Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 161 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC

LÊ HOÀI MI

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC

LÊ HOÀI MI

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ ĐÌNH QUA



Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017.


LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của Ban Chủ nhiệm Khoa Khoa học Giáo dục, em đã
tiến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài
“Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”.
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Ngô Đình Qua,
giảng viên Khoa Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, người Thầy đã tận tình giúp đỡ, góp ý cho em trong quá trình thực
hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Phòng Khoa học Công nghệ và
Môi trường - Tạp chí Khoa học, các Thầy, Cô Trợ lý Khoa học của Khoa Khoa
học giáo dục, Khoa Hóa học, Khoa Lịch sử đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc
cung cấp những thông tin quý báu về thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh,
những thông tin này là nguồn tư liệu thiết thực giúp em có thể hoàn thành khóa
luận một cách chu đáo nhất.
Xin chân thành cảm ơn các bạn và các em sinh viên của ba Khoa Khoa
học giáo dục, Hóa học và Lịch sử đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát, phỏng
vấn để thu thập những thông tin cần thiết cho khóa luận.
Mặc dù đã đầu tư nhiều công sức, nhưng chắc chắn khóa luận không thể
tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của quý Thầy, Cô,
quý anh, chị và các bạn cùng khóa để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Trân trọng biết ơn!



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài..................................................................................... 1

2.

Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3

3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..................................................... 3

4.

Gỉa thuyết nghiên cứu ........................................................................... 3

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 4

6.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4


7.

Giới hạn đề tài ........................................................................................ 8

Chương 1 .......................................................................................................... 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG .............. 9
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN.......................................... 9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 15
1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài ........................................ 26
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 51


Chương 2 ........................................................................................................ 53
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN .......................................................................................... 53
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........... 53
2.1. Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh ............................................................................................................... 53
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .......................................................... 54
2.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh................................................ 57
2.3.1. Thực trạng tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên ................. 58
2.3.2. Mục tiêu của hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học ................... 63
2.3.3. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sinh viên........... 66
2.3.4. Kết quả của hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học ..................... 69
2.3.5. Thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi thực hiện nghiên cứu khoa
học


............................................................................................................... 72

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ................................. 78
2.4.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học
............................................................................................................... 78
2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch sinh viên nghiên cứu khoa học ............ 84
2.4.3. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sinh viên nghiên cứu khoa học ..... 91
2.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sinh viên nghiên cứu
khoa học.......................................................................................................... 94


2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh ............................................................................................................... 97
2.5.1. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý................................................. 97
2.5.2. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý .................................................... 99
2.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý ............................................ 101
2.6. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 103
2.6.1. Căn cứ đề xuất biện pháp ................................................................... 103
2.6.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ......................... 105
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 116
1.

Kết luận............................................................................................... 116

2.


Kiến nghị............................................................................................. 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 118
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 123
Phụ lục 1: Kế hoạch hoạt động Khoa học Công nghệ và Môi trường năm
học 2016-2017 .............................................................................................. 124
Phụ lục 2: Văn bản hướng dẫn triển khai kế hoạch sinh viên nghiên cứu
khoa học năm học 2016-2017 ..................................................................... 126
Phụ lục 3: Kế hoạch tổ chức Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học
Khoa Khoa học giáo dục năm học 2016-2017........................................... 130


Phụ lục 4: Dự trù kinh phí Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học
Khoa Khoa học giáo dục năm học 2015-2016........................................... 132
Phụ lục 5: Phiếu phỏng vấn 1..................................................................... 135
Phụ lục 6: Phiếu phỏng vấn 2..................................................................... 137
Phụ lục 7: Phiếu thăm dò ý kiến ................................................................ 139


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Ký hiệu

1

Bảng 2.1

2


Bảng 2.2

Tên bảng
Vài nét về đối tượng khảo sát (Sinh
viên)
Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa
học đối với sinh viên

