Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh trứng cá ở học sinh trường trung học phổ thông hà huy tập, thành phố vinh, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 98 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI

NGUYN HU LIấM

KIếN THứC, THáI Độ, THựC HàNH Về BệNH
TRứNG Cá
ở HọC SINH TRờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG Hà
HUY TậP,
THàNH PHố VINH, NGHệ AN
Chuyờn ngnh: Da liu
Mó s: CK 62723501

LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. NG VN EM


HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả học tập ngày hôm nay.
Em xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà
Nội, Phòng Đào tạo sau đại học, đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời
gian học tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Trường Đại học Y Hà
Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Da liễu đã tận tình dạy dỗ, giúp
đỡ em trong 2 năm học tại trường cũng như trong quá trình hoàn thành luận
văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn
PGS.TS.Đặng Văn Em - người thầy hướng dẫn đã giành nhiều thời gian tận


tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô
của trường THPT Hà Huy Tập đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá
trình lấy số liệu phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016
Tác giả


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Nguyễn Hữu Liêm, học viên lớp CKII khóa 28 Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Da liễu, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS. Đặng Văn Em Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016
Người viết cam đoan

Nguyễn Hữu Liêm



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BP
BTC
KAP
LH
TNF
THPT
TC
TCT
SCT

Benzoyl Peroxide
Bệnh trứng cá
Knowledge-Attitude-Practive
(kiến thức, thái độ, thực hành)
Luteinizing hormone
Yếu tố hoại tử u
trung học phổ thông
Trứng cá
Trước can thiệp
Sau can thiệp

MỤC LỤC



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng cá là một bệnh lý nang lông tuyến bã của da do rối loạn chức năng
của bộ lông tuyến bã. Sự tiết bã nhờn đọng lại ở lỗ chân lông tạo nên mụn.
Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ảnh hưởng 85% giới trẻ trên
thế giới dưới nhiều mức độ khác nhau [1],[2],[3].
Bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nữ từ 10-17 tuổi, nam từ 14-19
tuổi. Nghiên cứu ở Đức cho thấy có 85% thanh thiếu niên bị bệnh trứng cá
[1]. Tỷ lệ này ở Mỹ là 85% [ 4]. Bệnh thường không gây hậu quả nghiêm
trọng nhưng lại có nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý đối với người bệnh [ 5],[6],
[7]. Trong những trường hợp bệnh kéo dài để lại di chứng sẹo lõm hoặc sẹo
phì đại có thể gây tổn thương tâm lý, tinh thần người bệnh và ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống. Theo Rigopoulos và cộng sự 48% học sinh trung học ở
Hy Lạp cho rằng mụn trứng cá làm tổn hại đến mối liên hệ cá nhân [ 8]. Theo
nghiên cứu của Jancin B trên những thiêu niên Anh bị mụn trứng cá có 39%
tránh đi đến trường vì xấu hổ, 55% cho rằng mụn trứng cá làm cho họ không
có bạn trai hay gái [9].
Ở Việt Nam, trứng cá là bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở học sinh, sinh
viên. Nghiên cứu của Trần Thị Hạnh cho thấy tỷ lệ lưu hành bệnh trứng cá ở
học sinh trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, thành phố Cần Thơ là
82,5% [10]. Tại bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, 17,97% số bệnh
nhân đến khám là do mắc bệnh trứng cá, chỉ đứng thứ 2 sau bệnh chàm [10].
Theo nghiên cứu tại bệnh viện Da liễu Trung ương có tới 76% bệnh nhân
trứng cá cho biết sẹo trứng cá làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc hay học
tập của họ [11]. Nhiều bệnh nhân tự điều trị bằng cách dùng mỹ phẩm, sử

dụng kem không rõ nguồn gốc hoặc tự tạo, tự uống thuốc, nặn mụn hoặc đi
massage làm bệnh nặng thêm.


9

Ở lứa tuổi học sinh trung học, cơ thể đang phát triển về mọi mặt, trong
đó có sự hoạt động mạnh của tuyến bã là cơ sở đầu tiên cho phát sinh bệnh
trứng cá thông thường và có tỷ lệ mắc bệnh cao. Qua điều tra sơ bộ thấy tỷ lệ
mắc bệnh trứng cá ở học sinh trung học phổ thông (THPT) thuộc tỉnh Nghệ
An khá cao. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh trứng cá
trên đối tượng này, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào được tiến hành tại trường
trung học phổ thông Hà Huy Tập, thành phố Vinh. Vì vậy chúng tôi thực hiện
nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh trứng cá ở học sinh
trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, thành phố Vinh, Nghệ An”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1

Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành, ở học sinh phổ thông trung học

2

Hà Huy Tập, thành phố Vinh, Nghệ An năm 2015 - 2016.
Đánh giá hiệu quả của biện pháp giáo dục y tế về bệnh trứng cá đối
với học sinh phổ thông trung học.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh trứng cá



