Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
MỞ ĐẦU
1. NGHIÊN CỨU KHẢ THI THỰC HIỆN DỰ ÁN
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa vào năm 1987, kinh tế đất
nước đã chuyển đổi dần từ nền kinh tế quản lý tập trung sang kinh tế định hướng thị
trường. Sau 20 năm đổi mới, từng là một trong số những nước nghèo nhất thế giới,
Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất khu
vực Châu Á. Trong những thập kỷ vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn
giữ vững ở mức 7,0 – 9,0%. Trong giai đoạn 2006 – 2010, Chính phủ đặt ra mục tiêu
giữ tốc độ phát triển GDP trung bình hàng năm là 7,5 – 8,5%; và phấn đấu trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020. Xu thế tất yếu của việc chuyển đổi từ nền kinh tế
nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp là tốc độ đô thị hoá ngày càng cao. Đô thị
hoá và công nghiệp hoá nhanh chóng sẽ tạo thêm áp lực lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật vốn
đã yếu kém và không hoàn thiện như hiện nay.
Hiện nay, việc cung cấp nước sạch luôn không đáp ứng kịp với nhu cầu phát
triển kinh tế ngày càng nhanh của đất nước, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và công
nghiệp. Theo số liệu thống kê thì các hệ thống cấp nước công cộng hiện tại chỉ đáp
ứng được nhu cầu sử dụng nước của khoảng 68% dân cư đô thị. Tình trạng thiếu nước
và cấp nước gián đoạn, thường từ 8 – 16 giờ/ngày còn phổ biến ở các khu đô thị nhỏ.
Một bộ phận dân cư đô thị vẫn phải dùng nước với chất lượng không đảm bảo vệ sinh.
Điều này cho thấy mức độ cấp thiết cần phải cải thiện dịch vụ cấp nước công cộng,
đặc biệt là ở các khu vực đô thị và công nghiệp đang trong giai đoạn phát triển.
Đa số dân cư ở những vùng ven đô, khu vực nghèo và nông thôn thường vẫn
phải sử dụng nước không qua xử lý từ các giếng đào mạch nông, nước mưa, sông suối
hoặc ao hồ. Phần lớn những nguồn nước này hiện đang tiềm ẩn khả năng bị ô nhiễm,
mà nguyên nhân chính là do chất thải từ các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của con
người. Đặc biệt, tại các vùng ven đô thị, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp sử dụng công
nghệ và qui trình sản xuất lạc hậu, thường xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Đây là các nhân tố gây ra ô nhiễm lâu dài cho nguồn nước và là tác nhân gây ra các
dịch bệnh liên quan đến nước trong cộng đồng.
Để hiện thực hóa việc phấn đấu đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ của quốc
gia. Năm 2002, Chính phủ đã thông qua Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm
nghèo (CPRGS). Trong đó Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 và 10 năm của Chính
phủ, và các kế hoạch phát triển của các ngành được cụ thể hoá thành các biện pháp với
các lộ trình rõ ràng cho thực thi. CPRGS sẽ được thực hiện tại tất cả các cấp từ tỉnh
thành, quận huyện đến phường xã. Nhằm đảm bảo các nhu cầu cấp thiết của địa
phương sẽ được ưu tiên giải quyết phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia. Các mục
tiêu của CPRGS liên quan đến cấp nước gồm:
Đảm bảo 95% dân số đô thị và 75% dân số nông thôn có cơ hội sử dụng nước
sạch và an toàn vào năm 2010; 100% dân số đô thị và 90% dân số nông thôn có cơ hội
sử dụng nước sạch và an toàn vào năm 2020;
Phát triển cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện cho người nghèo được sử dụng các
dịch vụ công cộng. Thực thi các chính sách đảm bảo cho sự phát triển hạ tầng cơ bản,
đặc biệt là cấp nước và vệ sinh môi trường cho khu vực nghèo.
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
1
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Để đáp ứng các mục tiêu đề cập ở trên, tổng ngân quĩ cần thiết cho đầu tư phát
triển cấp nước của quốc gia trong 10 năm tới sẽ vào khoảng 8 – 10 tỷ USD. Dự tính
rằng, trong cùng thời gian đó, Chính phủ sẽ đảm bảo việc huy động cả nguồn vốn ngân
sách và vốn ODA được khoảng 50% vốn đầu tư yêu cầu. Nguồn vốn này chủ yếu sẽ
được dành ưu tiên cho các khu vực nghèo và kém phát triển nhằm đáp ứng mục tiêu
chung của CPRGS. Do vậy, nguồn đầu tư còn thiếu cho ngành cấp nước sẽ được huy
động từ các nguồn vốn khác.
Khu vực miền Trung Việt Nam, bao gồm bắc trung bộ, vùng duyên hải miền
trung và các tỉnh Tây Nguyên hiện có mức đóng góp thấp nhất vào GDP toàn quốc. Kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đặt ra mục tiêu cho khu vực miền Trung
là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, năng động hơn và có thể bắt kịp với các khu vực
khác. Tốc độ phát triển của khu vực sẽ được đẩy nhanh nhờ phát triển công nghiệp,
dịch vụ. Các khu kinh tế duyên hải sẽ phát triển dựa trên những lợi thế tiềm tàng về du
lịch, đánh bắt cá, công nghiệp đóng tàu, và hoá dầu.
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở khu vực trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền
trung. Vịnh Dung Quất nằm ở phía Bắc của tỉnh có độ sâu 15 đến trên 20m nước, lại
được che chắn bởi các dãy núi và cồn cát cao, là nơi có thể đón nhận những tàu biển
lớn. Dựa trên các đặc điểm tự nhiên thuận lợi này, năm 1997, Dung Quất đã được lựa
chọn để xây dựng khu liên hợp lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam. Từ đó, khu vực này
trở thành điểm đến của các nhà đầu tư công nghiệp và dịch vụ trong nước và nước
ngoài.
Sau hơn 10 năm xây dựng, Khu liên hợp lọc hóa dầu Dung Quất đã được Chính
phủ quyết định chuyển đổi thành Khu kinh tế Dung Quất vào năm 2007. Tuy nhiên
cho đến nay, sự phát triển của khu vực vẫn chưa đạt được mức như dự kiến. Một trong
các nguyên nhân chính là hạ tầng kỹ thuật cơ sở còn chưa đáp ứng được theo nhu cầu
phát triển.
Cho đến nay, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chính thức vận hành cho ra sản
phẩm. Các cơ sở công nghiệp hóa dầu và phụ trợ cũng đang được khẩn trương xây
dựng. Quy hoạch tổng thể phát triển Khu kinh tế Dung Quất đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt bằng quyết định số 1056/QĐ-TTg ngày 16/08/2007. Trong đó định
hướng quy hoạch cấp nước đến năm 2020 đã được xác định. Tuy nhiên, cho đến nay,
do nhiều nguyên nhân, các dự án đăng ký đầu tư cấp nước vẫn còn đang trong giai
đoạn nghiên cứu và chuẩn bị. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng cấp nước cho khu vực đã
trở thành vấn đề cấp thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sự phát triển của khu
kinh tế trong những năm tới.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT THỰC HIỆN DỰ ÁN
Các cơ sở pháp luật và kỹ thuật để xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) bao gồm:
Điều 29 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải
thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi
trường”.
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
2
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ
về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ hướng dẫn về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế
ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM:
• QCVN 05:2009/BTNMT: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
• QCVN 06:2009/BTNMT: Nồng độ tối đa cho phép các chất độc trong không
khí xung quanh.
• QCVN 20:2009/BTNMT : Giới hạn tối đa cho phép các chất hữu cơ khi thải
vào không khí.
Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế
• QCVN 08:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
mặt
• QCVN 09:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm
• QCVN 14:2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
• TCVN 3254-1989 : An toàn cháy, yêu cầu chung.
• TCVN 2622-1995 : An toàn phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình –
Yêu cầu thiết kế.
• Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống – Bộ Y tế (ban hành kèm theo quyết định
1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế) .
• TCXD 51-1984 : Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình.
• QCVN 02: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm.
Các tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM :
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
3
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo :
• Alexander P. Economopoulos, Assessment of Sources of Air, Water and Land
Pollution, Part 1 : Rapid Inventory Technique in Environmental Pollution,
WHO, Geneva, 1993.