Trang
57

67

Tổng hợp kết quả công trình dự thi
3

Bảng 2.3

sinh viên nghiên cứu khoa học cấp

70

Thành phố và cấp Bộ (2005-2015)
Những thuận lợi của sinh viên khi
4

Bảng 2.4

tham gia hoạt động nghiên cứu khoa


73

học
Những khó khăn của sinh viên khi
5

Bảng 2.5

tham gia hoạt động nghiên cứu khoa

76

học
Mức độ thực hiện của việc xây dựng kế
6

Bảng 2.6

hoạch tổ chức hoạt động sinh viên
nghiên cứu khoa học

81

Mức độ thực hiện của việc tổ chức thực
7

Bảng 2.7

hiện kế hoạch sinh viên nghiên cứu


87

khoa học
Mức độ thực hiện của việc chỉ đạo thực
8

Bảng 2.8

hiện kế hoạch sinh viên nghiên cứu
khoa học

93


Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá
9

Bảng 2.9

việc thực hiện kế hoạch sinh viên

95

nghiên cứu khoa học
Sự ảnh hưởng của đối tượng quản lý
10

Bảng 2.10


đến công tác quản lý hoạt động nghiên

98

cứu khoa học của sinh viên
Sự ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến
11

Bảng 2.11

công tác quản lý hoạt động nghiên cứu

100

khoa học của sinh viên
Sự ảnh hưởng của môi trường quản lý
12

Bảng 2.12

đến công tác quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên

102


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT

Ký hiệu


1

Hình 1.1

Tên hình
Sơ đồ thể hiện sự liên hệ giữa các yếu tố
của quản lý giáo dục

Trang
22

Thực trạng nghiên cứu khoa học của
2

Hình 2.1

sinh viên Trường Đại học Sư phạm

59

Thành phố Hồ Chí Minh.
3

Hình 2.2

4

Hình 2.3


Lý do chưa tham gia nghiên cứu khoa
học của sinh viên
Mục tiêu của hoạt động sinh viên nghiên
cứu khoa học

61

64

Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện kế
5

Hình 2.4

hoạch sinh viên nghiên cứu khoa học
cấp Khoa

86


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Để thực hiện thành công sự nghiệp lớn lao này đòi hỏi phải phát huy sức
mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Riêng đối với sinh viên,
trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của mình trong sự nghiệp chung,
từ đó xác định trách nhiệm của bản thân đối với sự đi lên mạnh mẽ của đất
nước. Trong tình hình mới đó, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi sinh viên là phải học
tập: học tập một cách khẩn trương, kiên trì, không biết mệt mỏi để nắm lấy mọi
tri thức cần thiết, chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học công nghệ, trở thành

những người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, những nhà quản lý giỏi, tích
cực nghiên cứu, sáng tạo góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc, đưa đất
nước sánh vai với bè bạn năm châu. Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa
học chính là chìa khóa thành công của sinh viên trên đường học tập và nghiên
cứu ở nhà trường đại học, cao đẳng.
Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên là phương pháp có hiệu quả
nhất trong việc đào tạo những người cán bộ ở trình độ đại học. Nó phát triển
tối ưu tư duy sáng tạo, phát triển tính linh cảm khoa học, phát triển những kỹ
năng, kỹ xảo nghiên cứu khoa học của người sinh viên trong quá trình tiếp nhận
tri thức, từ đó sử dụng chúng vào giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
Hoạt động nghiên cứu khoa học là cơ hội để sinh viên tự thể hiện nhân cách
của mình và hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Hoạt động nghiên cứu khoa
học trong sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập,
khóa luận tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học…, sinh viên sẽ được rèn luyện khả