10

1.1.1. Đại cương bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá là một bênh da thông thường rất hay gặp, bệnh có ở cả
nam và nữ, đa số bị bệnh ở độ tuổi 13-25, có khá nhiều trường hợp bệnh còn
xuất hiện sau tuổi 25 và độ tuổi 40 hoặc lâu hơn. Đặc biệt trứng cá phổ biến
đến mức người ta coi đó là một biểu hiện của trạng thái sinh lý [12],[13].
Theo Totsi A và cộng sự, bệnh trứng cá nói chung và trứng cá thông thường
nói riêng ảnh hưởng nhiều đến nam giới độ tuổi 16-17 với tỷ lệ 95-100% và
nữ giới ở độ tuổi 16-17 với tỷ lệ 83-85% [14]. Bệnh gặp nữ nhiều hơn nam,
người da trắng có xu hướng bị nhiều hơn da đen. Bệnh biểu hiện với nhiều
loại tổn thương là nhân đầu đen, nhân đầu trắng, sẩn, mụn mủ, cục, nang và
hậu quả là sẹo lõm hoặc sẹo lồi [15], [16], [17].
Điều trị bệnh trứng cá còn nhiều khó khăn, tiến triển đa dạng, có trường
hợp giảm dần, nhưng nhiều trường hợp kéo dài dai dẳng, từng đợt tái phát nếu
không được điều trị kịp thời, phù hợp sẽ gây nên các thể lâm sàng nặng
thậm chí gây hậu quả lâu dài ảnh hưởng nặng nề về thẩm mỹ [16],[17],
[18],[19],[20].
Dựa vào hình thái lâm sàng và đặc điểm tiến triển của bệnh, người ta chia
thành các thể lâm sàng trứng cá khác nhau.
1.1.2. Phân loại trứng cá
- Trứng cá thông thường (Acne vulgaris) [16], [17], [21]: thể lâm sàng
hay gặp nhất. Các thương tổn khu trú đặc biệt ở vùng da mỡ như: ở mặt (trán,
má, cằm), ở vùng giữa ngực, lưng, vai; đôi khi gặp nhân trứng cá ở vành tai,
bọc ở ống tai, màng nhĩ. Tổn thương rất đa dạng, có thể là nhân trứng cá, sẩn
đỏ, mụn mủ, cục, nang viêm tấy đỏ…, song các loại thương tổn này không
phải thường xuyên kết hợp với nhau và có đầy đủ trên một bệnh nhân.
- Trứng cá mạch lươn (Acne conglobata) [17], [19]: là một dạng của trứng
cá nặng, gặp chủ yếu ở nam giới, bắt đầu sau tuổi dậy thì và kéo dài nhiều



11

năm sau đó. Tổn thương thấy ở mặt, cổ, ngực, vai, lưng, mông, đùi và phối
hợp nhiều hình thái: cục, nang, áp xe… Khởi đầu là mụn mủ ở nang lông, sau
tiến triển thành các ổ viêm to dần và loét rất đặc biệt do ổ viêm thường thành
cụm 2-3 cái, đi vằn vèo thành hang hốc với nhiều đường rò và cầu da. Thương
tổn có dịch màu vàng nhầy dạng sợi hoặc lẫn máu, sau khi rạch và dẫn lưu
dịch lại đầy trở lại rất nhanh. Bệnh tiến triển lâu dài, dai dẳng.
- Trứng cá kê hoại tử (Acne miliaris necrotica) [17], [19], [20]: do tụ cầu
vàng gây nên, gặp nhiều ở nam giới, khu trú đối xứng ở trán, thái dương, rìa
tóc. Khởi đầu là các sẩn nang lông màu đỏ, bờ xung quanh viêm tấy đỏ, sau
nhanh chóng biến thành mụn mủ màu nâu nhạt, bám rất chắc, có thể ngứa. Ở
dưới sẩn viêm là ổ loét nhỏ, sau lành để lại sẹo vĩnh viễn.
- Trứng cá tối cấp (Acne fulminans) [17], [19], [21]: có thể thấy ở nam giới
từ 13-17 tuổi, bệnh thường ở thân mình, hiếm khi ở mặt. Thương tổn dạng trứng
cá nang nặng tiến triển thành tổn thương loét đau với bờ nhô cao bao quanh các
mảng hoại tử xuất tiết, khi lành để lại sẹo lồi. Lâm sàng kèm theo sốt, mệt mỏi,
đau các khớp, xét nghiệm có tăng bạch cầu, tốc độ máu lắng tăng cao.
- Trứng cá sẹo lồi (Acne keloidalis) [19],[21],[22],[23]: chủ yếu gặp ở
nam giới, khu trú vùng gáy và rìa tóc. Thương tổn dạng viêm nang lông sắp
xếp thành đường thẳng hay vằn vèo, tiến triển thành củ xơ hoặc dải xơ phì đại
gồ lên mặt da giống như sẹo lồi, có thể có ít mụn mủ trên bề mặt. Bệnh tiến
triển lâu dài, sau xẹp dần và lông tóc bị mất vĩnh viễn.
- Trứng cá do thuốc (Occupational acne) [20],[21],[23],[24]: có rất nhiều
loại thuốc gây phát sinh, phát triển bệnh trứng cá. Các steroid gây sừng hóa
nang lông và bít tắc cổ nang lông, hormon adrogen làm tăng hoạt động và phì
đại tuyến bã, các thuốc khác như: thuốc chống hen, thuốc long đờm, thuốc
cản quang, isoniazid, phenolbacbital, cyclosporin… đều gây bệnh trứng cá và

bệnh sẽ khỏi sau dùng thuốc vài ba tuần.