• World bank, Guidelines for EIA, 1989.
• World bank, Pollution Prevention and Abatement, Handbook, 1996.
• Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội – 2002
• Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Hà Nội – 2005
• Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, NXB Y học, Hà Nội – 2003.
• Bộ Tài nguyên và Môi trường : thông tư số 05/2008/TT-BTNMT - Hướng dẫn
về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường.
• Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP): Đánh giá tác động môi
trường - Những quy trình cơ bản đối với các nước đang phát triển - Cục môi
trường, 1988;
• Cục môi trường: Hướng dẫn về quan trắc môi trường, 1998.
• Hoàng Huệ : Xử lý nước thải, NXB Xây dựng 1996
• Hoàng Xuân Cơ, Phạm Ngọc Hồ: Giáo trình Đánh giá tác động môi trường, Đại
học Quốc gia Hà Nội, 1998
• Lê Thạc Cán và tập thể tác giả : Đánh giá tác động môi trường – phương pháp
luận và kinh nghiệm thực tiễn, Nxb KH-KT, Hà Nội – 1994.
• Lê Trình : Đánh giá tác động môi trường – Phương pháp và ứng dụng, Nxb KHKT, Hà Nội – 2000
• Lê Trình: Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Nxb KH-KT, 1997.
• Nguyễn Đức Khiển: Quản lý chất thải rắn nguy hại, NXB Xây dựng, Hà Nội 2003
• Phạm Ngọc Đăng : Môi trường không khí, NXB KHKT, Hà Nội -1997.
• Trần Đức Hạ: XLNT sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ, NXB KHKT, Hà Nội 2002
• Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái: Quản lý chất thải
rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội – 2001.
• Trần Ngọc Chấn: Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXBKHKT, Hà Nội –
2001
• Mô hình toán dòng chảy của TS Tô Văn Trường
• Tạp chí Khoa học ĐHQGHN ĐHKHTN và công nghệ số 25 và số 38 (2009)
499 – 570.
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
4
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
• Mô hình sử dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ sản xuất Nông – Lâm – Ngư
nghiệp bền vững cho các tiểu vùng sinh thái duyên hải miền trung của TS Lê
Sâm, ThS Nguyễn Văn Lân và ThS Nguyễn Đình Vượng
• Các tài liệu trong Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ 9, ĐHBK thành phố
HCM 11/10/2005.
• Kỹ Thuật khai thác nước ngầm – TS Phạm Ngọc Hải.
• Trịnh Xuân Lai: Tính toán thiết kế các công trình XLNT, NXBXD, Hà Nội –
2000.
Trên đây là những tài liệu mà chúng tôi tham khảo, sử dụng trong quá trình lập
Báo cáo ĐTM của dự án. Đây là những tài liệu có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn,
các tài liệu đã đưa ra các hướng dẫn chi tiết về nội dung và phương pháp ĐTM. Các tài
liệu này đã được dùng làm tài liệu giảng dạy, tham khảo cho nghiên cứu sinh, sinh
viên ngành công nghệ và quản lý môi trường; đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo
cho các nhà quản lý môi trường cũng như phục vụ cho các Cơ quan nghiên cứu và
quản lý môi trường nên có độ tin cậy cao.
Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập:
• Hồ sơ Dự án đầu tư công trình cấp nước Trà Bồng.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
Phương pháp lập bảng kiểm tra: thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của
dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án.
Phương pháp thống kê: Ứng dụng trong việc thu thập và xử lý các số liệu khí
tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án.
Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí,
môi trường nước và tài nguyên sinh học tại khu vực dự án. Phương pháp thu mẫu,
phân tích mẫu nước và khí thực hiện theo các Tiêu chuẩn Việt Nam.
Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) thiết lập nhằm dự báo và ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động
của Dự án.
Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn,
quy chuẩn môi trường Việt Nam đã được ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ BTNMT ngày 18/12/2006 và Quyết định số 16/2008/QĐ – BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường và các Tiêu chuẩn Việt Nam ban hành trước đó.
Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nêu trên trong quá trình tiến hành thực
hiện ĐTM và lập Báo cáo ĐTM, các phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi trong
thực tế; đồng thời các phương pháp này đã được đưa vào giáo trình giảng dạy cho sinh
viên ngành công nghệ và quản lý môi trường cũng như phục vụ cho các Cơ quan
nghiên cứu và quản lý môi trường nên có độ tin cậy cao.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
5
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Theo quy định tại điều 18 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005, Nghị
định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 21/2008/NĐCP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ hướng dẫn về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường thì “Dự án cấp
nước Trà Bồng” phải lập Báo cáo ĐTM để đánh giá những tác động đến môi trường
trong quá trình thi công và vận hành của dự án. Trên cơ sở các đánh giá đó, Chủ dự án
đề xuất những biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường và trình nộp Cơ
quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định. Đây là giải pháp hết sức
cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Báo cáo ĐTM “Dự án cấp nước Trà Bồng” do chủ dự án là Công ty Cổ phần
Xây dựng Ánh Phát là đơn vị chủ trì thực hiện với sự tư vấn của công ty TNHH Môi
trường Vietgreen.
Các thông tin về tổ chức dịch vụ tư vấn :
Tên đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi trường Vietgreen
Đại diện
: Ông Lê Minh Vương
Chức vụ: Giám đốc
Địa chỉ
: 85 Nguyễn Công Phương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng
Điện thoại
: 055 3 715 288
Ngãi
; Fax: 055 3 715 288
Danh sách những người trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM:
STT
1
2
3
4
5
Họ và tên
Trần Thị Ngọc Phương
Nguyễn Gia Hiếu
Nguyễn Quốc Toàn
Lê Minh Vương
Huỳnh Nhanh
Học Vị
K.S
K.S
K.S
K.S
K.S
Đơn vị công tác
Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
Công ty TNHH Môi trường VietGreen
Công ty TNHH Môi trường VietGreen
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
6
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Địa hình, địa mạo
2.1.1.1. Địa hình
Địa hình khu vực dự án sẽ chia thành 4 nhóm sau:
• Địa hình khu vực bãi Giếng: là khu vực bãi cát bồi An Điềm dọc theo sông Trà
Bồng. Bãi bồi có địa hình khá bằng phẳng.Bãi bồi bên trong có cao độ dao động
từ +2,5m đến +4,5m. Trên mặt là tầng cát mịn, hiện đang là đất trồng hoa màu
của nhân dân thôn Nam Thuận. Kết quả quan trắc thủy văn nhiều năm cho thấy
khu vực bãi bồi chỉ bị ngập nước trong khoảng 3 – 5 tiếng khi có lũ lớn. Đỉnh lũ
cao nhất ở cốt +7,20 m sau cơn bão số 9 năm 2009.
• Địa hình khu vực nhà máy nước Long Xuân: nằm trên khu toàn bộ đồi núi Long
Xuân có đỉnh cao nhất khoảng 40 m, xung quanh khu đồi là khu vực nhà dân
sinh sống.
• Địa hình khu vực nhà máy nước Bình Hiệp: nằm trên địa hình bằng phẳng, giữa
đồng Hóc Tranh và Bạch đàn, có tuyến kênh Thạch Nham B7 đi qua.
• Địa hình khu vực các tuyến nước thô: Dọc theo các tuyến đường ở nông thôn,
thị trấn và dọc theo quốc lộ 1A. Địa hình bằng phẳng.
2.1.1.2. Địa chất
* Kết quả khảo sát địa chất tại khu vực đóng giếng:
Dựa vào kinh nghiệm khai thác nước trong tầng cát tại các lòng sông ở khu vực
trung bộ. Trong tháng 8 và 9 năm 2009, chủ dự án đã tiến hành khảo sát địa chất và
bơm thí nghiệm lấy nước trong thềm bãi cát An Điềm. Kết quả khoan địa chất theo 15
tuyến cắt ngang bãi và lòng sông cho thấy bãi cát có cấu tạo địa tầng đồng nhất với
lòng sông, kiểu thềm sông hiện đại.
