Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn trong bài văn tả cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.58 KB, 9 trang )

BÁO CÁO ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH XÂY DỰNG ĐOẠN
VĂN TRONG BÀI VĂN TẢ CẢNH”
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.

Lý do chọn đề tài
Mục đích của đề tài
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
PHẦN II. NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
B. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC XÂY DỰNG
ĐOẠN VĂN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
C. NỘI DUNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TẢ CẢNH
TRONG BÀI LÀM VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 5
1. Định hướng hoạt động
Nghiên cứu cơ sở lí luận giúp chúng ta thấy được mỗi phần trong bài
làm văn được cấu trúc theo quy định chặt chẽ của đoạn văn trong văn
bản.
Ví dụ: Mở bài trong bài làm văn có thể vận dụng cấu trúc diễn dịch.
Kết bài trong bài làm văn có thể vận dụng cấu trúc quy nạp.
Thân bài có thể vận dụng nhiều cấu trúc khác nhau: móc xích, diễn
dịch, song song, tổng –phân – hợp…
Nếu như không nắm bắt được nguồn gốc lí luận và ứng dụng cụ thể


của đoạn văn trong bài văn vào dựng đoạn cụ thể trong bài làm văn
của học sinh (HS) thì giáo viên (GV) rất dễ nhầm lẫn khi hướng dẫn
HS viết đoạn văn hoặc có thể không thể giải thích được vì sao trong
mỗi phần của bài văn lại có sự khác nhau như vật trong cách thể hiện.
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tiến hành rèn luyện kĩ năng dựng
đoạn theo các bước sau:
+ Tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
+ Thực hiện yêu cầu của bài (Thực hành kĩ năng)
+ Đánh giá, nhận xét về kết quả thực hành.
+ Rút ra kiến thức cần ghi nhớ về đoạn văn.
1


Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
Mục đích: Nhằm giúp HS nắm được các dữ liệu đã cho, đồng thới
xác định đúng đắn yêu cầu cần thực hiện để từ đó thực hiện đúng yêu
cầu của đề ra.
Để thực hiện bước này, GV có thể sử dụng phương pháp hỏi đáp giúp
HS xác định đúng đối tượng, hoàn cảnh làm sản sinh văn bản
viết….Từ đó, các em chỉ ra được yêu cầu cụ thể của bài là xây dựng
đoạn văn bằng cách dựa vào câu mở đoạn hay viết tiếp đoạn văn từ
gợi ý đã cho hặc xây dựng đoạn văn hoàn toàn mới.
Bước 2: Thực hành Rèn luyện kĩ năng.
Mục đích: giúp HS thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu đề ra.
Phương pháp chính trong bước này có thể thảo luận nhóm, trò chơi,
đóng vai…,dưới hình thức tổ chức có thể là nhóm, lớp, cá nhân tuỳ
theo từng nội dung cụ thể.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành.
Mục đích: Giúp HS thấy được mức độ đúng đắn và phù hợp của vần
đề đưa ra hay vấn đề đã chọn so với dữ liệu và yêu cầu đề bài.

Vì vậy, việc phân tích, đánh giá càng tỉ mỉ, chi tiết, HS càng thấy
được mức độ phù hợp, đúng đắn càng cao của kết quả.
Khi thực hiện bước này, GV định hướng cho HS nội dung cần phân
tích. Sau đó, GV hướng dẫn HS điều chỉnh, sửa chữa cho một số
trường hợp.
Bước 4: Rút ra kiến thức cần ghi nhớ về đoạn văn
Mục đích: giúp HS tự ý thức hoá được nhiệm vụ viết đoạn văn. Từ đó
biết vận dụng để hoàn thiện kĩ năng làm văn cho mình.
Cách thực hiện trong bước này là GV dùng câu hỏi để HS rút ra kết luận
sau nội dung bài học. Từ đó hình thanh thói quen tốt khi dựng đoạn theo
những yêu cầu khác nhau.
1.1 Đoạn văn tả ngắn
Vận dụng cầu trúc Tổng - phân – hợp vào đoạn văn tả ngắn.
Cấu trúc của đoạn là sự phối hợp có mô hình như một bài văn
hoàn chỉnh. Cấu trúc của đoạn là sự phối hợp của cấu trúc diễn
dịch vớ cấu trúc quy nạp.
*Mô hình: Câu nêu ý khái quát

câu phát triển nội dung

Câu kết luận.
1.2 Đoạn mở bài trong văn miêu tả:
1.2.1.Xây dựng đoạn mở bài trong văn miêu tả
2


