Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.74 KB, 14 trang )

BÁO CÁO
DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẪM
ĐỀ TÀI:

DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ

LỚP: 14CH111
SINH VIÊN:
NGUYỄN THỊ TUYẾT TRÂM
VỎ THỊ AN
NGUYỄN NHẬT CƯỜNG
GVHD:

ThS. NGUYỄN THÁI THANH TRÚC

THÁNG 4/2017


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh ung thư và sức khoẻ cộng đồng là những vấn đề ngày càng được quan tâm ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Theo ước tính và thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì
hàng năm trên toàn cầu có khoảng 9-10 triệu người mới mắc bệnh ung thư và một nửa trong
số đó chết vì căn bệnh này.


1.1.1 Tình hình ung thư trên thế giới
Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for Research
on Cancer, IARC) thì năm 2002, trên toàn thế giới ước tính có khoảng 10,9 triệu người mới
mắc bệnh ung thư. Nhìn chung số bệnh nhân ung thư ngày càng tăng.
Một điểm đáng lưu ý khác là người ta đã dự báo được tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ở các
nước phát triển (nước giàu) và các nước đang phát triển và các nước nghèo đã dần dần thay
đổi theo thời gian. Các nước nghèo có tỉ lệ mắc ung thư tăng dần lên và giảm đi ở các nước
giàu. Trong đó các loại ung thư đại trực tràng, tiền liệt tuyến thường gặp ở các nước giàu.
Nhưng ở các nước đang phát triển chủ yếu gặp các loại ung thư cổ tử cung, vòm họng, gan,
thực quản…
Tỉ lệ mắc và đặc biệt tỷ lệ chết do ung thư giữa nam và nữ có sự khác biệt rõ rệt. Tỷ lệ tử
vong chung trên toàn cầu giữa nam và nữ (nam/ nữ) là 1,3. Tỉ lệ này cao hơn ở nam vì các
ung thư ác tính cao như ung thư phổi, dạ dày, thực quản.. lại thường gặp hơn so với nữ.
Bảng 1. 1 – Các loại ung thư phổ biến trên thế giới
Loại ung thư
Phổi

Đại trực tràng
Dạ dày
Gan

Số lượng
1,3 triệu người
1,11 triệu người
1,02 triệu người
934.000 người
626.000 người

1.1.2 Tình hình mắc bệnh ung thư ở việt nam
Cũng như các nước trên thế giới, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng

ngày một gia tăng. Bệnh gặp ở mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác
nhau.


Tại thành phố Hà Nội

Ung thư phổi chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là ung thư dạ dày, gan, đại trực tràng. Các ung
thư khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Trong khi đó ở nữ giới ung thư vú đứng vị trí hàng đầu, ung
thư dạ dày đứng ở vị trí thứ 2 (tương tự như ở nam giới) và ung thư phổi chỉ ở vị trí thứ 3.
3


Đây là điểm khác biệt khá đặc trưng về loại ung thư thường gặp ở nam và nữ sống tại khu
vực thành phố Hà Nội. Riêng ung thư đại trực tràng chỉ đứng hàng thứ 4 chung cho cả 2
giới nam và nữ. Ung thư cổ tử cung ở nữ chỉ chiếm vị trí thứ 5. Các loại ung thư khác chỉ
chiếm tỉ lệ thấp.


Tại thành phố Hồ Chí Minh:

Đối với nam giới thì ung thư gan chiếm tỉ lệ cao nhất và ở vị trí hàng đầu. Tiếp đến mới là
ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng… Các loại ung thư khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Như vậy,
khác với thành phố Hà Nội, ung thư phổi chiếm tỉ lệ cao nhất chứ không phải ung thư gan
như ở thành phố Hồ Chí Minh. Các loại ung thư khác có tỉ lệ chênh lệch không rõ rệt giữa 2
thành phố. Đối với nữ giới tại thành phố Hồ Chí Minh ung thư cổ tử cung chiếm tỉ lệ cao
nhất. Điều này khác với thành phố Hà Nội, ung thư vú ở vị trí số 1. Trong khi đó ung thư cổ
tử cung ở phụ nữ tại Hà Nội xếp ở vị trí thứ 4 và không phải là loại thường gặp. Các loại
ung thư khác có tỉ lệ mắc gần tương tự nhau giữa 2 thành phố.
Một đặc điểm khá nổi bật và dễ nhận thấy là các loại ung thư thường gặp ở nam giới cả Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có mức ác tính cao, phát hiện muộn, khó điều trị và tỉ lệ

tử vong thường cao. Hầu hết các loại ung thư này (phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng) thường
có liên quan tới những yếu tố đã được biết trước như thói quen hút thuốc lá, chế độ ăn uống,
viêm gan virus… Do đó lại có nhiều cơ hội để có thể đề phòng và kiểm soát được.
Trong khi đó ở phụ nữ, ung thư vú, ung thư cổ tử cung là 2 loại ung thư có mức độ ác tính
không cao như các loại ung thư thường gặp ở nam giới. Ngoài ra các loại ung thư này đều
có cơ hội phát hiện sớm và điều trị có nhiều hiệu quả, thậm chí có thể phòng ngừa được như
ung thư cổ tử cung.
1.2 Mục đích
− Tìm hiểu về bệnh ung thư
− Làm rõ một số nguyên nhân, quá trình tiến triển và phương pháp điều trị của bệnh
ung thư.
− Biết được tầm quan trọng của dinh dưỡng trong phòng chống và điều trị bệnh ung
thư.
− Trao dồi thêm khả năng tìm hiểu đề tài bằng lý thuyết, biết cách đọc, chọn lọc và xử
lý số liệu…, tạo tiền đề cho việc tìm hiểu và nghiên cứu các đề tài sau hơn.
1.3 Phương pháp thực hiện đề tài
Sưu tầm, phân tích, tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn như sách, giáo trình, bài giảng, đời
sống và internet,…, các tài liệu, hình ảnh được sưu tập và chọn lọc sau đó tiến hành đối
chiếu và kiểm tra với những thông tin đã được công bố bởi bộ y tế hay các tổ chức uy tín
trên thế giới và việt nam để đảm bảo tính chính xác của thông tin khi đưa vào bài tiểu luận.
4


PHẦN 2: TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về bệnh ung thư
2.1.1. Khái niệm cơ bản về bệnh ung thư
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào
tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát
triển của cơ thể.
2.1.2. Những đặc tính chung của bệnh ung thư

Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u. Khác với các khối u lành tính chỉ phát triển tại
chỗ, thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, các khối u ác tính (ung thư) xấm lấn vào các
tổ chức lành xung quanh giống như hình con cua “con cua” với các càng cua bám vào các tổ
chức lành trong cơ thể hoặc giống như rễ cây lan trong đất. Các tế bào của khối u ác tính có
khả năng di căn tới các hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các u mới và cuối
cùng dẫn đến tử vong. Cùng với di căn xa, tính chất bệnh ung thư hay tái phát đã làm cho
điều trị bệnh trở nên khó khăn và ảnh hưởng xấu đến tiên lượng bệnh.
Đa số các bệnh ung thư thường có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát sinh và phát triển
lâu dài qua nhiều giai đoạn.Trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em tiến triển nhanh do đột biến
gien từ lúc bào thai, còn phần lớn các ung thư đều có giai đoạn tiềm tàng lâu dài, có khi
hàng chục năm không có dấu hiệu gì trước khi phát hiện thấy dưới dạng các khối u. Khi này
khối u sẽ phát triển nhanh và mới có các triệu chứng của bệnh. Triệu chứng đau thường chỉ
xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn cuối.
2.1.3. Những điểm khác biệt của các loại bệnh ung thư
Ung thư có thể phát sinh và phát triển ở tất cả các cơ quan và bộ phận trên cơ thể. Có những
ung thư xuất phát từ các tổ chức nông của cơ thể nên dễ phát hiện sớm ngược lại có những
ung thư xuất phát ở các tổ chức sâu nên rất khó phát hiện.
Ung thư không phải là một bệnh, người ta đã biết được trên 200 loại ung thư khác nhau trên
cơ thể. Các loại ung thư này có những điểm giống nhau về cơ bản nhưng cũng có những đặc
điểm khác nhau:
− Khác nhau về nguyên nhân
Về nguyên nhân gây ung thư, các tác giả chia ra làm 2 nhóm chính: tác nhân bên trong (chủ
yếu do yếu tố di truyền và nội tiết) và tác nhân bên ngoài.
Qua các nghiên cứu dịch tể học của R. Doll và Petro 80% các nhân sinh ung thư là bắt
nguồn từ môi trường sống (tác nhân bên ngoài) trong đó hai tác nhân chính là: 35% do chế
5