Cấu tạo địa tầng của bãi bồi và lòng sông:
Lớp 1 - phụ lớp cát thô aQIV màu xám vàng dày 2-3m. Diện phân bố đều khắp
trong khu vực khảo sát và nằm ở trên mặt đất tự nhiên của khu vực. Đặc điểm địa chất
công trình của lớp này là có nguồn gốc bồi tích sông thuộc Thống Holocen, Hệ Đệ Tứ
(aQIV). Đất có màu xám vàng, thành phần thạch anh hạt thô là chủ yếu, các tính chất
cơ lý đất nền chủ yếu như sau:
• Thành phần hạt dăm sạn, cuội
Pz= 7.0 %
• Thành phần hạt cát
PC= 93 %
• Tỷ trọng
2.66 g/cm3
• Hệ số rỗng lớn nhất
0.961
• Hệ số không đồng đều
K = 3.5
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
7
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Lớp 2 - phụ lớp cát, cuội sỏi, tảng lăn aQIV màu xám vàng dày 2-3m. Diện
phân phố đều khắp trong khu vực khảo sát và nằm bên dưới lớp cát hạt thô ký hiệu là
(1a). Đặc điểm địa chất công trình của lớp này là có nguồn gốc bồi tích sông thuộc
Thống Holocen, Hệ Đệ Tứ (aQIV). Đây là lớp cát hạt thô chứa nhiều cuội, sỏi, tảng
lăn màu xám vàng. Trong đó hàm lượng hạt lớn (cuội, dăm, tảng lăn) chiếm tỷ lệ lớn.
Kích thước các hạt này cũng biến đổi. Có hạt đường kính lớn hơn 10cm. Các tính chất
cơ lý đất nền chủ yếu như sau:
• Thành phần hạt dăm sạn, cuội:
PZ= 45.5%
• Thành phần hạt cát:
PC= 54.5%
• Tỷ trọng:
2.65 g/cm3
• Hệ số rỗng lớn nhất:
0.920
• Hệ số không đồng đều:
K = 11.2
Lớp 3 - phụ lớp cát cuội sỏi, tảng lăn amQII-III màu xám vàng dày 1-3m. Diện
phân bố đều khắp trong khu vực khảo sát và nằm bên dưới lớp cát hạt thô ký hiệu là
(1b). Đặc điểm địa chất công trình của lớp này là có nguồn gốc bồi tích sông biển hỗn
hợp thuộc Thống Pleistocen, Hệ Đệ Tứ (amQII-III), hàm lượng hạt lớn chiếm tỷ lệ lớn.
Đất có màu xám xanh, xám đen, thành phần là cát hạt thô chứa nhiều dăm, sạn, cuội,
tảng lăn. Các tính chất cơ lý đất nền chủ yếu như sau:
• Thành phần hạt dăm sạn, cuội:
PZ= 36.0%
• Thành phần hạt cát:
PC= 64.0%
• Tỷ trọng:
2.66 g/cm3
• Hệ số rỗng lớn nhất:
0.900 g/cm3
• Hệ số không đồng đều:
K = 7.2
Lớp 4 - phụ lớp cát thô amQII-III màu xám vàng dày 1-4m. Diện phân phố đều
khắp trong khu vực khảo sát . Một số lỗ khoan chưa khoan hết lớp này nên chưa xác
định hết bề dày của lớp này. Đặc điểm địa chất công trình của lớp này là cát có nguồn
gốc bồi tích hỗn hợp sông biển thuộc thống Pleistocen, hệ Đệ Tứ (amQII-III), hàm
lượng hạt lớn chiếm tỷ lệ lớn. Đất có màu xám xanh, xám đen, thành phần là cát hạt
thô. Các tính chất cơ lý đất nền chủ yếu như sau:
• Thành phần hạt dăm sạn, cuội:
PZ= 1.5%
• Thành phần hạt cát:
PC= 98.5 %
• Tỷ trọng:
2.66 g/cm3
• Hệ số rỗng lớn nhất:
0.985 g/cm3
• Hệ số không đồng đều:
K = 2.4
Lớp 5 - lớp cát bột kết hệ tầng Easoap, bề mặt phong hóa tàn tích elQ rắn chắc,
hàm lượng nước nghèo nàn, ít thấm. Trong phạm vi khảo sát lớp này tuy là nền trong
khu vực nhưng trong phạm vi chiều sâu khoan chỉ gặp ở các lỗ khoan G1, G2a, G9A,
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
8
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
G10, G10A, G3, G16, G19, G23 và G25. Lớp này có tính chất cơ lý nền nền móng rất
tốt, R0 > 10kG/cm2, N30 > 100.
• Nước dưới cát
• Nước dưới đất tồn tại trong tầng chứa nước trên và tầng chứa nước dưới.
• Tầng chứa nước trên gồm lớp 1a, 1b là cát thô trên, cát cuội sỏi nguồn gốc bồi
tích sông có quan hệ trực tiếp với nước sông Trà Bồng.
• Tầng chứa nước dưới gồm lớp 2a, 2b là cát cuội sỏi, cát thô dưới nguồn gốc
sông biển hỗn hợp có quan hệ với nước ngấm từ bãi bồi.
• Tầng đáy thuộc hệ tầng Easoup không chứa nước.
Kết quả bơm hút nước lỗ khoan
Đặc điểm thấm và bổ cấp nước tầng trên (1a,1b): kết quả bơm hút nước thí
nghiệm và quan trắc thủy văn các hạng mục như sau:
• Lưu lượng bơm thí nghiệm:
Q = 26 – 53 m3/h
• Độ hạ thấp mực nước:
0,49 – 1,68 m
• Tỷ lưu lượng:
31,4 – 62,9 m3/h/m
Đặc điểm thấm và bổ cấp nước tầng dưới (2a, 2b): Kết quả bơm hút nước để thí
nghiệm và quan trắc thủy văn như sau:
• Lưu lượng bơm thí nghiệm:
Q = 28 – 61 m3/h
• Độ hạ thấp mực nước:
0,32 – 1,64 m
• Tỷ lưu lượng:
26,0 – 133,0 m3/h/m
Kết quả khảo sát địa chất khu vực nhà máy nước và mạng lưới đường
ống dẫn nước
Qua khảo sát cấu tạo địa chất của các khu vực như nhà máy nước Long Xuân,
nhà máy nước Bình Hiệp, mạng lưới đường ống dẫn nước… đều nằm trên nền địa hình
đồng bằng cổ và đồi thấp, cấu tạo địa chất rất ổn định, phù hợp cho việc xây dựng các
công trình này. Các số liệu quan trắc, khảo sát, đánh giá cụ thể có thể tham khảo thêm
trong Báo cáo khảo sát địa chất - địa hình của dự án.
2.1.2. Khí tượng thủy văn
2.1.2.1. Nhiệt độ không khí
Theo số liệu của Trạm khí tượng Quảng Ngãi, nhiệt độ không khí trung bình
tháng trong năm tại khu vực dự án trong các năm gần đây được trình bày như trong
bảng sau:
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC)
Năm
2006
2007
2008
Trung bình
Tháng 1
22,1
21,9
21,9
21,9
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
9
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Tháng 2
23,6
23,8
20,1
22,5
Tháng 3
24,9
25,5
23,8
24,7
Tháng 4
27,5
26,6
27,6
27,2
Tháng 5
28,3
28,1
28,0
28,1
Tháng 6
30,1
29,4
29,5
29,7
Tháng 7
29,9
28,8
29,3
29,3
Tháng 8
28,2
28,1
28,5
28,3
Tháng 9
27,2
28,0
27,7
27,6
Tháng 10
26,5
25,9
26,4
26,3
Tháng 11
25,8
23,1
24,6
24,5
Tháng 12
Trung bình
năm
23,4
23,5
22,3
23,1
26,5
26,1
25,8
26,1
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Theo số liệu trong bảng trên, nhiệt độ không khí tại khu vực dự án phụ thuộc
vào mùa. Chênh lệch nhiệt giữa 2 mùa không lớn lắm, trung bình khoảng từ 4 -6 oC.
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm đạt giá trị khoảng 26,1 oC. Nhiệt độ trung
bình tháng đạt giá trị lớn nhất vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8 khoảng 27,2oC - 29,7oC.
