đó được thái lát mỏng rồi trộn
đều với đường Rs. Dừa sau khi trộn đều với đường Rs được rim trên chảo để
đường bám đều trên bề mặt dừa, sau khi rim tiếp tục sấy khô trong lò sấy để dừa
được dòn rồi để nguội. Sau cùng dừa được đóng bao thành phẩm đem đi tiêu
thụ.

Máy móc, thiết bị sử dụng trong hoạt động kinh doanh
Máy móc thiết bị của cơ sở được tóm tắt và trình bày như bảng sau:
Bảng 1. Danh mục máy móc thiết bị tại cơ sở
STT

Tên thiết bị

1

Lò sấy


2

Chảo rim

3

Đơn vị

Số lượng

Hiện trạng



03

Đang sử dụng

Chảo

03

Đang sử dụng

Cái

01

Đang sử dụng


Máy đóng bao

(Nguồn Cơ sở sản xuất Thanh Danh)
 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu
Bảng 2. Nhu cầu nguyên liệu sử dụng trung bình
STT

Tên nguyên nhiên liệu

Số lượng (kg/tháng)

1

Đường kính trắng

4000


STT

Tên nguyên nhiên liệu

Số lượng (kg/tháng)

2

Dừa

2400


3

Bao bì nylon và giấy

100
(Nguồn Cơ sở sản xuất Thanh Danh)



Nhu cầu sử dụng điện

Điện của Cơ sở sản xuất Thanh Danh sử dụng hiện nay do Tổng cơ sở điện
lực Quảng Ngãi cung cấp, sử dụng chủ yếu để thắp sáng, điện phục vụ cho sinh
hoạt và hoạt động của cơ sở. Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở trung bình trong 1
tháng là 567 KWh

Nhu cầu sử dụng nước
Cơ sở sử dụng nước do công ty CP cấp thoát nước và XD Quảng Ngãi cấp, với
lượng nước sử dụng là 52 m3/tháng, tương đương 1,7m3/ngày (căn cứ theo hóa
đơn tiền nước của cơ sở)

Nhu cầu lao động
Tổng số công nhân viên hoạt động tại cơ sở là 05 người.
1.4.2. Thời gian hoạt động của cơ sở
Cơ sở sản xuất Thanh Danh được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
vào tháng 3 năm 2001, đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào ngày 07 tháng 08 năm
2009 và đi vào hoạt động chính thức vào năm 2001 với loại hình hoạt động sản
xuất mứt gừng, cơm rang, dừa dòn. Tuy nhiên, hiện tại cơ sở chỉ sản xuất dừa
dòn.

Thời gian hoạt động trung bình năm: 4-6 tháng/năm.


CHƯƠNG 2. NGUỒN CHẤT THẢI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ/XỬ LÝ
2.1. Nguồn chất thải rắn thông thường
2.1.1. Nguồn phát sinh
a. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn phát sinh tại cơ sở bao gồm chất thải sinh hoạt phát sinh từ
phân xưởng, khu vực văn phòng, nhà vệ sinh (như giấy vệ sinh, vải vụn...) với
số lượng nhân viên là 05 người, lượng phát thải bình quân khoảng 0,5
kg/người/ngày, ước tính khoảng 2,5 kg/ngày.
Rác thải sinh hoạt có thành phần:
− Các hợp chất có thành phần hữu cơ: thực phẩm, rau quả, thức ăn thừa….
− Các hợp chất có thành phần vô cơ: bao nylon, nhựa, plastic, PVC, thủy
tinh, hộp kim loại…
− Ngoài ra vào mùa mưa, rác thải có thể bị cuốn theo nước mưa chảy tràn
gây ô nhiễm và làm tắc nghẽn dòng chảy của các nguồn nước mặt, hoặc ngấm
xuống đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
Riêng các hợp chất có thành phần hữu cơ dễ phân hủy tạo thành như khí
CH4, H2S…là từ lượng thức ăn thừa của nhân viên tại cơ sở gây mùi hôi và là
nguồn thu hút chuột, ruồi nhặng, và các loại côn trùng truyền bệnh khác. Nên
nếu không có biện pháp thu gom và xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan
khuôn viên Cơ sở và sức khỏe của công nhân lao động.
b. Chất thải rắn từ quá trình hoạt động kinh doanh
Một lượng phế liệu trong quá trình hoạt động như giấy vụn, xốp, dây đai…
khoảng 1kg/ngày.
Rác thải từ quá trình sản xuất: Cùi dừa phát sinh sẽ được tận dụng làm chất
đốt cho lò sấy. Tro đốt phát sinh hàng ngày khoảng 20 kg/ngày
2.1.2. Biện pháp quản lý
Cơ sở đã bố trí các thùng chứa tại nơi phát sinh, sau đó thu gom về ngăn lưu