12

- Trứng cá trước tuổi thiếu niên (Preadolescent acne) [17],[20],[21]: gồm
3 loại:
+ Trứng cá sơ sinh (Neonatal acne): xuất hiện trong 4 tuần đầu sau đẻ, do
nội tiết tố progesteron của mẹ truyền sang. Bệnh tự khỏi sau vài tuần mà
không để lại dấu vết gì.
+ Trứng cá tuổi ấu thơ (Infantile acne): xuất hiện từ tháng thứ 2 sau đẻ
hoặc do trứng cá sơ sinh tồn tại dai dẳng, bệnh có thể kéo dài thành trứng cá
tuổi thiếu niên.
+ Trứng cá tuổi thiếu niên (Childhood acne) [7],[25]: do trứng cá trẻ em
tồn tại dai dẳng, yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng.
-

Các loại hình trứng cá khác:

+ Trứng cá do mỹ phẩm (Acne Cosmetica) [17],[20],[26]: gặp ở phụ nữ
25 – 30 tuổi, do dùng loại mỹ phẩm không phù hợp hoặc có thói quen dùng
nhiều kem dưỡng ẩm, kem chống nắng.
+ Trứng cá do yếu tố cơ học (Acne Mechanica) [20], 21],[24]: hay gặp ở
các cô gái trẻ có tâm lý lo lắng, hay nặn bóp, cào xước, cọ sát liên tục gây tắc
nghẽn lối ra vào của nang lông tuyến bã dẫn đến hình thành cồi mụn, sau để
lại vết thâm, sẹo teo da.
+ Trứng cá nhân loạn sừng gia đình (Familial dyskeratotic comedones
acne) [21],[23]: Bệnh do rối loạn di truyền trội, thương tổn nhiều nhân ở mặt,
thân mình, các chi, có thể có sẩn đỏ, mụn nước, khỏi để lại sẹo sâu như hố
băng. Mô bệnh học có tiêu gai và tế bào loạn sừng ở trong thành các lỗ chân

lông. Bệnh có thể xuất hiện đến giữa tuổi 40.
+ Trứng cá vùng nhiệt đới (Tropical acne) [17], [21]: xuất hiện vào mùa hè
khi thời tiết nóng, ẩm, thương tổn dạng nang lớn, đa dạng ở ngực, mông, lưng.
+ Trứng cá trước chu kỳ kinh nguyệt [20]: xuất hiện trước khi có kinh 1
tuần, do Luteinizing hormone (LH) ở đỉnh cao kích thích tổ chức đệm của
buồng trứng tiết androgen. Thương tổn dạng sẩn mủ, số lượng từ 5 – 10.


13

1.1.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường
Dựa trên hình thái lâm sàng, thương tổn cơ bản của bệnh trứng cá thông
thường được chia làm 2 loại:
- Thương tổn không viêm: Các tổn thương không viêm được hình thành
sớm của tiến trình hình thành tổn thương bệnh trứng cá, bao gồm:
+ Vi nhân trứng cá (microcomedones) [16],[17],[20],[21]: các nhân trứng cá
rất nhỏ, bắt đầu mới hình thành, khó phát hiện trên lâm sàng, chủ yếu là nhờ sinh
thiết.
+ Nhân mở (open comedones) hay nhân đầu đen (blackheads) [16],[17],
[20],[21]: tổn thương do kén bã (chất lipid) kết hợp với những lá sừng của
thành nang lông gồ cao trên mặt da, làm nang lông giãn rộng. Sự oxy hóa chất
keratin làm đầu nhân trứng cá có màu đen. Loại nhân trứng cá này có thể
thoát ra tự nhiên, ít gây tổn thương trầm trọng song cũng có thể bị viêm và
thành mụn mủ trong vài tuần. Chích nặn lấy được nhân có dạng giống trứng
của cá, màu trắng ngà.
+ Nhân kín (closed comedones) hay nhân đầu trắng (whiteheads) [16],
[17],[20],[23]: Do chất bã và lá sừng tích tụ. Thương tổn có kích thước nhỏ
hơn nhân đầu đen, màu trắng hoặc hồng nhạt, hơi gồ cao và không có lỗ mở
trên da, có thể thoát ra tự nhiên hoặc chuyển thành nhân đầu đen.
- Thương tổn viêm: Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, trên lâm sàng

biểu hiện nhiều hình thái tổn thương khác nhau: sẩn đỏ, mụn mủ, cục, nang…
với điểm chung đều gây viêm ở trung bì [16],[17],[21],[25].
+ Sẩn đỏ: Các nang lông bị giãn rộng và cổ bít chặt lại, vùng kế cận tuyến
bã có phản ứng viêm nhẹ. Sẩn có đường kính 5 mm, nhô cao, màu đỏ, mềm
và hơi đau, có thể tự khỏi hay tiến triển thành mụn mủ.
+ Mụn mủ: Là sẩn chứa mủ. Mụn mủ có thể vỡ ra hoặc khô lại, xẹp và
biến mất, có thể để lại sẹo.