2.1.2.2. Độ ẩm
Bảng 2.2: Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%)
Năm
2006
2007
2008
Trung bình
Tháng 1
86
87
86
86,3
Tháng 2
86
82
83
83,7
Tháng 3
82
84
83
83
Tháng 4
78
81
79
79,3
Tháng 5
76
81
79
78,7
Tháng 6
73
75
75
74,3
Tháng 7
72
78
75
75
Tháng 8
82
81
79
80,7
Tháng 9
83
79
82
81,3
Tháng 10
84
88
88
86,7
Tháng 11
83
86
88
85,7
Tháng 12
71
86
87
81,3
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
10
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Trung bình năm
80
82
82
81,3
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tại khu vực dự án tính trong 03
năm gần đây có giá trị khá lớn, trung bình khoảng 81,3%. Độ ẩm không khí trung bình
tháng đạt giá trị lớn vào các tháng mùa mưa và mức độ chênh lệch về độ ẩm không khí
trung bình tháng giữa hai mùa là không lớn lắm.
Trong một ngày đêm, độ ẩm tương đối tăng giảm đột ngột. Ban ngày, sau lúc
mặt trời mọc độ ẩm giảm dần và đạt thấp nhất vào lúc quá trưa, sau tăng dần. Về ban
đêm độ ẩm ít thay đổi và duy trì ở mức cao, thường đạt cực đại vào lúc sau 4h sáng
cho đến trước khi mặt trời mọc.
2.1.2.3. Chế độ mưa
Các đặc trưng của chế độ mưa trên địa bàn khu vực dự án được tính toán và
trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.3: Lượng mưa các tháng trong năm (mm)
Năm
2006
2007
2008
Trung bình
Tháng 1
125
197
236
186
Tháng 2
54
1
42
32,3
Tháng 3
2
102
42
48,7
Tháng 4
13
48
7
22,7
Tháng 5
69
132
114
105
Tháng 6
5
48
52
35
Tháng 7
121
41
19
60,3
Tháng 8
233
244
103
193,3
Tháng 9
331
107
257
231,7
Tháng 10
276
797
1.000
691
Tháng 11
221
1.328
621
723,3
Tháng 12
273
78
458
269,7
Cả năm
1.723
3.123
2.950
2.598,7
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Qua bảng trên cho thấy lượng mưa trung bình trong các năm gần đây tại khu
vực dự án đạt khoảng 2.598,7 mm. Tháng 11 là tháng có lượng mưa trung bình tháng
cao nhất, khoảng 723,3 mm. Chênh lệch về lượng mưa giữa tháng có lượng mưa lớn
nhất và tháng có lượng mưa thấp nhất là khá lớn. Tháng có lượng mưa trung bình
tháng thấp nhất là tháng 4 khoảng 22,7 mm.
2.1.2.4. Chế độ gió
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
11
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Khu vực dự án nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Vào mùa đông chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc, vào mùa hè chịu sự ảnh
hưởng của gió Đông và Đông Nam. Từ tháng 4 đến tháng 7 hướng gió chủ đạo là
hướng Đông và Đông Nam; từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau hướng gió chủ đạo trong
khu vực là hướng Bắc và Tây Bắc; vào tháng 3 hướng gió chuyển từ Bắc - Tây Bắc
sang Nam - Đông Nam và tháng 8 thì ngược lại hướng gió chuyển từ Nam - Đông
Nam sang Tây - Tây Bắc.
Thời kỳ xuất hiện các giá trị lớn của vận tốc gió thường là vào các tháng mùa
mưa (khoảng tháng 9 đến tháng 12), đây là thời kỳ hoạt động của các cơn bão ở biển
Đông gây ảnh hưởng đến các vùng ven biển.
2.1.2.5. Chế độ bức xạ
Cường độ bức xạ trong khu vực dự án thường đạt giá trị cao vào các tháng 4 và
6, lớn hơn 14 kcal/cm2 và đạt giá trị nhỏ hơn vào các tháng 11 đến tháng 01 năm sau,
nhỏ hơn 8 kcal/cm2. Tổng lượng bức xạ cả năm đạt khoảng 140 - 150 kcal/cm 2. Trong
ngày, lượng bức xạ đạt giá trị cao nhất vào buổi trưa, khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ.
2.1.2.6. Số giờ nắng
Theo số liệu thống kê của Trạm Khí tượng Quảng Ngãi, số giờ nắng trong tháng
của các năm gần đây được trình bày như trong bảng sau:
Bảng 2.4: Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)
Năm
2006
2007
2008
Trung bình
Tháng 1
96
53
113
87,3
Tháng 2
128
193
31
117,3
Tháng 3
205
196
150
183,7
Tháng 4
231
180
144
185
Tháng 5
247
199
211
219
Tháng 6
269
180
228
225,7
Tháng 7
177
196
272
215
Tháng 8
183
165
200
182,7
Tháng 9
170
195
177
180,7
Tháng 10
190
109
116
138,3
Tháng 11
202
65
58
108,3
Tháng 12
93
90
68
83,7
Cả năm
2.191
1.821
1.767
1.926,3
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Như vậy, các năm gần đây trung bình một năm có khoảng 1.926,3 giờ nắng.
Thời điểm có số giờ nắng cao chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7.
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
12
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
2.1.2.7. Đặc điểm địa chất thuỷ văn sông Trà Bồng - nguồn nước chính của dự án
Do đặc điểm địa hình phức tạp với vùng đồi núi dốc và dải đồng bằng ven biển
nhỏ hẹp, khu vực này có chế độ thuỷ văn đặc trưng của khu vực miền trung. Lòng
sông nông và dốc về phía khu vực cao nguyên gây ra ngập lụt ngay sau những trận
mưa lớn. Ở khu vực ven biển, do ảnh hưởng của thuỷ triều, lòng sông có hình dạng
uốn khúc với các hồ nước mặn quanh cửa sông. Vào mùa khô, nước nhiễm mặn vào
sâu trong đất liền và gây ra các tác động xấu tới trồng trọt và cấp nước sinh hoạt.
Sông Trà Bồng bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn phía tây huyện Trà Bồng,
chảy qua huyện Bình Sơn đổ ra cửa Sơn Trà trong khu vực vịnh Dung Quất. Sông dài
59 km, diện tích lưu vực 697 km2 . Phần lớn sông chảy trong vùng đồi núi có độ cao từ
200 – 1300 m, phần còn lại chảy trong vùng đồng bằng xen giữa đồi trọc và đụn cát.
Đoạn cửa sông là vùng đất thấp, chịu ảnh hưởng mặn của thuỷ triều.
Sông Trà Bồng có 5 nhánh sông cấp I, trong đó các nhánh chính như Suối Sâu
dài 19 km, bắt nguồn từ núi Đá Miếu chảy theo hướng Bắc – Nam gặp sông chính tại
An Phong. Nhánh sông Bí dài 12 km chảy từ Đông Phước theo hướng Bắc – Nam gặp
sông chính tại Thượng Hà, tiếp giáp giữa hạ lưu và cửa sông.
Chế độ thuỷ văn của sông Trà Bồng phân làm hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đến
tháng 8, mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. Do ảnh hưởng trực tiếp từ lượng mưa trên lưu
vực, dòng chảy của sông phân bố không đều, mùa lũ chiếm 65 – 70% lượng dòng chảy
cả năm. Thời gian lũ lên trung bình 1 – 2 ngày, trường hợp mưa nhiều ngày gây lũ
nhiều đỉnh, thời gian lũ lên 3 – 4 ngày, đỉnh lũ duy trì từ 1 – 3 giờ, thời gian lũ xuống
tương tự như lũ lên.
