Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HẢI NGỌC

TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ SẢN XUẤT,
CUNG ỨNG TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN
VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số : 62.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. LÊ HỒNG HẠNH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi
số liệu, dẫn chứng trong luận án là trung thực và được chú thích nguồn đầy đủ.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Nghiên cứu sinh

Lê Thị Hải Ngọc


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................8
1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu .............................................................................21
Kết luận chương 1 ....................................................................................................23
Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ
SẢN XUẤT, CUNG ỨNG TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ
CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG ...............................25
2.1. Khái quát về trách nhiệm cung cấp thông tin chất lượng hàng hóa của nhà
sản xuất, cung ứng trong điều kiện kinh tế thị trường ....................................25
2.2. Trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin chất
lượng hàng hóa cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật .................47
2.3. Pháp luật của một số nước trên thế giới về trách nhiệm của nhà sản xuất,
cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa cho người
tiêu dùng .........................................................................................................63
Kết luận chương 2 ....................................................................................................73
Chương 3. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ SẢN XUẤT, CUNG ỨNG TRONG VIỆC CUNG CẤP
THÔNG TIN VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG ..........75
3.1. Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc
cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng ...................75
3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong
việc cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng .........103
3.3. Một số nhận xét đối với pháp luật về trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng
trong việc cung cấp thông tin chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng ở
Việt Nam .......................................................................................................115
Kết luận chương 3 ..................................................................................................129



Chương 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI
HÀNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ SẢN XUẤT, CUNG
ỨNG TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG
HÓA CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG .......................................................................130
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
trách nhiệm nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất
lượng hàng hóa cho người tiêu dùng ............................................................130
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trách
nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất lượng
hàng hóa cho người tiêu dùng ........................................................................132
Kết luận chương 4 ..................................................................................................147
KẾT LUẬN ............................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVQLNTD

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

BLDS

Bộ luật Dân sự năm 2005

CLHH

Chất lượng hàng hóa


Luật BVQLNTD

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010

Luật CLSPHH

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2008

NSX, CUHH

Nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa

NSX, CU

Nhà sản xuất, cung ứng

NTD

Người tiêu dùng

ISO (International Organization Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế
for Standardization)
CI (Consumers International)

Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin về chất lượng hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng, thu

hút sự quan tâm nhất đối với người tiêu dùng khi mua và sử dụng hàng hóa. Bởi vì,
nó định hướng cho người tiêu dùng trong việc quyết định lựa chọn và sử dụng hàng
hóa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của mình. Vấn đề là, muốn biết được những
thông tin này, người tiêu dùng phải thông qua sự cung cấp của nhà sản xuất, cung
ứng. Bởi chỉ có họ (chứ không thể là ai khác) mới biết được cụ thể, đầy đủ và chính
xác nhất thông tin về chất lượng hàng hóa mà mình sản xuất, cung cấp ra thị trường.
Thực tế hiện nay, quyền thông tin của người tiêu dùng đang bị xâm hại
nghiêm trọng dưới nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi khác nhau, như: thông tin sai
về xuất xứ hàng hóa qua việc “phù phép hàng nội thành hàng ngoại”; tự ý biến đổi
chất lượng hàng hóa bằng cách ghi sai hàm lượng dinh dưỡng; quảng cáo, giới thiệu
thổi phồng chức năng, công dụng hàng hóa; ghi sai nhãn mác; tẩy xóa nhãn mác về
hạn sử dụng để lừa dối người tiêu dùng... Đặc biệt phổ biến nhất hiện nay là trong
lĩnh vực an toàn thực phẩm. Đó là việc sử dụng các chất cấm độc hại trong bảo
quản, chế biến thực phẩm và trong sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Theo thông tin tại hội thảo khoa học "Ung bướu
quốc gia" lần thứ VII, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có 75.000 người Việt chết
mỗi năm vì ăn toàn đồ bẩn [80]. Các loại thực phẩm mà người tiêu dùng sử dụng
hàng ngày đều được quảng cáo, giới thiệu là “an toàn”, “sạch”, “bảo đảm chất
lượng”... nhưng thực tế hầu như người tiêu dùng đều bị nhà sản xuất, cung ứng lừa
dối. Vì hiện nay, bữa cơm hàng ngày, thức ăn gì ít nhiều cũng có chất độc hại, nên
nguy cơ ung thư vì thực phẩm bẩn là rất cao. Cụ thể: Gạo (sử dụng bột tẩy trắng
(bột bezoyl peroxide và calcium peroxide, loại bột này dùng quá liều sẽ gây ra hiện
tượng rối loạn tiêu hóa, gây tử vong) và chất chống mốc (deltamethrin chuyên sử
dụng diệt côn trùng và khử trùng); Thịt (sử dụng thịt thối thành thịt tươi nhờ bột
săm pết - một hóa chất độc hại được sử dụng để tẩy rửa thực phẩm ôi thiu thành
tươi mới); Gà (trộn hormon tăng trọng, tiêm thuốc kích thích tạo trứng vào gà);
1


