Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ NGHE NHẠC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.23 KB, 11 trang )

Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Mầm Non BCTH 19/5 – Quận 1
Giáo viên: Hoàng Thị Ngọc Trâm
Lớp: Chồi 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Đề tài: BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO TRẺ KHÁM
PHÁ KHOA HỌC
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khi nghe nói đến “ Trẻ mầm non Khám Phá Khoa Học”, mọi người đều
rất ngạc nhiên và tự hỏi: “ Trẻ mầm non chứ có phải là cấp II, cấp III hay
Đại học đâu mà Khám phá khoa học? ” Bản thân tôi lúc đầu cũng nghĩ như
vậy nhưng sau khi tham khảo một số tài liệu nói về “ Khám phá khoa học”
và dự giờ một vài hoạt động khoa học của khối Lá, tôi tự đặt câu hỏi: “ Tại
sao mình không lấy những thí nghiệm từ các tài liệu nhưng phải tìm hiểu kỹ
xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kỹ năng, thao tác thử nghiệm nào
phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá khoa học cho
trẻ Mẫu Giáo?”
Những suy nghĩ, câu hỏi đó còn làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra
một số hoạt động để tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi,
cũng trải nghiệm và kết quả là các cháu thích học, tiết học vô cùng sinh động
và đặc biệt các cháu tự tìm ra. Tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa
được thí nghiệm. Qua sự thành công này đối với lớp, tôi xin trình bày một số
biện pháp, biện pháp khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học để các bạn đồng
nghiệp cùng tham khảo.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một
điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho cháu được hoạt động, được
trải nghiệm, được thử - sai và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là
một điều lý thú đối với trẻ.
Thí nghiệm 1: Dạy về không khí
Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ:


Trò chơi 1: “ Bịt mũi”
• Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được
• Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được
• Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC
KHÔNG?
• Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC
KHÔNG?
• Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy
KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? → Không khí ở xung quanh chúng ta.
Tôi kết luận: NHƯ VẬY KHÔNG KHÍ CÓ Ở XUNG QUANH CHÚNG
TA.
Tôi tiếp tục đặt tình huống: THẾ KHÔNG KHÍ CÓ BẮT ĐƯỢC
KHÔNG? → Có cháu nói được có cháu nói không.
Tôi hỏi tiếp: LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BẮT ĐƯỢC KHÔNG KHÍ? → Lúc
này các cháu đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp,… để
bắt không khí.
Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt
không khí vào túi” → mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt
không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi…. Nhưng các
cháu vẫn chưa thấy gì trong túi.
Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” →
Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì
phải xoắn hay cột túi lại.
Sau đó tôi giải thích: : KHÔNG KHÍ ĐANG Ở TRONG TÚI CỦA CÁC
CON ĐẤY”.
Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí….
Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy
hơi thoát → đó là không khí.
Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn

luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới
thở được….
Thí nghiệm : Trứng chìm – Trứng nổi
Tôi cho cháu làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly
bằng nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả
sẽ nổi, quả chìm…
Trẻ thực hiện: bỏ trứng vào hai ly nước
Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm
→ Cho cháu tìm ra nguyên nhân. Thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly
nước B không mặn bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu muỗng muối, đổ
vào ly B bao nhiêu muỗng muối….
Từ đó cháu suy ra: vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được.
Muốn trứng nổi lên phải làm gì? (Cháu thỏa thuận với nhóm là phải thêm
muối vào ly B…)
→ Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được không? Trứng còn nổi được
ở đâu nữa không?
→ Mở rộng: nước đường, dầu ăn….→ tiếp tục cho trẻ khám phá.
Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu mà
cô và cháu đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy
trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có những
nhóm đã reo hò ầm ĩ. Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ
động khi làm công việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động
vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để
hoàn thành công việc mình đang làm.
Đối với tôi, tôi đã áp dụng nhiều vào tiết học của cháu về những đề tài
khám phá khoa học và tất cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của
cách cháu. Tôi đã tự tin hơn khi tìm các đề tài cho trẻ sau này như:
• Nhanh chậm
• Thấm mau
• Đổi màu