Trên lưu vực sông Trà Bồng có 2 trạm thuỷ văn là Trà Bồng trên thượng lưu và
Châu Ổ ở vùng hạ lưu. Số liệu quan trắc 30 năm của Trạm thuỷ văn Châu Ổ ghi nhận:
lưu lượng trung bình năm là 64,0 m3/s, lưu lượng lũ lịch sử lớn nhất 2.079 m 3/s vào
ngày 5/12/1999, lưu lượng kiệt nhất là 2,90 m 3/s vào ngày 6/4/1983. Các đặc trưng
thuỷ văn của sông Trà Bồng:
Bảng 2.5. Hình thái sông Trà Bồng và các chi lưu chính
Chiều dài
sông
km
Chiều dài
lưu vực
km
Diện tích lưu
vực
km2
Chiều rộng trung
bình lưu vực
km
Trà Bồng
59
56
697
12,4
Sà Thin
12
8
50
6,2
Trà Bôi
13
13
38
2,9
Sông Sâu
19
12
100
8,3
Bản Điền
14
13
71
5,5
Tên sông
Phụ lưu số 5
27
13
112
8,6
Các đặc trưng thuỷ văn của sông Trà Bồng theo số liệu quan trắc từ năm 1980
đến năm 2009 (30 năm) của Trạm thủy văn Châu Ổ:
•
Chiều dài:
L = 59 km, chiều dài lưu vực 56 km
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
13
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
•
Diện tích lưu vực:
F = 697 km2
•
Chiều rộng trung bình của lưu vực:
B = 12.4 km
•
Độ dốc bình quân lưu vực:
I = 10.5%
•
Mô đun dòng chảy trung bình năm:
m = 91.8 l/s km2
•
Lưu lượng lũ lớn nhất (P = 1%):
Qmax = 2.079 m3/s, ngày 5/12/1999
•
Lưu lượng trung bình năm:
Qtbm = 64,0 m3/s
•
Lưu lượng trung bình tháng cạn nhất:
Qtbtc = 19,0 m3/s, tháng 2
•
Lưu lượng khô nhỏ nhất:
Qmin =
•
Các tháng có dòng chảy trung bình nhỏ hơn 40,0 m3/s là tháng 1 đến tháng 4.
•
Mực nước bình quân năm:
Hbqm = +1,08 m
•
Mực nước lũ cao nhất:
Hmax = +6,25 m ngày 29/09/2009
•
Mực nước thấp nhất:
Hmin = +0,46 m ngày 22/02/1980
2,9 m3/s, ngày 6/4/1983
Đoạn hạ lưu sông Trà Bồng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không
đều. Biên độ dao động của thủy triều từ 2,0 đến 2,5m theo mùa. Đỉnh triều cao nhất ở
cao độ +1,25m. Trong mùa khô biên ảnh hưởng mặn của thủy triều trên sông Trà Bồng
là cầu đường sắt, bên trên thị trấn Châu Ổ khoảng 1km.
Nước sông Trà Bồng có chất lượng tốt và tương đối ổn định quanh năm, ngay
cả trong mùa mưa. Do đặc tính thủy văn của lòng sông, nước sông có độ đục cao khi
có lũ sau các cơn mưa lớn trên đầu nguồn, thời gian lũ thường chỉ kéo dài 3 – 5 ngày.
Sau khi lũ rút, nước sông lại trong trở lại.
Kết quả phân tích chất lượng nước sông cho thấy hầu hết các chỉ tiêu hóa lý đạt
tiêu chuẩn chất lượng nguồn cấp nước sinh hoạt loại A (theo TCXD 233:1999). Chỉ có
chỉ tiêu vi sinh và một vài chỉ tiêu hữu cơ đạt loại B. Nước sông không có dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật hoặc hóa chất độc hại.
Khu vực dự án nói chung nghèo nước dưới đất, thường chỉ tồn tại những lớp
nước với chiều dày mỏng, có liên quan trực tiếp với lưu lượng nước mặt tại các sông,
mực nước và dòng chảy thay đổi theo mùa trong năm.
Trên khu vực các đồi cát có lưu giữ một lượng nước ngầm có quan hệ trực tiếp
với lượng mưa hàng năm. Do phân bố phân tán, lượng nước ngầm này chỉ có thể sử
dụng ở quy mô nhỏ, không đủ trữ lượng cho khai thác công nghiệp.
2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN
Để đánh giá chất lượng hiện trạng môi trường khu vực Dự án, Công ty TNHH
VietGreen đã tiến hành đi thực địa, khảo sát và đo đạc các chỉ tiêu môi trường tại các
khu vực thực hiện dự án.
2.2.1. Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án, chúng tôi đã
tiến hành đo đạc, thu mẫu và phân tích các thông số về chất lượng môi trường không
khí trong và bên ngoài lân cận khu dự án. Kết quả được trình bày ở bảng sau:
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
14
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Bảng 2.11 Kết quả phân tích mẫu không khí
STT
Chỉ
tiêu
phân
tích
2
3
Nhiệt
độ
Độ ẩm
Độ ồn
4
Bụi
5
SO2
6
NO2
7
CO
1
Đơn
vị
tính
QCVN
05:2009/BT
NMT
Kết quả
KK 36/01
X:1690973
Y:0579061
KK 36/02
X:1691525
Y:0580934
KK 36/03
X:1685012
Y:0584243
KK 36/04
X:1684457
Y:0584277
oC
32,2
33,1
33,7
33,4
-
‰
dBA
µg/
m3
µg/
m3
µg/
m3
µg/
m3
72,8
58,6
68,2
56,1
71,5
57,3
70,3
62,4
70 (1)
182,4
176,3
194,5
236,7
300
114,3
89,3
121,5
177,6
350
98,4
92,1
107,8
128,1
200
13650,5
14780,3
17820,4
21450,6
30000
(Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen)
• KK 36/01: Khí xung quanh tại thôn Nam Thuận (khu vực Bãi Giếng) xã Bình
Chương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
• KK 36/02: Khí xung quanh tại đồi Long Xuân, thôn Long Xuân, xã Bình Long,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
• KK 36/03: Khí xung quanh tại xứ Đồng Hóc Tranh (khu vực nhà máy xử lý
nước Bình Hiệp), xã Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
• KK 36/04: Khí xung quanh tại xứ Đồng Hóc Tranh (khu vực nhà quản lý), xã
Bình Hiệp, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
* Nhận xét:
So với QCVN 05:2009/BTNMT thì chất lượng môi trường không khí tại các
khu vực thực hiện dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm, các chất khí độc hại các chỉ tiêu
đều chưa vượt Quy chuẩn cho phép.
2.2.2. Chất lượng nước mặt
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại khu vực dự án cũng như để theo
dõi diễn biến chất lượng nước mặt sau khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã tiến
hành lấy mẫu và phân tích nước mặt tại bãi Giếng sông Trà Bồng, Kênh B7 giữa đồng
Hóc Tranh. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng sau:
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
15
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Bảng 2.12: Kết quả phân tích mẫu nước mặt
S
T
T
Chỉ
tiêu
phân
tích
Kí hiệu mẫu
Đơn vị
Tọa độ
NM 36/1
NM 36/2
NM 36/3
NM 36/4
X:1691020
Y:0578981
X:1691012
Y:0579052
X:1690992
Y:0579121
X:1684778
Y:0584245
QCVN
08:2008 /
BTNMT
(cột A1)
1
pH
-
6,75
6,82
6,88
6,62
6-8,5
2
DO
mg/L
6,41
6,72
6,18
6,24
≥6
3
COD
mgO2/
L
2,5
4,7
6,0
6,4
10
4
BOD5
mg/L
1,1
2,4
2,8
3,1
4
5
SS
mg/L
6
8
7
83
20
6
NO3-_N
mg/L
0,27
3,01
0,32
0,40
2
7
Fe
mg/L
<0,30
<0,30
<0,30
4,51
0,5
8
As
mg/L
0,004
0,003
0,002
0,002
0,01
70
40
40
280
2500
3
KPHĐ
KPHĐ
KPHĐ
20
9
1
0
*Colifo
MPN/
rm
100mL
*E.
Coli
(Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen)
Ghi chú: QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt
• NM 36/01 Sông Trà Bồng, ở phía thượng nguồn cách bãi giếng 300m, thuộc
thôn Nam Thuận, xã Bình Chương, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
• NM 36/02 Sông Trà Bồng, ở trung tâm bãi giếng, thuộc thôn Nam Thuận, xã
Bình Chương, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
• NM 36/03 Sông Trà Bồng, ở phía hạ nguồn cách bãi giếng 300m, thuộc thôn
Nam Thuận, xã Bình Chương, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
• NM 36/04 kênh B7 Thuỷ lơị Thạch Nham, giữa đồng Hóc Tranh và đồi bạch
đàn,xã Bình Hiệp, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
16
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Như vậy qua quan trắc và so sánh với cột A1 của quy chuẩn, chất lượng hiện
trạng nguồn nước sẽ cung cấp cho dự án còn rất tốt, hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong
quy chuẩn cho phép.
Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án cũng đã tiến hành lấy mẫu nước mặt sông Trà Bồng
và kênh B7 Thạch Nham để tiến hành phân tích, kết quả như sau:
Bảng 2.13: Thành phần hóa học nước sông Trà Bồng
1
Chỉ tiêu
tích
Độ pH
2
Độ sục
FTU
2.6
2.9
2.7
< 20
A
3
5.00
2.0
3.5
< 25
A
0.342
0.355
0.348
<1
B
5
SO4-2
mg/l
Sắt tổng Fe+2,
mg/l
Fe3+
Clmg/l
17.75
8.50
13.12
< 25
A
6
Tổng chất rắn
mg/l
31.95
2.60
17.30 Không qđ
7
Độ cứng CaCO3
mg/l
30.3
15.0
22.5 Không qđ
8
Ca+2
mg/l
4.0
4.0 Không qđ
9
Mg+2
mg/l
4.86
4.86 Không qđ
10
HCO3-
mg/l
36.6
36.6 Không qđ
11
OH-
mg/l
0.00
0.00 Không qđ
Stt
4
phân
Đv
Mẫu
Mẫu lần
lần 1
2
6.6
6.7
Trung TCXD
bình
233:1999
6.7
6.5-8.5
Phân loại,
đánh giá
A
(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)
Bảng 2.14: Thành phần nhiễm bẩn hữu cơ, nguyên tố độc hại Trà Bồng
Stt
Chỉ tiêu xét nghiệm
Đv
Nước sông TCXD
Trà Bồng 233:1999
0
< 50 mg/l
Phân loại,
đánh giá
A
1
Hàm lượng Cu
mg/l
2
Hàm lượng Cd
mg/l
0
0
A
3
Hàm lượng As
mg/l
0.003
0
A
4
Hàm lượng Hg
mg/l
0
0
A
5
Hàm lượng Zn
mg/l
0
< 50 µ g/l
A
6
Hàm lượng Pb
mg/l
0
0
A
7
Hàm lượng Mn
mg/l
0.031
< 0.2 mg/l
A
8
Hàm lượng CN
mg/l
0.006
< 50 µg/l
B
9
Hàm lượng F-
mg/l
0.17
0.5 - 1
A
10
Hàm lượng NH4-
mg/l
0.042
< 0.2
A
11
Hàm lượng NO2-
mg/l
0.002
< 0.1
A
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
17
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
12
Hàm lượng NO3-
mg/l
1.4
<6
B
13
Hàm lượng BOD
mg/l
1.5
<2
A
14
Hàm lượng COD
mg/l
7.0 Không qui định
(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)
Bảng 2.15: Chỉ tiêu vi sinh và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trà Bồng
I
Chỉ
tiêu
nghiệm
Mẫu vi sinh
1
Coliforms
2
E.Coli
Dư lượng
sâu
DDT
Stt
II
1
2
3
4
xét
thuốc
Đv
Nước sông
Trà Bồng
MPN/100
ml
MPN/100
ml
Tổng thuốc trừ sâu
- Gốc clor ( 18
loại)
- Gốc photfor (8
loại)
TCXD
233:1999
Không quy
định
93
< 100
Phân loại,
đánh giá
430
B
mg/l
0
0
A
mg/l
0
0
A
mg/l
0
0
A
(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)
Bảng 2.16: Chất lượng hóa lý nước kênh Bắc Thạch Nham
Stt
Chỉ tiêu
1
Độ pH
2
Độ đục
3
Đơn
vị
B3
B7
Bình
TCXD
quân
233:1999
7.2
6.5-8.5
Phân loại
đánh giá
A
7.46
6.94
FTU
2.6
31.00
16.8
< 20
A
SO4–2
mg/l
0.0
0.0
0.0
< 25
A
4
Sắt tổng
mg/l
0.270
0.463
0.366
<1
B
5
Clmg/l
Tổng chất rắn
mg/l
hoà tan
Độ
cứng
mg/l
CaCO3
8.50
12.1
10.3
6
7
26.00
14.00
< 25
A
Không
31.00
28.5
quy định
Không
17.00
15.5
quy định
(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)
Nhận xét:
Theo kết quả phân tích trên, thì chất lượng nước mặt tại các khu vực thực hiện
dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
2.2.3. Chất lượng nước ngầm
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
18
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Nguồn nước ngầm tại khu vực lân cận dự án khi quan trắc được lấy từ giếng
đào dùng sinh hoạt của người dân trong khu vực. Người dân vẫn sử dụng giếng lấy
nước sinh hoạt, tuy nhiên vào mùa khô nhiều giếng trong khu vực bị kiệt nước, người
dân phải dùng tạm nước sông Trà Bồng chưa qua xử lý.
Bảng 2.17: Chất lượng nước ngầm gần khu vực Dự án
TT
Chỉ tiêu
phân tích
Đơn vị tính
Kết quả
1
pH
-
NNg 36/1
X 1690635
Y 0579170
6,74
2
Độ cứng
mgCaCO3/L
26,5
52,8
500
3
NO3-
mg/L
3,32
0,29
15
4
TSS
mg/L
<3
<3
-
5
SO42-
mg/L
8,61
0,82
400
6
Fe
0,13
0,11
5
7
Mn
0,049
0,003
0,5
8
Coliform
KPHĐ
9
9
E. Coli
Tọa độ
mg/L
MPN/100mL
NNg 36/2
X 1691606
Y 0580956
6,82
QCVN
09:2008/
BTNMT
5,5 – 8,5
3
Không phát
MPN/100mL
KPHĐ
KPHĐ
hiện thấy
(Nguồn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen)
Ghi chú:
• NNg 36/01 giếng hộ ông Phạm Khẩn, thôn Nam Thuận, Bình Chương, Bình
Sơn, Quảng Ngãi
• NNg 36/02 giếng hộ bà Hồ Kim Hoa, thôn Long Xuân, Bình Long, Bình Sơn,
Quảng Ngãi
• QCVN 09:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm
• KPHĐ: không phát hiện được
Nhận xét:
So với QCVN 09 – 2008/BTNMT đa số các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho
phép. Tuy nhiên có dấu hiệu của sự nhiễm Coliform.
Nhìn chung chất lượng nước ngầm ở khu vực này nhìn chung còn khá đảm bảo
cho việc cung cấp cho quá trình sinh hoạt và các mục đích khác.
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
Khu vực thực hiện dự án nằm trên địa bàn phía Đông các huyện Bình Sơn, Sơn
Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Giới hạn giữa tuyến đường sắt ở phía Tây đến phía Đông giáp
Biển, phía Bắc giáp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp sông Trà
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
19
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Khúc. Khu vực dự án bao gồm khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, khu đô
thị, du lịch và các cụm dân cư làng xóm trong khu vực dự án.
Theo kết quả của niên giám thống kê huyện Bình Sơn cả huyện có 467.57 km 2
diện tích đất tự nhiên, trong đó xã Bình Long 135.7 km 2, dân số trung bình là 6.875
người với mật độ dân số là 507 người/km 2, xã Bình Hiệp có 138.8 km2, dân số trung
bình là 6.219 người với mật độ dân số 448 người /km 2 và xã Bình Chương là 184.3
km2, dân số trung bình là 6.981 người với mật độ 379 người/km 2. Như vậy có thể thấy
xã Bình Chương là xã đông dân nhất nhưng dân số lại không tập trung, xã Bình Long
là xã đông dân thứ 2 trong ba xã và có mật độ dân số đông nhất là 507 người/km 2.
Về kinh tế, thu nhập chủ yếu vẫn từ cây lúa nước, ngoài ra các hộ còn trồng
thêm rau, màu ở dất bãi bồi sông Trà Bồng, trồng rừng trên các núi thấp. Bảng dưới
đây chỉ ra thu nhập và chi tiêu trung bình trong một tháng của hộ gia đình ở 3 xã khu
vực dự án.