1


năng trình bày một vấn đề, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một
cách khoa học những quan điểm; rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến
thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động
nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra những bước
đi ban đầu để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộc sống
đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn.
Ngày 12/10/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
201/1999/QĐ-TTG về việc xây dựng hai trường đại học sư phạm trọng điểm:
Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành
Trường Đại học Sư phạm trọng điểm. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với
Đảng, Nhà nước và Nhân dân, Nhà truờng đã tuyên bố sứ mạng: “Trường Đại

học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường Đại học hàng
đầu của Việt Nam, đảm bảo có uy tín với trình độ và chất lượng cao về các sản
phẩm đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực khoa
học cơ bản và khoa học giáo dục - sư phạm” [34].
Tuy nhiên, có một số nhận định rằng, đa số sinh viên hiện nay lại chưa
nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, do đó, chưa thực sự
có sự hứng thú, say mê, đầu tư đúng mức vào hoạt động này. Trong quá trình
tiến hành làm các bài tiểu luận cuối kỳ, thực hiện công trình nghiên cứu khoa
học, tôi nhận thấy nhận định này là chính xác. Phần lớn sinh viên Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ít quan tâm và không chú trọng đến vấn
đề nghiên cứu khoa học, tỷ lệ sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa
học còn thấp vì sinh viên chưa thấy được ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu
khoa học trong môi trường đại học.
Bên cạnh thực tế đó, các cấp quản lý tuy rằng đã có một số thành tích
đáng kể trong việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học cho sinh viên, tổ

2


chức bài bản các hội thi sinh viên nghiên cứu khoa học, tuy nhiên vẫn chưa có
sức thu hút đối với sinh viên cũng như chưa huy động được đa số sinh viên
tham gia nghiên cứu khoa học. Vì thế mỗi năm học, số lượng đề tài tham gia
rất hạn chế, cũng như chất lượng các đề tài vẫn chưa cao so với mong đợi của
các nhà quản lý.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đứng ở vị trí là một sinh viên say mê và yêu
thích nghiên cứu khoa học, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa

học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học,
góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.

Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.

Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Gỉa thuyết nghiên cứu

3


Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của các cấp quản lý
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được thành tích trong
chức năng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên; chức năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa
học; tuy nhiên vẫn còn hạn chế trong chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực
hiện kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao công tác quản
lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.

Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên các cơ sở phương pháp luận sau đây:
6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Quan điểm này giúp người nghiên cứu tìm hiểu toàn diện, nhiều vấn đề
có quan hệ với nhau về thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên.
Với cách tiếp cận này người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt
chẽ giữa quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học với quản lý các hoạt động
khác của nhà trường; trong đó công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
4


của sinh viên của nhà quản lý là một hệ thống con với các yếu tố hợp thành
nằm trong hệ thống quản lý chung của toàn trường. Các yếu tố hợp thành bao
gồm: chủ thể, mục đích, nội dung, phương pháp và kết quả quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên. Các yếu tố này phối hợp chặt chẽ với nhau
tạo nên hệ thống quản lý chung của toàn trường, giúp cho các hoạt động dạy và
học của nhà trường trở nên hoàn thiện và vận hành tốt hơn.
6.1.2. Quan điểm lịch sử - logic

Khi nghiên cứu thực trạng, người nghiên cứu xác định phạm vi không
gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra thu thập số liệu chính
xác và trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự logic phù hợp. Đồng
thời, người nghiên cứu còn phải xem xét toàn bộ quá trình quản lý để tìm ra
quy luật tất yếu của quá trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Với cách tiếp cận này, người nghiên cứu sẽ phát hiện ra những ưu điểm
và hạn chế trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
của nhà quản lý, từ đó đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên phù hợp, hiệu quả và khả thi với tình hình thực tế của
nhà trường.
6.2.

Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.2.1. Phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phân tích lý thuyết là chỉ ra các yếu tố hợp thành của quản lý nói chung
và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

5


Tổng hợp lý thuyết là nêu lên những nhận xét khái quát từ nhiều lý
thuyết, quan điểm khác nhau về quản lý và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên.
6.2.2. Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
Nghiên cứu, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu, văn bản, lý luận về
quản lý, quản lý hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
nhằm tổng hợp hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động nghiên

cứu khoa học của sinh viên.
6.3.