14

+ Cục: Hình thành do hiện tượng viêm nhiễm có thể xuống sâu hơn, tới
trung bì sâu tạo thành các cục hay nang viêm khu trú dưới trung bì, đường
kính < 1 cm, thường đau và tăng lên khi sờ.
+ Nang: Tập hợp nhiều cục, thường là 2-3 cục sưng lên, quá trình viêm đã
hóa mủ chứa dịch vàng lẫn máu, kích thước > 1cm, sờ thấy lùng nhùng, khỏi
hay để lại sẹo.
+ Dát và sẹo: Là các thương tổn thứ phát, do các thương tổn viêm thuyên
giảm để lại các dát đỏ, dát thâm sau đó da trở về bình thường. Nếu tổn thương
viêm nhiễm sâu, hóa mủ sẽ để lại sẹo, có thể là sẹo lõm, sẹo lồi hoặc sẹo quá phát.
Ngoài các thương tổn trên, bệnh nhân bị trứng cá thông thường còn
có hiện tượng tăng tiết bã là da bóng, nhờn, các lỗ chân lông giãn rộng…
- Phân loại mức độ bệnh trứng cá thông thường: Có nhiều cách phân
loại mức độ bệnh trứng cá dựa vào số lượng và đặc điểm thương tổn trứng cá.
Phân loại theo Hayashi và cộng sự-2008 [27], theo Karen McKoy-2008 [26]
và theo Habif-2010 [21]. Trong đề tài của chúng tôi sử dụng phân loại của
Karen McKoy-2008 [32]: dựa vào số lượng và đặc điểm thương tổn, bệnh
trứng cá được chia thành 3 mức độ:
- Mức độ nhẹ: < 20 thương tổn không viêm, hoặc < 15 thương tổn
viêm, hoặc tổng số thương tổn <30.

- Mức độ trung bình: ≤ 5 nang/cục hoặc 20-100 thương tổn không
viêm, hoặc 15-50 thương tổn viêm, hoặc tổng số thương tổn 30-125.
- Mức độ nặng: > 5 nang/ cục, hoặc >100 thương tổn không viêm, hoặc
>50 thương tổn viêm, hoặc tổng số thương tổn >125.


15

Hình 1.1. Mức độ nhẹ
Hình 1.2. Mức độ vừa
1.1.4. Sinh bệnh học bệnh trứng cá thông thường

Hình 1.3. Mức độ nặng

1.1.4.1.Đặc điểm nang lông và tuyến bã
- Nang lông: Có 2 loại là nang lông tơ: rải rác trên toàn bộ da của cơ
thể trừ lòng bàn tay, bàn chân, nang lông tơ có kích thước nhỏ, nhưng kích
thước tuyến bã ở nang lông tơ lớn hơn ở nang lông dài và nang lông dài: ở da
đầu, cằm, nách và mu [15],[17],[20],[28].
- Đặc điểm tuyến bã [15],[17],[20],[25],[28],[29]: Tuyến bã cùng với
tuyến mồ hôi, tuyến sữa là 3 loại tuyến của da. Tuyến bã là một chùm nang chia
nhánh, đường kính 0,2 - 2 mm gắn vào nang lông, tiết ra chất bã đổ vào nang
lông nhờ một ống dẫn rồi bài xuất lên mặt da. Tuyến bã ở niêm mạc đổ thẳng ra
bề mặt như tuyến Tyson và hạt Fox – Foxdyce. Tuyến bã là tuyến toàn hủy:
chất bã và tế bào tuyến được đào thải toàn bộ. Tuyến bã hoạt động mạnh lúc
mới sinh do được hoạt hóa bởi androgen của mẹ qua nhau thai, bất hoạt ở trẻ
em 2-6 tuổi, sau 7 tuổi thì hoạt động trở lại và phát triển mạnh ở tuổi dậy thì,
giảm tiết ở tuổi 50 đối với nữ, 60-70 đối với nam. Tuyến bã phân bố không
đều trên toàn bộ cơ thể: vùng da đầu, mặt, lưng, ngực giàu tuyến bã với số
lượng 400-900 tuyến/cm2 nên trứng cá hay xuất hiện, những vùng da khác có

số lượng tuyến bã ít hơn, riêng lòng bàn tay, bàn chân không có tuyến bã.
- Chất bã [21]: Là hợp chất vô khuẩn được sản xuất chủ yếu từ tuyến bã
và một phần thượng bì, tiết ra trên bề mặt da làm dẻo hóa màng sừng, có tác
dụng bảo vệ da chống lại virus, vi khuẩn, nấm, chống thấm nước và giữ độ ẩm
cho da. Thành phần chủ yếu của chất bã là acid béo dưới dạng este hỗn hợp, bao
gồm: squalene (chỉ có ở da người với nồng độ ổn định), tryglycerid và các acid


16

béo chuỗi dài, cires là những este đơn và kép của những acid béo chuỗi dài,
ngoài ra còn có lipid gốc thượng bì từ cholesterol và các este của nó.
1.1.4.2.Căn sinh bệnh học [30], [31]
Ngày nay căn sinh bệnh học của bệnh chứng cá được xác định khá rõ và
thống nhất liên quan đến 3 yếu tố chính gồm tăng sản xuất chất bã, dày sừng
cổ tuyến bã và vai trò của vi khuẩn.
- Tăng tiết chất bã và vai trò của chất bã: Bình thường chất bã được tiết ra
làm cho da, lông, tóc mềm mại, mượt mà, luôn giữ được độ ẩm. Trong bệnh
trứng cá, chất bã bài tiết quá nhiều. Hoạt động bài tiết của tuyến bã có liên
quan chặt chẽ với các hormon, trong đó quan trọng là hormon sinh dục nam,
đặc biệt là testosteron. Các hormon này làm phát triển, dãn rộng, tăng thể tích
tuyến bã, kể cả các tuyến bã không hoạt động, kích thích tế bào tuyến bã hoạt
động mạnh, dẫn tới sự bài tiết chất bã tăng lên rất nhiều so với bình thường.
Bên cạnh đó, sự bài tiết chất bã còn chịu sự tác động của một số yếu tố: di
truyền, các stress, thời tiết. Người ta đã nghiên cứu tính chỉ số chất bã và xác
định rằng: trung bình người bình thường tiết ra 1,00mg chất bã/10cm 2/3 giờ,
vùng bị trứng cá nặng là 3,28mg/10cm 2/3 giờ; trứng cá vừa là 3,00mg/10cm 2/
3 giờ; trứng cá nhẹ 2,20mg/10 cm2/3 giờ. Trong bệnh trứng cá, chất bã tăng
tiết một cách quá mức do các yếu tố sau:
+ Tăng hormon sinh dục nam (testosteron, ehydroepiandrosteron).