độ ăn uống gây nhiều loại ung thư đường tiêu hóa và khoảng 30% ung thư do thuốc lá là
nguyên nhân của 90% ung thư phổi và là thủ phạm chính gây ung thư đường hô hấp trên,

ung thư vùng đầu cổ...
Một số tác nhân thường gặp khác:



Tia phóng xạ: thường gây ung thư máu, ung thư tuyến giáp.
Tác nhân virút: cũng được nói đến nhiều trong các nguyên nhân gây ung thư. Có 4



loại virút được nhắc đến như: Virus Epstein-Barr: gây ung thư vòm họng, U lymphô
ác tính, Virus viêm gan B (HBV) là tác nhân gây ung thư gan nguyên phát, Virus gây
u nhú (HPV) gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, ung thư dương vật, Virus gây
bệnh bạch cầu dòng lympho T ở người (HTLV).
Nhiều loại hóa chất được sử dụng trong công nghiệp, trong thực phẩm trong chiến

tranh, các chất thải ra môi trường nước và không khí là tác nhân của nhieefu loại ung
thư khác…
− Khác nhau về tiến triển
Ung thư thường xuất phát từ hai loại tổ chức chính của cơ thể:



Ung thư biểu mô (carcinoma) chiếm hơn 90% các ung thư trong cơ thể.
Ung thư tổ chức liên kết (sarcoma).

Thực tế, từ thời Hypocrates đã mô tả 2 loại ung thư này. Loại sùi ra ngoài nhiều và xâm lấn
ra xung quanh như càng cua là ung thư thuộc loại carcinoma và một loại phát triển vào sâu
là sarcoma.
Ung thư thường tiến triển khác nhau trong từng loại, trong mỗi cá thể khác nhau xu hướng

tiến triển cũng rất khác nhau:


Có loại ung thư tiến triển nhanh: ung thư máu, hạch, ung thư hắc tố, các ung thư liên



kết...
Có nhiều loại ung thư tiến triển chậm: ung thư da tế bào đáy, ung thư giáp trạng, ung





thư cổ tử cung...
Con đường di căn chủ yếu cũng khác nhau
Ung thư biểu mô thường di căn sớm tới các hạch khu vực.
Ung thư liên kết (xương, phần mềm) thường di căn sớm theo đường máu tới các tạng
ở xa như gan, phổi, xương...

Thông thường ung thư càng ở giai đoạn muộn, càng hay có di căn ra hạch khu vực và di căn
xa nhưng đôi khi có di căn rất sớm, thậm chí từ lúc chưa phát hiện thấy u nguyên phát.

6


Hình 2. 1 – Quá trình tiến triển tự nhiên của ung thư
Tốc độ phát triển của ung thư cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn.




Giai đoạn sớm (insitu, giai đoạn I) ung thư tiến triển chậm.
Giai đoạn muộn (giai đoạn 3,4) ung thư tiến triển nhanh.