giữ rác thải sinh hoạt và giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển.
Hiện tại lượng rác này được đội thu gom rác thuộc Công ty Môi trường Đô thị
Quảng Ngãi thu gom hằng ngày.
Lượng vỏ dừa thải bỏ được làm chất đốt cho lò sấy dừa.
Lượng tro thải bỏ được thu gom vào bao đựng định kỳ 1 lần/ tháng cho người
khác ủ phân bón ruộng hoặc còn dư thu gom chung với rác sinh hoạt.
2.2. Nguồn chất thải lỏng
2.2.1. Nguồn phát sinh
Tổng lượng nước cấp của cơ sở trung bình tháng là 1,7m 3/ngày (52m3/tháng),
trong đó cơ sở sử dụng cho sinh hoạt của công nhân và nước sản xuất là


1,1m3/ngày, lượng nước còn lại 0,6m 3/ngày sử dụng cho sinh hoạt của hộ gia
đình.
a. Nước mưa chảy tràn
Theo số liệu trạm khí tượng thủy văn Quảng Ngãi, lượng mưa trung bình
năm tại Quảng Ngãi (số liệu năm 2012): 2.063 mm
Lưu lượng nước mưa chảy tràn : Q = 0,278*K*I*A
Trong đó:
A: Tổng diện tích của khu đất = 128 m2.
I : Cường độ mưa = 2.063 mm/ năm = 2,063 m/ năm.
K: Hệ số chảy tràn = 0,1.
Q = 0,278*K*I*A = 0,278 x 0,1 x 2,063 x 128 = 7,3 m3/năm
Thể tích nước mưa trung bình là 7,3 m3/năm.
Theo thống kê của WHO thì nồng độ ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
thông thường là:
- Nitơ: 0,5 – 1,5 mg/l
- Photpho: 0,004 – 0,03 mg/l
- COD: 10 – 20 mg/l
- TSS: 10 – 20 mg/l

Nước chảy tràn qua khu vực chủ yếu là nước từ mái nên các thành phần ô
nhiễm kéo theo không lớn. Do vậy, chủ cơ sở thu gom các máng thu gom và
thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung của khu vực
b. Nước thải sinh hoạt
Phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt của cán bộ công nhân
viên.
Lượng nước cấp: 5 người x 120 lít = 600lít/ngày
Lượng nước thải (bằng 80% lượng nước cấp): 600 lít/ngày x 80% =
480lít/ngày đêm (0.48 m3/ngày đêm)
Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: Các
chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất
dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli).
Tính chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt đặc trưng như sau:
Bảng 3. Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt chưa xử lý
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giá trị