+ Tăng việc gắn testosteron vào các thụ thể của tuyến bã.
+ Tăng hoạt động của men 5α-reductase.
+ Lượng SHBG (sexual hormon bindinh globulin) trong máu giảm, dẫn
đến lượng testosteron tự do đi đến tế bào tuyến bã tăng nhiều hơn.
-Sừng hóa cổ nang lông tuyến bã: Quá trình sừng hóa cổ nang lông tuyến
bã chịu tác dụng của một số yếu tố: hormon androgen (testosteron), thiếu hụt


17

acid linoleic, tăng acid béo tự do ở tuyến bã, vấn đề vi khuẩn, yếu tố di truyền.
Sự phát triển của tuyến bã và chất bã có sự liên quan đến androgen và chính
androgen góp phần quan trọng vào sự sừng hóa cổ nang lông tuyến bã.
Trong bệnh trứng cá, acid béo tự do tăng, vai trò quan trọng là hóa ứng
động quá trình viêm trực tiếp, kích thích làm tăng sự sừng hóa và gây xơ hóa
cổ tuyến bã. Chính acid béo tự do tăng kết hợp với sự có mặt của vi khuẩn có
men phân hủy chất bã bị ứ trệ góp phần làm bệnh nặng thêm.
Sự sừng hóa cổ nang lông còn liên quan đến sự hoạt động và hiện diện
của interleukin-1alpha và các cytokin khác. Các yếu tố này làm cho quá trình
sừng hóa ở cổ nang lông tuyến bã với nhịp độ luân chuyển tế bào tăng, tạo ra
khối sừng ở cổ nang lông làm hẹp đường thoát chất bã lên mặt da, thậm chí
gây bít tắc hoàn toàn. Chất bã bị ứ đọng không được bài tiết lên mặt da dễ
dàng và có đào thải cũng không hết. Cùng lúc là sự thay đổi trong bản mẫu
của quá trình sừng hóa trong nang lông: ở đáy phễu nang lông, chất sừng trở
nên đông đặc hơn, các hạt dẹt hình lá thưa thớt, các hạt sừng trong suốt tăng
lên, một số tế bào có chứa chất vô định hình là chất mỡ được tạo ra trong quá
trình sừng hóa. Kết quả tuyến bã bị giãn rộng, chừa đầy chất bã dẫn tới hình
thành nhân trứng cá.
- Vai trò của vi khuẩn trong nang lông: Trong nang lông có
Propionibacterium acnes (P.acnes) còn gọi corynebacterrium acnes, một loại

trực khuẩn có tính chất đa dạng và kị khí. Bình thường trong độ tuổi từ 11 đến
14 và 16 đến 20 không tìm thấy P.acnes ở những người không bị trứng cá.
Ngược lại, ở những bệnh nhân trứng cá trung bình có khoảng 114.800
P.acnes/cm2. Bằng sinh hóa và huyết thanh học, loại vi khuẩn này được phân
thành 2 nhóm: P.acnes (trước đây gọi là Corynebacterium type 1) và
Propionibaterium Grannulosum chủ yếu gặp ở phần nang lông với số lượng


18

rất ít. Ngoài các vi khuẩn trên người ta còn thấy một số nấm men
Pityrosporum ovale ở trong một số nang tuyến bã.
Vi khuẩn P.acnes có khả năng phân hủy lipid, giải phóng acid béo tự do
gây viêm mạch. Điều này đã được chứng minh trong thực nghiệm bằng cách
tiêm P.acnes sống vào trong các nang chứa đựng toàn acid béo đã este hóa.
Sau khi tiêm, các nang này bị vỡ, các tổ chức xung quanh bị viêm tấy nhiều.
Ngược lại nếu tiêm các P.acnes chết vào các nang nói trên thì thấy hiện tượng
viêm không đáng kể. Thậm chí khi tiêm trực tiếp P.acnes vào trung bì cũng
chỉ gây viêm nhẹ hoặc trung bình. Thí nghiệm đã chứng minh rằng men lipase
của P.acnes sống đã phân hủy lipid, giải phóng acid béo tự do, gây viêm rõ rệt
ở tổ chức dưới da.
Qua thực nghiệm và thực tế lâm sàng, các nhà nghiên cứu nhận thấy chất
bã bị ứ đọng là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các vi khuẩn ở phần
dưới cổ nang lông tuyến bã: P.acnes, P.grannulosum, S.blancs, S.albus,
S.epidermidis và nấm Pityrosporum ovale. So với P.acnes, P.grannulosum có
khả năng phân hủy lipid mạnh hơn nhiều nhưng số lượng ít hơn nhiều nên vai
trò gây viêm yếu hơn. Những vi khuẩn này tiết ra men: hyaluronidase,
protease, lipase lecitinase có khả năng gây viêm và các yếu tố hóa ứng động
bạch cầu. Các yếu tố hóa ứng động bạch cầu sẽ giải phóng hydrolase thấm
vào thành và làm yếu thành nang lông gây viêm và vỡ cùng nhân trứng cá vào

lớp trung bì. Phản ứng viêm hình thành trứng cá sẩn, mụn mủ, cục và nang.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy P.acnes gắn vào các thụ thể
(receptor) trên bề mặt các tế bào bạch cầu đa nhân và bạch cầu đơn nhân dẫn
tới việc giải phóng nhiều cytokin có khả năng gây viêm: interleukin 8 (IL-8),
interleukin 12 (IL-12), yếu tố hoại tử u (TNF). Sự gây viêm của một số vi
khuẩn khác cũng bằng cách kích thích theo cơ chế miễn dịch.