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3.1. Phương pháp quan sát

Mục đích: Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm thu thập chứng cứ để
chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
Nội dung: Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tại
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng: Các chủ thể quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
6.3.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích: Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhằm thu thập chứng cứ, số
liệu để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
Nội dung: Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và kết quả của hoạt động.
Đối tượng:

6


Thầy Nguyễn Tiến Công, Trưởng Phòng Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Tạp chí Khoa học.
Trợ lý nghiên cứu khoa học của các Khoa Hóa học, Khoa học giáo dục, Lịch
sử.
6.3.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Mục đích: Thu thập các thông tin về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
nhằm chứng minh giả thuyết nghiên cứu của đề tài.

Nôi dung: Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng: Sinh viên năm 2, 3 của các Khoa Khoa học giáo dục, Hóa học và
Lịch sử.
6.3.4. Phương pháp sưu tầm minh chứng
Mục đích: Có thêm các tư liệu cần thiết để hiểu rõ về thực trạng quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh nhằm chứng minh giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
Nội dung: Các kế hoạch, công văn chỉ đạo, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa
học của các cấp quản lý như Bộ, Trường, Khoa về tổ chức Hội nghị sinh viên
nghiên cứu khoa học.
Đối tượng: Các cấp quản lý, chuyên viên Phòng Khoa học Công nghệ, trợ lý
nghiên cứu khoa học, thư ký, giáo vụ các Khoa thực hiện nghiên cứu.
6.4.

Phương pháp thống kê toán học

Mục đích: Nhằm xử lý số liệu do các phương pháp nghiên cứu đem lại.

7


Nội dung: Dùng phần mềm SPSS 20 để xử lí các phép toán thống kê như trung
bình, tỉ lệ phần trăm.
Đối tượng: Các thông tin thu thập được từ các phương pháp điều tra sau khi mã
hóa.
7. Giới hạn đề tài
Do điều kiện và thời gian thực hiện khóa luận hạn chế nên đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu thực trạng quản lý tại một số Khoa của Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đại diện cho 3 khối, cụ thể: Khoa Khoa học giáo

dục đại diện cho khối đặc thù, Khoa Hóa học đại diện cho khối tự nhiên và
Khoa Lịch sử đại diện cho khối xã hội. Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu về
thực trạng quản lý tại Phòng Khoa học Công nghệ và Môi trường - Tạp chí
Khoa học.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được thể hiện ở nhiều hình
thức khác nhau như các công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp,
bài tiểu luận, các bài tập lớn…Với phạm vi giới hạn, đề tại tập trung nghiên
cứu về hoạt động thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học
Có khá nhiều các công trình nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa
học và chủ yếu đi theo hai hướng. Hướng thứ nhất: các công trình nghiên cứu
về lý luận nghiên cứu khoa học bàn về bản chất, quy trình, nội dung nghiên cứu
khoa học.
Hướng thứ hai: Các công trình nghiên cứu trên bình diện thực tiễn phát
hiện thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục.
Có thể kể ra một số công trình sau:
1.1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 1971, M.T.Lubixuna và A.A.Goroxepxki trong chuyên khảo Tổ
chức công việc tự học của sinh viên cho rằng hoạt động nghiên cứu khoa học

của sinh viên đại học là một trong những hình thức hoàn thiện nhất về mặt đào
tạo khoa học, có hiệu quả thiết thực đối với việc nâng cao trình độ của sinh
viên. [12]
Năm 1972, P.T.Prikhodko trong tác phẩm Tổ chức và phương pháp công
tác nghiên cứu khoa học đã giới thiệu những nét đặc trưng cơ bản của hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tác giả đánh giá tầm quan trọng của
việc tổ chức cho sinh viên làm niên luận, khóa luận tốt nghiệp, coi đây là những
hình thức nghiên cứu khoa học ban đầu, nhờ đó mà sinh viên có năng lực tự
học và học suốt đời. [29, tr 56]