QCVN
14:2008/BTNMT
Cột B

1

pH


-

6,7 – 6,99

5-9

2

BOD5

mg/L

220 - 400

50


3

TSS

4
5

mg/L

220 - 350

100


Amoni (tính theo N) mg/L

12 – 25

10

Coliforms

107 – 108

5.000

MPN/100mL

(Nguồn: Lâm Minh Triết, Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, 2006 và
QCVN 14:2000/BTNMT)
Quy chuẩn xả thải: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải sinh hoạt.
Nhận xét: Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm
vượt tiêu chuần thải cho phép. Do đó, cơ sở cũng đã thu gom và xử lý trước khi
xả ra môi trường.
c. Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất phát sinh tại cơ sở chủ yếu từ quá trình bóc tách vỏ dừa,
nước rửa sàn, vệ sinh dụng cụ… Lưu lượng nước thải phát sinh ước tính
0,5m3/ngày. Nước thải từ quá trình này được thu gom và xử lý qua 2 hố ga đặt
âm dưới đất, đến khi hố ga đầy thì cơ sở tiến hành thuê công ty môi trường đô
thị Quảng Ngãi đến hút và vận chuyển đi xử lý
Thời gian hút nước thải định kỳ khoảng 2 - 3 tháng/lần.
2.2.2. Biện pháp quản lý
a. Nước mưa chảy tràn

So với nước thải công nghiệp thì nước mưa khá sạch. Vì vậy cơ sở đã tách
riêng biệt đường thoát nước mưa ra khỏi nước thải sinh hoạt và cho thải vào hệ
thống thoát nước chung thành phố. Hơn nữa, toàn bộ khuôn viên cơ sở được bê
tông hóa hoàn toàn, nên nước mưa tương đối sạch, bề mặt các khu vực văn
phòng, nhà xưởng, sân bãi… sẽ được thường xuyên quét dọn, làm vệ sinh nhằm
làm giảm thiểu sự lôi cuốn các chất dơ bẩn khi nước mưa chảy tràn qua khuôn
viên cơ sở.
b. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt được thu gom vào bể tự hoại 3 ngăn để xử lý sơ bộ trước
khi thải ra hầm rút tự thấm.
Bể tự hoại đồng thời có 2 chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng
giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu
cơ bị phân giải, một phần tạo thành khí và một phần tạo thành các chất vô cơ
hoà tan.


Hình 2. Bể tự hoại 3 ngăn
Quy trình công nghệ, thiết bị của bể tự hoại 3 ngăn:
+ Nguyên tắc: Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm
bể chứa - lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn
trong dòng nước thải. Nhờ các vị trí ống dẫn, nước thải chảy qua bể lắng theo
chiều chuyển động từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp
bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi
sinh vật hấp thụ và chuyển hóa. Ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng
làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các
hạt của lớp vật liệu lọc và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước. Lớp vật liệu lọc
bao gồm 3 lớp; lớp sạn 1 x 3cm, lớp cát vàng, lớp đá 4 x 6cm. Bên trên lớp vật
liệu có đặt máng nước tràn bằng bê tông để nước từ bể lắng được tràn đều trên
bề mặt lớp lọc.
+ Tiêu chuẩn đạt được: Sử dụng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh

hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt, ổn định. Hiệu suất xử lý trung bình theo hàm
lượng cặn lơ lửng SS, nhu cầu oxy hóa học COD, nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 từ
70 – 75%.
c. Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất phát sinh tại cơ sở được thu gom qua 2 hố ga chứa nước
thải. Định kỳ khoảng 2-3 tháng/ lần cơ sở tiến hành thuê công ty môi trường đô
thị Quảng Ngãi đến hút vận chuyển đi xử lý, tại cơ sở sản xuất Thanh Danh
hoàn toàn không thải bỏ nước thải sản xuất ra môi trường vì vậy không tiến
hành lấy mẫu nước thải.
2.3. Nguồn chất thải khí
2.3.1. Nguồn phát sinh
Toàn bộ máy móc, thiết bị tại cơ sở đều sử dụng nguồn điện lưới Quốc Gia
trong quá trình vận hành, vì vậy không có khí thải từ nhiên liệu cho các loại thiết
bị sử dụng mà chủ yếu là:
• Khói thải từ quá trinh rim và sấy dừa.
• Bụi trong vận chuyển, quá trình đóng gói...