Tôm (bơm thuốc kháng sinh gây độc); Rau củ (dùng thuốc trừ sâu dùng để bón cho

rau muống mập cọng, sáng cọng, không bị sâu, lỗ lá [80]. Thực trạng này cho thấy,
hiện nay “Người tiêu dùng Việt Nam đang phải sống trong một môi trường không
an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm nghiêm trọng” [81]. Thực tế này đặt
ra trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin chất lượng
hàng hóa cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó là trách nhiệm của các cơ quan quản lí
nhà nước, các tổ chức xã hội đối với quyền lợi của người tiêu dùng.
Trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất
lượng hàng hóa được ghi nhận trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và
các văn bản pháp luật chuyên ngành (như Luật trách nhiệm sản phẩm 2008, Luật
An toàn thực phẩm 2012, Luật Quảng cáo 2005, Luật Cạnh tranh 2004...). Pháp luật
hiện hành về trách nhiệm cung cấp thông tin của nhà sản xuất, cung ứng về chất
lượng hàng hóa ở Việt Nam nói chung đã tạo hành lang pháp lý nhằm khắc phục
tình trạng “bất cân xứng” về thông tin giữa nhà sản xuất, cung ứng và người tiêu
dùng; đồng thời, duy trì và thúc đẩy mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản
xuất, cung ứng hài hòa ổn định góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, pháp luật hiện hành chưa thực sự là một
công cụ bảo vệ tốt nhất quyền được thông tin về chất lượng hàng hóa của người tiêu
dùng (các quy phạm pháp luật còn nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác nhau; còn nội dung thì còn thiếu; một số qui định còn trùng lặp, mâu thuẫn,
một số qui định còn chung chung, thiếu tính khả thi); Do vậy, việc nâng cao “chất
lượng” của pháp luật hiện hành về trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng cung cấp
thông tin về chất lượng hàng hóa nhằm bảo vệ hữu hiệu quyền được thông tin của
người tiêu dùng là nhu cầu cấp bách đặt ra hiện nay.
Xuất phát từ lí do đó, việc tác giả nghiên cứu chuyên sâu về “Trách nhiệm
của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất lượng hàng
hóa cho người tiêu dùng” là có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

2



2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận về trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng
(NSX, CU) cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa (CLHH) cho người tiêu dùng
(NTD); đề xuất những định hướng và giải pháp thích hợp cho việc hoàn thiện pháp
luật về trách nhiệm của NSX, CU trong việc cung cấp thông tin về CLHH và thực
thi có hiệu quả các quy định pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định như sau:
Nghiên cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận về trách nhiệm của NSX,
CU trong việc cung cấp thông tin CLHH cho NTD;
Nghiên cứu và phân tích hệ thống pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU
trong việc cung cấp thông tin về CLHH cho NTD;
Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm của
NSX, CU cung cấp thông tin CLHH cho NTD ở Việt Nam; Trên cơ sở đó, đưa ra
những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin về CLHH cho NTD.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
trách nhiệm của NSX, CU trong việc cung cấp thông tin về CLHH cho NTD; Các
quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về trách nhiệm của NSX, CU trong việc
cung cấp thông tin về CLHH; Các đánh giá, tổng kết về tình hình thi hành pháp
luật; từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU cung cấp
thông tin về CLHH cho NTD.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin về CLHH cho NTD là một vấn
đề tương đối rộng, Tuy nhiên, như mục đích và phạm vi nghiên cứu được trình bày
ở trên, trọng tâm nghiên cứu của luận án là những vấn đề mang tính lý luận và thực

3


tiễn áp dụng.
- Về lý luận: Luận án tập trung nghiên cứu về trách nhiệm của NSX, CU trong
việc cung cấp thông tin CLHH cho NTD. Trách nhiệm trong luận án đề cập là trách
nhiệm pháp lý (chứ không phải trách nhiệm xã hội). Thông tin về hàng hóa rất đa
dạng và phong phú, song luận án chỉ đề cập đến thông tin về chất lượng hàng hóa
(chứ không phải thông tin về hàng hóa nói chung).
- Về thực tiễn, luận án chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, đánh giá tính phù
hợp, thống nhất và khả thi của các qui định pháp luật hiện hành về trách nhiệm của
NSX, CU trong việc cung cấp thông tin về CLHH cho NTD. Trên cơ sở đó, dự báo
những vấn đề pháp lý sẽ phát sinh và nhu cầu, định hướng hoàn thiện. Những nội
dung liên quan đến thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật luận án cũng nghiên
cứu nhưng giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận và các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa MácLê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ các chương của luận án. Đây là
phương pháp khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận án để đánh giá
khách quan sự hoàn thiện của pháp luật và hiệu quả thực thi pháp luật về trách
nhiệm của NSX, CU trong việc cung cấp thông tin về CLHH cho NTD.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp luật học,
phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê được
luận án sử dụng nghiên cứu làm rõ nội dung đề tài...Để hoàn thành mục đích nghiên
cứu thì luận án có sự kết hợp giữa các phương pháp trong từng phần của luận án;
trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp là những phương pháp được sử dụng
nhiều nhất trong luận án. Cụ thể:

Phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng
hợp khi nghiên cứu Chương 1 để nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu lý
4


luận và thực tiễn về trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin về CLHH; xác
định rõ những kết quả đã nghiên cứu được liên quan đến luận án kế thừa; Đồng
thời, xác định những vấn đề liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu trước
đó còn bỏ ngỏ cần phải nghiên cứu bổ sung, phát triển.
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luật học so
sánh, đối chiếu được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận
về trách nhiệm cung cấp thông tin CLHH và pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU
cung cấp thông tin CLHH ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương
pháp so sánh…được sử dụng trong Chương 3 để làm rõ thực trạng pháp luật và thực
tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin CLHH.
Phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được
sử dụng trong Chương 4 khi trình bày các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU
cung cấp thông tin CLHH ở Việt Nam.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có thể được coi là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu pháp
luật về trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin CLHH ở Việt Nam. Đặc biệt,
cùng với việc nghiên cứu quy định của pháp luật nước ngoài, luận án sẽ đưa ra
những phân tích, đề xuất có tính thực tiễn và ứng dụng cao nhằm góp phần hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về trách nhiệm của NSX,
CU cung cấp thông tin CLHH ở Việt Nam.
Thứ nhất, phân tích một cách có hệ thống các khái niệm: “Nhà sản xuất, cung
ứng”, khái niệm “Trách nhiệm của NSX, CU”; “thông tin về CLHH”; làm rõ vai trò
ý nghĩa của thông tin về CLHH; làm rõ trách nhiệm pháp ý của NSX, CU trong việc