Ung thư ở người càng trẻ tiến triển nhanh hơn ở người già.
− Khác nhau về phương pháp điều trị
Trong y văn có nói đến một tỷ lệ rất nhỏ (1/10.000) ung thư tự khỏi. Có thể ở những cơ thể
cá biệt có hệ thống miễn dịch tự điều chỉnh, tiêu diệt được các tế bào ung thư sau khi đã
phát sinh. Nhưng trên căn bản nếu không điều trị thì chắc chắn bệnh nhân sẽ sớm dẫn đến tử
vong. Càng điều trị ở giai đoạn sớm của bệnh càng có nhiều cơ may khỏi bệnh. ở những
giai đoạn muộn hơn cũng cần điều trị để có thể tạm thời ổn định hoặc kéo dài thời gian sống
hoặc làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Mỗi loại ung thư, mỗi giai đoạn có những phương pháp điều trị khác nhau.


Điều trị phẫu thuật: Thường áp dụng cho ung thư ở các giai đoạn sớm, chưa có di



căn.
Điều trị tia xạ: Thường áp dụng cho những ung thư ở giai đoạn tương đối muộn hơn,
thường phối hợp với phẫu thuật làm thu nhỏ bớt khối u để dễ mổ (Tia xạ trước mổ)
hoặc diệt nốt những tế bào u tại chỗ và hạch khu vực mà khi mổ nghi ngờ không lấy
hết được (Tia xạ sau mổ, trong lúc mổ...) , hoặc áp dụng tia xạ cho những ung thư ở
các vị trí không thể mổ được.
7





Điều trị hóa chất: Trước đây thường áp dụng cho những loại ung thư có tính chất



toàn thân hoặc ở giai đoạn muộn, có di căn xa, nhưng ngày nay cả một số ung thư ở
giai đoạn sớm trên lâm sàng nhưng tính chất ác tính cao, dễ cho di căn hoặc nghi có
di căn (ung thư vú, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, ung thư rau...) người ta
cũng sử dụng hóa chất để phòng ngừa nâng cao hiệu quả điều trị.
Điều trị miễn dịch: Là một trong hai phương pháp điều trị toàn thân, còn đang được
nghiên cứu và có nhiều hy vọng. Có nhiều thử nghiệm đã áp dụng như điều trị kích
thích miễn dịch, không đặc hiệu, điều trị bằng Interferon, các lymphokin và gần đây
là các nghiên cứu dùng kháng thể đơn dòng đã điều trị một số bệnh ung thư có kết
quả tốt.

Trong điều trị ung thư người thầy thuốc sẽ căn cứ vào từng lọai bệnh, từng giai đoạn, từng
tính chất của tế bào u, từng cá thể mà áp dụng một hay nhiều phương pháp theo những thể
thức trong các phác đồ điều trị cụ thể.
− Khác nhau về tiên lượng bệnh
Tiên lượng bệnh phụ thuộc rất nhiều yếu tố trên từng bệnh nhân, những yếu tố chính là:



Giai đoạn bệnh: Càng sớm tiên lượng càng tốt và ngược lại.
Loại bệnh: Có ung thư tiên lượng tốt hơn là những ung thư ở bề mặt ( dễ phát hiện,



dễ điều trị) như ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư giáp trạng, ung
thư khoang miệng, ung thư đại trực tràng....
Có những ung thư ở các tạng quan trọng hoặc khó phát hiện sớm, khó điều trị, tiên




lượng thường xấu như ung thư phổi, gan, não, tụy, xương...
Tính chất ác tính của tế bào ung thư: cùng 1 loại ung thư, cùng giai đoạn lâm sàng



nhưng độ ác tính càng cao tiên lượng càng xấu.
Thể trạng người bệnh: ở người già ung thư thường tiến triển chậm hơn nhưng thể
trạng yếu nên khó thực hiện được phác đồ điều trị một cách triệt để nên càng già yếu
tiên lượng càng xấu.