• Nhiệt từ quá trình rim, sấy dừa: nhiệt độ phát sinh từ quá trình hoạt động
ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất, mặt khác nhiệt độ từ nồi rim và lò
sấy ảnh hưởng đến người dân xung quanh gây cảm giác nóng, khó chịu,
nặng có thể dẫn đến khó thở và ngất...
• Khí thải được phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải vận chuyển
nguyên vật liệu sản xuất và sản phẩm ra vào Cơ sở. Thành phần các chất ô
nhiễm trong khí thải của hoạt động này bao gồm SOx, NOx, CO, CO2…
Nguồn ô nhiễm này phân bố rải rác và khó khống chế, tuy nhiên tải lượng
ô nhiễm không nhiều do đó sự ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải
trong khu vực sản xuất là không đáng kể.
2.3.2. Biện pháp quản lý
Để khống chế bụi phát sinh, cơ sở áp dụng một số biện pháp sau:

Phát tán khói thông qua ống khói cao 13m.
Đối với nhiệt độ: lò sấy, lò nấu được xây bằng gạch, phủ xi măng.
+ Bố trí ống khói cao 13m còn giúp đưa bớt lượng nhiệt dư ra ngoài
+ Bố trí quạt đứng giúp giảm nhiệt độ tại khu vực sản xuất
+ Trang bị khẩu trang, găng tay cho công nhân làm việc trực tiếp tại khu vực
có nhiệt độ cao.
Tại cơ sở đã bê tông hóa đường nội bộ để giảm thiểu bụi phát sinh;
Các phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở tuyệt đối không được nổ máy trong
khi giao nhận hàng nhằm giảm thiểu các loại khí thải.
2.3.3. Kết quả phân tích chất lượng không khí
- Vị trí lấy mẫu: khu vực cơ sở Thanh Danh
- Thời điểm lấy mẫu: Mẫu được lấy ngày 24/10/2014
- Thông số phân tích: Nhiệt độ, độ ẩm, Bụi, SO2, NO2.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng không khí xung quanh.
Bảng 4. Kết quả phân tích mẫu không khí của Cơ sở
STT

Chỉ tiêu

1

Nhiệt độ

2
3
4
5

Đơn vị

o

Phương pháp
phân tích

Kết quả

QCVN
05:2013/BTNMT

C

Máy vi khí hậu

30,2

-

Bụi

µg/m3

TCVN 5067:1995

120

300

SO2
NO2

CO

µg/m3
µg/m3
µg/m3

TCVN 5971:1995
TCVN 6137:1996
TCN 352-89

77
58
11.250

350
200
30.000

Nguồn: Trung tâm trắc địa và quan trắc môi trường


2.4. Nguồn chất thải nguy hại
2.4.1. Nguồn phát sinh
Nguồn và loại chất thải nguy hại phát sinh:
- Bóng đèn huỳnh quang hỏng: Bóng đèn hỏng sau khi sử dụng thắp sáng;
Số lượng chất thải nguy hại phát sinh cụ thể như bảng sau:
Bảng 5. Chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở ước tính trong 01 tháng
STT

Tên chất thải


Trạng thái tồn tại
(Rắn/Lỏng/Bùn)

1

Bóng đèn huỳnh quang thải

Rắn

Tổng số lượng

Số lượng
trung
bình
(kg/tháng)
0,1
0,1

Nguồn: Cơ sở sản xuất Thanh Danh
2.4.2. Biện pháp quản lý
Hiện tại, lượng chất thải nguy hại tương đối ít nên cơ sở thu gom chung với
chất thải sinh hoạt. Chưa có thùng chứa riêng biệt, và nơi lưu trữ đúng quy định.
Cơ sở cam kết trong thời gian tới sẽ tiến hành lưu trữ đúng theo quy định quản lý
chất thải nguy hại của nhà nước, và khi đủ khối lượng sẽ hợp đồng với đơn vị có chức
năng thu gom và xử lý đúng quy định về xử lý chất thải nguy hại.
2.5. Nguồn tiếng ồn, độ rung

2.5.1. Nguồn phát sinh
Tiếng ồn phát sinh từ máy đóng bao, đóng gói…

Tiếng ồn do va chạm cơ học giữa các thùng xe…
Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông ra vào cơ sở: xe máy, xe hơi của cán
bộ công nhân viên và khách, xe tải vận chuyển hàng hóa tới cơ sở và vận chuyển
sản phẩm đi tiêu thụ;
Các loại xe vận chuyển ra vào cơ sở là nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu.
Tuy nhiên, các nguồn ồn này là phân tán và không đáng kể.
Ảnh hưởng của tiếng ồn