cung cấp thông tin về CLHH cho NTD; từ đó có thể giải quyết một cách thỏa đáng
những vấn đề mang tính lý luận của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của NSX, CU
cung cấp thông tin về CLHH. Bên cạnh đó, luận án còn làm rõ nhu cầu điều chỉnh
pháp luật đối với trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin về CLHH cho NTD;
Thứ hai, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống thực trạng pháp luật hiện
5


hành và thực tiễn thực hiện pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm của NSX, CU
cung cấp thông tin về CLHH; trên cơ sở đó, chỉ ra được những hạn chế, những bất
cập cần sửa đổi, bổ sung của pháp luật sao cho phù hợp với đòi hỏi khách quan của
nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay;
Thứ ba, luận giải và đề xuất cụ thể các giải pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu
bảo vệ hữu hiệu NTD trong mối quan hệ “bất cân xứng” về thông tin với NSX, CU,
khi mà quyền được thông tin của NTD bị xâm phạm nghiêm trọng dưới nhiều hình
thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi như hiện nay. Luận án đưa ra được các giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU trong việc cung cấp thông
tin về CLHH cho NTD ở Việt Nam. Những giải pháp này có được dựa trên sự phân
tích, đánh giá một cách khoa học các qui định của pháp luật hiện hành về trách
nhiệm của NSX, CU trong việc cung cấp thông tin về CLHH cho NTD cũng như xu
hướng tất yếu phải hoàn thiện pháp luật khi chúng ta xây dựng Nhà nước pháp
quyền và hội nhập quốc tế.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Qua phân tích tình hình nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU
trong việc cung cấp thông tin về CLHH cho NTD, có thể khẳng định rằng, luận án
là một công trình nghiên cứu công phu, có hệ thống và khá toàn diện những vấn đề
mang tính lý luận nền tảng để làm cơ sở xây dựng hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU trong việc cung cấp thông
tin về CLHH cho NTD.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những đề xuất của luận án đưa ra là sự đóng góp không nhỏ trong việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU trong việc cung cấp
thông tin về CLHH cho NTD; góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền được
thông tin của NTD nói riêng và quyền lợi của NTD nói chung; Kết quả nghiên cứu
của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy ở bậc đại học, sau đại
học và là tư liệu tốt để các nhà làm luật nghiên cứu tham khảo trong quá trình xây
dựng pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU trong việc cung cấp thông tin về
CLHH cho NTD.
6


7. Cơ cấu của luận án
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận án được kết cấu gồm 04 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương
pháp nghiên cứu;
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng
trong việc cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng;
Chương 3: Pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm
của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa
cho người tiêu dùng;
Chương 4: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất lượng
hàng hóa cho người tiêu dùng.

7


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về trách nhiệm của NSX, CU trong việc cung
cấp thông tin về chất lượng hàng hóa cho NTD
Trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin về CLHH đối với NTD là một
nội dung quan trọng không chỉ trong giai đoạn trước khi NTD xác lập quan hệ tiêu
dùng mà còn có ý nghĩa thiết thực trong suốt quá trình sử dụng hàng hóa. Nó đòi
hỏi có sự minh bạch hóa về thông tin, hạn chế được những điều khoản gây hiểu
nhầm, bất lợi và không công bằng cho NTD. Vấn đề này này là một trong những
nội dung thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả trong nước và
ngoài nước khi nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD. Trên cơ sở nghiên
cứu, tiếp cận các tài liệu, sách báo, bài viết của các học giả trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh tổng quan tài liệu theo các vấn đề sau:
- Các công trình nghiên cứu về thông tin, thông tin hàng hóa; qua đó khẳng
định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của thông tin, thông tin hàng hóa nói chung và
thông tin về chất lượng hàng hóa nói riêng; Đồng thời xác định rõ quyền được tiếp
cận thông tin là nhu cầu cơ bản và là quyền của con người.
+ Về thông tin, có công trình tiêu biểu “Khái niệm của thông tin và các giá trị
làm nên thuộc tính của thông tin” của PGS.TS.NGUT. Đoàn Phan Tân (2001) [56];
Công trình “Sự phát triển của quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và
những vấn đề cơ bản cần quan tâm khi nghiên cứu Luật tiếp cận thông tin của tác
giả Đỗ Đình Lương (2008) [42]. Trong đó, đáng chú ý là công trình “Sự phát triển
của quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và những vấn đề cơ bản cần
quan tâm khi nghiên cứu Luật tiếp cận thông tin” của tác giả Đỗ Đình Lương
(2008). Tác giả đã cho rằng, thông tin là một nhu cầu cần thiết đối với con người và
đối với xã hội và quyền tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản của con người được
8



thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Tác giả đã phân tích và khẳng định về vai trò của
thông tin không chỉ đối với NTD mà còn đối với cả NSX, CU. Qua đó, cần đảm bảo
thông tin kịp thời và hiệu quả.
+ Về thông tin hàng hóa: Trong Giáo trình “Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng” của Trường Đại học Luật Hà Nội (2012) thì thông tin là một trong những yếu
tố mà NTD quan tâm nhất khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, là điều đặc biệt quan
trọng trong giai đoạn trước khi NTD xác lập quan hệ tiêu dùng với nhà sản xuất,
cung cấp hàng hóa; Trong công trình nghiên cứu “The effect of information on
product quality - The evidence from restaurant hygiene grade cards”, Ginger Zhe
Jin and Phillip Leslie đã phân tích tác động của thông tin đối với sự lựa chọn của
khách hàng. Công trình này cung cấp một số vấn đề về thông tin về sản phẩm, thông
tin về chất lượng sản phẩm. Trong nghiên cứu “Consumer information - Product
quality and seller Reputation” Carl Shapiro nêu bật những tác động của thông tin
không chính xác về sản phẩm và chất lượng sản phẩm đối với sự vận hành bình
thường của thị trường. Tác giả của công trình này cũng đã phân tích các phương
thức chuyển tải thông tin về chất lượng và sự lựa chọn của NTD đối với sản phẩm.
Tuy nhiên, trong công trình này tác giả chưa đề cập đầy đủ trách nhiệm của nhà sản
xuất, người bán đối với việc cung cấp thông tin không chính xác về chất lượng sản
phẩm. Trong công trình “Information Quality Benchmarks: Product and Service
Performance” nhóm các nhà nghiên cứu gồm Beverly K. Kahn, Diane M. Strong,
and Richard Y. Wang đã phân tích các loại thông tin về sản phẩm mà mô hình tác
động của các loại thông tin này đối với sự lựa chọn của người tiêu dùng và của cả
những người sản xuất, bán hàng.
Công trình của LGDJ, Lextenxio esdition, 2010,“Les nouveaux défis du droit
des contrats: L'efficacité de la loi contre le commerce déloyal sur internet” (Những
thách thức mới của pháp luật hợp đồng: hiệu quả của việc chống lại các hành vi
thương mại không lành mạnh trên internet), chỉ rõ vai trò của thông tin về hàng hóa
“Người tiêu dùng ở cách xa hàng hóa, dịch vụ mà mình muốn mua hoặc yêu cầu
cung cấp. Do đó,họ chỉ có thể dựa vào những thông tin được cung cấp, đặc biệt là

thông tin về các đặc tính cơ bản, tính sẵn có của hàng hóa, dịch vụ mình muốn mua
9


hoặc cung cấp. Họ cũng ở cách xa với bên giao kết kia và do đó, cũng chỉ có thể
dựa vào các thông tin mà bên này cung cấp về danh tính, trụ sở hoạt động cũng như
địa chỉ liên lạc của bên đó”.
Bài của Phan Khánh An (2013) trong công trình“Vai trò của thông tin trong
bảo vệ người tiêu dùng” [1] trong đó, nhấn mạnh vai trò thông tin của hàng hóa đối
với NTD. Thông tin về hàng hóa giúp cho NTD có thể đưa ra một quyết định, một
sự lựa chọn đúng đắn khi mua hoặc sử dụng hàng hóa.
- Các công trình nghiên cứu về quyền được thông tin về hàng hóa và chất
lượng hàng hóa của người tiêu dùng: Quyền được thông tin là quyền cơ bản của
NTD. Đây là một quyền quan trọng trong hệ thống các quyền (08 quyền) của NTD.
Theo đó, NTD phải được cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và trung thực
về CLHH. Quyền này còn bao gồm cả việc được bảo vệ chống lại các thủ đoạn dối
trá, lừa đảo, các quảng cáo gian dối.
Vấn đề này được nhiều công trình khoa học, bài báo đề cập như công trình về
“Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo đảm quyền của người tiêu
dùng trong nền kinh tế thi trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”
của Lê Thị Hồng Phúc và Tường Duy Kiên (2007) [52]; Công trình “Một số vấn đề
lý luận xung quanh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của PGS.TS. Nguyễn
Như Phát (2008) [49]... Trong số các công trình nghiên cứu, đáng chú ý là công
trình“Pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận thông tin”của Nguyễn Xuân Anh
(2008), Viện Khoa học hình sự pháp lí, Bộ Tư pháp đề cập trực tiếp tới vai trò
thông tin. Tác giả cho rằng, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên thông tin và thông
tin có vai trò quan trọng trong đời sống. Thực tế chỉ ra rằng, thông tin đóng góp rất
lớn trong quá trình phát triển nhân loại. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, chúng ta có thể tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bằng nhiều
phương tiện khác nhau và nhiều loại thông tin trên nhiều lĩnh vực, từ thông tin

chính trị đến thông tin kinh tế về đất đai, môi trường, đầu tư; thông tin văn hóa.
Trong công trình “Protéger les consommateurs dans le commerce
électronique” (Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử), của Soraya

10


AMRANI MEKKI (2010), GS trường ĐH Paris Ouest – Nanterre La défense; tác
giả đã nêu ra tính đặc thù trong các giao kết hợp đồng từ xa qua mạng điện tử là hợp
đồng giữa các bên vắng mặt. Trong hợp đồng này, NTD là một bên ở vào vị trí đặc
biệt mong manh. Họ không được tiếp xúc trực tiếp sản phẩm, không thể đánh giá cụ
thể sản phẩm, do vậy cần phải tăng cường thông tin cho NTD ở cách xa với bên
giao kết kia và cả với hàng hóa mà họ muốn mua.
Bài viết của Nguyễn thị Hòe (2007) về công trình “Bảo đảm quyền được cung
cấp thông tin của người tiêu dùng nước ta hiện nay” [32] đã đề cập trực tiếp về vấn
đề quyền được cung cấp thông tin của NTD. Tác giả đã nêu ra các quy định của
pháp luật liên quan đến quyền được cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ, chính
xác về chất lượng, giá cả, phương pháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ của NTD. Tác
giả cũng nêu rõ việc vi phạm quyền này trên thực tế bởi sự thiếu trung thực, gian
dối của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh dưới các hình thức như:
quảng cáo không trung thực, gian dối cũng như ghi nhãn hàng hóa không đúng với
nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa... Trên cơ sở thực tế đó, tác giả đưa ra một số kiến
nghị nhằm bảo đảm quyền được cung cấp thông tin của NTD.
- Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng
cung cấp thông tin cho NTD: Trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin hàng
hóa là trách nhiệm quan trọng được pháp luật ghi nhận. Do đặc thù quan hệ của
NSX, CU với NTD là quan hệ “bất cân xứng” về thông tin; trong đó, NTD luôn ở vị
trí yếu thế trong quan hệ nên dẫn tới NTD thường bị thiệt thòi bởi các hành vi cung
cấp thông tin sai lệch, gian dối. Tình trạng hàng giả, hàng không đảm bảo chất
lượng và nhiều thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh khác trng thực tế đã xâm