9


Trong tác phẩm “Research and Report Writing”, tác giả Francesco
Cordasco và Elliots S.M.Galner đã chỉ ra những hoạt động cụ thể để hình thành
kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên. [11]
Năm 1990, Gary Anderson (New York) trong tác phẩm “Fundamentals
of Educational Research”, tác giả chú trọng đến việc tìm tòi các nguyên tắc,
phương pháp cũng như công cụ, kỹ thuật nghiên cứu khoa học để huấn luyện
cho sinh viên. [44]
Tại Singapore, năm 1983, hai tác giả Keith Howard và John A.Sharp đã
biên soạn tài liệu “The Management of a student research project” nhằm giúp
sinh viên biết cách quản lý kế hoạch nghiên cứu. Các tác giả đã trình bày những
vấn đề về lựa chọn đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tập hợp, phân tích,
xử lý và đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học. [47]
Năm 1996, trong cuốn “Research skills for students-National institude
of education”, tác giả Brian Allison đã giúp cho sinh viên thấy được những lí
thuyết về nghiên cứu khoa học, cung cấp kĩ năng tiến hành một cuộc điều tra,
thiết kế một bảng hỏi và những kĩ thuật khi sử dụng phương pháp phỏng
vấn.[43]

Qua các bằng chứng trên, có thể thấy ở nước ngoài, các tác giả đã quan
tâm đến vấn đề sinh viên nghiên cứu khoa học từ rất sớm, cụ thể là vấn đề tổ
chức và trang bị các kỹ năng cần thiết cho sinh viên khi thực hiện nghiên cứu
khoa học. Vì vậy không có các nghiên cứu riêng về công tác quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng cụ thể mà chỉ nghiên
cứu chung về quản lý đại học.
1.1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

10


Ở Việt Nam, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở các viện và các
trường đại học từ lâu đã nhận thấy rất rõ: Sinh viên nghiên cứu khoa học là một
phương thức để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tự học và học tập suốt
đời. Nhiều tác giả, các nhà khoa học đã cho ra các giáo trình hướng dẫn sinh
viên các trường đại học, cao đẳng nghiên cứu khoa học dưới các tiêu đề:
“Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”; “Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học giáo dục” của Phạm Viết Vượng.
“Phương pháp luận nghiên cứu học tập - nghiên cứu” của Nguyễn Văn Lê.
“Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” của Vũ Cao Đàm.
“Phương pháp luận khoa học giáo dục” của Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức.
“Phương pháp học tập, nghiên cứu của sinh viên cao đẳng, đại học” của Phạm
Trung Thành.
“Phương pháp nghiên cứu khoa học” của Ngô Đình Qua.
Tất cả các giáo trình trên được biên soạn với mục đích cung cấp cho sinh
viên cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học, trang bị cho
sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về nghiên cứu khoa học để họ rèn luyện,
thực hành nghiên cứu khoa học có hiệu quả.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học

1.1.2.1.

Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trong quản lý nghiên cứu khoa học, một số nước phát triển đã sử dụng
phương pháp đánh giá để quản lý chất lượng các công trình nghiên cứu khoa
học như các trường đại học ở Hà Lan, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Đức. Ở các trường đại
học của Trung Quốc, người ta đã quan tâm đến năng lực đào tạo và việc nghiên

11


cứu chuyển giao công nghệ hiện đại của giảng viên; các hoạt động nghiên cứu
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của sinh viên; việc tổ chức, quản lý nâng
cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.[39]
1.1.2.2.

Các nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học đã và đang được tiến hành nghiên cứu như: “Nghiên cứu các giải pháp đẩy
mạnh hoạt động khoa học, công nghệ của các trường cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp” do Nguyễn Đức Trí chủ nhiệm; “Nghiên cứu những biện pháp
để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học, công nghệ và lao động
sản xuất trong nhà trường” do Vũ Tiến Thành chủ nhiệm; “Điều tra, đánh giá
tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam”
do Thân Đức Hiền chủ nhiệm…Những công trình nghiên cứu trên cũng đã phân
tích thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ đưa
ra các giải pháp nói chung cho tất cả các trường cao đẳng, đại học và nội dung

quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được đề cập nhiều.
Một số luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học, có thể kể đến như:
Đỗ Thị Nhung (2005), Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của trường Cao đẳng Hưng Yên.
Trần Văn Phước (2006), Một số biện pháp cải tiến công tác quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học của giáo viên trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.
Vũ Thị Lan Anh (2008), Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học cỉa giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.