Tai người chỉ có thể chịu được tối đa tác động của tiếng ồn trong một
khoảng thời gian nhất định mỗi ngày phụ thuộc vào mức ồn khác nhau. Nếu tác
dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, hiện tượng mệt mỏi kéo dài, thích giác
không có khả năng phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường. Sau một thời
gian dài sẽ phát triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý, dẫn đến thoái
hóa trong tai, gây ra các bệnh nặng tai và bệnh điếc (Đinh Đắc Hiến và Trần Văn
Địch, 2005).

Tiếng ồn có cường độ cao và trung bình kích thích mạnh hệ thống
thần kinh trung ương, gây ra rối loại về chức năng thần kinh và thông qua hệ
thống thần kinh tác động lên các cơ quan và hệ thống khác của cơ thể.



Tiếng ồn cũng gây ra những thay đổi trong hệ thống tim mạch kèm
theo sự rối loạn trương lực bình thường của mạch máu và rối loạn nhịp tim.
2.5.2. Biện pháp quản lý
- Tra dầu mỡ, bảo dưỡng máy đóng bao theo định kỳ. Lấy sạch dây đóng
bao còn sót hoặc mắc vào ổ kim khi hết sử dụng trong ngày. Khu vực đóng bao
được đặt tại khu riêng, gần nơi chứa thành phẩm.
- Xe ra vào yêu cầu đi với tốc độ chậm 5km/h.
- Không bóp còi trong cơ sở.

- Thường xuyên bảo trì các phương tiện vận chuyển.
- Không cho các xe nổ máy trong lúc chờ nhận hàng.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các phương tiện vận chuyển, đảm bảo
tình trạng kỹ thuật tốt.
- Cơ sở luôn vệ sinh sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc, giữ vệ sinh và đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm
2.5.3. Kết quả phân tích tiếng ồn
- Vị trí lấy mẫu: khu vực cơ sở Thanh Danh
- Thời điểm lấy mẫu: Mẫu được lấy ngày 24/10/2014
- Thông số phân tích: độ ồn.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về tiếng ồn.
Bảng 6. Kết quả phân tích tiếng ồn của Cơ sở
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

1

Độ ồn

dBA

Phương pháp phân
tích
Sound Level Meter

Kết quả

68,7

QCVN
26:2010/BTNMT
70

Nguồn: Trung tâm trắc địa và quan trắc môi trường
2.6. Các vấn đề môi trường, vấn đề kinh tế - xã hội do cơ sở tạo ra không
liên quan đến chất thải

 Khả năng cháy nổ
Khả năng gây cháy nổ có thể được chia thành những nhóm chính:
- Do những vật liệu rắn dễ cháy bị bắt lửa;
- Tồn trữ các loại rác, bao bì giấy, nilon, vải vụn các loại trong các lớp bọc
hay khu vực có lửa hay nhiệt độ cao;
- Bất cẩn trong việc thực hiện các biện pháp an toàn PCCC (lưu trữ nhiên
liệu, gas… không đúng quy định);
- Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện động cơ phát sinh nhiệt dẫn
đến cháy, hoặc khi chập mạch khi mưa giông to;
- Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ…


Sự cố cháy nổ sẽ gây thiệt hại to lớn về kinh tế và làm ô nhiễm cả ba hệ
sinh thái đất, nước, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa còn ảnh hưởng
đến hoạt động của cơ sở, đe dọa đến tính mạng con người và tài sản.
 Tai nạn lao động
− Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc;
− Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện;
− Bất cẩn trong quá trình lao động;
− Tình trạng sức khỏe không tốt của người lao động.