PHẦN 3: DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ
8


3.1. Các chất gây ung thư chứa trong thực phẩm, thức ăn
Nitrosamin và các hợp chất N-Nitroso khác, là những chất gây ung thư thực nghiệm trên
động vật. Những chất này thường có mặt trong thực phẩm với một lượng nhỏ. Các chất
Nitrit và Nitrat thường có tự nhiên trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm chế
biến. Tiêu thụ nhiều thực ăn có chứa Nitrit, Nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, dạ dày.
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá
muối, có hàm lượng Nitrosamin cao. Các nước khu vực Đông Nam Á thường tiêu thụ loại
thực phẩm này có liên quan đến sinh bệnh ung thư vòm mũi họng. Các nhà khoa học Nhật
chỉ ra việc tiêu thụ nước mắm, chứa một hàm lượng Nitrosamin cao, liên quan đến ung thư
dạ dày.
Aflatoxin sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus. Đây là một chất gây ra bệnh ung thư gan,
bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới. Loại nấm mốc này thường có các ngũ cốc bị mốc nhất
là lạc mốc.

Sử dụng một số phẩm nhuộm thực phẩm, có thể gây ra ung thư, như chất Paradimethyl
Amino Benzen dùng để nhuộm bơ thành “bơ vàng” có khả năng gây ung thư gan. Tại các
nước này sử dụng các phẩm nhuộm thức ăn cũng như các chất phụ gia được kiểm duyệt rất
nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn thực phẩm. Các thực phẩm có chứa các dư lượng, tàn tích
của các thuốc trừ sâu, không chỉ có thể gây ra ngộ đốc cấp tính mà còn khả năng gây ung
thư.
Một số cách nấu thức ăn và bảo quản thực phẩm có thể sẽ tạo ra chất gây ung thư. Những
thức ăn hun khói có thể bị nhiễm Benzopyrene. Việc nướng trực tiếp thịt ở nhiệt độ cao có
thể sẽ tạo ra một số sản phẩm có khả năng gây đột biến gen.
Khẩu phần bữa ăn đóng một vai trò quan trọng trong gây bệnh ung thư nhưng ngược lại, có
thể lại làm giảm nguy cơ gây ung thư. Có mối liên quan giữa bệnh ung thư đại trực tràng
với chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật. Chế độ ăn mỡ, thịt gây ung thư qua cơ chế làm tiết
nhiều axít mật, chất ức chế quá trình biệt hoá của các tế bào niêm mạc ruột.
Trong hoa quả và rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ. Các chất xơ làm hạn chế sinh ung
thư do chất xơ thúc đẩy nhanh lưu thông ống tiêu hoá làm giảm thời gian tiếp xúc của các
chất gây ung thư với niêm mạc ruột, mặt khác bản thân chất xơ có thể gắn và cố định các
chất gây ung thư để bài tiết theo phân ra ngoài cơ thể. Các loại vitamin A, C, E làm giảm
nguy cơ ung thư biểu mô, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi...thông qua quá
trình chống oxy hoá, chống gây đột biến gen.

9


3.2. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư
Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh
dưỡng để nâng cao thể trạng. Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung
thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Thế nhưng,
trong các buổi khám bệnh, rất ít bệnh nhân đề cập đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý.

Hình 3. 1 – Thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều
bệnh nhân ung thư (BNUT) không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị
bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn. Trong
khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3
thời giai sống của bệnh nhân.
Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo
các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất.
3.3. Ăn nhiều cá, rau quả, ít thịt
Tình trạng phổ biến trên đa số BNUT hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản
ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần
nhiều là do chính khối u gây ra. Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ
thể, làm cơ thể tiêu hoa năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá huỷ, bao
gồm cả các khối cơ. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị do cân
nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm
giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng giá trị tỷ lệ biến chứng,
nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong của BNUT.
Theo thống kê, con số 30% BNUT chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã
phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này có tác
dụng nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề. Việc
xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến
10


mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có
thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương
pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý,
người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm - bột đường béo - vitamin, khoáng chất - nước.
Một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể
dục thể thao....sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ
không phải là "cung cấp thêm chất đạm cho khối u" như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hơn

thế nữa, nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp
thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ
để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị
đạt kết quả cao hơn.
Có một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư
− Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ
các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa
protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn
cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm...từ các loại thịt có
màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò... Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng
là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.
− Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các
loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn
chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm
vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố
góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
− Chất béo (Lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào
cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất
định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
− Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình
chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các
loại vitamin.
3.4. Những bất lợi thường gặp do ung thư
Đảm bảo đủ dinh dưỡng sẽ đem lại cho người bệnh sức khoẻ để chống chọi với căn bệnh và
quá trình điều trị nặng nề. Nhưng, trong quá trình bệnh và điều trị bệnh, bệnh nhân ung thư
cũng gặp phải nhiều bất lợi.
Biếng ăn là vấn đề thường gặp nhất. Nguyên nhân là do nỗi sợ hãi, đôi khi là do những tác
dụng phụ của quá trình điều trị, những thay đổi về khẩu vị... Đối với một số người, biếng ăn
11



chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng ở những người khác có thể lâu hơn. Dù với bất kỳ lý do
gì, tình trạng biếng ăn cũng cần phải cải thiện. Lời khuyên là, nên ăn nhiều vào bữa sáng
(1/3 năng lượng cả ngày) và chia nhỏ các bữa ăn tiếp theo. Nên ăn giàu năng lượng, giàu
đạm, uống nhiều nước, đặc biệt những thức uống có chứa dưỡng chất, sữa, nước ép (trái
cây, rau, thịt) , thức ăn nghiền... và nên đa dạng hoá thức ăn, tạo không khí vui vẻ, thoải mái
trong bữa ăn...
Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân cũng thường bị thay đổi khẩu vị. Thực phẩm
đặc biệt là thịt hoặc những thực phẩm có hàm lượng cao thường gây cho bệnh nhân có cảm
giác đắng hoặc có mùi tanh. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị.
Tuy nhiên, mỗi người bệnh sẽ có những ảnh hưởng khác nhau nên những phương pháp sau
đây chỉ có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khói chịu. Đó là súc miệng trước
khi ăn; ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi... (ngoại trừ trường hợp
những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng); ăn bữa nhỏ nhiều lần trong
ngày; tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu và không nên ăn nhiều thịt đỏ; sử dụng các
loại gia vị và nước sốt trong món ăn...
Hoá trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ... có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô
miệng, góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng. Trong trường hợp này, cần lưu ý:
nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước; nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua
nhằm tiết nước bọt hơn, tránh ăn nhiều đường; sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh; vệ sinh
răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày; uống nhiều nước và uống từng ngụm mỗi
vài phút...
Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng... thường hay gặp ở những bệnh nhân ung thư đang
phải chịu xạ trị, hoá trị liệu hoặc đang có những vấn đề nhiễm trùng. Khi thấy đau răng
miệng, đầu tiên nên gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chắc chắn rằng vấn đề đau ở đây là
do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị chứ không phải do các bệnh răng miệng gây ra. Một
số thực phẩm nhất định có thể kích thích nhiều hơn tình trạng răng miệng của chúng ta do
gia vị cay nồng, cứng quá khó nuốt, do đó cần phải biết lựa chọn thực phẩm. Nên ăn những
thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt; như trái cây mềm, phô mai, bún, mỳ, miến, sữa, bột

ngũ cốc... Người bệnh cũng nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.
Đa phần bệnh nhân hoá trị liệu thường buồn nôn và nôn. Lời khuyên là nên cho người bệnh
ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm,
nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi...; ăn thành nhiều
bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng...
Vấn đề uống nước cũng là vấn đề thường gặp. Người bệnh thường ngại uống nước. Nhưng
với bệnh nhân ung thư, lời khuyên là nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày. Nước ở đây có thể là
nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước... Điều quan
trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát, hạn chế những thức uống chứa cafein...
12