phạm nghiêm trọng quyền lợi của NTD. Để hạn chế những hành vi xâm hại tới
quyền thông tin của NTD, cần phải cân bằng quyền thông tin của NSX, CU với
NTD nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển lành mạnh, đảm bảo an toàn cho các quan hệ
tiêu dùng.
Trước yêu cầu đó, một số công trình khoa học đã nghiên cứu, đề cập tới trách
nhiệm của NSX, CU trong việc cung cấp thông tin cho NTD. Các công trình đề cập

11


trách nhiệm này dưới nhiều góc độ khác nhau: trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp
lí. Trong trách nhiệm pháp lí, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh, như: trách nhiệm
liên quan tới chất lượng sản phẩm, hàng hóa; trách nhiệm qua liên quan tới hoạt
động quảng cáo hàng hóa; hoạt động ghi nhãn hàng hóa...
+ Về trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất, cung ứng: Hiện nay đã có một số
công trình nghiên cứu như: Công trình “Corporate social responsibility: key role of
human resousre management”, Supan Sharma, Joiy Sharma, Arti Devi 2009;
“Responsabilité sociale de l’entreprise. Pour un nouveau contrat social” của
Ludovic Hennebel et Gregory Lewkowicz (2007), Ed. Bruylant 230 pages; “Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp” PGS.TS Nguyễn Như Phát (2011) [50];“Trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền con người”, Nguyễn Đức Minh (2010) [43];
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam: Một số vấn đề thực tiễn và cấp
bách”, Phạm Văn Đức (2008) [26]... Ở những khía cạnh khác nhau, tác giả để cập
đến trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm, đối với đảm bảo
cho người tiêu dùng quyền được thông tin về chất lượng và an toàn sản phẩm.
Trong số đó, có thể kể đến công trình tiêu biểu sau: “Canadian business and society
Ethics & Ressponsibility”, Robert W. Sexty (2008) đề cập khá nhiều nội dung liên
quan đến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như các khái
niệm, tầm quan trọng, các cấp độ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như
quy trình xây dựng và triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội.

+ Trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất, cung ứng: Luận án Tiến sĩ của Chu
Đức Nhuận (2012) về “Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng sản
phẩm, hàng hóa”, tác giả đã đưa ra khái niệm pháp luật về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các
quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng phát sinh trên cơ sở sản phẩm, hàng
hóa khuyết tật mà doanh nghiệp đã cung cấp, theo đó doanh nghiệp có trách nhiệm
phòng ngừa các thiệt hại có thể xảy ra hoặc bồi thường khi sản phẩm, hàng hóa
khuyết tật gây ra thiệt hại cho NTD không phụ thuộc vào lỗi của doanh nghiệp
trong việc làm phát sinh khuyết tật [55, tr.12].

12


Công trình khoa học “Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh” của Cục quản lý
cạnh tranh (2008) do TS. Đinh Thị Mỹ Loan làm chủ nhiệm là một công trình
nghiên cứu công phu trong đó, đề cập tới những vấn đề chung về quảng cáo cạnh
tranh trong nền kinh tế thị trường như: lịch sử hình thành quảng cáo, bản chất thông
tin của hoạt động quảng cáo, vai trò của hoạt động quảng cáo; Nghiên cứu về pháp
luật cạnh tranh điều chỉnh hoạt động quảng cáo của Việt Nam và một số nước trên
thế giới: pháp luật Hoa kỳ, pháp luật Liên minh Châu Âu, pháp luật một số quốc gia
và vùng lãnh thổ Châu Á [41];
Công trình của ThS. Lê Thị Hải Ngọc (2013), bài viết về “Trách nhiệm của cá
nhân, tổ chức kinh doanh đối với người tiêu dùng trong việc cung cấp thông tin về
hàng hóa” [45] thì thông tin về hàng hóa nói chung là tập hợp tin tức về các thuộc
tính của hàng hóa đó, được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, màu sắc, kí hiệu,
hình ảnh…dùng để xác định hàng hóa đó và giúp khách hàng phân biệt giữa hàng
hóa của các tổ chức, cá nhân khác nhau. NSX, CU phải có trách nhiệm cung cấp các
thông tin về hàng hóa, như: các đặc tính của hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, tính năng
công dụng, giá cả, bảo hành...Trách nhiệm này được pháp luật ghi nhận và yêu cầu
các NSX, CU phải tuân thủ.