− Tai nạn lao động trong quá trình nạo dừa như đứt tay do bất cẩn.
* Biện pháp phòng ngừa
− Trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy;
− Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị.
− Kiểm tra dây điện tránh tình trạng quá tải trên đường dây;
− Trong thời gian tới, cơ sở cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp đã
được nêu, ngoài ra còn thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt.
Các phương tiện chữa cháy sẽ được kiểm tra thường xuyên và luôn trong tình
trạng sẵn sàng
 Phòng ngừa sự cố về vệ sinh và an toàn lao động
Cơ sở thực hiện tất cả các biện pháp vệ sinh và an toàn lao động, các quy
định, tiêu chuẩn, yêu cầu liên quan của Bộ luật Lao động theo Nghị định 06/NĐCP của chính phủ Việt Nam kí ngày 20/01/2005. Các biện pháp nhằm giảm thiểu
các tác nhân ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân được áp dụng:
− Trang bị quần áo và thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, tạo điều
kiện cho người lao động làm việc thoải mái, dễ chịu;
− Hướng dẫn công tác sơ cứu và cấp cứu cho công nhân;
− Đảm bảo chiếu sáng cho những khu vực làm việc;
− Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt Tiêu chuẩn do
Bộ Y tế ban hành nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động;
Cơ sở cam kết trong thời gian tới tiếp tục thực hiện các biện pháp đã nêu và
thực hiện thêm công tác:
- Giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về bảo vệ môi
trường và ý thức kỷ luật lao động.
- Tổ chức các chương trình kiểm tra và giám định sức khoẻ định kỳ cho cán
bộ, công nhân viên.


CHƯƠNG 3
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HÀNG NĂM
3.1 . Kế hoạch quản lý chất thải

Với mục tiêu quản lý môi trường nhằm theo dõi, phòng chống, khắc phục và giảm
thiểu đến mức thấp nhất các tác động bất lợi đến môi trường, đặc biệt là phòng chống
các sự cố về môi trường có thể xảy ra để bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cuộc
sống cộng đồng dân cư và công nhân trực tiếp sản xuất. Cơ sở sản xuất Thanh Danh có
chương trình quản lý môi trường chặt chẽ, cụ thể để giảm thiểu tốt nhất ô nhiễm tại
nguồn. Một số công trình xử lý môi trường đã, đang và sẽ thực hiện được trình bày
trong bảng sau:


Bảng 7. Kế hoạch quản lý chất thải
Giai
đoạn
của cơ
sở
1
Vận

Nguồn phát
sinh chất thải

Loại chất thải và
tổng lượng/lưu
lượng

Biện pháp quản lý/xử lý

2

3


4

hành
CTSH

Chất thải rắn

3.

- Bố trí các thùng rác để lưu trữ.

thông thường

4.

- Thu gom với tần suất 1

2,5 kg/ngày
Rác thải sản
xuất thông
thường

Chất thải rắn:

- Giấy vụn,
xốp, dây đai…
khoảng
1kg/ngày.
Tro
đốt

phát sinh hàng
ngày khoảng 20
kg/ngày

Kinh phí
thực hiện
hằng năm
(đồng)
5

5.000.000

lần/ngày.
5.000.000

Lượng vỏ dừa thải bỏ được làm
chất đốt cho lò sấy dừa.
Lượng tro thải bỏ được thu gom
vào bao đựng định kỳ 1 lần/ tháng
cho người khác ủ phân bón ruộng
hoặc còn dư thu gom chung với rác
sinh hoạt.

Thời
gian
thực
hiện
6

7


Trong

Công ty

suốt quá

môi trường

trình

đô thị

hoạt

Quảng

động

Ngãi

Trong

Đơn vị thu

suốt quá

gom tại địa

trình


phương

hoạt
động

18

Trách
nhiệm
thực hiện


Giai
đoạn
của cơ
sở

Nguồn phát
sinh chất thải

Loại chất thải và
tổng lượng/lưu
lượng

Biện pháp quản lý/xử lý

Nước thải sinh

Chất thải lỏng


Được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trước

hoạt

0,48 m3/ngày.đêm

Kinh phí
thực hiện
hằng năm
(đồng)