Đã được tôi đưa vào dạy và đạt kết quả cao, phụ huynh cũng đã đến kể
cho tôi nghe về những thành quả cháu đã thí nghiệm ở nhà như: hoa đổi
màu, nhuộm quả…
Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp khi cho chúa thí
nghiệm và điều tôi thích nhất là các cháu mang về nhà làm thí nghiệm cho
bố mẹ xem
KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Thông qua một số hoạt động khoa học đó, tôi đã tạo cho trẻ:
• Sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng xung
quanh.
• Hình thành cho trẻ 1 số kỹ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa
học.
• Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm
tìm ra một kết quả chính xác.
• Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động
khoa học mà cháu còn khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều
điều qua các môn học khác.
Đây là những phương pháp, biện pháp mà tôi đã dạy trẻ khi lên chuyên đề “
Khám phá khoa học” và ngày hôm tôi xin mạn phép đưa ra những kinh
nghiệm dạy trẻ về đề tài “ Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa
học” để các bạn cùng tham khảo và có những phương pháp, biện pháp dạy
cháu hay hơn và đạt hiệu quả tốt.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ NGHE
NHẠC.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong cuộc sống của con người rất đa dạng, các loại hình nghệ thuật: hội
họa, điêu khắc, thời trang,… và âm nhạc. Nhưng theo tôi, âm nhạc không
chỉ là một loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc và phổ biến, mà nó còn là
gương giáo dục trẻ rất hiệu quả.

Mục tiêu giáo dục âm nhạc trong chương trình mới rất coi trọng: Kỹ năng
cảm nhận âm nhạc, hiểu một số thể loại âm nhạc đơn giản, kỹ năng biểu lộ
cảm xúc khi nghe. Nếu trẻ đạt được 3 vấn đề trên thì trẻ sẽ quan tâm chú ý
và biết yêu thích âm nhạc.
Nhưng trong thực tế hiện nay, các kỹ năng trên chưa được quan tâm và
chú trọng. Theo tôi một trong những nguyên nhân là do chưa đầu tư đúng
mức về biện pháp giáo dục phù hợp.
Từ những trăn trở đó, tôi đã tìm tòi, áp dụng thử một số biện pháp dạy trẻ
kỹ năng nghe nhạc, và rút ra được những kinh nghiệm.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Kinh nghiệm 1: Tạo sự quan tâm, thích thú.
Đầu năm học, tôi nhận thấy trong lớp có nhiều cháu chưa có kỹ năng nghe
nhạc, nên cháu không thích và không quan tâm đến âm nhạc. Và tôi thử áp
dụng biện pháp sau cho nhóm nhỏ:
a) Bước 1: Trước hết tôi chọn 1 nhóm với 10 bé gái nhạy về âm nhạc,
tôi cho nghe một số đoạn nhạc và tôi thấy các bé có phản ứng biết
lắng nghe, đưa người nhịp nhàng theo điệu nhạc. Tôi thấy các bé có
khả năng cảm nhận âm nhạc rất tốt.
b) Bước 2: Kế đến cũng bài nhạc ấy, tôi cho thêm vào nhóm cũ 10 bé.
Nhờ có sự tác động của những bé cũ, 10 bé mới cũng có phản ứng
giống các bé nhóm đầu, đó là nhờ sự lôi kéo của nhóm đầu.
c) Bước 3: Cuối cùng tôi cho cả lớp cùng nghe bài nhạc vá các cháu đã
có phản ứng khác tốt. Ngoài việc nghe nhạc, các cháu còn đưa người
theo giai điệu và hát theo cô. Đó là bài: “ Ba ngọn nến lung linh”,
“Trống cơm”, “ Hoa tay” v vv
Đến hôm nay, kỹ năng nghe nhạc của các cháu rất tốt, các cháu nhạy
bén và cảm thụ các thể loại âm nhạc. Và tôi nghĩ rằng đó là sự thành
công trong hoạt động âm nhạc.
3. Kinh nghiệm 3: Nghe và tưởng tượng trên nền nhạc múa.

Biện pháp này nảy sinh từ một sự kiện : Đoàn Nhật đến thăm trường và
giao lưu văn hóa (đó là những sinh viên trường CĐSP khoa GDMN) biểu
diễn nhạc rock vui nhộn, rất phù hợp với không khí sôi động. Trẻ học rất
nhanh và cùng “Rock” với khách trong đoàn. Tất cả trẻ hòa mình nhiệt tình,
sôi nổi.
Cháu đã lĩnh hội tốt (đoàn khách hỏi trẻ, khi họ thể hiện động tác, trả phải
tưởng tượng và đoán họ đang làm gì?), trẻ trả lời được tất cả nhưng yêu cầu
của đoàn khách đưa ra. Từ đó tôi nảy sinh ý tưởng và mạnh dạn hơn là sưu
tầm nhạc múa, phù hợp vớ trẻ, tập cho trẻ biết phân tích rồi cũng tưởng
tượng. Gợi ý cho trẻ biểu lộ sự tưởng tượng qua từng động tác múa. Ở lớp
có một số trẻ đã thực hiện được yêu cầu này, từ đó giúp trẻ phát triển nanưg
khiếu của mình.
Muốn trẻ phát triển năng khiếu, cô phải biết cách nghe nhạc, cảm thụ âm
nhạc tốt và cô cần phải đầu tư thời gian nhất định để giúp trẻ phát triển một
cách tốt nhất.
Đây là bước thử nghiệm và tập luyện. Kỹ năng này chỉ áp dụng cho
những bé cảm thụ âm nhạc tốt.
III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Qua một số kinh nghiệm trên
Tiêu đề: LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ 1 – 2 TUỔI PHÁT
TRIỂN NGÔN NGỮ ĐƯỢC TỐT.
Người thực hiện: Phùng Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MNBC Thực Hành 19/5
Không gian thực hiện: Lớp Cơm Nát
A. Đặt vấn đề:
Ai cũng biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người.
Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát
triển tâm lý của trẻ.