1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về trách nhiệm của NSX, CU trong việc
cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa cho NTD
Hiện nay, có một số công trình, đề tài, bài viết có liên quan đến thực tiễn về
trách nhiệm của NSX, CU trong việc cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa cho
NTD. Các công trình này được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh như: thực tiễn về
tuân thủ pháp luật về quảng cáo, về ghi nhãn, về áp dụng chế tài pháp luật đối với
hành vi vi phạm cung cấp thông tin chất lượng hàng hóa. Trong số đó, có thể kể đến
các công trình: “La répression de la concurrence déloyale dans les Etats membres
de la CE của E.Ulmer et F-K.Beier (1997), Dalloz [69]; Công trình “Hoàn thiện
pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ
Luật học của Nguyễn Thị Thư (2013) [57]; Đề tài cấp Bộ “Quảng cáo dưới góc độ
cạnh tranh” của Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) do TS Đinh Thị Mỹ

13


Loan chủ nhiệm (2008); “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng”, Luận văn Thạc sĩ của
Bùi thị Long (2007); Công trình “Pháp luật cạnh tranh Nhật Bản” của PGS.TS Bùi
Nguyên Khánh (2014) [39]; Công trình “Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành
mạnh theo Luật cạnh tranh năm 2004” của Trương Hồng Quang (2010) [53]. Công
trình “Tình trạng vi phạm quy chế tem, nhãn hàng hóa ở Bắc Giang” của tác giả
Trần Hùng (2008) [37]. Công trình “Thực trạng quản lý nhà nước về quảng cáo
thương mại với mục tiêu hạn chế cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ người tiêu
dùng” của Th.S Trần Quỳnh Anh (2014) [3]. Tony Holkham (1995), “Label
Writing and Planning – A guide to good customer communication”, Nxb: Blackie
Academic & Professional, tr.VIII đề cao vai trò của nhãn hàng hóa, coi Nhãn hàng
hóa là cơ hội để các công ty nói chuyện với khách hàng.
Trong đó, tiêu biểu là các công trình khoa học “Quảng cáo dưới góc độ cạnh
tranh” của Cục quản lý cạnh tranh (2008) do TS. Đinh Thị Mỹ Loan làm chủ nhiệm
là một công trình nghiên cứu công phu trong đó, đề cập tới những vấn đề chung về

quảng cáo cạnh tranh trong nền kinh tế thị; đặc biệt, công trình phân tích kỹ nội
dung các quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam liên quan đến việc cung cấp thông
tin của doanh nghiệp xâm phạm đến quyền được thông tin của NTD thông qua các
hành vi quảng cáo vi phạm Luật cạnh tranh năm 2004 như: quảng cáo so sánh,
quảng cáo bắt chước, quảng cáo gian dối và gây nhầm lẫn, các hành vi vi phạm
pháp luật khác, đồng thời trên sơ sở phân tích thực trạng đưa ra phương hướng hoàn
thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh không điều chỉnh quảng cáo.
Trong luận án Tiến sĩ kinh tế “Tác động của việc thực thi Hiệp định quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam” (2012) của mình, tác giả Trần Thị Hồng Minh đã đưa ra thực trạng về nhãn
mác của một số mặt hàng nông sản Việt Nam.
Luận văn Thạc sỹ của Lê Mai Anh (2016), “Hoàn thiện pháp luật về nhãn
hàng hóa trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay”, đánh giá thực trạng pháp luật và
thực tiễn thi hành pháp luật về nhãn hàng hóa. Tác giả nêu ra thực trạng trong việc
quy định về ghi tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất của thương nhân trên nhãn hàng

14


hóa, về phân loại nhóm hàng hóa theo tính chất và ghi định lượng hàng hóa; về quy
định dán nhãn phụ, về chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về nhãn
hàng hóa... Tác giả đã phân tích, đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật về một số nội dung liên quan đến nhãn hàng hóa. “Thực trạng và
hiệu quả áp dụng các chế tài hành chính nhằm bảo vệ người tiêu dùng của nước ta
hiện nay” của TS. Dương Anh Sơn tại Hội thảo “Pháp luật về bảo vệ người tiêu
dùng - kinh nghiệm quốc tế. Thực tiễn và triển vọng ở Việt Nam” do ISL và KAS tổ
chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11/2009 phân tích các qui định của pháp
luật Việt Nam về chế tài hành chính, đánh giá thực trạng áp dụng các chế tài hành
chính ở Việt Nam còn chưa hiệu quả, chưa đủ sức “răn đe” đối với những NSX, CU
có hành vi xâm phạm về quyền lợi NTD...

1.1.3. Các đề xuất kiến nghị về trách nhiệm của NSX, CU trong việc cung
cấp thông tin về chất lượng hàng hóa cho NTD
Có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra các đề xuất, kiến nghị liên quan đến
trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin về CLHH cho NTD., công trình
“Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay”,
Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thư (2013); Bài viết của TS. Lê Minh
Hùng (2009, “Điều kiện thương mại chung - nhu cầu điều chỉnh pháp luật từ
phương diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nước ta hiện nay”. Công trình
“Một năm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực và nhu cầu hoàn thiện
hệ thống pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt nam hiện nay” của
PGS.TS Bùi Nguyên Khánh (2012),Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2014;
Công trình nghiên cứu của TS.Vũ Hùng (2007) về “Tăng cường hoạt động phòng
chống hàng giả đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta hiện nay” trong đề tài
cấp Bộ của Viện nghiên cứu quyền con người năm 2007; Trần Văn Biên (2010),
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng điện tử qua Intrenet;
Công trình“Một số vấn đề về Luật trách nhiệm sản phẩm cộng đồng Châu Âu” của
TS. Nguyễn Am Hiểu (2010), Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/2010...
Trong các công trình trên, đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu “Hoàn