Bảng 2.6. Thu nhập, chi tiêu bình quân của hộ gia đình
TT
1
2
3
Bình quân thu nhập các hộ gia Chi tiêu bình quân các
đình trong xã (tháng/hộ)
hộ gia đình (tháng/hộ)
Tên xã
Bình Long
Bình Chương
Bình Hiệp
Tổng số
5.500.000
2.500.000
3.083.333
2.333.333
2.403.378
2.224.646
3.662.237
2.352.660
(Nguồn: trích báo cáo nguyên cứu khả thi)
Như vậy, có thể thấy rằng xã Bình Long có thu nhập bình quân cao nhất trong 3
xã với 5,5 triệu đồng/tháng. Xã Bình Hiệp có mức thu nhập thấp nhất trong 3 xã chỉ
hơn 2,4 triệu trên tháng. Thu nhập trung bình cả 3 xã là 3.662.237 đồng/hộ/tháng với
mức thu nhập này thì 1 nhân khẩu có mức thu nhập là hơn 891 nghìn/tháng cũng là
mức thu nhập tương đối cao khu vực nông thôn. Bình quân 3 xã chi tiêu cho sản xuất,
sinh hoạt, giáo dục trong một tháng là 2.352.660 đồng, mức chi tiêu như vậy cũng chỉ
đủ cho chi dùng những khâu thiết yếu của gia đình.
Ở 3 xã vùng dự án vẫn còn có nhiều hộ rất nghèo chia ra xã Bình Long có 70
hộ, xã Bình Chương có tới 162 hộ, xã Bình Hiệp thì không có hộ rất nghèo. Các hộ
nghèo thì cả 3 xã đều có tới 972 hộ trong đó xã Bình Chương có số hộ nghèo nhiều
nhất là 425 hộ, sau đó là xã Bình Long 317 hộ và cuối cùng là xã Bình Hiệp có 230 hộ
nghèo.
Bảng 2.7. Phân loại hộ gia đình theo mức thu nhập
Bình Long Bình Chương Bình Hiệp
Các loại hộ
Tổng
TT
Tỷ lệ
gia đình Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ số
1
Rất nghèo
2
Nghèo
70
3.9
162
9.7
-
-
232
317 17.6 425
25.5
230
13.6
972
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
Thu nhập
người/tháng
90.0004.5 100.000đ/người/th
áng
Dưới 200.000
18.8
đ/người/tháng
20
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Bình Long Bình Chương Bình Hiệp
Các loại hộ
Tổng
TT
Tỷ lệ
gia đình Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ số
3
Cận nghèo
80
4.4
217
13.0
56
3.3
353
6.8
4
Trung bình 750 41.6 552
33.1
189
11.1 1.491 28.8
5
Khá
400 22.2 272
16.3
728
42.9 1.400 27.1
6
Giàu
188 10.4
2.4
493
29.1
Tổng số
40
721
13.9
Thu nhập
người/tháng
Từ 200.000đ đến
dưới 260.000
đ/người/tháng
Từ 260.000đ đến
dưới 500.000
đ/người/tháng
Từ 500.000đ đến
dưới 1000.000đ
Từ 1000.000 đồng
trở lên
1.805 100.0 1.668 100.0 1.696 100.0 5.169 100.0
(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)
Từ bảng trên cho thấy tỷ lệ hộ trung bình chiếm đa số ở xã Bình Long và xã
Bình Chương lần lượt là 750 hộ và 552 hộ, riêng xã Bình Hiệp thì số hộ khá giả lại
chiếm tỷ lệ cao nhất tới 42.9% tương ứng với 728 hộ. Số hộ giàu ở xã Bình Hiệp cũng
chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba xã 29.1% với 493 hộ, xã Bình long đứng thứ 2 với 188
hộ và cuối cùng là xã Bình Chương có 40 hộ. Như vậy xã Bình Hiệp là xã có tỷ lệ hộ
khá, giàu nhiều nhất trong 3 xã tới 72% tương ứng 1.221 hộ, xã Bình Long có 588 hộ
khá giàu chiếm tỷ lệ 32.6% và xã Bình Chương chỉ có 312 hộ chiếm 18.7%.
Tổng số 3 xã có 12 thôn chia ra xã Bình Hiệp có 2 thôn, xã Bình Chương có 4
thôn và xã Bình Long có 6 thôn. Theo bảng 1 thì giới tính của 3 xã này tương đối cân
bằng, không có sự mất cân bằng về giới, tổng số 3 xã năm 2008 tỷ lệ nam là 9.621
người ít hơn tỷ lệ nữ là 10.453 người.
Bảng 2.8. Giới tính của 3 xã khu vực dự án
TT
1
2
3
4
Tên xã
Tổng số cả huyện
Xã Bình Long
Xã Bình Chương
Xã Bình Hiệp
Tổng 3 xã
Năm 2007
Năm 2008
Tổng số
Nữ
Tổng số
Nữ
182.632
95.035
184.656
96.088
6.801
3.537
6.875
3.576
6.906
3.650
6.985
3.692
6.147
3.153
6.214
3.185
19.854
10.340
20.074
10.453
(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)
Ba xã nằm trong khu vực dự án có tỷ lệ dân số tương đối đồng nhất, xã đông
dân nhất là xã Bình Chương có 1.649 hộ với 6.985 nhân khẩu, xã thứ 2 là xã Bình
Long với 1.607 hộ và 6.875 nhân khẩu và xã thứ 3 là xã Bình Hiệp có 1.557 hộ và
6.214 hộ.
Bảng 2.9. Tình hình dân số, lao động tại khu vực dự án
TT
1
Tên xã
Tổng số cả huyện
Số hộ
44.863
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
Dân số trung
bình
184.656
Lao động
100.307
21
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
2
3
4
Xã Bình Long
Xã Bình Chương
Xã Bình Hiệp
Tổng 3 xã
1.607
1.649
1.557
4.813
6.875
3.735
6.985
3.794
6.214
3.375
20.074
10.904
(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)
Nếu tính độ tuổi trong lao động là từ 15 tuổi đến dưới 60 tuổi thì tỷ lệ người
trong độ tuổi lao động ở 3 xã này cũng chiếm khoảng 1 nửa dân số. Từ bảng trên ta có
thể thấy ở xã Bình Long có 3.735 lao động, xã Bình Chương có 3.794 lao động và xã
Bình Hiệp có 3.375 lao động.
Tình hình dân số ở khu vực này cũng biến động không nhiều, số hộ dân ở nông
thôn vẫn chiếm đại đa số với 174.529 nhân khẩu so với 9.221 nhân khẩu ở thành thị.
Tỷ lệ tăng dân số cơ học cũng không cao chỉ khoảng 0.24%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
khá cao chiếm 9.68% và qui mô hộ gia đình ở đây là 2.11 người.
Bảng 2.10. Dân số và biến động dân số
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Các nội dung
Tổng số đầu năm
Trong đó: Nữ
Số trẻ sinh
Số người chết
Số người chuyển đến
Số người chuyển đi
Tỷ suất sinh thô
Tỷ suất chết thô
Tỷ suất tăng tự nhiên
Tỷ suất di cư thuần tuý
Dân số cuối năm
Dân số trung bình
Đơn vị tính Tổng số
Người
Người
Người
Người
Người
Người
%
%
%
%
Người
Người
Thành thị Nông thôn
183.750
9.221
174.529
85.616
4.805
90.811
2.523
120
1.403
735
34
704
232
6
226
209
5
204
13.66
12.95
13.70
3.98
3.66
3.99
9.68
9.29
9.71
0.12
0.11
0.12
185,561
9,308
176,253
96,088
4,828
91,260
(Nguồn: Báo cáo nguyên cứu khả thi)
2.4. HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN CẤP NƯỚC TRONG KHU VỰC
2.4.1. Hiện trạng các dự án cấp nước đã vận hành và đi vào hoạt động
Tổng công suất thiết kế của 5 hệ thống cấp nước công cộng hiện có trong khu
vực dự án là 30.700 m3/ngày . Các hệ thống này đều đã vận hành gần hết công suất và
không có khả năng nâng thêm công suất.
-
Thị trấn Châu Ổ có hệ thống cấp nước của Cty Cấp thoát nước và Xây dựng
Quảng Ngãi, xây dựng năm 2002 với công suất thiết kế 1.800 m 3/ngày và
khoảng 10 km tuyến ống phân phối. Hiện đang cung cấp khoảng 1.200 m 3/ngày
phục vụ cho công nghiệp nhỏ, dịch vụ và dân cư trong thị trấn. Nguồn nước lấy
từ 2 giếng khoan trên bãi cát hai bên bờ sông Trà Bồng, giữa cầu quốc lộ 1A và
cầu đường sắt. Nước giếng có chất lượng đạt tiêu chuẩn, không phải xử lý.