Việc hoàn thiện kĩ năng làm văn cho HS lớp 4, 5 bắt đầu bằng
việc luyện kĩ năng dựng đoạn mở bài cho bài văn. Mở bài trong
bài van thuộc các thể loại khác nhau đều thống nhất ở hài cách
mở bài là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

- Mở bài trực tiếp:
+ Văn kể chuyện: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Văn miêu tả: Giới thiệu khái quát đối tượng miêu tả.
- Mở bài gián tiếp:
+ Kể chuyện: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
+ Văn miêu tả: Từ sự vật, hiện tượng xung quanh để đi đến giới
thiệu đối tượng miêu tả
* Mô hình: Câu nêu ý khái quát
câu phát triển nội dung.
1.2.2. Phương pháp xây dựng dựng đoạn mở bài trong văn
miêu tả.
Quy trình:
- Bước 1: Xác định yêu cầu. Thao tác:
+ Đọc nội dung
+ Xác định dữ kiệu đã cho
+ Xác định lệnh
- Bước 2: Thực hành kĩ năng. Thao tác:
+ Nhắc lại kiến thức cũ về hai ách mở bài

+ Đưa ra mô hình

đoạn văn
+ HS làm mẫu và phân tích
+ Viết đoạn văn
Bước 3: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành. Thao tác:
+ GV nêu tiêu chuẩn nhận xét, đánh giá.
+ HS thể hiện bài làm.
+ HS nhận xét, bổ sung và lựa chọn bài viết tốt nhất.
+ GV nhận xét, tuyên dương HS.
Bước 4: Rút ra tri thức cần ghi nhớ

Thao tác: GV đặt câu hỏi, HS trả lời.Chẳng hạn:
+ Có những cách mở bài nào?
+ Mở bài thường nêu nội dung gì?
+ Khi trình bày đoạn mở bài cẩn chú ý điều gì?
1.3. Đoạn thân bài trong văn miêu tả
1.3.1 Hướng dẫn HS xây dựng đoạn thân bài cho bài văn miêu tả
Thân bài là phần chính trong một bài văn. Thân bài là tập hợp của
những đoạn văn khác nhau, vì thế việc vận dụng nhiều kiểu cấu
trúc đoạn sẽ góp phần làm nên sự phong phú, sinh động và cấu
trúc linh hoạt của đoạn văn trong phần thân bài.

3


Các đoạn văn trong phần thân bài có thể ứng dụng các cấu trúc
đoạn văn sau đây:
- Cấu trúc diễn dịch: Đây là cấu trúc đoạn văn được ứng dụng
phổ biến nhất khi hướng dẫn HS dựng đoạn trong bài làm văn ở
Tiểu học. Trong đoạn này, tiểu chủ đề thể hiện trong đoạn được
phát triển theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng.
GV khi lên lớp bài học này thường yêu cầu HS tìm câu mở đoạn
trong ngữ liệu đưa ra, đồng thời khi viết bài, GV cũng thường yêu
cầu HS viết đoạn văn phải có chứa câu mở đoạn
Ví dụ: Thân bài sau đây được cấu trúc theo đoạn diễn dịch:
Dòng sông lúc bình minh hiện lên thật đẹp đẽ, tinh khiết, trong
ngần và nhộn nhịp. Sương còn đọng trên những chiếc lá của hai
hang cây ven song. Thuyền bè bắt đầu đi lại ngược xuôi. Những
tiếng cười nói và hỏi han không ngớt. Mặt song đã không còn vẻ
tĩnh mịch của màn đêm.
(Tả một dòng sông – Bài làm của HS lớp 5/6)