19

Như vậy, trên một thể trạng nhất định có tăng sản xuất chất bã dưới tác
động của nhiều yếu tố (testosteron, tuổi, môi trường), kết hợp bị sừng hoá cổ
nang lông tuyến bã làm cho chất bã bị ứ trệ trong lòng tuyến tạo nên nhân
trứng cá và điều kiện để các vi khuẩn trên da mà điển hình là P.acnes phát
triển phân huỷ chất bã tạo ra nhiều acid béo tự do là nguyên nhân chính gây
viêm tấy thành tuyến bã và lan tràn ra xung quanh tạo nên các sẩn viêm, mụn
mủ, những quá tŕnh này phối hợp với nhau tạo thành vòng xoắn bệnh lý. Do
vậy, việc lựa chọn thuốc trong điều trị bệnh trứng cá, đặc biệt đối trứng cá
nặng phải đáp ứng được yêu cầu là giải quyết được các vấn đề gây nên bệnh
trứng cá.
- Tình trạng viêm [16],[17],[20],[22],[25]: Sự tham gia của các yếu tố vi
khuẩn (nhất là P.acnes), bạch cầu, enzym, các cytokin tiền viêm, TNF-a…
hình thành phản ứng viêm tạo các thương tổn viêm như: sẩn, mụn mủ, cục,
nang.

Hình 1.4. Sinh bệnh học trứng cá
Theo Lyte P (2009), các biểu hiện của trứng cá do P.acnes gây ra phản
ứng viêm không những khi vi khuẩn còn sống mà ngay cả khi vi khuẩn đã bị
tiêu diệt, cấu trúc màng tế bào vi khuẩn chết cũng có thể kích thích gây phản
ứng viêm.



20

Sự tham gia của các yếu tố vi khuẩn (nhất là P.acnes), bạch cầu, enzym,
các cytokin tiền viêm, TNF-a… hình thành phản ứng viêm tạo các thương tổn
viêm như: sẩn, mụn mủ, cục, nang. Theo Lyte P. (2009), các biểu hiện của
trứng cá do P.acnes gây ra phản ứng viêm không những khi vi khuẩn còn sống
mà ngay cả khi vi khuẩn đã bị tiêu diệt, cấu trúc màng tế bào vi khuẩn chết
cũng có thể kích thích gây phản ứng viêm.
1.1.5. Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá liên quan với nhiều yếu tố, các yếu tố này có thể làm khởi
phát bệnh và cũng có thể làm bệnh nặng thêm.
- Tuổi: Trứng cá thường khởi phát ở lứa tuổi 13-19, đôi khi muộn hơn ở
tuổi 20-25, hoặc thậm chí ở tuổi 50 [17],[19],[22],[25].
- Giới: Đa số tác giả đều cho rằng nữ bị trứng cá nhiều hơn nam nhưng
các hình thái lâm sàng ở nam thường nặng hơn nữ [17],[20],[26].
- Yếu tố nghề nghiệp: Việc tiếp xúc dầu mỡ, ánh nắng… nhiều làm tăng
khả năng mắc trứng cá [17].
- Yếu tố gia đình: Có liên quan đến bệnh trứng cá. Theo Goulden cứ 100
bệnh nhân trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình [32].
- Yếu tố thời tiết: Khí hậu nóng, ẩm, hanh khô… cũng ảnh hưởng đến
bệnh trứng cá [20].
- Yếu tố chủng tộc: Người da trắng và da vàng mắc bệnh trứng cá nhiều
hơn người da đen.
- Các bệnh nội tiết: Một số bệnh nội tiết gây trứng cá như cường giáp,
Cushing, buồng trứng đa nang…[17].
- Chế độ ăn: đồ ăn ngọt (sô cô la, đường…), rượu, bia, cà phê… làm
tăng trứng cá [33]. Việc tiêu thụ thực phẩm công nghiệp giàu estrogen có thể