-
Hệ thống cấp nước Dung Quất đặt tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn. Do Tổng
Cty VINACONEX xây dựng năm 1997 theo hình thức BOO, công suất 15.000
m3/ngày. Nguồn nước lấy từ kênh B7 thuộc hệ thống kênh thuỷ lợi Bắc Thạch
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
22
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
Nham, vào hồ chứa 500.000 m 3, và qua hệ thống xử lý. Đến nay đã nâng lên
công suất 25.000 m3/ngày. Hệ thống đường ống gồm 18 km ống D100 – D300
chủ yếu phục vụ khu công nghiệp Dung Quất.
-
Hệ thống cấp nước nông thôn tại xã Bình Thạnh có công suất 400 m 3/ngày, lấy
nước ngầm trong cát đụn cát. Nước giếng có chất lượng đạt tiêu chuẩn, không
phải xử lý.
-
Hệ thống cấp nước nông thôn xã Tịnh Hoà có công suất 500 m 3/ngày, lấy nước
ngầm trong đụn cát. Nước giếng có chất lượng đạt tiêu chuẩn, không phải xử lý.
-
Hệ thống cấp nước Bắc Trà Khúc của Cty Cấp thoát nước và Xây dựng Quảng
Ngãi, xây dựng năm 2008, công suất 3.000 m 3/ngày. Cung cấp nước cho khu
vực thị trấn Sơn Tịnh. Nguồn nước lấy từ 2 giếng khoan trên bãi cát bờ bắc
sông Trà Khúc, phía hạ lưu cầu Trà Khúc mới. Nước giếng có chất lượng đạt
tiêu chuẩn, không phải xử lý.
2.4.2. Các dự án cấp nước mới đang thực hiện thủ tục cấp phép đầu tư và
xây dựng
2.4.2.1 Dự án xây dựng hệ thống cấp nước KKT Dung Quất giai đoạn 2
Theo Thông báo số 411/TB-UBND ngày 13/11/2007 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi, đồng ý về chủ trương cho Tổng Cty CP Xuất nhập khẩu và XD Việt Nam
(VINACONEX) nghiên cứu lập Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước KKT Dung
quất giai đoạn 2, trình Sở Kế hoạch đầu tư tổng hợp và tham mưu cho UBND tỉnh ra
quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Tháng 7 năm 2009, Tổng Cty Vinaconex đã đệ trình hồ sơ dự án đầu tư cho Sở
Kế hoạch đầu tư Quảng Ngãi với các nội dung chính sau:
-
Chủ đầu tư: Tổng Cty Vinaconex.
-
Địa điểm: tại xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh xây dựng hồ chứa nước thô diện
tích 46,2 ha. Tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn xây dựng nhà máy xử lý nước
diện tích 5,0 ha.
-
Mục tiêu: cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.
-
Qui mô công suất: 125.000 m3/ngày, trong đó nước sạch sau xử lý cho sinh hoạt
là 30.000 m3/ngày. Nước thô cho công nghiệp là 90.000 m3/ngày.
-
Nguồn nước: nước kênh chính Bắc của hệ thống thuỷ lợi Thạch Nham.
-
Tiến độ thực hiện: khởi công Quí I/2010, hoàn thành Quí 4/2012.
Hiên tại dự án này còn thiếu các thủ tục theo qui định sau:
-
Thoả thuận quĩ đất xây dựng của UBND các huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh,
-
Thoả thuận về sử dụng nguồn nước kênh chính Bắc Thạch Nham,
-
Phương án đền bù và giải phóng mặt bằng.
2.4.2.2. Dự án cấp nước Khu công nghiệp Tịnh Phong
-
Chủ đầu tư: Cty Cấp thoát nước và Xây dựng Quảng Ngãi.
-
Địa điểm: Bãi giếng phía nam cầu Trà Khúc mới, 3 giếng mạch sâu,
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
23
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
-
Mục tiêu: cung cấp nước sinh hoạt cho khu trung tâm thị trấn Sơn Tịnh và Khu
công nghiệp Tịnh Phong.
-
Qui mô công suất: 6.000 m3/ngày.
-
Nguồn nước: nước trong tầng cát lòng sông Trà Khúc.
Tiến độ thực hiện: đang thực thi, hoàn thành cuối năm 2011.
2.4.2.3. Dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Dung Quất mở rộng tỉnh Quảng Ngãi
Tháng 10 năm 2009, Tổng Cty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường
Việt Nam (VIWASEEN), đã trình lên UBND tỉnh Quảng Ngãi Báo cáo đầu tư dự án
xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Dung Quất mở rộng. Nội dung chính của
báo cáo đầu tư gồm:
-
Chủ đầu tư: Liên doanh VIWASEEN + Cty TNHH một thành viên Khai thác
Công trình thuỷ lợi Quảng Ngãi + Cty TNHH một thành viên Cấp thoát nước và
Xây dựng Quảng Ngãi.
-
Địa điểm: Đầm Ông Thức, thuộc xã Bình Phước, huyện Bình Sơn.
-
Mục tiêu: cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp cho KKT Dung Quất.
-
Qui mô công suất: 50.000 m3/ngày giai đoạn 1.
-
Nguồn nước: Kênh B7 thuộc hệ thống thuỷ lợi Bắc Thạch Nham tại lý trình
K10+500, giai đoạn II&III lấy tại kênh chính Bắc Thạch Nham, thượng lưu cửa
điều tiết số 3 tại lý trình K23+691.
-
Tiến độ thực hiện: hoàn thành giai đoạn 1 cuối năm 2015.
Dự án này mới đang ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Cần nghiên cứu kỹ
hơn về phương án lấy nước trên kênh B7, cũng như địa điểm xây dựng trạm xử lý
nước để tránh trùng lấp với dự án của VINACONEX.
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
24
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Cấp Nước Trà Bồng
CHƯƠNG III
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN CẤP NƯỚC TRÀ BỒNG
Dự án cấp nước Trà Bồng, bao gồm nhiều hạng mục công trình và được thực
hiện trên nhiều xã thuộc huyện Bình Sơn, do vậy trong quá trình thực hiện công trình
thì gây tác động đến môi trường trong diện rộng. Tuy nhiên để đánh giá các tác động
này đến môi trường nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục. Chúng tôi thực hiện đánh
giá theo từng hạng mục khác nhau cho tất cả các vùng xây dựng.
Theo thuyết minh Dự án đầu tư thì chúng tôi chia việc đánh giá thành 03 giai
đoạn chính, mỗi gia đoạn bao gồm các hạng mục chính sau:
* Giai đoạn tiền thi công:
Giai đoạn này gồm các hoạt động chủ yếu:
• Giải phóng mặt bằng
• Xây dựng đường giao thông.
* Giai đoạn thi công:
Giai đoạn này gồm các công đoạn chủ yếu sau:
• Xây dựng bãi giếng khoan
• Xây dựng nhà máy nước
• Xây dựng nhà bảo vệ và các công trình phụ trợ khác
• Xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước.
* Giai đoạn dự án đi vào vận hành hoàn chỉnh
Giai đoạn này gồm các hoạt động chủ yếu:
• Vận hành, bảo trì máy móc
• Xử lý nước
• Bảo trì đường ống
3.1. CÁC TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN THI CÔNG
Trong giai đoạn này các hoạt động chủ yếu là giải phóng mặt bằng, xây dựng
đường giao thông nội bộ, đường giao thông vào khu vực dự án, các tác động chính
trong giai đoạn này được liệt kê trong bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1. Tổng hợp tác tác động trong giai đoạn tiền thi công
Nguồn gây tác Đối tượng
động
bị tác động
1
Việc sử
Phát quang san
dụng đất
ủi, chuẩn bị mặt
của địa
bằng khu công
phương
Nguyên nhân gây tác động
Mức độ
Công việc chuẩn bị mặt bằng cho dự Tác động nhỏ
án sẽ cần một diện tích đất 21.43 ha, do chủ yếu là
diện tích đất này một phần là đất lâm đất trồng lúa,
nghiệp, một phần là đất trồng lúa, hoa
bạch đàn
Chủ đầu tư: Công ty CP XD Ánh Phát
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Môi Trường VietGreen
25