15


thiện pháp luật Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế” của TS. Đinh Thị Mỹ Loan. Đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về
quyền của NTD trong đó nhấn mạnh đến quyền được thông tin về hàng hóa, trách
nhiệm của NSX, CU đối với NTD. Đề tài đánh giá sâu sắc ưu điểm và một số hạn
chế của pháp luật về BVQLNTD và đã giới thiệu một số quy định của quốc tế về
BVQLNTD; qua đó, đề tài đưa ra nhiều giải pháp thiết thực trong việc xây dựng
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD;
Công trình khoa học về “Bảo đảm quyền được cung cấp thông tin của người

tiêu dùng nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn thị Hòe (2007) trong đề tài cấp Bộ
của Viện nghiên cứu quyền con người, đã đề cập trực tiếp về quyền được cung cấp
thông tin của NTD. Tác giả đã nêu ra các quy định của pháp luật liên quan đến
quyền được cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ, chính xác về chất lượng, giá cả,
phương pháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ của NTD. Tác giả cũng nêu rõ việc vi
phạm quyền này trên thực tế bởi sự thiếu trung thực, gian dối của các doanh nghiệp
trong hoạt động kinh doanh dưới các hình thức như: quảng cáo không trung thực,
gian dối cũng như ghi nhãn hàng hóa không đúng với nguồn gốc, xuất xứ của hàng
hóa... Trên cơ sở thực tế đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm bảo đảm quyền
được cung cấp thông tin của NTD.
Luận văn Thạc sỹ của Lê Mai Anh (2016), “Hoàn thiện pháp luật về nhãn
hàng hóa trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay” đã đưa ra các kiến nghị cụ thể
về phương hướng chung của việc hoàn thiện pháp luật về nhãn hàng hóa của Việt
Nam là xây dựng các quy định của pháp luật tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế,
trên cơ sở tiếp thu những ưu điểm của các quốc gia khác trong việc xây dựng pháp
luật về nhãn hàng hóa. Cần hoàn thiện các biện pháp tuyên truyền pháp luật về nhãn
hàng hóa, cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về nhãn hàng hóa, bổ
sung cơ chế thực thi quyền của người tiêu dùng trong pháp luật về nhãn hàng hóa.
Công trình“Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt
Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thư (2013). Tác giả đã
đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành

16


pháp luật bảo vệ QLNTD ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp đều xuất phát từ việc
tác giả nghiên cứu cơ sở lí luận về pháp luật BVQLNTD, đánh giá thực trạng áp
dụng pháp luật nên có ý nghĩa thiết thực và đóng góp không nhỏ vào việc hoàn
thiện pháp luật BVQLNTD ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ
đề cập chung cho việc bảo vệ QLNTD (gồm 8 quyền) mà không nghiên cứu sâu về

quyền được thông tin của NTD và trách nhiệm cung cấp thông tin của NSX, CU.
Trong công trình “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí Nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ của
PGS.TS Nguyễn Như Phát chủ nhiệm đề tài (2009), tác giả đã đưa ra các nguyên tắc
và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực và quản lí Nhà nước về bảo vệ
NTD, như: nguyên tắc bảo vệ NTD là nhiệm vụ chung của cả bộ máy Nhà nước và
toàn xã hội; nguyên tắc khắc phục tình trạng “bất cân xứng” trong mối quan hệ giữa
NTD và NSX, CU; nguyên tắc đề cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức kinh doanh;
Đồng thời, tác giả đề xuất giải pháp xây dựng Luật Bảo vệ QLNTD; giải pháp tăng
cường năng lực thực thi pháp luật từ phương diện quản lí Nhà nước; nâng cao nhận
thức cho NSX, CU và NTD...Các nguyên tắc và giải pháp này có ý nghĩa thiết thực
trong việc xây dựng Luật Bảo vệ QLNTD của Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi
đề tài, những đề xuất trong công trình cũng không nghiên cứu sâu về quyền được
thông tin của NTD và trách nhiệm cung cấp thông tin của NSX, CU.
Tóm lại, các tác giả những công trình nêu trên đề cập và phân tích về các vấn
đề liên quan đến trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin CLHH cho NTD.
Các công trình đã nghiên cứu từ khái niệm, vai trò của thông tin, thông tin hàng
hóa, quyền tiếp cập thông tin, quyền được đảm bảo về thông tin hàng hóa, đến vấn
đề trách nhiệm của NSX, CU dưới góc độ trách nhiệm xã hội và trách nhiệm pháp
lí. Trong đó, một số công trình nghiên cứu trách nhiệm của NSX, CU trên cả bình
diện lý luận và thực tiễn. Một số công trình nghiên cứu từ khái niệm, đặc điểm của
trách nhiệm sản phẩm, các học thuyết nền tảng của chế định trách nhiệm sản phẩm,
vị trí của chế định trách nhiệm sản phẩm trong hệ thống công cụ pháp lý bảo vệ
NTD. Các tác giả đánh giá cụ thể về thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
sản phẩm và vấn đề hoàn thiện các quy định hiện hành về trách nhiệm của NSX,
17


CU. Song song với việc phân tích các luận điểm khoa học, các tác giả cũng phân
tích một cách hệ thống về Luật BVQLNTD trên cơ sở tiếp cận từ lý luận về tính

chất của pháp luật bảo vệ NTD, tính triết lý về ngoại lệ của quan hệ tiêu dùng, vấn
đề về kiểm soát điều kiện giao dịch chung, trách nhiệm của NSX do sản phẩm có
khuyết tật, trách nhiệm của NSX, CU trong việc quảng cáo, trong ghi nhãn...
1.1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, có thể thấy trách
nhiệm cung cấp thông tin của NSX, CU cho NTD, bảo đảm quyền thông tin của
nước ta chỉ được quan tâm nghiên cứu từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, khi mà Việt
Nam chuyển đổi từ nến kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
có định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường của Việt Nam, quyền được
cung cấp thông tin về hàng hóa nói chung và CLHH nói riêng ngày càng bị xâm hại
nghiêm trọng, đặt ra trách nhiệm của NSX, CU về thông tin CLHH cho NTD.
Nhu cầu bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của NTD xuất hiện đồng
thời với khá nhiều các công trình khoa học nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh
khác nhau. Qua nghiên cứu, có thể thấy, phần lớn các công trình khoa học về
lĩnh vực này được công bố dưới hình thức các bài viết được đăng trên các Tạp
chí chuyên ngành luật hoặc tham luận trong các hội thảo quốc gia và quốc tế. Do
vậy, chưa giải quyết một cách thấu đáo, hệ thống tất cả các vấn đề pháp lí liên
quan đến trách nhiệm của NSX, CU về thông tin hàng hóa cho NTD. Một số nội
dung được công bố qua các công trình nghiên cứu như luận án Tiến sĩ, luận văn
Thạc sĩ, đề tài cấp Bộ...Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập tới một số khía
cạnh có liên quan như: quảng cáo, nhãn hàng hóa, trách nhiệm sản phẩm của
doanh nghiệp...Nhìn chung, các công trình nhiên cứu trên chỉ đề cập đến một vấn
đề nào đó của trách nhiệm cung cấp thông tin hàng hóa cho NTD. Các công trình
chưa luận giải và đề xuất cụ thể và toàn diện các giải pháp nhằm đáp ứng yêu
cầu bảo vệ hữu hiệu NTD khi quyền được cung cấp thông tin về CLHH bị vi
phạm nghiêm trọng như hiện nay ở nước ta.