Ở ví dụ trên, câu đầu tiên nêu ý khái quát về nội dung được
thể hiện ở phần sau, các câu tiếp theo cụ thể hoá nội dung của câu
mở đầu.
- Cấu trúc quy nạp: Cấu trúc loại đoạn này có câu cuối cùng
chính là câu thể hiện khái quát tiểu chủ đề của toàn đoạn. Trong
chương trình, khi phân tích ngữ liệu đưa ra thường yêu cầu HS
tìm câu kết đoạn hoặc viết tiếp để hoàn thiện bài văn (chưa có câu
kết đoạn)
Có thể hình dung cấu trúc của loại đoạn này như sau:
Các câu khai triển nội dung

4

câu khái quát nội dung.


- Cấu trúc song song: Khi đoạn văn mà HS xây dựng các câu
đều có tầm quan trọng ngang nhau, không có câu nào khái quát
tiểu chủ đề của đoạn, tập hợp tất cả các câu đó lại mới thấy rõ
tiểu chủ đề. Khi đó, đoạn văn được xây dựng theo cấu trúc song
song. Đây cũng là đoạn phổ biến mà HS xây dựng trong bài làm
của mình
Mô hình chung : Câu phát triển nội dung

câu phát triển nội

dung
Ví dụ: Sân trường vắng vẻ quá, tiếng ve kêu râm ran. Cây phượng
vĩ nở hoa đỏ rực cả một góc trời. Đâu đâu, văng vẳng tiếng thầy
cô giảng bài. Bác bảo vệ chậm rãi đi về phía cái trống, có lẽ sắp

ra chơi.
Đây là đoạn thân bài trong bài văn tả cảnh sân trường em
trong giờ vào học. Các câu trong đoạn đều có vai trò ngang nhau.
Chúng đứng liền nhau trong một đoạn văn góp phần thể hiện tiểu
chủ đề của đoạn: “Sự vắng lặng của sân trường trong giờ vào
học”.
- Cấu trúc tổng – phân – hợp: Là mô hình của một bài văn
thu nhỏ. Đoạn tổng – phân – hợp cũng được vận dụng để xây
dựng đoạn văn làm phần thân bài.
1.3.2 Phương pháp dựng đoạn thân bài cho bài văn miêu tả.
Quy trình xây dựng đoạn văn như sau:
- Bước 1: Xác định yêu cầu. Thao tác:
+ Phân tích đề
+ Xác định dữ kiện đã cho
+ Xác định lệnh của bài

5


- Bước 2: Thực hành kĩ năng. Thao tác:
+ Hướng dẫn hoạt động
+ HS làm và phân tích mẫu
+ HS thực hành viết
- Bước 3: Nhận xét, đánh giá:
+ GV đưa ra tiêu chí nhận xét, đánh giá.
+ HS nhận xét lẫn nhau theo nhóm bàn.
+ HS và GV nhận xét một số bài cụ thể trước lớp.
- Bước 4: Rút ra tri thức cần ghi nhớ
Từ kết quả đúng và phù hợp nhất, GV hướng dẫn Hs rút ra
kiến thức cần ghi nhớ khi viết đoạn văn. GV có thể dùng câu hỏi

để HS tự rút ra kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự
nhiên.
1.4 Đoạn kết bài trong văn miêu tả
1.4.1 Hướng dẫn HS xây dựng đoạn kết bài cho bài văn miêu tả.
Các bài làm văn thuộc các thể loại khác nhau đều thống
nhất với nhau ở hai cách kết bài là kết bài mở rộng và kết bài
không mở rộng.
+ Kết bài mở rộng: là cách kết bài nêu lên ý nghĩa , tác dụng của
đối tượng hoặc nêu tình cảm của người viết đối với đối tượng
miêu tả (trong văn miêu tả).
+ Kết bài không mở rộng: Chỉ nêu tinh cảm của người viết đối
với đối trượng miêu tả.