21

làm gia tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, gây mất cân bằng nội tiết tố.
Các loài động vật được nuôi công nghiệp thường được bổ sung chất steroid
estrogen để vỗ béo. Khi một người ăn phải thịt của động vật như thế, lượng
estrogen dư thừa sẽ đi vào máu và gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố.
- Yếu tố thần kinh: tâm lý lo lắng, căng thẳng… làm bệnh trứng cá nặng
lên [20], [34], [35]. Sự căng thẳng và lo lắng: Sự mất cân bằng nội tiết tố ở
những người trẻ tuổi có thể là do tình trạng căng thẳng và lo lắng. Tình trạng
căng thẳng thường đi kèm với các triệu chứng như tăng/sụt cân, bị mất cơ
bắp, cao huyết áp, chóng mặt, lông tóc mọc nhiều trên vùng mặt và mất cân
bằng đường huyết. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng khi một người bị căng
thẳng, hàm lượng progesterone trong cơ thể sẽ bị giảm sút. Đây là vì
progesterone trong cơ thể được sử dụng để tổng hợp chất corticosteroid của
tuyến thượng thận, một loại nội tiết tố giúp bảo vệ cơ thể khỏi chứng căng
thẳng. Tuy nhiên, khi bị căng thẳng, cơ thể không sản sinh ra đủ progesterone,
khiến tuyến thượng thận kiệt sức. Việc này phá vỡ tỉ lệ cân bằng giữa estrogen
và progesterone trong cơ thể, khiến cho hàm lượng estrogen tăng cao và gây
mất cân bằng nội tiết tố.
- Thuốc: một số thuốc gây tăng mụn trứng cá như: corticoid, isonazid,
lithium…[23],[36].
- Mỹ phẩm: Các mỹ phẩm có gốc dầu như là dầu thô, dầu bôi trơn, bột
tan, dung dịch sáp, v.v., có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và làm khô da.
Chúng kích thích sự sản sinh một số nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến tình
trạng mất cân bằng.


22


1.1.6. Điều trị bệnh trứng cá
Mục tiêu điều trị là tác động vào mắt xích trọng yếu của sinh bệnh học
bệnh trứng cá. Bốn nguyên tắc chính khi điều trị mụn trứng cá [17],[20], [22],
[25],[26]: Làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn; điều chỉnh những thay đổi
về sự sừng hóa nang lông; làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, đặc biệt là
P.acnes, ức chế sản xuất các sản phẩm của viêm nhiễm ngoại bào thông qua
việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn và chống viêm.
Ngoài ra, vấn đề chăm sóc da, khống chế các yếu tố liên quan như thức
ăn, thức khuya, môi trường làm việc, thời tiết khí hậu… là rất cần thiết kết
hợp thêm sự phối hợp tốt của người bệnh và hướng dẫn của bác sĩ chuyên
khoa. Các thuốc điều trị bệnh trứng cá gồm thuốc tại chỗ và toàn thân.
1.1.6.1. Điều trị tại chỗ
Các sản phẩm bôi điều trị tại chỗ có lợi thế là tác động trực tiếp tới vùng
tổn thương do mụn, do đó giảm sự hấp thu toàn thân và tăng sự tiếp xúc để
điều trị. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng có hạn chế là có thể gây các tác
dụng phụ làm kích ứng da tại chỗ. Các sản phẩm sử dụng điều trị tại chỗ có
nhiều loại chế phẩm với các công thức khác nhau, bao gồm cả các loại kem,
gel,…[37]. Điều trị tại chỗ thì thường dựa vào mức độ nghiêm trọng của mụn
trứng cá. Mụn trứng cá nhẹ thì thường được điều trị bằng retinoid tại chỗ,
hoặc các phương pháp điều trị khác như acid azelaic, acid salicylic, benzoyl
peroxide.Mụn viêm nhẹ hoặc trung bình có thể được điều trị bằng thuốc
chống viêm tại chỗ cũng như các kháng sinh tại chỗ [38]. Các loại thuốc điều
trị mụn khác nhau có đích tác động vào các yếu tố sinh lý bệnh khác nhau của
mụn trứng cá [39].
- Retinoid: Retinoids có thể sử dụng điều trị cho các mụn viêm, các
trường hợp mụn trứng cá nặng. Nó giúp giảm tạo mụn trứng cá, giảm sản xuất


23


bã nhờn. Ngoài ra nó cũng thể hiện khả năng chống viêm [40]. Khi điều trị
mụn viêm thì dùng retinoids kết hợp với các kháng sinh tại chỗ cho hiệu quả
rõ. Tuy nhiên, khi dùng retinoids có tác dụng phụ thường gặp là khô da và đặc
biệt là bệnh nhân sẽ lên mụn nhiều trong một vài tuần đầu điều trị [41]. Một
số retinoids phổ biến thường dùng hiện nay như: tretinoin, adapalene,
tazarotene,… Tuy nhiên dạng phổ biến nhất ta hay gặp là tretinoin. Tretinoin
là một dạng của vitamin A [42]. Nó là thuốc điều trị mụn trứng cá tại chỗ đã
được sử dụng trong hơn ba thập kỷ qua [34],[43]. Người ta thấy rằng nó có
tác dụng làm bong các tế bào biểu mô, giảm tắc nghẽn các tuyến bã nhờn và
cũng có tính kháng viêm.
- Kháng sinh tại chỗ: Các kháng sinh tại chỗ thường để điều trị các mụn
viêm nhẹ đến trung bình. Chúng có tác dụng diệt P. acnes, giảm phản ứng
viêm của tổn thương [44]. Các kháng sinh tại chỗ phổ biến nhất được sử dụng
trong điều trị mụn trứng cá hiện nay là erythromycin và clindamycin. Tuy
nhiên do sự lạm dụng và điều trị không tuân thủ phác đồ dẫn tới tỷ lệ kháng
thuốc với các loại kháng sinh này ngày càng cao [45]. Do đó nên kết hợp các
kháng sinh tại chỗ với các phương pháp điều trị tại chỗ khác như phối hợp với
retinoids, kẽm,…Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid, tác động ngăn
chặn sự tổng hợp protein của vi khuẩn từ đó ngăn cản sự hoạt động và nhân
lên của vi khuẩn. Nó đã được coi là loại kháng sinh điều trị tại chỗ với mụn
trứng cá cho hiệu quả cao, nhưng thời gian gần đây người ta thấy rằng P. acnes
đã tăng tính đề kháng với erythromycin. Điều này đã làm cho các nhà khoa
học ngày càng quan tâm hơn tới việc phát triển các thuốc kháng sinh tại chỗ
khác trong điều trị mụn trứng cá [43],[46]. Clindamycin là kháng sinh thuộc
nhóm lincosamide. Nó cũng có cơ chế tác dụng giống với erythromycin trong
điều trị mụn trứng cá.