Thời
gian
thực
hiện
Trong

Trách
nhiệm
thực hiện

suốt quá
5.000.000

khi thải ra môi trường

trình

Chủ cơ sở


hoạt
động

Nước thải sản xuất phát sinh tại cơ sở
Trong

được thu gom qua 2 hố ga chứa nước
Nước thải sản

Chất thải lỏng 0,5

thải. Định kỳ khoảng 2-3 tháng/ lần

xuất

m3/ngày

cơ sở tiến hành thuê công ty môi

suốt quá
5.000.000

trình

Chủ cơ sở

hoạt

trường đô thị Quảng Ngãi đến hút vận


động

chuyển đi xử lý
Nước mưa
chảy tràn trên

-

Xây dựng cống thoát nước mưa tách

Tự xử lý

riêng.

Trong
suốt quá

bề mặt

trình
hoạt
động

19

Chủ cơ sở


Giai

đoạn
của cơ
sở

Nguồn phát
sinh chất thải

Loại chất thải và
tổng lượng/lưu
lượng

Bụi và khí thải

-

phát sinh từ
các

Biện pháp quản lý/xử lý

Kinh phí
thực hiện
hằng năm
(đồng)

Quản lý nội vi;
Quy định tốc độ khi các xe lưu
-

tiện giao thông

vận tải

trình

Chủ cơ sở

hoạt
động

Chất thải khí

- Tra dầu mỡ, bảo dưỡng máy
đóng bao theo định kỳ. Lấy sạch dây
đóng bao còn sót hoặc mắc vào ổ kim
khi hết sử dụng trong ngày. Khu vực
đóng bao được đặt tại khu riêng, gần
nơi chứa thành phẩm.
- Khôngbóp còi trong cơ sở.
- Thường xuyên bảo trì các
phương tiện vận chuyển.
- Không cho các xe nổ máy
trong lúc chờ nhận hàng.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo
trì các phương tiện vận chuyển, đảm
bảo tình trạng kỹ thuật tốt.

Tiếng ồn và
độ rung

CTNH


Trách
nhiệm
thực hiện

suốt quá

thông trong khuôn viên công ty.

phương

Thời
gian
thực
hiện
Trong

CTNH
0,1 kg/tháng

Trong
suốt quá
trình

Chủ cơ sở

hoạt
động

4.000.000


- Hiện tại, lượng chất thải nguy hại

tương đối ít nên cơ sở thu gom chung
với chất thải sinh hoạt. Chưa có thùng

Đang
tiến hành

20

Chủ cơ sở


Giai
đoạn
của cơ
sở

Nguồn phát
sinh chất thải

Loại chất thải và
tổng lượng/lưu
lượng

Biện pháp quản lý/xử lý

Kinh phí
thực hiện

hằng năm
(đồng)

Thời
gian
thực
hiện

chứa riêng biệt, và nơi lưu trữ đúng quy
định.
Cơ sở cam kết trong thời gian tới sẽ tiến
hành lưu trữ đúng theo quy định quản lý
thực hiện

chất thải nguy hại của nhà nước, và khi
đủ khối lượng sẽ hợp đồng với đơn vị có
chức năng thu gom và xử lý đúng quy
định về xử lý chất thải nguy hại

21

Trách
nhiệm
thực hiện


3.2 Kế hoạch quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải
Bảng 8. Kế hoạch quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải
Giai đoạn
vận hành

của cơ sở

Vấn đề
môi trường

1

2

Biện pháp
quản lý/xử lý
3
- Lắp đặt bình chữa cháy

Kinh phí
dự kiến
hằng năm

Trách nhiệm
thực hiện

4

5

5.000.000 đ/năm

Chủ cơ sở

10.000.000 đ/năm


Chủ cơ sở

- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết
Sự cố cháy nổ

bị.
- Kiểm tra dây điện tránh tình trạng quá tải trên
đường dây;

Vận hành
Tác động đến an
ninh trật tự

- Có cửa cổng, hàng rào tại khu vực cổng xe ra vào.