6


Với ý nghĩa đó, kết bài trong bài văn có thể ứng dụng cấu trúc đoạn quy
nạp. Viết theo cấu trúc này, vừa có ý nghĩa khái quát tiểu chủ đề của đoạn, vừa
góp phần khái quát toàn bộ bài văn.
1.4.2 Phương pháp dựng đoạn kết bài cho bài văn tả cảnh.
Quy trình thực hiện
- Bước 1: Xác định yêu cầu. Thao tác:
+ Đọc nội dung đề bài.
+ Xác định dữ liệu đã cho.
+ Xác định lệnh của bài.
- Bước 2: Thực hành kĩ năng:
+ Nhắc lại kiến thức đã học về hai cách kết bài.
+ HS làm mẫu và phân tích mẫu.
+ GV đưa mô hình đoạn văn cần thể hiện.
+ HS viết đoạn văn.

- Bước 3: Nhận xét, đánh giá kết quả.
+ GV đưa ra tiêu chí đánh giá, nhận xét.
+ Thi đua giữa các tổ
+ HS nhận xét, đánh giá và sửa lỗi.
+ GV kết luận, tuyên dương.
- Bước 4: Rút ra tri thức cần ghi nhớ
+ Cách trình bày khi viết đoạn kết bài
+ Ý nghĩa của đoạn kết bài trong bài văn
2. Tạo nhu cầu viết văn cho HS
7


Muốn tạo ra được nhu cầu viết ở các em, cũng giống như biện pháp tạo
ra nhu cầu nói ở HS, chúng ta cần phải đặt HS vào tình huống giả định mà ở
đó làm xuất hiện nhu cầu viết. Vấn đề đặt ra là yêu cầu GV phải tạo ra được
nhiều tình hướng giao tiếp thật sự sinh động và chân thực để kích thích nhu
cầu viết của HS.
3. Rèn luyện kĩ năng viết cho HS
Để tạo hiệu quả trong quá trình rèn luyện kĩ năng thể hiện bài viết, GV
cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học, căn cứ vào nội dung bài
học, thêm vào đó là ý tưởng tổ chức của GV. Có thể áp dụng một số
phương pháp sau đây để lên lớp:
- Phương pháp vấn đáp trao đổi.
- Phương pháp luyện tập.
- Phương pháp trò chơi.
4. Đánh giá bài làm văn của HS theo Thông tư 30/2015 của Bộ giáo
dục.
Khi đánh giá sản phẩm của HS, GV vừa đánh giá chất lượng của bài
viết, vừa đánh giá cách trình bày, thể hiện bài làm bằng ngôn ngữ viết.
Trong bài viết đó, cách sử dụng từ ngữ, câu đã đúng quy tắc chưa, phù hợp

với nội dung hay chưa?.....
Sự đánh giá của GV vừa động viên, vừa khuyến khích HS đồng thời
cũng chỉ ra cho các em những lỗi mà mình mắc phải. Từ đó giúp các em
nhìn nhận và khắc phục những hạn chế của bản thân trong việc làm văn.
D. HIỆU QUẢ
Qua giảng dạy thực nghiệm các bước xây dựng đoạn văn tại lớp 5/6 Trường Tiểu học Phú Hoà 2, tôi thu được kết quả rất khả quan. Các em
tự nguyện, tích cựa và chủ động tham gia hoạt động xây dựng đoạn văn.
Không còn tình trạng mà chỉ một số em có năng lực tham gia hoạt động,
8


hạn chế tình trạng phải hoàn thành bài để đối phó theo yêu cầu của GV.
Tuy vẫn còn một vài HS gặp khó khăn, lúng túng khi trình bày bài viết
nhưng đã được giúp đỡ và các em có thể hoàn thành bài đạt yêu cầu.
Thành quả mà tôi đạt được chính là việc mà 100% HS của lớp 5/6 đều
đạt yêu cầu ở môn Tiếng Việt qua kì kiểm tra học kì I – năm học 2015
-2016.
Kết quả thực nghiệm chứng tỏ quy trình xây dựng đoạn văn trong
dạy học tập làm văn mà tôi đưa ra đã nâng cao kết quả học tập của HS,
giúp các em tham gia học tập tích cực và tự giác, quen dần với kĩ năng
xây dựng đoạn văn để hoàn thành kĩ năng làm văn cho mình.

9



×