Đối với nhóm trẻ từ 1 đến 2 tuổi qua quan sát những giờ hoạt động chung
và giờ hoạt động vui chơi, tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích
được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế ,
các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải
tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển, trong
năm tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:
B. Giải quyết vấn đề:
Biện pháp: Dùng tranh di động trên kiếng.
Trong giờ hoạt động chung; trên tiết phát triển ngôn ngữ: “con chó, con
mèo” tôi dùng tranh di động trên kiếng, những con vật như con chó, con
mèo di chuyển rất sinh động, vừa xuất hiện nhân vật đã thu hút và gây hứng
thú cho trẻ, trẻ rất thích và rất chú ý, các cháu được nhìn, được chỉ, được
gọi, được chạy đuổi bắt khi tôi di chuyển các nhân vật.
Với biện pháp này, rất thuận lợi cho tôi trong việc di chuyển vì được cách
bởi tấm kiếng, nên tôi có thể di chuyển theo ý muốn và cung cấp kiến thức
cho trẻ một cách đầy đủ nhất, mà không bị trẻ làm gián đoạn. Các cháu
muốn sờ vào nhân vật cũng không sờ được nên lại làm tăng thêm kích thích
ở trẻ.
Biện pháp 2: Giao lưu trực tiếp với nhân vật.
Tôi đã sử dụng thùng gỗ (thùng carton) khoét một lỗ tròn (lớn, nhỏ) để tôi
cho trẻ đoán, tìm, sờ, tôi cho trẻ từng bộ phận của nhân vật, có khi tôi cho
xuất hiện lỗ này cái đầu, lỗ kia cái chân. Tôi cho những nhân vật xuất hiện ở
những lỗ khác nhau để kích thích trẻ gọi tên ví dụ như : đuôi chó, đuôi con
chó… Sau đó tôi cho các nhân xuất hiện để trẻ được ôm ấp, vuốt ve, ôm
hôn, trò chuyện…
Ở dạng hoạt động này, tôi cung cấp cho trẻ từng bộ phận của nhân vật, tôi
còn tạo được cảm xúc giao lưu cho trẻ và qua đó dạy trẻ kỹ năng bộc lộ cảm
xúc trong giờ chơi.
Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua tình huống trò chơi.
Trong giờ hoạt động vui chơi, tôi luôn quan sát các cháu chơi và tùy vào

tình huống mà tôi tác động theo.
Ví dụ : Bé Bi đang đẩy xe đi chơi, xe bị lật, em bé ngã. Tôi thấy bé Bi bế
em lên và miệng lẩm bẩm, tôi liền đến bên và hỏi: “ Em con bị làm sao?” Bé
trả lời: “Em bị té u đầu” “ Thế phải làm sao bây giờ?” “Xức dầu cho em”….
Biện pháp 4: Xem tranh, xem sách tôi đã đưa giờ xem tranh xem sách lồng
vào trong giờ hoạt động vui chơi một cách tự nhiên nhẹ nhàng không gò bó
nhưng đạt hiệu quả rất cao. Thông qua xem sách, xem cách cháu tự nói rất
nhiều theo sự hiểu biết của mình như : về tên đồ dùng vật dụng của đồ chơi,
đồ dùng và đặc trưng của các con vật, và ở đây tôi đã phát triển cho trẻ kỹ
nanưg xem sách và lật sách.
C. Kết thúc vấn đề:
Qua những biện pháp trên, tôi đã ứng dụng trong năm học và nhận thấy
rằng các cháu ở lớp tôi về ngôn ngữ phát triển rất tốt, các cháu nói được rất
nhiều, mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp.
Một vài biện pháp đưa ra, mời các bạn cùng tham khảo.

×