12


Hoàng Thị Mai Hoa (2009), Nghiên cứu đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa
học của giảng viên Học viện Hành chính.
Cấn Thị Tửu (2009), Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên trường Cao đẳng Sơn La.
Nguyễn Văn Nho (2009), Một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học cho giáo viên trường Cao đẳng Sơn La.
Đặng Ngọc Phúc (2010), Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Như vậy, chúng tôi có thể thấy, các luận văn về quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học nêu trên chủ yếu được thực hiện bởi các cán bộ, giảng viên công
tác tại các trường cao đẳng, đại học thuộc ngành sư phạm. Trong các luận văn
này, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, cao
đẳng đã được đề cập tới, trong đó các tác giả đã xây dựng được hệ thống cơ sở
lý luận của vấn đề quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường sư
phạm, chỉ ra được thực trạng, các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học và đưa ra các nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học trong trường sư phạm với những đặc thù riêng.

Tác giả Lê Yên Dung (2010) nghiên cứu đề tài: Mô hình quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực. Luận án tiến sĩ
này đã tập trung nghiên cứu để tìm ra phương thức tổ chức, cơ chế vận hành,
giải pháp tác động…cho mô hình quản lý nghiên cứu khoa học ở các trường
đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam. Cơ sở của luận án được xây dựng
dựa trên quan điểm quản lý chất lượng tổng thể đó là xây dựng mô hình cấu
trúc chức năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở đại học đa ngành, đa
lĩnh vực. Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy việc vận dụng mô hình quản

13


lý chất lượng tổng thể để quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở đại học đa
ngành, đa lĩnh vực là phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nghiên
cứu khoa học, phát triển và nâng cao vị thế các trường đại học.
Tác giả Đỗ Thị Trang (2013) nghiên cứu đề tài: Thực trạng quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh. Tác giả đã xây dựng được khá đầy đủ hệ thống cơ sở lý luận liên
quan đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Về
phần nghiên cứu thực trạng, tác giả đã khái quát được quy trình thực hiện các
chức năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh từ khâu tổ chức triển khai kế hoạch, tổ
chức hoạt động nghiên cứu khoa học, chỉ đạo việc thực hiện hoạt động nghiên
cứu khoa học các cấp đến việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tác giả cũng đã đề xuất một số nhóm biện
pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa làm rõ được thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ
thực trạng đó kết hợp với thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu

khoa học của các cấp quản lý mới có thể đưa ra được các biện pháp khả thi và
khách quan hơn. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu nghiêng
về phương pháp định tính nên đôi khi còn mang tính chủ quan, cá thể hóa.
Tóm lại, qua các tài liệu, công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy các tác giả rất
quan tâm tới quy trình và biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.
Thành quả của những nghiên cứu trên đã góp phần to lớn vào việc nâng cao

14


chất lượng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tại
các trường đại học, cao đẳng.
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi trường thì sẽ có các biện
pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học khác nhau. Vì vậy, khi nghiên
cứu đề tài “Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”, tôi tiến hành khảo sát thực
trạng hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học cũng như thực trạng quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh để từ đó tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động nghiên
cứu khoa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của
sinh viên nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
1.2.

Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý
Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cần
có sự phối hợp những nỗ lực của mỗi cá nhân để hướng tới việc thực hiện mục
tiêu chung. Qúa trình này đòi hỏi sự phân công trách nhiệm, chuyên môn hóa

ở mỗi giai đoạn, từ đó xuất hiện một dạng lao động đặc biệt. Đó chính là lao
động quản lý. Hoạt động quản lý vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi
công việc, mỗi lĩnh vực lao động, trên mỗi quốc gia và toàn thế giới.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, trong đó có các định nghĩa
tiêu biểu như:
Theo C.Mác, quản lý là chức năng được sinh ra từ tính chất xă hội hóa
lao động. Nó có tầm quan trọng đặc biệt với mọi sự phát triển của xă hội đều
thông qua quản lý. Người viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến

15


×