18



Có thể thấy, hiện nay chưa có công trình khoa học ở cấp độ Tiến sĩ nào nghiên
cứu một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lí luận của trách nhiệm cung
cấp thông tin hàng hóa cho NTD của NSX, CU, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi
hành pháp luật; chỉ ra những hạn chế của pháp luật và quá trình thực thi, trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU về thông tin hàng hóa cho NTD. Do vậy,
việc tiếp tục nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn và đề xuất giải pháp hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm của NSX, CU về
thông tin CLHH là không trùng lặp với các công trình đã thực hiện trước đây.
1.1.5. Những kết quả trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và tiếp tục phát triển
Trên cơ sở việc khảo cứu các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này, có thể thấy
các nghiên cứu đã làm được những vấn đề sau:
Một là, các công trình nghiên cứu đã đưa ra được khái niệm về thông tin, vai
trò, ý nghĩa của thông tin, Khái niệm “chất lượng hàng hóa”, “thông tin hàng hóa”
và “trách nhiệm” của NSX, CU;
Hai là, các công trình nghiên cứu đã phần nào phân tích được các qui định của
pháp luật về trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, đánh giá được vai trò của
việc cung cấp thông tin về CLHH đối với NTD; Phân tích trách nhiệm của NSX,
CU dưới nhiều góc độ khác nhau: góc độ của pháp luật cạnh tranh, góc độ của pháp
luật về chất lượng hàng hóa, góc độ pháp luật bảo vệ NTD.
Ba là, các công trình nghiên cứu ở mức độ nhất định cũng phân tích về thực
trạng các hành vi vi phạm về quyền được thông tin của NSX, CU đối với NTD, các
chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm, trong đó đặt ra vấn đề nâng cao trách nhiệm
của NSX, CU cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đồng thời nâng cao ý
thức trách nhiệm của NTD.
Luận án tiếp tục kế thừa các công trình của người đi trước (tham khảo, trích dẫn
kết quả nghiên cứu, ý tưởng, số liệu từ các công trình trên); cần làm rõ những vấn đề
lý luận về quyền con người, quyền được tiếp cận thông tin để làm sáng tỏ lý luận về
trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin CLHH cho NTD. Nghiên cứu, tham


19


khảo các công ước khuyến nghị có liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD; quan điểm
và quy định của một số nước về trách nhiệm của NSX, CU cung cấp thông tin CLHH
cho NTD để làm cơ sở hoàn thiện các chính sách pháp luật về trách nhiệm cung cấp
thông tin CLHH của NSX, CU. Do vậy, ở mức độ nhất định, trong quá trình nghiên
cứu, đề tài sẽ có sự tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu
đã chỉ ra làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình về lý luận cũng
như thực tiễn.
1.1.6. Những vấn đề mà luận án cần tiếp tục triển khai nghiên cứu
Qua các công trình đã được công bố cho thấy, việc nghiên cứu về trách nhiệm
của NSX, CU cung cấp thông tin về CLHH có một số vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc giải
quyết chưa thấu đáo mà luận án cần tiếp tục triển khai nghiên cứu. Đó là:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra một cách đầy đủ về khái
niệm “thông tin về hàng hóa”, đặc biệt là chưa tiếp cận khái niệm” thông tin chất
lượng hàng hóa” trên cơ sở nội hàm của thuật ngữ này;
Thứ hai, các công trình này tuy có phân tích về vai trò, ý nghĩa của thông tin,
thông tin về hàng hóa nhưng chưa có công trình nào đề cập cụ thể về vai trò, ý
nghĩa của việc cung cấp thông tin về chất lượng hàng hóa, đặc biệt là vai trò của
việc cung cấp thông tin về CLHH trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và sự phát
triển của thương mại điện tử hiện nay ở Việt Nam.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu mặc dù có liệt kê nội dung của pháp luật
quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa nhưng chưa có công trình
nào nghiên cứu cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin về CLHH. Cụ thể, chưa có
công trình nào nghiên cứu rõ thế nào là trách nhiệm cung cấp thông tin CLHH, đặc
điểm của trách nhiệm cung cấp thông tin CLHH, nội dung của trách nhiệm cung cấp
thông tin CLHH bao gồm những yếu tố nào.
Thứ tư, về trách nhiệm cung cấp thông tin về CLHH của NSX, CU đối với

NTD, có thể thấy, đa phần các công trình nghiên cứu trách nhiệm của NSX, CU
bằng công cụ pháp lý và hành chính mà chưa tập trung nhiều vào nghiên cứu trách
nhiệm này dựa trên các công cụ kinh tế, các yếu tố về tâm lý xã hội.

20


×