3.3 Kế hoạch ứng phó sự cố
Bảng 9. Kế hoạch ứng phó sự cố
Giai đoạn
của cơ sở

Loại sự cố
có thể xảy ra

Biện pháp ứng phó

Trách nhiệm thực hiện

1
Vận hành


2

3

4
Tất cả cán bộ, nhân viên

- Lắp đặt bình chữa cháy.
Sự cố cháy nổ

- Thông báo với cơ quan chức năng

trong cơ sở

22


Sự cố an toàn

- Tập huấn cho nhân viên về vấn đề an toàn lao động
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị, bảo hộ lao động

lao động

Tất cả nhân viên làm việc
tại cơ sở

3.4 Kế hoạch quan trắc môi trường
Bảng 10. Kế hoạch quan trắc môi trường

Giai đoạn

Nội dung

của cơ sở

quan trắc

Chất lượng môi
trường không khí
xung quanh

Điểm quan trắc
(mã số, địa danh,
tọa độ)

Thông số

Tần suất

quan trắc

quan trắc

Kinh phí
dự kiến
(đồng)

01 điểm tại khu
vực cổng ra vào


Bụi, SO2, NO2,

01 điểm tại khu

CO, tiếng ồn

Trách nhiệm thhực hiện

Chủ cơ sở kết hợp đơn vị có chức năng
02 lần/năm

1.0000.000

02 lần/năm

5.000.000

đo đạc, phân tích môi trường

vực sản xuất

Quản lý giám sát

Nơi lắp đặt các

chất thải rắn

thùng chứa


Kiểm soát quá
trình thu gom
rác

23

Chủ cơ sở kết hợp đơn vị có chức năng


KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Trong quá trình hoạt động, cơ sở sản xuất Thanh Danh làm phát sinh chất
thải khí, nước thải...ra môi trường, Cơ sở cũng đãn kịp thời áp dụng các biện
pháp nhằm giảm thiểu các tác động như:
− Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất trước khi thải
ra hệ thống thoát nước chung của thành phố
− Thu gom và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải rắn sinh
hoạt theo đúng quy định;
− Chất thải công nghiệp không nguy hại được phân loại và lưu trữ nơi quy
định;
− Chất thải nguy hại được thu gom, phân loại và lưu trữ đúng nơi quy
định,;
− Thực hiện tốt các biện pháp về phòng cháy chữa cháy và an toàn lao
động trong Cơ sở;
2. Kiến nghị
Cơ sở sản xuất Thanh Danh đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét thẩm
định và cấp giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho Cơ sở.
Hỗ trỡ cơ sở trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm
đảm bảo hoạt động của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến
khu vực xung quanh.

3. Cam kết
Cơ sở sản xuất Thanh Danh cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các
biện pháp bảo vệ môi trường đã đề ra trong đề án. Các công việc nêu trên chúng
tôi sẽ hoàn thành theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ của đề án bảo vệ môi
trường đã được phê duyệt. Cơ sở cam kết:
− Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn khu vực xung quanh Cơ sở
đạt tiêu chuẩn – QCVN 05:2013/BTNMT - chất lượng không khí xung quanh,
QCVN 26:2010/BTNMT – Tiêu chuẩn tiếng ồn khu vực xung quanh;
− Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn trong khu vực Cơ sở đạt tiêu
chuẩn Tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/2002/TC-BYT của Bộ Y tế;
− Hệ thống thoát nước mưa được tách riêng với hệ thống thu gom nước
thải;
− Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý đạt QCVN
14:2008/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
− Công tác quản lý chất thải rắn được thực hiện theo Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 09/04/2012 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và


Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc quản lý chất thải nguy hại;
− Thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ 06 tháng/lần (trước
15/06 và trước 15/12 hàng năm) gửi về Phòng Tài nguyên và Môi trường Tp
Quảng Ngãi để theo dõi giám sát;
− Cam kết đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp để
xảy ra các sự cố trong quá trình hoạt động của Cơ sở, trình báo ngay với các cơ
quan quản lý môi trường địa phương để kết hợp đưa ra biện pháp xử lý nguồn ô
nhiễm này.
Cơ sở sản xuất Thanh Danh cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt
Nam trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các quy định về môi trường.



×