24


- Hóa chất tẩy tế bào chết với Hydroxy Acid: Mặt nạ hóa học có tác dụng
trong việc loại bỏ các lớp biểu bì và kích thích tái tạo, trẻ hóa da [47]. Mặt nạ
hóa chất được dùng như là sản phẩm lột. Nó cũng có thể làm giảm sắc tố da.
Dựa theo độ sâu xâm nhập và phá hủy của các hóa chất mà người ta chia liệu
pháp này thành các nhóm khác nhau. Acid alpha-hydroxy (tức acid glycolic
và acid acid lactic) và các beta-hydroxy (như acid salicylic) là những hóa chất
phổ biến nhất được dùng làm mặt nạ hóa học điều trị mụn [37],[47],[48]. Tuy
nhiên phương pháp này để lại nhiều biến chứng và các tác dụng phụ như mất
sắc tố, tăng sắc tố. Đồng thời cũng có rất ít các tài liệu, bằng chứng cho thấy
mặt nạ hóa học là an toàn, dễ sử dụng, nhất là với lứa tuổi thanh thiếu niên
[49]. Vì thế nó chỉ được coi như phương pháp điều trị bổ sung chứ không phải
lựa chọn đầu tay trong điều trị mụn.
- Benzoyl Peroxide: Benzoyl peroxide là chất khử trùng tại chỗ, ban đầu
được sử dụng như một chất lột cho việc điều trị mụn [50]. Nó có tính kháng
khuẩn bằng cách giải phóng các gốc tự do, để phân hủy protein vi khuẩn, tuy
nhiên không ảnh hưởng tới việc tiết bã nhờn. Theo nghiên cứu của Bershad
[51] cho thấy Benzoyl peroxide không chỉ có tác dụng điều trị mụn viêm mà
còn làm giảm việc hình thành mụn trên da. Benzoyl peroxide là liệu pháp
quan trọng trong điều trị mụn viêm nhẹ đến trung bình, mặc dù nó có thể
được sử dụng như là đơn trị liệu trong thời gian 6-8 tuần, tuy nhiên vẫn
thường được kết hợp với kháng sinh tại chỗ để làm giảm sức đề kháng
của P.acnes và tăng hiệu quả điều trị [38],[52].
- Azelaic Acid: Azelaic acid là một acid dicarboxylic tự nhiên có tác
dụng ức chế tổng hợp protein của P.acnes [38],[40]. Nó có tác dụng kháng
khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và chống sừng hóa [53].


25

- Niacinamide: Niacinamide là một amide hoạt động của vitamin B3 và

bao gồm niacin (còn gọi là nicotinic acid) và amide của nó . Nó còn được gọi
là nicotinamide [54],[55]. Cơ chế tác dụng của nó là ức chế sự bài tiết bã
nhờn, từ đó làm giảm chất nhờn của da [55],[56]. Nó cũng đã được chứng
minh là có tác dụng chống viêm, có tác dụng trong điệu trị các mụn mủ cũng
như các mụn nhỏ ở da [57],[58]. Bôi thuốc có niacinamide 4% đã mang tới sự
cải thiện đáng kể cho các bệnh nhân bị mụn trứng các trên toàn thế giới.
1.1.6.2. Thuốc điều trị toàn thân
Điều trị toàn thân với mụn trứng cá được chỉ định khi các điều trị tại chỗ
không mang lại hiệu quả. Nó cũng là lựa chọn được ưu tiên khi điều trị các
tổn thương viêm. Các loại chế phẩm điều trị toàn thân thường được dùng nhất
là các isotretinoin, kháng sinh uống và thuốc nội tiết tố [59],[60].
- Retinoid: Isotretinoin là một retinoid toàn thân và dẫn xuất của
vitamin A. Nó hiện được sử dụng như một thuốc điều trị đầu tay cho các tình
trạng mụn viêm, mụn trứng cá nặng và có khả năng kìm hãm mụn trứng cá
trong thời gian dài [38],[60].
Isotretinoin có tác dụng trên cả bốn yếu tố gây mụn [61]. Isotretinoin gây
tác động tới tuyến bã nhờn, gây giảm sản xuất bã nhờn, thay đổi hệ vi khuẩn
da từ đó làm giảm tỷ lệ P. acnes trong các nang lông. Nó cũng giúp làm bong
nhanh các tế bào sừng, giảm sự bít tắc [38],[51],[61],[62]. Tuy nhiên khi điều
trị bằng retinoids đường toàn thân cần theo dõi sát và dặn dò bệnh nhân theo
dõi sau dùng thuốc, để hạn chế các tác dụng phụ.
-Kháng sinh toàn thân: Mụn trứng cá có tình trạng viêm, đặc biết là các
trường hợp viêm nặng thường được chỉ định điều trị kháng sinh đường uống.
Các thuốc kháng sinh thường dùng như macrolid (erythromycin, clindamycin,
azithromycin), levofloxacin, tetracycline(doxycycline, minocycline) [40],[61],


×