Táo bón cũng là một vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là do
thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác
động bởi liệu pháp điều trị. Một số gợi ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa táo bón: ăn chế độ
ăn nhiều chất xơ (lượng xơ khuyến cáo là 25-35g cho 1 người/ngày) và uống từ 8-10 ly
nước mỗi ngày; nên đi bộ và vận động thường xuyên...
3.5. Xây dựng thực đơn hợp lý cho bệnh nhân ung thư
Việc xây dựng một thực đơn hợp lý cũng phần nào giúp cho bệnh nhân dễ dành thực hiện và
duy trì chế độ ăn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để giúp quá trình điều
trị bệnh đạt kết quả cao hơn.










Một số lời khuyên cho bệnh nhân ung thư
Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, thay vì chỉ ăn 3 bữa ăn chính
Món ăn hấp dẫn và tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn.
Không uống nước trước và trong khi ăn.
Đừng đợi đến khi đói mới ăn mà hãy ăn khi bạn muốn ăn.
Ăn các món ăn yêu thích bất kì lúc nào trong ngày.
Ăn bữa ăn lớn nhất khi bạn cảm thấy đói nhất.
Tập thể dục nhẹ hoặc đi dạo trước bữa ăn để tạo cảm giác thèm ăn.

Ví dụ: Bệnh nhân là nữ, nặng 40kg bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu sau khi phẩu thuật
Bảng 3. 1 – Thực đơn cho bệnh nhân
6h-7h30

Súp 400ml (gạo 40g + thịt nạc 50g+ khoai tây 50g+ cà rốt 50g)

9h
Trưa 11h

Sữa 240ml
Súp 400ml (gạo 40g + thịt nạc 50g+ khoai tây 50g+ cà rốt 50g)

14h
18h

Hồng xiêm xay sinh tố 200g+ đường 30g
Súp 400ml (gạo 40g + thịt nạc 50g+ khoai tây 50g+ cà rốt 50g)

20h
Tổng hợp thực
phẩm cả ngày

Tổng hợp
năng lượng

Sữa 240ml
Gạo 120g, cà rốt 150g, khoai tây 150g, nước mắt 10g, thịt lợn nạc vai
150g, hồng xiêm 200g, đường 30g, sữa 500ml
N: 1334kcal
P: 58g
L: 27g
G: 194g

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
• Ung thư là một căn bệnh “có thể” chữa được.
13


• Nắm rõ một số nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.
• Nêu chú ý quan tâm đến sức khỏe và đi khám bác sỹ nếu có những dấu hiệu bất





thường.
chế độ ăn hợp lý, tham gia các hoạt động thể thao.
Nên hạn chế thuốc lá, rược bia và một số thực phẩm có nguy cơ gây ung thư.
Cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể trước, trong và sau khi điều trị ung thư.
Đặt biệt là luôn tạo cho bệnh nhân một tinh thần lạc quan, vui vẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Bá Đức. (2009). Ung thư học đại cương. Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội.
Nguyễn Trấn Hùng. (không ngày tháng). Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Được
truy lục từ Hội Ung Thư Việt Mỹ: www.ungthu.org/tailieu/PDFs/Che-do-dinh-duongcho-benh-nhan-ung-thu.pdf
The American Cancer Society medical and editorial content team. (2015, July 15). Benefits
of good nutrition during cancer treatment. Retrieved from American Cancer Society:
/>The American Cancer Society medical and editorial content team. (2015, July 15). Benefits
of good nutrition during cancer treatment. Được truy lục từ American Cancer
Society : />The American Cancer Society medical and editorial content team. (2015, July 15).
Managing eating problems caused by surgery, radiation, and chemotherapy. Được
truy lục từ American Cancer Society: />
14



×